Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.74 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

HỒ TRUNG HUY

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN
THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

Kon Tum, tháng 6 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN
THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒ TRUNG HUY
LỚP
: K11LK2
MSSV
: 17152380107127

Kon Tum, tháng 6 năm 2021
LỜI CẢM ƠN


Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Hồng Nhung đã tận tình hướng
dẫn, góp ý và động viên em trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum đã
giảng dạy và trang bị cho em vốn kiến thức bổ ích, là nền tảng đã giúp em hoàn thành tốt


quá trình thực tập vừa qua và thực hiện tốt đề án tốt nghiệp, và còn là hành trang theo em
suốt những năm tháng tiếp theo của bản thân khi tốt nghiệp ra trường, tìm kiếm con đường
đi cho chính mình trong tương lai.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo và các anh chị cán bộ trong Tòa án nhân dân
tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho những người thân trong gia đình đã hết
lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đề án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hồ Trung Huy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................III
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................1
5. Bố cục ........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ...................3
1.1. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

TỈNH GIA LAI................................................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Gia Lai.................................................................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai .................3
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỈNH GIA LAI ......................................................................................................5
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ.........................................................................................5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................7
1.3. MỘT SỐ NỘI QUY VÀ CƠNG VIỆC THỰC TẬP TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI.................................................................................................................8
1.3.1. Nội quy làm việc ..............................................................................................8
1.3.2. Cơng việc trong q trình thực tập ...................................................................9
KẾT CHƯƠNG 1...........................................................................................................10
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ..............................................................................................12
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT .............................................................................................12
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất ..........................................................12
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp quyền sử dụng đất .........................................13
2.1.3. Các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất ...........................................................15
2.1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ..............................16
2.2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN...................................................................................................20
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất Tòa án............................20
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tồ án......................22
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án................23
KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................................24
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN

1



SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN............................................................26
3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI........................................................................26
3.1.1. Tình hình giải quyết tranh quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2018 - 2020 .....................................................................................................26
3.1.2. Đánh giá tình hình giải quyết tranh quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh
Gia Lai 29
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
GIA LAI ........................................................................................................................ 31
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật........................................................31
3.2.2. Nhóm giải pháp về cán bộ, cơng chức giải quyết tranh chấp..........................31
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng giải quyết vụ án ..............................32
KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................................33
KẾT LUẬN....................................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2


Số hiệu
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3


Bảng 3.4

DANH MỤC BẢNG
________ *_________
Tên bảng
Bảng thống kê số liệu chung về công tác thụ lý và giải quyết các
vụ án sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai (từ năm 2018 đến năm 2020)
Bảng thống kê số liệu cụ thể về công tác thụ lý và giải quyết các
vụ án sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai năm 2018
Bảng thống kê số liệu cụ thể về công tác thụ lý và giải quyết các
vụ án sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai năm 2019
Bảng thống kê số liệu cụ thể về công tác thụ lý và giải quyết các
vụ án sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai năm 2020

Trang
26

27

27

28


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, quyền sử dụng đất được
coi là tài sản, là một loại hàng hóa đặc biệt có thể lưu thơng trên thị trường thì sẽ xuất hiện
nhiều tranh chấp về quyền sử dụng đất và những tranh chấp này sẽ ngày càng gia tăng và
phức tạp hơn.
Thực tế, các tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất và tranh chấp liên
quan đến quyền sử dụng đất diễn ra ngày càng gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa
phương trong nước, và nguyên nhân là do việc quản lý đất đai cịn nhiều sơ hở, thiếu sót,
việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, pháp luật về đất đai
vẫn còn chồng chéo lên nhau dẫn đến nhiều trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa các tổ
chức, cá nhân sử dụng đất. Vì vậy, có thể nhìn nhận rằng tranh chấp về quyền sử dụng đất
là tranh chấp gây khó khăn và có nhiều phức tạp nhất trong quá trình giải quyết án dân sự.
Trước tình hình đó, việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục
và phương thức giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cơng dân. Xuất
phát từ nhu cầu này, tôi đã chọn chuyên đề “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất tại Tòa án — thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề thực tập này giúp làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất, thực trạng công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử
dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện giải quyết tranh chấp và đồng thời xây dựng những phương hướng, giải pháp nhằm
năng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Gia Lai nói riêng và trên cả nước nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các văn bản quy phạm pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tịa
án, thực tiễn cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai nói
riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các phương pháp nghiên cứu cơ bản mà đề án đặt ra, đề án tốt nghiệp

sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp giới thiệu, phương pháp lịch sử,... được sử dụng trong Chương 1 khi
tổng quan những vấn đề giới thiệu về sự hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
- Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp so sánh luật học,.
được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất và vai trò của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh
chấp đất đai.
- Phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp khái quát,.. .được sử
1


dụng trong Chương 3 khi tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất thơng qua Tịa án nhân dân và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo gồm 03
chương:
Chương 1: Tổng quan về Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tịa
án
Chương 3: Thực tiễn cơng tác giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án
nhân dân tỉnh Gia Lai và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
1.1. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

GIA LAI
1.1.1.
Giới thiệu về tỉnh Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở
khu vực nửa trên của dãy 5 tỉnh tây nguyên Tây Nguyên (Gia Lai đứng thứ 2, đứng thứ 2
cả về dân số), miền Trung, Việt Nam.
Toàn tỉnh Gia Lai là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 18 về số dân số với
1.513.847 người và 374.512 hộ, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp
thứ 33 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 33 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm
2020 GRDP năm 2020 đạt 80.000,32 tỉ Đồng, bình quân đầu người 51,9 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng GRDP đạt 8,00%. Gia Lai cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phịng, là
nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15.
Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số
trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Ê-đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và
Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có lẽ
ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa.
Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum
tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku.
Đến tháng 4/2019, tỉnh Gia Lai có hơn 34 dân tộc cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được công
nhận, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 53,77%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành
phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đơng nhất (87,5%).
1.1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã
giành được độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chấn động thế giới, đánh
dấu mốc son lịch sử của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vơ cùng anh dũng.
Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta đã xóa bỏ bộ máy hành chính, quân
đội, bộ máy tư pháp của chính quyền phong kiến.... đồng thời, khẩn trương thiết lập bộ
máy Nhà nước cách mạng, trong đó có cơ quan Tịa án, xây dựng một Nhà nước dân chủ
nhân dân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Xác định Tịa án là một thiết chế tư pháp quan trọng của bộ máy Nhà nước, được
giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội,
bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân.Vì vậy, chỉ sau lễ Tun ngơn Độc lập 11 ngày, ngày 13-9-1945, thay mặt Chính
phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh
số 33-c thiết lập các Tòa án quân sự; và ngày 24-01-1946 ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ
chức các Tòa án nhân dân và các ngạch Thẩm phán. Do đó, có thể coi Tòa án quân sự là
tiền thân của hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay. Và ngày 13-9 hàng năm đã trở thành
ngày truyền thống của hệ thống Tịa án Nhân dân Việt Nam.
Q trình xây dựng và phát triển của hệ thống Tòa án nhân dân đã gắn liền với quá


trình hồn thiện và củng cố bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); gắn liền với tiến trình cải cách nền tư pháp
quốc gia, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, ln đề cao hoạt động bảo vệ quyền con người, quyền công dân, được coi là nhân tố
tạo dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, văn minh.
Trải qua chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Tòa án nhân dân đã
từng bước trưởng thành, phát triển ngày càng lớn mạnh. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, Tòa án nhân dân đã qua nhiều giai đoạn cải cách, đổi mới để hoàn thành tốt hơn
nhiệm vụ của mình. Lịch sử Tịa án nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ đã ghi dấu, minh
chứng các cuộc cải cách tư pháp đó.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất (30/4/1975), cùng với việc
xây dựng chính quyền địa phương ở các tỉnh phía Nam thì tịa án nhân dân các địa phương
cũng được thành lập, trong đó có Tịa án Nhân dân tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Trong giai đoạn
1975-1985, hệ thống tịa án nhân dân tỉnh có nhiệm vụ trọng tâm xét xử trấn áp bọn phản
cách mạng là ngụy quân, ngụy quyền khơng chịu cải tạo, bọn FULRO trốn ngồi rừng
hoạt động tập kích khủng bố cán bộ và nhân dân. Nhằm bảo vệ Đảng và chính quyền cách
mạng trong tỉnh, góp phần củng cố và xây dựng chính quyền ở địa phương vững mạnh, cải
tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn tỉnh, các cán bộ, công chức, thẩm phán

trong tỉnh đã kiên định lập trường chính trị, nêu cao tinh thần cách mạng tiến cơng, phối
hợp tốt với các cơ quan trong khối nội chính và các cơ quan hữu quan kịp thời đưa ra xét
xử 1.094 vụ án hình sự, trong đó có 29 vụ án về các tội phản cách mạng, đã trừng trị
nghiêm khắc bọn phản cách mạng phá hoại an ninh chính trị, chính sách đồn kết dân tộc,
xâm phạm trật tự an tồn xã hội; đã góp phần làm tan rã, xóa sổ các tổ chức phản động,
bảo vệ vững chắc chính quyền, bảo vệ cuộc sống bình n hạnh phúc của nhân dân các
dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh việc xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự, các tòa án trong
tỉnh cũng đã thụ lý, giải quyết 1.440 vụ án dân sự và hơn nhân gia đình, tổ chức thi hành
xong 1.987 bản án, quyết định các loại, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân.
Bước sang giai đoạn 1986-1990, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh
đạo của Tỉnh ủy, Tòa án nhân dân tối cao, hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon
Tum đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cụ thể đã thụ lý, đưa ra xét
xử 1.172 vụ án hình sự, nghiêm khắc trừng trị bọn tội phạm lợi dụng quyền dân chủ để vu
khống cán bộ, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh việc giải quyết tốt các
vụ án hình sự, các tịa án trong tỉnh cũng đã giải quyết trên 1.173 vụ án dân sự và hơn
nhân gia đình với phần lớn trong số đó được giải quyết bằng hòa giải thành. Hoạt động của
các tòa án trong giai đoạn này đã góp phần to lớn vào việc củng cố lòng tin của nhân dân
vào Đảng, góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.
Đến năm 1991, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa 8 tại Kỳ họp thứ 9, tỉnh Gia Lai
- Kon Tum được chia thành 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Căn cứ vào Nghị quyết, Bộ Tư
pháp đã ra quyết định thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai vào ngày 16-8-1991. Thời
gian đầu tách tỉnh, hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ có 11 tịa án nhân dân cấp


huyện, đội ngũ cán bộ tòa án 2 cấp vừa thiếu, lại phải vừa học vừa làm; cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc còn nhiều thiếu thốn. Nhưng đến nay, hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh
Gia Lai đã dần đi vào hoạt động ổn định và lớn mạnh, từng bước khẳng định được vai trị,
vị trí của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Tổ chức bộ máy và
đội ngũ cán bộ được củng cố, tăng cường. Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ

cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao, hầu hết cán bộ, công chức làm công tác
chun mơn nghiệp vụ đều chuẩn hóa đạt trình độ cử nhân luật; có đạo đức cách mạng,
bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, Nhà nước và tận tụy với nhân dân.
Đội ngũ hội thẩm nhân dân cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có
nhiều đóng góp quan trọng trong cơng tác xét các loại án. Cơ sở vật chất, phương tiện làm
việc của các tòa án đã được cải thiện đáng kể, đến nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỈNH GIA LAI
1.2.1.
Chức năng nhiệm vụ
Theo quy định điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Gia
lai có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn như sau:
1. Tịa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp
phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi
phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân
thân.
Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và
những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu


Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung
chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn
đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt
tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền
hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền
cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn
khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hỗn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính
do Tịa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính.
7. Trong q trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có

thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền
có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định
của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
1.2.2.
Cơ cấu tổ chức
* Các lãnh đạo của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Chánh án: Phạm Duy Lam
Phó Chánh án:
+ Giáp Bá Dự
+ Võ Văn Bình
+ Hà Viết Tồn
* Về cơ cấu tổ chức của Tịa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
a) Ủy ban Thẩm phán.
b) Tòa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính, Tịa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên
trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh,


thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tơi cao quyết định việc tổ
chức các Tịa chuyên trách.
c) Bộ máy giúp việc.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số
Thẩm phán. Số lượng thành viên của ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh. Phiên họp ủy ban Thẩm

phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác của Tịa án nhân
dân tỉnh.
b) Thảo luận báo cáo cơng tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh với Tịa án nhân
jo.

•______________ \ TT'' '

4- À _

_ 1_

.10.

_ 3__________ Ố

dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh đề nghị Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Tịa chun trách:
Các Tịa chun trách có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật;
2. Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
JI
r • r • ZI

Bộ máy giúp việc:
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh gồm có: phịng tổ chức cán bộ, phòng
kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án, văn phòng.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của phòng tổ chức cán bộ, phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án, văn phòng
của Tòa án nhân dân tỉnh.
1.3. MỘT SỐ NỘI QUY VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
1.3.1.
Nội quy làm việc
Điều 1: Thời gian làm việc:
a, Thời gian làm việc của cán bộ công chức:
- Số giờ làm việc trong ngày: 8 giờ
- Số ngày làm việc trong tuần: 5 ngày từ thứ hai đến thứ sáu
- Thời gian làm việc: buổi sáng từ 7h00 đến 11h00; buổi chiều từ 13h00 đến 17h00
b, Thời gian làm việc của bảo vệ, tạp vụ:
- Đối với bảo vệ: Ngoài giờ làm việc của cán bộ công chức, thứ bảy, chủ nhật, các
ngày lễ (riêng các ngày lễ nghỉ nhiều ngày thì đơn vị sẽ phân công bổ sung)


- Đối với tạp vụ: Làm việc theo thời gian của cán bộ cơng chức
Điều 2: Trang phục, phịng làm việc:
Tất cả mọi người phải có phong thái trang nhã, gọn gàng, mặc trang phục đúng theo
quy định ngành: Xuân hè mặc quần tây đen, áo trắng, cà vạt đen, giày đen hoặc sanđanh
quai hậu đen, đeo bản tên, phù hiệu ngành; Thu đơng mặc thêm áo Vest đen. Phịng làm
việc phải gọn gàng, sạch sẽ, bố trí sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, thuận lợi đảm bảo
sử dụng một cách tối ưu.
Điều 3 : Tác phong làm việc :
- Phải có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cách tiếp
xúc với mọi người phải tơn trọng, lịch sự, nhiệt tình, linh động mềm dẽo và tuyệt đối đảm

bảo đúng pháp luật, nội quy, quy chế của ngành cũng như của đơn vị.
- Tuyệt đối khơng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm trong
giờ làm việc.
Điều 4 : Khi thực hiện công việc :
- Thực hiện đúng, chức năng, nhiệm vụ, công việc được giao và đúng pháp luật.
- Khi đi cơng tác ngồi cơ quan phải sắp xếp lịch, báo cáo lãnh đạo trước khi đi, đến
nơi làm việc phải liên hệ phối hợp cơ quan, đơn vị nơi đó ; khi trở về trụ sở phải báo cáo
kết quả làm việc với lãnh đạo.
Điều 5 : Sử dụng, bảo vệ tài sản và bí mật hồ sơ :
Có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả ; không được phép
mang các dụng cụ, máy móc, hồ sơ, văn bản và bất kỳ tài sản nào của đơn vị ra khỏi cơ
quan văn phòng hoặc xem, truy lục hồ sơ mà khơng có sự đồng ý của cấp lãnh đạo.
Điều 6: An toàn vệ sinh:
- Phải bảo đảm vệ sinh, an tồn, đảm bảo sức khỏe trong mơi trường làm việc. Trước
khi rời khỏi chỗ làm, phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra thiết bị điện, nước tại chỗ. Bảo
đảm các thiết bị đã được tắt, khóa an tồn, thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị điện, vận
dụng tại phòng làm việc.
Điều 7: Phòng cháy chữa cháy:
- Phải triệt để chấp hành các quy định, quy chế về phòng cháy chữa cháy.
- Không được mang vật dễ cháy nổ vào khu vực cơ quan.
Điều 8: Điều khoản thi hành:
Nội quy này làm cơ sở để đơn vị, quản lý cán bộ công chức, nhân viên và điều hành
các hoạt động của đơn vị, được phổ biến đến từng cán bộ cơng chức, nhân viên có trách
nhiệm thi hành. Mọi trường hợp vi phạm nội quy thì tùy theo trường hợp phải chịu trách
nhiệm vật chất hoặc bị xử lý theo quy định.
1.3.2.
Cơng việc trong q trình thực tập
Tơi là sinh viên năm cuối của trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum. Đối
với tôi, tuổi 22 là cái tuổi mình phải đắn đo, suy nghĩ để lựa chọn một cơng việc, một
ngành nghề mà mình sẽ gắn bó. Và theo tơi, ở độ tuổi này, khơng có gì ngồi sức trẻ, thời

gian và lịng nhiệt huyết. Tơi, muốn được trải nghiệm trong nhiều mơi trường khác nhau,
để tìm ra đâu mới là nơi thật sự phù hợp với bản thân mình. Cuối cùng, tơi cũng đã quyết


định lựa chọn thực tập tại một cơ quan bảo vệ cơng lý, đó là Tịa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Tại đây, tôi đã được phân công thực tập ở Tịa hành chính. Với đặc thù cơng việc, tơi
đã được hướng dẫn và tiếp xúc với các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Những ngày
đầu thực tập, tôi cảm thấy mọi thứ đều rất mới mẻ và lạ lẫm trong cơng việc. Từ đó, tơi
nhận thấy rằng, kiến thức đã được học ở Nhà trường với thực tiễn cơng tác là một chuyện
hồn tồn mới, lý luận và thực tiễn luôn bổ sung cho nhau và không thể tách rời nhưng
chúng ta phải biết vận dụng như thế nào để áp dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn
cơng tác nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó mới là điều quan trọng và cần thiết.
Nhận thấy được điều này, mặc dù thời gian đầu, tơi có đơi chút khó khăn trong cơng
việc. Tuy nhiên, qua thời gian làm quen với môi trường mới, cùng với sự giúp đỡ thật chân
tình của lãnh đạo, các anh, chị cán bộ của Tịa án nên tơi nhanh chóng hịa nhập được với
mơi trường làm việc tại Tịa án nhân dân tỉnh Gia Lai. Quá trình thực tập, tôi được giao
những nhiệm vụ như: Sắp xếp hồ sơ, viết phiếu báo phát, đóng dấu bút lục, làm bảng kê
danh mục tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu các án văn vụ án hành chính, tống đạt
các văn bản tố tụng qua các cơ quan và tham gia đi xem xét, thẩm định tại chỗ. Từ đó, tơi
đã hiểu thêm nhiều về một số cơng việc của Thư ký Tòa án, và với mỗi việc làm đó đã góp
phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, nhằm bảo vệ
quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
các Tổ chức, cá nhân, đem lại sự công bằng cho xã hội.
Tôi thiết nghĩ rằng, cơng việc nào cũng có sự vất vả của riêng nó, trong đó với ngành
Tịa án cũng vậy. Có chức năng là bảo đảm quyền cơng dân trong tố tụng hành chính với
những cơng việc như nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo án, tham gia phiên tịa thì họ cịn có
các ngày trực đêm, trực cuối tuần, trực các ngày lễ, Tết và luôn trong tư thế sẵn sàng nhận
nhiệm vụ, khi có yêu cầu. Có lẽ, chỉ những ai làm đã từng làm công việc này thì mới có
thể thấu hiểu hiểu được sự vất vả, khó khăn đó mà họ đã nếm trải, vượt qua. Nhất là, trong
một khoảng thời gian ngắn, Thư ký Tòa án cùng một lúc phải thụ lý, giải quyết nhiều vụ

án, kể cả những vụ án phức tạp, thì ngoài việc họ phải nghiên cứu hồ sơ để đưa ra đề xuất
giải quyết, phải mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, họ cịn phải đi xác minh, thẩm định
giá trong điều kiện khó khăn như thời tiết nắng nóng nhưng họ cũng đều vượt qua và hồn
thành tốt nhiệm vụ.
Và có một điều đặc biệt nhất mà tơi cảm nhận được khi thực tập ở cơ quan là sự thân
thiện và sự quan tâm của mọi người đã dành cho tơi, đó là: Tơi được biết về chức năng,
nhiệm vụ của ngành Tòa án và sự quan tâm giúp đỡ nhau trong cơng việc, sẵn lịng giúp
đỡ khi tơi gặp khó khăn.Từ đó, tơi đã tự rút ra cho mình được những kinh nghiệm để sau
này có thể áp dụng vào công việc và trong cuộc sống.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn ngành Tịa án, các lãnh đạo, các anh, các chị
là cán bộ của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt nhiệm
vụ thực tập trong thời gian qua. Qua q trình thực tập, tơi cũng đã rèn luyện cho mình
tính cẩn thận, biết suy nghĩ và xem xét kỹ càng trước khi đưa ra một quyết định. Đồng
thời, tôi cũng học được cách đặt trách nhiệm vào trong mỗi cơng việc mà mình làm. Với
thời gian 5 tháng, thời gian đó đã đủ giúp cho tơi càng có nghị lực, bản lĩnh và mạnh mẽ


hơn trong thời gian sắp tới và tôi rất mong muốn phấn đấu rèn luyện, học tập thật tốt về
Ngành, mong muốn được vào ngành Tòa án phục vụ lâu dài, để có thể trở thành một người
Thư ký Tịa án trong tương lai.
KẾT CHƯƠNG 1
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án
khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo
dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng
những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm
pháp luật khác.
Có thể nói, trong nhiều giai đoạn lịch sử của Nhà nước ta, Tòa án nhân dân đã trải

qua những cuộc cải cách và đổi mới về tổ chức cũng như phương thức hoạt động để đáp
ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tư pháp, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả phát triển và lớn mạnh của Tòa án nhân dân
ngày nay thể hiện đậm nét sự vận dụng đường lối lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân.
Hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã dần đi vào hoạt động ổn định và lớn
mạnh, từng bước khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị tại địa phương. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ được củng cố, tăng cường.
Trình độ và năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng
cao, hầu hết cán bộ, công chức làm công tác chun mơn nghiệp vụ đều chuẩn hóa đạt
trình độ cử nhân luật; có đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với
Đảng, Nhà nước và tận tụy với nhân dân.


CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất
a. Khái niệm
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất phải tuân thủ các điều kiện,
thủ tục do pháp luật quy định
b. Đặc điểm
Thứ nhất, quyền sử dụng đất là một quyền năng của chủ sở hữu đất đai.
Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, chính vì vậy, Nhà nước
có đầy đủ ba quyền năng đối với đất đai. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện

chức năng chủ yếu đối với đất đai là chức năng thống nhất quản lý đối với đất đai và chức
năng điều phối đối với đất đai. Bên cạnh đó, với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà
nước cịn có đầy đủ ba quyền năng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình: Quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật Như
vậy, dưới góc độ này, đất đai chính là tài sản, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài
sản là đất đai. Do đó, Nhà nước có quyền sử dụng đất. Theo Điều 189 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy đinh: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản”. Và chủ thể có quyền sử dụng đối với tài sản bao gồm chủ sở hữu và người không
phải là chủ sở hữu. Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu đất có quyền sử dụng đối với đất,
hoặc người khơng phải là chủ sở hữu chỉ được sử dụng đất theo thỏa thuận với chủ sở hữu
hoặc theo quy định của pháp luật, bao gồm người nhận được quyền sử dụng theo một giao
dịch, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, người được
Nhà nước giao quyền sử dụng tài sản của Nhà nước... Như vậy, dưới góc độ này, quyền sử
dụng đất được hiểu là một quyền năng của chủ sở hữu - Nhà nước, đối với tài sản thuộc sở
hữu của mình là đất đai
Thứ hai, quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản.
Khi quyền sử dụng đất do Nhà nước trục tiếp thực hiện, quyền này chỉ thuộc về Nhà
nước mà thôi. Tuy nhiên, Nhà nước không trực tiếp sử dụng tất cả đất đai trên lãnh thổ, mà
Nhà nước trao quyền sử dụng đất lại cho chủ sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất,
cho th đất, công nhận quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất, thì quyền sử dụng đất lại được coi là một loại tài sản, cụ thể là một loại
quyền tài sản.


Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản” Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục quy định: “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác". Như vậy, dưới góc độ này, quyền sử dụng đất được

coi là một loại quyền tài sản. Loại tài sản này đặc biệt ở chỗ, nó là tài sản được xác lập
trên một tài sản, và tài sản này luôn luôn gắn với một tài sản khác đó là đất đai. Chính vì
coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản nên Hiến pháp, Luật Đất đai ghi nhận chủ sử
dụng đất được thực hiện các giao dịch đối với tài sản này.
Người sử dụng đất có quyền tự mình khai thác cơng dụng từ đất hoặc được thực hiện
các giao dịch đối với quyền sử dụng đất của mình, như mua bán, trao đổi, tặng cho, thế
chấp, để lại thừa kế... theo quy định của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự. Điều 54 Hiến
pháp năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ
”. Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật nay”. Như vậy, quyền sử dụng đất trở
thành đối tượng của giao dịch - là một loại tài sản. Những quy định trên đã dẫn đến hai
cách hiểu không thống nhất: Điều 54 Hiến pháp quy định người sử dụng đất có quyền
“chuyển nhượng” quyền sử dụng đất, thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật,
còn Điều 167 Luật Đất đai quy định cụ thể người sử dụng đất có quyền “chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất”. Cách hiểu thứ nhất là, theo quy định của Điều 54 Hiến pháp năm 2013 thì
quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm quyền thực hiện tất cả các giao dịch
nhằm mục đích chuyển dịch quyền sử dụng đất cho chủ thể khác. Với cách hiểu này,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bao gồm thế chấp quyền sử dụng đất. Cách hiểu
thứ hai, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì chuyển nhượng chỉ là một loại giao
dịch về quyền sử dụng đất trong số các giao dịch về quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất được coi là một loại tài sản nên quyền sử dụng đất phải có giá trị.
Giá trị của quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất. Như vậy, quyền sử dụng đất và
đất là hai loại tài sản khơng thể tách rời. Vì vậy, quyền sử dụng đất được coi là một loại
bất động sản.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp quyền sử dụng đất
a. Khái niệm
Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là tranh chấp liên quan đến việc xâm phạm

đến các quyền khai thác, sử dụng các thuộc tính và lợi ích của đất để có lợi ích vật chất
nhất định mà lợi ích này được nhà nước và pháp luật bảo vệ.
b. Đặc điểm
Tranh chấp quyền sử dụng đất là hiện tượng xã hội có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Ở những vùng miền khác nhau thì tranh chấp quyền sử dụng đất có những đặc điểm khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tranh chấp quyền sử dụng đất có những biểu hiện trên các
khía cạnh cơ bản như sau:


Thứ nhất, về chủ thể của tranh chấp quyền sử dụng đất
Do tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng ổn định, lâu dài hoặc công nhận
quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Vì
vậy, người sử dụng đất chỉ có thể là chủ thể quản lý hoặc sử dụng đất đai. Như vậy, chủ
thể của tranh chấp đất đai không phải là chủ sở hữu đối với đất đai tức chủ thể của quan hệ
tranh chấp đất đai không phải là của chủ sở hữu của đối tượng bị tranh chấp. Đây chính là
điểm đặc thù của tranh chấp quyền sử dụng đất so với các loại tranh chấp khác.
Thứ hai, về đối tượng tranh chấp
Do điểm đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta nên đối tượng
của tranh chấp đất đai chỉ giới hạn trong phạm vi tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong
quản lý, sử dụng đất đai. Điều này có nghĩa là pháp luật chỉ thừa nhận và giải quyết các
tranh chấp về quản lý đất đai hoặc tranh chấp về sử dụng đất đai. Các tranh chấp về quyền
sở hữu đất đai như tranh chấp đòi lại đất trước đây đã hiến, tặng cho nhà nước; tranh chấp
về đòi lại đất mà Nhà nước đã chia, cấp cho người dân trong cải cách ruộng đất; tranh
chấp đòi lại đất trước đây đã góp vào hợp tác xã, tập đồn sản xuất để làm ăn tập thể nay
hợp tác xã, tập đoàn kinh tế giải thể,... sẽ không được thừa nhận và khơng xem xét giải
quyết. Như vậy, có thể hiểu đối tượng của tranh chấp đất đai là quản lý, quyền sử dụng và
một số lợi ích vật chất khác phát sinh từ quyền quản lý, sử dụng một loại tài sản đặc biệt
không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước

là đại diện chủ sở hữu.
Thứ ba, quan hệ đất đai liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội
Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tơn giáo, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngồi sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó,
tranh chấp đất đai phát sinh không chỉ liên quan đến lợi ích của một bên mà còn liên quan
đến lợi ích của nhiều bên liên đới. Chính vì vậy, tranh chấp đất đai nếu khơng được giải
quyết nhanh chóng, dứt điểm, kịp thời thì sẽ gây mất an tồn an ninh, trật tự xã hội.
Ngoài ra, tranh chấp quyền sử dụng đất còn phản ánh phong tục, tập quán, nếp suy
nghĩ, hành vi ứng xử của từng nhóm người, từng cộng đồng dân cư ở các vùng miền khác
nhau. Do đó, tranh chấp đất đai thường có tính chất rất phức tạp và thường gay gắt, quyết
liệt hơn các loại tranh chấp khác, nó có tác động khơng nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các
bên, gây nên sự căng thẳng, mất đoàn kết, mất ổn định trong nội bộ nhân dân, làm cho
những đường lối, chính sách, quy định của pháp luật nói chung và liên quan đến đất đai
nói riêng khơng được thực hiện một cách triệt để. Chính vì lẽ đó, việc giải quyết tranh
chấp đất đai gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt là tranh chấp đất tôn giáo, tranh
chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,.
Thứ tư, một điểm đặc thù chỉ có trong quan hệ đất đai
Người có quyền sử dụng đất hợp pháp dù khơng có quyền sở hữu chung vẫn có
quyền định đoạt quyền sử dụng trong phạm vi quy định của pháp luật. Có thể gọi đây là
“quyền sở hữu hạn chế” được người đại diện chủ sở hữu trao cho người sử dụng đất. Do


đó, tùy theo mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai mà việc áp dụng
pháp luật, thẩm quyền để giải quyết tranh chấp khác nhau.
Thứ năm, quan hệ đất đai có liên quan đến những quan hệ xã hội khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của một số đạo luật như Bộ luật dân sự, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật bảo vệ
môi trường, Luật kinh doanh bất động sản, Luật bảo vệ và phát triển rưng,... Trên thực tế,
tranh chấp đất đai xảy ra liên quan đến nhà ở, cơng trình xây dựng, cây cối và vật kiến trúc
khác,. nên khi giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng chỉ áp
dụng Luật đất đai mà cịn áp dụng các đạo luật khác có liên quan để xem xét, giải quyết.

2.1.3. Các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất
a. Tranh chấp về hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất: “Hợp đồng chuyển đổi quyền
sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển
quyền sử dụng đất cho nhau theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Dạng
tranh chấp này phát sinh là do lúc chuyển đổi đất đai, hai bên không làm hợp đồng hoặc
hợp đồng soạn thảo rất sơ sài, đơn giản. Vì vậy, sau một thời gian khi cảm thấy quyền lợi
bị thiệt thịi nên từ đó phát sinh ra tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi cả 2 bên
đều nhất trí các điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: “Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận
chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp
luật về đất đai”. Tranh chấp này diễn ra khá thường xuyên, phát sinh là do một bên hoặc
cả hai bên thực hiện không đúng như giao kết như không trả tiền hoặc không giao đất, do
bị lừa dối hoặc lợi dụng tính khơng chặt chẽ của hợp đồng để rút lại việc thực hiện hợp
đồng.
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất: “Hợp đồng cho thuê quyền sử
dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên
thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đúng mục đích, trả tiền
thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất
đai”. Tranh chấp này phát sinh do một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều khoản của
hợp đồng như: Hết thời hạn thuê đất nhưng không chịu trả lại đất cho thuê, không trả tiền
thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích, địi đất trước khi hết hạn hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: “Hợp đồng thế chấp quyền sử
dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất của
mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp
được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp”. Tranh chấp này phát sinh khi thời hạn
thực hiện nghĩa vụ nợ đã hết nhưng bên vay không trả nợ như đã cam kết.
Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất: “Hợp đồng tặng cho quyền sử

dụng đất là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho
bên được tặng mà khơng u cầu đền bù, cịn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy
định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Tranh chấp này phát sinh khi một trong hai


bên tặng cho quyền sử dụng đất thay đổi thỏa thuận.
b. Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp mà đất trước đây thuộc quyền sử dụng của người đòi quyền
sử dụng đất hoặc người thân họ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngày nay họ
khơng cịn quản lý, sử dụng nữa.
c. Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng li hôn
Đây là dạng tranh chấp mà sau khi ly hôn, vợ và chồng tranh chấp để đòi lại quyền
sử dụng đất, hoặc sau khi cha mẹ cho con cái nhưng sau khi con ly hơn, cha mẹ địi lại đất.
d. Tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất
Đây là tranh chấp do người có quyền sử dụng đất chết mà khơng để lại di chúc hoặc
di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người thừa kế không thỏa
thuận được với nhau về phân chia thừa kế.
2.1.4.
Các phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, giải quyết bằng biện pháp hịa giải.
Theo đó, hịa giải tranh chấp đất đai gồm 02 loại:
- Loại 1: Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích).
Khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên có thể tự hịa giải để giải quyết tranh chấp hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở (thơng qua hòa giải viên theo quy
định của Luật Hòa giải cơ sở).
- Loại 2: Hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh
chấp.
Bắt buộc thể hiện ở chỗ nếu tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử
dụng đất) mà khơng được hịa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất

tranh chấp thì Tịa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện hoặc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết
tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này. Nội dung này được quy
định rõ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau:
+ Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật
Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
+ Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao
dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài
sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hịa giải tại Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Căn cứ quy định tại Điều 202, Luật Đất đai năm 2013, thì “Nhà nước khuyến khích
các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải
ở cơ sở”. Trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hịa giải được thì
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải. Thủ tục hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45


ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm:
1. Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ,
tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện
trạng sử dụng đất;
2. Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần
hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là chủ tịch hội đồng; đại diện
ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã,
phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa

chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại
diện hội nơng dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh;
3. Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội
đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hịa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một
trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa giải khơng
thành.
Kết quả hịa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, có chữ ký của chủ
tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải
và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên
tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên
bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội
dung đã thống nhất trong biên bản hịa giải thành thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải
lập biên bản hòa giải thành hoặc khơng thành.
Đối với trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử
dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi
trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc sau khi hịa giải thành mà có ít nhất một
trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản
hịa giải khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 (gồm các loại giấy
như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15-101993; giấy tờ
hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao
nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền



với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật; giấy tờ
về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng
đất...) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì đương sự gửi đơn đến tịa án nhân dân
giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn
một trong hai hình thức: Khởi kiện tại tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp khác khi khơng hịa giải
được
• Giải quyết thơng qua Tịa án: Nếu một trong các đương sự có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền
tiến hành giải quyết là Tịa án nhân dân.
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Việc giải quyết tranh chấp
đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện
hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền (Tịa án nơi có bất động sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tịa án có thẩm quyền,
thực hiện việc tạm ứng án phí và hồn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai
đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tịa án chủ trì và tiến hành.
Nếu hịa giải thành thì Tịa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên
đương sự khơng thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hịa giải khơng
thành thì Tịa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương

sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn
có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
• Biện pháp hành chính: Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà
các đương sự khơng có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn
giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân hoặc tại Bộ Tài ngun và Mơi trường.
• Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp tỉnh: Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết
lần đầu hoặc đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó
với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến


Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh sau khi
tiếp nhận đơn giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc và tiến
hành tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức
các cuộc họp các ban, ngành có liên quan nhằm giải quyết tranh chấp. Tiến hành hoàn
chỉnh hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết
định công nhận sự thỏa thuận (hòa giải thành) cho các bên tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và
Môi trường: Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó
với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường để yêu cầu giải quyết. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi tiếp
nhận đơn giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; lập đồn
cơng tác để thanh, kiểm tra, xác minh tại địa phương và tiến hành tổ chức hịa giải, hồn
chỉnh hồ sơ. Bộ trưởng ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định hòa giải thành

và gửi cho các bên xảy ra tranh chấp cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.
Ngồi ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của
pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong q trình giải quyết tranh chấp đất đai.
• Tranh chấ p đấ t đai đã đượ c hòa gi ả i t ạ i Ủ y ban nhân dân c ấ p xã mà không
thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được
lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
theo quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật đất đai 2013;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa
án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền
khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường hoặc khởi kiện tại Tịa án nhân dân


theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 100 Luật đất đai
2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu

lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.2.1.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất Tòa án
Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề nóng bỏng được đặt ra hiện nay không
chỉ ở một địa phương nhất định mà trên phạm vi cả nước chính bởi tính chất phức tạp và
sức ảnh hưởng của nó cho xã hội. Theo đó, giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải
quyết tranh chấp đất đai tại Tịa án nói riêng là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm thực hiện một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được ghi
nhận trong Luật đất đai 2013. Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần vào việc duy trì sự
ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân;
nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho người dân nói chung và của người sử dụng đất nói
riêng, củng cố chế độ sở hữu tồn dân về đất đai; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất. Mặt khác, thông qua hoạt động này góp phần vào việc tăng
cường pháp chế; đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nâng cao
nhận thức, hiểu biết của người dân trong quản lý, sử dụng đất đai,...
Nhưng do tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp, có thể gây ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị, gây ra “điểm nóng” nên việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án cũng
phải hết sức thận trọng tùy vào tính chất của tranh chấp để có cách giải quyết phù hợp,
khơng chỉ hợp lý mà cịn phải hợp tình. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa
án cần tuân theo những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, cần quán triệt nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt
đối. Tính duy nhất và tuyệt đối thể hiện ở chỗ quyền sở hữu toàn dân bao trùm lên tất cả
đất đai, dù đất đó đang do ai sử dụng.Việc sử dụng của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân
cư phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, hiệu quả và
bảo vệ môi trường. Đây được coi là nguyên tắc pháp lý xuyên suốt trong quá trình quản lý
và sử dụng đất, phản ánh đặc trưng của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Do vậy, khi

giải quyết tranh chấp đất đai, các cơ quan có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành
nguyên tắc này và coi đó là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế,
khuyến khích tự hịa giải trong nội bộ quần chúng nhân dân. Thực hiện nguyên tắc này, có
nghĩa là hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong
quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Trên thực tế, bất cứ cá nhân,
tổ chức nào khi tham gia vào một quan hệ dân sự đều mong muốn đạt một lợi ích nhất
định, trong quan hệ pháp luật đất đai cũng vậy, vấn đề lợi ích ln là vấn đề cốt lõi, luôn là
mối quan tâm hàng đầu của các bên, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm


×