Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN LAN HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN LAN HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Mã số: 9310110


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Ngọc Anh
2. TS. Nguyễn Hữu Xuyên

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh

Trần Lan Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn là
PGS.TS. Mai Ngọc Anh và TS. Nguyễn Hữu Xuyên, các thầy đã ln tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành luận án.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo khoa Khoa học quản lý - trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, trưởng bộ môn Quản lý công nghệ và các đồng nghiệp tại khoa
Khoa học quản lý, đã hết sức tạo điều kiện về thời gian, động viên, khích lệ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận án.

Tơi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tham
gia giảng dạy, dìu dắt tơi về học thuật trong suốt thời gian học tập. Thầy cơ cũng ln
nhiệt tình giúp đỡ những khi tơi gặp khó khăn, trăn trở về luận án, để sau 3 năm thực hiện
luận án, tôi đã trưởng thành và vững vàng hơn rất nhiều trên con đường nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn tập thể lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách của
Viện Đào tạo sau Đại học – trường Đại học kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ và tạo điều
kiện đầy đủ để tác giả có thể hồn thành q trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, luận án khơng thể hồn thiện nếu khơng có sự giúp đỡ về nguồn dữ liệu
và góp ý chun mơn đến từ các đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên trong gia đình
và bạn bè đã ln ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành cùng tác giả trong suốt thời gian
làm nghiên cứu sinh.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh

Trần Lan Hương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM


VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM........12
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo................................................................ 12
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về khái niệm và vai trò của đổi mới sáng tạo............12
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về phân loại đổi mới sáng tạo......................................... 15
1.2. Tổng quan nghiên cứu về kết quả đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo sản
phẩm....................................................................................................................................................... 18
1.2.1. Kết quả đổi mới sáng tạo................................................................................................ 18
1.2.2. Đổi mới sáng tạo sản phẩm............................................................................................ 20
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đổi mới sáng tạo sản
phẩm....................................................................................................................................................... 22
1.3.1. Các nhân tố nội sinh.......................................................................................................... 23
1.3.2. Các nhân tố ngoại sinh..................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI

SÁNG TẠO SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ......................................................................................................................................... 32
2.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ........................................ 32
2.1.1. Khái niệm và vai trị của doanh nghiệp khoa học & công nghệ......................32
2.1.2. Động cơ thành lập doanh nghiệp khoa học & công nghệ................................... 36
2.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên thế giới và tại Việt
Nam..................................................................................................................................................... 37


iv
2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu để xác định các nhân tố tác động tới

đổi mới sáng tạo sản phẩm trong doanh nghiệp khoa học và công nghệ.............40
2.2.1. Lý thuyết về đổi mới sáng tạo đóng và mở (close and open innovation)....40
2.2.2. Lý thuyết về quan điểm dựa trên thể chế (institutional- based view)............52

2.3. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu................................................. 55
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................................... 55
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 68
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................................... 68
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp....................................................................... 68
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp......................................................................... 68
3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu...................................................................... 84
3.2.1. Chuẩn bị dữ liệu................................................................................................................. 84
3.2.2. Xử lý và phân tích dữ liệu.............................................................................................. 85
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 93
4.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt
Nam......................................................................................................................................................... 93
4.1.1. Sự hình thành của doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam..............93
4.1.2. Các hỗ trợ, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt
Nam................................................................................................................................................... 100
4.1.3. Thực trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ................................................................................................................................................... 103
4.1.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các
doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ.................................................................................. 104
4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ.................................................................................................................................................. 104
4.2. Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ...............108
4.2.1. Thống kê mô tả chung về dữ liệu thu thập được từ khảo sát..........................108
4.2.2. Kết quả phân tích định lượng..................................................................................... 119
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
...................................................................................................................................................................... 137
5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.................................................................................... 137



v
5.1.1. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo mở và đổi mới sáng tạo sản phẩm....137
5.1.2. Mối quan hệ giữa hỗ trợ nhà nước và đổi mới sáng tạo sản phẩm...............142
5.1.3. Mối quan hệ giữa quy mô và đổi mới sáng tạo sản phẩm............................... 143
5.1.4. Bàn luận về kết quả các giả thuyết nghiên cứu không được chấp nhận....144
5.2. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam........................................................................... 148
5.2.1. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam........148
5.2.2. Đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách............................................ 150
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC
CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CGCN

: Chuyển giao công nghệ

DN

: Doanh nghiệp

DNKH&CN

: Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ


DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐMST

: Đổi mới sáng tạo

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

IBV

: Quan điểm dựa trên thể chế

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

MBV

: Quan điểm dựa trên thị trường

NC&PT

: Nghiên cứu và phát triển

OECD


: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OI hướng vào

: Đổi mới sáng tạo mở hướng vào

OI hướng ra

: Đổi mới sáng tạo mở hướng ra

OI kết hợp

: Đổi mới sáng tạo mở kết hợp

R&D

: Research & Development

RBV

: Quan điểm dựa trên nguồn lực

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

SX-KD

: Sản xuất và kinh doanh



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số khái niệm đổi mới sáng tạo.............................................................................. 13
Bảng 2.1. Các quy tắc đối lập giữa đổi mới sáng tạo Mở và Đóng...................................... 47
Bảng 2.2. Các hình thức của đổi mới sáng tạo mở hướng vào............................................... 50
Bảng 2.3. Các hình thức của đổi mới sáng tạo mở hướng ra.................................................. 51
Bảng 2.4. Các hình thức của đổi mới sáng tạo mở kết hợp..................................................... 52
Bảng 2.5: Phân loại thể chế................................................................................................................. 54
Bảng 3.1: Thang đo ban đầu các biến phụ thuộc và độc lập của nghiên cứu...................72
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả một số biến số của tồn bộ mẫu khảo sát (n = 106)...........114
Bảng 4.2: Thống kê mô tả một số biến số của các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ

có đổi mới sáng tạo sản phẩm của mẫu khảo sát (n = 99)..................................................... 114
Bảng 4.3: Thống kê mô tả một số biến số của các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ

có khơng đổi mới sáng tạo sản phẩm của mẫu khảo sát (n = 7).......................................... 115
Bảng 4.4: Tỉ lệ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ không nhận được hỗ trợ Nhà
nước cho hoạt động đổi mới sáng tạo phân chia theo lí do................................................... 118
Bảng 4.5a: Kết quả đánh giá ban đầu độ tin cậy của thang đo OIhuongvao..................119
Bảng 4.5b: Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của thang đo OIhuongvao............................ 120
Bảng 4.6a: Kết quả đánh giá ban đầu độ tin cậy của thang đo OIhuongra.....................120
Bảng 4.6b: Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của thang đo OIhuongra................................ 121
Bảng 4.7a: Kết quả đánh giá ban đầu độ tin cậy của thang đo OIkethop........................121
Bảng 4.7b: Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của thang đo OIkethop.................................. 122
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sở hữu trí tuệ................................... 122
Bảng 4.9: Kết quả phân tích giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo
OIhuongvao, OIhuongra, OIkethop, Sở hữu trí tuệ................................................................. 123

Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan........................................................................................... 125
Bảng 4.11: Kết quả tính tốn nhân tố phóng đại phương sai VIF...................................... 125
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy logistic nhị phân.................................... 126
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (9b) bằng câu lệnh fitstat. . .128
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ phù hợp bằng kiểm định Horme-Lemeshow..........128
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng câu lệnh linktest...........129


viii
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình bằng bảng phân loại..............130
Bảng 4.17: Kết quả phân tích xác suất để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo khi tất cả các
biến độc lập có giá trị bằng giá trị trung bình............................................................................ 132
Bảng 4.18: Tác động biên các biến độc lập đến xác suất đổi mới sáng tạo sản phẩm của

các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong mơ hình đầy đủ....................................... 133
Bảng 5.1: Số lượng và tỉ lệ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận với hỗ trợ

Nhà nước.................................................................................................................................................. 152


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cơ chế đổi mới sáng tạo đóng........................................................................................ 42
Hình 2.2 : Mơ hình đổi mới sáng tạo mở........................................................................................ 49
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố tác động tới đổi mới sáng tạo sản
phẩm............................................................................................................................................................. 61
Hình 4.1: Thực trạng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt


Nam năm 2019 theo loại hình đổi mới sáng tạo........................................................................ 109
Hình 4.2: Cơ cấu đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt
Nam năm 2019 theo loại hình đổi mới sáng tạo........................................................................ 110
Hình 4.3: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp khoa học
và công nghệ năm 2019 theo quy mô nguồn vốn..................................................................... 110
Hình 4.4: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công
nghệ năm 2019 theo loại hình kinh tế........................................................................................... 111
Hình 4.5: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và cơng
nghệ năm 2019 theo khu vực địa lý............................................................................................... 112
Hình 4.6: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công
nghệ năm 2019 theo đối tượng khảo sát....................................................................................... 113
Hình 4.7: Nguồn gốc tạo ra đổi mới sáng tạo sản phẩm của các doanh nghiệp khoa học
và cơng nghệ........................................................................................................................................... 116
Hình 4.8: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm của các doanh nghiệp khoa học và cơng

nghệ năm 2019 theo quy mơ và nguồn gốc hình thành.......................................................... 116
Hình 4.9: Hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ . 117
Hình 4.10: Tác động biên của các biến độc lập và kiểm soát lên xác suất xảy ra đổi mới

sáng tạo sản phẩm................................................................................................................................. 135
Hình 4.11: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu.............................. 136


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố và mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, vịng
đời của sản phẩm và cơng nghệ ngày càng trở nên ngắn hơn, đổi mới sáng tạo (tiếng Anh
là Innovation, từ sau đây viết tắt là ĐMST) giữ một vai trò trung tâm đối với sự phát triển

kinh tế, xã hội của từng quốc gia và địa phương. ĐMST là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh
và có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển khơng chỉ trong ngắn hạn mà cịn mở
đường cho tương lai lâu dài cho các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh
tranh với những đối thủ khác trên thị trường và bước chân vào những thị trường mới.
Trong nhiều nghiên cứu, trong các tài liệu và quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay,
ĐMST được coi là vũ khí then chốt trong phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế
quốc gia. Vai trò của ĐMST đã được khẳng định một cách rõ nét trong Nghị quyết Đại hội
lần thứ XIII1 của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, nhấn
mạnh ĐMST là động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo bứt phá
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. World Bank
(2013) cũng nhận định rằng những thành tựu về giảm đói nghèo và tăng thu nhập dựa trên
lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú và lao động giá rẻ sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Muốn phát triển bền vững và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới thì
Việt Nam cần phải chú trọng hơn đến việc tăng năng suất lao động dựa trên nền tảng hoạt
động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thuật ngữ ĐMST có tính đa chiều khi được sử dụng trong rất nhiều các ngữ cảnh đa
dạng cũng như một lượng lớn các nghiên cứu học thuật về chủ đề này. Tác giả nhận thấy
rằng, cách dùng thuật ngữ ĐMST hiện tay có thể hiểu theo hai cách, đó là hiểu ĐMST là
quá trình hay hiểu ĐMST là kết quả. Đối với hai cách hiểu trên, nghiên cứu này sẽ sử
dụng thuật ngữ quá trình ĐMST (Process of innovation) và kết quả ĐMST (Innovation
performance). Quá trình ĐMST là một tập hợp giai đoạn và các hoạt động khác nhau. Để
ĐMST thành công, tức là đưa ra thị trường được kết quả đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp
cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Tuỳ thuộc vào bản chất của kết quả ĐMST đó,
các hoạt động này có thể bao gồm hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ (nghiên
cứu và phát triển), tổ chức, tài chính, sản xuất hay thương mại nhằm tạo ra hay có mục
đích tạo ra kết quả ĐMST cho doanh nghiệp. Kết quả ĐMST được hiểu là mức độ thành
công của doanh nghiệp trong ứng dụng những ý tưởng mới, kiến

1 mở-dang/lan-thu-xiii/nghiquyet-dai-hĐMST mở-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663



2
thức mới, phát minh hay sáng chế cùng với sự kết hợp những nguồn lực khác trong
quá trình ĐMST. Cần phải lưu ý rằng, sự thành công ở đây bao gồm cả thành công về
mặt kỹ thuật và thương mại. Kết quả ĐMST tồn tại ở những hình thái đa dạng. Theo
OECD (2005), thì kết quả ĐMST có thể được chia thành bốn loại bao gồm: ĐMST sản
phẩm, ĐMST quy trình, ĐMST marketing, ĐMST tổ chức2.
Để đạt được những mục tiêu ĐMST của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các học giả đã nhấn mạnh sự cần thiết
của việc tăng cường tri thức và hiểu biết về ĐMST cũng như là kiểm soát những hoạt
động và các nhân tố ảnh hưởng tới ĐMST. Đã có rất nhiều các nghiên cứu quốc tế và
trong nước về hoạt động ĐMST trong các doanh nghiệp phân theo quy mô hay theo lĩnh
vực hoạt động, tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào ở trong nước
trước đây quan tâm đến ĐMST trong nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
(DNKH&CN), nơi mà hoạt động ĐMST là cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển. “Doanh
nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ” (Điều 58, Luật Khoa học và công nghệ 2013). Các điều kiện sau
đây xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp khoa học và công nghệ: được thành lập,
đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
Có khả năng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Doanh thu từ các sản phẩm, dịch
vụ hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần phải đạt tỷ lệ
tối thiểu 30% trên tổng doanh thu trừ trường hợp doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm
(Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ). DNKH&CN được
cho là địn bảy sản xuất trong nước khi các doanh nghiệp này khơng chỉ đóng vai trị là
nơi tiếp nhận và thích nghi cơng nghệ tiên tiến ở nước ngồi, là một kênh chuyển giao
công nghệ, cầu nối đưa các kết quả khoa học và cơng nghệ vào sản xuất mà cịn là một lực
lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh
tốt trên thị trường, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội và GDP
của đất nước. Theo dữ liệu từ Cục Phát triển thị trường và DNKH&CN, cho biết: Tính

đến tháng 8 năm 2019, cả nước có 468 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
DNKH&CN, hoạt động trong nhiều lĩnh vực chủ yếu như giao thông, xây dựng, y tế,
nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao. DNKH&CN đã tạo việc làm cho 23.989
người lao động, ghi nhận doanh thu năm 2018 đạt hơn 160.887,4

2

Tuy nhiên gần đây OECD (2018, tr.32) đã điều chỉnh định nghĩa về ĐMST của mình: “Đổi mới là một sản phẩm và/
hoặc quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể so với các sản phẩm hoặc quy trình trước đây của đơn vị và đã được cung cấp
cho người dùng tiềm năng (sản phẩm) hoặc được đơn vị sử dụng (quy trình)”. OECD đã sửa đổi định nghĩa về ĐMST nhằm
giảm bớt sự phức tạp của định nghĩa dựa trên danh sách bốn loại ĐMST trước đó (sản phẩm)


3
tỷ đồng với 165 doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh
(doanh thu bình quân đạt 975,075 tỷ đồng/doanh nghiệp), đạt 2,9% GDP cả nước. Trên
thực tế, ĐMST trong các doanh nghiệp,đặc biệt là DNKH&CN của ViệtNam còn
nhiều hạn chế. Trong 165 doanh nghiệp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, chỉ có
147/165 doanh nghiệp có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt: 5.215,2 tỷ
đồng. Liên quan đến điều kiện duy trì giấy chứng nhận DNKH&CN, chỉ có 151 doanh
nghiệp có doanh thu từ sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN với 8.672,8 tỷ đồng
(tương đương chỉ 5,4% tổng doanh thu). Như vậy, số lượng cũng như chất lượng hoạt
động các DNKH&CN ở Việt Nam còn hạn chế so với tiềm năng phát triển.
Trên đây chỉ là những số liệu khiêm tốn của những doanh nghiệp đã được cấp giấy
chứng nhận là DNKH&CN. Theo thống kê của Cục Phát triển thị trường và DNKH&CN,
số lượng DNKH&CN tiềm năng, nghĩa là có có đủ các tiêu chí để được cấp giấy chứng
nhận DNKH&CN theo qui định hiện hành về pháp luật DNKH&CN, thì có vào khoảng
3000 doanh nghiệp và vì thế những đóng góp của đối tượng này nếu được thống kê đầy đủ
sẽ lớn hơn rất nhiều. Nghiên cứu này khơng chỉ tập trung vào những doanh nghiệp đã có
giấy chứng nhận là DNKH&CN mà còn quan tâm đến cả những DNKH&CN tiềm năng,

gọi chung là doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN hoặc DNKH&CN. Liên
quan đến khách thể nghiên cứu lại là các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình
DNKH&CN mà khơng phải là chỉ là doanh nghiệp có giấy chứng nhận là DNKH&CN,
nghiên cứu đưa ra các lí do sau đây. Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp có giấy chứng
nhận là DNKH&CN ở Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ và không phản ánh được số lượng thực
của các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình này. Thứ hai, tác giả muốn suy rộng kết quả
nghiên cứu khơng chỉ dành cho các DNKH&CN có giấy chứng nhận mà còn cả những
DNKH&CN tiềm năng, để đem lại giá trị tồn diện hơn cho nghiên cứu. Nghiên cứu
khơng chỉ tìm ra hướng để tăng năng lực cạnh tranh của các DN đã có giấy chứng nhận và
duy trì các hỗ trợ và ưu đãi dành cho nhóm đối tượng này mà cịn nhằm tìm cách để thúc
đẩy các DNKH&CN tiềm năng tiến gần hơn với việc đủ điều kiện nộp hồ sơ xin chứng
nhận. Từ đó cũng góp phần đạt mục tiêu của quốc gia về tăng trưởng cả số lượng và chất
lượng các DNKH&CN tại Việt Nam. Chất lượng thể hiện ở chỗ với chứng nhận “Doanh
nghiệp khoa học và công nghệ”, doanh nghiệp không chỉ được thụ hưởng các ưu đãi và hỗ
trợ để phát triển sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà còn giúp tập trung nguồn vốn, tiếp cận dễ
dàng hơn với các nguồn lực bên ngồi khác và khơng ngừng tạo ra sản phẩm mới có chất
lượng và sức cạnh tranh, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô của
ngành, địa phương, vùng và quốc gia.


4
Kết quả khảo sát của nghiên cứu này chỉ ra rằng tỉ lệ giới thiệu ĐMST sản phẩm ra
thị trường của các DNKH&CN là tương đối cao ở mức trên 90% các doanh nghiệp được
khảo sát, tuy nhiên sự thành công trên thị trường của các ĐMST sản phẩm này cịn hạn
chế với bình qn tỉ lệ doanh thu đến từ sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa
học còn thấp, chỉ chiếm dưới 30% tổng doanh thu, không đạt tỉ lệ theo quy định dành cho
các DNKH&CN và vì thế sẽ khơng được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước. Mức
độ mới (Radical level) bình quân của những ĐMST sản phẩm này chỉ dừng

ở ngưỡng mới với doanh nghiệp và tương đối mới với thị trường của doanh nghiệp

(chi tiết xem ở phụ lục 6). Trước làn sóng của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang
diễn ra hiện nay, công nghệ, tri thức và ĐMST trở thành yếu tố then chốt quyết định
năng lực cạnh tranh. Tốc độ tồn cầu hố và thương mại hố nhanh cho các sản phẩm
khoa học và cơng nghệ của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các cường
quốc công nghệ như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và tất nhiên có cả Trung Quốc.
Rất nhiều các sản phẩm KH&CN mới được tạo ra trong nước, được đánh giá cao
nhưng lại không đủ sức cạnh tranh với với các sản phẩm nhập ngoại do tâm lý của
người tiêu dùng về các rủi ro kỹ thuật của sản phẩm made in Vietnam, các hoạt đông
marketing, quảng bá đến công chúng hạn chế do thiếu đầu tư kinh phí, khó khăn trong
việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Cùng với đó, tốc độ đổi mới cơng nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNKH&CN nói riêng còn chậm và thụt lùi sau
thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực tương ứng. Vì thế, việc tăng
cường khả năng hình thành và sự thành công về thương mại của đổi mới sáng tạo sản
phẩm tại các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN là cấp thiết và cũng
góp phần đẩy nhanh tiến trình gia tăng số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận DNKH&CN của Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, ĐMST sản phẩm là biến phụ thuộc và được hiểu là kết quả
đổi mới sáng tạo sản phẩm. ĐMST sản phẩm là việc giới thiệu các hàng hoá/ dịch vụ mới
hoặc được cải tiến đáng kể về mặt đặc điểm cũng như công năng sử dụng, khác biệt đáng
kể so với các hàng hoá/ dịch vụ trước đây đã được doanh nghiệp giới thiệu ra thị trường.
Nghiên cứu tập trung vào loại hình kết quả ĐMST này là vì các lý do sau đây. Thứ nhất,
do khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNKH&CN, việc
hình thành ĐMST sản phẩm được coi là điều kiện bắt buộc của doanh nghiệp để có thể
duy trì hay được cấp giấy chứng nhận và thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ tài chính từ Chính
phủ. Thứ hai, trong bốn loại hình kết quả ĐMST, ĐMST sản phẩm là loại hình kết quả
ĐMST phổ biến nhất trong mẫu của nghiên cứu này. Hướng tiếp cận tương tự cũng được
tìm thấy trong nghiên cứu của Romijn & Albaladejo (2002).


5

Thứ ba, việc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế
cạnh tranh và liên quan trực tiếp đến năng suất cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp
trong dài hạn, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Trong rất nhiều ngành
công nghiệp, các mục tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào việc
doanh nghiệp có hay không ĐMST sản phẩm. Việc không chú trọng tới ĐMST sản
phẩm có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng và đe doạ lớn tới sự tồn tại của doanh
nghiệp trong các ngành cơng nghiệp đó.
Về phía biến độc lập, để xác định được các nhân tố tác động đến ĐMST sản phẩm
trong các doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, nghiên cứu này sẽ sử dụng hai lý thuyết nền
tảng đó là lý thuyết ĐMST đóng - mở và lý thuyết về quan điểm dựa trên thể chế (gọi tắt
là lý thuyết thể chế). Các nhân tố sẽ được chia thành hai nhóm, nhóm các nhân tố nội sinh
(các nhân tố nằm bên trong thuộc sự kiểm sốt của doanh nghiệp có tác động đến năng
lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp) và nhóm các nhân tố ngoại sinh (các nhân tố có
tác động đến đổi mới sáng tạo nhưng vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp).
Để xác định các nhân tố nội sinh, lý thuyết ĐMST đóng - mở được đề xuất bởi
Chesbrough (2003, 2006) được sử dụng. Lý thuyết này cho rằng các ý tưởng có giá trị có
thể đến từ khơng chỉ bên trong mà bên ngồi của doanh nghiệp và có thể được phát triển
để đưa ra thị trường theo những con đường bên trong hay bên ngồi ranh giới của doanh
nghiệp. Nói cách khác, trong quá trình ĐMST để hình thành nên kết quả ĐMST, doanh
nghiệp có thể lựa chọn tự mình thực hiện mọi hoạt động (q trình ĐMST đóng) hay sử
dụng các giải pháp thị trường như là mua, thuê hay kết hợp với các chủ thể từ bên ngoài
thị trường (q trình ĐMST mở). Mơ hình ĐMST đóng là mơ hình trong đó q trình
ĐMST diễn ra tương đối khép kín với bên ngồi, bộ phận nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp là đầu não để hình thành nên kết quả đổi mới sáng tạo, trong mơ hình này
thì doanh nghiệp phải tự làm hết mọi khâu trong quá trình đổi mới sáng tạo. Trong khi đó,
ĐMST mở là việc sử dụng có mục đích những luồng tri thức từ bên trong ra, luồng tri
thức từ bên ngoài vào hay luồng tri thức kết hợp để hình thành nên kết quả đổi mới sáng
tạo. Việc xếp những nhân tố ĐMST mở vào nhóm những nhân tố nội sinh là vì tuy có sự
tham gia của luồng tri thức và cơng nghệ từ mơi trường bên ngồi, nhưng doanh nghiệp sẽ
đóng vai trị chủ động trong việc sử dụng các luồng tri thức đó, có thể lựa chọn đi theo

chiến lược đóng hay mở cửa trong q trình ĐMST để hồn thiện kết quả ĐMST. Theo
tìm hiểu của tác giả, hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đề cập đến hay tìm
cách trình bày một cách hệ thống lý thuyết ĐMST đóng

- mở và đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên tại Việt Nam tìm cách đo lường riêng
rẽ các cơ chế của hoạt động ĐMST mở và kiểm định tác động của các cơ chế ĐMST


6
mở tới kết quả ĐMST sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra kết luận xem việc
mở cửa các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp ra bên ngồi có kích thích việc hình thành
kết quả ĐMST và tăng cường mức độ thành công về thương mại của ĐMST sản phẩm ở
doanh nghiệp hay không. Để xác định các nhân tố ngoại sinh, lý thuyết về quan điểm dựa
trên thể chế (IBV) được phát triển bởi Peng (2002, 2009) được sử dụng. Lý thuyết này lập
luận rằng thể chế đúng dắn sẽ có thể kích thích được những hành vi ĐMST của doanh
nghiệp và ngược lại. Từ hai lý thuyết này, nghiên cứu sẽ kiểm định các tác động của sáu
biến số độc lập chính đó là: (1) ĐMST mở hướng vào, (3) ĐMST mở hướng ra, (3)
ĐMST mở kết hợp và (4) Cường độ nghiên cứu và phát triển nội bộ (xây dựng dựa trên lý
thuyết ĐMST đóng- mở) và biến số (5) Hỗ trợ nhà nước, (6) Bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ (xây dựng dựa trên lý thuyết quan điểm dựa trên thể chế), tới ĐMST sản phẩm
trong các DNKH&CN Việt Nam.
Từ những lý giải trên đây, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo
sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt Nam” có những đóng
góp mới và ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Dưới góc độ lý thuyết, luận án sẽ tổng quan
một cách kỹ lưỡng về khái niệm đổi mới sáng tạo, quá trình đổi mới sáng tạo, kết quả
ĐMST và ĐMST sản phẩm, đồng thời hai lý thuyết nền tảng được sử dụng trong luận án
này, bao gồm lý thuyết ĐMST đóng - mở và lý thuyết quan điểm dựa trên thể chế. Dưới
góc độ thực nghiệm, nghiên cứu sẽ chỉ ra và kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng của nhân
tố nội sinh (xây dựng dựa trên lý thuyết ĐMST đóng - mở) và ngoại sinh (xây dựng dựa
trên lý thuyết quan điểm dựa trên thể chế) đến ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN tại

Việt Nam. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo sản phẩm
cho DNKH&CN Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh
vực ĐMST của DNKH&CN. Về điểm mới, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam
vận dụng kết hợp hai lý thuyết ĐMST đóng - mở và lý thuyết thể chế để đánh giá các tác
động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tương ứng tới ĐMST sản phẩm ở cấp độ
doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đã nỗ lực đánh giá tác động của cả ba cơ chế của hoạt
động ĐMST mở lên đổi mới sản phẩm, bao gồm ĐMST mở hướng vào, ĐMST mở hướng
ra và ĐMST mở kết hợp lên ĐMST sản phẩm, điều mà hiếm có các nghiên cứu quốc tế đã
thực hiện được, đặc biệt là trong một bối cảnh nghiên cứu mới là tại các DNKH&CN tại
một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

2.Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
-

Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động tới

ĐMST sản phẩm trong các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ Việt Nam. Nghiên cứu
tập trung vào ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo mở (ba cơ chế hướng vào,


7
hướng ra và kết hợp) và các hình thức hỗ trợ của nhà Nước và bảo hộ thực thi quyền
sở hữu trí tuệ tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các DNKH&CN.
- Câu hỏi nghiên cứu:
1)

Các cơ chế ĐMST mở nào đang được thực thi tại các DNKH&CN, mức độ

mở của các cơ chế này và các cơ chế của ĐMST mở có tác động như thế nào đến
ĐMST sản phẩm tại các DNKH&CN?

2)

Cường độ đầu tư cho hoạt động NC&TK nội bộ có tác động như thế nào đến

ĐMST sản phẩm tại các DNKH&CN?
3)
Các hỗ trợ nhà nước có tác động như thế nào tới đổi mới sáng tạo sản
phẩm?

4)

Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ có tác động như thế nào tới đổi mới

sáng tạo sản phẩm ?
-

Nhiệm vụ cụ thể: Từ mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu trên đây, tác giả xác

định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Nghiên cứu lý thuyết về đổi mới sáng tạo, quá trình đổi mới sáng tạo, kết quả
đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo sản phẩm và các nhân tố tác động đến đổi mới sáng
tạo sản phẩm.

Nghiên cứu về tác động của ba cơ chế đổi mới sáng tạo mở (hướng vào,
hướng ra, kết hợp) và cường độ R&D nội bộ tới việc hình thành đổi mới sáng tạo sản
phẩm, mức độ thành công của đổi mới sáng tạo sản phẩm tại các DNKH&CN dựa trên
tổng quan nghiên cứu trong và ngồi nước đã cơng bố.

Nghiên cứu về tác động của các hình thức hỗ trợ của Nhà nước và bảo hộ

thực thi quyền sở hữu trí tuệ tới việc hình thành đổi mới sáng tạo sản phẩm dựa trên
tổng quan nghiên cứu trong và ngồi nước đã cơng bố.

Nghiên cứu và kiểm định và hoàn thiện thang đo cho các biến số phụ thuộc
và độc lập trong mơ hình đánh giá tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tới
khả năng đổi mới sáng tạo sản phẩm trong DNKH&CN.

Áp dụng thử nghiệm, hồn thiện mơ hình để lượng hóa tác động của hoạt
động đổi mới sáng tạo mở và các hình thức hỗ trợ của nhà Nước và bảo hộ thực thi
quyền sở hữu trí tuệ tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong DNKH&CN (Khảo sát dự
kiến với 100 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNKH&CN).

Đưa ra những khuyến nghị cho các nhà quản lý DNKH&CN và các nhà
hoạch định, thực thi chính sách để thúc đẩy ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN.


8
3.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động tới
ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN Việt Nam

Khách thể nghiên cứu (Đối tượng điều tra): Các doanh nghiệp đã, đang và có
ý định đề nghị chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo điều 7, nghị
định số: 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (từ sau đây gọi là
các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN Việt Nam)
4.


Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung: Chủ đề nghiên cứu của luận án có nội dung rộng, có thể tiếp
cận trên nhiều góc độ và cơ sở lý thuyết khác nhau. Nghiên cứu này tập trung nghiên
cứu các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến ĐMST sản phẩm trong các
DNKH&CN. ĐMST sản phẩm được hiểu là việc giới thiệu các hàng hoá/ dịch vụ mới
hoặc được cải tiến đáng kể về mặt đặc điểm cũng như công năng sử dụng, khác biệt
đáng kể so với các hàng hoá/ dịch vụ trước đây đã được doanh nghiệp giới thiệu ra thị
trường. Nghiên cứu tập trung vào loại hình kết quả ĐMST này là vì các lý do sau đây.
Thứ nhất, do khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt
Nam, việc hình thành ĐMST sản phẩm được coi là điều kiện bắt buộc của doanh
nghiệp để có thể duy trì được giấy chứng nhận và thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ tài
chính từ Chính phủ. Thứ hai, trong bốn loại hình kết quả ĐMST, ĐMST sản phẩm là
loại hình kết quả ĐMST phổ biến nhất trong mẫu của nghiên cứu này. Thứ ba, việc
phát triển sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh
và liên quan trực tiếp đến năng suất cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp trong dài
hạn, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Về phía các nhân tố tác động, dựa
trên lý thuyết về ĐMST mở (open innovation) và lý thuyết về quan điểm dựa trên thể
chế (IBV), nghiên cứu đã xác định được các biến số nội sinh và ngoại sinh có tác động
đến ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN Việt Nam.
Về mặt thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2004 –
2020. Năm 2004 là năm ban hành của Quyết định số 171/2004/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đây
là lần đầu tiên thuật ngữ DNKH&CN được đề cập đến. Các nguồn dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược và
Chính sách Khoa học và cơng nghệ, Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia,
Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ. Dữ liệu sơ cấp
được thu thập trong năm 2019-2020.



9

Về đơn vị phân tích: Các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN
Việt Nam.

Về khơng gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt
động theo mô hình DNKH&CN. Mẫu điều tra trải trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam
của Việt Nam
5. Khái quát quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được khái quát trong hình dưới đây, chi tiết về phương
pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


10
6. Cấu trúc luận án
Nội dung chính của Luận án gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo sản phẩm và các nhân tố
tác động đến đổi mới sáng tạo sản phẩm
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến đổi mới sáng tạo sản
phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
7. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
-


Thứ nhất, luận án đã vận dụng kết hợp hai lý thuyết đổi mới sáng tạo mở

(open innovation) và quan điểm dựa trên thể chế (IBV) để xây dựng mơ hình nghiên
cứu đánh giá các tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tương ứng tới đổi
mới sáng tạo sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp.
-

Thứ hai, dựa trên lý thuyết về đổi mới sáng tạo mở (Chesbrough, 2003; 2006;

2014) và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, luận án này bổ sung xây dựng và kiểm
định độ tin cậy của thang đo của cả ba cơ chế đổi mới sáng tạo mở: hướng vào, hướng ra,
kết hợp trong bối cảnh nghiên cứu các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

-

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án về mối quan hệ tích cực giữa đổi

mới sáng tạo mở và đổi mới sáng tạo sản phẩm, nghiên cứu gợi ý rằng các doanh
nghiệp khoa học và cơng nghệ nên dịch chuyển mơ hình hoạt động từ phía thực hiện
các hoạt động đổi mới sáng tạo khép kín sang phía thực hiện các hoạt động đổi mới
sáng tạo mở. Cụ thể, các nhà quản lý doanh nghiệp nên tích cực hơn nữa trong việc
mở cửa ranh giới hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt Nam
đối với các chủ thể bên ngồi, để khai thác các nguồn lực có sẵn bên ngồi và tìm
kiếm các đối tác để kết hợp trong các hoạt động đổi mới sáng tạo.
-

Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu của luận án cũng không phủ nhận vai trò

quan trọng của R&D nội bộ đối với đổi mới sáng tạo sản phẩm vì đầu tư cho R&D nội



11
bộ có tác động đến sự thành cơng về mặt thị trường của đổi mới sáng tạo sản phẩm. Vì
vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp và cân bằng giữa đầu tư cho hoạt
động R&D nội bộ và hoạt động đổi mới sáng tạo mở để có thể nâng cao khả năng hình
thành đổi mới sáng tạo sản phẩm cũng như tăng được tỉ trọng doanh thu từ sản phẩm
mới và mức độ mới của sản phẩm mới.
-

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án cũng khẳng định vai trị tích cực

của hỗ trợ Nhà nước tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học
và công nghệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định và tổ chức thực thi
những chính sách công nhằm hỗ trợ, cung cấp ưu đãi cho DNKH&CN để kích thích
họ đổi mới sáng tạo sản phẩm.


12

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về khái niệm và vai trò của đổi mới sáng tạo
1.1.1.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo
ĐMST (innovation) được coi là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh và có tính quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà còn mở đường cho
tương lai lâu dài của mọi doanh nghiệp. Những nghiên cứu trước về ĐMST đã chỉ ra
rằng ĐMST giúp tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp vì nó giảm giá thành và cải thiện chất

lượng của sản phẩm/dịch vụ đang có và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cung
cấp mơ hình kinh doanh hay cách thức phân phối hàng hoá tốt hơn (Hauser và cộng
sự, 2006). Vì thế, ĐMST là điều kiên tiên quyết để duy trì sự phát triển bền bững của
doanh nghiệp trên thị trường trong nước hay quốc tế (Drucker, 2006).
Schumpeter (1926) đã phân biệt giữa khái niệm sáng chế (invention) và đổi mới
sáng tạo. Sáng chế là một ý tưởng hoặc mơ hình cho một sản phẩm, quy trình hoặc
cơng nghệ mới hoặc cải tiến. ĐMST là một sản phẩm, quy trình hoặc cơng nghệ mới
hoặc được cải tiến, và thành công về mặt thương mại trên thị trường. Vì vậy, thành
cơng về mặt thương mại là điều kiện cần thiết để một sáng chế trở thành ĐMST (trích
dẫn trong De Jong và Brower, 1999, tr 14).
Kể từ lần đầu tiên được đề cập đến trong nghiên cứu của học giả Schumpeter như
là “những cách phối hợp mới” (new combinations) hay “sự huỷ diệt mang tính sáng tạo”
(creative destruction) (trích dẫn trong Lundvall, 2012, tr 9), thuật ngữ ĐMST (innovation)
trở thành một khái niệm khoa học thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học
giả. Keith & Theodore (1984, tr 1) định nghĩa “ ĐMST là quá trình bắt đầu với một sáng
chế, tiếp theo là phát triển sáng chế này, và cuối cùng tạo ra kết quả là đưa ra thị trường
các sản phẩm mới, quy trình mới hoặc dịch vụ mới”. Cụ thể hơn, Damanpour &
Wischnevsky (2006) đề cập tới ĐMST như là sự phát triển và sử dụng các ý tưởng hay
hành vi mới trong tổ chức. Ý tưởng mới có thể là một sản phẩm, dịch vụ hoặc phương
pháp sản xuất mới (đổi mới kỹ thuật) hoặc là một thị trường, cơ cấu tổ chức hoặc hệ thống
quản trị mới (đổi mới quản trị hay ĐMST cơ cấu tổ chức). Trong khi đó, Lundvall (2012,
tr 9) cho rằng ĐMST là một q trình “tích tụ bồi đắp” (cummulative), bao gồm việc liên
tục học tập, tìm kiếm và khám phá để hình thành


13
nên các sản phẩm mới, các kỹ thuật mới, các hình thức tổ chức mới và thị trường mới.
Quy trình này diễn ra với tất cả tổ chức trong nền kinh tế, có thể q trình này xảy ra
nhanh chóng và có tính đột phá hay chậm và thay đổi dần dần. Nhìn chung có rất
nhiều định nghĩa về ĐMST được đưa ra, ví dụ trong nghiên cứu tổng quan của mình,

Edison và cộng sự (2013) và De Jong & Brower (1999) đã tổng quan được hơn 50
định nghĩa về đổi mới sáng tạo, một vài định nghĩa được liệt kê trong hai nghiên cứu
tổng quan trên được chỉ ra trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Một số khái niệm đổi mới sáng tạo
Acs & Audretsch (1988)

Damanpour (1992)

de Jong & Kemp (2003)

Fruhling & Keng (2007)
Geiger & Cashen (2002)
Hage (1999)

Palmberg (2004)

Dibrell và cộng sự. (2008)

van Dale, 1992
Buijs, 1987
Timmerman, 1985

ĐMST là một quá trình bắt đầu với một sáng chế, tiến hành phát
triển các sáng chế và dẫn đến việc giới thiệu một sản phẩm, quy
trình hoặc dịch vụ mới cho thị trường.
ĐMST được định nghĩa là việc áp dụng một ý tưởng hoặc hành
vi cho dù là một hệ thống, chính sách, chương trình, thiết bị, quy
trình, sản phẩm hoặc dịch vụ mới đối với tổ chức áp dụng.
Hành vi ĐMST có thể được định nghĩa là tất cả các hành động
đơn lẻ hướng đến việc tạo ra, giới thiệu và áp dụng những đặc

tính mới có lợi ở bất kỳ cấp độ tổ chức nào.
ĐMST là một ý tưởng, thực hành hoặc đối tượng được coi là mới
đối với một cá nhân hoặc một đơn vị áp dụng khác.
ĐMST là việc tạo ra sản phẩm mới trong công ty.
ĐMST đã được định nghĩa một cách nhất quán là việc áp dụng
một ý tưởng về hành vi mới đối với tổ chức. Sự đổi mới có thể
là một sản phẩm mới, một dịch vụ mới, một công nghệ mới hoặc
một phương thức hành chính mới.
ĐMST được định nghĩa là một sản phẩm mới về mặt công nghệ
hoặc được cải tiến đáng kể so với sản phẩm trước đây của công
ty đã được thương mại hóa trên thị trường.
Các ĐMST có mức độ phức tạp khác nhau và có thể bao gồm từ
những thay đổi nhỏ đối với các sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ
hiện có đến đột phá
Giới thiệu một cái gì đó mới; đổi mới về cơng nghệ hay cơng nghiệp
Sự thích nghi và dự đốn của một tổ chức đối với những thay đổi
của môi trường
Sự phát triển và giới thiệu thành công các sản phẩm, dịch vụ, quy trình
làm việc mới hoặc cải tiến; đổi mới cũng liên quan đến những thay đổi

Vrakking
1992

&

trong tổ chức, thị trường mới và cải tiến phong cách lãnh đạo
Cozijnsen, Mọi đổi mới được thiết kế và thực hiện để củng cố vị thế của một
tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh và về lâu dài sẽ dẫn đến lợi
thế cạnh tranh


Nguồn: Edison và cộng sự (2013, tr. 1395) và De Jong & Brower (1999, tr 14)


14
Tại Việt Nam, thuật ngữ ĐMST được nhắc đến là là việc tạo ra, ứng dụng thành
tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng
hóa (Luật Khoa học và cơng nghệ, 2013).
Khái niệm của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD có thể coi là định
nghĩa được chấp thuận và sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu (Phan Thị Thục
Anh, 2016). OECD (2005, tr 46) nêu rằng “ĐMST là sự thực thi áp dụng một sản
phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) hoặc quy trình mới hay cải tiến đáng kể, một phương
pháp marketing mới hay là phương thức tổ chức mới trong thực tiễn hoạt động, trong
tổ chức cơng việc hay trong quan hệ với bên ngồi”. Nghiên cứu này cũng sẽ sử dụng
định nghĩa của OECD (2005) do tính phổ biến trong nhiều nghiên cứu và điều tra khảo
sát về ĐMST trên thế giới và tại Việt Nam.

1.1.1.2. Vai trò của đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh tồn cầu hố và mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh,
vịng đời của sản phẩm và cơng nghệ ngày càng trở nên ngắn hơn, ĐMST (innovation)
giữ một vai trò trung tâm đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia và địa
phương. ĐMST là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh và có tính quyết định đối với sự tồn
tại và phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà còn mở đường cho tương lai lâu dài cho
các doanh nghiệp, ĐMST giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với những đối thủ
khác trên thị trường và bước chân vào những thị trường mới (Becheikh và cộng sự,
2006; Edison và cộng sự, 2013). Điều này cũng được khẳng định trong nhiều nghiên
cứu, cụ thể: Porter (1996) cho rằng, yếu tố đặc thù và bền vững, tạo nên sự khác biệt
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và đạt được kết quả kinh doanh vượt
trội chính là hành vi ĐMST; López-Nicolás & Meroño-Cerdán (2011) hay Nguyễn
Quốc Duy & Vũ Hồng Tuấn (2013) cũng chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa đổi mới sáng

tạo, lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
Phan Thị Thục Anh & Nguyễn Thuỳ Dung (2015) cho rằng do bản chất ĐMST là sự
khác biệt, nên một ĐMST mang tính tích cực sẽ tạo ra một sự “lớn lên” cả về lượng và
chất cho tổ chức theo thời gian, thậm chí là thay đổi bộ mặt của bản thân tổ chức, của
ngành hay của thế giới. World Bank (2013) nhận định rằng những thành tựu về giảm
đói nghèo và tăng thu nhập dựa trên lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú và lao
động giá rẻ sẽ không thể tồn tại lâu dài; muốn phát triển bền vững và đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam cần phải chú trọng hơn đến việc tăng năng suất lao động dựa
trên nền tảng hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST.


×