Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ho thanh binh tieu luan cuoi ky tam ly nghe thuat lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.9 KB, 22 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: TÂM LÝ & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN
BÁ THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN LÀ BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG

Giảng viên

: TS. Huỳnh Thanh Tú

Sinh viên

: Hồ Thanh Bình

Lớp

: VS20CH2-QT1

MSSV

: 206022127


2



MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................4
2.Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO........................................................................5
1.1Các khái niệm......................................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo............................................................................................................................5
1.1.2 Khái niệm tâm lý lãnh đạo.................................................................................................................5
1.2Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý lãnh đạo..............................................................................................8
1.2.1 Các yêu tố ảnh hưởng đến tính khí....................................................................................................8
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách.................................................................................................8
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực..................................................................................................8
Tóm tắt chương 1.....................................................................................................................................9
Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ
THANH GIAI ĐOẠN LÀ BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG..................................................................10
2.1 Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh giai đoạn là bí thư thành ủy Đà Nẵng
................................................................................................................................................................. 10
2.1.1 Tiểu sử nhân vật...............................................................................................................................10
2.1.2 Câu chuyện phân tích......................................................................................................................10
2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý lãnh đạo của ơng Nguyễn Bá Thanh giai đoạn là bí thư thành ủy
Đà Nẵng...................................................................................................................................................11
2.2.1 Tính khí............................................................................................................................................11
2.2.2 Tính cách..........................................................................................................................................12
2.2.3 Năng lực...........................................................................................................................................13
2.3 Đánh giá thực trạng.........................................................................................................................14


3

2.3.1 Ưu.....................................................................................................................................................14
2.3.2 Nhược...............................................................................................................................................16
Tóm tắt chương 2...................................................................................................................................17
Chương 3 : GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH TRONG GIAI
ĐOẠN LÀM BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NĂNG.......................................................................................17
3.1 Mục tiêu của Giải pháp....................................................................................................................17
3.2 Giải pháp về tâm lý lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh trong giai đoạn làm bí thư thành ủy
Đà Nẵng..................................................................................................................................................18
3.2.1 Phát huy Ưu.....................................................................................................................................18
3.2.2 Khắc phục Nhược............................................................................................................................19
Tóm tắt chương 3...................................................................................................................................20
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................22


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, sự bùng nổ về khoa kỹ thuật, đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, cạnh tranh được xem là một trong các yếu tố
quan trọng để các doanh nghiệp hoặc quốc gia giành thắng lợi để đi đến sự phát triển bền
vững và lâu dài. Có nhiều các yếu đố để đánh giá mức độ mạnh yếu của sự cạnh tranh,
nhưng quan trọng nhất để có thể chiến thắng trong sự cạnh tranh khóc liệt của ngày nay, đó
là sự lãnh đạo.
Lãnh đạo là một chủ đề mà từ lâu đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu bởi sự
lôi cuốn và mức độ ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của nhiều người. lãnh đạo lớn mạnh
hay không, được quyết định bởi tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo, khả năng ra quyết
sách dựa trên sự hiểu biết và trình độ học thức. Lãnh đạo là một phạm trù rộng lớn bao
hàm nhiều phạm vị nghiên cứu, trong phạm vị của bài tiểu luận này chúng ta sẽ đi sâu và
tập trung vào nghiên cứu kỹ năng tâm lý lãnh đạo, để từ đó người lãnh đạo có thể hiểu các

nhân viên cấp dưới của mình để có thể sắp xếp, bố trí nhân sự cho phù hợp với các mục
tiêu công việc của tổ chức, và của người lãnh đạo mong muôn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với kiến thức về môn học tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, và qua tìm hiểu những
thành cơng về phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những năm vừa qua.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận này là phân tích và đánh giá thực tâm lý lãnh đạo của Bí
thư thành phố Đà Nẵng ơng Nguyễn Bá Thanh giai đoạn (2003 – 2013). Với cương vị là
người lãnh đạo trực tiếp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà
Nẵng, trong những năm đó ơng đã thực hiện những sự thay đổi mang đậm dấu ấn phát
triển bền vững như quy hoạch hạ tầng đô thị, kinh tế xã hội, đào tạo thế hệ trẻ tài năng và
đặc biệt là quyền lợi của người dân thành phố được đặt lên hàng đầu.


5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO

1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh dạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để
đạt tới những mục tiêu chung (Hemphill & Coons, 1957).
Lãnh đạo là dạng đặc biệt của quan hệ quyền lực được đặc trưng bởi nhận thức của
các thành viên nhóm rằng: một thành viên khác của nhóm có quyền địi hỏi những dạng
hành vi đối với các thành viên khác trong hoạt động của họ như là một thành viên nhóm
( Janda, 1960).
Lãnh đạo là sự ảnh hưởng ( tác động ) mang tính tương tác, được thực hiện trong
một tình huống, được chỉ đạo thơng qua q trình thơng tin để đạt tới những mục tiêu cụ
thể ( Tannenbaum, Weschler & Masarik, 1961).
Lãnh đạo là sự tương tác giữa những con người trong đó một người trình bày những
thơng tin để những người khác trở nên bị thuyết phục với những kết cục của anh ta… và

kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử theo những điều được đề nghị hoặc
được đòi hỏi ( Jacobs, 1970).
Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác
( Katz & Kahn, 1978).
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới
mục tiêu ( Rauch & Behling, 1984).
1.1.2 Khái niệm tâm lý lãnh đạo
Tâm lý học quản lý là một ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu đặc điểm tâm lý
của con người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây
dựng và điều hành các hệ thống xã hội, giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu những người


6

dưới quyền mình, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp cán bộ một cách
hợp lý phù hợp với khả năng của họ.
Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng
cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo được những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất tập
thể những con người dưới quyền. Các thuộc tính của tâm lý bao gồm: tính khí, tính cách,
năng lực.
1.1.2.1 Tính khí
Là thuộc tính tâm lý cá nhân, gắn liền với kiểu hoat động thần kinh tương đối bền
vững của con người, là động lực của toàn bộ hoat động tâm lý của con người và được biểu
hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hàng ngày.
a. Tính khí nóng:
Tính khí nóng là tính khí của những người có hệ thần kinh thuộc kiểu mạnh, khơng
cân bằng, linh hoat. Những người có tính khí nóng tác phong thường rất mạnh bạo, vội
vàng, hấp tấp, làm việc sôi động, thiên về dùng cơ bắp hơn là bằng trí tuệ.
b. Tính khí linh hoạt:
Tính khí linh hoạt là tính khí thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoat.

Những nhười có tính khí này thường có tác phong tự tin, hoat bát, vui vẽ, quan hệ rất rộng
rãi, dễ thích nghi với mọi thay đổi của mơi trường, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo.
c. Tính khí trầm:
Tính khí trầm là tính khí của những người thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng,
khơng linh hoat. Những người có tính khí này thường có tác phong khoan thai, điềm tỉnh,
họ ít bị mơi trường kích động, làm việc thường rất ngun tắc và ít sáng kiến.
d. Tính khí u sầu:
Tính khí ưu sầu là tính khí của những người có hệ thần kinh thuộc kiểu yếu, không
cân bằng, không linh hoat. Những người có tính khí này thường có tác phong rụt rè, tự ti,


7

họ thường có suy nghĩ hết sức tiêu cực, thậm chí có khi tới chổ bệnh hoạn, họ ngại giao
du, họ khó thích nghi với các biến đổi của mơi trường.
1.1.2.2 Tính cách
Là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người mà những
thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành vi
của con người. Những thuộc tính tâm lý hình thành nên tính cách được gọi là những nét
tính cách, khác với những tính chất bẩm sinh của tính khí, các nét tính cách được phát triển
dưới ảnh hưởng của mơi trường sống và sự giáo dục trong quá trình hoat động của con
người. Tính cách được hình thành và biểu hiện trong hoat động. Bao gồm các nhóm tính
cách chính;
-

Những người tính cách thiên về tình cảm:

-

Những người tính cách xã hội:


1.1.2.3 Năng lực
Năng lực, một mặt mang tính di truyền, một mặt được hình thành, thể hiện và hồn
thiện trong hoat động. Ngay cả những năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng
cao bằng con đường luyện tập kiên trì một cách có hệ thống. Con người khơng phải ngay
từ khi sinh ra đã có thể có những năng lực đối với một hoat động nhất định. Năng lực chỉ
có thể phát triển được và nâng cao trong những hoàn cảnh thuận lợi.
a. Những điều cần lưu ý về năng khiếu:
Ai cũng có năng khiếu nhất định, khơng ai có thể thành cơng trên mọi lĩnh vực.
Năng khiếu của con người trên thực tế được chia thành nhiều mức. Trình độ, kinh nghiệm,
và năng khiếu là 3 phạm trù khác nhau. Đánh gia năng khiếu phải dựa vào nhiều yếu tố
khác nhau.


8

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý lãnh đạo
1.2.1 Các yêu tố ảnh hưởng đến tính khí
Tính khí của con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh của con người, cụ thể là
phụ thuộc vào các tính chất hoạt động hệ thần kinh của con người, như:
-

Cường độ hoạt động của hệ thần kinh,

-

Trạng thái của hệ thần kinh,

-


Tốc độ chuyển đổi của trạng thái thần kinh.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách
-

Di truyền

-

Mơi trường

-

Ngữ cảnh

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
-

Kiến thức

-

Kĩ năng

-

Kinh nghiệm

-


Các mối quan hệ

-

Sự mong muốn (động cơ, hoài bão)

-

Quan niệm về trách nhiệm xã hội


9

Tóm tắt chương 1
Nội dung của chương 1 nhằm giới thiệu khái quát cơ sở lý luận về lãnh đạo, kỹ
năng tâm lý lãnh đạo, bao gồm: tính khí, tính cách và năng lực. Bên cạnh việc giới thiệu
khái niệm các cơ sở lý luận, trong nội dung chương 1 còn đề cập đếp những yếu tố làm ảnh
hướng đến các kỹ năng tâm lý lãnh đạo này.
Ngoài ra, chương 1 cũng nêu lên 1 số điểm nhận dạng về tính khí, tính cách, và
năng lực. Là 1 nhà lãnh đạo, bên cạnh hiểu các khái niệm về các thuộc tính tâm lý lãnh đạo
này, chúng ta cũng cần hiểu các điểm ảnh hưởng và các vấn đề lưu ý để áp dụng phù hợp
trong việc quản lý, giao việc và sắp xếp công việc của nhân viên cho phù hợp.


10

Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA ƠNG
NGUYỄN BÁ THANH GIAI ĐOẠN LÀ BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG
2.1 Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh giai đoạn là bí thư
thành ủy Đà Nẵng

2.1.1 Tiểu sử nhân vật
Ơng Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 08/4/1953, quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
Ơng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.
Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hịa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hịa Vang, Giám đốc
Nơng trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam-Đà
Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam
khoá IX, XI và XII.
2.1.2 Câu chuyện phân tích
Trên cương vị Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng
ông đã có chủ trương thực hiện một số chính sách nổi bật về các công tác:
-

Quy hoạch, xây dựng thành phố.

-

Đền bù giải tỏa.

-

Sử dụng và đào tạo thế hệ trẻ, nhân tài.

-

Xây dựng thành phố Đà Nẵng thành một trung tâm khu vực miền trung về các mặt.

-

Dân vận.


Để chống tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, ơng phát động trong tồn thể cán bộ, cơng
chức và nhân dân thành phố phong trào cán bộ là cơng bộc, phương án “tìm và diệt” tiêu
cực đạt kết quả tốt. Cụ thể là ông đã quyết định kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Xây dựng


11

và cách chức Trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng
tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Đà Nẵng.
Qua những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng, có thể nhận
định rằng thì ơng là một người có tính cách người quyết liệt, mạnh mẽ, dám làm những
việc mà những thế hệ lãnh đạo trước khơng có được điều kiện như ơng. Ơng có mặt ở các
cơng trình xây dựng cầu đường ở thành phố Đà Nẵng như cầu quay, cầu Thuận Phước bắc
qua sông Hàn cũng như nhiều cơng trình khác để thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm
văn hóa, du lịch và phát triển kinh tế của miền Trung. Các vị lãnh đạo tiền nhiệm đã có ý
định làm nhưng ngân sách trước đó chưa cho phép. Ơng đã lập lại kỷ cương của thành phố
Đà Nẵng đã được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải biểu dương cũng như Đà Nẵng trở
thành địa phương cho các tỉnh thành khác học tập.
2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý lãnh đạo của ơng Nguyễn Bá Thanh giai đoạn là bí
thư thành ủy Đà Nẵng
2.2.1 Tính khí
Ơng Nguyễn Bá Thanh là một người có tính khí nóng và pha trộn với tính khí linh
hoạt. Trong giai đoạn ơng là Bí thư thành phố Đà Nẵng đã có nhưng quyết sách quyết liệt,
dám nghỉ dám làm. Ơng quyết liệt với những chính sách dành cho Đà Nẵng, chỉ cần có lợi
cho thành phố, cho nhân dân thì ơng sẽ làm, khơng quản ngại cực khổ, khổng nề hà khó
khăn kể cả những điều tiếng của bản thân.
Năm 1997, khi tách tỉnh, Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc trung ương, một trong
những chủ trương có tính đột phá lúc ấy của ơng là huy động nhân dân vào việc xây dựng
cầu Sông Hàn. Trước đây, dù là TP nhưng bờ đông và bờ tây của Đà Nẵng là hai thế giới

khác biệt. Dân muốn qua sơng thì phải lụy phà. Sự phát triển mạnh mẽ của bờ tây (quận
nhất) và sự nghèo nàn của bờ đơng (quận ba) trở thành hai mảng đối lập. Vì vậy, người dân
Đà Nẵng mới chua chát ví: “Con gái quận ba không bằng bà già quận nhất”. Quyết định
xây cầu này khơng chỉ có ý nghĩa giải quyết vấn đề giao thơng, nó cịn là tiền đề “đột phá”
để phát triển TP Đà Nẵng một cách thần tốc cho những năm sau này.


12

Tuy nhiên, việc xây dựng cầu Sông Hàn cũng để lại khơng ít điều tiếng. Nhưng xét
một cách tổng thể thì cái cơng của ơng đối với nhân dân TP Đà Nẵng quá lớn. Nó bao trùm
và dập tắt mọi hiềm nghi. Sau đó là hàng loạt cây cầu khác như Thuận Phước, cầu Rồng,
Trần Thị Lý… lần lượt được xây dựng bắc qua sông Hàn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng
Nguyễn Bá Thanh.
2.2.2 Tính cách
Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, ông Thanh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nét văn hóa
và tính cách con người Đà Nẵng, vui tươi, dí dỏm và gẫn gũi mọi người. Trong hoạt động
quản lý điều hành ông trưởng thành trong mơi trưởng gia đình có cơng với cách mạng,
được rèn luyện và học tập và trưởng thành từ các bộ kỹ thuật cơ sở, nên trong ơng vừa có
nét hồn hậu, vui tươi dí dởm của người con Đà Năng, vừa có sự pha trộn của tính cách
quyết liệt của người lãnh đạo tài tình, dám nghỉ, dám nói, dám làm. Xét về góc độ tâm lý
học quản lý, Ơng Nguyễn Bá Thanh là người có tính cách thiên về tính cách xã hội và có
pha trộn tính cách tình cảm, nhưng tính cách xã hội của ơng vượt trội hơn.
Ví dụ: Vào năm 2003 ơng nói chuyện với gần 6.000 cán bộ chủ chốt của TP, Bí thư
Nguyễn Bá Thanh “dằn mặt” thói hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công
chức từ UBND TP đến các sở, ban, ngành và cả ở cơ quan thành ủy. Ơng ví những cán bộ
hách dịch là “ơng trời con”, “là cá heo”… và thẳng thắn thừa nhận những sai phạm lớn
trong cán bộ, công chức không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm: Có sai phạm là cứ đổ
thừa cho tập thể, “sợi dây trách nhiệm rút hồi khơng hết”...
Ơng Thanh có khả năng hùng biện, nói có cương có nhu cả mấy tiếng đồng hồ đặc

sệt giọng Quảng Nam không cần sách vở mà người dân cứ ngẩn thích nghe. Lại có lúc ơng
“truy” cán bộ cấp dưới đến mức đổ mồ hôi hột. Sự việc rúng động nhất có lẽ là vào tháng
7-2003. Sau cuộc nói chuyện dài suốt hai tiếng rưỡi, ông Thanh tuyên bố cách chức ông
Trần Văn Thông (Trưởng BQL các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng TP Đà Nẵng)
và cảnh cáo một loạt giám đốc sở vì các sai phạm.


13

Nhưng cũng có lúc ơng cũng rất gần gũi, như khi ông nối chuyện với các cán bộ trẻ
của Đã Năng, ơng từng nói: “Các anh đã hứa thì phải làm. Sau này tui về hưu trở lại là dân
nếu các anh không làm, làm sai tui sẽ thay mặt dân chống gậy đi kiện”
2.2.3 Năng lực
Ông là một người có tài hùng biện, có tầm nhìn xa trong rộng và dám nghỉ dám
làm, với hàng loạt chỉ đạo và chính sách mà thời kỳ đó nhiều người cho là khơng tưởng.
Điển hình như:

2.2.3.1 Chương trình Thành phố “năm khơng, ba có” .
Lúc cơm chưa đủ ăn, dư luận cả nước lại được một phen kinh ngạc khi Bí thư
Nguyễn Bá Thanh tuyên bố xây dựng TP “năm không” (không có hộ đói, khơng có người
mù chữ, khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy trong cộng
đồng, khơng có giết người để cướp của) và “ba có” (có nhà ở, có việc làm và có lối sống
văn minh đơ thị). Nhiều người cho rằng đó là sự ảo tưởng.
Để thực hiện, Đà Nẵng xây hàng loạt nhà chung cư, nhà liền kề để bố trí cho hộ
nghèo, phụ nữ đơn thân, cán bộ công chức khó khăn, gia đình chính sách và hộ giải tỏa. Đà
Nẵng khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chí của trung ương mà tự đưa ra chuẩn nghèo mới của
mình.
Trong giai đoạn này TP xuất hiện nạn thanh niên đâm ra hư hỏng, đua xe thâu đêm.
Ơng Thanh quyết định khơng chỉ xử phạt hành chính mà cịn tịch thu ln xe đua. Các “tay
đua” chống váng cịn dân tình thì hả hê. Nạn đua xe được dẹp, xe đua bị tịch thu tặng lại

cho người nghèo và các bác xe ôm tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Vấn đề lang thang xin
ăn làm xấu xí bộ mặt TP, ông Thanh quyết định cứ phát hiện ra người lang thang xin ăn là
người dân được thưởng 200.000 đồng. Từ đó người lang thang xin ăn được gom lại, người
khơng có gia đình được cho vào ở trung tâm bảo trợ xã hội, người có q qn thì TP chở
về giao cho địa phương.
2.2.3.2 Tầm nhìn Nguyễn Bá Thanh


14

Sau khi tách tỉnh, TP Đà Nẵng giải tỏa tới 100.000 hộ dân để chỉnh trang đô thị. Cả
TP gần như khơng có chỗ nào là khơng giải tỏa. Hầu hết người dân đồng tình giải tỏa để
xây dựng TP khang trang hơn và nhiều người dân nhờ vậy mà “một đêm ngủ dậy thành tỉ
phú”. Tuy nhiên, cũng có người khơng đồng tình, khiếu kiện, từ Cồn Dầu đến Chi Lăng, từ
Hòa Quý đến Thuận Phước… Để giải quyết khiếu kiện, ông Thanh đến gặp từng hộ dân và
vận động, giải thích. Có lúc họp dân để đối thoại q bữa, ơng đành gặm bánh mì cầm cự
với cơn đói.
Khi tiến hành giải tỏa, ơng Thanh u cầu khai thác thêm quỹ đất ven các trục
đường, các khu dân cư để bán thu tiền về cho ngân sách TP. Đây là cách làm tiên phong
trong cả nước. Để có đơ thị khang trang, ơng Thanh đưa ra ln chính sách đổi đất lấy hạ
tầng. Các công ty vào làm ăn ở TP Đà Nẵng cứ xây dựng hạ tầng, đường sá khang trang
cho TP sẽ được bố trí đất sau đó trừ dần vào tiền thuế. Cứ thế đường phố rộng thênh thang
với hạ tầng hiện đại. Nói khơng ngoa đô thị Đà Nẵng bây giờ thuộc loại đẹp nhất nước.
Nhiều chính sách của ơng Thanh đưa ra đều “xé rào” theo kiểu “Đà Nẵng cứ làm
trước rồi xin trung ương sau”. Ban đầu nó gây sốc, tạo ra các cuộc tranh cãi nảy lửa.
Nhưng sau đó thì trung ương nhận định “cần nhân rộng cách làm của Đà Nẵng”. Các địa
phương khác cũng được khuyến khích học tập mơ hình Đà Nẵng.
2.3 Đánh giá thực trạng
2.3.1 Ưu
2.3.1.1 Tính khí

Với tính khí nóng pha trộn với tính khí linh hoạt, ông Nguyễn Bá Thanh đã quyết
liệt trong hoạt động chỉ đạo điều hành, đưa Đà Nẵng phát triển và đi lên nhanh chóng với
những quyết sách cương quyết và hợp với lòng dân. Biến Đã Nẵng từ một thành phố mới
tách tỉnh trở thành một thành phố đáng sống.
Từ các dấu ấn xây dựng cầu sơng Hàn, chương trình “năm khơng, ba có”, chỉnh
trang đơ thị, với mỗi cơng trình, mỗi con phố của Đà Nẵng ngày nay, đâu đâu chúng ta đều
bắt gặp bóng hình của người bí thư tận tụy vì nước vì dân.


15

Hay trong hoạt động chống thói quan liêu hách dịch của cán bộ, ông đã công khai
phê phán và xử lý quyết liệt nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền và đặc biệt là nạn tham
nhũng của một bộ phận cán bộ cơng chức thời đó.
2.3.1.2 Tính cách
Với tính cách pha trộn giữa con người tình cảm và con người xã hội, ông sẵn sàng
đối thoại với tất cả người dân, từ bà bán cá, ơng đạp xích lơ, phụ hồ hay bất kỳ nhân dân
nào đang gặp khó khăn cần hỗ trợ ông đều sẽ gặp, lắng nghe và hỗ trợ.
Với các thiếu niên hư hỏng, ông Thanh trước hết không bắt phạt mà đưa đi thăm
trại cải tạo rồi hỏi “ở đó có khổ khơng”; rồi ơng lại đưa lên Bà Nà để thấy người ta tận
hưởng cuộc sống tươi đẹp ra sao. Rồi ông để các thiếu niên ấy tự nhận thức, tự quyết định,
tự lựa chọn cuộc sống của mình.
Người ra tù cũng được ơng Bá Thanh cho tiền để làm lại cuộc đời. Những người
đạp xích lơ, cựu chiến binh, ngày lễ tết ơng Nguyễn Bá Thanh bao giờ cũng yêu cầu thành
phố quan tâm bồi dưỡng vài trăm nghìn, hay những bà tiểu thương cũng được động viên ít
tiền ăn tết. Ơng Thanh biết cách làm người dân nghèo cảm động.
Với cán bộ thì ông Bá Thanh nghiêm khắc. Ông Thanh hỏi đến cán bộ đô thị chỗ
nào đường hỏng, cống ngập mà cán bộ đơ thị khơng trả lời được thì cán bộ đó khơng n
với ơng Thanh.
2.3.1.3 Năng lực

Với người lãnh đạo có tầm nhìn xa trơng rộng, dám nói dám làm, quyết liệt trong
chỉ đạo điều hành và có phần “xé rào” trước cả những chủ trương từ trung ương thời đó. Ơ
đã đưa Đà Nẵng đi lên từng ngày, thay da đổi thịt từng ngày. Diện mạo thành phố ngày
càng thay đổi, người nghèo được quan tâm chắm sóc, người vô gia cư được đưa về nơi hỗ
trợ người vô gia cư.
Nạn trộm cặp, đua xe, giết người cướp của của các thanh niên hư hỏng cũng giảm
hẳn dưới thời kỳ ông. Nạn hạch sách, quan liêu nhũng nhiễu dân của một bộ phận cán bộ


16

biến chất cũng giảm hẳn. Tất cả những điều đó chính là do bộ mặt kinh tế xã hội, cơ sở hạ
tầng của thành phố Đà Nẵng thay đổi, và bất cứ ai, bất cứ người dân nào của thành phố Đà
Nẵng khi nhắc đến những điều ấy đều sẽ nhắc đến Nguyễn Bá Thanh, người có cơng đầu
trong việc xây dựng, phát triển Đà Nẵng.
2.3.2 Nhược
2.3.2.1 Tính khí
Với tính khí nóng và pha trộn với tính khí linh hoạt, dẫn đến ông Nguyễn Bá Thanh
khi chỉ đạo và điều hành cơng việc có phần độc đốn.
Các quyết sách của ông trong việc giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng trong
chương trình chỉnh trang đơ thị của thành phố cũng gặp nhiều khó khăn và bất trắc, gặp sự
bất đồng ngấm ngầm từ cán bộ dưới quyền và sự phản đối không nhỏ từ trung ương.
Hay trong việc xây dựng cầu sông Hàn, cũng để lại nhiều điều tiếng, bên cạnh được
sự đồng thuận của 1 số nhân dân ông cũng vấp phải sự khiếu kiện của một bộ phận không
nhỏ của người dân, khi các công tác liên quan đến đền bù và giải phóng mặt bằng chưa
hồn tất, mà ơng vẫn chỉ đạo triển khai.
2.3.2.2 Tính cách
Với tính cách pha trộn giữa tình cảm và xã hội, ông là người có tài hùng biện và
nhạy bén trong việc sắp xếp, ra các quyết sách chủ trương cho thành phố Đà Nẵng. Bên
cạnh đó là hoạt động chỉ đạo điều hành sâu sát, chi tiết đến các công việc của thành phố,

ông cũng gặp sự không đồng thuận của các cấp dưới quyền khi nhiều lần ông can thiệp quá
chi tiết vào hoạt động của cán bộ cấp dưới.
Ví dụ như trong hoạt động chỉ đạo chỉnh trang đô thị thành phố, việc xem xét avf
phê duyệt các bản vẽ quy hoạch thành phố là nhiệm vụ của chính quyền thành phố Đã
Nẵng, nhưng ơng là cương vị bí thư lại lạm quyền can thiệp làm ln cả việc của cấp dưới
như vậy sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của bộ máy, và sẽ biến các thuốc cấp
dưới quyền trở nên bất lực và bù nhìn.


17

2.3.2.3 Năng lực
Tuy ơng là người có năng lực, dám nghỉ dám làm dám chịu trách nhiệm, có tầm
nhìn xa trông rộng, những tố chất hế sức cần thiết của một người lãnh đạo, đặc biệt là
người đứng đầu của cả thành phố. Tuy nhiên, đặc trong bối cảnh của Đà Nẵng thời đó, ơng
đã nhiều lần đề ra các chính sách và thực thi các chính sách khi mà cả nước chưa có tiền lệ
đó, thực hiện dạng “Đà Năng làm trước báo sau” đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận nãy
lửa , cũng để lại nhiều khó khăn trên con đường hoạt động của ơng sau này, vì là người
thường xun cầm đèn chạy trước ơ tơ.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 là chương sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nguyễn Bá Thanh,
người lãnh đạo tài ba đã để lại dấu ấn của mình trên mỗi con đường ngõ phố và gắn liền
với sự phát triển của Đã Nẵng. Nói đến ơng là nói đến một lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa
trơng rộng, dám nghĩ dám làm, một người tận tụy vì dân.
Trong thời kỳ là Bí thư thành ủy Đà Nẵng, tâm lý lãnh đạo của ơng góp phần rất lớn
trong việc đưa Đà Nẵng phát triển, nhưng cũng có nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến bản
thân và danh tiếng bản thân.

Chương 3 : GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH
TRONG GIAI ĐOẠN LÀM BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NĂNG

3.1 Mục tiêu của Giải pháp
Qua phân tích tâm lý lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh trong giai đoạn là Bí thư
thánh ủy Đã Nẵng, chúng ta đã thấy được các thuộc tính tâm lý lãnh đạo của ơng. Với các
thuộc tính tâm lý này, chúng ta thấy được có ưu điểm và nhược điểm trong quá trình đưa ra
quyết sách, chỉ đạo và điều hành.


18

Mục tiêu giải pháp đưa ra nhằm phát huy các ưu điểm trong tính cách, tính khí và
năng lực của ơng để hồn thiện hơn trong q trình chỉ đạo, điều hành và sắp xếp công
việc. Đồng thời cũng sẽ hạn chế các nhược điểm trong công tác chỉ đạo điều hành này.
3.2 Giải pháp về tâm lý lãnh đạo của ơng Nguyễn Bá Thanh trong giai đoạn làm bí
thư thành ủy Đà Nẵng
3.2.1 Phát huy Ưu
3.2.1.1 Tính khí
Phát huy tính cách linh hoạt trong hoạt động chỉ đạo điều hành và ra quyết sách
trong việc phát triển cơ sơ hạ tầng, chỉnh trang đơ thị và các chương trình chính sách có lợi
cho bộ mặt kinh tế xã hội Đà Nẵng.
Tăng cường hoạt động giao tiếp, đối thoại và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Với
hoạt động này, không những sẽ gần gũi nhân dan, lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của
nhân dân, mà còn sẽ giúp ông có được những sáng kiến thiết thực trong việc xây dựng và
phát triển Đà Nẵng.
Đấy mạnh các buổi trao đổi, tọa đàm với lãnh đạo các cấp của thành phố Đà Năngx,
nhằm hạn chế các tệ nạn quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu và hạch sách nhân dân. Tăng
cường quán triệt và sâu sát giám sát hơn nữa các chính sách và chỉ đạo đến các cơ quan
chức năng, nhằm tránh tình trạng làm qua lịa, làm cho có.
3.2.1.2 Tính cách
Tăng cường các hoạt động quan tâm chăm lo người nghèo, người vô gia cư và
thanh thiếu niên hư hỏng, thơng qua các chương trình lắng nghe. Có các hành động kịp

thời hơn nhằm định hướng cho các thiếu niên này có điều kiện hịa nhập cuộc sống, từ đó
sẽ góp phần rất lớn kéo dãn nạn trộm cắp, giết người cướp của.
Cần tổ chức thường xuyên hơn việc tiếp đón và đối thoại với nhân dân, trên nhiều
kênh, nhiều khung giờ và nhiều đối tượng hơn.


19

Song song với bản thân ông là người gần dân chăm lo cho dân, thì cần đào tạo, phát
triển và định hướng cho các tầng lớp lãnh đạo của Đà Nẵng, đặc biệt là các lãnh đạo trẻ,
cũng có suy nghỉ như ơng, tất cả đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích cá nhân, đặt lợi
ích của sự phồn thịnh và phát triển Đà Nẵng là nhiệm vụ suốt đời để phấn đấu. Có như thế,
mới đưa Đà Nẵng phát triển bền vững và mạnh mẽ.
3.2.1.3 Năng lực
Tiếp tục phát huy tinh thần dám nghỉ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Thường
xuyên đưa ra các quyết sách và các chủ trưởng có lợi cho sự phát triển của Đà Nẵng. Để
các hoạt động, chủ trương chính sách đó thức chức và đi vào lịng dân, vào lịng tất cả cán
bộ và qn dân Đà Nẵng, ơng Nguyễn Bá Thanh cần tổ chức lắng nghe ý kiến của các tầng
lớp nhân dân, trong hoạt động xây dựng và phát triển thành phố. Từ ông bán cá, bà bán
rau, các tầng lớp trí thức, quân nhân của Đà Nẵng, để họ thấy được họ có đóng góp trong
cơng cuộc phát triển thành phố, họ là mọt phần của thành phố Đà Năng đáng sống.
3.2.2 Khắc phục Nhược
3.2.2.1 Tính khí
Cần hạn chế việc phê bình cơng khai các lãnh đạo thành phố trong các chương trình
nghị sự, các buổi tọa đàm hoặc các buổi họp.
Cần tăng cường kiểm soát cảm xúc, không tuyên bố cách chức các cấp cán bộ. Vì
như thế sẽ gây tâm lý hoang man lo lắng và áp lực vơ hình cho các cán bộ dưới quyền. Từ
đó sẽ sinh ra tâm lý hoang man, che dấu và dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong các công
chức là sợ trách nhiệm, đổ lỗi, làm 1 báo cáo 10.
3.2.2.2 Tính cách

Ơng cần hạn chế tự mình tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của tồn bộ người dân. Vì
như thế sẽ khơng phát huy được vai trị của chính quyền và các lãnh đạo phía dưới. Mà cần
phân công, phân chia việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến của nhân dân cho nhiều đối tượng
lãnh đạo các cấp, để họ phát huy được vai trị, đồng thời cũng góp phần đào tạo một thế hệ
lãnh đạo kế thừa, biết lo cho dân và vì dân.


20

Hạn chế cơng tác việc gì mình cũng hỏi, cũng làm, cũng suy nghi mà cần phân cấp,
phân quyền chịu trách nhiệm phù hợp.
3.2.2.3 Năng lực
Hạn chế việc đưa ra các chính sách chủ trương theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”,
như thế sẽ sinh ra tâm lý và các phản ứng tiêu cực của các cán bộ trung ương và tâm lý ỷ
lại của cán bộ dưới quyền tại Đà Nẵng. Vì hộ sẽ cho rằng, Đà Nẵng cứ làm, trước sau gì
nhân viên cũng cho.
Tuy là người có năng lực hoạch định và tầm nhìn, nhưng ơng cũng nên tạo điều
kiện để nhân viên dưới quyền thể hiện, không nên ôm việc vào người, không nên lạm
quyền mà can thiệp vào công việc của nhân viên dưới quyền, biết họ thành bù nhìn, sẽ
mang nhiều hệ lụy cho sự phát triển công tác cán bộ của thành phố.

Tóm tắt chương 3
Chương 3 nêu ra các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa các ưu điểm của tâm lý lãnh
đạo của ông Nguyễn Bá Thanh trong việc lãnh đạo và điều hành thành phố Đà Nẵng. Giải
pháp đưa ra bao gồm 2 nhóm giải pháp; giải pháp huy ưu điểm trong tâm lý lãnh đạo của
ông Nguyễn Bá Thanh và giải pháp hạn chế các nhược điểm của ông.
Về phát huy ưu điểm, cần nâng cao hơn nữa các hoạt động lẵng nghe nhân dân, xây
dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa như ông, trao quyền phù hợp.



21

Về hạn chế nhược điểm, cần hạn chế ôm việc, lạm quyền và độc đoán để tạo nên
đội ngũ cán bộ gắn bó với nhân dân, hiểu nhân dân và vì nhân dân.


22

KẾT LUẬN

Thơng qua tiểu luận về phân tích tâm lý lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh trong
giai đoạn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. chúng ta thấy được rằng, việc lãnh đạo chỉ đạo
đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tổ chức, chỉ đạo nhân
viên dưới quyền thực thi các nhiệm vụ, các sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của người lãnh
đạo đề ra. Việc lãnh đạo thành cơng địi hỏi nhiều kỹ năng, tuy nhiên chúng ta thấy được
kỹ năng tâm lý lãnh đạo đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành.
Việc sử dụng kỹ năng lãnh đạo hài hòa, đúng lúc, đúng người, đúng chỗ sẽ tạo nên
sức mạnh và sự đồng lòng của nhân viên dưới quyền đi theo con đường và mục tiêu chúng
ta đã lựa chọn. Các nhân viên dưới quyền sẽ xem chúng ta là hình mẫu để noi theo, từ đó
tạo ra thế hệ kế thừa mang tầm nhìn, sứ mạng và năng lực, tính cách tương đồng với người
lãnh đạo, nhằm mục tiêu là đưa tổ chức phát triển nhanh chóng, vượt bậc và trường tồn.
Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao và phát huy tối đã kỹ năng tâm lý lãnh đạo, nhằm
hiểu nhân viên dưới quyền họ cần gì, chúng ta cần gì để có tiếng nói chung. Tránh các yếu
tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người lãnh đạo, làm
mất đi vai trò của nhân viên dưới quyền.
Ví dụ như: Lạm quyền, mất kiềm chế cảm xúc trong hoạt động giám sát nhân viên
thực thi kế hoạch, chiến lược chúng ta đã đề ra. Hay như thiếu kiềm chế trong việc phê
bình, cũng sẽ ảnh hưởng tâm lý nhân viên dưới quyền.
Một điều cũng hết sức quan trọng trong sử dụng kỹ năng tâm lý lãnh đạo là phải
biết xây dựng tiếng nói chung trong toàn bộ tổ chức. Biến ý tưởng của người lãnh đạo trở

thành ý tưởng chung của toàn thể nhân viên, thường xuyên tổ chức các hoạt đóng góp ý
tưởng, hoặc cho nhân viên tham gia đóng góp kế hoạch chiến lược, từ đó giúp họ hiểu rõ
hơn các kế hoạch chiến lược này, khi đó hoạt động thực thi các kế hoạch chiến lược sẽ diễn
ra cực kỳ chủ động từ phía nhân viên, và hết sức hiệu quả.



×