Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng lê công bảo ngọc lê hà diễm chi người hướng dẫn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ CƠNG BẢO NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ CƠNG BẢO NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hà Diễm Chi

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tiêu đề
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2. Tóm tắt
Mục tiêu chính của luận văn là xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam ; và từ đó,
tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM tại Việt Nam.
Luận văn thực hiện các nội dung sau đây: thứ nhất luận văn đề cập và xem xét
các cơ sở lý thuyết về quản trị, cụ thể là lý thuyết người đại diện, lý thuyết quản lý,
lý thuyết các bên có liên quan. Đồng thời, tác giả sử dụng chỉ số ROE, ROA để đo
lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP. Trên cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan, tác giả đã xác định các biến thuộc quản trị công ty ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP.
Thứ hai, bằng việc áp dụng nghiên cứu định lượng với mơ hình FEM, REM và
phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất, tác giả đã xác định 4 biến tác động
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM CP, trong đó có 2 biến thuộc đặc điểm HĐQT
(thuộc về quản trị công ty). Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, các biến sau đây có tác động
đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam: quy mô HĐQT; số

lượng thành viên nữ trong HĐQT; số năm thành lập của ngân hàng; và tỷ lệ nợ xấu.
Cuối cùng, trên cơ sở kết quả đạt được, tác giả đã tiến hành đề xuất một số hàm
ý chính sách liên quan đến quản trị công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM CP Việt Nam.
3. Từ khóa
Quản trị cơng ty, hiệu quả hoạt động kinh doanh, FEM, REM ngân hàng TMCP,
Việt Nam


ii

ABSTRACT
1. Title
THE IMPACT OF BOARD CHARACTERISTICS ON COMMERCIAL
BANK PERFORMANCE IN VIETNAM.
2. Abstract
The major objective of the thesis is to identify factors of board characteristics
that affect the performance of Vietnamese joint-stock commercial banks. Hence, the
author proposes several policy implications to improve operational efficiency.
The thesis has done the following contents: firstly, the thesis mentioned about
the theoretical basis of governance, agency theory, stewardship theory, stakeholders’
theory. At the same time, the author uses return on equity and return on assets to
measure the performance of joint-stock commercial banks. Based on theories and
related studies, the author has identified variables of corporate governance that affect
the performance of those banks.
Secondly, by applying quantitative research methods (fixed effect model and
random effect model), the author has identified 4 variables that affect the performance
of joint-stock commercial banks. Among 4 variables, 2 variables are belonging to the
characteristics of the Board of Directors (corporate governance). At the statistical
significance of 5%, the following variables have a significant impact on the

performance of Vietnamese commercial banks: the size of the Board of Directors; the
number of female members in Board of Director; bank age and non-performing loans.
Finally, based on the achieved results, the author has proposed some policy
implications related to corporate governance (board characteristics) to improve the
performance of joint-stock commercial banks in Vietnam.
3. Keywords
Features of the board of directors, performance, FEM, REM, joint stock
commercial bank, Vietnam


iii

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Tác giả

LÊ CÔNG BẢO NGỌC


iv

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực

hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân
vai trò định hướng khoa học của TS. Lê Hà Diễm Chi trong việc hỗ trợ và đóng góp
ý kiến cho bài nghiên cứu của tác giả về đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM”.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ln động viên,
chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tơi để hồn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp
và các bạn học viên.
Trân trọng cảm ơn.

LÊ CÔNG BẢO NGỌC


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................i
ABSTRACT ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
MỤC LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .............................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
1.6 Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
1.7 Bố cục của luận văn ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM .................................... 7
2.1 Quản trị ngân hàng ........................................................................................ 7
2.1.1 Các lý thuyết về quản trị ....................................................................... 7
2.1.2 Khái niệm quản trị ............................................................................... 11
2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .................. 16


vi

2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM ......................................... 16
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ..... 18
2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước ................................................................ 20
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 20
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 27
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 27
3.2 Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu........................................................ 28
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 28
3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 31
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 31
3.3.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 31
3.3.2 Các biến trong mơ hình nghiên cứu .................................................... 33
3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 34
3.4.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) ........................................ 34
3.4.2 Mơ hình hồi quy cố định (FEM) và mơ hình hồi quy ngẫu nhiên (REM)
35
3.4.3 Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) .............................................. 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 40
4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................. 40
4.2 Kiểm định các khuyết tật và kết quả hồi quy ............................................ 42
4.2.1 Mô hình 1 ............................................................................................ 42
4.2.2 Mơ hình 2 ............................................................................................ 49
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 56
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 56
5.2 Định hướng phát triển hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
57


vii

5.3 Hàm ý chính sách ......................................................................................... 58
5.3.1 Quản trị cơng ty ................................................................................... 58

5.3.2 Các biến kiểm soát .............................................................................. 59
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 62
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
PHỤ LỤC

viii


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt

BCTN

Annual report

Báo cáo thường niên

CEO

Chief executive officer

Tổng giám đốc điều hành


CIC

Credit Information Center

Trung tâm thơng tin tín dụng

FEM

Fixed effect model

Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross domestic products

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Generalized least squares

Bình phương tối thiểu tổng
quát

HĐQT

Board of directors

Hội đồng quản trị


INF

Inflation

Lạm phát

LDR

Loan to deposit ratio

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy
động khách hàng

NH

Bank

Ngân hàng

NHNN

State Bank

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Commercial bank


Ngân hàng thương mại

NHTM CP

Joint-stock commercial bank

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTM NN

State-owned commercial bank

Ngân hàng thương mại nhà
nước

NPL

Non-performing loan

Tỷ lệ nợ xấu

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

QTDND
ROA


Quỹ tín dụng nhân dân
Return on assets

Lợi nhuận ròng trên tổng tài
sản


ix

ROE

Return on equity

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu

REM

Random effect model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

TCTD

Credit institutions

Tổ chức tín dụng

VCSH


Equity

Vốn chủ sở hữu


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp một số quan điểm đo lường về hiệu quả hoạt động .................17
Bảng 3.1: Diễn giải các biến của mơ hình ................................................................29
Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................31
Bảng 3.1: Danh sách các NHTM CP trong nghiên cứu ............................................32
Bảng 3.2: Các biến trong mô hình nghiên cứu .........................................................33
Bảng 4.1: Mơ tả mẫu nghiên cứu về đặc điểm HĐQT .............................................40
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến ...........................................................................41
Bảng 4.3: Kiểm định hiện tượng tự tương quan (mơ hình 1) ...................................42
Bảng 4.4: Hệ số VIF (mơ hình 1) ..............................................................................42
Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan (mơ hình 1) .....................................................43
Bảng 4.6: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (mơ hình 1) ................44
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp (mơ hình 1) ..................................44
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cuối cùng bằng phương pháp REM (mơ hình 1) ...........46
Bảng 4.9: Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê (mơ hình 1) ...........................47
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan (mơ hình 2) ...................................................50
Bảng 4.11: Hệ số VIF (mơ hình 2) ............................................................................50
Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (mơ hình 2) ..............51
Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng tự tương quan (mơ hình 2) .................................51
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp (mơ hình 2) ................................52
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy cuối cùng bằng phương pháp REM (mơ hình 2) .........53



xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lý thuyết quản trị và vai trị của HĐQT ...................................................14
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................30


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng
Nhắc đến ngân hàng là nhắc đến quy mơ. Tính đến tháng 11/2020, ngành ngân
hàng chiếm tỉ trọng gần 30% vốn hóa tồn sàn HOSE, đứng đầu trong tất cả các ngành
tại Việt Nam. Về nhân lực, ngành ngân hàng hiện đang sử dụng khoảng trên dưới
200.000 lao động. Có thể nói, các con số đó cho thấy sự đóng góp rất lớn của ngành
ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngành ngân hàng mang ý nghĩa thực tiễn, nhằm cung cấp thêm tư liệu
tham khảo đối với các nhà quản lý, nhà làm chính sách trong lĩnh vực ngân hàng hoặc
có liên quan đến ngân hàng. Qua đó, phần nào có thể giúp họ cải thiện hiệu quả.
Hội đồng quản trị ngành ngân hàng
Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng phải mới, tuy
nhiên, ít nghiên cứu đề cập đến hội đồng quản trị ngân hàng. Thập kỉ vừa qua, thị
trường đã chứng kiến hàng loạt vụ đại án có liên quan đến ngành ngân hàng; điều này
đã hé lộ vai trò quan trọng của những người đứng đầu trong hoạt động ngân hàng. Có
thể nói, những người đứng đầu ngân hàng cho thấy họ có sức ảnh hưởng rất lớn.
Thứ nhất, mục đích của quản trị NHTMCP là thiết lập cơ chế, quy trình để giám sát
việc thực thi trách nhiệm của người quản lý, điều hành nhằm để bảo vệ tốt nhất quyền
lợi của ngân hàng và của cổ đông. Điều này xuất phát từ bản chất mơ hình tổ chức

của NHTM là công ty cổ phần - công ty đối vốn mà ở đó quyền của cổ đơng dựa trên
cơ sở tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Thứ hai, quản trị NHTMCP là cơ sở cho việc thực thi các quyền của cổ đông. Việc
sở hữu trong các TCTD phải chịu nhiều giới hạn về tỉ lệ sở hữu hơn so với các ngành
khác. Do vậy, việc thực thi các quyền cổ đông ở NHTMCP cần được chú trọng bởi
số lượng cổ đông lớn và tỉ trọng nhỏ.


2

Thứ ba, quản trị NHTMCP bảo đảm tính minh bạch của các thơng tin tài chính, kinh
doanh và q trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, điều hành. Minh bạch
trong hoạt động ngân hàng là rất quan trọng vì nó có liên quan trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Thứ tư, quản trị NHTMCP giúp NHTMCP tiếp cận được nhiều nguồn lực khác bên
ngoài, nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.
Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng có đóng góp lớn cho xã hội.
Thứ hai, cịn khoảng trống trong việc nghiên cứu về quản trị ngân hàng.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM”. Với mong muốn góp phần giúp các học giả, nhà quản
lý cấp cao có thêm tư liệu tham khảo cho các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam và từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính
sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam thông qua các yếu tố thuộc quản trị công ty.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty, tụ thể là hội đồng quản trị ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc quản trị công ty, cụ thẻ là
hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP
Việt Nam.


3

- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua các yếu tố thuộc quản
trị công ty.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào thuộc quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam như thế nào?
- Những hàm ý chính sách nào cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua các yếu tố thuộc quản
trị công ty?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty, cụ thể là
hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam.
- Về thời gian: Trong nghiên cứu có sử dụng các số liệu thu thập từ năm 20082019.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu nghiên cứu bao gồm 31 NHTM CP Việt Nam (tính đến tháng 6/2019 theo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) với thông tin được lấy trong giai đoạn 2008-2019.
Các đặc tính được xem xét của hội đồng quản trị (HĐQT) bao gồm: sự đa dạng, sự
độc lập, trình độ. Sự đa dạng được xem xét dưới góc độ đa dạng về giới tính và đa
dạng về quốc tịch của HĐQT. Sự độc lập được xem xét ở khía cạnh kiêm nhiệm của


4

thành viên HĐQT. Trình độ được xem xét dưới góc độ bằng cấp sau đại học của thành
viên HĐQT. Các thông tin được thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM CP
Việt Nam.
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được phản ánh qua hai chỉ số: lợi nhuận sau
thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE). Các chỉ số được
thu thập từ báo cáo thường niên (BCTN) của các NHTM CP Việt Nam.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả: mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn
tổng qt về mẫu nghiên cứu. Thống kê các biến giải thích và biến phụ thuộc của các
Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến 2019 qua đó thấy được
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của từng biến
trong mơ hình cũng như kích thước mẫu.
Phương pháp định lượng: áp dụng mơ hình hồi quy bình phương bé nhất dạng
gộp Pooled OLS để hồi quy dữ liệu bảng bằng các kết hợp mơ hình hồi quy tác động
cố định (FEM), mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét, phân tích
các yếu tố. Để lựa chọn được mơ hình tối ưu, ta tiến hành kiểm định F để lựa chọn
giữa hai mơ hình OLS và FEM, nếu giá trị xác suất Prob (Chi-square) nhỏ hơn mức
ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối ưu hơn, tiếp theo đó tiến hành kiểm định Hausman
để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM, nếu giá trị xác suất Prob (Random) nhỏ hơn
mức ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối ưu hơn. Sau khi lựa chọn được mơ hình tối ưu
sẽ tiến hành kiểm định lại các giả định của mơ hình hồi quy OLS như hiện tượng đa
cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi. Khi các giả định hồi quy bị vi phạm

ta chuyển sang hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) để
khắc phục các vi phạm của giả định hồi quy.
1.6 Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở xác định và ước lượng tác động của các yếu tố thuộc quản trị công
ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam, kết quả nghiên
cứu này có thể được sử dụng với mục đích tham khảo bởi các nhà quản trị, nhà làm


5

chính sách, các học giả nhằm góp phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân
hàng cũng như trong hoạt động nghiên cứu và quản trị ngân hàng.
1.7 Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
- Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày những vấn đề chung về nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, và
những đóng góp của đề tài và bố cục đề tài.
- Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chương 2 trình bày nội dung cơ sở lý thuyết quản trị, hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, tổng kết các mơ hình nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng để làm cở sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên
cứu ở chương sau.
- Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cở sở lý thuyết chương 2, chương 3 đề cập về mơ hình nghiên cứu, các
biến nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu
đã sử dụng trong luận văn nhằm thu được kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 thực hiện thống kê mô tả các biến trong mơ hình, thực hiện các kiểm
định mơ hình nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình và phân
tích tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng.Từ kết quả đó đưa ra
mơ hình hồi quy phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại ngân hàng, yếu
tố kinh tế vĩ mô và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần.
- Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


6

Chương 5 đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế và hướng phát
triển tiếp theo. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTM CP Việt Nam thông qua các yếu tố thuộc quản trị công ty.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
2.1 Quản trị ngân hàng
2.1.1 Các lý thuyết về quản trị
2.1.1.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết người đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý công ty. Sự tách biệt này càng trở nên phổ biến khi các công ty ngày càng lớn
mạnh và mở rộng về quy mô, chủ sở hữu không đủ khả năng để tham gia điều hành
công ty mà họ sẽ có xu hướng thuê người để điều hành cơng ty. Tuy nhiên, có sự mâu
thuẫn giữa người chủ sở hữu và người quản lý chính là những người đại diện trong
việc điều hành hoạt động công ty khi đề cập đến lợi ích của riêng họ. Do đó, Vấn đề
người đại diện là một trong những vấn đề lâu đời vẫn tồn tại kể từ sự phát triển của

các công ty cổ phần. Với sự thay đổi của thời gian, vấn đề người đại diện đã có những
hình dạng khác nhau và các tài liệu đã có bằng chứng về vấn đề này.
Các tổ chức ngày nay luôn tập trung nhiều vào mối quan hệ giữa chủ sở hữu
(principal) và nhà quản lý (agent) để đảm bảo tối đa hóa giá trị cơng ty. Ngành ngân
hàng ngày nay cũng tồn tại nhiều vấn đề về mối quan hệ này và mâu thuẫn luôn xảy
ra trong hoạt động tài chính (Shah, 2014). Lý thuyết này được gọi là lý thuyết đại
diện (Agency theory). Lý thuyết đại diện được cơng nhận bởi Jensen & Meckling
(1976) và sau đó là Fama và Jensen (1983). Cốt lõi của lý thuyết này là việc sắp xếp
các quyền lợi xung đột thông qua việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý
trong tổ chức (Nguyễn Kim Quốc Trung, 2018).
Theo Jensen và Meckling (1976), lý thuyết người đại diện cho rằng khi có sự
tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ
sở hữu và người điều hành. Người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì
lợi ích tốt nhất của cổ đơng. Có thể xảy ra những trường hợp như sau:


8

+ Ban điều hành sử dụng tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, khiến vị
trí của họ ổn định hơn, lương và quyền lực lớn hơn.
+ Chế độ đãi ngộ, lương thưởng và những khoản trợ cấp rất lớn của người
điều hành được tính vào chi phí kinh doanh mà cổ đông phải gánh chịu.
+ Cán bộ điều hành có thể tham gia những khoản đầu tư mạo hiểm nhằm
thu lợi ngắn hạn.
Dựa trên lý thuyết người đại diện, việc kiêm nhiệm sẽ giúp giảm sự xung
đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu; tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H1: tỉ lệ kiêm nhiệm trong HĐQT ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh
2.1.1.2 Lý thuyết quản lý (Stewardship theory)
Lý thuyết quản lý là một khuôn khổ cho rằng mọi người về bản chất có động cơ

làm việc cho người khác hoặc cho tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm
mà họ được giao phó. Do đó, mọi người có tư duy tập thể và ủng hộ tổ chức hơn là
chủ nghĩa cá nhân và do đó làm việc hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ
chức, nhóm hoặc xã hội bởi vì làm như vậy mang lại cho họ mức độ hài lịng cao hơn.
Vì vậy, lý thuyết quản lý cung cấp một khuôn khổ để mô tả các động cơ thúc đẩy
hành vi của nhà quản trị trong các loại hình tổ chức khác nhau.
Người quản lý là người đảm nhận trách nhiệm quan tâm một thứ gì đó thay cho
một người hoặc một nhóm người khác. Do đó, người quản lý khơng có quyền sở hữu
đối với những gì họ có trách nhiệm quan tâm, tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ của mình
một cách tận tâm vì họ phải báo cáo cơng việc của họ cho chủ sở hữu. Nhìn chung
nhà quản trị chú trọng đến tài sản hoặc tài sản của người khác, mặc dù căn cứ theo
khái niệm là nhà quản trị cũng có thể áp dụng cho việc nhận trách nhiệm chăm sóc
người khác. Đặc điểm chính của người quản trị là trách nhiệm giải trình đối với hành
động của mình. Do đó, nghĩa vụ giải trình địi hỏi người quản lý phải đưa ra quyết
định và thực hiện các hành động có lợi cho chủ sở hữu bất kể hành vi đạo đức.


9

Lý thuyết quản lý đã được phát triển như một khuôn khổ để hiểu các động cơ
thúc đẩy hành vi của một quản lý trong bối cảnh tổ chức và xã hội. Do đó, lý thuyết
quản lý khác với lý thuyết đại diện (the agency theory) dựa trên chủ nghĩa cá nhân và
cho rằng động cơ làm cơ sở cho hành vi của mọi người trong tổ chức là sự thỏa mãn
cho lợi ích của họ. Ngược lại, lý thuyết quản lý lập luận rằng những người với tư cách
là người quản lý có tư duy tập thể và ủng hộ tổ chức, do đó có được lợi ích cao hơn
khi làm việc hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, nhóm hoặc xã hội.
Điều này khơng có nghĩa là người quản lý khơng chú trọng đến mục tiêu cá nhân của
họ. Các quản lý nhận ra sự đánh đổi giữa nhu cầu cá nhân và mục tiêu của tổ chức
nhưng tin rằng bằng cách làm việc để đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc tập thể,
nhu cầu cá nhân của họ cũng sẽ được đáp ứng (Davis & cộng sự, 1997).

Việc thể hiện hành vi có đạo đức của nhà quản lý trong thực tế đòi hỏi phải chấp
nhận rủi ro để hành động theo những cách sẽ duy trì các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo
đức bất chấp tác động tiềm tàng của nó đối với phúc lợi cá nhân và nghề nghiệp như
lòng tự trọng và danh tiếng của cá nhân. Sự phát triển của lý thuyết quản lý là một
phần của việc tìm kiếm rộng rãi hơn các lý thuyết thay thế để mô tả mối quan hệ giữa
một bên là các nhà quản lý với các cổ đông và các bên liên quan khác, bên ngồi đặc
tính chi phối lý thuyết đại diện. Mục đích của việc phát triển lý thuyết như vậy là để
giúp xác định rõ một mô hình quản trị thay thế trong các tổ chức doanh nghiệp và các
tổ chức khác. Trong các tập đoàn được tổ chức quy mơ lớn, mơ hình quản trị dựa trên
lý thuyết quản lý sẽ có những đặc điểm khác biệt và đơi khi hồn tồn trái ngược với
những đặc điểm mà lý thuyết đại diện đã đề cập.
Dựa trên lý thuyết Quản Lý, việc quy mô HĐQT tăng lên đồng nghĩa với việc
có nhiều nhà quản lý sẽ càng có nhiều người hoạt động vì lợi ích chung, do đó tác giả
đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H2: quy mơ HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh


10

2.1.1.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết bên liên quan là quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh các mối
quan hệ kết nối giữa một doanh nghiệp và khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà
đầu tư, cộng đồng và những người khác có cổ phần trong tổ chức. Lý thuyết cho rằng
một công ty nên tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan, không chỉ cho các cổ đông.
Năm 1984, Freeman ban đầu đã trình bày chi tiết Lý thuyết các bên liên quan
về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh đề cập đến các đạo đức và giá trị trong việc
quản lý một tổ chức. Freeman (1984) đã đề cập đến phương pháp tiếp cận các bên
liên quan xác định và mơ hình hóa các nhóm là các bên liên quan của một công ty,
đồng thời mô tả và đề xuất các phương pháp mà ban lãnh đạo có thể quan tâm đúng
mức đến lợi ích của các nhóm đó. Các bên có liên quan là những nhóm cá nhân hoặc

tổ chức có những lợi ích hợp pháp theo từng khía cạnh riêng biệt và có những mục
tiêu khác nhau.
Từ góc độ các bên liên quan, kinh doanh có thể được hiểu là một tập hợp các
mối quan hệ giữa các nhóm có cổ phần trong các hoạt động tạo nên doanh nghiệp
(Freeman, 1984; Jones, 1995; Walsh, 2005). Đó là về cách khách hàng, nhà cung cấp,
nhân viên, nhà tài chính (chủ sở hữu cổ phiếu, trái chủ, ngân hàng…), cộng đồng và
nhà quản lý tương tác để cùng tạo ra và giao dịch giá trị. Để hiểu một doanh nghiệp
là biết các mối quan hệ này hoạt động và thay đổi như thế nào theo thời gian. Công
việc của nhà điều hành là quản lý và định hình các mối quan hệ này để tạo ra nhiều
giá trị nhất có thể cho các bên liên quan và quản lý việc phân phối giá trị đó (Freeman,
1984). Khi lợi ích của các bên liên quan xung đột, giám đốc điều hành phải tìm cách
suy nghĩ lại các vấn đề để giải quyết nhu cầu của một nhóm lớn các bên liên quan, và
trong phạm vi điều này được thực hiện, thậm chí có thể tạo ra nhiều giá trị hơn cho
mỗi bên (Harrison, Bosse và Phillips, 2010).
Dựa vào lý thuyết các bên quan, doanh nghiệp muốn tối đa hóa hiệu quả và giá
trị cần phải thỏa mãn các bên. Việc có các thành viên HĐQT xuất thân đa dạng giúp
doanh nghiệp tận dụng được các mối quan hệ, các cộng đồng, thị trường khác nhau.


11

Ví dụ, có thành viên nữ sẽ giúp cơng ty tiếp cận truyền thông trong các chiến dịch nữ
quyền, tiếp cận các cộng đồng nữ giới, tạo động lực cho nhân viên nữ cống hiến; các
thành viên nước ngoài giúp cơng ty tạo hình ảnh tốt nếu muốn tham gia vào các thị
trường nước ngoài, làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngồi; thành viên
có trình độ cao giúp doanh nghiệp tiếp cận được giới chuyên gia,.v.v.. Từ đó, tác giả
đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H3: tỉ lệ nữ giới ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
H4: tỉ lệ thành viên nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh

H5: tỉ lệ thành viên có trình độ sau đại học ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh
2.1.2 Khái niệm quản trị
Quản trị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, có thể dựa trên quan điểm
truyền thống và quan điểm hiện đại. Quản trị là dự báo và lập kế hoạch, chỉ huy, phối
hợp và kiểm soát các hoạt động trong một tổ chức (Fayol, 1916). Thuật ngữ “quản
trị” cũng có thể được sử dụng dựa theo chức năng, nghĩa là cách thức quản lý, hoặc
theo một tổ chức, có liên quan tới nhà quản lý, ví dụ: những người được giao đảm
nhận chức vụ quản lý.
La Porta & cộng sự (2000) coi quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế để
bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài tránh được những vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích
giữa cổ đơng và người điều hành. Tương tự như vậy, theo Pei Sai Fan (2004), quản
trị công ty liên quan tới việc đưa ra các cơ cấu, quy trình và cơ chế để định hướng và
quản lý công ty nhằm tăng giá trị cho cổ đông về dài hạn thông qua việc nâng cao
trách nhiệm của người điều hành.
Quản trị là một sự tác động có định hướng lên thị trường, sản xuất và nguồn lực
hoạt động của một tổ chức và quản trị của các tổ chức này bao gồm các vấn đề liên
quan tới con người và vật chất và được thực hiện bởi các thành phần bên trong thông


12

qua việc thiết lập chuẩn mực dự báo (quản trị chiến lược hoặc doanh nghiệp) hoặc xử
lý tình huống (quản trị hoạt động) với mục đích đạt được các mục tiêu của đơn vị.
Quản trị một đơn vị đồng nghĩa với việc “chỉ đạo” hoặc “lãnh đạo” một tổ chức
(Grundei và Kaehler, 2018).
Một nghiên cứu khác của Gulati và cộng sự (2017) đã định nghĩa quản trị là
hành động làm việc với một nhóm người để hồn thành một mục tiêu hoặc mục tiêu
mong muốn một cách năng suất cao và hiệu quả.
Một định nghĩa khác về quản trị được Kinicki & Williams (2018) đưa ra “Quản

trị là (1) theo đuổi các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và năng suất cao bằng
cách (2) tích hợp cơng việc của mọi người thông qua (3) lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.
2.1.2.1 Vai trò của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT), bao gồm tổng giám đốc hoặc CEO (giám đốc điều
hành), có vai trị và trách nhiệm rất rõ ràng trong tổ chức kinh doanh. Về cơ bản, đó
là vai trị của hội đồng quản trị để th CEO hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp
và đánh giá định hướng và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành
hoặc tổng giám đốc chịu trách nhiệm tuyển dụng tất cả các nhân viên cấp dưới và
giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Các vấn đề thường phát sinh khi các
hướng dẫn này không được tuân thủ. Xung đột xảy ra khi các giám đốc bắt đầu can
thiệp vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ngược lại, ban lãnh đạo không chịu
trách nhiệm về các quyết định chính sách chung của doanh nghiệp.
HĐQT bao gồm các mối quan hệ của nhiều đối tượng trong và ngồi doanh
nghiệp, như các cổ đơng, các chủ đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các
đối tác… Theo Fama và Jensen (1983) HĐQT là một yếu tố quản trị bên trong doanh
nghiệp, tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân cung ứng vốn với những cá nhân được
phép sử dụng các nguồn vốn đó để tạo ra lợi nhuận cho chính DN.
Zahra và Pearce (1989) xác định ba vai trò của hội đồng quản trị là dịch vụ (bao
gồm cung cấp quyền quản lý các nguồn lực), đưa ra các chiến lược và kiểm soát,


×