Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.36 KB, 15 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Tên giải pháp:
“Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Ngữ văn”.
2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
- Từ tháng 9 năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.
3. Các thơng tin cần bảo mật (nếu có).
- Khơng.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên giải pháp, tình trạng và nhược
điểm, hạn chế của giải pháp cũ).
- Tên giải pháp cũ: Kiểm tra đánh giá theo cách truyền thống (Miệng, 15 phút,
45 phút, viết bài 2 tiết).
- Tình trạng: Áp dụng phổ biến, quen thuộc, lối mòn.
- Nhược điểm, hạn chế: Gây áp lực cho HS, kết quả học tập không cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp.
* Cơ sở lí luận.
- Trong q trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục ở trường
THCS nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế xã hội đang phát triển.
- Trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục,việc đổi mới kiểm tra đánh giá
được chú trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng, là giải pháp then chốt để
nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện nói chung.
- Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng
phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí
thơng minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, để bộc lộ những cảm xúc thái độ của
học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hiện nay.
- Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên vì qua kiểm


tra đánh giá sẽ giúp cho giáo viên bộ môn, các nhà quản lý giáo dục và bản thân


2

học sinh có những thơng tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và
bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học.
- Trong hoạt động kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn thì kiểm tra đánh giá
thường xuyên được tiến hành trong suốt quá trình học tập và khơng giới hạn về cơ
số điểm.
- Vì vậy việc vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học mơn
Ngữ văn sao cho phù hợp có vai trị vơ cùng quan trọng.
* Cơ sở thực tiễn.
- Thông tư số 58/2011/TT của Bộ GDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TTBGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT.
- Do yêu cầu của đặc trưng bộ môn nên kiểm tra đánh giá trong mơn Ngữ văn
nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu văn
bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và cảm xúc thẩm mỹ. Những năng lực này được cụ thể hóa
trong chuẩn chương trình mơn học với những u cầu cần đạt trên cả ba mặt: kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
- Do đó việc vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn
Ngữ văn rất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
* Thực trạng trường THCS Đức Thắng.
- Thuận lợi.
+ Trường THCS Đức Thắng là một trong những trường trọng điểm của Huyện
Hiệp Hoà.
+ Nhà trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, của nhân

dân toàn huyện, đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lĩnh vực giáo dục của
huyện.


3

+ Nhà trường liên tục đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá ở tất cả các
môn học, trong đó có mơn Ngữ văn.
+ Nhóm bộ mơn Ngữ văn của nhà trường trong những năm qua luôn khẳng
định được vị trí của mình: Chất lượng HSG cấp huyện ln ổn định; chất lượng thi
tuyển sinh THPT đứng ở vị trí từ thứ 3 đến thứ 7 của huyện; chất lượng đại trà
ln ổn định.
- Khó khăn.
+ Đi cùng với những thuận lợi, thời cơ trên ln là những khó khăn thách
thức đối với thầy và trò nhà trường.
+ Đi cùng với vinh dự trường trung tâm là những sức ép lớn, trong tất cả các
hoạt động, đặc biệt là trong các đợt thi kiểm tra đánh giá.
+ Việc duy trì kiểu kiểm tra truyền thống trong thời gian dài đã gây áp lực,
đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả không cao.
+ Vì vậy, tơi đã chọn biện pháp: “Vận dụng hình thức đánh giá thường xun
trong dạy học mơn Ngữ văn” để giải quyết những khó khăn trên.
6. Mục đích của giải pháp.
- Để cung cấp kịp thời những thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh
nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học. Không nhằm xếp loại thành tích hay kết
quả học tập mà đánh giá thường xuyên để cải thiện, nâng cao hoạt động giảng dạy
và học tập:
+ Kịp thời động viên, khuyến khích học sinh khi thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
+ Phát hiện, tìm ra những thiếu xót, những lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến
kết quả học tập, rèn luyện của HS để hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.
- Nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn.

- Giúp HS hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết.
7. Nội dung.
Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
7.1. Nội dung.
“Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Ngữ văn”.
7.1.1. CHỦ THỂ ĐÁNH GIÁ.


4

- Chủ thể đánh giá là giáo viên Ngữ văn đánh giá, HS tự đánh giá, HS đánh
giá lẫn nhau và đánh giá của phụ huynh.
- Điểm mới:
+ GV tập trung đánh giá sự tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh trong
quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao: giáo viên không chỉ
giao nhiệm vụ, xem xét HS có hồn thành hay khơng, mà cịn phải xem xét từng
học sinh hồn thành thế nào (có chủ động, tích cực, có khó khăn khăn gì …, có
hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực hiện, …).
+ Giáo viên thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của học sinh
với chính học sinh và phụ huynh.
+ Trong q trình học tập, giáo viên tổ chức để học sinh tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau. Học sinh sẽ đối chiếu với yêu cầu cần đạt của bài học để đánh giá
mình, bạn mình xem đã làm được những gì, cần điều chỉnh như thế nào trong việc
học để tiến bộ.
+ Phụ huynh vào cuộc đánh giá cùng giáo viên và học sinh qua những hoạt
động trải nghiệm ngoài giờ học, qua nhiệm vụ về nhà của học sinh.
7.1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN.
7.1.2.1. Phương pháp kiểm tra viết.
* Vai trị: Đây là phương pháp rất quan trọng, khơng thể thiếu trong đánh
giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn.

* Công cụ:
- Đề kiểm tra bao gồm 2 phần: Đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Đoạn văn: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu.
- Bảng hỏi ngắn.
- Bảng KWLH:
Cột K
Những gì

Cột W
Những gì

Cột L
Những gì HS

Cột H
Những cách thức

HS đã biết.

HS muốn

đã học được.

HS tiếp tục tìm

biết.

tịi, nghiên cứu.



5

- Các loại câu hỏi này thường được thiết kế trong SGK, các phiếu hỏi hoặc các
phiếu học tập.
* Minh chứng:
- Minh chứng 1:
Đề kiểm tra sau khi học sinh học xong chủ đề: VĂN HỌC DÂN GIAN- VĂN
BẢN TỰ SỰ (Ngữ văn 6 kì 1).
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)
Đọc kĩ đoan trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
(….)
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con u.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu cầu gẫy nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bị, lợn và cột nhà trơi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,

Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò.
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“ Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
(….)
( Theo Nguyễn Nhược Pháp)
Câu 1. Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương
trình Ngữ Văn 6, học kì I? Văn bản đó thuộc thể loại nào?
Câu 2. Đoạn trích trên kể về sự việc gì?


6

Câu 3. Hai vị thần được nói đến trong đoạn trích là những ai? Hãy nêu ngắn gọn
đặc điểm của hai vị thần ấy?
Câu 4.Trong hai câu: Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
Từ “ lễ vật” có nghĩa là gì? Em dùng cách nào để giải nghĩa từ đó? “ Lễ vật” mà
nhà vua yêu cầu bao gồm những gì?
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm).
Kể lại một truyện truyền thuyết đã học mà em thích nhất bằng lời kể của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
NGỮ VĂN 6
Phần Câu
1

I

2

3

Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Mức tối đa:
+ HS xác định đúng tên văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ HS nêu đúng thể loại: truyện truyền thuyết.
- Mức chưa tối đa:
HS chỉ được đúng tên văn bản nhưng lại không nêu đúng thể
loại truyện dân gian.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
- Mức tối đa:
HS xác định đúng: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến trổ tài để cầu hôn
Mỵ Nương/ hoặc Vua Hùng kén rể.
-Mức chưa tối đa: Xác định đúng nhưng cịn thiếu.
- Mức khơng đạt: Khơng làm hoặc làm sai.
- Mức tối đa:
+ HS xác định đúng hai vị thần được nói đến là: Sơn Tinh và
Thuỷ Tinh.
+ Sơn Tinh chúa vùng non cao, chỉ tay về phía đơng, phía đơng
nổi cồn bãi, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi
đồi.
+ Thuỷ Tinh: chúa vùng nước thẳm, gọi gió, gió đến, hơ mưa,
mưa về.
- Mức chưa tối đa:
+ HS xác định đúng hai vị thần, không nêu được đặc điểm.

- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.

Điểm
4.0
1.0
0.5
0
0.5
0.25
0
1.5

1.0
0


7

4

II

- Mức tối đa:
+ HS giải nghĩa đúng: “ lễ vật” dùng để biếu, tặng hay cúng tế.
+ Trình bày bằng cách khái niệm mà từ biểu thị .
+ Lễ vật nhà vua yêu cầu bao gồm: một trăm ván cơm nếp, một
trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín
hồng mao, mỗi thứ một đơi.
- Mức chưa tối đa:
+ HS giải thích đúng nghĩa, chưa chỉ ra được giải thích nghĩa

bằng cách nào và khơng nêu được đủ lễ vật vua yêu cầu.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
LÀM VĂN: Viết bài văn kể được câu chuyện truyền thuyết
đã được học.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự, có bố cục ba phần: Mở bài,
Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng nội dung tự sự : Truyện truyền thuyết đã học
c. Nội dung tự sự đảm bảo một số yêu cầu sau
- Mở bài : Giới thiệu được truyện sẽ kể. Nêu cảm xúc chung.
- Thân bài: Kể chi tiết truyện theo một trình tự nhất định.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa truyện đó và liên hệ với bản thân…
d. Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt (Khuyến
khích thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm khi kể).
Trong bài văn biết cách dùng lời lẽ của mình để kể, khơng phụ
thuộc vào lời kể trong sách giáo khoa.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa tiếng Việt.

1.0

0.5
0
6.0
0.5
0.5
4.0

0.5

0.5


- Minh chứng 2:
Sau khi học xong văn bản Thạch Sanh em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến
5 câu) giới thiệu về nhân vật Thạch Sanh.
- Minh chứng 3:
Dùng bảng KWLH trước và sau khi học truyện ngụ ngơn “Thầy bói xem voi”
Câu hỏi 1: Em hãy điền vào bảng những gì đã biết, những gì muốn biết?
(Trước khi bài học).
Câu hỏi 2: Em hãy điền vào bảng những gì em đã học được? Biết được nguyên
nhân dẫn đến sai lầm của năm ông thầy bói, em hãy đề xuất cách giải quyết để có
được kết luận đúng về con voi?
Câu hỏi 3: Sau khi học xong truyện “ Thầy bói xem voi” em có suy nghĩ gì về vấn
đề bói tốn hiện nay ?
(Sau khi bài học).


8

Cột K

Cột W

Cột L

Cột H

……………….

……………….


……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….


……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

……………….

7.1.2.2. Phương pháp quan sát.
* Đặc điểm:
- Là phương pháp dùng trong quá trình dạy học.
- Phương pháp quan sát thường dùng:
+ Quan sát quá trình:
GV quan sát quá trình HS học tập như chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi
chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với thầy cơ, với các bạn … trong giờ
học Ngữ văn). Việc quan sát có thể bao gồm cả quan sát hành động cũng như
thái độ cảm xúc của HS.
+ Quan sát sản phẩm:
Là quan sát các sản phẩm HS tạo ra trong quá trình học tập Ngữ văn (tranh
ảnh, vi deo, các ghi chép mở rộng của HS, các phiếu bài tập, bài luận, các sản
phẩm đóng vai, sân khấu hóa).
* Cơng cụ:
Cơng cụ quan sát là phiếu ghi chép sự kiện thường nhật, thang đo, bảng kiểm.
* Minh chứng:

- Minh chứng 1:
Quan sát sản phẩm học sinh vẽ sau khi dạy xong văn bản “ Thạch Sanh”


9

(Tranh vẽ của học sinh)
- Minh chứng 2:
Thực hành nói tiết 36 Ngữ văn 6 kì I: Luyện nói kể chuyện .
+ GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, trên lớp nói trước nhóm (6 HS /1
nhóm - 15 phút). Trong q trình HS nói, GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
+ Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
+ GV và HS cùng quan sát phần trình bày của từng HS.

(Học sinh luyện nói)

- Minh chứng 3:


10

Quan sát bài viết của HS qua cuộc thi Tìm hiểu về dịch bệnh Covid-19. GV
quan sát sản phẩm của HS sau khi hoàn thành các bài viết dự thi.

(Bài dự thi của học sinh)
7.1.2.3. Phương pháp hỏi- đáp.
* Đặc điểm:
- Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên khi dạy học Ngữ văn, đặc
biệt trong các giờ dạy học trên lớp.
- Hỏi- đáp có thể dùng trong tất cả các hoạt động như khởi động, hình thành

kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tịi- mở rộng.
* Cơng cụ: Câu hỏi.
* Minh chứng:
- Minh chứng 1:
Khi đọc hiểu văn bản “Thầy bói xem voi”, trước khi cho HS đọc toàn bộ văn
bản, GV yêu cầu học sinh nhớ lại khái niệm truyện Ngụ ngôn và suy nghĩ trả lời
câu hỏi:
1. Em thường đánh giá mọi người, sự việc xảy ra xung quanh chúng ta như thế
nào?
2. Khi làm việc thầy cơ giáo, cha mẹ giao cho em thường có suy nghĩ ra sao?
- Minh chứng 2:


11

Khi đọc hiểu văn bản “Thầy bói xem voi ”: sau khi cho HS đọc toàn bộ văn bản,
GV đặt câu hỏi:
Truyện kể về sự việc gì? Diễn biến, kết quả của sự việc đó ra sao?
- Minh chứng 3:
Khi học xong phần đọc hiểu văn bản “Thầy bói xem voi”, GV đặt câu hỏi:
1. Theo em, vì sao kết luận về voi của các ơng thầy bói lại khơng đúng? Hãy giải
thích nguyên nhân và rút ra bài học cho mình?
2. Em hãy đề xuất cách giải quyết để giúp các thầy bói có được kết luận đúng về
con voi và kết thúc cuộc tranh luận. Từ đó em rút ra cho mình được những kinh
nghiệm gì khi làm việc?
7.1.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập.
* Vai trò: Phương pháp này rất cần thiết để đánh giá.   GV hướng dẫn và cơng bố
cơng khai tiêu chí đánh giá trước cho học sinh, để bảo đảm khách quan, công bằng,
tương đương về mức độ hay yêu cầu cần đạt so với các hình thức kiểm tra, đánh
giá khác.

* Cơng cụ: Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Thường 3 đến 5 tiêu chí).
* Minh chứng:
Thực hành nói tiết 36 Ngữ văn 6 kì I: Luyện nói kể chuyện.
Sau khi GV và HS quan sát phần luyện nói của từng HS, quan sát yêu cầu cần đạt
(Bảng tiêu chí đánh giá) để đánh giá cụ thể, cho điểm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ.
Tiêu chí
1. Chọn được câu
chuyện hay, có ý
nghĩa.

Mức độ
Đạt (1 điểm)

Tốt (2 điểm)

Câu chuyện hay và Có chuyện để kể Chưa có chuyện để
ấn tượng.

nhưng chưa hay

Nội dung có đủ chi
2. Nội dung câu tiết để người nghe
chuyện

phong hiểu

phú, hấp dẫn.

Chưa đạt (0 điểm)


được

câu

chuyện và hấp dẫn,

kể

Nội dung có đủ chi Nội dung sơ sài,
tiết để người nghe chưa có đủ chi tiết
hiểu

được

câu để người nghe hiểu

chuyện.
câu chuyện.
thú vị.
3. Giọng nói rõ Giọng nói to, rõ Giọng nói to, rõ Giọng nhỏ,

khó


12

ràng, truyền cảm, ràng,
trôi chảy.


chảy,

truyền cảm.

4. Sử dụng yếu tố
phi ngôn ngữ
( điệu bộ, cử chỉ,
nét mặt, ánh mắt,
…) phù hợp.

trơi

Điệu bộ rất tự tin,
mắt nhìn vào người
nghe, nét mặt sinh
động.

ràng, có thể nói lặp nghe, nói lặp lại,
hoặc ngập ngừng ngập ngừng nhiều
một vài câu.
Điệu bộ tự tin, mắt
nhìn

vào

người

nghe, biểu cảm phù
hợp với nội dung
câu chuyện.


5. Mở đầu và kết Chào hỏi và kết thúc Có chào hỏi và kết
thúc hợp lí.

hấp dẫn, ấn tượng.

thúc.

lần.
Điệu bộ thiếu tự tin,
mắt chưa nhìn vào
người nghe, nét mặt
chưa biểu cảm hoặc
biểu cảm khơng phù
hợp.
Khơng chào hỏi và
khơng có lời kết
thúc.

(Học sinh tham gia đánh giá bằng phiếu đánh giá)
7.1.2.5. Phương pháp nhận xét để đánh giá.
- Việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá
phẩm chất, năng lực người học.


13

- Đó là sự đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.
- Theo đó, học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác
nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân.

- Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực
của học trò.
- Giúp các em hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần
thiết trong cuộc sống.
- Đáng chú ý, Thông tư 26 không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung
chung mà quy định cụ thể:
+ Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện
các nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Thực hiện đánh giá trong quá trình học tập.
* Các phương pháp KTĐG thường xuyên khác:
- HS tự đánh giá.
- Đoàn thể đánh giá.
- Cộng đồng đánh giá.
- Đánh giá qua hồ sơ học tập của HS …
7.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp.
- Hình thành ý tưởng.

- Lập kế hoạch.

- Triển khai giải pháp.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm.


14

7.3. Kết quả khi thực hiện biện pháp.
-Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp:
+ HS có kết quả học tập tốt.
- Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải

pháp đối với lớp 6A6 trường THCS Đức Thắng.
Khảo sát trước khi thực hiện biện pháp.
TT

Lớp

TSHS

1

6A6

44

Kết quả khảo sát đầu năm
Khá, Giỏi
TB
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
4
9,1
21
47,8
19
43,1


Khảo sát sau khi thực hiện biện pháp.

TT

Lớp

TSHS

1

6A6

44

Khá, Giỏi
SL
%
18
40,9

Kết quả giữa kì 1
TB
SL
%
20
45,5

Yếu kém
SL

%
6
13,6

7.4. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp.
- Áp dụng cho trường THCS Đức Thắng.
- Áp dụng cho các trường khác khi được tùy chỉnh một số nội dung cho phù
hợp.
7.5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp.
- Giải pháp có một lợi ích kinh tế, xã hội to lớn.
+ HS học tập hiệu quả.
+ Kết quả đánh giá chính xác.


15

+ HS có hứng thú, động lực học tập.
+ Góp phần phát triển HS một cách toàn diện.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
**********************************************
Trên đây là phần thực hiện biện pháp của tôi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ càng
nhưng khó tránh khỏi sai sót, kính mong sự góp ý của Ban giám khảo, các thầy cơ
giúp tơi bổ sung, hồn thiện hơn trong quá trình giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Chữ ký, dấu)

Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)


Trịnh Dương Hà Thanh.



×