Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC PHÚC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC PHÚC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng


Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ THÚY NGA

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

TĨM TẮT
1. Tiêu đề
Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu.
2. Tóm tắt
Luận văn này nghiên cứu tình hình hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019, qua đó chỉ
ra những nguyên nhân và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại chi nhánh, tăng thu nhập phi tín dụng,
tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn trong thời đại
cách mạng công nghệ.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính tổng hợp và phân tích số liệu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Agribank
Chi nhánh tỉnh BRVT đã có một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế nhƣ: (i) Chi nhánh chƣa có chính sách thu hút đƣợc ĐVCNT để lắp đặt
POS/EDC; (ii) Công tác tiếp thị marketing quảng bá các SPDV, phƣơng tiện thanh
toán hiện đại đến khách hàng còn hạn chế; (iii) Hạn chế về mặt công nghệ kỹ thuật
phục vụ cho các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện đại; (iv) Chƣa
xây dựng đƣợc chƣơng trình chăm sóc khách hàng tồn chi nhánh; (v) Nguồn nhân

lực mỏng về số lƣợng và yếu về nghiệp vụ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát
triển dịch vụ tại địa phƣơng; (vi) Chính sách phí các SPDV chƣa cạnh tranh đƣợc
với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: (i) Xây
dựng chính sách thu hút đƣợc ĐVCNT để lắp đặt POS/EDC; (ii) Nâng cao công
tác tiếp thị marketing quảng bá các SPDV, phƣơng tiện thanh toán hiện đại đến
khách hàng (iii) Đổi mới và nâng cấp công nghệ kỹ thuật toàn diện phục vụ cho
các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện đại; (iv) Tăng cƣờng chất
lƣợng kiểm soát rủi ro trong vấn đề bảo mật thơng tin và tài khoản khách hàng
trong thời kì tội phạm công nghệ cao leo thang.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn với Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, góp phần phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại chi
nhánh trƣớc tác động của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0.
3. Từ khóa: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Cơng nghệ 4.0, Bảo mật.


ii

ABSTRACT
1. Title
Development of the non-cash payment service in Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development – Branch of Ba Ria Vung Tau province.
2. Abstract
This thesis research the situation of the non-cash payment service in Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development – Branch of Ba Ria Vung Tau
province in the period 2017-2019, thereby pointing out the reasons and limitations,
and then propose some solutions. in order to develop non-cash payment services at
branches, increase non-credit income, increase competitiveness with commercial
banks in the same area in the era of technology revolution.

Thesis uses the qualitative method to synthesize and analyze data. The research
results show that the non-cash payment service in Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development – Branch of Ba Ria Vung Tau province has made some
remarkable achievements, but there are still some limitations such as: (i) Has no
policy to attract to the Point of Sale; (ii) There is no plan to introduce the high
technology payment to customers; (iii) Limited technical technology for modern
non-cash payment methods; (iv) There is not good about the customers policy; (v)
Human resources are thin in quantity and weak in skills, which are not
commensurate with the potential for service development in the locality; (vi) The
fee policy has not yet been competitive with local commercial banks.
The thesis proposes of solutions to develop the non-cash payment service in
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Branch of Ba Ria Vung
Tau province, such as: (i) Developing the good policy to attract to the Point of
Sale; (ii) Build up the marketing plan to introduce the high technology payment to
customers; (iii) Investing the technical technology for the non-cash payment; (iv)
Developing the good policy to the customers; (v) Improving the Human resources
not only the quantity but also the skill; (vi) Build up the good service charge to
encourage customers.
This result impliest an important meaning for Agribank branch of Ba Ria Vung
Tau province, which contributes to improve the non-cash payment service in
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Branch of Ba Ria Vung
Tau province especially in the Industry 4.0.
3. Key words: Non-cash payment, Industry 4.0, Security


iii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi – TS. Vũ
Thị Thúy Nga. Trong suốt quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa và hồn thiện luận văn,

cơ vẫn ln lắng nghe ý kiến và đƣa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng
hƣớng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân
hàng TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành
trong suốt thời gian học tập để tơi có đƣợc nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã ln hỗ trợ tơi và
khuyến khích liên tục trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Võ Thị Ngọc Phúc


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Phát triển dich vụ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bà
Rịa Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi trong thời gian qua. Mọi số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc
công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự
khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Tác giả luận văn

Võ Thị Ngọc Phúc



v

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 9
1.1. Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt .................................................. 9
1.2. Đặc điểm và vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt ................................ 10
1.2.1. Đặc điểm của thanh toán khơng dùng tiền mặt ............................................. 10
1.2.2. Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt ................................................. 11
1.3. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện hành ............................... 12
1.3.1. Các phƣơng thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt truyền thống .................. 12
1.3.1.1. Thanh toán bằng Séc .................................................................................. 12
1.3.1.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi hay lệnh chi ............................................. 12
1.3.1.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu hay nhờ thu .............................................. 12
1.3.1.4. Thanh tốn bằng Thƣ tín dụng (L/C) ......................................................... 13
1.3.1.5. Thanh tốn bằng Thẻ.................................................................................. 13
1.3.2. Ứng dụng cơng nghệ 4.0 trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt.................. 16
1.3.2.1. Khái niệm về công nghệ 4.0....................................................................... 16
1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng thời hiện đại.............. 17
1.3.2.3. Ứng dụng cơng nghệ 4.0 trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt............... 20
1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
................................................................................................................................. 33
1.4.1. Tăng trƣởng về số lƣợng ............................................................................... 33
1.4.2. Tăng trƣởng về chất lƣợng ............................................................................ 34
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................ 35



vi

1.5.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 35
1.5.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TTKDTM và các hoạt động thanh toán
liên quan .................................................................................................................. 36
1.5.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khoa học cơng nghệ ............................. 37
1.5.4. Tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt và trình độ của ngƣời dân .................... 38
1.5.5. Nguồn nhân lực tại các ngân hàng thƣơng mại phục vụ cho hoạt động
TTKDTM ................................................................................................................ 39
1.5.6. Định hƣớng phát triển kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại .............. 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................ 41
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
GIAI ĐOẠN 2017-2019 ......................................................................................... 43
2.1. Giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .............. 43
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam ................................................................................................................. 43
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ......................................................... 44
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................ 46
2.3. Cơ sở pháp lý cho hoạt động TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ................................................................................................................ 48
2.4. Đánh giá công tác TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng giai
đoạn 2017-2019 ....................................................................................................... 51
2.4.1. Đánh giá công tác TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2017-2019 ................ 51
2.4.2. Đánh giá công tác TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2017-2019 ................................................................................................ 60

2.4.2.1. Những mặt tích cực đạt đƣợc trong công tác TTKDTM ........................... 60


vii

2.4.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác TTKDTM tại Agribank Chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................................ 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ....................................................................................... 88
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
................................................................................................................................. 91
3.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ TTKDTM tại địa phƣơng ................................. 91
3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ................................................................................................................. 94
3.2.1. Đầu tƣ công nghệ hiện đại bảo mật thông tin và tài khoản khách hàng ....... 94
3.2.2. Đầu tƣ hiện đại hóa thiết bị cơng nghệ, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
quản trị và phát triển SPDV, phƣơng tiện TTKDTM ............................................. 96
3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
cho cán bộ ngân hàng ............................................................................................ 103
3.2.4. Liên kết với các cơ quan Nhà nƣớc để phát triển SPDV TTKDTM trong khu
vực công ................................................................................................................ 104
3.2.5. Liên kết với các Doanh nghiệp để phát triển SPDV TTKDTM trong khu vực
tƣ nhân ................................................................................................................... 104
3.2.6. Quảng bá giới thiệu ra công chúng để phát triển SPDV TTKDTM trong khu
vực dân cƣ ............................................................................................................. 105
3.3. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan ......................................................... 107
3.3.1. Kiến nghị với Agribank............................................................................... 107
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................................... 109
KẾT LUẬN CHƢƠNG III.................................................................................... 111
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 115



viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

Nguyên nghĩa

Ký hiệu chữ viết tắt
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam

2

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

3

DV

Dịch vụ

4


TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

5

UNC

Ủy nhiệm chi

6

UNT

Ủy nhiệm thu

7

L/C

Thƣ tín dụng

8

CMCN 4.0

Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4

9


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

10

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

11

TTĐTLNH

Thanh toán điện tử liên ngân hàng

12

TCTD

Tổ chức tín dụng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................................ 48
Bảng 2.2. Tỷ trọng tiền mặt lƣu thơng trên tổng phƣơng tiện thanh tốn tạiViệt Nam
giaii đoạn 2017 – 2019 ............................................................................................ 52

Bảng 2.3. Số liệu giao dịch thanh toán nội địa theo các phƣơng tiện TTKDTM giai
đoạn 2017 – 2019 .................................................................................................... 53
Bảng 2.4. Kết quả đạt đƣợc trong công tác TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019 ............................................................... 61
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động của các phƣơng tiện TTKDTM tại Agribank Chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019 ............................................. 61
Bảng 2.6. Tình hình Thu dịch vụ từ hoạt động cung ứng các phƣơng tiện TTKDTM
tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019 ................. 74


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Năm 2020, toàn ngành ngân hàng tiếp tục thực thi quyết định 2545/QĐ-Ttg
của Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 về phê duyệt
Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 –
2020. Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam
(Agribank) cũng ln tích cực cùng Chính phủ, ngành Ngân hàng thúc đẩy phát
triển thị trường thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đã triển khai nhiều giải pháp,
cung ứng đa dạng SPDV, nhất là các sản phẩm và kênh thanh tốn ngân hàng
điện tử, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy của người dân trong
hoạt động giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, việc vận hành và thực thi phát triển
kênh thanh toán này cũng chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Với mong muốn nghiên
cứu tìm ra giải pháp phát triển các SPDV thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp
phần cùng đơn vị nơi đang công tác thực hiện tốt chức năng của mình trong khâu
trung gian thanh tốn và tăng thu dịch vụ, tôi mạnh dạn chọn lĩnh vực nghiên
cứu này cho đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế phát triển mạnh cả về chất lẫn về lượng thì việc thanh tốn

bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của tồn bộ nền kinh
tế. Việc ứng dụng một hình thức thanh tốn thuận tiện hơn, an tồn hơn là điều
mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm, đó là thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt có vai trị hết sức quan trọng trong q trình
tuần hồn và ln chuyển tiền tệ, nhằm hạn chế bớt những tổn thất mà thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt có thể gây ra. Với mục tiêu của Chính phủ đã đề ra, cần
phải đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh tốn, đẩy
mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử,… để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thanh toán của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước thì thanh tốn khơng dùng tiền mặt ra
đời và phát triển như một tất yếu của xã hội.


2

Từ khi ra đời đến nay cùng với sự phát triển bùng nổ của cơng nghệ thơng
tin, thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình đối
với khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, đáp ứng nhanh chóng, chính xác
những địi hỏi của sản xuất và lưu thơng, góp phần làm cơng khai minh bạch
những giao dịch thanh tốn, góp phần tích cực vào việc giám sát và hạn chế tình
trạng tham nhũng, giúp các cơ quan nhà nước có thể kiểm sốt và quản lý chặt
chẽ các đơn vị và cá nhân.
Đứng trên góc độ vĩ mơ, sự ra đời của các dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt đang làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh tốn
trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt
trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh tốn. Ngồi
ra, việc sử dụng các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn đảm bảo an
ninh, an tồn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết tốn, các dịch
vụ, phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ
người tiêu dùng; tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn từ tiền mặt.

Phát triển việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao
dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ sẽ nâng cao hiệu quả
quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt
động thanh tốn trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần
vào cơng tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.
Mặc dù có nhiều ưu điểm và tiện ích vượt trội được cả thế giới công nhận, số
lượng và chất lượng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng tăng
trưởng, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn phải thừa nhận rằng sự tăng trưởng này còn
khá khiêm tốn so với lộ trình mà Nhà nước ta đặt ra và kỳ vọng đạt được.
Trong 5 năm gần đây, lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ 25
đến 30% mỗi năm, riêng năm 2018, tổng giá trị giao dịch đạt 8 tỷ USD. Đúng ra,
sự gia tăng của thương mại điện tử phải kéo theo sự gia tăng của các giao dịch
thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam thì khách hàng
hiện vẫn dùng phương thức nhận hàng trả tiền. Điều đó cho thấy rào cản lớn nhất
của việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt là thói quen của người tiêu


3

dùng. Bên cạnh đó là thiếu sự liên thơng giữa các cơ quan quản lý về cơ chế chia
sẻ dữ liệu thông tin khách hàng nhằm tạo ra một cơ chế thanh tốn thơng suốt.
Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới gần 80% giao dịch, tức là tỷ
lệ TTKDTM mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, thấp so với với mục tiêu đến cuối
năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn
10% được Chính phủ đề ra trong Quyết định phê duyệt Đề án phát triển thanh
tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 , tuy nhiên đến thời
điểm hiện nay, nước ta vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt thấp trong khu vực.
Thực hiện theo tinh thần và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
trong lộ trình thực hiện Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt

Nam giai đoạn 2016 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực hưởng ứng, tận dụng mọi nguồn lực để
phát triển các SPDV tại đơn vị và chỉ đạo cho các chi nhánh, đơn vị trực thuộc
tích cực thực hiện theo sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên để tăng về số lượng cũng
như chất lượng các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại đơn vị. Và
Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sau những nỗ lực không ngừng để
phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đã và đang đạt được
nhiều thành tựu khả quan, đảm bảo an tồn, tiện ích, thích hợp và chính xác
trong các giao dịch thanh tốn, tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế,
góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, dịch vụ đồng thời tạo thêm
nguồn thu cho ngân hàng.
Ngồi những mặt tích cực đạt được, thực tế triển khai các dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng tồn
tại nhiều hạn chế bởi tính đa dạng của dịch vụ chưa cao, cơng nghệ tại đơn vị
cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là thói quen thích cầm tiền mặt cịn phổ biến trong
dân cư, cũng như sự thích nghi của người dân với các thiết bị công nghệ hiện đại
chưa cao, chưa hiểu sâu và thấy rõ lợi ích của việc thanh tốn khơng dùng tiền
mặt nên ngân hàng chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, doanh
thu từ SPDV tại Chi nhánh chưa cao. Ngoài ra, do đặc điểm là Ngân hàng Nông
nghiệp, nên từ lâu mảng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng phải là


4

thế mạnh của hệ thống Agribank nói chung và Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu nói riêng. Tuy nhiên, trong một tương lai rất gần, cùng với xu thế phát triển
chung của nền kinh tế xã hội, đòi hỏi của thị trường sự phát triển như vũ bão của
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và nền tảng ngân hàng số cũng như định hướng
của Chính phủ, sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tài chính trung gian trên địa bàn, vì vậy việc cải tiến và hoàn thiện năng lực

để phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong hệ thống Agribank
nói chung và Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng có thể nói là xu thế tất
yếu buộc ngân hàng phải tìm ra lời giải đáp để có thể giữ vững vị thế của mình
trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
Chính từ thực trạng trên, từ những cơ sở lý luận cũng như quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu về tình hình hoạt động thanh tốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu, với mong muốn nghiên cứu tìm ra giải pháp phát triển các SPDV
thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần giúp đơn vị nơi đang công tác thực
hiện tốt chức năng của mình trong khâu trung gian thanh tốn, tơi lựa chọn đề tài
Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thông Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
3. Mục tiêu của đề tài.
3.1. Mục tiêu tổng quát.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Agribank
Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2017-2019 để tìm ra giải
pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại đơn vị, góp phần tăng
thu dịch vụ cho chi nhánh.
3.2. Mục tiêu cụ thể.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, nội dung luận văn sẽ giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa các lý luận về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.


5

Hai là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt.
Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2017-2019 nhằm

chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Bốn là, đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại đơn vị.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, nội dung luận văn sẽ làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại các NHTM?
Câu hỏi 2: Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong
giai đoạn 2017-2019 diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần thực hiện để phát triển dịch vụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Không gian nghiên cứu: Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


6

Thời gian nghiên cứu: phân tích thực trạng dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 20172019.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: thu
thập số liệu, xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu, q trình nghiên cứu có kết
hợp lý luận và thực tiễn, kết hợp những kiến thức lý luận của bản thân với kinh
nghiệm, thành tựu nghiên cứu của các đề tài đã có trước.
Thu thập thơng tin về mảng dịch vụ thanh tốn không dùng tiền mặt tại
Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 2017-2019. Thu
thập dữ liệu từ các báo cáo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thanh tốn
khơng dùng tiền mặt để phân tích, so sánh các chỉ tiêu tổng hợp cơ bản phục vụ
cho đề tài.
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để tình hình hoạt
động kinh doanh mảng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt Agribank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình hình vận dụng các phương tiện thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, từ đó nêu ra xu hướng biến động cụ thể trong giai đoạn
nghiên cứu.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cùng với sự phat triển chung của nền kinh tế toàn cầu hóa, sự chỉ đạo định
hướng đúng đắn của Chính phủ, vấn đề về thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày
càng được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, quy mô khác nhau và
chủ thể khác nhau.
Trong những năm gần đây, các đề tài nổi bật trong nghiên cứu về sự phát
triển của các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt phải kể đến như: Luận án
tiến sỹ Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền cho khu vực dân cư tại
Việt Nam của tác giả Đặng Công Hoàn (2015), tập trung nghiên cứu vào thực
trạng các dịch vụ thanh toan không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư nước ta
với mơ hình hồi quy theo chuỗi thời gian và các biến để làm rõ vai trò của các


7

định hướng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động thanh

tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua các phương tiện thanh toán hiện đại.
Hay luận văn thạc sỹ Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương, chi nhánh Quảng Trị của tác
giả Nguyễn Hoài Linh (2018), đưa ra mơ hình tổng hợp và phân tích chi tiết các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương, chi nhánh Quảng Trị, gồm 02
nhóm là yếu tố thuộc về khách hàng (đặc điểm khách hàng, lợi ích dịch vụ) và
yếu tố thuộc về ngân hàng (công nghệ, đội ngũ nhân viên và chính sách ngân
hàng). Tuy đưa ra mơ hình định lượng nhưng chưa thực sự phân tích rõ nét các
yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự phát triển của dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt để xem xét ngun nhân của những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra giải
pháp.
Rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển của dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại Việt Nam, góp phần hồn thiện hệ thống lý thuyết về phát triển thanh
tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng, nhiều tác giả đi sâu vào phân tích, đánh
giá thực trạng tại Việt Nam nói cung và các ngân hàng thương mại nói riêng tuy
nhiên hầu hết chưa đi sâu vào phân tích nhiệm vụ cụ thể của ngân hàng trong sự
phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đặc biệt đối với các dịch vụ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0 đang được ứng
dụng rầm rộ như hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo hướng ứng dụng thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ Tư và đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp với môi
trường công nghệ cao. Và đến thời điểm hiện tại, chưa có luận văn nào nghiên
cứu riêng về đề tài thanh toán khơng dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tình
Bà Rịa – Vũng Tàu. Do vậy, với việc hệ thống hóa và đưa ra phân tích mới dựa
trên số liệu thực tế về các SPDV thanh tốn khơng dùng tiền mặt ứng dụng công
nghệ hiện đại tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đẻ làm rõ nguyên
nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
trong nội tại ngân hàng để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục, tăng thu dịch vụ cho
chi nhánh đặc biệt là những SPDV mới, công nghệ hiện đại, phù hợp với xu



8

hướng thị trường và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, góp phần
tăng tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền trong nền kinh tế.


9

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt bao gồm dịch
vụ thanh tốn qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh tốn khơng qua
tài khoản thanh tốn của khách hàng.
Theo đó, thanh tốn khơng dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện
bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển sang tài khoản
người được hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng. Hay nói cách
khác, thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cách thức thanh tốn tiền hàng hố, dịch
vụ khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ
tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người được trả hoặc bằng
cách bù trừ lẫn nhau thơng qua vai trị trung gian của các tổ chức tín dụng. Và do
đó có thêm 1 hình thái nữa của tiền đó là tiền ghi sổ (hay cịn gọi là tiền bút tốn,
tiền bút tệ).
Người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch
thanh toán đều phải mở tài khoản thanh toán ở các ngân hàng hoặc các tổ chức
khác làm dịch vụ trung gian thanh toán và có quyền lựa chọn ngân hàng để mở

tài khoản, được quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ thanh toán. Khi tiến hành
thanh tốn phải thực hiện thanh tốn thơng qua tài khoản đã mở theo đúng chế
độ quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh tốn. Trường hợp đồng
tiền thanh tốn là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của nhà
nước.
Trên cơ sở đó, phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt là q trình từng
bước hồn thiện hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt về mọi mặt, tăng
trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng của hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền


10

mặt. Đây là mục tiêu mà tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều luôn hướng đến
đặc biệt là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
1.2. Đặc điểm và vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
1.2.1. Đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hóa cả về
thời gian lẫn không gian. Việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời
gian này nhưng việc thanh tốn có thể thực hiện ở nơi khác, vào khoảng thời
gian khác. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
đặc biệt thể hiện rõ trong các hoạt động thanh tốn quốc tế.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng có sự hiện diện của tiền mặt trong
thanh tốn, tiền chỉ hiện diện trong sổ sách, chứng từ kế toán. Để làm được như
vậy bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng để
tham gia giao dịch.
Như vậy, vai trò của ngân hàng trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt là hết
sức quan trọng, ngân hàng là một khâu trung gian để thực hiện giao dịch thanh
tốn thơng qua lệnh chuyển tiền của các bên tham gia. Nếu ngân hàng thực hiện
tốt vai trị của mình thì thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng phát triển
mạnh mẽ và phát huy được vai trị to lớn của mình trong nền kinh tế hiện nay.

Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu phí
theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chính vì thế thanh tốn khơng dùng tiền mặt có khá nhiều ưu điểm như:
Một là, khơng có sự hiện diện của tiền mặt nên sẽ tiết kiệm được lượng tiền
mặt trong lưu thông, đỡ tốn chi phí phát hành, bảo quản, thay thế tiền mới, tiền
dễ bị mất cắp, tiền giả...Tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh do tiền mặt là
nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm,... sinh trưởng và phát triển.
Hai là, tiết kiệm được chi phí giao dịch do không phải mang theo lượng tiền
mặt lớn khi thanh tốn và khá an tồn cho người cầm tiền. Ngân hàng sẽ chuyển
tiền khi khách hàng có yêu cầu, tiền phí giao dịch này rất thấp.


11

Ba là, khi các bên tham gia thanh toán bắt buộc các bên phải mở tài khoản và
gửi tiền trong tài khoản, chính vì thế lượng tiền cất trữ trong dân cư sẽ giảm đi
làm tăng khả năng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Bốn là, khi giao dịch qua ngân hàng thì Nhà nước có thể kiểm sốt được
nguồn tiền, làm tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế tình trạng rửa
tiền , tham nhũng.
1.2.2. Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Như chúng ta đã biết, trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt các bên tham gia
phải mở tài khoản và gửi tiền tại ngân hàng nên sẽ tạo ra được nguồn cung tiền
khá lớn sẽ tạo điều kiện huy động vốn cho các ngân hàng. Khi nguồn vốn huy
động dồi dào, các ngân hàng sẽ tăng cường hoạt động tín dụng. Thơng thường
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao trong lợi nhuận của các
ngân hàng.
Thanh toán khơng dùng tiền mặt góp phần mở rộng đối tượng thanh tốn,
tăng doanh số thanh tốn: thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo điều kiện thanh
tốn tiền hàng hóa, dịch vụ một cách chính xác, an tồn, tiết kiệm tiền của và

thời gian.
Từ đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng thắt chặt, tạo
điều kiện để doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm khác của ngân
hàng như: thanh toán quốc tế, tiền gửi có kỳ hạn, tín dụng... Ngược lại ngân hàng
sẽ thu được nhiều nguồn lợi từ các doanh nghiệp thông qua việc bán các sản
phẩm, dịch vụ cũng như huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp
này.
Hơn nữa, thơng qua các ngân hàng thương mại, Chính phủ có thể kiểm soát
được lượng tiền khá lớn trong nền kinh tế. Do đó, khi Chính phủ sử dụng các
giải pháp, các công cụ kinh tế để điều tiết nền kinh tế vĩ mô sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ra đời làm giảm được khối lượng tiền
mặt trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản, vận
chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội. Nâng cao hiệu quả thanh toán


12

trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy
phát triển sản xuất lưu thơng hàng hố và lưu thơng tiền tệ. Đặc biệt là góp phần
rất quan trọng vào cơng tác phịng, chống rửa tiền, nạn tham nhũng đang ngày
càng nhức nhối hiện nay.
Một vai trị nữa của thanh tốn khơng dùng tiền mặt phải kể đó là sự xuất
hiện của tiền mặt trong lưu thông sẽ làm tăng nguy cơ truyền nhiễm lây lan các
bệnh do vi khuẩn virus gây do, do tiền mặt là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi
khuẩn virus gây hại. Khi mà cả thế giới đang run rẩy do dịch Covid-19 thì một
lần nữa, thanh tốn khơng dùng lại được gọi tên như một cách phòng ngừa sự lây
lan của dịch bệnh đáng sợ này.
1.3. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện hành.
1.3.1. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt dựa trên các phương tiện thanh toán
truyền thống.

1.3.1.1. Thanh toán bằng Séc.
Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng
chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của
mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả
cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Ngồi ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một
ngân hàng, thanh tốn ngay khi có u cầu.
1.3.1.2. Thanh tốn bằng Ủy nhiệm chi (UNC) hay lệnh chi
Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập
lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình
mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả
cho người thụ hưởng.
1.3.1.3. Thanh tốn bằng Ủy nhiệm thu (UNT) hay nhờ thu.
Ủy nhiệm thu được hiểu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ
hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để


13

chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm
thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng nội dung này..
1.3.1.4. Thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C).
Thư tín dụng(LC) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người
nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định,
trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ
chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
1.3.1.5. Thanh toán bằng Thẻ.
Thẻ là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao
dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Hiện có 3 loại thẻ thanh toán được dùng phổ biến nhất hiện nay là thẻ ghi nợ,

thẻ trả trước và thẻ tín dụng. Mỗi thẻ có đặc điểm riêng, tuy nhiên tất cả đều có
thể thanh tốn hoặc rút tiền tại máy ATM (CDM).
Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh tốn được phép nhận tiền gửi khơng kỳ hạn. Thẻ
ghi nợ hiện nay còn được sử dụng để mua hàng hoá tại siêu thị hoặc thanh toán
hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Ưu điểm của thẻ ghi nợ: với đặc điểm được phát hành dựa trên tài khoản
thanh tốn của khách hàng, có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu nên chủ thẻ hoàn toàn
chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình.
Nhược điểm của việc sử dụng thẻ ghi nợ: chính do đặc điểm có bao nhiêu,
tiêu bấy nhiêu nên người sử dụng thẻ dễ bị động và không thể thực hiện thanh
toán với những nhu cầu đột xuất do số dư trong tài khoản khơng đủ để thực hiện
chi trả.
Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát
hành thẻ. Thơng thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một


14

hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức
lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm
bảo tại ngân hàng. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân
hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó
của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh
tốn số tiền trước thời hạn ghi trong thơng báo, khi đó chủ thẻ khơng phải trả lãi.
Nếu khơng, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần cịn lại có thể trả từ
từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.
Ưu điểm của thẻ tín dụng: với đặc điểm là chi tiêu trước, trả tiền sau , thẻ

tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh
tốn hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương
mại điện tử.
Nhược điểm của thẻ tín dụng: để được phát hành thẻ tín dụng, chủ thẻ phải
thỏa mãn những điều kiện cần thiết theo quy định của ngân hàng. Ngoài ra, khi
sử dụng thẻ tìn dụng, nếu chủ thẻ chậm thanh tốn, có thể chịu mức lãi suất khá
cao, mặt khác, phí thường niên của loại thẻ này hiện tại cũng khá cao.
Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã
trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một
chiếc thẻ trả trước thì có thể nạp tiền vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và
chi tiêu trên số tiền đã nạp đó. Chủ yếu sử dụng để thanh tốn chi phí mua xăng,
dầu, dịch vụ giải trí, dịch vụ giao thơng - vận tải và thanh tốn trên các website
thương mại điện tử.
Hiện nay, tình trạng mất an tồn trong việc thanh tốn bằng thẻ tại các điểm
thanh toán ngày một gia tăng, nhằm đảm bảo an ninh trong thanh tốn bằng thẻ,
Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi toàn bộ thẻ ngân hàng
từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa bằng cơng nghệ chip an tồn, bảo mật, đa tiện ích,
đa ứng dụng cho mọi người dân Việt Nam. Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ
thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng


×