Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRÚC GIANG

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRÚC GIANG

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống ngân


hàng tại Việt Nam là nâng cao năng lực để củng cố sức mạnh tài chính, gia tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Để có một cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính các
ngân hàng dựa trên các tiêu chí định lượng theo CAMELS và tiêu chí an tồn vốn
theo Basel II, nghiên cứu tiến hành phân tích đánh giá năng lực tài chính tại 10
NHTM Việt Nam. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những giải pháp, kiến nghị để các
NHTM từng bước nâng cao năng lực tài chính. Vì lẽ đó, học viên Nguyễn Thị Trúc
Giang tiến hành nghiên cứu đề tài “Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam”. Kết cấu bài luận văn gồm ba phần chính:
Một là, hệ thống cơ sở lý luận về năng lực tài chính các NHTM.
Hai là, thực trạng năng lực tài chính của 10 NHTM Việt Nam. Ở phần này, học
viên phân tích thực trạng, đưa ra những đánh giá về năng lực tài chính các ngân hàng
dựa trên các tiêu chí định lượng theo CAMELS và tiêu chí an tồn vốn theo Basel II.
Ba là, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM, qua
đó đưa ra những kiến nghị cho chính phủ, NHNN nhằm cải thiện tình hình.
Với những kết quả đạt được, học viên mong muốn đóng góp một phần nhỏ để góp
phần nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM.
Từ khóa: năng lực tài chính, cơ sở lý luận về năng lực tài chính của NHTM, tỷ lệ
an toàn vốn theo Basel II.

i


ABSTRACT
3

Currently, one of the top concerns in Vietnam's banking system is improving the
capacity to improve financial strength and increase competitiveness in the market. To
have an overview of the financial capacity of banks based on quantitative criteria
according to CAMELS and capital adequacy criteria under Basel II, the study
conducted an analysis and assessment of financial capacity at 10 Vietnamese

commercial banks. Since then, the study offers solutions and recommendations for
commercial banks to gradually improve their financial capacity.

Therefore,

"Financial capacity of Vietnamese commercial banks" is chosen to study. The
structure of the thesis consists of three main parts:
First, the theoretical basis system for the financial capacity of commercial banks.
Second, the current situation of financial capacity of 10 Vietnamese commercial
banks. In this section, the situation is then analyzed and made assessments on the
financial capacity of banks based on criteria and capital adequacy criteria according to
Basel II.
Third, the thesis proposes solutions to improve the financial capacity of
commercial banks, thereby making recommendations to the government and The
State Bank of Vietnam to improve the situation.
Finally, with these achievements, the author hopes to make a small contribution
to improving the financial capacity of commercial banks.
Key words: financial capacity, theoretical basis about financial capacity’s
commercial

banks,

capital

adequacy

criteria

according


to

Basel

II.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” dưới sự hướng dẫn của TS.Phạm Thị Truyết Trinh là kết quả nghiên cứu của
chính tác giả. Luận văn chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ trường đại
học nào, mọi dữ liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020

Nguyễn Thị Trúc Giang

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Thị Tuyết
Trinh – Giảng viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã dành thời
gian hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành bài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám Hiệu trường đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh và quý Thầy Cô đã truyền dạy những kiến thức hữu ích, chia sẻ những
kinh nghiệm q báu cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tơi cũng
xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các anh chị đồng nghiệp tại ngân hàng
Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã thực hiện phỏng vấn để tơi hồn thiện bài

nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng
góp ý kiến để bài luận văn được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin cảm ơn tất cả quý Thầy Cô, bạn bè, anh chị đồng nghiệp, gia
đình, người thân đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020

Nguyễn Thị Trúc Giang

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. i
ABSTRACT .................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................7
1. Giới thiệu ....................................................................................................................7
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................7
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................7
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................9
2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................9
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................9
3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................9

4.2. Không gian nghiên cứu ............................................................................................9
4.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................9
6. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................10
7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................11
8. Bố cục của đề tài .......................................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................................................................................12
1.1. NHTM và năng lực tài chính của NHTM .............................................................12
1.1.1. Khái niệm NHTM ...............................................................................................12
1.1.2. Khái niệm năng lực tài chính của NHTM ..........................................................12
1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM ...............................................13
1.1.3.1. Tiêu chí về vốn chủ sở hữu ..............................................................................13
1.1.3.2. Tiêu chí về chất lượng tài sản có .....................................................................17
1.1.3.3. Tiêu chí về khả năng tạo ra lợi nhuận..............................................................18
1.1.3.4. Tiêu chí về khả năng thanh khoản ...................................................................19
1.2. Các nghiên cứu về năng lực tài chính của NHTM ................................................20
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................20
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của NHTM một số nước trên thế giới 24
1


1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính tại Trung Quốc .................................24
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính tại Thái Lan ......................................24
1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính tại Philippin .....................................25
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2019 ..........................................29

2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam .............................................................29
2.1.1. Hệ thống NHTM Việt Nam ................................................................................29
2.1.2. Tài sản có và vốn tự có của hệ thống các loại hình ngân hàng Việt Nam ..........30
2.1.2.1. Tài sản có .........................................................................................................30
2.1.2.2. Vốn tự có .........................................................................................................32
2.2. Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam .......................................................34
2.2.1. Đánh giá tiêu chí về vốn chủ sở hữu ..................................................................34
2.2.1.1. Vốn chủ sở hữu ................................................................................................34
2.2.1.2. Hệ số địn bẩy tài chính ...................................................................................36
2.2.1.3. Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN ...................................................37
2.2.1.4. Tỷ lệ an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II ........................................................39
2.2.2. Đánh giá tiêu chí về tài sản .................................................................................44
2.2.2.1. Tổng tài sản......................................................................................................44
2.2.2.2. Dư nợ tín dụng .................................................................................................46
2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu .....................................................................................................47
2.2.2.4. Huy động vốn ..................................................................................................49
2.2.3. Đánh giá tiêu chí về khả năng tạo lợi nhuận ......................................................51
2.2.3.1. Lợi nhuận sau thuế ...........................................................................................51
2.2.3.2. ROA .................................................................................................................52
2.2.3.3. ROE .................................................................................................................53
2.2.3.4. NIM..................................................................................................................53
2.2.4. Đánh giá tiêu chí về khả năng thanh khoản ........................................................55
2.2.4.1. Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản..................................................................................55
2.2.4.2. Tỷ lệ thanh toán trên tổng tài sản ....................................................................57
2.2.4.3. Hệ số đảm bảo tiền gửi ....................................................................................59
2.2.4.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi (LDR) .........................................................60
2.2.5. Đánh giá chung ...................................................................................................62
2.2.5.1. Tổng hợp các đánh giá về năng lực tài chính của 10 NHTM ..........................62
2.2.5.2. Những khó khăn của các NHTM trong nâng cao năng lực tài chính ..............64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................67

2


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................68
3.1. Mô tả phương pháp phỏng vấn chuyên gia ...........................................................68
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ........................68
3.2.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu ...........................................................................68
3.2.2. Giải pháp về vấn đề lợi nhuận ............................................................................68
3.2.3. Giải pháp về vấn đề nợ xấu ................................................................................69
3.2.4. Giải pháp về vấn đề sử dụng địn bẩy tài chính ..................................................70
3.2.5. Giải pháp về vấn đề thanh khoản ........................................................................70
3.2.6. Nhóm giải pháp chung ........................................................................................70
3.3. Kiến nghị gia tăng năng lực tài chính cho các NHTM Việt Nam ........................71
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN....................................................................................72
3.3.2. Kiến nghị đối với chính phủ ...............................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................76
PHỤ LỤC .....................................................................................................................79
Phụ lục 1 .......................................................................................................................79
Phụ lục 2 .......................................................................................................................94

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt


Diễn giải

1

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

5

CTG


Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

6

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

7

MBB

Ngân hàng TMCP Quân đội

8

MBbank

Ngân hàng TMCP Quân đội

9

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín

10

Sacombank


Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín

11

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

12

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

13

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

14

Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

15

MSB


Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

16

Maritimebank

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

17

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

18

NHTM

Ngân hàng thương mại

1


19

QLRR

Quản lý rủi ro


20

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Aquedacy Ratio)

21

ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets)

22

ROE

23

TCTD

Tổ chức tín dụng

24

Basel

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng

25


VCSH

Vốn chủ sở hữu

26

RR

Rủi ro

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on
Equity)

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

Tóm tắt khn khổ pháp lý quy định về tỷ lệ an
1.1

toàn vốn tại Việt Nam

14


Các mốc ban hành, thời điểm hiệu lực và cách tính
1.2

CAR theo các hiệp ước Basel I, Basel II

17

Chỉ số lành mạnh tài chính của Philippin 2001–
1.3

T06/2009

26

Hệ thống ngân hàng Việt Nam theo loại hình và số
2.1

lượng giai đoạn 2014 - 2018

2.2

Vốn chủ sở hữu 10 NHTM giai đoạn 2014 - 2019

30
35

Hệ số địn bẩy tài chính 10 NHTM giai đoạn 2014 –
2.3

2019


36

Tỷ lệ an toàn vốn 10 NHTM Việt Nam giai đoạn
2.4

2014 – 2019

38

Tỷ lệ an toàn vốn 10 NHTM giai đoạn 2014 - 2019
2.5

sau khi giảm trừ 25% so với CAR hiện tại

40

Tỷ lệ an toàn vốn 10 NHTM giai đoạn 2014 - 2019
2.6

sau khi giảm trừ 30% so với CAR hiện tại

42

Tổng tài sản có của 10 NHTM giai đoạn 2014 –
2.7

2019

45


Dư nợ tín dụng của 10 NHTM giai đoạn 2014 –
2.8
2.9

2019
Tỷ lệ nợ xấu của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

47
48

Tình hình huy động vốn của 10 NHTM giai đoạn
50

2.10

2014 – 2019

2.11

LNST của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

51

2.12

ROA của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

52


2.13

ROE của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

53

3


2.14

NIM của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

54

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 10 NHTM giai đoạn 2014
2.15

– 2019

56

Tỷ lệ thanh tốn trên tổng tài sản bình qn của 10
2.16

NHTM

58

Hệ số đảm bảo tiền gửi của 10 NHTM giai đoạn

2.17
2.18

2014 - 2019
Tỷ lệ LDR của 10 NHTM giai đoạn 2014 - 2019

59
61

Bảng đánh giá tổng hợp năng lực tài chính 10
2.19

NHTM

62

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1.1

Tên hình
Thiết kế nghiên cứu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của

1.2

Trung Quốc, Thái Lan và Philippin

Tài sản có của các loại hình ngân hàng Việt Nam

2.1

giai đoạn 2014 – 2019
Tỷ trọng tài sản có giữa các loại hình ngân hàng

2.2

năm 2019
Vốn tự có các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 –

2.3

2.4

năm 2019

2.5

CAR toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2014 – 2019
Tỷ lệ an tồn vốn theo loại hình ngân hàng năm

2014 – 2019
Tỷ lệ an tồn vốn bình qn của 10 NHTM giai

2.8

26


30

31

32

33
33
34

2019
Vốn chủ sở hữu bình quân 10 NHTM giai đoạn

2.7

10

2019
Tỷ trọng vốn tự có của các loại hình ngân hàng

2.6

Trang

đoạn 2014 – 2019

35

37


Tỷ lệ CAR bình quân của 10 NHTM giai đoạn
2.9

2014 - 2019 sau khi giảm trừ 25% so với CAR

39

hiện tại
Tỷ lệ CAR bình quân của 10 NHTM giai đoạn
2.10

2014 - 2019 sau khi giảm trừ 30% so với CAR

41

hiện tại
Tài sản có và vốn chủ sở hữu bình quân của 10
2.11

NHTM giai đoạn 2014 – 2019

2.12

Tài sản có 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

43

44

5



2.13

Dư nợ tín dụng 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019
Tỷ lệ nợ xấu bình quân 10 NHTM giai đoạn 2014

2.14

– 2019
Tình hình huy động vốn bình quân của 10 NHTM

2.15

giai đoạn 2014 – 2019
LNST bình quân của 10 NHTM giai đoạn 2014 –

2.16

giai đoạn 2014 – 2019
Tỷ lệ thanh tốn trên tổng tài sản bình qn của 10

2.19

NHTM giai đoạn 2014 – 2019
Hệ số đảm bảo tiền gửi bình quân của 10 NHTM

2.20
2.21


49

51

54

2019
Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản bình quân của 10 NHTM

2.18

47

2019
NIM bình quân của 10 NHTM giai đoạn 2014 –

2.17

46

55

57

59

2014 - 2019
Tỷ lệ LDR của 10 NHTM giai đoạn 2014 – 2019

60


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế thị trường ngày một phát triển khơng thể khơng nói đến sự tồn tại và
phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng như ngân hàng thương mại, ngân
hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi,… Hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo ra những nguồn vốn khổng lồ cho nền
kinh tế vận hành và hoạt động lâu dài, xuyên suốt trong những thập kỷ qua. Có thể nói
hệ thống ngân hàng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay
với chức năng dẫn vốn từ những chủ thể thừa vốn sang những chủ thể thiếu hụt vốn.
Vì vị thế và tầm quan trọng của mình mà việc xem xét, đánh giá và tìm ra các giải
pháp nâng cao năng lực tài chính, trở thành một trụ cột vững chắc trong cung ứng
nguồn vốn cho nền kinh tế là hết sức cấp thiết.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Những nghiên cứu trong nước trước đây, các tác giả nghiên cứu về đề tài liên quan
đến năng lực tài chính như Đặng Quang Tuyến (2019) đã đánh giá tác động của Basel
II trong cơng tác kiểm sốt rủi ro dưới góc nhìn của nhà hoạch định chính sách,
Nguyễn Thị Định (2018) dựa theo mơ hình khung Camels để xem xét năng lực tài
chính của BIDV, Phan Thị Hằng Nga (2013) dựa trên khung an toàn Camels để đánh
giá năng lực tài chính các NHTM giai đoạn 2003 – 2012 và xác định năng lực tài
chính chịu tác động của 13 yếu tố, Lê Thanh Bình (2012) nghiên cứu năng lực tài
chính dưới khung an tồn Camels. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng mơ
hình Camels để xem xét năng lực tài chính dựa trên các yếu tố chính như: quy mơ vốn
chủ sở hữu, địn bẩy tài chính, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, dư nợ/tổng tài sản có, nợ
xấu/tổng dư nợ, ROA, ROE, tỷ lệ thanh khoản tài sản, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số
thanh khoản ngắn hạn,… Trong khi đó các nghiên cứu nước ngồi tập trung phân tích

dựa vào các mơ hình định lượng. Nghiên cứu của Rachel (2014) phân tích các chỉ số
tài chính của sáu quốc gia Canada, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ để
đánh giá hiệu quả của Basel II trong quản lý rủi ro, kết quả cho thấy hiệu quả của
Basel II trong giảm thiểu rủi ro còn thấp. Nghiên cứu của Peter và Thilo (2012) cho
thấy vai trò của mức vốn tối thiểu các ngân hàng phải nắm giữ. Nghiên cứu của Esa
và ctg (2008) xây dựng mơ hình với các biến kinh tế vĩ mô để kiểm nghiệm yêu cầu
7


về vốn theo hiệp ước Basel II cho rằng các ngân hàng cần nắm giữ một mức vốn tối
thiểu. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu nước ngoài đã cho thấy vai trị của tỷ lệ an
tồn vốn tối thiểu trong việc giảm thiểu rủi ro. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính các ngân hàng theo các tiêu chí có sự kết
hợp với tiêu chí an tồn vốn của Basel II.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2010 do ảnh hưởng của sự sụp đổ của hệ thống tài chính
quốc tế và hệ quả của việc mở rộng ồ ạt của các ngân hàng, hệ thống ngân hàng gặp
những khó khăn như nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn thấp,… Vì những lý do trên,
ngày 01/03/2012 Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn
2011-2015 theo Quyết định 254/QĐ-TTg, nối tiếp là Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống
các TCTD theo Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013. Quá trình tái cơ cấu và xử
lý nợ xấu được triển khai, các TCTD yếu kém được kiểm sốt nhưng tỷ lệ an tồn vốn
của các ngân hàng vẫn chưa được đảm bảo, chưa được tính tốn và đánh giá theo tiêu
chuẩn Basel II. Vì lẽ đó, ngày 17/03/2014, NHNN đã có cơng văn số 1601/NHNNTTGSNH lựa chọn 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II nhằm đánh giá mức độ
đủ vốn, hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin theo yêu cầu của Basel II,… Để
từ đó, các NHTM xây dựng kế hoạch tăng vốn, phát triển hệ thống quản lý rủi ro bao
gồm các chính sách quy trình quản trị rủi ro, mơ hình đo lường rủi ro nhằm thực hiện
theo các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.
Chính vì vậy, nghiên cứu “Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” đặc biệt là đối chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II là cần thiết. Bài nghiên cứu
phân tích thực trạng năng lực tài chính của các ngân hàng có sử dụng tiêu chuẩn theo

Basel II, tập trung phân tích thực trạng của hệ số an tồn vốn. Từ đó, nghiên cứu đưa
ra những giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính của NHTM, góp phần nâng cao
hệ số an toàn vốn, đẩy mạnh quá trình hội nhập, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong
lĩnh vực ngân hàng.

8


2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, từ đó đề ra
những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam.
Đề xuất giải pháp, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính các
NHTM tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam như thế nào ?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
4.2. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu 10 NHTM gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank,
ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB.
Bài nghiên cứu lựa chọn 10 NHTM dựa trên sự đa dạng về quy mơ, loại hình sở
hữu và mức độ sẵn sàng của các ngân hàng theo công văn 1601/NHNN-TTGSNH
ngày 17/03/2014. 10 NHTM được lựa chọn có tiềm lực tài chính được đánh giá tốt
nhất trong tổng số 35 NHTM tại Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước tại
công văn 1601/NHNN-TTGSNH.

4.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2014 – 2019.
Năm 2014 là năm cột mốc để các ngân hàng có tên trong danh sách tiến hành cuộc
đua cán mốc Basel II theo công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 của
NHNN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính.
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả để đánh giá thực trạng năng lực tài chính 10
NHTM. Phương pháp nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính,
báo cáo thường niên các ngân hàng giai đoạn 2014 - 2019.
9


Phương pháp thứ hai là phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực ngân
hàng để đạt được mục tiêu thứ hai là đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng
cao tỷ lệ an tồn vốn, góp phần nâng cao năng lực tài chính các NHTM tại Việt Nam.
6. Thiết kế nghiên cứu
Hình 1.1. Thiết kế nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Một là, đánh giá thực trạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam theo các
tiêu chí của chuẩn CAMELS và theo tiêu chí tỷ lệ an tồn vốn của Basel II.
Hai là, đề xuất giải pháp, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tài
chính các NHTM tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính

Phương pháp phân tích thống kê mơ tả

để đánh giá thực trạng các NHTM Việt
Nam

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên 10 NHTM

Phân tích dữ liệu
Xử lý dữ liệu đã thu thập, trình bày
dưới dạng bảng, hình
Kết quả nghiên cứu
Đánh giá năng lực tài chính các NHTM
Việt Nam theo các tiêu chí thơng
thường và theo Basel II

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
-Mục tiêu phỏng vấn: tìm ra giải pháp để
nâng cao năng lực tài chính các NHTM Việt
Nam
-Phương pháp phỏng vấn: cấu trúc
-Lựa chọn mẫu dựa trên: trình độ chun
mơn của đối tượng

Nội dung phỏng vấn
-Lập bảng câu hỏi phỏng vấn
-Tiến hành phỏng vấn
-Ghi chép kết quả phỏng vấn
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng
cao năng lực tài chính các NHTM Việt
Nam
Nguồn: Tác giả thực hiện


10


7. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần cho thấy thực trạng năng lực tài chính của 10 NHTM Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2019. Trong đó, đề tài đánh giá năng lực tài chính các ngân hàng
thơng qua các tiêu chí định lượng bao gồm tiêu chí an toàn vốn theo Basel II, đưa ra
những giải pháp và kiến nghị nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, nâng cao năng lực tài chính
cho các NHTM Việt Nam.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2014 – 2019.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam.

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHTM và năng lực tài chính của NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM
Có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, cụ thể như sau:
Theo đạo luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp (1941), NHTM là những cơ sở mà
nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác,
hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp
vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính (Trần Huy Hồng, 2011).

Theo Nghị định 59 (2009), NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo
quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật.
Theo Luật các TCTD (2010), ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất
và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.
Như vậy: NHTM là một trong những loại hình ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài
chính với các nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh
toán. NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận dưới sự tuân thủ luật pháp hiện hành.
1.1.2. Khái niệm năng lực tài chính của NHTM
Năng lực tài chính được định nghĩa là các nguồn lực mang lại cho tổ chức một
phương tiện cần thiết (về mặt tài chính) để nắm bắt các cơ hội và chống đỡ rủi ro
(Bowman, 2011).
Năng lực tài chính còn được định nghĩa là các nguồn lực và mối quan hệ có sẵn của
tổ chức (cả bên ngồi và bên trong) cho phép các tổ chức theo đuổi nhiệm vụ và hồn
thành vai trị của mình (Hội đồng phát triển kinh tế xã hội Canada, 2003, tr.12).
Năng lực tài chính của NHTM chính là khả năng tài chính để ngân hàng thực hiện
và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả (Phan Thị Hằng Nga,
2013).
Lê Thanh Bình (2012) cũng cho rằng năng lực tài chính của NHTM là khả năng
của NHTM trong việc đáp ứng, xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh
doanh. Năng lực tài chính là khả năng, là sức mạnh nội lực giúp ngân hàng có thể
12


phản ứng linh hoạt trước mỗi sự thay đổi tích của hay tiêu cực của thị trường như khả
năng nắm bắt cơ hội kinh doanh kiếm lời hay chính là sức đề kháng của ngân hàng
trước những rủi ro phải đối mặt.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM

Bài nghiên cứu sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo CAMELS có kết hợp tiêu chí
an tồn vốn theo Basel II. Trong bộ tiêu chí CAMELS, bài nghiên cứu sử dụng 04 tiêu
chí định lượng gồm: C (capital) – mức đảm bảo vốn chủ sở hữu, A (assets) – chất
lượng tài sản có, E (earnings) - khả năng tạo lợi nhuận và L (liquidity) - thanh khoản.
Vì giới hạn trong thu thập số liệu nên tác giả không thể đánh giá 02 tiêu chí định tính
là M (management) – chất lượng quản lý và S (Sentivity) – độ nhạy so với rủi ro thị
trường.
1.1.3.1. Tiêu chí về vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu ngân hàng, gồm
các thành phần: vốn điều lệ, thặng dư vốn, thu nhập giữ lại và khoản dự trữ. Đây là
nguồn vốn ổn định, lâu dài của ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng với kỳ hạn dài
mà khơng phải hồn trả nên vốn chủ sở hữu là nền tảng cho sự phát triển bền vững
của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được dùng vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho ngân
hàng, mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, góp vốn, thành lập cơng ty con.
Phần cịn lại của vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình hoạt động ban đầu khi ngân
hàng mới đi vào hoạt động, là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác cho ngân
hàng. Khi ngân hàng xảy ra rủi ro, nguồn vốn này sẽ là lớp bảo vệ cuối cùng của ngân
hàng; vì vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM lớn chứng tỏ NHTM có năng lực tài chính
mạnh. Tiêu chí đánh giá vốn chủ sở hữu: quy mơ và tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu,
hệ số địn bẩy tài chính, tỷ lệ an tồn vốn.
Trong đó, hệ số địn bẩy tài chính được tính theo cơng thức sau:
Hệ số địn bẩy tài chính =

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

∗ 100% (1.1)

Ngân hàng có hệ số địn bẩy cao sẽ thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên ngân hàng sẽ
gặp rủi ro cao hơn trong các trường hợp thị trường có sự chuyển biến xấu. Theo tiêu

chuẩn CAMELS, hệ số địn bẩy tài chính khơng vượt q 12.5 lần, năng lực tài chính
của ngân hàng sẽ được đảm bảo an toàn.

13


Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
Do tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu, từ góc độ quản lý, NHNN đã đưa ra những
quy định về yêu cầu vốn tối thiểu để kiểm sốt mức độ an tồn vốn nhằm đảm bảo an
toàn hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN
Bảng 1.1. Tóm tắt khn khổ pháp lý quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Việt Nam
Văn bản pháp lý
Quyết định
457/2005/QĐ-NHNN
ngày 19/04/2005 quy định
về các tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của
TCTD (hiệu lực từ ngày
04/05/2005).

Tóm tắt một số nội dung chính
Quyết định này chia vốn tự có của TCTD thành vốn
cấp 1 và vốn cấp 2.
CAR =

Vốn tự có

∗ 100% (1.2)


Tổng tài sản có rủi ro

Quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn tự
có so với tổng tài sản có rủi ro.
Tài sản có được phân chia theo 04 mức độ rủi ro
khác nhau: 0%, 20%, 50%, 100%.
Tài sản có ngoại bảng (sau chuyển đổi) được phân
chia theo 02 mức độ rủi ro: 0%, 100%.

CAR =
Thông tư 13/2010/TTNHNN ngày 20/05/2010
quy định về các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt
động của TCTD (hiệu lực
từ ngày 01/10/2010).

Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro

∗ 100% (1.3)

Quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự
có so với tổng tài sản có rủi ro. Tỷ lệ an tồn vốn tính
cho rủi ro tín dụng.
Tài sản có nội bảng được phân chia theo 06 mức độ
rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250%.
Tài sản có ngoại bảng (sau chuyển đổi) được phân
chia theo 03 mức độ rủi ro: 0%, 50%, 100%.

14



Thơng tư 36/2014/TT-

CAR =

Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro

∗ 100% (1.4)

NHNN ngày 20/11/2014
quy định các giới hạn, tỷ

Quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự

lệ đảm bảo an tồn hoạt

có so với tổng tài sản có rủi ro. Tỷ lệ an tồn vốn tính

động của TCTD, chi

cho rủi ro tín dụng.

nhánh ngân hàng nước
ngồi (hiệu lực từ ngày
01/02/2015).
Thơng tư 06/2016/TT-

Tài sản có nội bảng được phân chia theo 06 mức độ

rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 200%.
Tài sản có ngoại bảng (sau chuyển đổi) được phân
chia theo 04 mức độ rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%.

NHNN ngày 27/05/2016

Quy định ngân hàng ban hành văn bản nội bộ về cấp

sửa đổi Thông tư 36 (hiệu

tín dụng, đánh giá tài sản, hệ thống quản lý an toàn vốn

lực từ ngày 01/07/2016).

tối thiểu.
CAR =

Vốn tự có
RWA + 12.5∗(KOR +KMR)

∗ 100% (1.5)

(RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, KOR: vốn
Thơng tư 41/2016/TTNHNN ngày 30/12/2016
quy định tỷ lệ an toàn vốn
đối với TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài
(hiệu lực từ ngày
01/01/2020).


yêu cầu cho rủi ro hoạt động, KMR: vốn yêu cầu cho rủi
ro thị trường)
Tỷ lệ an tồn vốn tính cho rủi ro tín dụng, hoạt động
và thị trường. Quy định tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 8%
giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro, vốn cấp 2
tối đa bằng 100% vốn cấp 1, dự phịng rủi ro khơng
q 1.25% tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro.
Hướng dẫn cách phân loại tài sản có cho rủi ro tín
dụng theo từng hạng mục tài sản: tiền mặt (tương
đương), cho th tài chính, khoản phải địi, tài sản
khác, khoản đầu tư kinh doanh chứng khoán; tùy từng
đối tượng phát hành sẽ có hệ số rủi ro khác nhau.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định 457 (2005), Thông tư 13 (2010), 36
(2014), 06 (2016) và 41 (2016)
15


Chỉ tiêu CAR phản ánh sự cần thiết phải có một cơ sở vốn đủ để đảm bảo an toàn
cho tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng. Căn cứ theo thời hạn hiệu lực của Thông tư
13/2010/TT-NHNN (2010) và Thơng tư 36/2014/TT-NHNN (2014), quy định tỷ lệ an
tồn vốn tối thiểu giai đoạn 2014 - 2019 phải đạt từ 9% để đảm bảo an toàn hoạt động
kinh doanh của NHTM, đảm bảo năng lực tài chính cho ngân hàng. CAR càng cao thì
năng lực tài chính càng lành mạnh.
Bên cạnh góc độ quản lý, CAR cũng là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu trong các
chuẩn mực an tồn tài chính của ngân hàng, hiệp ước Basel II đã cho thấy được điều
đó.
Tiếp cận tỷ lệ an tồn vốn theo hiệp ước Basel II
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng công bố khung rủi ro tín dụng
trong Basel I. Basel I xác định các tiêu chuẩn vốn nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt

động kinh doanh cho ngân hàng, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính các
quốc gia. Trong xu thế tất yếu của sự phát triển, các quy định trong Basel I được sửa
đổi và bổ sung. Đến tháng 06/2004, Basel II được ban hành với các mục tiêu: nâng
cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế, duy trì một mơi trường
bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trong thị trường tài chính quốc tế. Bài học từ
sự sụp đổ của hệ thống tài chính năm 2008, các ngân hàng đồng loạt cho vay dưới
chuẩn, quy định về an tồn vốn khơng được đảm bảo đã gây ra những tổn thất nặng nề
cho hệ thống ngân hàng. Từ đây, hiệp ước Basel II được nhìn nhận lại, đây là một
bước tiến quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng dưới
góc độ an tồn vốn. Basel II đã loại bỏ khái niệm “một kích thước phù hợp cho tất cả”
về u cầu tính tốn vốn cho các ngân hàng. Mức an toàn vốn được Basel II quy định
nghiêm ngặt hơn trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường. Dựa trên
đặc thù kinh doanh, mỗi ngân hàng cần tự xác định khẩu vị rủi ro để đưa ra một mức
vốn phù hợp đủ bù đắp cho ba loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị
trường).
Theo hiệp ước Basel II, mức an toàn vốn (CAR) tối thiểu 8% được xem là giới hạn
an toàn để ngân hàng chống đỡ ba loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro
thị trường) phát sinh. Đây là yêu cầu vốn được Ủy ban Basel II khuyến nghị, các quốc
gia dựa vào tình hình thực tế để đưa ra mức vốn bằng hoặc cao hơn 8%.

16


×