Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ VIỆT

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƢƠNG
ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ VIỆT

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƢƠNG
ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THÙY DƢƠNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã trình bày và hệ thống chi tiết về cơ sở lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu nhằm xem xét mục tiêu nghiên cứu là “Tác động tỷ giá thực đa
phương đến cán cân thương mại Việt Nam”. Để tính tỷ giá thực đa phương,
nghiên cứu lựa chọn rổ tiền tệ gồm 13 đồng tiền của các đối tác thương mại lớn
có quan hệ thương mại liên tục với Việt Nam là: Đô la Mỹ (USD), Nhân dân tệ
(CNY), Yên (JPY), Won (KRW), Euro (EUR), Đô la Hồng Kông (HKD), Bảng
Anh (GBP), Bath Thái (THB), Rupee Ấn độ (INR), Rupiah Inđônesia (IDR), Đô
la Canada (CND), Rúp Nga (RUB) và Phơ răng Thụy sĩ (CHF). Nghiên cứu đã
tiến hành hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian thu thập từ các trang thơng tin điện tử
uy tín trong giai từ quý 1 năm 2009 đến quý 3 năm 2019 bằng phần mềm Eviews
10.
Nghiên cứu xây dựng mơ hình ước lượng bao gồm biến phụ thuộc TB đại
diện cho cán cân thương mại Việt Nam, biến độc lập REER đại diện cho tỷ giá
thực đa phương và 3 biến độc lập khác đóng vai trị là các biến kiểm sốt trong
mơ hình. Nghiên cứu sử dụng mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM và
phương pháp đồng liên kết Johansen nhằm tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa cán
cân thương mại Việt Nam và tỷ giá thực đa phương. Từ phương trình đồng liên
kết tìm được, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger
nhằm tìm ra chiều hướng tác động tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại
Việt Nam. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai được sử dụng cho thấy phản ứng
của cán cân thương mại Việt Nam trước cú sốc của tỷ giá thực đa phương trong
ngắn hạn.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cán cân thương mại Việt Nam phản ứng

ngược chiều với tác động của tỷ giá thực đa phương trong ngắn hạn. Trong dài
hạn, cán cân thương mại Việt Nam không bị tác động bởi tỷ giá thực đa phương.
Dựa trên kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các phân tích,
nhận định và giải thích mơ hình dựa trên các ý nghĩa kinh tế của nó, đồng thời
đưa ra gợi ý về chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam.
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn”.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Ký tên

Nguyễn Thế Việt

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cám ơn Quý Thầy Cô và Ban Giám Hiệu
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
được có cơ hội tham gia lớp cao học Tài chính ngân hàng khóa 19 tại trường.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô – những người đã
truyền đạt kiến thức cho tôi suốt hai năm cao học vừa qua tại Trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM
Bên cạnh đó tơi xin cám ơn PGS.TS Nguyễn Thùy Dương đã tận tình

hướng dẫn cũng như giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Cám ơn các bạn trong lớp CH19B1 đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình và các anh chị đồng
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam
Sài Gòn đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ và động viên tôi về mọi mặt để tơi hồn
thành tốt luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thế Việt

iii


1

MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................4
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU .....................................................7
1.1 Lý do chọn đề tài ..............................................................................................7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................8
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: .................................................................................. 8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 8
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................9

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................9
1.5 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................9
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................9
1.7 Đóng góp của nghiên cứu ..............................................................................12
1.8 Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................12
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....13
2.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ giá thực đa phƣơng ....................................................13
2.1.1 Khái niệm............................................................................................... 13
2.1.2 Niêm yết tỷ giá hối đoái ......................................................................... 13
2.1.3 Đo lường tỷ giá thực đa phương ............................................................. 14
2.2 Cán cân thƣơng mại ......................................................................................15
2.2.1 Khái niệm............................................................................................... 15
2.2.2 Trạng thái của cán cân thương mại ......................................................... 16
2.2.3 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại .......................................... 17
2.3 Tác động của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại .................19
2.3.1 Cách tiếp cận co giãn ............................................................................. 19


2

2.3.2 Cách tiếp cận chi tiêu: ............................................................................ 22
2.4 Các nghiên cơng trình nghiên cứu trƣớc ....................................................25
2.4.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài ............................................................... 25
2.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................. 26
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................31
3.1 Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................31
3.2 Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................34
3.2.1 Lựa chọn rổ tiền tệ và lựa chọn kỳ gốc ................................................... 34
3.2.2 Dữ liệu về Cán cân thương mại .............................................................. 37
3.2.3 Dữ liệu về Tỷ giá thực đa phương .......................................................... 37

3.2.4 Dữ liệu về Tổng thu nhập trong nước và tổng thu nhập thế giới ............. 38
3.2.5 Dữ liệu về lạm phát trong nước .............................................................. 38
3.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ................................................................................39
3.4 Quy trình thực hiện ƣớc lƣợng .....................................................................43
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................45
4.1 Mô tả dữ liệu ..................................................................................................45
4.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu........................................................................... 45
4.1.2 Cán cân thương mại Việt Nam ............................................................... 46
4.1.3 Xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại
Việt Nam ........................................................................................................ 47
4.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................48
4.2.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ................................................... 48
4.2.2 Lựa chọn bậc trễ tối ưu ........................................................................... 49
4.2.3 Kiểm định đồng liên kết theo Johansen .................................................. 50
4.2.4 Kết quả ước lượng VECM...................................................................... 51
4.2.5 Kiểm định nhân quả Granger.................................................................. 53
4.2.6 Hàm phản ứng đẩy và Phân rã phương sai .............................................. 54
4.2.7 Kiểm định chuẩn đốn mơ hình .............................................................. 57
4.3 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................58
4.3.1 Tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại Việt Nam . 58


3

4.3.2 Tác động của tổng thu nhập trong nước và tổng thu nhập thế giới đến cán
cân thương mại Việt Nam ............................................................................... 58
4.3.3 Tác động của lạm phát trong nước đến cán cân thương mại Việt Nam ... 59
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .........................................60
5.1 Kết luận ...........................................................................................................60
5.2 Gợi ý một số chính sách.................................................................................60

5.3 Hạn chế của đề tài ..........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC .................................................................................................................68


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

AIC

Akaike information criterion

Tiêu chuẩn thông tin Akaike

CHF

Confoederatio Helvetica Franc

Phơ răng Thuỵ Sĩ

CND

Canada Dollar


Đô la Canada

CNY

China Yuan

Nhân dân tệ

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

CPTPP

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Tồn diện và

Agreement for Trans-Pacific

Tiến bộ xun Thái Bình Dương

Partnership
ECM

Error Correction Model

Mơ hình hiệu chỉnh sai số


EURO

Euro

Đồng Euro

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

GBP

Pound sterling

Bảng Anh

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc dân

GSO

General Statistics Office

Tổng cục thống kê


HKD

Hong Kong Dollar

Đô la Hồng Kông

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IDR

Indonesia Rupiah

Rupiah Inđônêsia

INR

Indian Rupee

Rupee Ấn độ

JPY

Japan Yen

Yên Nhật


KRW

Korea Won

Won Hàn Quốc

NEER

Nominal

Effective

Exchange Tỷ giá danh nghĩa đa phương

Rate
NER

Nominal Exchange Rate

Tỷ giá danh nghĩa song phương

REER

Real Effective Exchange Rate

Tỷ giá thực đa phương

RUB


Rub

Rúp Nga

SBV

State Bank of Viet Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

SGD

Dollar Singapore

Đô la Singapore


5

SIC

Schwarz Information Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Schawarz

TB

Trade Balance

Cán cân thương mại


THB

Thai Bath

Bath Thái Lan

TPP

Trans-Pacific Strategic

Hiệp định Đối tác kinh tế xun

Economic Partnership

Thái Bình Dương

Agreement
USD

United States Dollar

Đơ la Mỹ

VAR

Vector Autoregression

Mơ hình vector tự hồi quy


VECM

Vector Error Correction Model

Mơ hình Vector hiệu chỉnh sai
số

VCB

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam

VND

Viet Nam Dong

Việt Nam Đồng

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại Thế giới


6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây ................................................... 27
Bảng 3.1 Bảng giả thuyết nghiên cứu mơ hình....................................................... 33
Bảng 3.2 Bảng đo lường các biến và nguồn thu thập ............................................. 38
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu ................................................... 45
Bảng 4.2 Bảng kết quả kiểm định nghiệm đơn vị tại bậc gốc ................................. 48
Bảng 4.3 Bảng kết quả kiểm định nghiệm đơn vị tại bậc 1..................................... 48
Bảng 4.4 Tiêu chuẩn thông tin AIC và SIC ............................................................ 49
Bảng 4.5 Bảng kết quả kiểm định đồng liên kết theo Johansen .............................. 50
Bảng 4.6 Kết quả ước lượng đồng liên kết theo Johansen ...................................... 51
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng trong ngắn hạn .......................................................... 52
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định nhân quả Granger ...................................................... 53
Bảng 4.9 Kết quả phân rã phương sai .................................................................... 56
Bảng 4.10 Kiểm định nhân tử Lagrange ................................................................ 57

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hiệu ứng đường cơng J ........................................................................... 21
Hình 2.2 Tác động của phá giá đến cán cân thương mại ........................................ 23
Hình 4.1 Biến động của TB giai đoạn từ Q1/2009 đến Q3/2019 ............................ 46
Hình 4.2 Biến động REER và TB từ Q1/2009 đến Q3/2019 .................................. 47
Hình 4.3 Biểu diễn hàm phản ứng đẩy ................................................................... 54
Hình 4.4 Biểu diễn tính ổn định của mơ hình ......................................................... 57


7

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với các khu vực và các nước trên thế
giới như gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, Hiệp định Đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2016 và gần đây chính thức triển khai

các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giai đoạn 2019-2020, Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 14/1/2019.
Có thể thấy chính phủ ngày càng đặt quan hệ hợp tác sâu rộng với rất nhiều quốc
gia và khu vực trên thế giới, cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của hoạt động
thương mại.
Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến cuối năm 2019, cán cân thương
mai Việt Nam vẫn tồn tại trạng thái thâm hụt như năm 2010 thâm hụt gần 15,1 tỷ
USD, năm 2015 thâm hụt gần 7,5 tỷ USD, năm 2019 thâm hụt gần 7 tỷ USD. Cán
cân thương mại Việt Nam thâm hụt trong một khoảng thời gian dài, tuy nhiên có xu
hướng cải thiện hơn, từ thâm hụt gần 15.1 tỷ USD lên thâm hụt 7 tỷ USD. Trong
khoảng thời gian sau khủng hoảng kinh tế cũng đã chứng kiến nhiều lần Ngân hàng
Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm như vào ngày 26/11/2009 chính thức phá giá
đồng Việt Nam với mức 5.4%, tháng 2/2011 phá giá đồng Việt Nam với mức 9.3%,
ngày 19/8/2015 mở rộng biên độ tỷ giá từ ±2% lên ±3%, ngày 12/4/2019 tỷ giá
trung tâm tiến sát mốc 23,000 đồng đạt 22,996 đồng. Cán cân thương mại thâm hụt
trong khoảng thời gian dài nhưng có xu hướng cải thiện hơn trong khi tỷ giá được
điều chỉnh tăng cả về mức độ và cả biên độ. Do vậy, việc xem xét tỷ giá có tác động
đến cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua hay không là việc làm cần
thiết.
Trên thế giới thực hiện đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động
của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại, có nghiên cứu cho thấy tỷ giá
thực đa phương tác động ngược chiều đến cán cân thương mại như Akorli và Edem
(2017) nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại


8

Ghana; Burỗak Mỹge Tynaervural (2015) nghiờn cu v tỏc ng của tỷ giá thực đa
phương đến cân cân thương mại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi, Nawaz Ahmad và ctg
(2014) nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại

Paskistan; Petrović and Gligorić (2010) nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực đa
phương đến cán cân thương mại Sebia lại cho thấy tỷ giá thực đa phương có tác
động cùng chiều đến cán cân thương mại. Tại Việt Nam, các nghiên cứu tại các giai
đoạn khác nhau cũng cho thấy kết quả khác nhau về tác động của tỷ giá thực đa
phương đến cán cân thương mại Việt Nam. Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2001 đến 2010, Đặng Thị Huyền Anh (2012) và Phạm Thị Tuyết Trinh (2014) cho
thấy tỷ giá thực đa phương có tác động ngược chiều đến cán cân thương mại Việt
Nam. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, Đặng Ngọc Đức, Đỗ Thị Thu Thủy và Vũ
Duy Thành (2016) cho thấy tỷ giá thực đa phương tác động cùng chiều đến cán cân
thương mại Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào xem
xét tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại Viêt Nam có cập
nhật số liệu đến thời điểm gần nhất. Dựa trên nền tảng nghiên cứu trước, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại
Việt Nam” trong giai đoạn từ 2009 đến 2019 để tiếp tục xem xét tác động của tỷ giá
thực đa phương đến cán cân thương mại Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Luận văn hướng đến giải quyết mục tiêu: xem xét tác động của tỷ giá thực đa
phương đến cán cân thương mại Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Nhận diện xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương và thực trạng cán
cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019.
Xem xét tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2009-2019.


9


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu hướng tới giải quyết các câu
hỏi:
- Xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương và thực trạng cán cân thương
mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 như thế nào?
- Tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2009 đến 2019 như thế nào?

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Tỷ giá thực đa phương, cán cân thương mại Việt Nam và tác động của tỷ giá
thực đa phương đến cán cân thương mại Việt Nam.

1.5 Phạm vi nghiên cứu
Các đối tác thương mại lựa chọn là đối tác thương mại có quan hệ liên tục với
Việt Nam và tổng tỷ trọng thương mại lớn nhất trong suốt thời gian nghiên cứu.
Bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Hồng Kong, Anh, Thái Lan, Ấn
Độ, Indonesia, Canada, Nga và Thụy Sĩ.
Rổ tiền tệ lựa chọn để tính tỷ giá thực đa phương bao gồm 13 đồng tiền của các
đối tác thương mại đã lựa chọn. Bao gồm các đồng tiền: USD, CNY, JPY, KRW,
EUR, HKD, GBP, THB, INR, IDR, CND, RUB và CHF.
Khoảng thời gian nghiên cứu lựa chọn là từ quý 1 năm 2009 đến quý 3 năm
2019. Giai đoạn này được lựa chọn vì đây là giai đoạn gần nhất tính đến thời điểm
hiện tại dữ liệu chuỗi thời gian tránh tăng giảm nhanh và đột ngột do tác động từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm xem xét tác động của tỷ giá thực đa phương tới cán cân thương mại Việt
Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách lượng hóa
các biến bằng những con số cụ thể theo tần suất quý từ quý 1 năm 2009 đến quý 3
năm 2019, dựa trên nghiên cứu của Akorli và Edem (2017); Đặng Ngọc Đức, Đỗ

Thị Thu Thủy và Vũ Duy Thành (2016) tác giả xây dựng mơ hình với biến phụ
thuộc TB đại diện cho Cán cân thương mại Việt Nam, biến độc lập REER đại điện


10

cho tỷ giá thực đa phương và các 3 biến độc lập khác là GDPVN đại diện cho tổng
thu nhập trong nước, GDPW đại diện cho tổng thu nhập thế giới và P đại diện cho
lạm phát trong nước đóng vai trị làm biến kiểm sốt. Trong đó các biến được đo
lường như sau:
+ Biến phụ thuộc: Cán cân thương mại Việt Nam bằng tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa từ Việt Nam đến các đối tác thương mại lựa chọn chia tổng giá trị nhập
khẩu hàng hóa từ các đối tác thương mại lựa chọn vào Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng cách tính cán cân thương mại bằng giá trị xuất khẩu chia nhập khẩu nhằm loại
bỏ sự khác biệt đơn vị tính giữa biến phụ thuộc TB với biến độc lập REER và biến
P.
+ Biến độc lập: Tỷ giá thực đa phương
Nghiên cứu tiến hành tính tốn tỷ trọng thương mại của từng đối tác (TMj),
tính chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương (eij), chỉ số giá tiêu dùng (
gốc Q1/2009 và tỷ trọng GDP của các đối tác (

) với kỳ

). Tỷ giá thực đa phương được

tính tốn cơng thức sau (Nguyễn Văn Tiến, 2017):
Bƣớc 1: Tính tỷ giá danh nghĩa đa phương:
NEERi = ∑
Bƣớc 2: Tính CPI trung bình của tất cả các nước theo cơng thức sau:
=∑

Bƣớc 3: Tính tỷ giá thực đa phương theo cơng thức sau
REERi = NEERi x
Trong đó i là kỳ tính tốn, j là thứ tự các đồng tiền trong rổ, n là số lượng đối
tác, w trung bình trọng số.
+ Biến độc lập: Lạm phát Pa trong nước được tính tốn theo cơng thức sau:
Pa =
Trong đó Pa là lạm phát quý a,
quý a so với đầu năm,

là chỉ số giá tiêu dùng tháng cuối cùng của

là chỉ số giá tiêu dùng tháng cuối cùng của quý a-1 so

với đầu năm. Tuy nhiên, nhằm tránh gặp trường hợp chuỗi dữ liệu mang giá trị âm


11

khi lấy logarithm, nghiên cứu tính tốn lạm phát bằng cách tính tỷ lệ giữa chỉ số giá
tiêu dùng tháng cuối cùng của quý a so với đầu năm chia cho chỉ số giá tiêu dùng
tháng cuối cùng của quý a-1 so với đầu năm. Dữ liệu lạm phát được sử dụng là
chuỗi Pi được tính theo cơng thức sau:
Pi =Pa+1 =
+ Biến độc lập: Tổng thu nhập trong nước và tổng thu nhập thế giới. Nguồn dữ
liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế.
Nghiên cứu sử dụng các cơng thức tốn học trên excel để tính tốn giá trị tỷ giá
thực đa phương, cán cân thương mại Việt Nam, tổng thu nhập trong nước, tổng thu
nhập thế giới và lạm phát trong nước. Mơ hình hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian được
thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eview 10.0 với độ tin cậy 95%,
thực hiện kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bằng kiểm định Agument Dickey

Fuller đảm bảo các chuỗi dừng cùng bậc. Nếu các chuỗi không dừng cùng bậc ước
lượng bằng mô hình VAR, nếu các chuỗi dừng cùng bậc sử dụng mơ hình VECM.
Trước khi uớc lượng mơ hình VECM cần xác định độ trễ tối ưu, để lựa chọn độ
trễ tối ưu nghiên cứu sử dụng Tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike information
criterion) và SIC (Schwarz information criterion), bằng cách lựa chọn độ trễ có giá
trị tiêu chuẩn thơng tin nhỏ nhất. Uớc lượng mơ hình VECM với chuỗi dữ liệu dừng
tại bậc 1 để lấy phương trình đồng liên kết. Thực hiện kiểm định đồng liên kết theo
Johansen với kiểm định Trace và Max- Eigen. Để xem xét mức tác động của biến
độc lập tới biến phụ thuộc nghiên cứu xem xét hệ số hồi quy của biến độc lập trong
mơ trong phương trình đồng liên kết. Để xem xét phản ứng tăng hay giảm trong
ngắn hạn của biến phụ thuộc dưới tác động cú sốc của chính nó và các biến độc lập
nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng đẩy. Để xem xét mức độ giải thích của các biến
độc lập tới biến phụ thuộc trong ngắn hạn nghiên cứu sử dụng phân rã phương sai.
Sau đó, để tăng tính tin cậy về mặt thống kê, nghiên cứu sử dụng các kiểm định
chuẩn đốn mơ hình gồm kiểm định tính ổn định, kiểm định tự tương quan của phần
dư.


12

1.7 Đóng góp của nghiên cứu
Bài nghiên cứu bổ sung một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá
thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn gần nhất trên cơ cở có chọn
lọc một số quan điểm của các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trước
đây. Điểm khác biệt và mới của nghiên cứu là xem xét tác động của tỷ giá thực
được tính tốn từ rổ tiền tệ là đồng tiền của các đối tác thương mại lớn cập nhật mới
tính đến thời điểm gần nhất, tác động được xem xét trong ngắn hạn và dài hạn.
Thông qua kết quả nghiên cứu, bài nghiên cứu đưa ra gợi ý về chính sách nhằm cải
thiện cán cân thương mại của nước ta.


1.8 Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung
chính của nghiên cứu được trình bày theo 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.


13

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
2.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ giá thực đa phƣơng
2.1.1 Khái niệm
Tỷ giá hối đối được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền
tệ. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đối dựa trên mục đích khác
nhau. Về tương quan giá trị giữa đồng tiền của hai quốc gia, tỷ giá là giá của một
đơn vị tiền tệ này tính bằng đơn vị tiền tệ khác. Theo Paul R Krugman, Maurice
Obstfeld và Marc J. Melitz (2012), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Trần Phúc
(2015) đều định nghĩa tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) định nghĩa tỷ giá hối
đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính bằng tiền tệ
của Việt Nam.
Tỷ giá thực đa phương là tỷ giá hối đoái được phân loại nhằm mục đích cho
thấy tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá thực đa phương được tính tốn
bằng số trung bình của các chỉ số tỷ giá giữa đồng nội tệ và các nước còn lại với
nguyên tắc tỷ lệ thuận với tỷ trọng thương mại, được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở
trong nước và ở tất cả các nước còn lại. Theo Akorli và Edem (2017) cho rằng tỷ

giá thực đa phương là thước đo giá trị của một loại tiền so với trung bình có trọng
số của một số ngoại tệ, được chia toàn bộ cho lạm phát. Nguyễn Văn Tiến (2017)
định nghĩa tỷ giá thực đa phương là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa
song phương đã được điều chỉnh đi tỷ lệ lạm phát trong nước và các nước cịn lại.

2.1.2 Niêm yết tỷ giá hối đối
Tỷ giá hối đoái được niêm yết theo hai phương pháp sau:
Phương pháp yết giá trực tiếp: giá của một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị
ngoại tệ. Trong phương pháp này đồng nội tệ sẽ đóng vai trị là đồng yết giá và có
đơn vị cố định là một đơn vị, cịn đồng ngoại tệ đóng vai trị là đồng định giá có số
đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị trường ngoại hối.


14

Phương pháp yết giá gián tiếp: giá của một đơn vị ngoại tệ được tính bằng số
đơn vị nội tệ. Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trị đồng yết giá, cịn đồng nội tệ của
quốc gia đó sẽ là đồng định giá, đây là cách yết giá tại các quốc gia sở hữu đồng
tiền yếu.
Trong phạm vị bài nghiên cứu, nghiên cứu thống nhất sử dụng phương pháp yết
giá gián tiếp trong cách trình bày. Trong đó, đồng tiền của các đối tác thương mại sẽ
đóng vai trị đồng yết giá, cịn Việt Nam đồng sẽ đóng vai trò là đồng định giá.

2.1.3 Đo lƣờng tỷ giá thực đa phƣơng
Trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 80 quốc gia tính và cơng bố
tỷ giá thực đa phương (IMF, 2019). Nhiều nghiên cứu đưa ra cách tính tỷ giá thực
đa phương như Maxwell Opoku-Afari (2011), Plamen Lossifov and Xuan Fei
(2019). Hai vấn đề để tính được tỷ giá thực đa phương là lựa chọn ra đối tác thương
mại để tính trọng số thương mại của từng đối tác và lạm phát. Các đối tác thương
mại được lựa chọn là các đối tác thương mại có tổng kim nghạch xuất nhập khẩu

lớn, việc lựa chọn đối tác thương mại để tính tỷ giá thực đa phương càng nhiều thì
độ tin cậy của tỷ giá thực đa phương càng cao vì dữ liệu tính tốn được sẽ sát với
thực tế hơn, tuy nhiên lựa chọn đối tác thương mại càng nhiều đồng nghĩa với lượng
dữ liệu thu thập nhiều hơn. Lạm phát được tính theo 3 phương pháp là phương pháp
chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất và phương pháp chỉ số giảm phát. Phương
pháp chỉ số giá tiêu dùng cho thấy xu hướng và mức biến động giá cả chung qua
thời gian của hàng hóa dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của người dân.
Phương pháp chỉ số giá sản xuất lại đo lường sự thay đổi của mức giá sản xuất do
sự thay đổi của các hàng hóa đầu vào hoặc mức thay đổi của mức giá mà nhà sản
xuất phải trả cho hàng hóa và dịch vụ đầu vào trong quá trình sản xuất. Phương
pháp chỉ số giảm phát lại đo lường mức biến động giá cả sản xuất trung bình của
nền kinh tế. Trong nhiều nghiên cứu trc nh Akorli v Edem (2017); Burỗak
Mỹge Tynaervural (2015) v Nguyễn Văn Tiến (2017) đều sử dụng phương pháp
chỉ số giá tiêu dùng để đo lường lạm phát nhằm tính tỷ giá thực đa phương. Do vậy,
nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số giá tiêu dùng để đo lường lạm phát tính tỷ
giá thực đa phương.


15

Tính đến nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào cơng bố chính thức tỷ giá thực
đa phương. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu đã tính tốn tỷ giá thực đa phương
như Nguyễn Văn Tiến (2003), Tô Trung Thành (2016) và Nguyễn Văn Tiến (2017).
Qua đó tỷ giá thực đa phương thể hiện tương quan sức mua giữa nội tệ và các đồng
tiền trong rổ tiền tệ. Rổ tiền tệ được lựa chọn từ đồng tiền của các nước bạn hàng.
Để tính tỷ giá thực đa phương ta tiến hành tính tốn qua các bước sau:

- Tính chỉ số tỷ giá của đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ i
= Eij / E0j


- Tính tỷ giá danh nghĩa đa phương thời kỳ i
NEERi = ∑

- Tính CPI trung bình trọng số của tất cả các đối tác thương mại thời kỳ i
=∑

- Tính tỷ giá thực đa phương thời kỳ i
REERi = NEERi x
Trong đó:
Eij là tỷ giá danh nghĩa thời kỳ i của đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ so với đồng nội
tệ; E0t là tỷ giá danh nghĩa thời kỳ 0 của đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ so với đồng
nội tệ; NEERi là tỷ giá danh nghĩa đa phương thời kỳ i; TMj là tỷ trọng thương mại
của đối tác thương mại có đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ;
dùng trung bình trọng số của các đối tác thời kỳ i;

là chỉ số giá tiêu

là chỉ số giá tiêu dùng thời

kỳ i của đối tác thương mại có đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ;

là tỷ trọng tổng

sản phẩm quốc nội của đối tác thương mại có đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ;
là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ i của Việt Nam và REERi là tỷ giá thực đa phương
thời kỳ i.

2.2 Cán cân thƣơng mại
2.2.1 Khái niệm
Có nhiều giáo trình và nghiên cứu định nghĩa về cán cân thương mại. Theo

Nguyễn Văn Ngọc (2006) định nghĩa rằng cán cân thương mại là mức chênh lệch


16

giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, cịn gọi là xuất khẩu ròng. Lê Phan Thị
Diệu Thảo và Nguyễn Trần Phúc (2015) định nghĩa cán cân thương mại thể hiện
các hoạt động mua bán hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú trong
một thời kỳ nhất định. Giao dịch hàng hóa được phản ảnh vào cán cân thương mại
là các hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình như: nơng sản, xăng dầu, máy móc,
hàng tiêu dùng,..Cán cân thương mại được chia thành hai phần: xuất khẩu và nhập
khẩu. Xuất khẩu hàng hóa hình thành dịng tiền chuyển vào quốc gia, tạo nên
nguồn cung tiền cho nền kinh tế. Nhập khẩu hình thành dịng tiền chuyển ra khỏi
đất nước, tạo ra cầu tiền trong nền kinh tế. Nguyễn Văn Tiến (2017) định nghĩa cán
cân thương mại phản ánh các giao dịch về hàng hóa hữu hình giữa người cư trú và
người không cứ trú, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường
khi dịch chuyển qua biên giới hải quan.

2.2.2 Trạng thái của cán cân thƣơng mại
Cán cân thượng mại được hiểu là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị
nhập khẩu hàng hóa. Đẳng thức xác định trạng thái cán cân thương mại:
TB = Xuất khẩu – Nhập khẩu
TB thặng dư: Xuất khẩu – Nhập khẩu > 0
TB thâm hụt: Xuất khẩu – Nhập khẩu < 0
Trạng thái của cán cân thượng mại cho biết dòng tiền đầu tư ròng của một
quốc gia. Cán cân thương mại thặng dư chứng tỏ quốc gia đó bán được nhiều hàng
hóa và nhận được một luồng tiền từ người không cư trú. Luồng tiền này sẽ làm
tăng tài sản có hoặc giảm tài sản nợ của quốc gia với phần còn lại của thế giới, trở
thành nhà cung cấp vốn cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại cán cân thương
mại thâm hụt quốc gia phải chi trả một lượng tiền cho phần cịn lại thế giới, vì vậy

quốc gia trở thành người vay nợ nước ngồi.
TB được tính là tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu. Cách tính này khơng phản
ánh đúng cách tính cán cân thương mại trong cán cân thanh toán - chênh lệch xuất
khẩu và nhập khẩu, nhưng là cách tính được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
thực nghiệm do có được hai đặc điểm nổi bật. Thứ nhất, cán cân thương mại tính
theo cách này không phụ thuộc vào đơn vị đo lường của xuất khẩu, nhập khẩu và


17

có thể giải thích đồng thời dưới dạng cán cân thương mại danh nghĩa và thực. Thứ
hai, cách tính này loại trừ trường hợp cán cân thương mại có giá trị âm để có thể sử
dụng mơ hình dạng log-log. Theo đó, cán cân thương mại thặng dư khi TB>1, cán
cân thương mại thâm hụt khi TB<1 và cán cân thương mại cân bằng khi TB = 1.

2.2.3 Các yếu tố tác động đến cán cân thƣơng mại
2.2.3.1 Tổng thu nhập quốc dân
Tổng thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nội địa và
hàng hóa nước ngoài. Tổng thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài Do vậy, tổng thu nhập trong nước tăng có
tác động làm nhập khẩu trong nước có xu hướng tăng, tổng thu nhập trong
nướcgiảm có tác động làm nhập khẩu trong nước có xu hướng giảm. Tổng thu nhập
thế giới tăng có tác động làm tăng nhập khẩu của thế giới, nhập khẩu của thế giới
tăng tức là làm tăng xuất khẩu trong nước. Tổng thu nhập thế giới giảm có tác động
làm giảm nhập khẩu của thế giới, nhập khẩu của thế giới giảm tức là làm giảm xuất
khẩu trong nước. Do vậy tổng thu nhập trong nước và tổng thu nhập thế giới có tác
động đến cán cân thương mại.

2.2.3.2 Lạm phát
Lạm phát cho thấy xu hướng và mức biến động giá cả chung qua thời gian của

hàng hóa dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của người dân. Khi lạm phát tăng
cho thấy sự mất giá trị đồng tiền nội tệ. Khi lạm phát trong nước tăng cao hơn so
với nước ngồi thì giá cả trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử
dụng các loại hàng hóa ngoại nhập, do vậy kích thích nhập khẩu tăng. Đồng thời,
khi giá hàng hóa trong nước cao hơn nước ngồi thì nhu cầu nhập khẩu của các
nước đối tác cũng sẽ giảm bớt, dẫn đến xuất khẩu trong nước sụt giảm. Nhập khẩu
tăng lên mà xuất khẩu lại giảm làm cho cán cân thương mại xấu đi. Nếu lực của thị
trường đủ lớn và có sự can thiệp của chính phủ làm cho tỷ giá tăng cao hơn so với
tốc độ tăng giá của hàng hóa thì cán cân thương mại được cải thiện. Ngược khi lại
tỷ giá tăng thấp hơn tốc độ tăng giá của hàng hóa sẽ làm cán cân thương mại xấu đi.


18

Như vậy, có thể thấy được lạm phát có tác động đến cán cân thương mại và có tác
động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.

2.2.3.3 Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu
Khi giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng sẽ làm tăng giá trị
xuất khẩu tính bằng nội tệ và tăng giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối, kết quả là khi giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng có tác
động làm tăng giá trị xuất khẩu.

2.2.3.4 Thuế quan và hạn ngạch ở nƣớc ngoài
Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài cũng tác động đến cán cân thương mại
thơng qua các chính sách về bảo hộ mậu dịch như thuế và các hạn ngạch xuất nhập
khẩu…Để bảo vệ hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa các nước
khác và hạn chế nhập khẩu chính phủ thường tăng thuế hoặc áp dụng hạn ngạch cho
hàng nhập khẩu làm cho giá hàng hóa sau khi nhập khẩu vào trong nước trở nên đắt
đỏ hơn. Ngược lại để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ thường áp dụng mức thuế

suất ưu đãi. Chính phủ sử dụng các rào cản thương mại để điều tiết hoạt động
thương mại quốc tế. Một nước đang phát triển như nước ta, có trình độ khoa học kỹ
thuật cịn hạn chế, hàng hóa do nước ta sản xuất ra chất lượng còn kém hơn các
nước khác, cho nên các rào cản thương mại hạn chế nhập khẩu góp phần giúp các
doanh nghiệp trong nước giảm bớt những khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng
hóa nước ngồi. Tuy nhiên các rào cản thương mại hiện nay khơng cịn phù hợp khi
nước ta ngày càng hội nhập quốc tế mở rộng quan hệ thương mại với tất cả các
nước, điều này là một khó khăn cũng như là thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới nhằm thích nghi với sự
cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3.5 Tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng tác động đến cán cân thương mại vì nó ảnh
hưởng đến giá cả của hàng hóa. Khi tỷ giá tăng đồng nội tệ giảm giá, làm cho hàng
hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với các nước khác, điều này khuyến khích cho
xuất khẩu tăng. Khi tỷ giá tăng cũng làm giá cả hàng hóa nước ngồi trở nên đắt


19

hơn, người tiêu dùng trong nước sẽ hạn chế nhập khẩu, thay vì sử dụng hàng ngoại
nhập họ chuyển sang sử dụng hàng hóa nội địa làm nhập khẩu giảm đi. Xuất khẩu
có xu hướng tăng mà nhập khẩu lại giảm đi, giúp cán cân thương mại được cải
thiện. Ngược lại, khi tỷ giá giảm đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước
trở nên đắt hơn tương đối so với các nước khác, hạn chế xuất khẩu nhưmg nhập
khẩu lại có điều kiện thuận lợi để tăng do giá hàng hóa nước ngồi rẻ hơn tương
đối. Kết quả làm cán cân thuơng mại xấu đi

2.3 Tác động của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại
2.3.1 Cách tiếp cận co giãn

Cách tiếp cận co giãn phát triển ban đầu dựa trên nghiên cứu của Bickerdike
(1920), sau đó là Robinson (1947) và Metzler (1948) cho rằng tỷ giá hối đoái là một
yếu tố quan trọng quyết định đến cán cân thương mại với giả định các yếu tố khác
như giá hàng hóa xuất khẩu, giá hàng hóa nhập khẩu khơng biến động. Tỷ giá hối
đối làm thay đổi cái cân thương mại thông qua giá tương đối giữa hàng hóa trong
nước và hàng hóa nưới ngồi. Với giả đinh nền kinh tế là một thể thống nhất, khi tỷ
giá hối đoái thay đổi làm thay đổi làm thay đổi giá tương đối giữa hàng hóa trong
nước và hàng hóa nước ngồi, giá tương đối giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa
nước ngồi thay đổi làm thay đổi về cầu hàng hóa của người tiêu dùng trong nước
và người tiêu dùng nước ngồi, từ đó làm thay đổi lượng hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu dẫn đến thay đổi cán cân thương mại.

Điều kiện Marshall – Lerner
Điều kiện Marshall- Lerner giả sử đồng nội tệ mất giá trong điều kiện mức giá
quốc tế và nội địa khơng đổi. Trong điều kiện giả định cung hàng hóa xuất khẩu của
các nhà cung ứng nội cho thị trường nước ngồi và cung hàng hóa nhập khẩu của
các nhà cung ứng nước ngoài cho thị trường nội địa hoàn tồn co giãn, khi tỷ giá
hối đối tăng đồng nội tệ mất giá thì lượng hàng xuất khẩu được khuyến khích,
lượng hàng nhập khẩu bị hạn chế. Tuy nhiên để kết luận tỷ giá tăng có thể cải thiện
cán cân thương mại hay không cần xem xét đến độ co giãn xuất khẩu theo tỷ giá là
và độ co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá là

.


20

Điều kiện Marshall – Lerner cho thấy phá giá đồng nội tệ cải thiện cán cân
thương mại thì tổng hệ số co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá và hệ số nhập khẩu theo
tỷ giá lớn hơn 1. Bất đẳng thưc


+

>1 được gọi là điều kiện Marshall –Lerner.

Tuy nhiên, điều kiện Marshall- lenrner giả định cung hàng hóa xuất khẩu và
hàng hóa nhập khẩu hồn tồn co giãn. Và khi giả định khơng được đáp ứng thì cán
cân thương mại có thể được cải thiện ngay cả khi tổng độ co giãn của xuất nhập
khẩu theo theo tỷ giá nhỏ hơn 1, vì khi lượng hàng hóa xuất khẩu tăng sẽ làm tăng
giá hàng hóa xuất khẩu tính theo nội địa, có thể làm tăng doanh thu xuất khẩu và
lượng hàng hóa nhập khẩu nước ngồi giảm sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu,
có thể làm giảm kim ngạch nhập. Do vậy, làm cán cân thương mại vẫn có thể được
cải thiện.

Hiệu ứng đường cong J
Điều kiện Marshall – Lenrner cho rằng đồng nội tệ mất giá sẽ cải thiện cán cân
thương mại nhưng không đảm bảo cán cân thương mại có thể hồn tồn có xu
hướng cải thiện trong quá trình mất giá. Theo Magee (1973) tác động của đồng nội
tệ mất giá đến cán cân thương mại sẽ qua ba giai đoạn là giai đoạn tạm thời, giai
đoạn trung gian và giai đoạn dài hạn. Hình 2.1 được gọi là hiệu ứng đường cong J
nhằm chỉ rõ sự thay đổi theo thời gian của cán cân thương mại khi đồng nội tệ mất
giá. Theo đó, ban đầu cán cân thương mại sẽ xấu đi, sau đó được cải thiện ở mức tốt
hơn trạng thái trước khi có sự mất giá và cán cân thương mại sẽ biến động theo theo
dạng chữ J nghiêng về bên phải của trục tọa độ có trục tung là cán cân thương mại
và trục hoành là thời gian.


×