Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.04 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
The University

TRƯƠNG Y LỆ THUỶ

BÁO CÁO THỰC TẢP TỐT NGHIỆP

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỊNG
DÂN SỰ VƠ HIỆU DO GIẢ TẠO

Kon Tum, tháng 6 năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM


The University

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỊNG
DÂN SỰ VƠ HIỆU DO GIẢ TẠO

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRƯƠNG Y LỆ THUỶ
LỚP

: K11LK2

MSSV


: 17152380107063

Kon Tum, tháng 6 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tốt nghiệp lần này, trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô
Nguyễn Thị Trúc Phương - giảng viên khoa Sư phạm và dự bị Đại học đã trực tiếp hướng


dẫn, nhận xét và giúp dỡ em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Phòng số 9 - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Kon Tum đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon
Tum, em xin gửi lời cảm ơn đến Chú Nguyễn Viết Trung là kiểm sát viên đã nhiệt tình
giúp đỡ và chỉ bảo em hồn thành tốt đợt thực tập vừa rồi.
Trong quá trình thực tập cũng như q trình hồn thành báo cáo tốt nghiệp em cịn có
nhiều sai xót, kính mong q thầy cơ xem xét. Cùng với trình độ lí luận và thực tiễn của
bản thân còn hạn chế, mong quý thầy cơ góp ý để bài báo cáo tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 08 tháng 6 năm 2021
Sinh viên

Trương Y Lệ Thuỷ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 47
TÀI
KHẢO

NHẬNLIỆU
XÉT THAM
CỦA GIẢNG
VIÊN HƯỚNG DẪN

4


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

HĐDS
TAND
GDDS
BLDS
KSND
CNXH
VKSND

TỪ ĐẦY ĐỦ
Hợp đồng
Hợp đồng dân sự
Tòa án nhân dân
Giao dịch dân sự
Bộ luật dân sự
Kiểm sát nhân dân
Chủ nghĩa xã hội
Viện kiểm sát nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại. Hầu
hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều coi chế định hợp đồng là một trong những
chế định quan trọng bậc nhất. Khi xây dựng chế định về hợp đồng các nhà làm luật luôn
quan tâm đến hệ thống các quy định về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và xử lý hậu quả
của hợp đồng vô hiệu. Các quy định này góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia quan hệ hợp đồng nói riêng, của nhà nước và xã hội nói chung.
Tại Việt Nam, kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực đến nay đã 6 năm, hệ
thống các quy định về hợp đồng vô hiệu vẫn còn nhiều vướng mắc. Một số quy định của
pháp luật cịn mang tính chung chung, chưa cụ thể, mang tính cứng nhắc dẫn đến cách hiểu
khơng thống nhất. Vì lẽ đó mà quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự chưa được
bảo vệ, đặc biệt là khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Trên thực tế, khơng ít trường hợp hợp
đồng bị tun bố vơ hiệu do các bên giao kết hợp đồng lợi dụng các quy định của pháp luật
nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước, pháp luật và bên thứ ba. Hợp
đồng dân sự có yếu tố giả tạo là một trường hợp như thế. Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả
tạo là một loại hợp đồng vơ hiệu vi phạm về ý chí của chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó
khăn trong q trình áp dụng pháp luật. Pháp luật hiện hành không quy định riêng về hợp
đồng dân sự vơ hiệu có yếu tố giả tạo mà để giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh về vấn đề
này thì căn cứ vào các quy định của BLDS 2015 tại Chương VIII, Phần thứ nhất, từ điều 116
đến điều 133 về giao dịch dân sự vơ hiệu, trong đó quy định về giao dịch dân sự có yếu tố
giả tạo được quy định tại Điều 124 BLDS 2015. Theo đó khi các bên xác lập giao dịch dân
sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vơ hiệu, cịn giao
dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của
pháp luật. Trong trường hợp xác lập giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì
giao dịch đó vơ hiệu.
Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo không đơn
giản chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật mà còn phải căn cứ vào ý chí của các chủ thể
tham gia hợp đồng, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Thực tiễn quá trình xét xử
của các cấp Tịa án cũng cho thấy vấn đề xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vơ hiệu

tương đối phức tạp, khó giải quyết triệt để, các vụ án thường tồn đọng, kéo dài chưa đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần là
do một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn
đến cách áp dụng quy định của luật không thống nhất, nhiều bất cập và hạn chế.
Từ thực trạng đó, em nhận thấy việc nghiên cứu toàn diện vấn đề hợp đồng dân sự vô
hiệu do giả tạo dưới các góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp dân sự về vấn đề này nhằm đảm bảo tính khả thi của pháp luật, bảo
vệ tốt hơn các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, tạo tiền đề các cơ quan có thẩm
quyền hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao là yêu cầu tất yếu, khách
quan. Với ý nghĩa đó, em đã lựa chọn vấn đề: “Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
6


vô hiệu do giả tạo” làm đề tài nghiên cứu để viết báo cáo.
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự vô
hiệu do giả tạo, thực trạng quy định của Bộ luật dân sự 2015 và thực tiễn áp dụng pháp luật
từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành về vấn đề này.
Với mục đích trên, báo cáo tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo như: khái niệm
giả tạo và khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo; đặc điểm của hợp đồng giả tạo;
điều kiện của hợp đồng dân sự giả tạo; xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vơ hiệu
do giả tạo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự vơ
hiệu do giả tạo.
- Đánh giá tình hình thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể tham gia kí kết hợp
đồng dân sự giả tạo và của tịa án nhân dân trong q trình xét xử vụ án có liên quan
J. Ặ Ạ J. Ạ \
đến vấn đề này.

- Đưa ra phương án góp phần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định hợp đồng
dân sự vô hiệu do giả tạo của pháp luật dân sự hiện hành.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Chế định hợp đồng dân sự là một chế định lớn bao gồm nhiều nội dung: giao kết hợp
đồng, thực hiện hợp đồng, nội dung, hình thức của hợp đồng... Tuy nhiên trong phạm vi
nghiên cứu này báo cáo chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực
tiễn của hợp đồng dân sự vơ hiệu do giả tạo. Tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng pháp luật,
thực tiễn thi hành và áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng dân sự vơ hiệu
do giả tạo từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần hồn thiện các quy định của pháp
luật về vấn đề này.
Trên cơ sở việc xác định phạm vi nghiên cứu như vậy nên em sử dụng tổng hợp các
phương pháp khoa học để tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện đề tài. Cụ thể: Sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so
sánh, diễn giải, trích dẫn.
4. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo được kết cấu thành 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo và
những giải pháp hoàn thiện

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ

1.1.
Đơn vị thực tập: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
7



Địa chỉ: 190 Trần Phú - Trường Chinh - Kon Tum.
Số điện thoại: 02603868645.
Email:
Trước yêu cầu sống còn của cách mạng Việt Nam trong cơng tác đấu tranh phịng
chống vi phạm, tội phạm, bảo vệ Đảng, bảo vệ pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia - ngày 26/7/1960, Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân
chính thức được thành lập.
Sau khi miền nam được hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, ngày 15/3/1976 Chính
phủ cách mạng lâm thời Miền nam Việt Nam ký quyết định thành lập Viện KSND tỉnh Kon
Tum.
Qua thời gian, cùng với ngành Kiểm sát nhân dân cả nước, ngành Kiểm sát nhân dân
tỉnh Kon Tum đã từng bước trưởng thành lớn mạnh, phục vụ đắc lực cơng cuộc đấu tranh
phịng, chống vi phạm và tội phạm, bảo vệ pháp chế XHCN, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, xây
dựng quê hương Kon Tum ngày càng giàu mạnh, văn minh, vững bước đi lên CNXH theo
đường lối đổi mới của Đảng.
Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình
sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ
khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính
hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,
được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành

chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành
án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác
theo quy định của pháp luật.

8


Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
1.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

9


1.3.
CÁC QUY ĐỊNH, NỘI QUY CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.3.1. Thời gian làm việc

Mỗi công chức, người lao động phải chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, đảm bảo số
giờ làm việc trong ngày. Thời gian làm việc cụ thể như sau:
10


-

Giờ làm việc mùa hè: tính từ ngày 16/4 đến 15/10 hàng năm
+ Buổi sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.

- Giờ làm việc mùa đơng: tính từ ngày 16/10 đến 15/4 hàng năm
+ Buổi sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.

Trong giờ làm việc không làm việc riêng, không tụ tập nói chuyện riêng, khơng chơi
các trị chơi điện tử hoặc truy cạp internet để tìm kiếm các nội dung, thông tin trái
quy định pháp luật và của Ngành trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử có kết nối
internet; khơng đến các phịng khác khi khơng có nhiệm vụ; khi đi ra ngoài cơ quan
phải báo cáo Lãnh đạo phịng (nếu Lãnh đạo phịng ra ngồi cơ quan phải báo cáo và
được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện phụ trách).


Làm việc ngồi giờ hành chính:

Cơng chức và người lao động có trách nhiệm hồn thành cơng việc được giao ngồi
giờ hành chính, trường hợp do khối lượng công việc lớn cần phải giải quyết gấp hoặc theo
chỉ đạo của lãnh đạo Viện phải làm thêm ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ hàng tuần, ngày
nghỉ lễ, Tết thì Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu làm thêm giờ hoặc được giao nhiệm vụ phải
lập kế hoạch cụ thể về nội dung, khối lượng công việc và công chức phải được phân công
thực hiện công việc, thời gian, địa điểm làm thêm giờ trình Lãnh đạo Viện phụ trách phê
duyệt, đồng thời báo cáo Viện trưởng quyết định.
Công chức được phân cơng đón, tiếp khách ngồi giờ hành chính, bộ phận phụ thuộc
Văn phịng khơng áp dụng quy định này.
1.3.2. Quy định về thực hiện văn hóa cơng sở
Cán bộ, công chức làm việc tại VKSND tỉnh Kon Tum phải thực hiện nghiêm chỉ thị
số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 cua Thủ tướng chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, công chức và người lao động phải có thái
độ lịch sự, tơn trọng. Ngơn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lac; khơng nói tục chửi bậy, nói
tiếng lóng, quát nạt.

Trong giao tiếp ứng xử với nhân dân, công chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải
thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến giải quyết công việc; khơng
được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

#về trang phục

Sử dụng trang phục của Ngành, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển tên theo đúng quy định
trong giờ làm việc tại cơ quan, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Về trật tự an toàn và vệ sinh cơ quan
Công chức và người lao động phải để ô tô, xe máy, xe máy điện đúng khu vực đã quy
định; dựng, đỗ ngay ngắn không chắn đường đi lại. Trong trường hợp công chức và người
lao động có nhu cầu gửi xe ơ tơ, xe máy tại cơ quan thì phải thơng báo với Chánh văn phịng
và Bảo vệ cơ quan để sắp xếp để vào khu để xe, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến việc để
11


xe của cán bộ, công chức đi làm hàng ngày; trường hợp không thông báo nếu xảy ra mất
mát, cơ quan sẽ không chịu trách nhiệm.
Mỗi công chức và người lao động trong cơ quan phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh
chung, khơng vứt rác bừa bãi ở nơi cơng cộng.
Trưởng các phịng và tương đương có trách nhiệm phối hợp với các đồn thể, Văn
phịng tổ chức thực hiện tổng vệ sinh cơ quan, đơn vị định kì vào sáng thứ hai hàng tuần.
Chấp hành nghiêm những quy định về phòng cháy, chữa cháy.

^

Bảo vệ, sử dụng tài sản cơ quan và trách nhiệm vật chất
Việc quản lý, sử dụng bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, máy tính, máy in, máy
photocopy, máy Fax, máy chụp ảnh, máy ghi âm,và các công cụ, dụng cụ làm việc khác đã
được trang bị tại các phòng làm việc phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích,

tiết kiệm, hiệu quả.
Nếu bị hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật cần phải khắc phục, sửa chữa, các đơn vị cần có
văn bản đề nghị Văn phịng để sửa chữa theo đúng quy định.
Việc sử dụng phòng họp, hội trường phải đảm bảo sử dụng đúng công năng, tiế kiệm,
hiệu quả; các tài sản, thiết bị phải được quản lý chặt chẽ. Các phịng có nhu cầu sử dụng
phịng họp, hội trường cho cơng việc phải đăng ký với Văn phịng để bố trí cho phù hợp.
Việc sử dụng các phịng lưu trú công vụ cơ quan để phục vụ công chức giờ nghỉ trưa
và trực nghiệp vụ.

*Quy định đối với khách đến làm việc tại cơ quan

Khách đến làm việc phải xuống xe, bỏ khăn che mặt, khẩu trang, kính râm; xuát trình
giấy tờ và đăng ký làm việc với bộ phận bảo vệ của cơ quan để liên hệ cơng tác. Tuyệt đối
khơng được tùy tiện đến các phịng làm việc của Viện KSND tỉnh mà chưa đăng ký qua bộ
phận bảo vệ; để xe máy, ô tô đúng nơi quy định và tự bảo quản tài sản, hành lý của mình.

KẾT
CHƯƠNG
1lịch
Qua chương
1,
báochúng
cáo
đã
thiệu
về
đơn
vị
thực
tập

một
cách
cụ
thể.
triển
Từ
của
đó,
đơn
giúp
vị,
biết
kết
tagiới
hiểu
cấu
tổ
rõ chức
hơn
về
của

sử
quan
hình
Viện
thành
kiểm

sát

phát
nhân
quan
cũng
tỉnh
Kon
như
Tum
các
và các
quy
định
quy
của
định
khách
của
khi
nhân
đến
viên,
Viện
cán
kiểm
bộ
sát
trong
nhân

dân

tỉnh
Kon
Tum.

12


CHƯƠNG 2.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO
GIẢ TẠO
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
2.1.1.
Khái niệm
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia kí
kết hợp đồng. Vì thế nếu HĐ được thiết lập mà thiếu tính tự nguyện của các bên hoặc một
bên thì HĐ đó bị coi là vơ hiệu và khơng thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia kí kết hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập .
“Vô hiệu” được hiểu là “khơng có hiệu lực, khơng mang lại kết quả” . Theo đó,
HĐDS vơ hiệu được hiểu là HĐDS khơng có hiệu lực, khơng mang lại kết quả. Dưới góc
độ pháp lý, HĐDS vơ hiệu là HĐ khơng có hiệu lực pháp luật, không làm phát sinh (hoặc
không được pháp luật thừa nhận) quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên do vi phạm pháp
luật.
Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ
Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Vì
thế, để hiểu được khái niệm HĐDS vơ hiệu phải đặt chúng trong mối quan hệ với GDDS
vô hiệu.
Theo quy định tại Điều 122 BLDS 2015, thì một GDDS bị coi là vô hiệu khi không
đáp ứng được các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao

dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.
Căn cứ vào những điều kiện có hiệu lực của GDDS được BLDS 2015 quy định thì
có thể hiểu HĐDS vơ hiệu là: Hợp đồng thể hiện ý chí của các bên tham gia mà khi xác
lập có sự vi phạm ít nhất một trong những điều kiện có hiệu lực của HĐ theo quy định của
Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, chưa thể coi đây là một khái niệm hồn chỉnh về của HĐDS vơ
hiệu vì nó chưa nêu lên được bản chất, đặc trưng của HĐ vơ hiệu.
Qua những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm HĐDS vô hiệu như sau: “Hợp
đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận, không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên đã cam kết trong hợp đồng kể từ thời điểm xác lập hợp
đồng”.
Về khái niệm “giả tạo”, theo Từ điển tiếng Việt thì “giả tạo” được hiểu là “khơng
thật, vì được tạo ra một cách khơng tự nhiên”. Trong đời sống hàng ngày người ta thường
nói nụ cười giả tạo, thương xót giả tạo.


Dưới góc độ pháp lý, chưa có định nghĩa khái quát về thuật ngữ giả tạo. Bộ luật
dân sự 2015 quy định về giao dịch vô hiệu do giả tạo tại Điều 124, tại điều luật này các
nhà làm luật chỉ nêu lên cách hiểu về GDDS vô hiệu do giả tạo và ghi nhận các hình thức
của sự giả tạo.
Theo từ điển giải thích Luật học: “Giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được
xác lập nhằm che giấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể khơng
có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau”.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia hợp
đồng, ý chí đó phải là ý chí đích thực của các bên trong quan hệ đó. Nếu như HĐ được
giao kết một cách giả tạo nhằm che giấu ý chí thật của các chủ thể thì HĐ đó sẽ vơ hiệu.

Với cách hiểu giả tạo là khơng tự nhiên, khơng có thật thì có thể hiểu HĐDS vô hiệu do
giả tạo là HĐDS được xác lập không thật. Trong HĐ giả tạo các chủ thể không có ý định
xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau. Thông thường các chủ thể thiết lập HĐ với mục đích
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba hoặc nhằm che giấu một giao dịch khác. Các bên có
sự thơng đồng với nhau từ trước khi tham gia giao kết hợp đồng. Dựa trên những phân tích
này, có thể đưa ra khái niệm khoa học về HĐDS vô hiệu do giả tạo như sau: “Hợp đồng
dân sự vô hiệu do giả tạo là hợp đồng được xác lập không xuất phát từ ý chí đích thực của
các bên tham gia hợp đồng, không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý theo quy định của
pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba”.
BLDS 2015 quy định về HĐDS vô hiệu do giả tạo tại Điều 124 về GDDS do giả
tạo. Toàn bộ điều luật cũng không đưa ra khái niệm về GDDS có yếu tố giả tạo.
Theo Từ điển giải thích luật học: “Giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch dân sự
được xác lập nhằm che giấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch dân sự giả tạo, các
chủ thể khơng có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau”.
Theo quy định của pháp luật dân sự, thì sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí là một
trong những căn cứ quan trọng quyết định đến hiệu lực của hợp đồng. Khi có sự thống
nhất đó thì HĐ có thể được xác lập và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia HĐ. Tuy nhiên, không phải mọi sự tự nguyện đều được pháp luật ghi nhận. Khi các
chủ thể kiểm sốt được hành vi của mình, khơng bị chi phối bởi yếu tố khách quan nào
nhưng họ lại thơng đồng trong việc bày tỏ một ý chí khơng thực ra bên ngồi thì pháp luật
khơng thừa nhận HĐ mà họ giao kết. Đây chính là trường hợp HĐ xác lập có yếu tố giả
tạo.
BLDS quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che
giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự
bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của
Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. ” (Điều 124, BLDS 2015). Như vậy, về bản chất
HĐ giả tạo là HĐ mang tính hình thức nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba. Thực tế các bên khơng có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ
pháp lý với HĐ này.

Pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định tương tự Việt Nam về


HĐ vô hiệu do giả tạo. Bộ luật dân sự Đức quy định như sau: “Nếu một tuyên bố ý định
cần được đưa ra với một người khác, với sự cho phép của người đó, mà chỉ được đưa ra
về hình thức, sẽ vơ hiệu. Nếu một giao dịch giả mạo ẩn náu đằng sau một giao dịch hợp
pháp khác, những quy định này có thể áp dụng với giao dịch ẩn” ( Điều 117).
Đa số các quốc gia đều coi HĐDS được xác lập bởi sự giả tạo là vơ hiệu bởi vì các
chủ thể hồn tồn tự nguyện xác lập HĐ nhưng lại thông đồng bày tỏ ý chí khơng đích
thực của họ. Nếu khơng có sự thơng đồng này, HĐ không thể bị tuyên là HĐ xác lập có
yếu tố giả tạo.
Việc pháp luật Việt Nam hiện hành chưa đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về HĐDS giả
tạo đã dẫn tới những cách hiểu khác nhau về khái niệm cũng như các trường hợp giả tạo
trên thực tế. Luật dân sự chỉ liệt kê những thứ được coi là dấu hiệu nhận biết một HĐ xác
lập có yếu tố giả tạo. Hiện nay, Dự thảo sửa đổi BLDS 2015 cũng chưa quy định về vấn đề
này. Vì vậy, việc đưa ra một định nghĩa pháp lý về giả tạo, về HĐDS vô hiệu do giả tạo là
tiền đề quan trọng cho việc áp dụng pháp luật.
Đối với trường hợp HĐDS giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba trong
quy định của BLDS 2015. Mục đích xác lập HĐDS giả tạo này là để một bên chủ thể
không phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó với người khác mặc dù họ có đủ điều kiện để
thực hiện. Với mục đích xác lập HĐDS giả tạo của các bên có thể xâm phạm tới lợi ích
của các chủ thể khác, pháp luật có quy định nghiêm khắc về vấn đề này. Theo đó, HĐDS
giả tạo sẽ đương nhiên vơ hiệu mà khơng cần có sự u cầu của những người có quyền và
lợi ích liên quan. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐDS vô hiệu do giả tạo không bị
giới hạn về mặt thời gian.
Hiện nay, xung quanh quy định tại Điều 124 BLDS 2015 về HĐDS vơ hiệu do giả
tạo cịn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là quy định về HĐDS giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba. Nên hiểu như thế nào là giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba. Điều 124 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vơ hiệu ”. Quy định này đang

dẫn đến các cách hiểu khác nhau về HĐDS vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba. Đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Khi nào được coi
là HĐDS giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba: “giả tạo” và “trốn tránh” hay
là “giả tạo” hoặc “trốn tránh”.
Đơn cử như vụ bà L. mượn nợ gần 10 tỉ đồng mà TAND Tỉnh Kon Tun đã xử phúc
thẩm. Trước đó, do khơng trả được nợ, bà đã ký giấy xác nhận nợ và đồng ý bán đứt ba
căn nhà cho chủ nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà L. lại bán nhà cho người
khác (một số hợp đồng đã qua công chứng...). Chủ nợ khơng đồng ý đã khởi kiện ra tịa
u cầu tuyên bố hủy các hợp đồng mua bán của bà L.
Tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều nhận định rằng cam kết đầu tiên giữa bà L.
với chủ nợ chưa có một văn bản nào bãi bỏ. Từ việc đã có cam kết nói trên, bà L. biết rõ
phải trả nợ nhưng lại bán nhà cho người khác là vi phạm cam kết trả nợ. Tòa tuyên các
hợp đồng mua bán của bà L. và những người liên quan là vơ hiệu.
Một quan điểm đồng tình với phán quyết trên và cho rằng chỉ cần có dấu hiệu giả


tạo hợp đồng để trốn tránh nghĩa vụ là đã có thể tun hợp đồng vơ hiệu. Tịa sẽ khơng
xem xét là việc trốn tránh nghĩa vụ đó có xảy ra trên thực tế hay không. Ở đây, dù sau khi
bán nhà, bà L. có tiền đủ để trả nợ nhưng chủ nợ vẫn khơng khởi kiện địi tiền nợ mà khởi
kiện đòi thực hiện cam kết bán nhà cấn nợ thì tịa vẫn thụ lý. Đồng thời tịa tun hợp
đồng mua bán của bà L. với những người khác là vô hiệu. Một quan điểm khác cho rằng
hợp đồng vơ hiệu chỉ xảy ra khi có dấu hiệu giả tạo và trốn tránh nghĩa vụ. Hai vế này phải
đi liền với nhau thì mới đảm bảo đúng quy định.
Theo quan điểm này, cam kết của bà L. với chủ nợ khơng có giá trị cao hơn những
cam kết của bà L. bán nhà cho người khác. Cam kết của bà L. với chủ nợ cũng không thể
được ưu tiên thực hiện trước so với những cam kết khác. Và theo pháp luật, chỉ những
giao dịch nào được bảo đảm thì mới có giá trị pháp lý cao hơn hoặc được ưu tiên thực
hiện. Ví dụ: giao dịch được cơng chứng, chứng thực sẽ có giá trị pháp lý cao hơn so với
giao dịch không được công chứng, chứng thực, giao dịch được đăng ký bảo đảm trước sẽ
được ưu tiên hơn so với giao dịch được đăng ký bảo đảm sau hoặc không được bảo đảm...

Như vậy, yếu tố giả tạo ở đây chưa rõ ràng. Nhưng nếu cho đây là có sự giả tạo thì phải
xem xét tiếp vế thứ hai.
Đó là Tịa chỉ tun vơ hiệu sau khi chủ nợ của bà L. kiện đòi bà phải trả nợ nhưng
bà này nhất mực không trả. Ở đây, sự kiện này cũng chưa xảy ra (chủ nợ bà L. chỉ địi hủy
hợp đồng) thì cũng chưa thể nói bà L. đã trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Còn bảo bà L. không
thực hiện đúng cam kết cấn nhà trả nợ (trốn tránh) thì cũng chưa hẳn đã hợp lý như phân
tích ở trên về sự ưu tiên trong các cam kết của bà L.
Qua tình huống trên, nhận thấy có hai cách hiểu khác nhau về HĐDS vơ hiệu do
giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015.
Cách hiểu thứ nhất, cho rằng hai yếu tố này nhất thiết phải đi đôi với nhau. Tức là
việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba mới chỉ là suy đốn thì khơng thể xác định là
HĐDS vơ hiệu do giả tạo. Chỉ khi yếu tố giả tạo và trốn tránh nghĩa vụ với người thứ xảy
ra trên thực tế thì mới có thể xác định HĐDS vơ hiệu do giả tạo.
Cách hiểu thứ hai, cho rằng bản thân việc giao kết HĐ nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba đã đủ coi là vô hiệu mà không cần xem xét tới yếu tố giả tạo.
2.1.2.
Đặc điểm
Khi giao kết HĐDS các bên tham gia HĐ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc, điều
kiện luật định. Nếu không tuân theo HĐ sẽ bị vơ hiệu và khơng có giá trị pháp lý với các
bên tham gia hợp đồng từ sự tun bố HĐ vơ hiệu đó.
HĐDS vơ hiệu do giả tạo là HĐ được giao kết không đáp ứng được điều kiện về
tính tự nguyện của các bên chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng. Và HĐDS vô hiệu do
giả tạo mang đặc điểm chung của HĐDS vơ hiệu đó là:
- Hợp đồng ln vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân
sự do pháp luật quy định.
Các điều kiện có hiệu lực của HĐDS được quy định tại phần về GDDS vô hiệu Bộ luật dân sự 2015 là một thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau. Hệ thống các
điều kiện có hiệu lực của HĐDS được quy định cụ thể tại Điều 120, 129, 407 Bộ luật dân


sự 2015. Đó là các điều kiện: năng lực hành vi dân sự; ý chí của chủ thể tham gia hợp

đồng; mục đích và nội dung của HĐ khơng trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; hình thức
của HĐ phải phù hợp nếu pháp luật có quy định.
- Các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định từ việc i
4- Ặ _1 /V _ _
/V 1_ • /V
tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu.
Vấn đề hậu quả pháp lý của HĐDS bị tuyên bố vô hiệu không được quy định riêng
mà để xử lý hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệu thì cần căn cứ vào quy định của Bộ luật
dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu vì hợp đồng là một loại GDDS. Một
HĐDS được các bên giao kết mà không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của HĐ khơng
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao
dịch được xác lập. Các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì
đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn
trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự
vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
(Điều 131).
HĐDS vô hiệu do giả tạo là HĐ được giao kết không tuân thủ nguyên tắc tự
nguyện của các bên chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng. Các chủ thể tham gia giao kết
HĐ khơng thể hiện ý chí thực của mình mà thiết lập quan hệ trên một ý chí sai lệch. Đơi
khi các bên tham gia HĐDS vì những lý do khác nhau đã xác lập với nhau một HĐ khơng
phải với ý chí chủ quan đích thực của họ. Mục đích của các bên giao kết HĐ giả tạo nhằm
che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Sự giao kết HĐDS giả tạo với mục đích nêu trên làm cho HĐ xác lập giả tạo có
những điểm riêng biệt với các trường hợp HĐDS vơ hiệu khác. Đó là những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về ý chí các bên tham gia hợp đồng xác lập hợp đồng trên cơ sở ý chí
khơng đích thực.
Xét việc xác lập HĐDS giả tạo, ý chí được bày tỏ của các bên trong HĐDS giả tạo
là hồn tồn khơng thật, khơng đúng với ý chí nội tâm của chủ thể. Các bên cùng nhau bày
tỏ gian ý của mình trong việc xác lập HĐ với nội dung hoàn toàn giả tạo khác với ý chí

ban đầu. Hợp đồng giả tạo bị xác định vơ hiệu là do khơng đảm bảo được tính tự nguyện
về ý chí giữa các bên tham gia. Tính tự nguyện ở đây không phải do sự cưỡng ép, đe dọa
mà bởi vì nó khơng đảm bảo giữa ý chí bên trong và sự biểu hiện ý chí ra bên ngồi khi
giao kết hợp đồng. Sự tự nguyện ở đây không chỉ là sự tự nguyện ở việc xác lập giao dịch
mà tự nguyện trong chính bản thân các chủ thể. Các bên phải biểu hiện ý chí một cách
thoải mái và trung thực với mong muốn của họ. Yếu tố tự nguyện phải được hiểu một cách
rõ ràng và đúng đắn như vậy mới đảm bảo cho việc xác lập giao dịch giữa các bên không
vi phạm pháp luật.
Thứ hai, có sự thơng đồng từ trước khi giao kết hợp đồng giả tạo giữa các bên chủ
thể.
Điểm đặc biệt của HĐDS có yếu tố giả tạo là có sự thơng đồng, nhất chí của cả hai


bên chủ thể từ trước khi xác lập HĐDS. Để xác định một HĐDS là giả tạo cần căn cứ vào
ý chí giả tạo tồn tại ở các chủ thể. Ý chí giả tạo đó khơng chỉ xuất phát từ một phía, khơng
xuất hiện khi HĐ giả tạo đang được xác lập mà nó có từ trước khi có sự xác lập HĐ giả
tạo trên cơ sở sự thông đồng giữa các chủ thể. Nếu khơng có sự thơng đồng trước giữa các
bên thì dù có bị tun vơ hiệu cũng khơng thể khẳng định HĐ đó vơ hiệu do giả tạo.
Thứ ba, ln có ít nhất hai giao dịch cùng tồn tại khi các chủ thể xác lập hợp đồng
dân sự giả tạo.
Hợp đồng dân sự giả tạo có một điểm nổi bật để phân biệt với các giao dịch khác là
các giao dịch bình thường chỉ giao kết dưới dạng một hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng này. Với HĐ giả tạo, các bên xác lập HĐ khơng nhằm mục đích
phát sinh quyền và nghĩa vụ. Trong việc xác lập HĐDS giả tạo luôn tồn tại hai giao dịch
song song. Hợp đồng giả tạo được thể hiện ra bên ngồi nhưng lại khơng có giá trị trên
thực tế. Một giao dịch có thật, có giá trị trên thực tế lại bị che giấu bởi HĐ giả tạo. Theo
quy định của pháp luật thì HĐ giả tạo sẽ bị tun vơ hiệu cịn giao dịch bị che giấu vẫn có
giá trị pháp lý. Trường hợp giao dịch bị che giấu không đáp ứng những điều kiện để một
giao dịch có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì khi đó cả HĐ giả tạo và giao dịch bị
che giấu đều bị tuyên bố vô hiệu. Việc xem xét đặc điểm của HĐDS vô hiệu do giả tạo là

cơ sở cho việc phân tích các quy định của pháp luật thực định về HĐDS vơ hiệu do giả
tạo. Qua đó đưa ra các đề xuất thích hợp trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống
pháp luật dân sự để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
dân sự.
2.1.3.
Điều kiện
Căn cứ quy định tại Điều 117 và Điều 124 BLDS 2015, để xác định một HĐDS có vơ hiệu
do giả tạo hay khơng trước tiên phải xác định được HĐ đó có vi phạm một trong các điều
kiện có hiệu lực của HĐDS theo quy định của pháp luật. Khi HĐ bị tuyên bố là vơ hiệu,
HĐ đó khơng có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm ký kết.
Về hình thức, HĐDS xác lập giả tạo đáp ứng được quy định về các điều kiện có
hiệu lực của một HĐ theo Điều 117 BLDS 2015. Tuy nhiên, HĐDS giả tạo được xác định
là vô hiệu do có sự mâu thuẫn giữa ý chí bên trong và sự thể hiện ý chí ra bên ngồi. Điều
124 BLDS 2015 quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm
che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch
dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy
định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. ” Như vậy, ngồi việc vi phạm điều
kiện về ý chí của chủ thể thì HĐDS giả tạo cịn có mục đích che giấu một giao dịch khác
hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Điều đó cũng có nghĩa là đối với HĐDS giả tạo
ln có ít nhất hai giao dịch cùng tồn tại, một giao dịch có thực và một giao dịch giả tạo
nhằm che giấu giao dịch có thực. Mục đích và nội dung của HĐ giả tạo ln được các bên
thông đồng với nhau từ trước.
Qua những phân tích trên, nhận thấy theo BLDS hiện hành một HĐDS bị coi là giả
tạo khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Khơng có sự thống nhất giữa ý chí thực sự bên trong và bày tỏ ý chí thực sự ra


bên ngồi.
- Có sự thơng đồng, thống nhất từ trước của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
dân sự giả tạo.

- Tồn tại song song ít nhất hai giao dịch dân sự, đó là giao dịch dân sự giả tạo và
giao dịch dân sự đích thực.
- Mục đích của việc xác lập hợp đồng là nhằm che giấu giao dịch khác hoặc trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiều từng điều kiện cụ thể của HĐDS xác lập giả tạo
theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Thứ nhất, điều kiện về khơng có sự thống nhất giữa ý chí thực sự bên trong và bày
tỏ ý chí thực sự ra bên ngoài..
Điểm b, khoản 1, Điều 117, BLDS 2015 nêu lên điều kiện về ý chí của chủ thể
tham gia HĐDS đó là: “chủ thể tham gia vào GDDS phải hoàn toàn tự nguyện”. Sự tự
nguyện được thể hiện ở việc các bên tự mình xác lập, lựa chọn hình thức, đối tượng... của
hợp đồng. Mọi sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên đều khơng có sự đe dọa, cưỡng
ép hay nhầm lẫn nào. Tức là, phải có sự thống nhất giữa ý chí bên trong và biểu hiện ý chí
ra bên ngồi. Nếu thiếu sự thống nhất ý chí này HĐDS bị coi là vơ hiệu. Nói cách khác,
HĐ phải thỏa mãn các điều kiện về ý chí sau:
- Phải có sự thống nhất ý chí chung giữa các chủ thể.
- Ý chí chung phải xuất phát từ sự tự nguyện, bình đẳng.
- Ý chí chung phải được thể hiện đầy đủ, chính xác.
Khi ý chí của các chủ thể đã được thống nhất thì việc thể hiện ra bên ngoài của HĐ
phải được thể hiện đầy đủ, chính xác qua đó lợi ích của các bên tham gia HĐ mới được
đảm bảo trên thực tế. Khi các bên chủ thể thống nhất ý chí được với nhau thì HĐ sẽ được
xây dựng trên cơ sở ý chí chung đó. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà đôi khi HĐ lại không thể
hiện một cách đúng đắn ý chí đích thực của các bên chủ thể.
Ý chí đích thực ở đây là sự thể hiện mong muốn của các chủ thể ra bên ngồi trong
khn khổ pháp luật cho phép. Trong một số trường hợp, nếu các bên chủ thể không cố ý
trong việc sử dụng ngơn từ khiến cho ý chí chung của các bên khơng được hiểu một cách
đúng đắn thì pháp luật cho phép các chủ thể giải thích ngơn từ đó. Ngược lại có những
trường hợp mà các bên chủ thể cố ý khơng thể hiện ý chí đích thực của họ thì pháp luật
khơng ghi nhận và bảo vệ HĐ đó. Đó chính là trường hợp xác lập HĐ dân sự giả tạo.
Theo Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một

cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ
hiệu, cịn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập
giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự
đó vơ hiệu”.
Hợp đồng dân sự giả tạo là HĐ được giao kết với ý chí khơng thật của các bên
tham gia hợp đồng. Ý chí của các bên trong HĐDS giả tạo khơng đúng với ý chí đích thực
của chủ thể. Sự bày tỏ ý chí trong HĐ giả tạo khác với việc bày tỏ ý chí của chủ thể trong


trường hợp bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa. Không có một tác động thứ ba nào mà chính chủ
thể trong HĐ giả tạo chủ động thể hiện ý chí khác với ý chí thực để đạt được động cơ, mục
đích của mình. Đó có thể là che giấu một sự thật khác hay trốn tránh nghĩa vụ dân sự trước
bên có quyền.
Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới đều quy định
HĐDS giả tạo sẽ bị coi là vô hiệu. Bộ luật dân sự Đức quy định: “Nếu một tuyên bố ý định
cần được đưa ra với một người khác, với sự cho phép của người đó, mà chỉ được đưa ra
về hình thức, sẽ vơ hiệu” (12, Điều 117). Hay BLDS Nhật Bản quy định: “Việc tuyên bố ý
chí giả tạo được tiến hành với sự câu kết của bên kia là khơng có ý nghĩa và bị vơ hiệu.
Tính vơ hiệu của tuyên bố ý chí quy định tại đoạn trên không được sử dụng để chống lại
người thứ ba ngay tình” (13, điều 108).
Pháp luật ln địi hỏi các chủ thể tham gia vào HĐ đều phải tự nguyện, bình đẳng.
Điều đó được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015, đó là
nguyên tắc “ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” (Khoản 2, Điều 3). Tự nguyện
được hiểu là “tự mình muốn làm, khơng phải bị thúc ép, bắt buộc”. Tính tự nguyện trong
HĐ là khả năng về ý chí và biểu lộ ý chí ra bên ngồi của các chủ thể khi tham giao HĐ. Ý
chí đó được biểu một cách trung thực, thoải mái theo đúng ý chí và mong muốn của các
bên.
Đối với HĐDS xác lập có yếu tố giả tạo thì chủ thể tham gia HĐ khơng thể hiện ý

chí đích thực của mình. Các bên chủ thể khi tham gia HĐ đã khơng có sự thống nhất giữa
ý chí đích thực bên trong và sự biểu hiện bên ngồi, đồng nghĩa với việc khơng có sự tự
nguyện. Như vậy, sự tự nguyện ở đây không chỉ là tự nguyện ở việc xác lập HĐ mà tự
nguyện trong chính bản thân các chủ thể. Đó là cơ sở đảm bảo cho việc xác lập HĐ giữa
các bên không vi phạm pháp luật. Khi HĐDS xác lập có yếu tố giả tạo, nó có thể xâm
phạm đến lợi ích của người thứ ba. Do đó, HĐDS giả tạo mặc nhiên bị coi là vô hiệu kể từ
thời điểm xác lập. Pháp luật khơng hạn chế chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án
tuyên bố HĐ đã được xác lập bị vơ hiệu nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh.
Thứ hai, điều kiện về sự thông đồng, thống nhất từ trước của các chủ thể tham gia
giao kết hợp đồng dân sự giả tạo.
Hợp đồng dân sự giả tạo bị xác định vô hiệu là do không đảm bảo được tính tự
nguyện về ý chí giữa các bên tham gia. Về cơ bản, nó khơng đảm bảo giữa ý chí thực và
sự biểu hiện ý chí ra bên ngồi trong HĐ mặc dù chủ thể hồn tồn có khả năng làm điều
đó. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng HĐDS chỉ được coi là giả tạo khi cả hai bên chủ thể
đều nhất trí với sự khơng thật của ý chí bên trong và biểu hiện ý chí ra bên ngồi. Và các
bên phải có sự thơng đồng từ trước khi giao kết HĐ thì mới dẫn đến sự vơ hiệu. Khi xác
lập HĐDS giả tạo, ý chí giả tạo được thể hiện ra ngồi khơng chỉ là ý chí của một bên chủ
thể. Hợp đồng dân sự giả tạo được xác lập khi mà đã có sự thơng đồng, nhất trí giữa các
bên trước khi giao kết hợp đồng. Nếu khơng chứng minh được có sự tồn tại yếu tố này thì
khơng thể tun HĐDS vơ hiệu có yếu tố giả tạo.
Thứ ba, điều kiện về sự tồn tại song song ít nhất hai giao dịch dân sự, đó là giao


dịch dân sự giả tạo và giao dịch dân sự đích thực.
Điều 124, BLDS 2015 quy định: “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn
giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu
theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”. Như vậy, căn cứ vào quy định
của luật hiện hành nhận thấy thường tồn tại ít nhất hai GDDS, GDDS thứ nhất chính là
HĐDS được xác lập một cách giả tạo và thứ hai là GDDS đích thực.

Các GDDS thơng thường, các bên chỉ giao kết dưới một dạng HĐ, các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ HĐ này. Đối với HĐDS xác lập có yếu tố giả tạo thì ln có ít nhất
hai giao dịch tồn tại song song. Trong HĐ giả tạo,các bên khơng nhằm mục đích phát sinh
quyền và nghĩa vụ với nhau từ HĐ này mà nhằm che giấu một giao dịch khác. Hợp đồng
giả tạo thể hiện ra bên ngồi nhưng lại khơng có giá trị trên thực tế, giao dịch ẩn giấu bên
trong mới là giao dịch thực, phát sinh quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng giả tạo chỉ mang tính
hình thức cịn giao dịch ẩn giấu mới chứa đựng nội dung thực sự. Theo quy định của pháp
luật, hợp đồng giả tạo bị vơ hiệu cịn giao dịch ẩn giấu kia vẫn có hiệu lực nếu tuân thủ
đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của HĐDS theo quy định của pháp luật. Nếu khơng thì cả
giao dịch giả tạo và giao dịch bị che giấu đều bị tuyên bố vô hiệu.
Thứ tư, điều kiện về mục đích của việc xác lập hợp đồng là nhằm che giấu giao
dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
BLDS 2015 quy định như sau: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao
dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy
định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan” và “Trường hợp xác lập giao dịch dân
sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vơ hiệu”
(Điều 124).
Căn cứ vào quy định này, thì mục đích của việc xác lập HĐDS giả tạo của các chủ
thể là xâm phạm tới quyền lợi của người khác hoặc vi phạm ý chí của Nhà nên pháp luật
quy định HĐDS giả tạo đương nhiên bị vô hiệu mà không cần có yêu cầu của chủ thể có
quyền lợi liên quan.
Khi giao kết HĐ, các chủ thể khi tham gia HĐ đều nhằm những mục đích nhất định
và mong muốn mục đích đó trở thành hiện thực. Trong giao kết HĐDS giả tạo, mục đích
chính của các bên khi xác lập HĐ là không nhằm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân
sự theo quy định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba. Hợp đồng giả tạo chỉ mang tính hình thức, nội dung đích thực
của các bên tham gia giao kết HĐ mong muốn nằm ở giao dịch được che giấu bên trong.
Xuất phát từ mục đích xác lập HĐ giả tạo nên pháp luật quy định HĐ giả tạo đương nhiên
bị vô hiệu.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành một HĐDS bị coi là giả tạo khi
thỏa mãn các điều kiện về: ý chí của chủ thể; có sự thơng đồng ý chí từ trước của các bên
tham gia HĐ; số lượng giao dịch tồn tại; mục đích và nội dung của hợp đồng nhằm che
giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.


BLDS ra đời thay thế cho BLDS 2005 đã có nhiều sửa đổi bổ sung nhằm hoàn
thiện chế định hợp đồng dân sự. Các quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐ và HĐDS
vô hiệu trong BLDS 2015 đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên,
những quy định này mang tính khái quát cao. Trên thực tế, để xem xét một HĐDS có thực
sự vơ hiệu hay khơng thì ngồi việc căn cứ vào các quy định của BLDS còn phải căn cứ
vào các quy định khác của pháp luật có liên quan và thực tế các tranh chấp phát sinh.
Đối với HĐDS được xác lập giả tạo, Điều 124 BLDS 2015 quy định về vấn đề này
còn tồn tại một số bất cập. Điều 124 chưa quy định một cách rõ ràng về trường hợp giả tạo
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Như đã phân tích tại mục 3.1 của chương này
dẫn đến các cách hiểu khác nhau về giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đa
số các quan điểm đều cho rằng bản thân việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba đã đủ để
HĐ vô hiệu mà không phải chứng minh thêm yếu tố giả tạo. Nghĩa là không cần cả hai yếu
tố giả tạo và trốn tránh thì HĐDS mới bị coi là vô hiệu. BLDS cần được sửa đổi theo
hướng tách quy định về HĐDS nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thành một điều
luật riêng. Bên cạnh đó, với HĐ tưởng tượng BLDS 2015 chưa quy định về vấn đề này.
HĐ tưởng tượng được xác lập mà các bên không nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
với nhau, không chủ thể nào phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các bên xác lập HĐ chỉ
nhằm che giấu một sự thật nào đó. Như vậy, trong HĐ tưởng tượng các bên khơng hề có
mục đích che giấu một giao dịch khác, hay trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Cũng
không giống như HĐ giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác, đối với HĐ tưởng tưởng
không tồn tại hai giao dịch song song mà chỉ có HĐ tưởng tượng tồn tại.
Rõ ràng, khi phân tích hai trường hợp HĐ giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba và HĐ tưởng tượng chúng ta nhận thấy quy định của pháp luật về những yếu
tố thỏa mãn một HĐDS giả tạo còn chưa hợp lý. Theo quan điểm cá nhân tôi, HĐDS sẽ bị

coi là giả tạo khi thỏa mãn các điều kiện:
- Thứ nhất, HĐ được xác lập với sự mâu thuẫn giữa ý chí bên trong và sự thể hiện ý
chí ra bên ngồi;
- Thứ hai, các bên tham gia HĐ có sự thơng đồng nhất trí từ trước khi giao kết hợp
đồng.
- Thứ ba, mục đích của các bên khi xác lập HĐ là nhằm che giấu một giao dịch
khác hoặc một sự thật nào đó.
Khi thỏa mãn các yếu tố này thì một HĐDS có thể coi là giả tạo. Bên cạnh đó, cần
căn cứ vào các tình tiết cụ thể phát sinh trên thực tế để có căn cứ giải quyết tranh chấp.
Điều này góp phần giải quyết thấu đáo các tranh chấp và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các
bên tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
2.1.4.
Hậu quả pháp lý
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định HĐ xác lập có yếu tố giả tạo là HĐDS vô hiệu.
Mà HĐDS là một dạng của giao dịch dân sự. Vì vậy hậu quả pháp lý của GDDS vơ hiệu
nói chung và GDDS vơ hiệu do giả tạo nói riêng được áp dụng cho hậu quả pháp lý của
HĐDS vơ hiệu và HĐDS có yếu tố giả tạo. Theo Điều 407 BLDS 2015 thì “Quy định về
giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng


đối với hợp đồng vô hiệu ”.
Hợp đồng dân sự vô hiệu là HĐ không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực
được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015. Khi HĐ vô hiệu thì các bên có thể
tự nguyện chấm dứt việc thực hiện HĐ, khi các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc
chấm dứt HĐ thì các bên tham gia HĐ hoặc chủ thể khác có quyền u cầu Tịa án tuyên
bố HĐ vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của HĐ vô hiệu. Nhận thấy, các quy định về
hậu quả pháp lý của HĐ vô hiệu theo Điều 131 BLDS 2015 khơng có sự thay đổi so với
Điều 137 BLDS năm 2005: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.Khi
giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau

những gì đã nhận.Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền
để hồn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi,
lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao
dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định. ” (Điều 131)
Hậu quả trước hết là một kết quả xảy ra từ một sự kiện, hành vi nào đó, chúng có
mối quan hệ nhân quả với nhau. Theo nghĩa thơng thường thì hậu quả là “kết quả khơng
hay về sau”. Trong khoa học pháp lý, hậu quả pháp lý là sự bất lợi cho các cá nhân, tổ
chức khi hành vi của họ bị pháp luật xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực
dân sự thì hậu quả pháp lý xuất phát từ các hành vi của chủ thể khi tham gia HĐDS nhất
định dẫn tới vi phạm quyền, nghĩa vụ của chủ thể khác hoặc của Nhà nước. Khi HĐDS vơ
hiệu thì chủ thể tham gia phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Hậu quả pháp
lý trong HĐDS bị tuyên bố vô hiệu thường dẫn tới sự bất lợi về tài sản hoặc vật chất, nằm
ngồi ý chí và mong muốn của chủ thể.
về mặt lý thuyết, các bên khi tham gia thiết lập một HĐDS đều mong muốn đạt
được mục đích, thỏa mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình, từ đó sẵn sàng gánh
chịu những trách nhiệm để được hưởng những quyền lợi nhất định.
Về nguyên tắc, HĐDS vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự đối
với các bên từ thời điểm xác lập. Nếu các bên chỉ mới giao kết HĐ mà chưa thực hiện
nghĩa vụ thì khơng được thực hiện nữa hoặc nếu đang thực hiện nghĩa vụ thì cũng khơng
tiếp tục thực hiện nữa.
Quy định về hậu quả pháp lý của BLDS 2015 có điểm mới hơn so với BLDS 2005,
đó là việc quy định HĐDS vô hiệu không làm thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ của các bên.
Bởi lẽ, khi HĐ xác lập không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong
nhiều trường hợp còn làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của họ.
Quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của HĐDS vơ hiệu có ý nghĩa răn đe,
phòng ngừa đối với các chủ thể khi có ý đồ xác lập HĐ dân sự giả tạo để nhằm che giấu
một GDDS khác bởi hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệu do giả tạo là không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ dân sự với các bên kể từ thời điểm xác lập.
Bên cạnh đó, BLDS 2015 cũng quy định khi HĐDS vô hiệu các bên sẽ phải khơi

phục lại tình trạng ban đầu và hồn trả lại tài sản; Nhà nước sẽ tiến hành tịch thu tài sản từ


giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được trong một số trường hợp theo quy dịnh của pháp luật;
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại; Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi HĐ dân sự vơ hiệu
(Điều 131). Quy định này của BLDS hiện hành là hoàn toàn phù hợp vì khi đã khơng phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên thì việc chuyển giao các
tài sản sẽ khơng có căn cứ pháp luật nên việc hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận là
điều tất yếu.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo là trường hợp HĐDS được xác lập nhưng
khơng nhằm mục đích thiết lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí thực của các bên. Hợp
đồng dân sự có yếu tố giả tạo này sẽ vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Hợp đồng dân sự giả
tạo sẽ có những hậu quả như hậu quả của HĐDS vơ hiệu nói chung. Và đối với HĐDS xác
lập có yếu tố giả tạo thì HĐ giả tạo ln vơ hiệu cịn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực
pháp luật trừ khi nó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Thường thì sự vơ hiệu của
hợp đồng bị che giấu ở đây là sự vơ hiệu về mặt hình thức vì các bên thường có xu hướng
khơng thực hiện việc cơng chứng, chứng thực hợp đồng vì mục đích của các bên là muốn
che giấu nó. Tình trạng này phổ biến trong lĩnh vực mua bán nhà đất. Trong trường hợp
này, nếu sau khoảng thời hạn là 2 năm kể từ khi được Tòa án yêu cầu, các bên phải hợp
thức về hình thức đối với bản hợp đồng được che giấu nếu khơng hợp đồng đó sẽ bị coi là
vơ hiệu. Trên thực tế, khi mâu thuẫn về lợi ích đã phát sinh, khơng đạt được sự đồng thuận
thì hầu như các bản hợp đồng bị che giấu này không được các bên hồn thiện về hình thức
theo quy định.
Hợp đồng dân sự giả tạo được thiết lập dựa trên sự thơng đồng về ý chí của các bên
tham gia hợp đồng. Vì vậy, khi hợp đồng bị tuyên bố là vơ hiệu thì yếu tố lỗi của các bên
cần được đặt ra xem xét để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy
ra. Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trường hợp này. Theo quan điểm cá nhân
của tôi, do các bên tham gia giao kết hợp đồng giả tạo đều có lỗi trong việc dẫn đến hệ quả
là làm cho hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu nên mỗi bên đều phải chịu trách nhiệm tương
ứng với mức độ lỗi của mình.

Nhận thấy, quy định của BLDS 2015 về hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệuvà
HĐDS do giả tạo tại Điều 124 khá rõ ràng, có tính khả thi, là cơ sở pháp lý trong việc giải
quyết các tranh chấp thực tế phát sinh, góp phần bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật dân sự. Đó là những ưu điểm của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó,
quy định của pháp luật hiện hành cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế. Pháp luật cịn có
những quy định chưa rõ ràng, chưa dự liệu được các tình huống xảy ra trên thực tế. Bên
cạnh đó, do trình độ pháp luật của đội ngũ cán bộ có thẩm quyền cịn hạn chế nên có
những trường hợp việc giải quyết hậu quả pháp lý của HĐDS vơ hiệu theo hướng có lợi
cho một phía, chưa bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.
Xin nêu lên một vài bất cập, hạn chế sau:
- Đối với quy định các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau
những gì đã nhận.
Thực tế cho thấy quy định về hồn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự
đảm bảo được lợi ích của các chủ thể. Đặc biệt là trong các HĐ mua bán nhà ở, quyền sử


dụng đất, vay mượn tài sản. HĐ xác lập có yếu tố giả tạo cũng thường được các bên chủ
thể lựa chọn giao kết trong những lĩnh vực này. Với bên mua tài sản việc hoàn trả tài sản
với họ thường là tổn thất. Ngay cả khi họ nhận lại đủ được số tiền thì họ cũng khơng mua
được tài sản là nhà đất tương tự với số tiền đó. Thậm chí ngay cả khi họ được nhận thêm
khoản tiền bồi thường thiệt hại thì họ cũng khó có thể mua được mảnh đất, hay căn nhà có
giá trị tương tự.
Trong trường hợp tài sản đã được làm tăng giá trị khi được chuyển giao thì khi nó
được trả lại cho chủ sở hữu lại rắc rối trong việc thanh tốn phần giá trị tăng lên của tài
sản đó. Đặc biệt khi bên nhận lại tài sản từ chối việc thanh tốn phần chi phí tăng lên do
việc sửa chữa, cải tạo tài sản do bên còn lại tự ý làm tăng giá trị tài sản. Hiện nay, pháp
luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp
bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng nhà ở hoặc cơng trình kiên cố
nên khi HĐ bị vơ hiệu Tòa án buộc bên nhận chuyển nhượng phải tháo dỡ cơng trình trên
đất để trả lại hiện trạng đất ban đầu cho bên chuyển nhượng. Mặc dù việc khôi phục lại

hiện trạng ban đầu trong trường hợp này là có thể thực hiện được song không phát huy
được hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt khi tài sản tăng thêm có giá trị rất lớn. Do đó, để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, Tịa án có thể lựa chọn giải pháp theo
hướng buộc một bên nhận lại tài sản đã được làm tăng giá trị và thanh toán thành tiền
tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia.
- Đối với quy định '“Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hạĩ”.
HĐDS vô hiệu sẽ dẫn tới nhiều hậu quả pháp lý bất lợi, do đó ngay khi xác lập HĐ
các bên cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của một HĐ nhằm hạn chế tới mức thấp
nhất những thiệt hại phát sinh trong quá trình thực hiện HĐ. Theo quy định của luật hiện
hành thì khi tuyên bố một HĐ vơ hiệu Tịa án phải xác định đầy đủ các hậu quả pháp lý,
đặc biệt là yếu tố lỗi của các bên làm cho HĐ vơ hiệu từ đó xác định thiệt hại mà mỗi bên
phải gánh chịu thì mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Yếu tố lỗi được
xem là một căn cứ quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
mỗi bên khi tham gia HĐ.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba ngay tình.
Theo Từ điển giải thích luật học thì người thứ ba ngay tình được hiểu là: “Người
được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự mà họ không biết không buộc phải
biết là tài sản do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch vô hiệu”. Vậy
người thứ ba ngay tình là người tham gia giao dịch một cách tự nguyện, bình đẳng, tuân
theo quy định của pháp luật mà không biết là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập
bởi một HĐDS vô hiệu. Hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệu khi có người thứ ba ngay tình
được giải quyết theo hướng:
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản
không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định
tại Điều 167 của Bộ luật này.
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan



×