Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH xác ĐỊNH NĂNG lực HÀNH VI dân sự của NGƯỜI nước NGOÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM và lấy ví dụ để MINH họa VIỆC áp DỤNG các QUY ĐỊNH đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.78 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Mã Bài tập lớn: 17
BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LẤY VÍ DỤ ĐỂ
MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ĐÓ

Họ và tên: Phạm Thị Thu Hà
MSSV: 21A4060061
Lớp niên chế: K21LKTA
Nhóm lớp tín chỉ: LAW45A01

Giảng viên chấm 1

Câu 1

Câu 2

ĐIỂM TRUNG BÌNH:

Giảng viên chấm 2

Tổng

Câu 1

Câu 2


Tổng


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI
DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ............................................ 1
1. Khái niệm người nước ngoài và phân loại người nước ngoài ................................ 1
1.1 Khái niệm người nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam........................... 1
1.2 Phân loại người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam ...................... 2
2. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài .................................... 2
II/ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC HÀNH
VI DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI .................................................................... 3
1. Quy định về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam.................................................................................................................................. 3
2. Các trường hợp đặc biệt khi xác định năng lực hành vi của người nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................ 6
III/ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ............................... 10
1. Ưu điểm ..................................................................................................................... 10
2. Hạn chế...................................................................................................................... 10
IV/ KẾT LUẬN ................................................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 11

1


LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi thì yếu tố

mà bất cứ chủ thể nào cũng cần phải có là năng lực chủ thể. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về
các đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội,… mà có thể dẫn đến vấn đề xung đột pháp luật trong
xác định năng lực chủ thể giữa các quốc gia. Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà
mình là thành viên,… và hệ thống pháp luật quốc gia cũng đã đưa ra một số quy định để điều
chỉnh vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và chỉ ra sự hợp lý cũng như những điểm hạn
chế trong các quy định pháp luật của Việt Nam trong điều chỉnh vấn đề này.

I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN
SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Khái niệm người nước ngoài và phân loại người nước ngoài
1.1 Khái niệm người nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam
Để điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh đến chủ thể là người nước ngồi trong các
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, pháp luật Việt Nam cũng có quy định
để xác định chủ thể này trong một số văn bản pháp luật như sau:
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ban hành ngày
15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự có yếu
tố nước ngồi thì “Người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người
có quốc tịch nước ngồi và người không quốc tịch”. Trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008
cũng quy định về khái niệm của chủ thể này theo cách thức liệt kê: “Người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam là cơng dân nước ngồi hoặc người nước ngồi khơng quốc tịch thường trú hoặc
tạm trú ở Việt Nam”.
Như vậy, có thể suy ra rằng một người được xem là người nước ngồi khi người này
khơng mang quốc tịch Việt Nam.
Việc quy định như này cũng phù hợp với cách quy định của hầu hết các hệ thống pháp
luật trên thế giới; cụ thể là việc sử dụng dấu hiệu quốc tịch để xác định địa vị pháp lý của một
1


cá nhân, bất cứ cá nhân nào không mang quốc tịch của quốc gia sở tại đều được xác định là
người nước ngoài.

1.2 Phân loại người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào các quy định về thuật ngữ “người nước ngoài” theo pháp luật Việt Nam thì theo
dấu hiệu quốc tịch, có thể hiểu người nước ngồi bao gồm:
- Người có một quốc tịch nước ngồi khơng phải là quốc tịch Việt Nam.
- Người mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau.
- Người khơng có quốc tịch của bất cứ quốc gia nào.
Như vậy, khái niệm người nước ngoài được đề cập trong pháp luật dân sự Việt Nam chỉ bao
gồm cá nhân nước ngồi mà khơng bao gồm pháp nhân nước ngoài.
2. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
Để tham gia và các quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật thì một chủ thể phải có năng
lực chủ thể nhất định, pháp luật Việt Nam quy định năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và được quy định tại mục 1 chương III Bộ luật Dân sự
2015 (BLDS 2015).
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân được hiểu “là khả năng cá nhân đó
có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” (Khoản 1 Điều 16), trong khi năng lực hành vi dân
sự của cá nhân được quy định “là khả năng cá nhân đó bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 19).
Vì các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế cũng là các quan hệ dân
sự nên cũng có thể hiểu khái niệm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài như sau:
- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là khả năng cá nhân là người nước ngồi
có các quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng cá nhân là người nước ngồi đó
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
2


II/ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC HÀNH VI
DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là hai yếu tố quan trọng để xác định

năng lực chủ thể của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó năng
lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại chương XXVc giao dịch
này được xác lập và thực hiện tại Việt Nam nên việc quy định này cũng tạo điều kiện cho quá
trình quản lý, điều chỉnh và giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi
một các nhanh chóng hơn.
Cơ sở cho quy định về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam xuất
phát từ quy định tại khoản 2 điều 673 BLDS 2015, cụ thể trong trường hợp người nước ngoài
thường trú hay tạm trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật sẽ được xác định như công dân
Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác. Nói
cách khác, cá nhân này sẽ được hưởng các quyền về nhân thân, sở hữu,… nhất định và có
nghĩa vụ phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam,… Việc người nước ngồi tại Việt Nam có
4


năng lực pháp lực dân sự được xác định theo luật Việt Nam tạo điều kiện cho xác định phạm
vi quyền và nghĩa vụ mà người này có khả năng thực hiện trong phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự về các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.
Ví dụ: Anh A (quốc tịch Đức) đang sinh sống tại Việt Nam, anh có mong muốn mở một
tiệm hoa nhỏ và muốn nhập hoa từ Tây Bắc về để bán nên có làm hợp đồng mua hoa với một
trang trại hoa ở Điện Biên. Tuy nhiên, trong một lần giao hoa thì anh A bị đưa đi cách ly do
có tiếp xúc với F0 dương tính với Covid-19 dẫn đến việc hoa bị hư hỏng sau khi vận chuyển
trở lại trang trại, phía bên trang trại cho rằng nếu anh A báo trước cho bên trang trại trong
khi chờ kết quả xét nghiệm của người bị nghi là F0 tiếp xúc với anh trước đó thì sẽ khơng xảy
ra hậu quả trên cho nên đã khởi kiện anh A đòi bồi thường. Lúc này do quan hệ mua bán giữa
anh A và chủ trang trại kia được xác lập tại Việt Nam nên căn cứ theo khoản 2 điều 674 nên
năng lực hành vi của anh A sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam và lấy đó làm cơ sở để
giải quyết vụ việc này.
Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi cũng có một giới hạn nhất định
do khơng phải trong trường hợp nào thì năng lực pháp luật của người nước ngoài cũng được
xác định như của cơng dân Việt Nam. Ví dụ như trong vấn đề nhận chuyển nhượng quyền sử

dụng đất thì người nước ngồi khơng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt
Nam hay chỉ có cơng dân Việt Nam mới có quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang Việt
Nam,…điều này đương nhiên dẫn đến sự hạn chế trong năng lực hành vi mà các chủ thể là
người nước ngồi có thể được hưởng.
Việc quy định về các quyền và nghĩa vụ dành riêng cho công dân nước mình vơ cùng cần
thiết trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các công dân, tạo cơ hội cho công dân Việt
Nam được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ riêng biệt và đồng thời cũng có ý nghĩa lớn
trong các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phịng,….
- Thứ ba, một cá nhân chỉ được cơng nhận là mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam khi người
này đáp ứng được các điều kiện về xác định một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có
5


khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy
định tại điều 22, điều 23, điều 24 BLDS 2015.
Ví dụ: Ông X (quốc tịch Pháp), do bị bệnh về thần kinh dẫn đến mất khả năng làm chủ
được hành vi của mình nên đã bị hàng xóm là anh C dụ dỗ ký hợp đồng tặng cho anh C một
khoản tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cầu Giấy; sau đó, chị Z là con
gái của ông X biết được nên đã yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố ông X mất năng lực hành
vi dân sự để vô hiệu hợp đồng tặng cho với anh C. Như vậy, lúc này Toà án Việt Nam căn cứ
vào các điều kiện để xác định một cá nhân có được xem là mất năng lực hành vi không theo
quy định tại điều 22 để xem xét trường hợp của ông X do ông X đang cư trú, sinh sống ở Việt
Nam và yêu cầu này được xảy ra tại Việt Nam.
Việc quy định như vậy là hợp lý vì việc xác định các trường hợp mất năng lực hành vi dân
sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ
là căn cứ để điều chỉnh và giải quyết các giao dịch dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngồi được xác lập và thực hiện tại Việt Nam, do vậy việc sử dụng pháp luật Việt Nam làm
căn cứ xác định là hợp lý.
2. Các trường hợp đặc biệt khi xác định năng lực hành vi của người nước ngoài theo

pháp luật Việt Nam
Trong xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, trong quy định tại khoản 1 điều 674 chỉ có thể áp dụng trực tiếp với người mang
một quốc tịch không phải quốc tịch Việt Nam; đối với trường hợp cá nhân đó là người nước
ngồi khơng có quốc tịch hay có hai hay nhiều quốc tịch thì việc xác định luật dẫn chiếu đến
phải tuân theo nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với người khơng có quốc tịch, người
có nhiều quốc tịch quy định tại điều 672 BLDS 2015:
“1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch
nhưng cá nhân đó là người khơng quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi
người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Nếu người đó
có nhiều nơi cư trú hoặc khơng xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân
6


sự có yếu tố nước ngồi thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên
hệ gắn bó nhất.
2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch
nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước
nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú
và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi
thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn
bó nhất.”
+ Cụ thể, căn cứ vào khoản 1 điều 672 thì đối với người khơng có quốc tịch thì năng lực hành
vi của họ sẽ được xác định theo quy định của pháp luật nơi người đó cư trú vào thời điểm phát
sinh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.
Ví dụ, D là người khơng có quốc tịch hiện đang cư trú tại Trung Quốc, D thường xuyên
giúp đỡ ông X là người bán hàng vỉa hè để kiếm cơm ăn qua ngày. Một thời gian sau, ơng X
chết vì đột quỵ và đã viết di chúc trước đó để lại cho D một khoản tiền nhỏ. Lúc này việc xác

định năng lực hành vi của D trong việc nhận thừa kế của ông X sẽ dựa vào pháp luật Trung
Quốc căn cứ theo khoản 1 điều 672 BLDS 2015 vì tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm phát
sinh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi), D là người khơng có quốc tịch và
đang cư trú tại Trung Quốc.
Nếu tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi mà người đó có nhiều
nơi cư trú hoặc khơng xác định được nơi cư trú thì năng lực hành vi của người này được xác
định theo pháp luật nước người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. Quy định này có điểm khác
biệt so với quy định trong BLDS 2005, trong BLDS 2005 quy định “nếu người đó khơng có
nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, như vậy theo BLDS

2005 thì lúc này năng lực hành vi của người nước ngoài sẽ xác định theo pháp luật Việt
Nam. Sự sửa đổi này đem lại tính khách quan cao hơn, đảm bảo sự bình đẳng giữa các hệ
thống pháp luật, phù hợp hơn với tính chất mối quan hệ dân sự đang cần điều chỉnh.

7


+ Theo khoản 2 điều 672 BLDS 2015, đối với người hai hay nhiều quốc tịch thì năng lực hành
vi của người này sẽ được xác định căn cứ vào pháp luật nước nơi người đó có quốc tịch và cư
trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Ví dụ: Ơng A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng đặt may quần áo thiết kế riêng với ơng Y
(có 3 quốc tịch Anh, Pháp, Đức) đang sinh sống và làm việc tại Anh. Theo hợp đồng, ông A
sẽ cung cấp vải cho ông Y. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng ông A phát hiện ông Y không sử
dụng đúng chất liệu vải cao cấp mà mình đã cung cấp và cũng khơng có thơng báo hay giải
thích thích đáng về điều này, do vậy ông A đã khởi kiện ra toà án Việt Nam yêu cầu bồi thường.
Khi này Toà án Việt Nam căn cứ khoản 2 điều 672 BLDS 2015 thì sẽ xác định năng hành vi
của Y căn cứ vào pháp luật của Anh làm cơ sở để giải quyết vụ việc vì tại thời điểm ký kết hợp
đồng ơng Y đang cư trú tại Anh.
Khoản 2 điều 672 BLDS 2015 cũng đề cập trong trường hợp người đó có nhiều nơi cư trú
hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời

điểm phát sinh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi thì xác định năng lực
hành vi căn cứ vào pháp luật nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất.
Song, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể mang tính tổng quát cho việc xác định
thế nào là “pháp luật của nước mối quan hệ gắn bó nhất”, tuy nhiên căn cứ vào điều 683 BLDS
2015 về việc xác định pháp luật nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng thì cũng có thể
hiểu yếu tố “mối liên hệ gắn bó nhất” ở đây có thể được xác định linh hoạt trong từng trường
hợp, có thể xác định theo thời gian cư trú, nơi làm việc, tài sản là bất động sản,…
Xem xét ví dụ phía trên, nếu như việc ký kết hợp đồng được diễn ra trong lúc ông Y đang
cư trú tại Thái Lan và đã có thời gian cư trú và làm việc lâu dài nhất trước đó tại Anh, thì lúc
này căn cứ khoản 2 điều 672 năng lực hành vi của ông Y không được xác định theo luật Thái
Lan do ông không mang quốc tịch Thái Lan mà được xác định theo pháp luật của nước mà
ông mang quốc tịch và gắn bó nhất là Anh do ông có thời gian cư trú, làm việc lâu dài là Anh.
Tuy nhiên, trong trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch mà trong đó có quốc tịch Việt
Nam thì năng lực hành vi của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc quy định như
8


này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngồi nhanh chóng hơn cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Thứ hai, để đảm bảo các thực hiện các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, không phải
trong mọi trường hợp tại điều 672 và điều 674 đều có thể áp dụng pháp luật nước ngoài được
dẫn chiếu đến để xác định năng lực hành vi của người nước ngoài mà phải xác định theo pháp
luật Việt Nam nếu như pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 điều 670 BLDS 2015, đó là:
+ Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.
+ Nội dung của pháp luật nước ngồi khơng xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp
cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
Ví dụ: Anh A (quốc tịch Ả Rập) có đăng ký kết hơn với chị B (quốc tịch Việt Nam) tại Ả
Rập. Sau một thời gian sinh sống, do nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên chị B bỏ về Việt Nam, một

thời gian sau chị nộp đơn ra Toà án yêu cầu ly hơn. Trước tiên, Tồ án Việt Nam cần xem xét
tính hợp lệ của sự kiện kết hôn. Căn cứ vào khoản 1 điều 674 BLDS 2015 và Khoản 1 Điều
121 Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 về việc mỗi bên phải tuân thủ pháp luật nước mình về
điều kiện kết hôn, lúc này điều kiện kết hôn của chị B sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam và
điều kiện kết hôn của anh A sẽ xác định theo pháp luật Ả Rập. Tuy nhiên, do chế độ đa thê
của Ả Rập là trái với quy định về chế độ một vợ một chồng theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, do vậy trong trường hợp này căn cứ theo khoản 1 điều 670 thì pháp luật Ả
Rập không được xem là căn cứ xác định năng lực hành vi của anh A, mà phải áp dụng pháp
luật Việt Nam (căn cứ khoản 2 điều 670 BLDS 2015) để xác định năng lực hành vi của của
anh A và lấy đó làm cơ sở để xem xét tính hợp pháp của quan hệ kết hơn của họ.
- Thứ ba, trong trường hợp có sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ ưu tiên áp dụng các điều ước quốc tế. Ví dụ, trong khoản
1 điều 17 của HĐTTTP về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào năm 1998 có quy định
“Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước ký
kết mà cá nhân đó là cơng dân”. Điều này thể hiện sự tôn trọng nhất định mà Việt Nam dành
9


cho các nước ký kết trong các điều ước quốc tế, đảm bảo sự thi hành nghiêm túc và nhất quán
của các điều ước này.
III/ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Ưu điểm
- Các quy định liên quan đến xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài trong
BLDS 2015 bên cạnh duy trì tính phù hợp với hệ thống tư pháp quốc tế đã có sự bổ sung hợp
lý, thực tế so với quy định trong BLDS 2005 trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài.
- Việc ban hành này đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, hành lang pháp lý cần thiết cho việc quản
lý và giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.
2. Hạn chế

- Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể, tập trung các trường hợp
nào thì người nước ngồi khơng được hưởng năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự như công dân Việt Nam, mà các quy định này lại xuất hiện một cách rời rạc trong những
văn bản khác nhau.
- Do các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi rất rộng và đa dạng,
trong khi quy định về việc xác định “pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất” với
người nước ngoài trong các quy định liên quan đến chủ thể này chưa có văn bản cụ thể hướng
dẫn nên trong nhiều trường hợp việc áp dụng các nguyên tắc xác định khó có thể thống nhất.
IV/ KẾT LUẬN
Việc xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là yếu tố nền tảng trong bất
cứ một hệ thống pháp luật nào. Tuy nhiên, quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này vẫn
còn nhiều hạn chế như trên; chính vì vậy, việc tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy phạm
pháp luật điều chỉnh vấn đề này là vô cùng cần thiết.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Bộ luật Dân sự 2005 (số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
3. Bộ luật Dân sự 2015 (số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

11



×