Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng nguyễn nhật quang ngô hướng người hướ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHẬT QUANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC
KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHẬT QUANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC
KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGƠ HƯỚNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm ........
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Nhật Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực
hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân
vai trị định hướng khoa học của PGS.TS. Ngơ Hướng, giúp tơi hình thành ý tưởng

nghiên cứu và dìu dắt tơi từng giai đoạn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn về đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng”.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh/chị Lãnh đạo phòng và
đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng đã
tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, đồng thời hỗ trợ, tư vấn cho tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ln động viên,
chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tôi để hoàn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức cịn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp
và các bạn học viên.
Tôi chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm .........
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Nhật Quang


iii

TĨM TẮT
1.1

Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng đối với phân khúc khách

hàng bán bn
1.2


Tóm tắt: Hoạt động tín dụng ln được xem là hoạt động kinh doanh

chính, đem lại lợi nhuận chính yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt
động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng nếu muốn đảm bảo mục
tiêu lợi nhuận, cần phải luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của hoạt động
tín dụng. Chất lượng tín dụng khơng cao sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Song các ngân hàng thương mại vẫn còn chưa thật chú tâm một
cách đầy đủ và trọn vẹn đối với toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng, gây bất lợi cho chính ngân hàng. Vì lẽ đó, luận văn này được thực hiện với
mục tiêu chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng (Vietcombank Kỳ Đồng),
đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán buôn và đề xuất các giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và đối với phân khúc khách hàng bán
bn nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng tín dụng của Vietcombank
Kỳ Đồng trong giai đoạn 2014-2019 ở mức tương đối cao, hiệu quả hoạt động ở mức
tốt so với khu vực trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lượng tín
dụng, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán bn có xu hướng giảm nhẹ kể
từ năm 2017 đến nay, phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu đối với khách hàng doanh
nghiệp bán bn. Tác giả đã tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân gây phát sinh nợ quá
hạn, các yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng và có một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Kỳ Đồng. Tóm lại, luận văn có đóng
góp về mặt thực tiễn tại chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng
tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán bn
nói riêng.
1.3

Từ khóa: Chất lượng tín dụng, Vietcombank chi nhánh Kỳ Đồng


iv


ABSTRACT
1.1

Title: Improve the credit quality of the wholesale customer segment at

Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Ky Dong branch.
1.2

Abstract: Credit activity has always been considered as the main

business activity, bringing in major profits for commercial banks. However, this
activity is always potentially risky, requiring that banks, if they want to ensure profit
targets, should always pay attention to improving the quality of credit activities. The
low credit quality will have a great impact on the performance of the bank. However,
commercial banks have not yet fully and completely paid attention to all the factors
that can affect the credit quality, detrimental to the banks themselves. Therefore, this
thesis is conducted with the aim of pointing out the important factors affecting credit
quality at the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Ky Dong
Branch (Vietcombank Ky Dong), especially for with wholesale customer segment
and propose specific solutions to improve credit quality in general and for wholesale
customer segment in particular. The research results show that the credit quality of
Vietcombank Ky Dong in the period 2014-2019 was relatively high, the performance
was good compared to the region in the period of research. However, credit quality,
especially for the wholesale customer segment, has tended to decrease slightly since
2017, resulting in overdue debts and bad debts for wholesale customers. The author
has researched and gave the causes of overdue debts, factors that reduce credit quality
and have a number of solutions to improve credit quality at Vietcombank Ky
Dong. In summary, the thesis has a practical contribution at the branch, contributing
to improving operational efficiency, credit quality in general and credit quality for

the wholesale customer segment in particular.
1.3

Keywords: credit quality, Joint Stock Commercial Bank for Foreign

Trade of Vietnam – Ky Dong branch.


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

STT

Giải nghĩa tiếng Việt

1.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

2.

NHTM

Ngân hàng thương mại


3.

PGĐ

Phó giám đốc

4.

TCTD

Tổ chức tín dụng

5.

Vietcombank Kỳ Đồng Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi
nhánh Kỳ Đồng


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

1.


NIM

Net Interest Margin

2.

SME

Small

and

Giải nghĩa tiếng Việt
Thu nhập lãi cận biên

Medium Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Enterprise
3.

Vietcombank Joint Stock Commercial Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Bank for Foreign Trade Việt Nam
of Vietnam


vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................9
1.1. Tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại .......................................9
1.1.1.

Khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng doanh nghiệp ......................9

1.1.2.

Phân loại tín dụng ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp ......10

1.1.3.

Điều kiện tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.
14

1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................................15
1.2.1.

Khái niệm về chất lượng tín dụng .....................................................15

1.2.2.


Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng .........................................17

1.2.3.

Các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng ....................................21

1.2.4.
hàng

Phân khúc khách hàng và quản trị tín dụng trên cơ sở phân khúc khách
26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC
KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CN KỲ ĐỒNG ...................................................................................30
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - CN Kỳ Đồng 30
2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển .....................................................30

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động .................................................................32

2.1.3.

Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp ...................................33



viii

2.1.4.
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2019 tại Vietcombank
Kỳ Đồng 34
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - CN Kỳ Đồng .........................................37
2.2.1.

Chất lượng tín dụng thể hiện theo các chỉ tiêu đo lường ..................37

2.2.2.

Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp theo khảo sát ...............46

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Kỳ Đồng ...............52
2.3.1.

Thành quả đạt được ...........................................................................52

2.3.2.

Tồn tại ................................................................................................53

2.3.3.

Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng...............55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN
KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KỲ ĐỒNG ...............................................59
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng .................................59
3.1.1.
Đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam - Kỳ Đồng .................................................................................................60
3.1.2.
Đối với hoạt động tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng ............................................61
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng ......................................63
3.2.1.
Hồn thiện chính sách và quy trình tín dụng dành riêng cho phân khúc
khách hàng bán buôn .........................................................................................63
3.2.2.

Đẩy mạnh hiệu quả khai thác, xử lý và sử dụng thông tin ................64

3.2.3.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức cho cán bộ,
bổ sung thêm các bộ phận chuyên trách ...........................................................64
3.2.4.

Tăng cường quản lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ..........................65

3.2.5.

Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm ................................................65


3.2.6.

Rà soát và điều chỉnh lại danh mục tín dụng.....................................65

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ......66


ix

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................68
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... xi
Phụ lục I: ................................................................................................................. xiii
Phụ lục II: ................................................................................................................ xiv
Phụ lục III: .................................................................................................................xv
Phụ lục IV: ............................................................................................................. xvii
Phụ lục V: ................................................................................................................ xix
Phụ lục VI: ............................................................................................................ xxvi
Phụ lục VII: .......................................................................................................... xxvii


x

DANH MỤC BẢNG
STT bảng

Nội dung

2.1


Kết quả kinh doanh năm 2018-2019 .................................................... 35

2.2

Chi tiết dư nợ theo nhóm nợ ................................................................. 38

2.3

Tiêu chí phân loại quy mơ khách hàng ................................................ 38

2.4

Chi tiết dư nợ nợ theo kỳ hạn vay đối với phân khúc khách hàng doanh
nghiệp quy mô bán buôn qua các năm ................................................. 39

2.5

Dư nợ theo tính chất đảm bảo của khách hàng phân khúc bán buôn qua
các năm ................................................................................................. 41

2.6

Phân loại chi tiết tỷ trọng nhóm nợ qua các năm ................................. 42

2.7

Chi tiết tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu trong dư nợ khách hàng phân
khúc bán buôn qua các năm ................................................................. 42


2.8

Thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm ...................................... 44

2.9

Tỷ lệ ý kiến khảo sát về thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách
hàng bán buôn của Vietcombank Kỳ Đồng ......................................... 47


xi

DANH MỤC HÌNH
STT hình

Mơ tả

2.1

Lợi nhuận từ 2014 - 2019 và tốc độ tăng trưởng qua các năm ................. 35

2.2

Số dư huy động vốn từ 2014 - 2019 và tốc độ tăng trưởng qua các năm 36

2.3

Tổng dư nợ tín dụng từ 2014 - 2019 và tốc độ tăng trưởng ...................... 37

2.4


Chi tiết tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn qua các năm ................................ 40

2.5

Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm 2014 – 2019 ................. 43

2.6

Thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm ........................................... 45

2.7

Thông tin chung về đối tượng khảo sát ..................................................... 47


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động tín dụng ln là mảng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt
động của ngành Tài chính - ngân hàng, ngành mà vốn dĩ đã là một ngành có tính nhạy
cảm cao. Do đó, việc phải thận trọng đối với tất cả các bước trong quy trình cấp tín
dụng là vơ cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, mà ở đây
là Ngân hàng Nhà nước, cùng với các Ngân hàng trong hệ thống kinh tế luôn nêu cao
tinh thần thận trọng với mảng hoạt động tín dụng. Thời gian qua, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khá nổi bật trong việc kiểm soát rủi ro, đồng
thời nâng cao chất lượng của công tác cấp tín dụng, thể hiện thơng qua việc trích lập
dự phịng nợ xấu, nợ có vấn đề được thực hiện thực chất hơn, khi Ngân hàng đã khơng
cịn nợ tại Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, song song với việc gia tăng quy
mơ dư nợ tín dụng nhanh thì việc gia tăng rủi ro tiềm ẩn là điều tất yếu. Mức độ rủi
ro xảy ra đến mức nào thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như việc quản lý, kiểm soát và
thực hiện đúng các quy trình tín dụng hiện hành.
Thực tiễn cũng cho thấy, việc chỉ xem xét về mức độ rủi ro trong cơng tác cấp
tín dụng chưa phản ánh đầy đủ để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng, vì thực
thế các NHTM có thể có nợ xấu tỷ lệ thấp, nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng không
cao, như lãi suất cho vay thấp, mang về lợi nhuận thấp… còn nếu chỉ quan tâm đến
nợ quá hạn, nợ xấu thì khơng thể tìm ra ngun nhân cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng.
Việc nghiên cứu chất lượng tín dụng phải dựa trên tổng thể các yếu tố đánh giá
như về quy mơ tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng, tỷ trọng nợ quá hạn, thu
nhập từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập chung, … thì ngân hàng sẽ có được những
đánh giá chính xác. Từ đó mới có thể phân tích sâu sát nguyên nhân ảnh hưởng và
đưa ra các giải pháp khắc phục.


2

Thực tế tại các NHTM cho thấy, tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng cho các khách hàng
quy mơ lớn đến rất lớn (gọi chung là quy mô bán buôn) trong việc cấp tín dụng của
các NHTM là rất cao thường chiếm từ 50% đến 60%.
Từ những quan điểm nêu trên, ta thấy, Cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng,
đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán bn có ý nghĩa trong thực tiễn, góp
phần nâng cao một cách bền vững lợi nhuận và hạn chế rủi ro của Ngân hàng.

2. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động tín dụng đã và đang là hoạt động chính yếu, mang về lợi nhuận chính
và quan trọng nhất đối với các NHTM, trong đó, tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp có quy mơ bán bn có vai trị quan trọng vì chiếm phần lớn trong dư nợ cấp

tín dụng của các NHTM.
Cụ thể, tại Vietcombank, thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện đang chiếm gần
80% tổng thu nhập của Ngân hàng, trong đó, dư nợ cấp tín dụng cho phân khúc khách
hàng bán buôn chiếm từ 50% đến 60%, cho thấy vị thế quan trọng trong nguồn thu
đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các NHTM luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro,
nguyên nhân có thể từ khách quan (như tình hình thiên tai, dịch bệnh, mơi trường
kinh tế - chính trị; đặc điểm văn hóa - xã hội; mơi trường pháp lý…) và các nguyên
nhân chủ quan (như khẩu vị rủi ro của ngân hàng; đội ngũ nhân viên chưa đủ năng
lực hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp, trình độ quản lý của lãnh đạo; khách hàng khơng
trung thực, khơng có thiện chí; khách hàng vay vốn đầu tư vào những lĩnh vực, ngành
nghề bị cấm hoặc nhạy cảm,…) khiến các NHTM phải gánh chịu những tổn thất về
tài chính, về con người, ảnh hưởng đến uy tín, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền kinh tế, có thể gây ra khủng hoảng kinh tế. Chính vì lẽ đó, việc kiểm sốt,
phịng ngừa rủi ro phải là bài toán quan trọng mà các NHTM phải tập trung giải quyết,
đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, tác động của nền kinh tế hội nhập, ảnh hưởng của
thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 đã tác động cực kỳ mạnh mẽ đến nền
kinh tế, làm lộ rõ những yếu điểm còn tồn tại của nền kinh tế, đồng thời là những


3

thiếu sót trong q trình cấp tín dụng cịn xem nhẹ các yếu tố thiên tai, dịch bệnh.
Các tác động đều rất phức tạp và khơng có khn mẫu chung, địi hỏi các NHTM
phải từ những kinh nghiệm của chính để mình xây dựng các khung giải pháp, chỉnh
sửa quy trình cấp tín dụng, dự phịng rủi ro phù hợp với thực tế của từng Ngân hàng.
Với mực đích đánh giá chất lượng tín dụng, song song với việc tìm hiều nguyên
nhân phát sinh và tồn tại rủi ro của hoạt động cấp tín dụng để có thể đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM nói chung và tại
Vietcombank Kỳ Đồng nói riêng, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất

lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng” làm luận văn tốt nghiệp cao
học.

3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
nói chung và đối với phân khúc khách hàng bán bn nói riêng tại Vietcombank Kỳ
Đồng, giúp Ngân hàng nhận diện và có những đề xuất giúp hạn chế và kiểm sốt các
rủi ro tín dụng tiềm tàng, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng của Chi
nhánh.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận văn đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Thứ nhất, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán
bn và các biện pháp đảm bảo chất lượng tín dụng phân khúc này tại
Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng.

-

Thứ hai, Phân tích các nguyên nhân, hạn chế và đưa ra giải pháp, đề xuất kiến
nghị cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn
tại Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng thời gian tới.

4. Câu hỏi nghiên cứu


4


Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết những câu
hỏi sau:
-

Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại là gì, có ý nghĩa như thế nào
trong hoạt động của các ngân hàng?

-

Thực trạng chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn tại
Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng trong giai đoạn 2014 – 2019 ra sao?

-

Trong giai đoạn 2014 – 2019, Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng đã thực hiện
công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn
như thế nào?

-

Những điểm nổi trội, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động nâng
cao chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn của Vietcombank
Chi nhánh Kỳ Đồng trong giai đoạn này là gì?

-

Cần cải thiện những vấn đề gì tại Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng trong thời
gian tới để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và đối với phân khúc khách
hàng bán bn nói riêng?


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng khách hàng phân khúc bán buôn tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng.

-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Kỳ Đồng.

-

Phạm vi thời gian nghiên cứu:
 Dữ liệu thứ cấp: thu thập số liệu về báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo
hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ
Đồng giai đoạn 2014-2019.
 Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin, tiến hành khảo sát ý kiến của ban giám đốc,
lãnh đạo, nhân viên làm cơng tác tín dụng về chất lượng tín dụng doanh nghiệp
phân khúc bán bn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ
Đồng.


5

6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp định tính, trên cơ sở
kết hợp giữa các phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh.


-

Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: tác giả sử dụng số liệu thứ cấp được thu
thập từ các báo cáo, thống kê của Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng để tổng hợp
thành các chỉ tiêu có thể so sánh nhằm đánh giá cơng tác nâng cao chất lượng tín
dụng đối với phân khúc khách hàng bán bn.

-

Phương pháp phân tích, so sánh: trên cơ sở số liệu đã được thu thập và các chỉ
tiêu đã được tính tốn, tác giả tiến hành phân tích, so sánh nhằm đưa ra những
nhận định về thực trạng, kết quả, nguyên nhân, hạn chế trong công tác nâng cao
chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán bn trong hoạt động tín
dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng.

-

Thực hiện khảo sát đối với các lãnh đạo và nhân viên của Vietcombank Chi nhánh
Kỳ Đồng để tìm hiểu thực tế cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với phân
khúc khách hàng bán bn trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại
Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng, từ đó tìm ra ngun nhân và hướng giải quyết
cho đề tài nghiên cứu.

7. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài hướng đến quy trình nội bộ của Vietcombank,
thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, với mục tiêu nâng
cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu được cấu trúc thành 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng thương mại.

Tác giả chỉ ra các nội dung cơ bản về cấp tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng tín dụng hiện nay, cơ sở về phân khúc khách hàng và việc quản trị tín dụng
dựa trên cơ sở phân khúc khách hàng. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên
cứu của mình trong chương 2.


6

Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn và
công tác nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kỳ
Đồng.
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu về số liệu thực tế đánh giá chất
lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn giai đoạn 2014 - 2019,
những phương pháp thực hiện và kiểm soát chất lượng tín dụng trong thời kỳ này.
Từ thực trạng này, tác giả tiến hành phân tích về chất lượng tín dụng của ngân
hàng để tìm ra những giải pháp khắc phục sát với tình hình thực tiễn.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với công tác nâng cao chất
lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kỳ Đồng.
Đây chính là sản phẩm cuối cùng của luận văn, bao gồm những giải pháp đề xuất
và kiến nghị của tác giả để cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc
khách hàng bán buôn trong thời gian tới.

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Luận văn này sẽ lược khảo một số nghiên cứu như sau:


Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012) “Nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng Thượng mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

trong quá trình hội nhập”. Luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm phát triển Ngân hàng Ngoại thương trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế;



Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2016) “Giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam”. Luận án đã hệ thống các vấn đề về hiệu quả hoạt động của các Ngân


7

hàng Thương mại cổ phần Nhà nước tại Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả đã đề xuất các giải pháp có ý nghĩa
quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước tại Việt Nam nói chung và tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng;


Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2019) “Kiểm soát
nội bộ hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”.
Luận án đã hệ thống các vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm sốt hoạt động tín
dụng của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Tác giả đã đề xuất các giải
pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
sốt nội bộ hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt
Nam;




Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Võ Trần Ngọc Hưng (2014) “Giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Quảng Nam”. Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về
cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
và sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại. Luận án chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi và hướng sửa
đổi cụ thể trong cơng tác cấp tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, đề cập đến biện pháp thích
hợp mà Ngân hàng cần áp dụng để kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn
vốn và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động cấp tín dụng của mình. Tuy nhiên,
tác giả chưa đề cập đến công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng doanh
nghiệp cũng như chưa đề cập đến vấn đề quản trị rủi ro cụ thể tại các Chi nhánh
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam;
Khe hở/khoảng trống nghiên cứu đề tài



Các cơng trình, bài viết trên đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài,
song chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng trên cơ sở phân khúc
khách hàng bán buôn tại Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng. Nền kinh tế Việt


8

Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều biến động và gây ra rủi ro trong hoạt
động tín dụng rất cao, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán bn.
Vì vậy tác giả chọn đề tài để làm đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng phân
khúc khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng” nghiên cứu cho luận văn của mình.

9. Đóng góp của đề tài
Mục đích từ việc bổ sung, lấp đầy khe hở nghiên cứu như đã nêu ra trong phần
Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu, thực tế đối với Vietcombank Kỳ Đồng chưa có
bài nghiên cứu về chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn cũng như giải
pháp để nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán bn. Chính vì vậy,
đề tài sẽ khơng gặp vấn đề nghiên cứu trùng lặp với các nghiên cứu trước đây về mục
tiêu, thời gian nghiên cứu. Luận văn có những đóng góp mới như sau:
-

Về mặt lý luận: đề xuất các giải pháp hoàn thiện và củng cố các chốt kiểm sốt
rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng bán bn tại
Vietcombank Kỳ Đồng.

-

Về mặt áp dụng thực tiễn: việc hạn chế rủi ro tín dụng và kiểm sốt chất lượng
tín dụng đang được tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
Thực tế tại Vietcombank Kỳ Đồng, tình hình chất lượng tín dụng hiện tại của chi
nhánh chưa nắm được rõ ràng yếu tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
tín dụng và hiệu quả hoạt động chung của cả chi nhánh. Nhận thức được vấn đề
này, tác giả sẽ nghiên cứu và chỉ ra thực trạng về chất lượng tín dụng nói chung
và chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán bn nói riêng, những
điểm đã đạt được và những điểm còn tồn tại trong cơng tác tín dụng. Từ đó có
thể áp dụng một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Tác giả mong muốn những kiến nghị này sẽ giúp hoạt động tín dụng doanh nghiệp
tại Vietcombank Kỳ Đồng ngày càng hiệu quả, kiểm soát rủi ro ở mức tốt hơn
hiện tại.



9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức
tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng, trên cơ sở phải có sự
hồn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu (Lê Thị Tuyết Hoa, 2017). Việc hình thành
và phát triển của tín dụng bắt nguồn từ q trình sản xuất hàng hóa, vật chất. Trong
q trình phát triển, đến một giai đoạn nhất định, việc tạo ra hàng hóa lưu thơng làm
bộc lộ những mâu thuẫn tất yếu, vốn đã tồn tại song song trong sự lưu thông của tiền
tệ. Nội dung này bao gồm các vấn đề sau:
-

Bắt nguồn từ đặc tính tiền tệ lưu hành một cách tuần hồn trong mọi khía cạnh
của một nền kinh tế, dẫn đến việc thừa hay thiếu vốn tạm thời phát sinh tại một
số thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh doanh.

-

Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu chi tiêu, đầu tư và mong muốn sinh lợi của đa dạng
các chủ thể tồn tại trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn

giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (các NHTM/TCTD) giao hoặc cam kết

giao cho bên nhận tín dụng (Doanh nghiệp, cá nhận hoặc chủ thể khác) một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Bùi Diệu Anh, 2011). Xét theo quan điểm
này, tín dụng ngân hàng được xem là mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể tham gia
vào nền kinh tế với ngân hàng, mà trong đó ngân hàng được nhìn nhận như một định
chế tài chính đóng vai trị trung gian điều tiết và dịch chuyển nguồn vốn gián tiếp
thông qua các nghiệp vụ của mình từ đó điều tiết lại nguồn tiền lưu thơng trong nền
kinh tế. Do đó trong những mối quan hệ tín dụng đã thiết lập, bán chất của tiền tệ đã


10

được phân tách một cách độc lập giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Cụ thể trong
lập luận này, Tín dụng ngân hàng được chia thành những mối quan hệ sau:
-

Quan hệ vay mượn có sự hồn trả cả vốn lẫn lãi được xác định trong khoản thời
gian cụ thể;

-

Quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ sở hữu vốn sang người sử
dụng vốn, mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, hợp tác giữa hai
bên cùng có lợi;

-

Quan hệ chuyển nhượng một cách tạm thời quyền sử dụng vốn.
Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp được


nhìn nhận như là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, cùng
tồn tại hoạt động và vận hành đặt trong mối quan hệ tương hỗ của nền kinh tế.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp
Dựa vào các phương thức và tiêu chí khác nhau, tín dụng ngân hàng đối với
khách hàng doanh nghiệp thành nhiều loại, nhằm vừa đáp ứng các mục đích trong
quản trị, vừa để phân tích đánh giá hoạt động tín dụng hiện hành.
1.1.2.1.
-

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn

Tín dụng phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: Ngân hàng thực hiện việc
cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt
động trong nền kinh tế trên hầu hết lĩnh vực: nông nghiệp, thương nghiệp, công
nghiệp các loại, giao thơng vận tải, thương mại, viễn thơng, dịch vụ...

-

Tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu
cầu đầu tư, mua sắm các vật dụng, công cụ, dụng cụ thiết yếu phục vụ quá trình
đầu tư, mở rộng, phát triển, hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.


11

1.1.2.2.
-

Căn cứ theo thời hạn cấp tín dụng


Tín dụng ngắn hạn: là việc cấp tín dụng trong thời hạn tối đa là 12 tháng, được
dùng vào mục đích bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp
và đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Loại hình tín dụng này chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng.

-

Tín dụng trung hạn: là việc cấp tín dụng trong thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng. Loại hình tín dụng trong thời hạn này thường được các doanh nghiệp lựa
chọn để cải tiến hay đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,
đầu tư mua sắm tài sản cố định hay xây dựng các dự án ở quy mô nhỏ và thời hạn
thu hồi vốn nhanh tương dương với thời hạn cấp tín dụng.

-

Tín dụng dài hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Loại hình
tín dụng này dùng để đáp ứng nhu cầu dài hạn của các doanh nghiệp như: trang
bị các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà
xưởng, hoặc các cơng trình xây dựng nhà máy, sân bay, cầu đường, trường học


1.1.2.3.
-

Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng

Cho vay: là định nghĩa là hoạt động ngân hàng giao cho các đối tượng khách
hàng một khoản tiền với cam kết rằng khách hàng phải có nghĩa vụ hồn trả số
tiền gốc và lãi trong khoản thời gian xác định. Loại hình cho vay được xem như

là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng. Thời hạn vay là
khoảng thời gian được xác định từ lúc khách hàng hoàn thành tất cả các thủ tục
và hồ sơ vay cho đến thời điểm hoàn trả toàn bộ dư nợ gốc và lãi vốn vay đã được
thoả thuận đầy đủ trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa khách hàng và ngân
hàng. Trong đó, bao gồm các loại cho vay như sau:
 Hình thức cho vay từng lần (theo món): tại mỗi lần phát sinh nghĩa vụ cho
vay và nhận nợ nay không thường xuyên, khách hàng và ngân hàng thực hiện
hoạt động cho vay và ký kết các thỏa thuận liên quan. Phương thức này thường
được áp dụng trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với mục đích bù


12

đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, hay đầu tư dự án. Kế hoạch trả nợ gốc, lãi có
thể được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ hoạt động kinh doanh thực tế và các
nguồn thu của khách hàng.
 Hình thức cho vay theo hạn mức: khách hàng và ngân hàng cùng thỏa thuận
mức cấp tín dụng tối đa trong khoảng thời gian cụ thể. Phương thức này được
xây dựng cho các đối tượng khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh tương
đối ổn định, hiệu quả và thiết lập lịch sử quan hệ tín dụng uy tín và thường
xuyên với ngân hàng. Trong thời hạn có hiệu lực của giới hạn tín dụng được
cấp, khách hàng có thể vừa nhận nợ, vừa có thể trả nợ, sao cho có thể duy trì
tổng dư nợ tại mọi thời điểm khơng vượt q tổng hạn mức tín dụng được ngân
hàng cấp, được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng.
 Hình thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): Là hình thức có từ hai ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng trở lên cùng tham gia thực hiện việc cho vay đối với
cùng một đối tượng khách hàng nhằm thực hiện một phương án hay dự án vay
vốn. Mà trong đó, một ngân hàng/tổ chức tín dụng đứng ra đóng vai trị đầu
mối, các ngân hàng/tổ chức tín dụng cịn lại đóng vai trị là thành viên thực
hiện nghĩa vụ đồng tài trợ.

 Hình thức cho vay lưu vụ: đây là loại hình cho vay đối với các đối tượng cá
nhân, hộ gia đình phục vụ mục đích trồng các loại cây, chăn ni có tính chất
mùa vụ đáp ứng chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các loại cây công
nghiệp, cây lưu gốc được thu hoạch hàng năm, theo đó các khách hàng và các
tổ chức tín dụng áp dụng hình thức này sẽ thực hiện thỏa thuận dư nợ gốc của
chu kỳ trước được lưu lại, tiếp tục được dùng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo
nhưng không được phép vượt quá tổng thời gian của 02 (hai) chu kỳ sản xuất
nối tiếp nhau.
-

Chiết khấu: là hình thức khách hàng được ngân hàng ứng trước một khoản tiền
tương ứng với giá trị thương phiếu đã trừ đi phần thu nhập được quy định của
ngân hàng để có thể sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hay một giấy nợ.


×