Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân 7”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.86 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
môn Giáo dục Công dân 7”

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

1


1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Được sống trong một hành tinh “xanh, sạch, đẹp” đó là khát vọng của
toàn nhân loại. Nhưng làm thế nào để đạt được mơ ước đó? Trách nhiệm khơng
của riêng ai mà thuộc về mỗi chúng ta, mọi người hãy chung tay bảo vệ môi
trường. Đây là vấn đề quan trọng, đặt lên hàng đầu và xem như là “điểm nóng”
đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì con người
là một bộ phận của thiên nhiên, con người sẽ không tồn tại nếu thiên nhiên
khơng được bảo vệ. Do đó bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta.
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổi
mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao,
đời sống văn hóa tinh thần khơng ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển
kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, nhiều nơi môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của
người dân, những hiểm họa suy thoái mơi trường đang ngày càng đe dọa cuộc
sống của lồi người trên trái đất.


2


Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng
bộ nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường
được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước
đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Nhiều văn bản mang tính pháp
quy được thơng qua, ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2005
được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thơng qua ngày
29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính
phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ...
Cũng chính vì lí do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học
sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp
THCS cũng như các cấp học khác trong đó có mơn Giáo dục cơng dân.
Trong những năm qua, việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS tuy đã triển khai song
cịn mang tính hình thức, chiếu lệ; giáo viên cịn lúng túng trong việc lựa chọn
nội dung tích hợp cho các bài học, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh;
chưa giúp học sinh hình thành được những hành vi đạo đức; học sinh còn thờ ơ
trong việc bảo vệ môi trường.
Với mong muốn giúp học sinh có kiến thức cơ bản của nội dung bài học
đồng thời nắm kiến thức về môi trường và rèn luyện những kĩ năng cần thiết
trong việc bảo vệ môi trường thông qua giờ học Giáo dục công dân, tôi mạnh
dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Giáo dục công dân 7”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Giáo dục môi trường là việc làm khơng mới, đã có những sáng kiến kinh
nghiệm đưa ra nhằm giáo dục môi trường cho học sinh. Tuy nhiên, điểm mới ở
sáng kiến này là tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy cụ thể
trong môn học Giáo dục công dân là rất cần thiết. Vì mơn học này ở mỗi tiết học
đều giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua nội dung giáo dục đạo đức để
hình thành nhận thức hành vi, thái độ, việc làm của học sinh gắn liền với thực tế
cuộc sống hàng ngày đang diễn ra.
Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm, các em học sinh khơng chỉ là
những người góp phần trực tiếp bảo vệ mơi trường tại nơi mình học mà cịn là
những tun truyền viên tích cực trong cơng tác này tại gia đình và nơi mình
sinh sống.

3


Và hiệu quả giảng dạy còn tùy thuộc vào điều kiện, đối tượng, địa bàn, kĩ
năng vận dụng để tích hợp như thế nào cho phù hợp vào tình huống của từng tiết
dạy. Đó là điều địi hỏi năng lực sư phạm của mỗi giáo viên đứng lớp tiết dạy
thành công hơn.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm:
+ Học sinh lớp 7 (có thể áp dụng cho học sinh lớp 6, 8 9)
+ Sử dụng nguồn tư liệu trong thực tế, trên Internet, báo chí đặc biệt là sự
sống động của tình hình thực tế mơi trường địa phương cho giáo viên dạy Giáo
dục công dân và một số bộ mơn khác như: Địa lí, Sinh học, Ngữ văn...ở bậc
THCS.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1 Thuận lợi:
Bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của CNH - HĐH, sự phát triển về kinh tế
càng nhảy vọt, cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, nhu cầu đòi hỏi về

cuộc sống tinh thần càng được chú trọng. Để phát triển toàn diện nhân cách học
sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai
trị nhất định trong đó mơn Giáo dục cơng dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong
giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ những
yêu cầu, tiêu chuẩn của cuộc sống mà học sinh của chúng ta có thể sống hịa
nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng
tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
Trong nhiều năm qua các cấp các ngành nói chung và Ban giám hiệu các
trường THCS nói riêng ln quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo về mặt chun
mơn cho việc tích hợp giáo dục mơi trường trong nhiều mơn học trong đó có
mơn Giáo dục cơng dân.
Giáo viên được tập huấn chun mơn nhiệt tình, tâm huyết trong giảng
dạy, học sinh tích cực hưởng ứng.
Ban lao động nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho học sinh lao động
hàng tuần, học sinh trực ban theo buổi, chính vì vậy cảnh quan trong nhà trường
được cải thiện. Học sinh xem việc bảo vệ môi trường tại lớp học và khu vực em
chăm là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của lớp.
Những thuân lợi trên đã tạo ý thức tốt cho học sinh trong việc bảo vệ mơi
trường chung, cũng là điều kiện tốt về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Giáo dục cơng dân thành cơng.
2.2.2. Khó khăn:
Mơi trường xung quanh tại địa phương chưa thật sự tốt. Ý thức bảo vệ
môi trường của một bộ phận nhân dân và trong khu vực dân cư nơi học sinh sinh
sống còn hạn chế.
4


Sân chơi của nhà trường chưa được bê tơng hồn tồn cũng đã ảnh hưởng
đến mơi trường chung.
Ý thức một bộ phận nhỏ học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa tốt.

Xử lí rác thải chưa hợp lí, chưa phân loại được rác thải.
Thiết bị, phương tiên dạy học chưa đồng bộ, đã ảnh hưởng đến việc đưa
những thông tin có liên quan đến cho học sinh.
Từ những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày trên sáng kiến kinh
nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Giáo dục cơng dân
7” góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, cũng qua
đây các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, có thể góp một phần
nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ mơi trường trong và ngồi nhà trường
góp phần thực hiện thành cơng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Kết quả khảo sát sơ bộ sự hiểu biết về môi trường của học sinh khối 7
(trước khi áp dụng sáng kiến):
Lớp

SL

Biết nhiều
SL

%

Biết ít
SL

%

Khơng biết
SL

Khơng quan tâm


%

SL

%

1

7
72
73
74
Kết quả khảo sát học tập đầu năm môn GDCD năm học 20… – 20…
Lớp SL
71
72
73
74

G

%

K

%

Tb


%

Y

%

Tb trở lên%

Thực trạng trên cho thấy, vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh là vấn đề cấp bách, đáng báo động. Bởi lẽ, tỷ lệ giữa đối tượng biết và
khơng biết cịn chênh lệch nhau quá lớn. Vậy làm thế nào để vừa giảm thiểu tối
đa số học sinh còn hạn chế sự thiếu hiểu biết về mơi trường, vừa tạo nên khơng
khí nhẹ nhàng cho tiết dạy, vừa giúp học sinh tiếp nhận tự nhiên, hứng thú,
khơng gượng ép, khi giáo viên tích hợp những vấn đề về môi trường trong các
tiết dạy cụ thể. Đây là yêu cầu đòi hỏi tâm huyết của người giáo viên.
2.2.Các giải pháp:
Trong cuộc sống cũng như q trình dạy học mơn Giáo dục cơng dân ở
trường THCS. Tôi nhận thấy, một số bộ phận học sinh chưa thực sự có ý thức về
5


vấn đề bảo vệ mơi trường ở nơi mình sống, học tập và chưa có sự hiểu biết thấu
đáo về mức độ tác động ảnh hưởng của con người đến mơi trường.
Vì thế để tiết học có hiệu quả cao, thu hút học sinh hứng thú học tập, tiếp
thu kiến thức và áp dụng điều đã học vào thực tiễn. Giáo viên chuẩn bị kĩ giáo
án, bài giảng và các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng, giao nhiệm vụ cho
từng nhóm.
2.2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc tồn
phần tích hợp về bảo vệ mơi trường.
MỨC

LỚP
BÀI
NỘI DUNG TÍCH HỢP
ĐỘ
Lớp 7 Bài 9.
- Bộ - Mục d HS góp phần xây dựng gia đình văn
Xây dựng gia phận
hố bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn
đình văn hố
nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường tại khu dân
cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh, ...).
Bài 14.
- Toàn - Cả bài - Mơi trường là gì, tài ngun thiên
Bảo vệ mơi phần
nhiên là gì?
trường và tài
- Các yếu tố của môi trường và tài
nguyên thiên
nguyên thiên nhiên .
nhiên
- Tầm quan trọng đặc biệt của môi
trường và tài nguyên thiên nhiên đối
với đời sống của con người.
- Xác định được một trong những
ngun nhân gây ơ nhiễm mơi
trường là do bom/mìn/VLCN cịn sót
lại sau chiến tranh
- Một số quy định cơ bản của pháp
luật nước ta về bảo vệ môi trường,

tài ngun thiên nhiên .
- Trách nhiệm của cơng dân nói
chung, của HS nói riêng trong việc
bảo vệ mơi trường, tài nguyên thiên
nhiên .

6


Bài 15.
Bảo vệ di
sản văn hoá

- Bộ
phận

- Mục b, - Di sản văn hố vật thể (di tích lịch
sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh ...)
c
là một bộ phận của mơi trường ; bảo
vệ di tích lịch sử- văn hố, danh lam
thắng cảnh là bảo vệ môi trường.
- Quy định của pháp luật nước ta về
bảo vệ di sản văn hố liên quan đến
vấn đề bảo vệ mơi trường.

2.2.2: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng đối
tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất.
Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành cơng. Máy
chiếu sẽ giúp cho q trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất

đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vơ cùng phong phú qua
báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp
trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho
phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng
lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường
mình.
Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bài
học, giáo viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống  kết luận để giáo dục học
sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo
vệ môi trường .
- Khi dạy Bài 9: Xây dựng gia đình văn hố (GDCD Lớp 7) giáo viên có
thể sử dụng phương pháp dự án: Chia lớp theo nhiều nhóm (theo địa bàn dân
cư), hướng dẫn học sinh thảo luận tìm giải pháp bảo vệ mơi trường nơi mình
sinh sống. Mỗi nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình trước tập thể, cả lớp
nhận xét (tính khả thi). Giáo viên kết luận giáo dục: Học sinh chúng ta cần phải
góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Ngồi việc chăm ngoan, học giỏi, biết kính
trong người lớn, khơng đua địi ăn chơi, khơng làm điều gì tổn hại đến danh dự
gia đình, cịn phải có ý thức bảo vệ mơi trường ở gia đình, nhà trường, xung
quanh chúng ta.
- Khi dạy Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCD
Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để giải quyết.
Vì sao nói ngun nhân dẫn đến ơ nhiễm mơi trường cịn do hậu quả của
chiến tranh? Bom, mìn/VLCN làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên
thiên nhiên như thế nào? Theo em, tính nhạy nổ của bom, mìn có giảm theo thời
gian khơng? Vì sao?

7



Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường của mỗi học sinh và kết luận nội dung chính: Như vậy bom, mìn/VLCN
cũng là một trong số ngun nhân gây ơ nhiễm môi trường.
Giáo viên đọc (Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm - Luật Bảo vệ môi
trường 2014 ) để học sinh hiểu thêm.
- Khi dạy Bài 15. “Bảo vệ di sản văn hóa” giáo viên sử dụng tranh ảnh,
trình chiếu một số tình huống về cơng tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị
văn hóa của dân tộc.
Cụ thể: Khi dạy bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” tơi đã áp dụng phương
pháp dạy tích hợp nội dung bảo vệ môi trường” như sau:
a. Các bước chuẩn bị .
* Đối với Giáo viên:
- Chọn nội dung tích hợp của bài “Bảo vệ di sản văn hóa” là bảo vệ môi
trường. Ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường là sự sống cịn của di sản văn hố.
- Chọn thời điểm tích hợp mơi trường vào hai đơn vị kiến thức thuộc hai
phần b, c trong nội dung bài học.
- Sử dụng phương pháp tích hợp: Sử dụng tranh ảnh trình chiếu một số tình
huống về cơng tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
Cụ thể: Tranh 1,2: - Quảng Bình Quan ở Quảng Bình
- Tượng đài mẹ Suốt ở Quảng Bình.
(Dùng để tích hợp vào nội dung b: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.)

Quảng Bình Quan (1)

8


Tượng đài mẹ Suốt (2)
Tranh 3,4: Thành cổ Quảng Trị (3) và Di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn (4)


9


(Dùng để tích hợp vào nội dung c: Những quy định về việc bảo vệ di sản văn
hóa.)

Thành Cổ Quảng Trị (3)

Di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn (4)
* Đối với học sinh :
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài mới.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm thêm tư liệu theo gợi ý sau:
+ Nhóm 1: Tìm những hình ảnh về danh lam thắng cảnh.
+ Nhóm 2: Tìm những di tích lịch sử ở Quảng Bình, Quảng Trị
1
0


+ Nhóm 3: Tìm những hình ảnh, tư liệu về di sản văn hố phi vật thể có
giá trị lịch sử.
+ Nhóm 4: Tìm những hình ảnh, tư liệu về di sản văn hoá vật thể.
- Yêu cầu học sinh: Em hãy nêu suy nghĩ về cách xử sự của mình khi
quan sát tranh.
b. Các bước tiến hành tích hợp trong tiết dạy:
* Đối với mục b: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Dựa vào năng lực, sự hiểu biết của đối tượng học sinh mỗi lớp, giáo viên
có thể chọn thời điểm tích hợp cho phù hợp, giúp học sinh tiếp cận kiến thức
một cách dễ dàng :
+ Đối với lớp 72,73,74 : đối tượng học sinh giỏi, khá còn hạn chế, nên giáo
viên hướng dẫn, cung cấp kiến thức trước, sau đó dùng tranh để tích hợp .

+ Đối với lớp 71, bước tích hợp được thao tác ngược lại, cho học sinh
quan sát tranh bằng hệ thống câu hỏi, hướng học sinh tiếp cận với nội dung bài
học trên cơ sở các em đã tìm ra cách xử sự đối với bức tranh. Từ đó, rút ra kiến
thức bài học.
Khi dùng tranh tích hợp, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh
(Quảng Bình quan) và (Tượng đài mẹ Suốt) hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
Tranh minh họa về điều gì? (Quảng Bình quan, Tượng đài mẹ Suốt).
Em biết được gì về giá trị văn hóa của bức tranh? (Di tích lịch sử văn hoá).
Nêu suy nghĩ của em về bức tranh? ( Định hướng cho học sinh về thái độ, ý
thức giữ gìn, bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa trên q hương Quảng Bình
nói riêng và cả nước nói chung.)
Khi đến tham quan chúng ta nên giữ gìn vệ sinh chung khơng xã rác bừa bãi,
khơng hái hoa, bẻ cành, không viết vẽ bậy lên tường...
Sau đó, giáo viên cho học sinh quan sát một số bức tranh và nêu yêu cầu
học sinh trả lời các câu hỏi:

1
1


Động Phong Nha – Kẻ Bàng

Vịnh Hạ Long: Kì quan thiên nhiên thế giới
Tranh minh họa về điều gì ? (Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long)
Em biết được gì về giá trị văn hóa của bức tranh. (Những danh lam thắng
cảnh. Đó là những di sản văn hóa cấp Quốc gia)
Hãy nêu suy nghĩ của em khi xem các bức tranh? (Định hướng cho học
sinh về thái độ, ý thức giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn
hóa)
Sau khi rút ra kết luận, giáo viên kiểm định và chốt kiến thức bằng việc sử

dụng tranh chuẩn bị của học sinh.
Khi tiến hành thực hiện thao tác này có thể có một số tình huống xảy ra
ngoài dự kiến của giáo viên như: Học sinh tìm được những bức tranh về sự ơ
1
2


nhiễm của các danh lam thắng cảnh, của các khu đô thị, khu công nghiệp, tài
nguyên đất đai, biển và rừng bị khai thác. Ví dụ:

                   Xả rác bừa bãi trên núi Thần Đinh - Ảnh: T.Q.N

Báo New York Times đã có bài viết về Di sản văn hóa thế giới - Cố đô Huế của
nhà báo Edward Wong. Tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ những di tích nhưng bên
cạnh đó đã nêu ra khơng ít lo ngại về nguy cơ khu di tích này sẽ bị Unesco liệt
vào danh sách những khu di tích có tình trạng nguy hiểm.

1
3


Khu nhà ổ chuột ở các đô thị

1
4


Đất đai, rừng bị tàn phá.

Ơ nhiễm do khí thải của khu công nghiệp


1
5


Trái Đất đang bị ô nhiễm nặng nề là điều khơng thể phủ nhận,
dù con người có tìm mọi cách để tơ vẽ hay che giấu sự thật đó.
Nhưng đây chính là tình huống có vấn đề tạo nên sự bất ngờ trong cách
giải quyết nội dung bài học. Giáo viên tun dương học sinh đã tìm ra những
thơng tin, hình ảnh thiết thực hiện nay. Từ đó đặt câu hỏi xốy sâu vào nội dung
cần tích hợp.
Các bức tranh này phản ánh điều gì? (Sự ơ nhiễm mơi trường)
Sự ơ nhiễm mơi trường này có ảnh hưởng gì đến danh lam thắng cảnh
khơng? (Có ảnh hưởng nhất định)
Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mơi trường, bảo vệ những di sản
văn hóa (Giáo viên kiểm định nhận thức, cách xử sự của học sinh về việc cần
bảo vệ môi trường).
* Đối với mục c: Những quy định về việc bảo vệ di sản văn hóa.
Nội dung được lồng ghép tích hợp trong phần (Những quy định của pháp luật về
bảo vệ di sản văn hoá) liên quan đến bảo vệ môi trường.
Giáo viên tiến hành các bước tích hợp như sau:
- Gọi HS đọc những quy định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hóa.
- u cầu tìm đọc: Điều 5, điều 6, điều 10, điều 13 Luật Di sản văn hoá .
- Nêu câu hỏi: Vì sao Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hố? Việc ban
hành luật đó nhằm mục đích gì?
- Giáo viên dùng bức tranh về Thành cổ Quảng Trị, Di tích lưu niệm Tổng
bí thư Lê Duẩn, nhà thờ Tam Tịa. (Thực hiện như thao tác tích hợp ở phần b).
- Sau đó tích hợp bằng cách liên hệ với tình hình địa phương ở tình huống
sau: Trong một lần các em đi lao động vệ sinh tại khu di tích nghĩa trang liệt sĩ


1
6


ở xã, phường, một số bạn tinh nghịch đã bẻ cành cây, trèo lên tường, vô ý thức
vứt rác trong khn viên.
Giáo viên nêu câu hỏi:
Khi chứng kiến những tình huống đó em sẽ xử sự như thế nào? Học sinh
suy nghỉ trả lời theo cách hiểu của mình.
Từ đó mà liên hệ một cách nhẹ nhàng về trách nhiệm của học sinh trong
nhà trường để góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Giáo viên định hướng cho học sinh: Danh lam thắng cảnh là những cảnh
đẹp của đất nước, là tài sản vô giá về vật chất và tinh thần do thiên nhiên ban
tặng. Đó cũng là biểu hiện về một mơi trường an tồn, trong lành, là nơi thu hút
khách tham quan du lịch, tạo điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế...(ví
dụ như Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được bình chọn là
một trong 7 kì quan trên thế giới mới, vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế...). Tất cả đều khơi gợi cho các em niềm tự hào về đất nước, ý thức bảo vệ
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, và các di sản văn hóa. Đồng thời biết ngăn
chặn những hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với
thiên nhiên. Bảo vệ di sản văn hố chính là chúng ta đang bảo vệ mơi trường,
bảo vệ cuộc sống tươi đẹp cho chính chúng ta và cho cả thế hệ mai sau.

Hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường
* Sau khi tiến hành nội dung tích hợp trong việc lồng ghép giáo dục mơi
trường vào bài dạy này, kết quả cho thấy:
- Khơng khí giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi. Sự tiếp nhận của học sinh về ý
thức bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, các em phát huy được tính tích cực,


1
7


năng động sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng trong nhận thức cũng như trong
hành động.
- Tâm huyết, và năng lực giảng dạy của giáo viên càng được củng cố.
- Với phương pháp dạy học tích cực, có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện
đại. Bản thân đã vận dụng vào bài giảng của mình và đã rút ra những kinh
nghiệm để có những tiết dạy thành cơng, đạt kết quả cao.
*Kết quả nghiên cứu:
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân 7” đã mang lại
những hiệu quả:
- Học sinh đã hiểu được bản chất của mơi trường: tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và
những người xung quanh.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề môi trường
như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng
đồng. Từ đó có thái độ, tình cảm u q, tơn trọng mơi trường – thiên nhiên;
tơn trọng di sản văn hố; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được
hành động trước vấn đề mơi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên
đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ rừng, đất đai,
nguồn nước, khơng khí; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, khơng vứt rác bừa bãi,
biết u q, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà
cịn góp phần bảo vệ mơi trường nơi mình sinh sống...
- Có kĩ năng đánh giá hiện trạng mơi trường, phương pháp hành động để
nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí
và khơn ngoan các nguồn tài ngun thiên nhiên; kĩ năng tuyên truyền vận động

mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô
nhiễm môi trường.
- Học sinh đã có những hành động bảo vệ môi trường: “Xanh, sạch, đẹp”
biết bỏ rác đúng nơi quy định, không dẫm đạp lên hoa, không viết vẽ bậy lên
tường của trường, lớp học. Cùng với Liên đội, tham gia chăm sóc nghĩa trang
liệt sĩ, các nhà bia tưởng niệm và các di tích lịch sử ở địa phương.

1
8


Liên đội Trường đã thường xuyên chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
Kết quả cụ thể (Sau khi áp dụng sáng kiến)
Lớp

SL

71
72
73
74

31
33
30
31

Biết nhiều
SL
%

25
80.4
22
66.7
20
66.7
19
61.3

Biết ít
SL
%
6 19.6
11 33.3
10 33.3
12 38.7

Khơng biết
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0

Khơng quan tâm

SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0

Kết quả học tập môn GDCD năm học 2018 – 2019
Lớp SL G
71 31 12
72 33 11
73 30
5
4
7
31 13
3. Phần kết luận:

%
38.7
34.4
17.2
41.9

K
11

13
18
6

%
35.5
40.6
62.1
19.4

Tb
8
8
5
12

%
25.8
25.0
17.2
38.7

Y
0
0
1
0

%
0

0
3.4
0

Tb trở lên%
31
100
33 100
29 96.6
31 100

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
- Vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường vào trong các tiết dạy của bộ
môn Giáo dục công dân 7 ở trường Trung học cơ sở là rất cần thiết, phù hợp.
Xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống và dựa trên thực tế trải nghiệm trên bục
giảng. Tôi nhận thấy rằng: Nếu làm tốt vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trường trong q trình giảng dạy, hiệu quả mang lại sẽ rất lớn và có ý nghĩa thiết
thực. Hoạt động dạy học trên lớp sẽ thú vị và hiệu quả hơn nhiều nếu vấn đề tích
hợp được giáo viên khéo léo lồng ghép, hướng dẫn học sinh tìm tịi, nghiên cứu.
Qua đó hình thành cho các em thói quen ứng xử có văn hóa đối với mơi trường,
với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Vậy làm thế nào để những việc làm
đó khơng cịn là trách nhiệm, là nghĩa vụ nặng nề mà phải biến nó trở thành một
hành động mang tính chất bản năng, tự nhiên như chúng ta hít thở khơng khí để
1
9


duy trì sự sống hàng ngày.“Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, tùy thuộc
vào bạn mà thôi”
- Qua việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường tôi nhận thấy

rằng nhận thức của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ
chức các phong trào bảo vệ môi trường như : phong trào giữ vệ sinh phòng học,
phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung
quanh trường học, khơng vứt rác nơi cơng cộng… ngồi ra các em còn tổ chức
các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , làm tun truyền viên
tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ
mơi trường sống , bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và
gia đình.
- Nhận thức của các em về môn Giáo dục Công dân cũng có nhiều thay đổi,
khơng phải là mơn khơ khan, khó học mà cịn là mơn học có nhiều ý nghĩa giúp
các em có những hiểu biết nhiều hơn về mơi trường từ đó càng em cịn hăng hái
xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ mơi trường, các em rất hăng
hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc bảo vệ môi
trường, làm cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
- Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thơng nói chung và ở
trường Trung học cơ sở nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc
tích hợp trong từng nội dung bài giảng.
Với đề tài này, bản thân tuy đã nhiều cố gắng nhưng chắc hẳn khơng tránh
khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của q cấp trên, thầy cơ,
bạn bè và đồng nghiệp. Nhằm đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân ngày càng tốt hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
Giáo dục Công dân đạt hiệu quả cao, tơi xin có một số kiến nghị với Ban giám
hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo như sau:
- Tạo không gian và môi trường sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp: nâng cấp
khuôn viên sân trường, đầu tư thêm nguồn nước sạch...
- Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học, tư liệu tuyên
truyền bảo vệ môi trường.


2
0



×