Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.52 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ LỆ QUYÊN

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ LỆ QUYÊN

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
Trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp.HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Người viết

Lê Thị Lệ Quyên


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn. Nhờ những hướng dẫn và sự chỉ bảo của cô mà
tôi đã hiểu rõ hơn và hồn thành được luận văn này.
Q Thầy Cơ Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy,
hết lịng truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu, kinh nghiệm thực tiễn trong q

trình tơi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tinh
thần cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng để hồn thiện nhưng cũng khơng
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Quý
Thầy Cô.

Tp.HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2020

Người viết

Lê Thị Lệ Quyên


iii

TÓM TẮT
1.1. Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Bình Dương.
1.2. Tóm tắt: Việc nghiên cứu khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN nhằm
mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn KHCN, từ đó
giúp nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN trong tương lai. Hiện tại, việc
đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Vietcombank đã có nhiều thay đổi đáp ứng
nhu cầu. Các mơ hình xếp hạng tín dụng nói chung và xếp hạng tín dụng cá nhân
nói riêng thay đổi qua các năm để phần nào lượng hoá được rủi ro. Mục tiêu nghiên
cứu của luận văn là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương. Từ đó, luận văn đưa ra khuyến nghị
nhằm năng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Với mẫu dữ liệu là 350
khách hàng cá nhân có dư nợ tín dụng tại Vietcombank Bình Dương được chọn theo
nguyên tắc ngẫu nhiên những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ năm

2016 – 2019 cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Phân tích hồi quy Binary
Logistic được sử dụng trong nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhânluận văn đã đưa ra mơ hình
nghiên cứu đề xuất gồm 12 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân tại Vietcombank Bình Dương. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng đã tiến hành khảo sát khách hàng
vay cá nhân để thu thập dữ liệu và sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân, tác giả đã xác
định 06 nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khách hàng tại VCB Bình Dương
bao gồm (1) Tình trạng hơn nhân, (2) Kinh nghiệm làm việc hiện tại, (3) Thu nhập,
(4) Tài sản thế chấp, (5) Mục đích sử dụng vốn và (6) Xếp hạn tín dụng. Trên cơ sở
này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm năng cao khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương.


iv

1.3. Từ khóa: Cá nhân, khả năng trả nợ ngân hàng, Vietcombank Bình
Dương.
ABSTRACT
2.1. Title: Factors affecting the ability of individual customers to pay debts on time
at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Binh Duong
Branch.
2.2. Abstract: Research on science and technology's ability to pay debts on time
aims to find out the factors that affect the ability to pay debts on time, thereby
helping to improve the ability of science and technology to repay on time in the
future. Currently, Vietcombank's customer solvency assessment has changed to
meet demand. Models of credit rating in general and personal credit rating in
particular have changed over the years to partly quantify risks. The research
objective of the thesis is to identify factors affecting the ability of individual

customers to repay debts at Vietcombank Binh Duong. Since then, the thesis gives
recommendations to improve the repayment ability of individual customers. With
the data sample of 350 individual customers with credit balance at Vietcombank
Binh Duong are selected on the principle of random customers who have credit
relations with the bank from 2016 to 2019 with the support of SPSS software. 20.0.
Binary Logistic regression analysis is used in the study.
On the basis of inheriting previous studies related to the factors affecting the
debt repayment ability of individual customers, the thesis has proposed a proposed
research model with 12 factors affecting the debt repayment ability of individual
customers. individual customers at Vietcombank Binh Duong. Based on qualitative
research methods combined with quantitative research methods, which surveyed
individual borrowers to collect data and use the binary regression model, the author
has identified 06 factors. Having an impact on the ability to repay customer debts at
VCB Binh Duong including (1) Marital status, (2) Current work experience, (3)
Income, (4) Collateral, (5) ) Purpose of capital and (6) Credit rating. On this basis,
the author gives some recommendations to improve the repayment ability of
individual customers at Vietcombank Binh Duong.
2.3. Keywords: Individual, bank debt repayment ability, Vietcombank Binh Duong.


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

KHCN


Khách hàng cá nhân

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam

Vietcombank Bình Dương

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam- Chi nhánh Bình Dương

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

TDCN

Tín dụng cá nhân

CBTD


Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng


vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
TÓM TẮT..............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
MỤC LỤC..............................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của luận văn..................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.........7
2.1. Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.................................................. 7
2.1.1. Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại................. 7

2.1.2. Đặc điểm cho vay cá nhân............................................................... 8
2.1.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân...................................10


vii

2.1.4. Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân...................................... 10
2.2. Mơ hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân................... 13
2.2.1. Mơ hình 5C.................................................................................... 13
2.2.2. Mơ hình 5P.....................................................................................14
2.2.3. Mơ hình FICO................................................................................15
2.2.4. Mơ hình CAMPARI.......................................................................16
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân... 16
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 16
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................ 19
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................27
3.1 Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................27
3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 31
3.2.1. Hồi quy nhị phân Binary Logistic..................................................32
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu....................................................................... 32
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................. 34
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu..................................................35
3.4.1. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.............................................35
3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả......................................................... 35
3.4.3. Phương pháp phân tích hồi quy..................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 40
4.1. Thực trạng tín dụng cá nhân.................................................................... 40
4.1.1 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.....................................40
4.1.2 Dư nợ tín dụng cá nhân theo kỳ hạn............................................... 41



viii

4.1.3 Dư nợ cho vay cá nhân theo nhóm nợ............................................ 42
4.2. Thống kê mơ tả biến................................................................................ 43
4.3. Phân tích tương quan............................................................................... 45
4.4. Kiểm định hồi quy................................................................................... 47
4.4.1. Kết quả phân tích hồi quy.............................................................. 47
4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến............................................................... 48
4.4.3. Kiểm định mức phù hợp của mơ hình........................................... 48
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................. 51
CHƯƠNG 5: KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................ 55
5.1. Kết luận....................................................................................................55
5.2. Một số khuyến nghị................................................................................. 55
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................i
Tiếng Việt.......................................................................................................... i
Tiếng Anh........................................................................................................iii
PHỤ LỤC...............................................................................................................iv


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................ 5

Bảng 2.1 Tóm tắt các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.......................... 33


Bảng 4.1 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại Vietcombank Bình
Dương giai đoạn 2017 – 2019.............................................................................. 40
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại Vietcombank Bình Dương giai
đoạn 2017 – 2019..................................................................................................41
Bảng 4.3 Dư nợ cho vay KHCN theo nhóm nợ tại Vietcombank Bình Dương
giai đoạn 2017 – 2019.......................................................................................... 42
Bảng 4.4 Thống kê mơ tả biến định tính............................................................ 43
Bảng 4.5 Thống kê mơ tả biến định lượng......................................................... 44
Bảng 4.6 Thống kê trình độ khách hàng............................................................ 45
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tương quan Pearson.............................................. 46
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy Binary logistic (Nhị phân)........................................47
Bảng 4.9 Kiểm định Chi-square các hệ số trong mô hình..................................49
Bảng 4.10 Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình........................................49
Bảng 4.11 Mức độ dự báo chính xác của mơ hình.............................................50


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế. Theo xu hướng phát triển hiện nay, các NHTM tăng dần tỷ trọng kinh doanh
về dịch vụ, thanh tốn, nhưng tín dụng vẫn giữ vai trò quan trọng chiếm một tỷ
lệ chủ yếu trong hoạt động cũng như đem lại nhiều lợi nhất cho các NHTM.
Nền kinh tế Việt Nam đang quá trình hội nhập và phát triển, với lực lượng
lao động dồi dào, thừa hưởng “thời kỳ dân số vàng” dân số độ tuổi 15 đến 24
chiếm 70% dân số, với tổng dân số gần 97 triệu dân đầu năm 2020. Dân số độ
tuổi lao động đang tìm kiếm thu nhập và cần chi tiêu cho nhiều mục đích. Điều
này mang lại một thị trường nhu cầu vay vốn cá nhân hấp dẫn. Do đó, hoạt động
tín dụng cá nhân (TDCN) cũng đang được các NHTM rất chú trọng phát triển,

không ngừng cạnh tranh mở rộng thị trường dẫn đến gia tăng áp lực rủi ro. Việc
đo lường rủi ro tín dụng ngày càng cấp bách, phát hiện sớm những rủi ro để ngân
hàng có thể chủ động ứng xử, đo lường khách hàng để hạn chế thấp nhất rủi ro
và tổn thất có thể xảy ra.
Trước đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) được xem là bán buôn nhưng hiện tại rất chú trọng bán lẻ từng
bước chiếm thị phần trên thị trường về lĩnh vực bán lẻ, chiến lược đẩy mạnh cho
vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cũng dễ hiểu bởi
thị trường khách hàng bán lẻ Việt Nam còn dồi dào, tỷ suất sinh lời cao, phân tán
được rủi ro.
Tỉnh Bình Dương là một trong tỉnh năng động của cả nước về phát triển
kinh tế, thu hút đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho dân cư tập trung về đây
sinh sống đa phần là thành phần độ tuổi lao động tạo ra thu nhập và chi tiêu
nhiều. Vì vậy nhu cầu cho vay cá nhân tăng cao. Các ngân hàng không ngừng
gia tăng thị phần địa bàn, dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày


2

càng cao, và rủi ro cho vay KHCN ngày càng lớn. Vietcombank Bình Dương
cũng đang đi vào xu thế đó, việc phát triển phải đi đơi với kiểm sốt được rủi ro.
Tại Báo cáo thực hiện năm 2019 ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam Chi nhánh Bình Dương (2020), dư nợ được phân loại nợ từ nhóm 2 trở
lên của Vietcombank Bình Dương từ đầu năm 2019 đến thời điểm hiện tại
18/02/2020 lấy thời điểm cuối tháng, nợ quá hạn KHCN là dao động qua các
tháng khoảng từ 5 tỷ đến 15 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 0,2 đến 0,4% so với tổng dư
nợ khách hàng cá nhân. Tỷ lệ này có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay, mặt
khác do tình hình cạnh tranh trên địa bàn về lĩnh vực cho vay KHCN của các
NHTM càng tăng, điều này dẫn đến trong tương lai sẽ khó khăn hơn và rủi ro
hơn về cho vay trong mảng khách hàng này.Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng trả

nợ đúng hạn cùa KHCN là cần thiết nhằm mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ đúng hạn KHCN, từ đó giúp nâng cao khả năng trả nợ đúng
hạn của KHCN trong tương lai.
Hiện tại, việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Vietcombank đã
có nhiều thay đổi đáp ứng nhu cầu. Các mơ hình xếp hạng tín dụng nói chung và
xếp hạng tín dụng cá nhân nói riêng thay đổi qua các năm để phần nào lượng hoá
được rủi ro. Tuy nhiên, việc thẩm định khách hàng đang chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm thẩm định của cán bộ tín dụng, chưa chú trọng đến chuẩn hoá ước lượng
khả năng trả nợ của khách hàng.Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mai cổ phần Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương” để làm
luận văn tốt nghiệp.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu luận văn nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
đúng hạn của KHCN tại Vietcombank Bình Dương. Qua đó luận văn rút ra hàm
ý khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của đối tượng KHCN tại
Vietcombank Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể như
sau:
i.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
KHCN tại Vietcombank Bình Dương;


ii.

Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ
đúng hạn của KHCN tại Vietcombank Bình Dương;

iii.

Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi roc ho vay KHCN
tại Vietcombank Bình Dương.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt mục tiêu của luận văn, những câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:
i.

Các nhân tố nào tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
tại Vietcombank Bình Dương?

ii.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN
tại Vietcombank Bình Dương?

iii.

Giải pháp kiến nghị nào phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay
KHCN tại Viecombank Bình Dương?


4


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
KHCN tại Vietcombank Chi nhánh Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu tại Vietcombank Bình Dương gồm các khách hàng cá
nhân vay nợ ngân hàng trong giai đoạn từ 2016 đến cuối năm 2019.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết các mơ hình đánh giá khả năng trả nợ của KHCN và
các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng trả nợ của KHCN, luận văn dùng
phương pháp thống kê mô tả về khả năng trả nợ của KHCN thơng qua các biến
số, từ đó xác nhận mức độ yêu cầu của khách hàng đối với từng yếu tố ảnh
hưởng từ đó xây dựng mơ hình phù hợp.
Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập từ hồ sơ cho vay của
KHCN tại Vietcombank Bình Dương, các báo cáo, các dữ liệu khách hàng thu
thập trên Corebanking, chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ, chương trình CIC.
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu thập 365 mẫu
trong dữ liệu khoản 4.300 khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng giai đoạn
từ 2016 đến năm 2019. Trong quá trình, luận văn sẽ loại bỏ bớt mẫu khơng đạt
u cầu, sau đó thu thập các biến, theo dõi tình hình dư nợ, tình hình trả nợ của
khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng trên bảng Excel.
Luận văn sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu
thu thập từ điều tra thực tế, sau đó sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả,
phương pháp phân tích hồi quy bằng mơ hình hồi quy Binary Logistic (Logit) để
đánh giá, để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Luận văn sử dụng các
kiểm định để kiểm định các giả thuyết của mơ hình, đánh giá mức độ phù hợp, ý
nghĩa của các hệ số hồi quy. Quy trình nghiên cứu được trình bày như sau:


5

Bảng 1.1 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
Thống kê mơ tả
Phân tích hồi quy

Kết luận và khuyến nghị

1.6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp thêm các yếu tố ảnh hưởng, mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại
Vietcombank Bình Dương; Từ đó đưa khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại Vietcombank Bình Dương.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương này nêu ra lý do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu có liên quan. Nội dung chương
2 tập trung trình bày về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về sự tác động
của các yếu tố khác nhau tới khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu thực nghiệm có liên quan, đề tài đưa ra giả thuyết nghiên cứu, đưa ra mô


6

hình nghiên cứu đề xuất. Nội dung chương 3 cũng đưa ra dữ liệu nghiên cứu,
phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này đưa ra một số
kết quả phân tích khả năng trả nợ của cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương, các kết quả phân tích thống
kê mơ tả, phân tích tương quan, và phân tích hồi quy. Ngồi ra, để đảm bảo mơ
hình khơng bị mắc các khuyết tật về dữ liệu và sai lệch đề tài tiến hành kiểm
định để đem lại kết quả chính xác cho đề tài.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này đưa ra các kết luận rút
ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các khuyến nghị dựa trên các kết quả
nghiên cứu của đề tài. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN
2.1. Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
2.1.1. Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
Tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giữa người đi vay và cho vay theo ngun tắc có hồn trả. Trên nền tảng ấy, “Tín
dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi
vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi
đến hạn thanh tốn”. Nói một cách ngắn gọn thì tín dụng ngân hàng được hiểu là
việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng với một
khoản chi phí nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (Nguyễn Minh
Tiến, 2012).
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi
(Luật các tổ chức tín dụng, 2017)

Theo định nghĩa trên, trường hợp cho vay khi bên đi vay được cụ thể hố
là cá nhân hoặc hộ gia đình có đại diện là cá nhân (có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh cá thể) thì ta hiểu đó là cho vay cá nhân. Vì vậy, ta có thể hiểu, “Cho
vay cá nhân là hình thức tín dụng mà theo đó, Ngân hàng chuyển quyền sử dụng
vốn cho cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh cá thể trong một khoảng
thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định nhằm mục đích phục vụ đời
sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình kinh doanh
cá thể”.


8

Ngồi ra, tín dụng có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như
tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài chính), chiết
khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên trong các hình thức trên thì hình thức cho cho vay là hình thức phổ
biến nhất và cũng là quan trọng nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương
mại (NHTM). Vì vậy, trên thực tế thuật ngữ tín dụng và cho vay có thể sử dụng
thay thế cho nhau (ở mức độ thông thường, không quá chuyên về thực ngữ
chuyên môn). Và như vậy, tín dụng cá nhân và cho vay cá nhân cũng có thể sử
dụng thay thế cho nhau. Trong bài nghiên cứu chỉ trình bày hình thức quan trọng
nhất của tín dụng cá nhân là cho vay cá nhân
2.1.2. Đặc điểm cho vay cá nhân
Thứ nhất, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn. Khi cho vay
KHCN từng khoản vay có thường có quy mơ nhỏ đáp ứng nhu cầu cá nhân và
sản xuất nhỏ lẻ, nhưng số khách hàng rất lớn rất đa dạng về nhu cầu. So với việc
cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều
này một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác,
đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá
trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá

nhân. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của ngân
hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân
lớn (Nguyễn Đăng Dờn, 2005).
Thứ hai, các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay cao hơn các
khoản vay khác do cho vay các khoản vay cá nhân thường có chi phí lớn. Đối
với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không
thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi
suất cho vay thường được điều chỉnh ba tháng một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy
động, cộng với một biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng.
Thứ ba, tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng


9

của ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí khơng đáng
kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thơng tin
cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất
nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng,
giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ. Thứ tư, tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro
cao. Rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân cao hơn cho vay doanh
nghiệp. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau.
Một là rủi ro về lãi suất. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân
hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là
lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay.
Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với
cho vay cá nhân.
Hai là về cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng
hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập
của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn

trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ
quan có thể là tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn
không tốt … ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó
giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn
hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao…
cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hồn trả của khách hàng.
Có thể thấy, các khoản cho vay cá nhân có độ rủi ro cao nhất định, chịu
ảnh hưởng nhiều đến ý chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngồi ra tình
hình tài chính của khách hàng cá nhân cũng hay thay đổi tuỳ vào tình hình cơng
việc tình trạng sức khoẻ của họ. Mặc khác về kinh nghiệm trong sản xuất kinh
doanh, tình hình quản lý yếu, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu khoa học cơng nghệ vì vậy
khả năng cạnh tranh kém và dễ chịu tác động tình hình biến động thị trường. Do


10

đó, khi cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro về thất nghiệp,
gặp tai nạn, phá sản. Tuy nhiên, do số lượng khoản vay là rất lớn nên phần nào
phân tán được rủi ro, việc quản lý đòi hỏi nhiều nhân lực, và cần chặt chẽ
(Nguyễn Đăng Dờn, 2005).
Thứ năm, lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín
dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của ngân hàng
thương mại (NHTM). Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi
phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ
trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy tồn bộ lợi nhuận thu
về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM.
2.1.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
Căn cứ vào thời hạn vay cho vay KHCN có 3 loại hình cho vay là: Cho
vay ngắn hạn có thời hạn khơng q 1 năm, cho vay trung hạn là loại tín dụng có
thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, cho vay dài hạn có thời hạn vay vốn trên 5

năm.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn cho vay sản xuất kinh doanh, thương
mại là loại tín dụng được cung cấp nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh mua bán
hàng hóa. Cho vay tiêu dùng là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu cá nhân trong đời
sống như mua nhà đất, xây sửa nhà, mua nội thất, mua oto, tiêu dùng và các mục
đích hợp pháp khác ... Đặc điểm cho vay tiêu dùng thường được thu hồi nợ bằng
cách khách hàng sẽ trả thành nhiều kỳ cả gốc lẫn lãi theo một chu kỳ nhất định.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ngân hàng sẽ đưa ra hai
hình thức cho vay là vay thế chấp có đảm bảo bằng tài sản và vay tín chấp khơng
có tài sản đảm bảo (Mai Văn Bạn, 2009).
2.1.4. Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
Khả năng trả nợ của khách hàng là việc khách hàng có đủ khả năng trả nợ
đầy đủ và đúng hạn cho bên vay hay không. Khả năng trả nợ của khách hàng là


11

điều kiện quan trọng để ngân hàng xem xét cho vay. Hiện vẫn chưa có định
nghĩa thống nhất về khả năng trả nợ mà chỉ có những dấu hiệu về khách hàng
khơng có khả năng trả nợ, thơng qua phương pháp loại trừ ta có thể hiểu ngồi
những khách hàng khơng có khả năng trả nợ là những khách hàng có khả năng
trả nợ. Theo hiệp ước Basel II (2006), có 02 tình trạng sau có thể dùng làm căn
cứ để đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng đó là:
 Khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi
đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hồn trả;
 Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày. Trong
đó, những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàng vượt hạn
mức hoặc được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại
Theo Financial Soundness Indicators (2004) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
thì: “Nợ xấu là khoản nợ khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các

khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý
chậm theo thỏa thuận, hoặc các khoản phải thanh tốn đã q hạn 90 ngày
nhưng có lý do để chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ khơng được
thanh tốn đầy đủ”
Thơng qua các dấu hiệu mà Hiệp ước Basel II và định nghĩa của Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) mơ tả có thể thấy, thông thường việc khách hàng phát sinh nợ
xấu hoặc khách hàng được phân loại nợ nhóm 3, 4, 5 đồng nghĩa với việc khách
hàng khơng có khả năng trả nợ.
Tại Việt Nam, theo khoản 8 điều 3 chương I thơng tư 02/2013/TT-NHNN
có quy định nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, trong đó điều 11 mục
1 chương II quy định như sau.
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.


12

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả
năng trả nợ.
 Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) được hiểu là các khoản nợ được
TCTD, chi nhánh ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi
nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được
TCTD, chi nhánh ngân hàng đánh giá là khơng cịn khả năng thu

hồi, mất vốn.
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc
và lãi đúng hạn. Khách hàng được phân loại nợ nhóm 1 đồng nghĩa với việc
khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn.
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) là các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân
hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Khi đó thời gian trả nợ của khách hàng sẽ
kéo dài hơn dẫn đến khách hàng không trả được nợ đúng hạn so với thoả thuận
vay. Vậy khách hàng được phân loại nợ nhóm 2 đồng nghĩa với việc khách hàng
có khả năng trả nợ nhưng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn. Nợ nhóm 3, 4, 5
là các khoản nợ xấu, được xếp vào nhóm khơng có khả năng trả nợ đúng hạn.
Như vậy, trong nghiên cứu khả năng trả nợ đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi
vay, các khách hàng cá nhân đang có nợ nhóm 2, 3, 4, 5 được hiểu là nhóm
khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn, trường hợp cịn lại được hiểu là
khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn.


13

2.2. Mơ hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
2.2.1. Mơ hình 5C
Mơ hình 5C gồm 5 yếu tố.
 Uy tín, thái độ của khách hàng (Character)
Yếu tố uy tính thái độ là yếu tố thể hiện các vấn đề chủ yếu liên quan đến
thái độ, uy tín của khách hàng. Đó là sự hợp tác với ngân hàng, tính trung thực
minh bạch trong mục đích vay vốn, trách nhiệm trả nợ của khách hàng.
 Năng lực (Capacity)
Yếu tố năng lực là yếu tố quan trọng trong 5C thể hiện khả năng điều
hành quản lý tài chính và hồn trả khoản vay của khách hàng. NHTM sẽ đánh

giá năng lực khách hàng thông qua kinh nghiệm trong nghề, trình độ chun
mơn, kế hoạch và sự ổn định trong nghề nghiệp. Ngồi ra, ngân hàng cịn dự tính
luồng tiền trả nợ, thời gian, số tiền vay mượn xác suất thành cơng của khách
hàng, một khách hàng có lịch sử tín dụng tốt sẽ ln được ưu tiên hơn so với
khách hàng có lịch sử chậm trả các hợp đồng.
 Vốn (Capital)
Yếu tố về vốn, ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có cơ sở nguồn
vốn đủ lớn, có tài sản cá nhân, những thu nhập khác như tài sản cho thuê, nhà
cho thuê, bất động sản cho thuê, hàng hoá… Giúp đảm bảo khoản vay cũng như
giảm bớt rủi ro nếu hoạt động của khách hàng gặp khó khăn.
 Tài sản thế chấp (Collateral)
Yếu tố về tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng được các NHTM quan tâm,
thể hiện loại tài sản thế chấp, giá trị tài sản và khả năng thanh khoản của tài sản.
Để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng dễ dàng trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ,
giảm bớt tổn thất.


14

 Các điều kiện khác (Conditions)
Các điều kiện khác được ngân hàng đánh giá ảnh hưởng kinh tế trong và
ngoài nước, tình hình ngành nghề ngườivay, nhìn chung là các yếu tố mơi trường
ảnh hưởng đến khách hàng, từ đó xây dựng danh mục cho vay, sản phẩm cho
vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn.
Mơ hình 5C tương đối đơn giản, nhưng phần lớn phụ thuộc vào kinh
nghiệm và năng lực thẩm định của CBTĐ, việc thu thập thơng tin địi hỏi phải
chính xác. Mơ hình 5C gồm có các yếu tố.
2.2.2. Mơ hình 5P
Mơ hình 5P được phát triển bởi Cục dự trữ liên bang Mỹ (IMF) (Fed,
2004) gồm 5 yếu tố.

 Mục đích (Purpose)
Yếu tố mục đích để xem xét cấp tín dụng người đi vay phải có mục đích
phù hợp, hợp pháp đúng với quy định sản phẩm của ngân hàng, phù hợp mục
đích phương án sử dụng vốn được chứng minh qua các hợp đồng mua bán, hoá
đơn, chứng từ.
 Thanh toán (Payment)
Yếu tố thanh toán là yếu tố thể hiện khả năng hoàn trả khoản vay cho
khách hàng đủ và đúng hạn. Điều này thể hiện khả năng tài chính của khách
hàng, nguồn thu nhập chính và các nguồn phụ, khả năng tài chính thường được
ngân hàng định lượng theo từng sản phẩm, từng loại thu nhập của khách hàng và
các chứng từ chứng minh thu nhập.
 Bảo vệ (Protection)
Yếu tố bảo vệ là yếu tố mà khoản tín dụng phải mang tín bảo vệ an tồn
trong suốt thời kỳ vay vốn thể hiện việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn hợp
pháp, đúng mục đích. Yếu tố bảo vệ cịn thể hiện ở chỗ có tài sản đảm bảo.


×