Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về Logistics cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.48 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒNG ĐỨC TRƢỜNG SINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS CẢNG BIỂN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒNG ĐỨC TRƢỜNG SINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS CẢNG BIỂN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Mã số : 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ÁNH HÈ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở Thành
phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Phan Ánh Hè. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Hoàng Đức Trường Sinh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập và nghiên cứu trên giảng đường cao
học cho đến nay, tôi đã được lĩnh hội nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể
hồn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.
Để đạt được thành quả như hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản

thân, sự động viên từ phía gia đình bạn bè, thì một phần lớn cơng lao thuộc về
thầy cơ giảng viên Học viện.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban lãnh đạo, quý thầy cô Học viện đã tận tâm giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và rèn luyện;
- Sự động viên khích lệ của các anh, chị, bạn bè đã tạo động lực cho tơi hồn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này;
- Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phan Ánh Hè đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo tận tình, góp ý để tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn.
Bảo vệ ngày 25/8/2020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2020

Hoàng Đức Trường Sinh

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... ...1
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.......................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.........................................6
6. Những đóng góp của luận văn................................................................... 7
7. Bố cục của đề tài.........................................................................................7
Chƣơng I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
LOGISTICS CẢNG BIỂN .............................................................................8

1.1.Khái quát chung về logistics cảng biển....................................................8
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm và phân loại của logistics cảng biển .................................. 10
1.1.3. Mơ hình logistics cảng biển .............................................................. 13
1.1.4.Vai trò của logistics cảng biển trong phát triển kinh tế xã
hội....................................................................................................................15
1.2. Quản lý nhà nƣớc về logistics cảng biển...............................................17
1.2.1. Khái niệm. .......................................................................................... 17
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về logistics
cảng..................................................................................................................18
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với logistics cảng biển. ................... 21
1.2.4.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về logistics cảng biển.. ............... 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về logistics cảng biển của một số quốc
gia....................................................................................................................29
1.3.1.Quản lý nhà nước về logistics cảng ở một số quốc gia.............……..29
1.3.2.Bài học rút ra cho Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 33
iii


Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................34
Chƣơng II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
LOGISTICS CẢNG BIỂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................35
2.1. Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh......................................35
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư và điều kiện kinh tế xã hội của Thành phố Hồ
Chí Minh..........................................................................................................35
2.2.Tình hình phát triển logistics cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh...40
2.2.1.Về giao thông phục vụ cho hoạt động logistics .................................. 40
2.2.2.Về các trung tâm logistics ................................................................... 41
2.2.3.Về cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics ........................................... 42
2.3.Quản lý nhà nƣớc về logistics cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh..43

2.3.1.Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển logistic cảng
biển trên địa bàn. ............................................................................................. 43
2.3.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật QLNN về logistic cảng biển.
......................................................................................................................... 50
2.3.3.Quản lý việc đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng,
cầu cảng, kho bãi phục vụ logistic cảng biển trong khu vực quản lý. ............ 53
2.3.4. Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong cung ứng các dịch
vụ công tại cảng biển, như: thuế, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa … ...... 55
2.3.5. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra,
xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an tồn hàng hải, an ninh hàng
hải và phịng ngừa ô nhiễm môi trường biển trong logistic cảng biển. .......... 58
2.3.6. Hợp tác quốc tế về logistic cảng biển. ............................................... 60
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động logistic cảng biển............................................................................ 61

iv


2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về logistics cảng biển tại Thành phố
Hồ Chí Minh...................................................................................................62
2.4.1. Những kết quả, thành tựu. ................................................................. 62
2.4.2. Những bất cập, hạn chế ..................................................................... 64
2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế. ........................................ 66
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 68
Chƣơng III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS
CẢNG BIỂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN
NĂM 2030........................................................................................................69
3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển logistics cảng biển ở thành phố Hồ
Chí Minh.........................................................................................................69
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu của Trung ương. .......................................... 69

3.1.2. Quan điểm và định hướng của Thành phố Hồ Chí Minh .................. 72
3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về logistics cảng biển tại Thành Phố Hồ
Chí Minh.........................................................................................................74
3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển logistic cảng
biển trên địa bàn. ............................................................................................. 74
3.2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật QLNN về logistic cảng biển.
......................................................................................................................... 75
3.2.3. Quản lý việc đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng,
cầu cảng, kho bãi phục vụ logistic cảng biển trong khu vực quản lý. ........... .76
3.2.4. Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong cung ứng các dịch
vụ công tại cảng biển, như: thuế, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa …...... 77
3.2.5. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra,
xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an tồn hàng hải, an ninh hàng
hải và phịng ngừa ô nhiễm môi trường biển trong logistic cảng biển. .......... 78
v


3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về logistic cảng biển. ............................. 79
3.2.7. Tăng cường và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động logistic cảng biển.... ................ 79
3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về
logistics cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới............80
3.3.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN đối với
logistics cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển E-logistics. 80
3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho QLNN đối với logistics cảng
ở Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................................. 81
3.3.3. Liên kết và phát huy vai trị của các hiệp hội có liên quan tới dịch vụ
logistics cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 84
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................89

vi


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
1

QLNN

Quản lý nhà nước

2

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

3

CVHH

Cảng vụ hàng hải

4

DN

Doanh nghiệp


vii


Danh mục các bảng
1

Hình 1.1

Liên kết các hệ thống thứ cấp trong hệ thống logistics
cảng

2

Hình 2.1

Xuất nhập khẩu của TP.HCM giai đoạn 2013-2018

3

Hình 2.3

Quy hoạch trung tâm logistics của vùng Đông Nam Bộ

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch vụ logistics là một hoạt động dịch vụ tổng hợp mang tính dây
chuyền, hiệu quả của q trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính

cạnh tranh của ngành cơng nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Những nước
phát triển như Nhật và Mỹ dịch vụ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Ở
Việt Nam ngành logistics chỉ đóng góp 3 - 4% vào tổng GDP.
Dịch vụ logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
khẳng định: “Phải nhận thức rõ gánh nặng chi phí đang là một rào cản lớn
nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, chi phí logistics cao đang ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam".
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trị là đầu tàu kinh tế của cả nước
khong chỉ là thị truờng tieu thụ lớn nhất nuớc, mà còn là trung tam phan phối,
cung ứng hàng hóa lớn nhất phía Nam. N m giữa các trục đu ờng bọ Đong Tay, Bắc - Nam cùng với h thống hải cảng lớn nhu: Cát Lái, Hi p Phuớc,
Bến Nghé, Tan Thuạn,... nen hầu hết hàng hóa giao thuong giữa các
tỉnh thành, hàng hóa xuất nhạp khẩu ở khu vực phía Nam đều đi qua TP.
HCM.
TP. HCM còn n m cạnh các tuyến hàng hải trọng yếu tren biển Đong,
noi mỗi nam có tren 140.000 luợt tàu trọng tải tren 100.000 tấn đi qua, vừa có
h thống giao thong đuờng bọ thuạn lợi, có thể kết nối luu chuyển hàng hóa
đa phuong thức với nhiều nuớc. Do đó hoạt động khai thác dịch vụ logistics
cảng ở Tp. HCM đã được hình thành từ rất sớm và chiếm tỷ trọng chủ yếu so
với các địa phương khác trên cả nước

1


Số doanh nghiệp khai thác cảng, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
logistics không ngừng phát triển, với hơn 50% số doanh nghiệp kinh doanh
logistics trên cả nước đang hoạt động tại TP. HCM. Năng lực khai thác cảng
tại TP. HCM là rất lớn, chỉ tính riêng cảng Cát Lái đã tạp trung hon 70%
luợng container xuất, nhạp của cả nuớc.
Tuy nhiên dich vụ logistics cảng ở TP. HCM mới chỉ chú trọng tới việc

đầu tư vào hai dịch vụ chính là dịch vụ xếp dỡ container và kho bãi còn các
dịch vụ khác chưa được quan tâm đúng mức làm cho hoạt động ở các cảng bi
vẫn cịn bị đình trệ.
Trong QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM tuy đã có rất
nhiều chính sách nh m phát triển dịch vụ logistics song chưa quán triệt nhận
thức triệt để và chưa đầu tư một cách đồng bộ, một số chính sách ban hành
cịn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Giao thông và công
tác điều phối, quy hoạch giao thông kết nối với các cảng tuy đã được quy
hoạch, xây dựng nhưng tiến độ còn chậm, một số nơi chưa đáp ứng được nhu
cầu vận tải. Sự phối hợp, phân bổ năng lực khai thác giữa các cảng trong
thành phố còn chưa hợp lý, đồng bộ. Cơng tác kiểm tra giám sát cịn lỏng lẻo
đẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của một số doanh nghiệp lớn ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM.
Thời gian qua đã có nhiều thành cơng đáng ghi nhận về QLNN đối với
dịch vụ logistics cảng ở TP. HCM. Tuy bên cạnh đó cũng cịn tồn tại nhiều
hạn chế đã cản trở phần nào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ logistics ở cảng TP. HCM. Để thay đổi căn bản về QLNN đối với dịch vụ
logistics ở cảng TP. HCM cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu một cách đầy đủ
và khoa học. Xuất phát từ những phân tích và xét thấy nội dung nghiên cứu
của vấn đề trên là phù hợp với mã ngành đào tạo quản lý công của Học Viện

2


nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về logicstics
cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Logistics là một lĩnh vực đã được quan trọng đã được Đảng và nhà
nước ta quan tâm và đầu tư từ rất sớm. Song song với việc triển khai các
chính sách trên thực tế thì việc nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề về

logistics và quản lý logistics cũng rất được chú trọng, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học về lĩnh vực này, cụ thể:
- Các sách chuyên khảo chính:
“Quản trị logistics” do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên (Nhà xuất
bản Thống kê, 2006), cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị
logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics
như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư,
vận tải, kho bãi.
Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái
và PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011).
Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị
logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục
tiêu của quản trị logistics, mơ hình quản trị logistics, các q trình và chức
năng logistics cơ bản. 5 chương cịn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics
cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị
các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm sốt logistics.
Giáo trình “Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế” của Học
Viện Hành Chính Quốc Gia (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật). Giáo trình
đã chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất của quản lý nhà nước về kinh tế trên các
lĩnh vực ở tầm vĩ mơ.
 Các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ logistics cảng biển:
3


Bài viết “Khái niệm và mơ hình logistics cảng biển” của TSKH.
Nguyễn Thanh Thủy – Khoa Kinh tế vận tải biển, Trường ĐHHH, đăng trên
Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Hàng hải Số 17 – 4/2009, cho thấy: Cảng biển
là các đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics, do vậy có vai trị quyết định
trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics, từ đó thuật ngữ
“logistics cảng” được đưa vào nghiên cứu. Mục tiêu của logistics cảng là tập

trung xây dựng các khu dịch vụ cảng nh m tối ưu hóa quy trình logistics
thơng qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bài
viết đã đưa ra định nghĩa thuật ngữ “logistics cảng” và giới thiệu mơ hình
logistics cảng thơng qua việc đề cập đến các hệ thống dịch vụ của cảng biển
để xem xét tác động của các hệ thống dịch vụ này đến quy trình logistics
cảng.
Cơng trình nghiên cứu “Phát triển dịch vụ cảng biển tại Thành phố Đà
Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng
(2012) của Lê Nguyễn Cao Tài, Luận văn đã Hệ thơng hóa được các vấn đề lý
luận liên quan đến việc phát triển dịch vụ cảng biển; đánh giá, phân tích thực
trạng phát triển dịch vụ cảng biển tại Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ
yếu nh m phát triển dịch vụ cảng biển trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả: Nguyễn Thị Hương Dịu năm 2013
về “Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ Logistics tại cảng Cát Lái – Tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn đến năm 2020”. Luận văn đã đề cập đến những
vấn đề cơ bản của Logistics, đặc biệt là logistics cảng biển, đưa ra các giải
pháp vi mơ nh m hồn thiện dịch vụ Logistics ở cảng Cát Lái cho thời gian
tới.
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn năm 2015 về
“QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phịng”. Cơng trình đã hệ thống

4


hóa các vấn đề của logistics và cơng tác QLNN về dịch vụ logistics cảng biển
ở cảng Hải Phòng.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thế Cường năm 2016 về “QLNN đối
với cảng biển Việt Nam” Cơng trình đã chỉ ra và hệ thống hóa các vấn đề cịn
tồn tại công tác quản lý nhà nước về cảng biển và đưa ra nhiều giải pháp
mang tầm vĩ mô cho sự phát triển của cảng biển Việt Nam.

- Các tài liệu tham khảo khác:
+ Báo cáo về Logistics năm 2017, 2018, 2019 do Bộ Cơng Thương chủ
trì soạn thảo, ban hành nh m rà sốt, đánh giá, cung cấp thơng tin về tình
hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên
quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đầu tư của các doanh nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học và
truyền thông trong lĩnh vực logistics.
+ Quyết định 200 QĐ-TTg; 14/02/2017; của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
dịch vụ logistics việt nam đến năm 2025.
+ Quyết định 1891 QĐ-UBND 08/05/2018 Quyết định của UBND TP.
HCM Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Và một số bài viết, số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành, doanh nghiệp kinh doanh logistics và các hiệp hội logistics.
Tuy nhiên, ở góc độ QLNN về Logistics cảng biển ở TP. HCM thì rất ít
cơng trình nghiên cứu, hoặc có cũng chỉ là đề cập đến những vấn đề chung
nhất hoặc đơn lẻ, chưa có hệ thống các vấn đề cơ bản của quản lý NN đối với
hoạt động Logistics cảng biển ở TP. Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích
5


Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nh m
nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng TP. HCM.
- Nhiệm vụ
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN đối với
dịch vụ logistics cảng biển.
Hai là, đánh giá thực trạng QLNN đối với logistics cảng ở TP. HCM.

Xác định các nguyên nhân, các vấn đề yếu kém trong QLNN đối với dịch vụ
logistics ở cảng TP. HCM, xác định các yếu tố tác động đến kết quả QLNN
đối với logistics cảng ở TP. HCM.
Ba là, kiến nghị với các cấp QLNN và đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả QLNN đối với logistics cảng ở TP. HCM.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là hoat động logistics cảng biển và hoạt động QLNN đối với logistics cảng
biển trên địa bàn thành phố TP. HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn trong QLNN đối với logistics cảng biển trên địa bàn TP.
HCM.
+ Thời gian nghiên cứu thực trạng trong khoảng 2013 - 2018. Có bổ
sung dữ liệu đến năm 2019, phương hướng và giải pháp QLNN đối với dịch
vụ logistics ở cảng TP. HCM được đề xuất khung thời gian đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử của triết học Mác-Lenin.
6


- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, báo
cáo của các cơ quan quản lý có liên quan như: Các Văn kiện Đại hội Đảng từ
Khóa VII đến Khóa XI; những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý như
Chính phủ, Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Cơng Thương, Bộ Tài Chính, Cục
Hàng Hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải TP. HCM., Cục Thống kê thành phố
TP. HCM., các số liệu từ các hiệp doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp
logistics, các báo cáo, các nghiên cứu đã công bố, các tạp chí và sử dụng các

tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích... của các đề
tài, dự án, các cơng trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề liên quan.
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá.
6. Những đóng góp của luận văn.
Về mặt lý luận: Bổ sung những luận cứ khoa học về dịch vụ logistics
và QLNN về hoạt động logistics nói chung và logistics tại các cảng biển nói
riêng.
Về mặt thực tiễn: Có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý, các cơ quan đang làm công tác QLNN về hoạt động
logistics.
7. Bố cục của đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về logistics cảng
biển.
Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về logistics cảng
biển ở thành phố Hồ Chí Minh.

7


CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTIC
CẢNG BIỂN.
1.1. Khái quát chung về logistics cảng biển
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về logistics Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ
(Council of Logistics Management - CLM) thì “logistics là quy trình chuỗi
cung ứng có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q trình
lưu chuyển, dự trữ hàng hố, dịch vụ và những thơng tin liên quan từ điểm

xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với
yêu cầu của khách hàng”.
Theo quan niệm của Liên hợp quốc: “Logistics là hoạt động quản lý
quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản
phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.
Theo quan điểm 7 đúng (seven rights), “Logistics là quá trình cung cấp
đúng sản phẩm đến đúng khách hàng, một cách đúng số lượng, đúng điều
kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu
dùng sản phẩm”.
PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics Những vấn đề cơ bản” (NXB Thống kê năm 2003): “Logistics là q trình tối
ưu hố các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics được
mô tả là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao
gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi,
thủ tục phân phối, hải quan... Logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều
ngành nghề, cơng đoạn trong một quy trình hồn chỉnh.

8


Hoặc “Logistics là nghệ thuật và khoa học giúp quản trị và kiểm sốt
dịng chảy của hàng hóa, năng lượng, thơng tin và những nguồn lực khác”.
Có nghĩa là: Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ
mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa
học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý,
thực hiện, kiểm tra, kiểm sốt và hồn thiện các hoạt động bao gồm các công
việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân
phối, hải quan...
Dịch vụ logistics trong ngành vận tải xuất nhập khẩu, bao gồm mọi
hoạt động của thương nhân nh m lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ

kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường bộ, đường hàng không,
đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn
sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng đi các nơi theo yêu cầu của
người ủy thác. Như vậy, không nên hiểu dịch vụ logistics một cách thô sơ như
là một khâu vận chuyển và lưu trữ hoặc chỉ là một dịch vụ hậu cần đơn thuần.
Cảng là đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics xuất nhập khẩu, cảng
thực hiện các hoạt động nh m hỗ trợ cho chu trình ln chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu, nó có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy
trình dịch vụ logistics, từ đó thuật ngữ “dịch vụ logistics cảng” được đưa vào
nghiên cứu.
Mục tiêu của dịch vụ logistics cảng là tập trung xây dựng các hệ thống
dịch vụ cảng nh m tối ưu hóa quy trình logistics thơng qua việc nâng cao tính
tương thích của cảng trong chuỗi logistics. B ng việc sử dụng các giới hạn
dịch vụ logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong
cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được
của chuỗi dịch vụ logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển hệ

9


thống dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh so với
các cảng đối thủ khác.
Nhƣ vậy, dịch vụ logistics cảng là chuỗi các hoạt động thương mại ở
các hệ thống bao gồm bốc xếp, vận chuyển, hỗ trợ hành trình tàu, phục vụ
tàu vào cảng, lưu kho bãi và phục vụ hàng quá cảnh trong chuỗi logistics
cảng biển nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu xuất nhập khẩu.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại của logistics cảng biển
1.1.2.1. Những đặc điểm chung của logistics
Thứ nhất, logistics là q trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục
từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối

cùng.
Thứ hai, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi
hoạt động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dịng chảy của
hàng hố, thơng tin, vốn … trong suốt quá trình từ đầu vào cho đến đầu ra của
sản phẩm.
Thứ ba, logistics là quá trình hoạch định và kiểm sốt dịng chu chuyển
và lưu kho bãi hàng hoá và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và theo ý
muốn của khách hàng.
Thứ tư, logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn
liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên bao gồm vật tư, vốn, nhân lực, bao hàm
cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết cơng nghệ…
Thứ năm, logistics bao trùm cả hai góc độ hoạch định và tổ chức. Cấp
độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra là vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm đến vận
chuyển và lưu trữ.
Thứ sáu, logistics là quá trình tối ưu hố luồng vận động vật chất và
thơng tin, tạo ra hiệu quả cả quá trình, cả chuỗi cung ứng.

10


1.1.2.2 Phân loại về dịch vụ logistics cảng biển.
Phân loại theo các nhóm doanh nghiệp với các lĩnh vực như sau:
- Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực vận tải: Các công ty cung
cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức (Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường
bộ, đường sắt, hàng không, đường biển). Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải
đa phương thức. Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng. Các công ty
môi giới vận tải
- Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực phân phối: Công ty cung cấp
dịch vụ kho bãi. Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối
- Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực dịch vụ hàng hố: Các cơng

ty mơi giới khai th hải quan. Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ. Các công
ty chuyên ngành hàng nguy hiểm. Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển
- Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics
chuyên ngành: Các công ty công nghệ thông tin. Các công ty viễn thông. Các
cơng ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm. Các công ty cung cấp dịch vụ
giáo dục và đào tạo…
Theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics:
- Logistics bên thứ nhất: (1PL) Các công ty sản xuất thực hiện các hoạt
động logistics b ng chính phương tiện, thiết bị, con người của mình.
- Logistics bên thứ hai: (2PL) Cơng ty sản xuất và thuê ngoài các dịch
vụ logistics nh m cung cấp thiết bị, phương tiện, hay các dịch vụ cơ bản
nh m giảm chi phí và vốn đầu tư.
- Logistics bên thứ ba: (3PL) (Logistics theo hợp đồng): Công ty sản
xuất ký hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ logistics thay mặt mình
thực hiện các giao dịch với khách hàng, bao gồm việc quản lý và thực hiện
11


hoạt động vận tải và kho vận... như một liên minh, thực hiện các hoạt động
logistics, đồng thời chia sẻ thơng tin, rủi ro và loại ích theo một hợp đồng dài
hạn.
- Logistics bên thứ tư (4PL) (Logistics chuỗi phân phối) Đây là phương
thức được phát triển trên nền tảng của Logistics bên thứ ba nh m tạo ra sự
đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. Logistics bên thứ tư
được xem là một điểm liên lực duy nhất, nơi thực hiện các việc quản lý, tổng
hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng Logistics bên thứ ba, cung cấp
các dịch vụ công nghệ thơng tin và quản lý tiến trình kinh doanh trong suốt
chuỗi phân phối nh m vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các
mối quan hệ lâu bền [8].
Theo tính chun mơn hố của doanh nghiệp logistics

- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: Bao gồm thứ nhất là các công
ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức, tức là những công ty chỉ cung
cấp một loại phƣơng tiện vận tải. Thứ hai là các công ty cung cấp dịch vụ vận
tải đa phương thức, là những công ty cung cấp từ hai loại phương tiện vận tải
khác nhau trở lên trong cả q trình vận chuyển. Thứ ba là các cơng ty cung
cấp dịch vụ khai thác cảng, và thứ tư là các công ty môi giới vận tải.
- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối: Bao gồm các công ty cung
cấp dịch vụ kho bãi, các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.
- Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hố: Bao gồm các cơng ty cung
cấp dịch vụ môi giới khai thuế hải quan, các công ty giao nhận, gom hàng lẻ,
các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm, các cơng ty dịch vụ đóng gói vận
chuyển.

12


- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: Gồm các công
ty công nghệ thông tin, các công ty viễn thông, các công ty cung cấp giải pháp
tài chính, bảo hiểm, các cơng ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo [8].
1.1.3. Mơ hình logistics cảng biển
Để có thể hiểu được rõ hơn về hệ thống dịch vụ logistics cảng biển
điềtrướcchúng ta phải hình dung ra được các mối liên kết giữa các bộ phận
trong hệ thống logistic cảng

Hình 1.1. Liên kết các hệ thống thứ cấp trong hệ thống logistics
cảng
Nguồn: Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Hàng hải Số 17 – 4/2009[26]
Có nhiều cách khác nhau khi phân chia hệ thống logistics cảng, nhưng
thông thường đối với một cảng biển hiện đại, hệ thống logistics cảng được
chia thành 6 hệ thống thứ cấp với vai trò, nhiệm vụ như sau:

- Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu
13


Nhiệm vụ là cung cấp lương thực, thực phẩm và các dịch vụ hỗ trợ cho
tàu. Các công ty liên quan đến hoạt động của hệ thống phần lớn nhận lệnh
trực tiếp từ công ty vận tải biển hoặc qua đại lý hàng hải, trong khi các công
ty liên quan gián tiếp đến cảng lại nhận lệnh trực tiếp từ người gửi hàng hoặc
từ đại lý của người gửi hàng. Bao gồm các nhóm: (1) Dịch vụ khách hàng:
Người gửi hàng, đại lý hàng hải. (2) Dịch vụ cho hoạt động của tàu: công ty
vận tải biển, cung cấp thuyền viên, sửa chữa, dịch vụ y tế, cung cấp thiết
bị.(3) Các cơ quan quản lý: Quản lý tàu, cảnh sát biển, đăng kiểm. (4) Dịch vụ
hỗ trợ: Bảo hiểm, kiểm dịch, cứu hộ…
- Hệ thống phục vụ tàu vào cảng
Vai trò chủ yếu của hệ thống phục vụ tàu vào cảng là bảo đảm an toàn
và thuận tiện cho tàu khi tàu cập cảng. Các công ty/tổ chức cảng vụ, dịch vụ
liên quan đến công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm dịch vụ thông quan,
dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ bảo đảm an toàn cho tàu vào luồng, đại lý tàu…
- Hệ thống xếp dỡ
Nhiệm vụ của hệ thống xếp dỡ là hỗ trợ hoạt động xếp hàng và dỡ hàng
của tàu tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn. Các bên liên quan đến hoạt
động của hệ thống xếp dỡ... Phần lớn các bên có liên quan trực tiếp đến cảng
nhận lệnh trực tiếp từ đơn vị khai thác cảng. Đôi khi đơn vị thực hiện công tác
xếp dỡ hàng nhận lệnh từ người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng. Đội
công nhân xếp dỡ lại nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ.
- Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh
Công việc của hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là bảo đảm liên kết giữa
bên xếp dỡ và bên kho bãi (hoặc bên vận tải nội địa). Các bên liên quan đến
hệ thống phục vụ hàng quá cảnh... Luồng hàng sẽ dịch chuyển từ hệ thống
xếp dỡ đến liên kết vận tải bộ hoặc lưu kho bãi. Ở rất nhiều cảng, quá trình

14


quá cảnh này không được tách biệt rõ ràng mà có thể được gộp vào hệ thống
xếp dỡ hoặc hệ thống lưu kho bãi. Nhưng đối với các cảng có bãi hàng n m
xa khu vực trung tâm cảng, việc xây dựng hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là
cần thiết.
- Hệ thống lưu kho bãi
Nhiệm vụ của hệ thống lưu kho bãi là hỗ trợ cho quá trình lưu kho bãi.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các quá trình phục vụ khác nhau từ
các bên chuyên môn như phục vụ kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực
phẩm, khu chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả
bãi container). Hàng hóa sau khi dỡ từ tàu hoặc mang đến từ chủ hàng sẽ
được chuyển đến bộ phận kiểm đếm để kiểm tra hàng ngay tại kho bãi. Nếu là
hàng gom thì sẽ được chuyển đến kho CFS để tháo đóng hàng vào container.
Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh đến hệ thống liên kết vận
tải nội địa.
- Hệ thống liên kết vận tải nội địa
Vai trò của hệ thống liên kết vận tải bộ là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ
thống kho bãi (hoặc hệ thống phục vụ hàng quá cảnh) với hệ thống vận tải nội
địa. Các bên liên quan đến hệ thống liên kết vận tải nội địa. Dòng hàng dịch
chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp dỡ đến khu vận
tải nội địa bao gồm: vận tải đường sắt, vận tải ven biển, vận tải đường thủy
nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ. Trong
trường hợp vận tải đường ống, sau khi dỡ hàng từ tàu, hàng được chuyển trực
tiếp tới đường ống nên không cần phải sử dụng đến hệ thống liên kết vận tải
nội địa.
Như vậy, thông qua mơ hình logistics cảng biển ta thấy đó là cả một hệ
thống đồ sộ rất nhiều các hoạt động, đó cũng là thách thức và cơ hội cho dịch
15



×