Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÁI AN

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÁI AN

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ DIỆU

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của 27
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2019 từ đó đưa ra các khuyến nghị để hồn thiện cơ cấu vốn của các NHTM Việt
Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu áp dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng với
Pooled OLS, mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên
(REM), mơ hình sai số chuẩn vững (Robust Standard Errors) gồm các biến độc lập
là lợi nhuận, quy mô, tăng trưởng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát.
Hướng đến các khuyến nghị mang tính thiết thực, các NHTM Việt Nam được chia
thành ba nhóm: nhóm tất cả các ngân hàng, nhóm các ngân hàng có quy mơ lớn và
các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ dựa trên quy mơ giá trị tổng tài sản bình quân
trong năm 2019, theo Thông tư 52/2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Kết quả đạt được cho thấy biến lợi nhuận và quy mô có mối tương quan rõ
ràng nhất với biến phụ thuộc, với quy mơ tác động cùng chiều cịn lợi nhuận thì
ngược lại. Tuy chưa hội đủ kết quả để cho thấy tồn tại mối tương quan của biến
tăng trưởng, tăng trưởng GDP và lạm phát đến tỷ lệ nợ, nhưng các kết quả đạt được
có giá trị gợi ý trong đề ra giải pháp cho chiến lược về cơ cấu vốn của NHTM. Đây
là cơ sở để NHNN đưa ra các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho các ngân hàng thực
hiện điều này. Nghiên cứu là bước khởi đầu cho các nghiên cứu xa hơn về đề tài cơ
cấu vốn cho các ngân hàng thương mại.
Từ khóa: nhân tố tác động cơ cấu vốn, ngân hàng thương mại, mơ hình

Pooled OLS, mơ hình tác động cố định, mơ hình tác động ngẫu nhiên.


ii

THE ABSTRACT OF GRADUATION THESIS
Title of thesis: DETERMINANTS OF VIETNAMESE COMMERCIAL
BANKS’ CAPITAL STRUCTURE
This paper investigates the factors influencing the bank’s capital structure of
27 Vietnamese commercial banks from 2011 to 2019. From the results, the
recommendations are made to improve the banks’ capital structure in the future.
The analysis employs panel data regressions with Pooled OLS, Fixed effects
(FEM), Random effects models (REM) and Robust Standard Erros. The factors are
used in this research: profit, size, growth, the growth rate of GDP and CPI as
inflation. For making practical purposes, the Vietnamese commercial banks are
divided into three groups: all banks group, large-sized group, medium, and smallsized group based on the average of total assets by quarter in 2019, accroding to
State Bank of Vietnam’s circular no.52.
The findings show that profit and size variables are statically significant. On
one hand, the Vietnamese bank’s size positively affects leverage, which means the
larger the bank, the more debt is incurred. On the other hand, profit has negative
effects on the bank’s leverage, the more they make, the less debt they borrow. The
other factors are not statically significant; however, the achieved results have
suggested values in proposing solutions for strategic capital structure of commercial
banks. Hence, the research results will help commercial bank administrators in
making a good capital structure strategy. At the same time, it is also the basis for
the State Bank to issue appropriate policies to support banks to build the good one.
Research is the first step for further studies of bank’s capital structure.
Keywords: capital structure determinants, Vietnamese commercial banks,
Pooled OLS, Fixed effect model, Random effect mode



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: NGUYỄN THỊ THÁI AN
Là học viên lớp cao học CH20B2, niên khóa 2018 – 2020 tại trường Đại học
Ngân hàng TP. HCM. Mã học viên: 020120180001.
Tôi xin cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc
sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tơi sẽ chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thái An


iv

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ từ phía nhà trường và thầy cô.
Em xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến TS. Hồ Diệu là
người hướng dẫn khoa học, thầy đã trực tiếp dành nhiều thời gian hướng dẫn cho
em. Với những chia sẻ, góp ý vơ cùng q giá của thầy đã giúp em hoàn thiện đề tài
này.
Tiếp đến em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngân hàng
TP. HCM cùng tập thể các thầy cô, những người đã ln nhiệt tình giúp đỡ, trang bị

cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người ln đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn.
TP.HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thái An


v

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... I
THE ABSTRACT OF GRADUATION THESIS ......................................................... II
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ III
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. IV
MỤC LỤC ......................................................................................................................... V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... XI
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................XII
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... XIII
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................1

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................3
1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................3

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................4

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
1.5.2. Nguồn số liệu ..........................................................................................4
1.6.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ...............................................................5

1.7.

KẾT CẤU KHÁI QUÁT: .........................................................................5


vi

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1.

TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1. Khái niệm và đặc trưng ngân hàng thương mại ......................................6
2.1.2. Khái niệm cơ cấu vốn ngân hàng thương mại ........................................7
2.1.3. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại ...................................................8
2.1.3.1. Vốn chủ sở hữu ...................................................................................8
2.1.3.2. Nguồn vốn huy động: .........................................................................9
2.1.4. Sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ...............................................11
2.2.

CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN ................................................12

2.2.1. Quan điểm truyền thống ........................................................................12
2.2.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (The Net Operating Income
Approach) .........................................................................................................14
2.2.3. Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn .............................................................14
2.2.3.1. Lý thuyết M&M trong trường hợp khơng có thuế ............................15
2.2.3.2. Lý thuyết M&M trong mơi trường có thuế .......................................16
2.2.4. Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) ..................................................18
2.2.5. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) ..............................19
2.2.6. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) ..........................................21
2.3.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC NHTM

2.3.1. Nhân tố lợi nhuận ..................................................................................22
2.3.2. Nhân tố quy mô .....................................................................................23
2.3.3. Nhân tố tăng trưởng ..............................................................................23

2.3.4. Nhân tố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội .......................................24
2.3.5. Nhân tố lạm phát ...................................................................................25


vii

2.4.

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................26

2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................26
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................28
2.4.3. Thảo luận các nghiên cứu thực nghiệm ................................................29
2.4.4. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....31
3.1.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................31

3.2.

BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................32

3.2.1. Biến phụ thuộc – biến tỷ lệ nợ (LEV) ...................................................32
3.2.2. Biến độc lập...........................................................................................33
3.2.2.1. Lợi nhuận (PROF) ...........................................................................33
3.2.2.2. Quy mô (SIZE)..................................................................................34
3.2.2.3. Tăng trưởng (GROW) ......................................................................34
3.2.2.4. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ..................................34

3.2.2.5. Lạm phát (CPI) ................................................................................34
3.3.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................36

3.4.

QUY MÔ NGHIÊN CỨU .......................................................................37

3.5.

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...........................37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................39
CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................41
4.1.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC NHTM .........41


viii

4.2.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ...............................................43
4.2.1. Biến lợi nhuận (PROF) .........................................................................43
4.2.2. Biến quy mô (SIZE) ..............................................................................44
4.2.3. Biến tăng trưởng (GROW)....................................................................45

4.2.4. Biến GDP ..............................................................................................47
4.2.5. Biến CPI ................................................................................................48
4.3.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ......................................................50

4.3.1. Phân tích tương quan.............................................................................50
4.3.2. Lựa chọn mơ hình phù hợp ...................................................................51
4.3.3. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình..................................................56
4.3.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................56
4.3.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..............................................58
4.3.3.3. Kiểm định tự tương quan .................................................................59
4.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích ...................................................................61
4.3.5. Mơ hình ước lượng sai số chuẩn vững (Robust standard errors) ..........62
4.4.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ .......................................................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .........................................71
5.1.

KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..........................................71
5.1.1. Nhân tố lợi nhuận (PROF) ....................................................................71
5.1.2. Nhân tố quy mô (SIZE) .........................................................................72
5.1.3. Nhân tố tăng trưởng (GROW) ..............................................................72



ix

5.1.4. Nhân tố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ...........................72
5.1.5. Nhân tố lạm phát (CPI) .........................................................................73
5.2.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................73

5.2.1. Khuyến nghị về cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại:................73
5.2.2. Giải pháp cụ thể trong ngắn hạn: ..........................................................76
5.3.

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................79
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. I
TIẾNG VIỆT: ........................................................................................................ I
TIẾNG ANH: ....................................................................................................... II
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ VI
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG MẪU
NGHIÊN CỨU.................................................................................................... VI
PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................................VII
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ CƠ BẢN CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH ....... XV
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO POOLED OLS, MƠ HÌNH TÁC
ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ MƠ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN ................ XVI
1. Mơ hình Pooled OLS .................................................................................. xvi
2. Mơ hình tác động cố định .......................................................................... xvii
3. Mơ hình tác động ngẫu nhiên ................................................................... xviii
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH ........................................ XX



x

1. Kiểm định lựa chọn mơ hình ........................................................................xx
2. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................ xxi
3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi........................................................ xxii
4. Kiểm định tự tương quan .......................................................................... xxiii
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ MƠ HÌNH ƯỚC LƯỢNG SAI SỐ CHUẨN VỮNG
(ROBUST STANDARD ERRORS) ............................................................ XXIV


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, từ viết tắt

Diễn giải đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

CPI

Consumer price index

Chỉ số giá tiêu dùng

EBIT


Earnings before Interest

Lợi nhuận trước thuế và

and Tax

lãi vay

Fixed Effects Model

Mô hình đánh giá tác

FEM

động cố định
GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GTCG

Giấy tờ có giá

NHNN, NHTW

Ngân hàng Nhà nước,

NHTM


Ngân hàng thương mại

Pooled OLS

Pooled Ordinary Least

Mơ hình hồi quy bình

Squares

phương nhỏ nhất thơng
thường dạng gộp

REM

Random Effects Model

Mơ hình đánh giá tác
động ngẫu nhiên
Tổ chức tín dụng

TCTD
WACC

Weighed Average Cost of Chi phí sử dụng vốn bình
Capital

quân



xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chi phí sử dụng vốn theo quan điểm truyền thống ...................................13
Hình 2.2: Nguyên tắc tổng giá trị khơng đổi theo quan điểm M&M........................15
Hình 2.3: Giá trị doanh nghiệp theo M&M có thuế ..................................................16
Hình 2.4: Giá trị doanh nghiệp theo M&M có thuế ..................................................17
Hình 2.5: Giá trị doanh nghiệp khi có lá chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính .....19
Hình 4.1:Đồ thị thống kê bình quân biến LEV .........................................................42
Hình 4.2: Đồ thị thống kê bình quân biến PROF ......................................................44
Hình 4.3: Đồ thị thống kê bình quân biến SIZE .......................................................45
Hình 4.4: Đồ thị thống kê bình quân biến GROW....................................................46
Hình 4.5: Đồ thị thống kê biến GDP .........................................................................48
Hình 4.6: Đồ thị thống kê biến CPI...........................................................................49


xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dự kiến xu hướng tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc ...........35
Bảng 3.2: Cách tính và nguồn dữ liệu các biến.........................................................35
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến tỷ lệ nợ ....................................................................41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến lợi nhuận ................................................................43
Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến GROW ....................................................................46
Bảng 4 4: Thống kê mô tả biến GDP ........................................................................47
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến CPI ..........................................................................48
Bảng 4 6: Ma trận tương quan của các biến ..............................................................50
Bảng 4.7: Kết quả chạy hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ......................................52
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................53

Bảng 4.9: Kết quả chạy hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ......................................53
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................54
Bảng 4.11: Kết quả chạy hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ....................................55
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier .....................56
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................56
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định VIF nhóm tất cả các ngân hàng ..............................56
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định VIF nhóm các ngân hàng có quy mơ lớn ................57
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định VIF nhóm các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ ...57
Bảng 4.17: Bảng kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi nhóm tất cả các
ngân hàng ..................................................................................................................58
Bảng 4.18: Bảng kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi nhóm các ngân hàng
có quy mơ lớn ............................................................................................................59
Bảng 4.19: Bảng kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi nhóm các ngân hàng
có quy mơ vừa và nhỏ ...............................................................................................59


xiv

Bảng 4.20 : Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi nhóm tất cả các ngân
hàng ...........................................................................................................................60
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi nhóm các ngân hàng
có quy mơ lớn ............................................................................................................60
Bảng 4.22 : Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi nhóm tất cả các ngân
hàng ...........................................................................................................................60
Bảng 4.23: Kết quả sau khắc phục bằng phương pháp ước lượng ước lượng sai số
chuẩn vững nhóm tất cả các ngân hàng ....................................................................62
Bảng 4.24: Kết quả mô hình sau khắc phục bằng phương pháp ước lượng ước lượng
sai số chuẩn vững nhóm các ngân hàng có quy mơ lớn ............................................63
Bảng 4.25: Kết quả mơ hình sau khắc phục bằng phương pháp ước lượng ước lượng
sai số chuẩn vững nhóm các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ ...............................63



1

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 khởi nguồn từ sự đổ vỡ của các
khoản vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng tại Hoa Kỳ đã nhanh
chóng phủ bóng đen lên hầu hết các quốc gia thời bấy giờ. Từ sau cuộc đại khủng
hoảng thập niên 1930, đây được coi là đợt suy thoái nghiêm trọng và kéo dài nhất.
Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, gây hoảng loạn trên thị trường thế giới,
các ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ cũng nhanh chóng rơi vào vịng xốy của cuộc
khủng hoảng. Thanh khoản cạn kiệt, lãi suất tăng cao, người dân vì lo sợ nên hạn
chế chi tiêu của mình, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng khó
khăn. Khủng hoảng sau đó khơng cịn chỉ ở thị trường tài chính mà lan sang thị
trường sản xuất, kéo theo đó là suy thối kinh tế tồn cầu. Sự kiện này khẳng định
vai trò to lớn của sự ổn định hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng
thương mại (NHTM) nói riêng đối với nền kinh tế.
Nghiên cứu về cơ cấu vốn là nghiên cứu sự lựa chọn giữa sử dụng nợ hay vốn
chủ sở hữu trong hoạt động sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Ngân hàng là một
hình thức doanh nghiệp đặc biệt. Với vai trị là trung gian tài chính trong nền kinh
tế, ngân hàng phải dựa vào nợ, phần lớn là các khoản tiền gửi của khách hàng. Đây
cũng là nguồn vốn chủ yếu để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
trong đó chủ yếu là cho vay. Thách thức được đặt ra cho các nhà quản trị khi phải
sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động cho vay, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có
thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận và sự tồn vong của ngân hàng. Điều này lý giải
sự cần thiết của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các NHTM,
từ đó đưa ra các khuyến nghị, gia tăng tính hiệu quả và sự ổn định trong hoạt động
của các ngân hàng.



2

Kể từ lúc lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (1958) ra đời, đề
tài này luôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính.
Trong đó, một số lượng lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu vào nghiên
cứu các yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp như: Rajan và
Zingales (1995), Huang và Song (2002), Chen (2004), Dincergok và Yalciner
(2011), Trần Đình Khơi Ngun (2006) … Tuy nhiên so với các doanh nghiệp phi
tài chính, các nghiên cứu về chủ đề này trường hợp các NHTM là không nhiều tiêu
biểu với các ngân hàng tại nước ngồi có: Allen, Nilapornkul va Powell (2013), The
determinants of capital structure: empirical evidence from Thai banks, The
determinants of capital structure: evidence from the Turkish banks của Caglayan và
Sak (2010), Gropp và Heider (2009), The determinants of bank capital structure,
Octavia và Brown (2008), Determinants of bank capital structure in developing
countries: regulatory capital requirement versus the standard determinants of
capital structure. Một số ít nghiên cứu tại Việt Nam như: Phạm Tuấn Anh và
Nguyễn Chí Đức (2016), Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của hệ thống
NHTM Việt Nam, Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016), Các nhân tố
ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số
khuyến nghị.
Với mong muốn bổ sung vào các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này tại
Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của ngân
hàng thương mại Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ. Hơn thế, nhằm đưa ra
những khuyến nghị thiết thực hơn, các NHTM trong nghiên cứu sẽ được chia thành
ba nhóm: nhóm tất cả các ngân hàng, nhóm ngân hàng có quy mơ lớn và nhóm ngân
hàng có quy mơ vừa và nhỏ dựa theo thông tư 52/2018/TT-NHNN về “Quy định
xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” của NHNN Việt Nam.



3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam từ
đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Bằng phương pháp phân tích định lượng, phân tích các nhân tố tác động và
mức độ tác động của từng nhân tố đến cơ cấu vốn của NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2011 – 2019.
Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra đề xuất một số khuyến nghị cho các NHTM
Việt Nam để hoàn thiện cơ cấu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian
tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, luận văn cần tìm câu trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các NHTM Việt
Nam?
Thứ hai, dựa vào kết quả mơ hình hồi quy, các nhân tố tác động đến cơ cấu
vốn có phù hợp với các lý thuyết về cơ cấu vốn hay không? Các nguyên nhân của
sự khác biệt?
Thứ ba, những giải pháp để hoàn thiện cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam
trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của NHTM tại
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:



4

Về thời gian: giai đoạn được lựa chọn là từ năm 2011 – 2019. Đây là giai
đoạn thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, NHNN khi ban hành các chính sách
nhằm lành mạnh hố hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an
toàn, ổn định hệ thống.
Về không gian: nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam từ năm
2011 – 2019. Các ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu bảo đảm tính hoạt
động liên tục, số liệu đầy đủ trong khoảng thời gian lựa chọn nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp định lượng sau để nghiên cứu, phân tích
các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các NHTM tại Việt Nam:
Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh đối chiếu được sử
dụng để thu thập dữ liệu, phân tích, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu vốn
và thực trạng cơ cấu vốn của mẫu là các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2011 đến 2019.
Thứ hai, phân tích hồi quy dữ liệu bảng để xác định mức độ tác động của các
nhân tố đến cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam, sử dụng mơ hình Pooled OLS,
mơ hình các yếu tố tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), mô hình các yếu
tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Kiểm định F, kiểm định
Hausman được sử dụng để đưa ra kết luận cho mơ hình hồi quy được lựa chọn.
Kiểm định VIF, Wald, Wooldridge được sử dụng để phát hiện các khuyết tật của
mơ hình. Phần mềm được sử dụng trong luận văn là Stata.
1.5.2. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo tài chính của 27 NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 2011 – 2019 đã đuợc kiểm tốn và được cơng bố thơng qua website của



5

các ngân hàng, các chỉ số kinh tế vĩ mô được lấy từ nguồn World Bank và Tổng cục
Thống kê Việt Nam.
1.6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn làm sáng tỏ các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đối với cơ cấu vốn của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019. Dựa vào các kết quả thu được, nghiên
cứu đưa ra một số khuyến nghị giúp nhà quản trị ngân hàng trong hoàn thiện cơ cấu
vốn của ngân hàng mình.
1.7. Kết cấu khái quát:
Luận văn được nghiên cứu và trình bày với 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT
VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan về cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại
2.1.1.

Khái niệm và đặc trưng ngân hàng thương mại

Thuật ngữ “ngân hàng” từ khi ra đời vào thế kỷ 15 đến nay đã có nhiều sự
thay đổi theo khơng gian và thời gian. Lúc mới hình thành, ngân hàng được dùng để

chỉ các tổ chức chuyên thu nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cho vay. Cùng với
sự phát triển của nền kinh tế, thế giới chuyển sang sử dụng thuật ngữ “định chế tài
chính” có phạm vi bao quát hơn để thay thế khi từ “ngân hàng” vốn khơng nói lên
hết ý nghĩa. Định chế tài chính được hiểu là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu là
các tài sản tài chính/ các hình thức trái quyền như cổ phiếu, trái phiếu, các khoản
cho vay … Định chế tài chính được phân làm hai loại: trung gian tài chính và các
định chế tài chính khác. Trong các loại hình của trung gian tài chính (ngân hàng,
cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ tín dụng …), ngân hàng là quan trọng nhất
(Bùi Diệu Anh, 2013). Hệ thống ngân hàng trung gian gồm: ngân hàng thương mại,
ngân hàng phát triển và ngân hàng với mục đích xã hội. Ngân hàng thương mại là
hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, hoạt động bao gồm nhiều nghiệp vụ và dịch
vụ, nhưng nhìn chung chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp
vụ, cho vay, chiết khấu, kinh doanh tiền tệ và các hoạt động khác. (Lê Thị Tuyết
Hoa và các tác giả khác, 2017).
Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, tại mục 3 điều 4 nêu rõ:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.”
Như vậy, qua các khái niệm trên, NHTM là một loại hình doanh nghiệp,
mang những đặc trưng của doanh nghiệp, mục đích ra đời là để kinh doanh tìm


7

kiếm lợi nhuận. Ngân hàng thương mại là bộ phận quan trọng nhất trong các định
chế tài chính trung gian xuất phát từ ba chức năng chính là quản lý tiền gửi, trung
gian thanh tốn và trung gian tín dụng. Ngân hàng có cơ cấu tổ chức, phải tự chủ
về tài chính và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế như bất kì một doanh nghiệp nào. Tuy
vậy, ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng lại mang màu sắc riêng của mình.
Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, một lĩnh vực đặc biệt liên

quan trực tiếp đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, đồng thời cũng là một lĩnh
vực hết sức nhạy cảm, cần sự thận trọng trong điều hành hoạt động để tránh những
thiệt hại cho kinh tế, xã hội. Ngoài ra, tiền tệ là công cụ được Nhà nước sử dụng để
quản lý kinh tế vĩ mô, tác động trực tiếp đến sự hưng thịnh của nền kinh tế vì thế
ln được kiểm soát chặt chẽ. Thứ hai, nguồn vốn chủ yếu ngân hàng sử dụng trong
hoạt động kinh doanh của mình là vốn huy động, vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Về tài sản, tài sản hữu hình chiếm tỷ
trọng thấp, chủ yếu là tài sản vơ hình dưới dạng tài sản tài chính (kỳ phiếu, cổ
phiếu, hợp đồng tín dung, các loại giấy tờ có giá khác...). Thứ ba, như đã đề cập,
hoạt động kinh doanh NHTM chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương (NHTW). Cụ thể, khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt,
NHTM rất khó mở rộng hoạt động kinh doanh, và ngược lại khi NHTW áp dụng
chính sách nới lỏng tiền tệ. Cuối cùng, với tính chất trung gian trong hoạt động,
NHTM là một mắc xích quan trọng của toàn bộ nền kinh tế, là nhịp cầu nối giữa
chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn.
2.1.2.

Khái niệm cơ cấu vốn ngân hàng thương mại

Cơ cấu vốn hay cấu trúc vốn (capital structure) phản ánh mối quan hệ kết
hợp giữa các nguồn tài trợ khác nhau cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
thường nhắc đến mối quan hệ giữa nợ và vốn sở hữu tài trợ cho tài sản được đầu tư.
(Lê Mạnh Hưng và các tác giả khác, 2015; Nguyễn Minh Kiều, 2006). Theo Rose


8

(2002), theo góc nhìn quản trị ngân hàng, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của ngân
hàng thể hiện nguồn vốn tích lũy, là nguồn cung cấp năng lực chi tiêu cần thiết cho
ngân hàng (nguồn vốn). Mặt khác, tài sản của một ngân hàng được hình thành trên

cơ sở hoạt động sử dụng vốn tích lũy, nguồn mang lại thu nhập cho các cổ đơng,
thanh tốn các khoản lãi tiền gửi và trả lương cho nhân viên của ngân hàng.
2.1.3.

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn tự có hay vốn chủ sở hữu, về khía cạnh kinh tế, là vốn do chủ sở hữu
đóng góp và lợi nhuận được tích lũy trong q trình kinh doanh (Hồ Diệu, 2002).
Về khía cạnh quản trị ngân hàng, thì vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và
vốn cấp 2 dựa theo Hiệp ước vốn Basel II. Đây là chuẩn mực quản trị rủi ro ngân
hàng được áp dụng hầu hết tại các quốc gia trên thế giới, và tại Việt Nam, Basel II
từ cách đây hơn 10 năm đã được xác định là một trong những trọng tâm của ngành
ngân hàng. Chuẩn mực Basel II với mục tiêu nâng cao chất lượng và sự ổn định của
hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một "sân chơi" bình đẳng cho các
ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ
nghiêm ngặt trong quản lý rủi ro, là giải pháp tối ưu để các NHTM trụ vững trước
những biến động khó lường của thị trường tài chính. Các ngân hàng trên thế giới đã
áp dụng chuẩn mực này từ 13 năm trước, nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, các
nước trong Liên minh Châu Âu đã áp dụng Basel III. Còn tại Việt Nam, số ngân
hàng được Thống đốc NHNN ban hành định chấp thuận triển khai áp dụng Thông
tư 41 về tỷ lệ an tồn vốn (CAR) tính theo Basel II chỉ đạt ở con số 18 ngân hàng
tính đến đầu năm 2020.
▪ Vốn cấp 1 (Tier 1 capital hoặc core capital): theo định nghĩa của Basel là
thước đo đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của các ngân hàng. Vốn này sẽ gồm
các khoản mục có độ tin cậy và tính thanh khoản tốt nhất: cổ phiếu thường, lợi


9


nhuận giữ lại, cổ phiếu ưu đãi khơng tích lũy, thu nhập từ công ty con. Các quốc gia
khác nhau sẽ có các quy định cụ thể riêng về cách tính vốn cấp 1, cụ thể tại Việt
Nam, để tiến tới chuẩn Basel II, thì các ngân hàng sẽ phải tính tỷ lệ an tồn vốn,
trong đó có vốn cấp 1, cấp 2 theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
▪ Vốn cấp 2 (Tier 2 capital hay supplementary capital): đây vẫn là thước đo
tiềm lực tài chính của ngân hàng, tuy nhiên các khoản mục tài chính sẽ có độ tin cậy
và an toàn thấp hơn cấp 1, xét trên quan điểm của cơ quản lý ngành ngân hàng, ở
đây là NHNN. Vốn cấp 2 bao gồm dự phòng tổn thất cho vay và cho thuê, cổ phiếu
ưu đãi tích lũy, tín phiếu vốn, các công cụ nợ dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự
có.
2.1.3.2. Nguồn vốn huy động:
Dưới góc độ quản trị NHTM, nguồn vốn huy động được chia thành nguồn
vốn bị động và nguồn vốn chủ động, đây chính là nguồn nợ của ngân hàng.


Nguồn vốn bị động:

Nguồn vốn bị động của ngân hàng được cấu thành từ:
(i) Tiền gửi giao dịch, chủ yếu là tiền gửi thanh toán, đây là loại tiền gửi
không định rõ kỳ hạn và được gửi vào với mục đích thanh tốn, ngân hàng có trách
nhiệm chi trả bất kỳ lúc nào khi khách hàng có yêu cầu. Như vậy, ở trường hợp này,
ngân hàng bị động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Trong nền kinh tế ổn định,
nhu cầu thanh toán dân cư ổn định, vì thế ngân hàng có số dư tương đối ổn định với
loại tiền gửi không kỳ hạn này. Từ đó, nhà quản trị ngân hàng sẽ xem xét sử dụng
một tỉ lệ % nhất định để cho vay. Tuy nhiên, nhà quản trị cần cân nhắc kĩ phịng
ngừa tình huống nền kinh tế bất ổn, người dân rút tiền ồ ạt. Tỷ lệ % được sử dụng
tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng và chắc chắn phải chấp hành
theo tỉ lệ quy định của pháp luật hàng (Lê Thị Tuyết Hoa và các tác giả khác, 2017).



×