Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 17 trang )

1
I. Lý do chọn giải pháp
1.Cơ sở lý luận:
“Tiên học lễ, hậu học văn” đó là kinh nghiệm về giáo dục mà cha ông ta
đã đúc kết lại từ kinh nghiệm thực tiễn từ ngàn xưa để con cái noi theo. Thế
nhưng trong xã hội ngày nay, do tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, do lối
sống cơng nghiệp vội vã mà nhiều người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức
Việt Nam. Đâu đó chúng ta vẫn thường thấy nhiều câu chuyện thương tâm về
suy đồi đạo đức, về luân thường đạo lý, đó là hậu quả của việc giáo dục lễ giáo
không đến nơi đến chốn.
Vậy giáo dục lễ giáo phải bắt đầu từ khi nào? Trẻ mầm non như tờ giấy
trắng, người lớn chúng ta vẽ gì lên đó thì nó sẽ tồn tại mãi, khó phai mờ. Chính
vì vậy giáo dục lễ giáo phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non và việc giáo dục
này phải được thực hiện liên tục ở các cấp học tiếp theo thì mới có hiệu quả tốt
đẹp. Mỗi cá nhân tốt đẹp thì sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp.
2. Cơ sở lý luận
Trước tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cũng như trước
thực tế của lớp tơi, một số cháu chưa có thói quen chào hỏi, chưa có thói quen
nói lời cảm ơn xin lỗi, chưa biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Một số cháu hay
tranh giành đồ chơi với bạn, chơi khơng hịa đồng với bạn bè. Chưa có một số
những hành vi văn minh trong cuộc sống. Chính vì vậy tơi đã tìm kiếm nghiên
cứu và áp dụng “Giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ” nhằm khắc phục được các
tồn tại như trên.
a.Thuận lợi:
- Nhà trường: Luôn quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn nghiệp vụ.
Hàng tháng đều chỉ đạo việc thực hiện nội dung giáo dục lễ giáo tới các lớp
đầy đủ.
- Bản thân có trình độ đạt chuẩn, u nghề mến trẻ, được phụ huynh và
đồng nghiệp tin tưởng.
- 100% các cháu trong lớp đã qua lớp 3 tuổi nên cũng thuận lợi trong việc
đưa trẻ vào nề nếp.




2
- Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm phối hợp tốt với giáo viên trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học đã được trang bị đủ theo quy định tại Văn
bản Hợp nhất số 01.
b. Khó khăn:
- Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Đồ dùng trang thiết bị dạy học đã đủ theo quy định, xong chưa phong
phú đa dạng. Nhất là những đồ dùng, tranh ảnh, tài liệu về nội dung giáo dục
lễ giáo.
- Lớp học chưa có phịng ngủ riêng nên cũng ảnh hưởng đến không gian
học tập và vui chơi của các cháu.
c. Khảo sát và điều tra ban đầu
Trước khi áp dụng các giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên một số
nội dung. Kết quả khảo sát như sau
Tổng số học sinh 34 trẻ
STT

Nội dung

1
2
3

Trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép
Trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Trẻ biết chơi hịa đồng, khơng tranh giành đồ


4
5

chơi
Trẻ có những hành vi văn minh như: Ho, ngáp
biết lấy tay che miệng, không vứt rác bừa bãi.

Số trẻ đạt
TS
Tỷ lệ%
18/34
52,9
17/34
50
19/34
55,8
17/34

50

17/34

50

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn, cùng kết quả khảo sát đầu năm
nói trên, tơi đã cố gắng, suy nghĩ tìm tịi, mạnh dạn áp dụng giải pháp phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
d. Mục đích ý nghĩa
Áp dụng giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi nhằm mục đích giáo dục

trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép. Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với hồn
cảnh. Biết quan tâm giúp đỡ bạn. Chơi hịa đồng với bạn và có một số hành vi
văn minh trong cuộc sống.


3
II. Nội dung
1. Giải pháp 1 : Giáo dục lễ giáo thông qua Hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Trong hoạt
động vui chơi trẻ được tham gia vào các trò chơi, qua đó giúp trẻ củng cố một số
các kiến thức, kỹ năng đã học. Và cũng là nơi trẻ được bộc lộ những kinh
nghiệm sống đã tích lũy được. Đây là thời điểm rất tốt để tơi có thể tận dụng
giáo dục trẻ lễ giáo một cách linh hoạt.
VD: Để giáo dục trẻ biết chơi đồn kết, khơng tranh giành đồ chơi trong
khi chơi, không vứt rác bừa bãi, tôi giáo dục trẻ như sau: Khi tiến hành thỏa
thuận chơi, trẻ đã nhận góc chơi, nhận vai chơi. Tơi hỏi trẻ: Để buổi chơi vui vẻ
các con phải chơi như thế nào? Trẻ sẽ trả lời và tôi giáo dục trẻ phải chơi đoàn
kết, nhường nhọn nhau trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.
Để giữ vệ sinh lớp học các con phải làm gì? Tơi sẽ giáo dục trẻ không vứt
rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.

Để giáo dục trẻ nội dung biết chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn xin lỗi. Tơi
đã tận dụng góc phân vai, góc xây dựng thơng qua các trị chơi đóng vai theo
chủ đề. Ví dụ : với trị trị chơi bán hàng tơi giáo dục trẻ đi mua hàng phải biết
chào hỏi cô bán hàng lễ phép. Cô bán hàng cũng phải chào khách. Khi nhận
được hàng phải nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn. Cô bán hàng khi nhận tiền


4
phải biết nói “Cơ xin” Hay “Tơi xin” và khơng quên gủi tới khách lời cảm ơn vì

đã đến mua hàng.

Ở góc chơi Học tập – sách hay góc chơi nghệ thuật tơi có thể giáo dục trẻ
một số hành vi đẹp như không vứt rác bừa bãi

Sau đây là một đoan video mà tôi đã ghi được ở lớp tơi trong góc phân vai


5

2. Giải pháp 2 : Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động học tập
* Trong hoạt động làm quen văn học:
Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động tích hợp nội dung giáo dục
lễ giáo lễ giáo rất thuận lợi cho trẻ mầm non, bởi lẽ tất cả các tác phẩm văn học
trong độ tuổi mầm non đều có tính giáo dục rất cao. Đó đều là những bài học
quý báu về đạo đức, về tình yêu thương, sự quan tâm giữa con người với con
người. Nhằm dạy cho trẻ những đức tính tốt đẹp trong cuộc sống.
Chính vì vậy thơng qua các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, tùy
từng tác phẩm, tôi sẽ vận dụng giáo dục trẻ những bài học về đạo đức khác
nhau, phù hợp với nội dung của từng tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy trẻ câu chuyện “Người bạn tốt”, tôi đã dạy trẻ biết cảm ơn
khi được người khác giúp đỡ, biết quan tâm tới bạn bè lúc bạn gặp khó khăn.


6
Hay khi học câu chuyện “Gấu con chia quà”, thông qua nội dung câu
chuyên tôi đã dạy trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè.

Hoặc trong câu chuyện “Cáo thỏ và gà trống”, tôi đã giáo dục biết quan
tâm giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.


Video Cơ giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn
Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Tình bạn”, với nội dung bạn Thỏ nâu bị ốm
không đến lớp được, các bạn trong lớp đã mua quà đến thăm. Tôi đã giáo dục


7
trẻ biết quan tâm đến bạn bè bằng câu hỏi: Bài thơ “Tình bạn” đã dạy chúng ta
điều gì? Rồi giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn bằng cách hỏi thăm, chia
sẻ, tặng quà ....

Tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép khi được làm quen với bài thơ “Lời
chào”.
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ơng làm việc trên nhà
Cháu lên chào chào ơng ạ

* Hoạt động khám phá xã hội

Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bơng hoa
Cháu kính u trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được “tặng” chào.


8
Trong các hoạt động Khám phá xã hội như tìm hiểu về trường Mầm non

của bé chủ đề “Trường Mầm non ”; Hay hoạt động tìm hiểu về những người
thân u trong gia đình ở chủ điểm “Gia đình”. Tơi đã dạy trẻ khi đến trường
biết chào hỏi lễ phép với các cô giáo trong trường. Biết quan tâm đến các bạn
cùng lớp. Đi học về biết chào ông bà, bố mẹ và người thân ...

* Hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, để kích thích
sự sáng tạo của trẻ trong việc sử dụng các nguyên vật liệu, hay chất liệu khác
nhau để tạo nên sản phẩm, thì giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều những nguyên
vật vật cho trẻ sử dụng. Trong khi trẻ sử dụng các nguyên vật liệu đó thì việc
giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh lớp học là điều rất cần thiết. Chính vì vậy trong
các hoạt động tạo hình tơi cũng thường xun giáo dục trẻ phải giữ gìn mơi
trường lớp học sạch sẽ bằng cách lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Bỏ
rác vào nơi quy định, không vứt bừa bãi.


9

Sau đây là một đoạn video trẻ thực hiện và biết bỏ rác vào rổ


10
3. Giải pháp 3. Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động khác
trong ngày.
* Giờ đón, trả trẻ
Trong giờ đón, trả trẻ tơi rèn những trẻ chưa có thói quen chào hỏi lễ phép
bằng cách nói với trẻ: Con hãy khoanh tay chào cô, chào mẹ đi nào.

Với những trẻ chưa biết chơi hòa đồng với bạn, hay tranh giành đồ chơi
với bạn khác. Tôi rèn trẻ bằng cách: Sau khi đón trẻ vào lớp tơi cho các con

chơi với đồ chơi trong lớp và không quên nhắc trẻ: Các con chơi cùng nhau,
chơi đồn kết, nhường nhịn, khơng tranh giành đồ chơi. Trong khi trẻ chơi tôi
không quên quan sát, theo dõi trẻ chơi để giúp trẻ giải quyết vấn khi sảy ra một
cách kịp thời.


11

Sau một thời gian kiên trì rèn cho trẻ tơi thấy những trẻ trên đã có sự tiến
bộ rất rõ, đến lớp trẻ đã tự giác biết chào cô, chào mẹ. Biết chơi hịa đồng khơng
tranh giành đồ chơi với bạn
*Hoạt động ăn trưa
Để rèn một số trẻ chưa có thói quen che miệng khi ho, ngáp, hắt xì hơi.
Khi tổ chức cho trẻ ăn trưa. Trong khi chờ đợi cơ chia ăn, tơi cho trẻ xem một
đoạn video vì sao phải che miệng khi ho, ngáp, hắt xì hơi.

Sau đó giáo dục trẻ biết khi ho, ngáp, hắt hơi phải biết lấy tay che miệng.


12
* Hoạt động ngoài trời
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngồi trời, để giáo dục những cháu chưa có
thói quen giữ vệ sinh môi trường, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia nhặt rác, nhặt
lá cây rụng để đúng nơi quy định. Tổ chức cho các con tham gia hoạt động “Một
phút sạch trường

* Hoạt động chiều
Trong hoạt động chiều để giáo dục trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép
tôi thường tổ chức cho trẻ đọc các bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo như:
Cảm ơn và xin lỗi


Dù với ai cũng vậy

“Ai giúp cho cái gì

Xin lỗi cho đàng hồng

Nhớ cảm ơn ngay đi

Muốn trở thành bé ngoan

Lỡ làm điều sai trái

Phải biết làm như vậy”

* Hoạt động nêu gương
Hoạt động nêu gương cuối ngày là lúc cơ và trẻ nhìn lại sự tiến bộ của
mỗi cá nhân trẻ trong một ngày. Với tâm lý của trẻ là rất thích được động viên,


13
khen ngợi, nên trong giờ nêu gương tôi động viên thường xuyên những cháu có
tiến bộ trong ngày về những nội dung trên. Trẻ được khen ngợi khi tiến bộ về
một điều gì đó, trẻ sẽ nhớ rất lâu và cố gắng thực hiện thường xuyên. Khi trẻ
được thực hiện thường xuyên các nội dung trên sẽ giúp trẻ tạo được thói quen
khơng cần cơ giáo nhắc nhở.

4. Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Muốn giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại kết quả cao, cần phải có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình, tránh trường hợp “Trống đánh

xuôi, kèn thổi ngược”. Với phương châm: Hãy cùng chúng tơi giáo dục lễ giáo
cho con em mình đến nơi đến chốn để trẻ lớn lên là một công dân tốt, một con
người có đạo đức chuẩn mực.
Chính vì vậy tôi đã phối hợp với phụ huynh giáo dục lễ giáo cho trẻ
bằng cách:
- Trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ về nội dung giáo dục lễ
giáo, về sự tiến bộ của từng con trong các nội dung trên


14

- Tuyên truyền nội dung giáo dục lễ giáo trong bảng tuyên truyền của lớp,
để phụ huynh tham khảo.


15
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh nội dung giáo dục lễ giáo trong các
buổi họp phụ huynh của lớp

III. Kết quả thực hiện
1.Kết quả
Qua việc thực hiện các giải pháp trên tôi đã tiến hành khảo sát lại các nội
dung. Kết quả cuối năm như sau:
STT
1
2
3
4

5


Nội dung
Trẻ có thói quen
chào hỏi lễ phép
Trẻ biết nói lời
cảm ơn, xin lỗi
Trẻ biết quan tâm
giúp đỡ bạn.
Trẻ biết chơi hịa
đồng, khơng tranh
giành đồ chơi
Trẻ có những hành
vi văn minh như:
Ho, ngáp biết lấy
tay che miệng,
không vứt rác bừa
bãi.

Số trẻ đạt
đầu năm
TS
Tỷ lệ%

Số trẻ đạt
cuối năm
TS
Tỷ lệ%

Đánh giá
Tăng

44,1%
Tăng
41,1%
Tăng
38,3%

18/34

52,9

33/34

97

17/34

50

31/34

91,1

19/34

55,8

32/34

94,1


17/34

50

33/34

97

Tăng
47%

17/34

50

31/34

91,1

Tăng
41,1%


16
Sau những giải pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về lễ
giáo tăng lên rõ rệt đó là điều làm tơi phấn khởi, u nghề, u trẻ càng nhiều,
giúp tơi có nghị lực trong cơng tác.
Trẻ đã ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao
nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ
Các bậc phụ huynh cũng có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về

phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình hơn.
Bản thân tơi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn
học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn.
Trên đây là những chuyển biến rõ nét so với đầu năm thông qua kết quả
khảo sát cuối năm 2019-2020. Với kết quả đạt được đó cũng chưa phải là tuyệt
đối mà địi hỏi người giáo viên cần phải tích lũy nhiều hơn nữa những kiến thức
mới, những kinh nghiệm mới để áp dụng cho những năm học sau
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
Những giải pháp tôi áp dụng rất đơn giản dễ áp dụng mà hiệu quả mang lại
rất khả quan. Chính vì vậy tơi tin rằng giải pháp này sẽ có khả năng áp dụng
rộng rãi trong phạm vi toàn huyện.
IV. Kết luận
1.Kết luận
Đối với trẻ mầm non, giáo dục cho trẻ những nội dung lễ giáo cơ bản, như
vậy là chúng ta đã góp phần hình thành những nhân cách đầu tiên cho trẻ. Giúp
trẻ phát triển toàn diện tạo nền tảng cho trẻ trở thành người có đạo đức, có văn
hóa sau này. Chính vì vậy mỗi giáo viên mầm non chúng ta hãy quan tâm chú
trọng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ đầu. Để hoàn thành thiên chức là
người đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của cơng trình xây dựng một con
người mới.
2.Bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện giải pháp giáo dục lễ giáo cho các cháu, tôi rút ra được
một số kinh nghiệm như sau:


17
Cô giáo cùng các bậc phụ huynh phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi
theo. Người lớn đóng vai trò vừa là nhà giáo dục vừa là một người bạn gần gũi
thân thiết với trẻ. Thông qua giao tiếp, người lớn sẽ dễ dàng hướng trẻ đến
những điều hay, lẽ phải của cuộc sống .

Để việc giáo dục lễ giáo trong học đường đạt kết quả cao, đòi hỏi người
giáo viên phải ln tìm tịi sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ vui
chơi và học tập. Giáo viên cần phải khai thác sâu sắc một số nội dung có liên
quan đến “Giáo dục lễ giáo” để lồng ghép vào các hoạt động học, giờ hoạt động
nhằm giúp trẻ say mê hoạt động, hứng thú tiếp thu hoạt động. Cô nên nhắc nhở
trẻ nhiều lần để giúp trẻ khắc sâu những điều trẻ học được.
Mọi hoạt động trong nhà trường, trong lớp học đều giúp trẻ hình thành thói
quen tốt. Vì vậy cơ nên tìm cách sắp xếp các hoạt động cho trẻ, bố trí các góc
chơi, sân chơi và lồng ghép giáo dục lễ giáo vào sao cho thích hợp và có hiệu
quả nhất.
Bên cạnh đó, cơ giáo ln phối hợp với phụ huynh để nắm được những đặc
điểm yếu kém về hành vi đạo đức cho cháu mà giáo dục, uốn nắn cháu kịp thời.
Cơ ln động viên khuyến khích trẻ làm điều tốt. Tuyên dương trẻ khi trẻ
làm được việc để trẻ thấy được mình cũng quan trọng, việc làm của mình có ích,
trẻ sẽ có niềm vui và động lực để làm những việc sau nữa tốt hơn.
Trên đây là giải pháp tơi đó áp dụng và đạt hiệu quả rất khả quan. Xong do
thời gian cũng như năng lực của bản thân cịn hạn chế chắc chắn sẽ cịn nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm và gúp ý của ban giám khảo./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hoàng An, tháng 10 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI LÀM GIẢI PHÁP

Nguyễn Thị Thanh Tuyết



×