Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TIỂU LUẬN PHONG CÁCH BAUHAUS TRONG THỜI TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.07 KB, 7 trang )

BAUHAUS là gì?
Nếu như bạn một lần đến với nước Đức, chắc chắn khơng khó để bạn tìm thấy Trường đại học
Bauhaus -Weimar nổi tiếng về đào tạo kiến trúc xây dụng, thiết kế và mỹ thuật hiện nay. Trong
lịch sử mỹ thuật thế giới, Bauhaus là trường nghệ thuật tại Đức đầu tiên kết hợp thủ công và mỹ
thuật khoảng từ 1919-1933. Và khơng chỉ dừng lại ở đó, những quan điểm về thiết kế tại trường
Bauhaus phát triển thành phong trào thiết kế Bauhaus
đỉnh cao, vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến nền thiết kế hiện đại
Lịch sử hình thành và phát triển của

Bauhaus
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức sống thiếu thốn và khổ sở trong cái
bi kịch của lịch sử dành cho một quốc gia bại trận. Nghệ thuật Đức cũng bị tổn thương, bởi
những chật vật của cuộc sống đã khiến giới nghệ sĩ Đức khơng cịn sức cho sáng tạo.
Giữa suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những khuôn vàng thước ngọc của
kiến trúc thời trước khơng cịn phù hợp nữa. Ơng trút bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các
bản thiết kế, rồi chối từ hẳn những định ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng. Ngày
12.4.1919, chính quyền thành phố Weimar, thuộc bang Thüringen, miền trung nước Đức, cấp
giấy phép cho Gropius lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia, trên cơ sở sáp nhập hai Trường
Nghệ thuật Thủ công Weimar của Henry vande Veldo và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại
Huân Tước tồn tại từ trước chiến tranh.
Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại trong các thể
nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án nội thất hay ở việc chế tạo các vật
dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế, những món đồ gốm, những cuộn giấy dán…
Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đường cải cách riêng cho mình.
Những đặc trưng cơ bản của Thiết kế Bauhaus


Các tác phẩm theo phong cách Bauhaus ln đặt tính cơng năng lên hàng đầu thơng qua ngơn
ngữ hình học, hình khối đơn giản khơng trang trí. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ
nguyên tắc "Thẩm mỹ đi liền với Công năng". Năm 1923, Bauhaus tiến hành cải cách với quan
điểm mới: Nghệ thuật và công nghệ - sự kết hợp mới. Sản phẩm cần phải đáp ứng được tính


thẩm mỹ dựa theo các tiêu chuẩn về thiết kế, đồng thời đảm bảo cơng năng và tính tiện dụng.
Về mặt kiến trúc hay trang trí nội thất cũng vậy. Những cơng trình được xây dựng theo mảng,
khối, khơng thừa cũng không thiếu. Những chi tiết cầu kỳ như thước cột La Mã, phù điêu, hoa
văn uốn lượn được giảm đến mức tối thiểu
Thiết kế sản phẩm theo phong cách Bauhaus.

Kiến trúc theo phong cách Bauhaus


Thiết kế đồ họa theo phong cách Bauhaus.

Bên cạnh “Thiết kế đáp ứng cơng năng”, Bauhaus cịn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và
thủ công mỹ nghệ. Walter Gropius khẳng định rằng: “Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng
ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó khơng có gì là "Art Professional – nghệ thuật chun
nghiệp". Khơng có sự khác biệt cơ bản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công. Nghệ sĩ là một nghệ nhân
cao quý…Một tền tảng của sự thủ công là cần thiết cho mọi nghệ sĩ. Nó là nguồn gốc là của sự
sáng tạo.”
Thời trang tối giản trở lại khởi nguồn và lan rộng thế giới
Nhắc đến phong cách thời trang tối giản là nhắc đến xu hướng thẩm mỹ của trang phục thập
niên 90. Quay ngược thời gian, sau những năm 1980 bùng nổ chủ nghĩa tiêu thụ, dòng nhạc pop
Madonna, Michael Jackson, George Michael,… cùng xu hướng thời trang siêu thực kỉ tương lai
như Thierry Mugler, Claude Montana hay nhiều họa tiết rực rỡ như Versace, Christian Lacroix,
thập niên cuối cùng của thế kỉ 20 bắt đầu cảm thấy sự thoái trào của những điều ngoạn mục,


hào nhống trong kinh tế, văn hóa, nghệ thuật. Xã hội đòi hỏi sự chuyển biến thực tế hơn, giản
lược hơn và ứng dụng cao hơn. Đó là thời điểm hợp lý nhất cho sự chinh phục của chủ nghĩa
thời trang tối giản.
Phong cách tối giản được xem là một tiếng nói riêng độc đáo trong thế giới thời trang, bởi nó
mang lại hình ảnh phản biện tuyệt đẹp và thanh nhã, đối lập với quan niệm cho rằng, thời trang

phải bóng bẩy và trưng ra thương hiệu lấp lánh trên sản phẩm. Tôn chỉ của trang phục tối giản
phục vụ cho một sự xa xỉ kín đáo, cho con mắt thẩm mỹ tinh tế khi biết nhận ra vẻ đẹp trong chi
tiết giản đơn và biết cách cảm thụ chất liệu cao cấp như lụa tơ tằm, len cashemere, vải bông
thượng hạng. Một khi nhà thiết kế lựa chọn cho mình con đường “tối giản”, họ phải là người vơ
cùng dũng cảm và kiên nhẫn. Vì muốn đạt đến trình độ có thể làm nên cái đẹp ở điều giản dị
nhất, người tạo mẫu cần biết cách cắt thật chính xác và xếp vải (drape) thật điêu luyện, nếu
khơng chính sự giản đơn của trang phục tối giản sẽ bộc lộ tất cả thiếu sót của họ.
Nơi hình thành việc ứng dụng thời trang tối giản, có thể nói là tại thành phố Hamburg, Đức, đại
bản doanh của nhà thiết kế Jil Sander, người được ví von là “bậc thầy của thời trang theo chủ
nghĩa tối giản”, “bà hoàng len cashmere”, “nhà giản hóa thời trang” cùng vơ số biệt danh khác.
Đối với Jil Sander, chủ nghĩa tối giản là câu trả lời cho nhu cầu bức thiết về một phong cách thiết
kế thuần khiết. Bằng cách giảm thiểu tất cả các chi tiết trang trí, thay vào đó, tính thực dụng, sự
phối hợp giữa gam màu căn bản và chất liệu trở thành yếu tố chính yếu trong mẫu trang phục.
Vẻ thu hút của người mặc không nằm ở điểm nhấn nhá hoa mỹ hay đường cúp eo, mà ở nét
thanh nhã trong thiết kế giản đơn, nhưng cùng lúc lại vô cùng mạnh mẽ với đường cắt táo bạo.

Những nhà thiết kế và những tác phẩm tiêu biểu.
Walter Adolph Gropius (1883 - 1969) và trường Đại học Bauhaus: Walter Adolph Gropius (18 tháng
5, 1883 tại Berlin – 5 tháng 7, 1969 tại Boston) là một kiến trúc sư người Đức và là người sáng lập ra
trường phái Bauhaus. Ơng là tác giả của rất nhiều các cơng trình kiến trúc nổi tiếng như Nhà máy giày


Fagus (1910 – 1911) Alfeld, Đức; Khu nhà ở Siemenstadt (1929), Berlin, Đức; Khu chung cư Aluminum
City Terrace, (1942-1944), New Kensington, Pennsylvania…

Tổ hợp trường Bauhaus đầy ấn tượng có ảnh hưởng đến nhiều tòa nhà hàng đầu thế kỷ 20. Thường
được mô phỏng nhưng không bao giờ được xây tốt hơn, phong cách hình học nhọn của trường đã trở
thành mơ hình cho những căn hộ và văn phịng mà ngày nay chúng ta đang sống và làm việc. Cơng
trình kiến trúc được xếp vào danh sách di sản của UNESCO này đã được sửa chữa lại một cách tuyệt vời
sau khi bị lãng quên và sau những thiệt hại của chiến tranh. Nó vẫn là một trường cao đẳng và hiện đang

được mở cửa đón du khách tham quan. Trong trường có một bảo tàng nhưng vật triển lãm đẹp nhất lại
chính là tịa nhà. Vì ln tràn ngập ánh sáng tự nhiên nên tòa nhà vẫn làm du khách cảm thấy mới mẻ và
hiện đại đến nỗi khó có thể tin được nó đã được xây dựng từ năm 1925.

Được thành lập ngày 1-4-1919 ở thành phố Weimar, Trường Bauhaus đã trở thành một cơng trình kiểu
mẫu cho trường phái Bauhaus.


Sự đóng góp với kiến trúc của phong cách Bauhaus ngồi ra cịn phải kể đến: Hannes Meyer (1889 –
1954) với năm tòa nhà chung cư ở thành phố Dessau gọi là Laubenganghäuser Dessau (Arcade Houses),
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866 – 1944)…Bauhaus còn
gây ảnh hưởng với những tác phầm đồ họa và mở ra con đường đồ họa mới – nghệ thuật chữ
(typography) mà nhà nghệ sĩ đóng góp là Jan Tschichold (1902 – 1914),Joost Schmidt …

Tác phẩm đồ họa của Joost Schmidt.

Laubenganghäuser Dessau (Arcade Houses)

Cuối cùng cái tên Bauhaus không chỉ đơn thuần là một cái tên của một trường học mà nó đã trở thành
một cái tên của một phong cách, một thời kỳ nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của lịch sử nghệ
thuật, kiến trúc trên thế giới. Những tư tưởng của Bauhaus đã và vẫn tiếp tục là cầu nối giữa mỹ thuật,
nghệ thuật, tính ứng dụng, thực hành của nó cho cuộc sống. Bauhaus cũng là một trong nhưng tiền đề
xây dựng nên xu hướng Thiết kế Chức năng, Thiết kế Tối giản của nền thiết kế hiện đại.




×