Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 111 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã gặp nhiều khó
khăn từ áp lực về thời gian nghiên cứu, việc thu thập và phân tích, định hƣớng
và sắp xếp nội dung cũng nhƣ những giới hạn về chun mơn. Để có thể vƣợt
qua những khó khăn trên với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đào Hồng Quyên, ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.
Thông qua đề tài này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, quý thầy cơ của Học viện Chính sách và
Phát triển đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng giá trị trong khoá
học. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ Phòng Bảo
hiểm thất nghiệp Cục Việc làm - Bộ Lao động - TB&XH; Ban lãnh đạo và các
phịng BHTN, phịng Phân tích dự báo thị trƣờng lao động - Trung tâm Dịch vụ
việc làm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và hết lịng hỗ trợ cung cấp số liệu và
đóng góp những ý kiến q báu cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã hỗ trợ
cho tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài luận văn thạc sĩ.
Do năng lực và thời gian còn hạn chế, nên Luận văn này có thể cịn
nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo,
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để cơng trình nghiên cứu của tơi ngày càng
hồn thiện hơn.
Tác giả

Kiều Thị Hƣơng


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Đào Hồng Quyên. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và các thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Ngƣời cam đoan

Kiều Thị Hƣơng


iii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Quy trình giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm
DVVL Hà Nội. ..................................................................................................... 46
Bảng 2.2: Tình hình biến động lao động trên địa TP Hà Nội giai đoạn 2016 2019 ..................................................................................................................... 58
Bảng 2.3: Số đơn vị, NLĐ tham gia BHTN trên địa bàn TP Hà Nội.................. 66
Bảng 2.4: Tình hình tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN trên địa bàn TP Hà
Nội giai đoạn 2016 - 2019 ................................................................................. 69
Sơ đồ 1.1: Chủ thể thực thi chính sách BHTN (theo ngành dọc). ..................... 26
Sơ đồ 2.1: Chủ thể thực thi chính sách BHTN trên địa bàn TP Hà Nội. ............ 45
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức Trung tâm DVVL Hà Nội ......................................... 50
Biểu đồ 2.1: Tình hình lao động việc làm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn

2016 - 2019.......................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.2: Tình hình thất nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 2019 ..................................................................................................................... 44
Biểu đồ 2.3: Tình hình biến động lao động trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn
2016 - 2019.......................................................................................................... 59
Biểu đồ 2.4: Số đơn vị tham gia BHTN trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 2019 ..................................................................................................................... 67
Biểu đồ 2.5: Số người lao động tham gia BHTN trên địa bàn TP Hà Nội giai
đoạn 2016 - 2019 ............................................................................................... 68
Biểu đồ 2.6: Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN trên địa bàn TP Hà Nội
giai đoạn 2016 - 2019 ........................................................................................ 70
Biều đồ 2.7: Số người được TV, GTVLL và số người được GTVL trên địa bàn
TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 .................................................................... 71
Biểu đồ 2.8: Số người được hỗ trợ học nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn
2016 - 2019.......................................................................................................... 73


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích

ASXH

:

An sinh xã hội

BHTN


:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CBCC

:

Cán bộ công chức

Đ.GDVLVT

:

Điểm giao dịch việc làm vệ tinh

DVVL


:

Dịch vụ việc làm

GDVL

:

Giao dịch việc làm

GDVLVT

:

Giao dịch việc làm vệ tinh

GTVL

:

Giới thiệu việc làm

HĐLD

:

Hợp đồng lao động

HĐLV


:

Hợp đồng làm việc

ILO

:

Tổ chức lao động quốc tế

NLĐ

:

Ngƣời lao động

NQ-CP

:

Nghị quyết của Chính Phủ

NTN

:

Ngƣời thất nghiệp

QĐ/UBND


:

Quyết định của Ủy ban nhân dân

QĐ-TTg

:

Quyết định của Thủ tƣớng

TB&XH

:

Thƣơng binh và xã hội

TCTN

:

Trợ cấp thất nghiệp

TP

:

Thành phố

TTLĐ


:

Thị trƣờng lao động

UBND

:

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ.............................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP..................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp ............................................................................7
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp ............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp.......................................................... 12
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 13
1.1.4. Các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp ................................................ 15
1.2. Nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............................................................. 19
1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ................................................ 19
1.2.2. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 20
1.2.3. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 21

1.2.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 24
1.3. Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 246
1.3.1. Chủ thể thực thi chính sách BHTN ........................................................... 26
1.3.2. Nội dung các bước thực thi chính sách BHTN ........................................ 28
1.4 . Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách BHTN........................................... 34
1.4.1. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách BHTN ......................................... 34
1.4.2. Đối tượng chịu sự tác động của chính sách .............................................. 35
1.4.3. Trình độ của cán bộ thực hiện chính sách ................................................ 35
1.4.4. Sự phối hợp với các đơn vị có liên quan ................................................... 36


vi

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 39
2.1. Khái quát về tình hình lao động và việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội....... 39
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố .................................... 39
2.1.2. Tình hình dân cư và việc làm thành phố ................................................... 41
2.2. Thực trạng thực thi chính sách BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2016 -2019.................................................................................................. 45
2.2.1. Chủ thể thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội.................. 45
2.2.2. Thực trạng triển khai các bước thực thi chính sách bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. .............................................................. 53
2.3. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách bảo hiêm thất nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 -2019. ....................................................................... 65
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................... 65
2.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................ 79
2.3.3. Nguyên nhân.............................................................................................. 80
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC THI
CHÍNH SÁCH BHTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 83

3.1. Phương hướng, mục tiêu thực hiện chính sách BHTN ........................................ 83
3.2. Giải pháp thúc đẩy thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành
phố Hà Nội ........................................................................................................................ 85
3.2.1. Giải pháp về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ............ 85
3.2.2. Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền chính sách ....................................... 87
3.2.3. Giải pháp về phân công, phối hợp thực hiện chính sách .......................... 88
3.2.4. Giải pháp về đơn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách ................ 89
3.3. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................ 89
3.3.1. Đối với Quốc hội ....................................................................................... 89
3.3.2. Đối với Chính phủ ..................................................................................... 91


vii

3.3.3. Đối với các Bộ, ngành ............................................................................... 92
3.3.4. Đối với UBND Thành phố......................................................................... 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98


viii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một trong các chính sách quan
trọng trong hệ thống ASXH, là công cụ quản trị TTLĐ thông qua hai vai trò
chủ động và thụ động nhằm rút ngắn thời gian thất nghiệp của NLĐ, thời gian
tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, giảm thiệt hại cho xã hội do việc làm
trống khơng có ngƣời đảm nhận hoặc lao động khơng đƣợc sử dụng vì khơng
có việc làm hoặc khơng có kỹ năng cần thiết để đảm nhận vị trí việc làm, giúp
TTLĐ vận hành hiệu quả hơn. Để triển khai các chính sách TTLĐ tích cực,

hỗ trợ cho NLĐ sớm quay trở lại TTLĐ do thất nghiệp, các quốc gia đều giao
cho hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm cơng đảm nhận. Chính sách BHTN ở
Việt Nam đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2009 và giao cho hệ thống trung
tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - TB&XH các tỉnh, TP triển khai
thực hiện. Tại Hà Nội, UBND thành phố giao cho Trung tâm Dịch vụ việc
làm Hà Nội trực thuộc Sở Lao động - TB&XH Hà Nội triển khai thực hiện
chính sách BHTN trên địa bàn. Trong q trình triển khai thực hiện giải quyết
chính sách BHTN ở Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhƣ: cơ chế chính sách,
nhận thức của NLĐ và NSDLĐ, trình độ của cán bộ làm công tác
BHTN....Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn đề tài: " Thực thi chính
sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội " làm luận văn
thạc sỹ chun ngành Chính sách cơng.
Trong q trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các cơng trình
nghiên cứu có liên quan nhƣ: Báo cáo " Nghiên cứu hồn thiện chính sách
bảo hiểm thất nghiệp và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm thất nghiệp" do Cục
việc làm - Bộ Lao động - thƣơng binh và xã hội chủ trì, đƣợc thực hiện bởi
Viện nghiên cứu và Tƣ vấn phát triển năm 2019; đề tài nghiên cứu cấp Bộ về
“Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền


ix

vững” do Lê Quang Trung - Phó Cục trƣởng Cục việc làm - Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội làm Chủ nhiệm. Cơng trình nghiên cứu này đƣợc công
bố năm 2016; Cục việc làm - Bộ Lao động - TB&XH còn ban hành "Sổ tay
hướng dẫn nghiệp vụ BHTN" do Lê Quang Trung - Phó Cục trƣởng Cục việc
làm - Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội chịu trách nhiệm về nội dung.
Cuốn sổ hƣớng dẫn đƣợc xuất bản năm 2018 và một số bài viết đánh giá về
thực thi chính sách BHTN đăng trên các tạp chí.
Với mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận thực thi

chính sách BHTN; đánh giá thực trạng thực thi chính sách BHTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2016 - 2019; đề xuất những giải pháp chủ yếu thúc
đẩy thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Để đánh giá, phân tích q trình thực thi chính sách BHTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2016 -2019, tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá
các nội dung, cụ thể nhƣ sau:
Tại Chƣơng 1 luận văn đã khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý
luận chung về “BHTN”, "việc làm" “thất nghiệp”, “người thất nghiệp”,và
các đặc điểm,vai trò, nguyên tắc, nội dung của chính sách BHTN dựa trên sự
tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra,
Chƣơng 1 luận văn cịn đi sâu phân tích đánh giá q trình triển khai thực thi
chính sách BHTN theo từng bƣớc về: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách BHTN; phổ biến, tuyên truyền chính sách BHTN; phân cơng, phối
hợp thực hiện chính sách BHTN; đơn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính
sách BHTN; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách BHTN.
Đồng thời Chƣơng 1 luận văn cũng nêu rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực
thi chính sách BHTN.
Tại Chƣơng 2 tác giả đã khái quát điều kiện kinh tế xã hội, tình hình
việc làm và dân cƣ thành phố Hà Nội. Đồng thời nêu rõ thực trạng thực thi


x

chính sách BHTN trên địa bàn thành phố: trong nội dung này tác giả đã khái
quát chức năng và vai trị của chủ thể thực thi chính sách; việc triển khai các
bƣớc trong thực thi chính sách. Trên cơ sở đó đánh giá việc thực thi chính
sách BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội: nêu rõ kết quả đạt đƣợc, tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân.
Để khắc phục những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện
chính sách BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội và nâng cao năng lực hoạt

động của chủ thể giải quyết chính sách BHTN, trong chƣơng 3 tác giả đã nêu
rõ phƣơng hƣớng, mục tiêu thực hiện chính sách và các giải pháp cụ thể về:
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, về phổ biến, tuyên truyền
chính sách; về phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách; về đơn đốc, theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện chính sách. Đồng thời, cũng dự báo các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc thực hiện chính sách trong thời gian tới. Từ đó đƣa ra các kiến
nghị đối với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Lao động - TB&XH, các Bộ ngành có
liên quan và UBND thành phố Hà Nội.
Nhƣ vậy, chính sách BHTN đƣợc xem là giải pháp để giải quyết tình
trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho NLĐ trong thời gian chƣa tìm
đƣợc việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm cơng việc mới. Chính
sách BHTN là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống ASXH
nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm nhƣng quan
trọng hơn là tƣ vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc
làm cho NLĐ, gúp NLĐ nhanh chóng tìm đƣợc việc làm và sớm quay trở lại
TTLĐ. Có thể nói, chính sách BHTN có vai trị rất quan trọng đối với mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và ổn định xã hội.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách Bảo BHTN là một trong các chính sách quan trọng trong hệ
thống ASXH, là một công cụ quản trị TTLĐ hữu hiệu, với mục tiêu hỗ trợ
NLĐ bảo vệ vị trí việc làm, duy trì việc làm, phịng tránh thất nghiệp. Khi
NLĐ bị thất nghiệp không những nhận đƣợc một khoản tiền TCTN hàng
tháng mà còn đƣợc cung cấp các thông tin về TTLĐ, đƣợc tƣ vấn, giới thiệu
việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề. Thông qua các hỗ trợ này tạo điều kiện để phát
triển việc làm bền vững và góp phần giảm thiểu tối đa số NLĐ rời khỏi chính

sách BHXH, BHYT, BHTN góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội,
bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
Cùng với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, trong những năm qua,
Thủ đô Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong cơng tác thực thi chính sách BHTN
. Mặc dù gặp khơng ít khó khăn, cản trở nhƣng với nỗ lực của Đảng, chính
quyền và nhân dân thủ đô đã bƣớc đầu khai thác đƣợc lợi thế của trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nƣớc để phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy
TTLĐ phát triển. Hà Nội đã trở thành một trong những địa phƣơng tiêu biểu,
đi đầu trong thực thi chính sách BHTN.
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục lớn của
cả nƣớc. Chính vì vậy, Hà Nội là nơi có TTLĐ phát triển tƣơng đối toàn diện
so với các địa phƣơng khác trong khu vực. Năm 2019 ,Thành phố Hà Nội có
quy mô lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 4,05 triệu ngƣời, trong đó
khu vực thành thị là 1,89 triệu ngƣời; khu vực nông thôn là 2,16 triệu ngƣời.
Hiện tại Hà Nội có khoảng 283.720 doanh nghiệp với đa dạng các ngành nghề
lĩnh vực, tạo nên một TTLĐ tƣơng đối ổn định và phát triển.
Tính đến hết năm 2019, Hà Nội có khoảng 1.640.151 ngƣời có giao kết
hợp đồng và tham gia BHTN, tƣơng ứng khoảng 79.241 doanh nghiệp, cơ


2

quan, tổ chức tham gia BHTN. Ngoài ra TTLĐ Hà Nội cịn chịu ảnh hƣởng
khơng nhỏ từ các địa phƣơng khác trong khu vực nên có thể nói TTLĐ Hà
Nội bên cạnh sự phát triển, ổn định thì tính phức tạp, biến động cũng khơng
ngừng gia tăng. Từ khi chính sách BHTN ra đời đã giải quyết một phần không
nhỏ giúp cho các cơ quan quản lý của TP có thêm bộ cơng cụ kiểm sốt và
quản trị TTLĐ đƣợc tốt hơn.
Chính sách BHTN đƣợc ra đời và triển khai tại Việt Nam từ năm 2009.
Ngay từ khi mới bắt đầu triển khai, UBND thành phố Hà Nội, Sở Lao động TB&XH Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo chú trọng đến công tác tƣ vấn, giới

thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho NLĐ hƣởng TCTN, đảm bảo mục tiêu
sớm đƣa NLĐ thất nghiệp quay trở lại với TTLĐ. Coi đây là mục tiêu lớn của
chính sách, tuy nhiên, trong q trình trình triển khai thực hiện chính sách
vẫm còn tồn tại một số hạn chế về cơ chế chính sách, nhận thức của NLĐ,
NSDLĐ, trình độ của cán bộ làm công tác BHTN… Đặc biệt là công tác tƣ
vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ hƣởng BHTN đạt kết quả chƣa cao, mặt
khác số lƣợng lớn NLĐ đến làm thủ tục hƣởng TCTN có tâm lý coi việc nhận
TCTN là quyền lợi sát sƣờn và một số khơng có nhu cầu thực sự tìm việc làm
và sẵn sàng đi làm ngay dẫn đến việc số lao động đƣợc tƣ vấn , giới thiệu việc
làm cao trong đó số lao động đƣợc giới thiệu việc làm giảm và số lao động
trúng tuyển thấp.
Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn đề tài: "Thực thi chính
sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội " làm luận văn
thạc sỹ chun ngành Chính sách cơng.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Kể từ khi thực hiện chính sách BHTN cho đến nay, đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, Cục việc làm là cơ quan
tham mƣu cho Bộ Lao động - TB&XH triển khai việc thực thi chính sách


3

BHTN và các Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố thực hiện giải
quyết chính sách BHTN cho NLĐ. Vì vậy, tác giả sử dụng các bài viết, các
báo cáo đánh giá của Cục việc làm - Bộ Lao động - TB&XH, cụ thể:
Báo cáo " Nghiên cứu hồn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và
sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm thất nghiệp" do Cục việc làm - Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội chủ trì, đƣợc thực hiện bởi Viện nghiên cứu và Tƣ vấn
phát triển năm 2019. Hoạt động nghiên cứu đƣợc triển khai tại 15 tỉnh thành
phố trong cả nƣớc nhằm đánh giá các kết quả thực hiện chính sách BHTN để
có những nghiên cứu đánh giá sâu điều chỉnh, hồn thiện, bổ sung về chính

sách BHTN trong thời gian tới nhằm hồn thiện chính sách này.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hồn thiện cơ chế chính
sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung - Phó Cục
trƣởng Cục việc làm - Bộ Lao động - TB &XH làm Chủ nhiệm.
Cơng trình nghiên cứu này đƣợc công bố năm 2016, đã đề cập tới các
vấn đề:
- Quy trình thực hiện chính sách BHTN: ở đây tác giả đã phân tích tồn
bộ quy trình thực hiện chính sách BHTN, cách thức thực hiện để tránh ảnh
hƣởng tiêu cực đến duy trì việc làm cho NLĐ của Doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó tác giả cịn đề cập tới các vấn đề về việc hƣớng dẫn
tuyên truyền; thủ tục hƣởng TCTN; mức hƣởng TCTN và việc kiểm tra giám
sát q trình thực hiện chính sách BHTN nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế.
Ngoài ra, thực hiện chính sách BHTN theo quy định của Cơng ƣớc số
88 về dịch vụ việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với các nội dung
về cung cấp thông tin việc làm trống cho NLĐ thất nghiệp; tƣ vấn, giới thiệu
việc làm cho NLĐ thất nghiệp; có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng
thất nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên; vai trò của hệ thống các Trung tâm
Dịch vụ việc làm trong thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định tại Luật


4

việc làm… Hệ thống các Trung tâm DVVL là cầu nối giữa NLĐ và ngƣời sử
dụng lao động với mục đích giúp NLĐ sớm quay trở lại TTLĐ đặc biệt là số
lao động thất nghiệp.
Cục việc làm - Bộ Lao động - TB&XH còn ban hành "Sổ tay hướng
dẫn nghiệp vụ BHTN" do Lê Quang Trung - Phó Cục trƣởng Cục việc làm Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội chịu trách nhiệm về nội dung. Cuốn sổ
hƣớng dẫn đƣợc xuất bản năm 2018, nội dung đƣợc trình bày lơgic theo trình
tự tổ chức thực hiện BHTN, từ khi tham gia BHTN, đóng BHTN, nộp hồ sơ
hƣởng BHTN, xét duyệt hƣởng BHTN và chi trả TCTN. Trong từng bƣớc

thực hiện, xác định rõ quyền và trách nhiệm của NLĐ, ngƣời sử dụng lao
động, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao dộng - TB&XH, Cơ quan BHXH
và cơ sở dạy nghề.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đăng trên các tạp chí nhƣ: “Bất cập
trong thực hiện chính sách BHTN gải pháp hạn chế và khắc phục” đăng trên
tạp chí giáo dục ngày 17/12/2019; “Những kết quả đạt được trong thực hiện
chính sách BHTN” đăng trên tạp trí giáo dục ngày ngày 17/7/2019; “Những
hạn chế và kiến nghị hồn thiện chính sách BHTN” của tác giả Trƣơng Thị
Thu Hiền đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21/2017
Mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu về chính sách BHTN. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chƣa đi sâu viết về thực thi chính sách mà chủ yếu
tập trung viết về công tác quản lý của các cơ quan nhà nƣớc về BHTN; đồng
thời cũng chƣa có cơ quản lý
nhà nƣớc và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên
nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch, với một số mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Giai đoạn đến năm 2021: phấn đấu đạt khoảng 28% lực lƣợng lao
động trong độ tuổi tham gia BHTN; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực
hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Giai đoạn đến năm 2025: phấn đấu đạt khoảng 35% lực lƣợng lao
động trong độ tuổi tham gia BHTN; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; 100%
ngƣời thất nghiệp đƣợc TV, GTVL miễn phí khi có nhu cầu; 15% ngƣời nộp
hồ sơ hƣởng TCTN đƣợc hỗ trợ đào tạo; hồn tất việc kết nối, chia sẻ, liên
thơng dữ liệu về BHTN giữa cơ quan lao động và cơ quan BHXH; 100%
nhân sự thực hiện BHTN tại trung tâm dịch vụ việc làm đƣợc đào tạo có cấp
chứng chỉ nghiệp vụ, bồi dƣỡng chun sâu; tồn bộ chi phí thực hiện BHTN
và các hoạt động hỗ trợ để ngƣời thất nghiệp quay trở lại TTLĐ (đào tạo, giao
dịch việc làm, tuyên truyền...) lấy từ Quỹ BHTN; xây dựng tiêu chí đánh giá
năng lực và hiệu quả của trung tâm dịch vụ việc làm trong việc thực hiện



85

BHTN và các hoạt động hỗ trợ để ngƣời thất nghiệp quay trở lại TTLĐ; chỉ
số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHTN đạt mức 85%.
- Giai đoạn đến năm 2031: phấn đấu đạt khoảng 45% lực lƣợng lao
động trong độ tuổi tham gia BHTN; 20% ngƣời nộp hồ sơ hƣởng TCTN đƣợc
hỗ trợ đào tạo; hồn tất việc chia sẻ, kết nối thơng tin, dữ liệu giữa các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu
quả quản lý và thực thi chính sách BHTN; 100% trung tâm dịch vụ việc làm
đạt tiêu chuẩn và đƣợc hiện đại hóa; chỉ số đánh giá mức độ hài lịng của
ngƣời tham gia BHTN đạt mức 90%;
- Giai đoạn đến năm 2045: phấn đấu đạt khoảng 55% lực lƣợng lao
động trong độ tuổi tham gia BHTN; 30% ngƣời nộp hồ sơ hƣởng TCTN đƣợc
hỗ trợ học nghề; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHTN
đạt mức 95%.
Thành phố Hà Nội nói riêng, với mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, vẫn
tiếp tục chủ trƣơng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
trong doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ tìm việc làm, ổn định việc làm cho
NLĐ và giảm nghèo bền vững vẫn đang và sẽ là một trong những mục tiêu
hàng đầu của Thủ đơ; việc giải quyết chính sách BHTN theo phƣơng châm 3
đúng “đúng đối tƣợng, đúng chế độ và đúng thời hạn”; tích cực tƣ vấn về việc
làm, học nghề với nhiều hình thức phong phú và ln tích cực cải tiến quy
trình tƣ vấn nên số ngƣời đƣợc tƣ vấn và chất lƣợng tƣ vấn ngày càng đƣợc
nâng cao để giúp NLĐ tim kiếm đƣợc việc làm sớm quay trở lại TTLĐ.
3.2. Giải pháp thúc đẩy thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Giải pháp về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Một là hồn thiện công cụ quản lý lực lượng lao động để kiểm sốt
được tình trạng người lao động.



86

Hai là, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện BHTN
- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề
nghiệp, số lƣợng ngƣời làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ tại Trung tâm
dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Tiếp tục cải cách chế độ, chính sách sử dụng, thu hút, đãi ngộ, khen
thƣởng gắn với hiệu quả công việc nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch
quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và sự cống hiến, tạo động lực cho nhân sự
thực hiện chính sách BHTN.
- Xây dựng các chƣơng trình tập huấn có quy mơ, bài bản phù hợp với
từng quy trình tổ chức tiếp nhận giải quyết chính sách BHTN hay theo vị trí
việc làm cụ thể để nâng cao chất lƣợng phục vụ, giải quyết chính sách. Đồng
thời việc tập huấn cần đƣợc triển khai thƣờng xun nhất là khi có những thay
đổi mới về chính sách để nhân sự thực hiện nhiệm vụ BHTN nắm bắt kịp thời.
Ba là, hoàn thiện nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ
việc làm Hà Nội
- Hồn thiện và thực hiện thống nhất các quy trình về nghiệp vụ dịch vụ
việc làm để hỗ trợ cho NTN, bao gồm: quy trình thu thập, xử lý, cung cấp, dự
báo thơng tin thị trƣờng lao động; quy trình giới thiệu, cung ứng lao động;
quy trình hỗ trợ, tƣ vấn cho NLĐ và ngƣời sử dụng lao động; quy trình hỗ trợ
ngƣời sử dụng lao động nhằm tránh sa thải, cắt giảm hoặc thu hút thêm lao
động.
- Thực hiên tốt công tác cung cấp Dịch vụ công về BHTN theo cơ chế
một cửa tại tất cả các điểm tiếp nhận BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội trên cơ
sở phân loại mức độ phát triển TTLĐ, đảm bảo tổ chức bộ máy đủ điều kiện
thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trên cơ sở ứng dụng công
nghệ thông tin.



87

- Tăng cƣờng đánh giá, rà soát các thủ tục hành chính về BHTN để giản
lƣợc các thủ tục khơng cần thiết mà không ảnh hƣởng đến quyền lợi của
NLĐ, ngƣời sử dụng lao động, khơng ảnh hƣởng tính thực thi của chính sách
và độ an tồn Quỹ BHTN.
- Xây dựng bộ danh mục thủ tục hành chính về BHTN nhằm cải cách thủ
tục hành chính trên cơ sở đẩy mạnh giao dịch điện tử về BHTN. Ngoài việc
cắt giảm những thủ tục không cần thiết cần phải đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện BHTN.
Ba là, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện
bảo hiểm thất nghiệp.
- Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm BHTN nhằm tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tổ chức thực hiện BHTN cũng nhƣ việc xây dựng cơ sở dữ liệu
thống nhất trong trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm
trực thuộc Sở Lao động - TB&XH và bảo hiểm xã hội thành phố nhằm hạn
chế tình trạng trục lợi BHTN, trốn đóng BHTN và thuận lợi trong cơng tác
phối hợp giữa hai bên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHTN ;
đồng thời kiểm sốt đƣợc tình trạng khai báo biến động lao động của ngƣời sử
dụng cũng nhƣ nhu cầu sử dụng lao động, tuyển dụng lao động của các cơ
quan, Doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn.
- Nâng cấp Website của Trung tâm, nâng cấp phần mềm dữ liệu dùng
chung cho phù hợp nhu cầu giải quyết việc làm cho NLĐ.
3.2.2. Giải pháp về phổ biến, tun truyền chính sách
Một là, nâng cao cơng tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính
sách BHTN cho ngƣời lao động và doanh nghiệp để các bên hiểu đúng, hiểu
đủ về mục tiêu của chính sách BHTN.
Hai là, nghiên cứu đổi mới tồn diện nội dung, hình thức và phƣơng

pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối


88

tƣợng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển
đối tƣợng tham gia BHTN.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về BHTN và các
chính sách pháp luật khác có liên quan đảm bảo công tác thông tin, truyền
thông cần phải đƣợc thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và đồng bộ:
thông tin tuyên truyền kết hợp với tƣ vấn, giải đáp về chính sách với nhiều
hình thức phong phú và phù hợp cho từng đối tƣợng là NSDLĐ và NLĐ,
thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm. Thƣờng xuyên
tổ chức các chƣơng trình tập huấn, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHTN
qua các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp
với đơn vị sử dụng lao động và NLĐ để họ hiểu biết và nhận thức đúng về
quyền lợi trách nhiệm trong việc tham gia BHTN.
3.2.3. Giải pháp về phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách
Một là, nâng cao công các phối hợp trong quản lý BHTN: tăng cƣờng
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện BHTN; hình thành cơ sở
dữ liệu về thu, chi, quản lý đối tƣợng tham gia và hƣởng BHTN giữa Trung
tâm DVVL trực thuộc Sở lao động - TB&XH và Bảo hiểm xã hội TP, hƣớng
tới phát triển chính phủ điện tử trong lĩnh vực BHTN để việc chuyển giao các
văn bản, hồ sơ giải quyết chính sách BHTN… đƣợc dễ dàng, thuận tiện và
nhanh chóng.
Hai là, xây dựng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa Trung tâm Dịch vụ
việc làm và doanh nghiệp trong việc khai báo nhu cầu sử dụng lao động,
tuyển lao động, thông báo biến động lao động trên địa bàn.
Ba là, đầu tƣ công nghệ thông tin đảm bảo sự đồng bộ các yếu tố về
công nghệ, kỹ thuật gắn kết với cải cách hành chính, phƣơng thức làm việc

trong tổ chức thực hiện BHTN; thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, cơ sở dữ
liệu giữa các cơ quan Trung tâm DVVL Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Hà Nội, kế


89

hoạch đầu tƣ, thuế, tài chính, đơn vị sử dụng lao động và NLĐ trong việc quản lý,
thu thập, tổng hợp, lƣu trữ, cung cấp TTTTLĐ, giải quyết các chế độ BHTN cho
NLĐ.
Bốn là, cơng đồn, đồn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, UBND các
quận, huyện… cần tăng cƣờng và phối hợp giám sát mọi hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc nói chung và của hệ thống cơ quan thực hiện chính sách BHTN
nói riêng trong q trình tổ chức quản lý BHTN.
Năm là, tăng cƣờng phối hợp giữa các địa phƣơng trong việc đào tạo
các khóa học ngắn hạn, liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề trong
và ngồi nƣớc.
3.2.4. Giải pháp về đơn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách
Một là, tăng cƣờng đánh giá, rà soát các thủ tục hành chính về BHTN
để giản lƣợc các thủ tục khơng cần thiết mà không ảnh hƣởng đến quyền lợi
của NLĐ, ngƣời sử dụng lao động.
Hai là, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về BHTN nhằm rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm
pháp luật về BHTN để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và xử lý
nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đọng, gian lận, trục lợi
BHTN.
3.3. Đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Đối với Quốc hội
Để nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hƣớng xây
dựng chính sách BHTN thành chính sách bảo hiểm việc làm, trong đó tập
trung vào các biện pháp phòng ngừa thất nghiệp, bảo vệ vị trí việc làm cho

NLĐ và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động- thƣơng binh
và xã hội và ngành BHXH trong việc thu, chi, tiếp nhận giải quyết, quản lý
Qũy BHTN.


90

3.3.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHTN
Theo hƣớng tất cả NLĐ có quan hệ lao động đều thuộc đối tƣợng tham
gia BHTN. Mặt khác, cần xem xét để NLĐ nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam,
lao động trong khu vực phi chính thức cũng đƣợc tham gia BHTN dƣới hình
thức tự nguyện.
3.3.1.2. Về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Chế độ hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm cho người lao động
Đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hỗ trợ để
NSDLĐ dễ dàng tiếp cận với chế độ này.
- Chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm
Bổ sung các quy định về hỗ trợ các kỹ năng mềm để ngƣời thất nghiệp
có thể dễ dàng tìm đƣợc việc làm mới.
- Chế độ hỗ trợ học nghề
+ Nâng mức hỗ trợ học nghề theo hƣớng nâng mức hỗ trợ học phí của
khóa học nghề và bổ sung hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại trong quá trình ngƣời lao
động tham gia học nghề.
+ Bổ sung hình thức hỗ trợ: hỗ trợ theo cả khóa học nghề, hỗ trợ 1 phần
khóa học, hỗ trợ để NLĐ tự liên hệ học nghề,...
- Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Bổ sung một số quy định về các trƣờng hợp nghỉ việc không đƣợc
hƣởng BHTN (một số trƣờng hợp nghỉ việc chủ động, nghỉ việc do bị sa thải
vì vi phạm kỷ luật lao động) nhằm hỗ trợ đúng những ngƣời bị thất nghiệp

không do chủ ý.
- Bổ sung các chính sách đối với doanh nghiệp, ngƣời lao động trong
một giai đoạn nhất định để hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc duy trì việc làm cho


91

ngƣời lao động, phòng tránh thất nghiệp cũng nhƣ hỗ trợ giảm bớt khó khăn
cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp:
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển và sử dụng lao động
độ tuổi trên 35 tuổi, lao động nữ, lao động là ngƣời tàn tật,...; hỗ trợ ngƣời lao
động trong thời gian ngừng việc (có thể thông qua việc hỗ trợ một phần tiền
lƣơng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo nghề cho ngƣời lao
động tại doanh nghiệp để duy trì việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp do ảnh
hƣởng bởi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Hỗ trợ về phúc lợi xã hội đối với doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao
động, sử dụng nhiều lao động nữ,...
3.3.2. Đối với Chính phủ
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp theo hƣớng:
+ Hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đƣợc tổ chức thống nhất từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng để thực hiện chính sách BHTN trên cơ sở nhân
sự đƣợc tuyển dụng dựa trên năng lực và kỹ năng phù hợp với việc triển
khai chính sách TTLĐ tích cực và chi phí cho việc thực hiện các chế độ
BHTN lấy từ nguồn Quỹ BHTN, không lấy từ Ngân sách nhà nƣớc.
+ Bộ máy thực hiện BHTN đƣợc sắp xếp theo hƣớng thu gọn đầu mối,
bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu
hội nhập và phát triển.
+ Hoàn thiện quy trình thu, tiếp nhận và giải quyết, chi trả BHTN .

+ Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện BHTN.
+ Giao Giám đốc Trung tâm DVVL ban hành các quyết định liên quan
đến việc hƣởng TCTN, hỗ trợ học nghề cho NLĐ.


92

+ Đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử giữa cơ quan thực hiện BHTN
với NLĐ, NSDLĐ.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy vai trò tự chủ của trung
tâm dịc vụ việc làm.
- Ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự trong đó có
hƣớng dẫn quy định về xử lý trách nhiệm hình sự, hƣớng dẫn quy trình, hồ sơ
xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHTN.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BHTN theo hƣớng tăng cƣờng các chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về BHTN: trốn đóng, chậm đóng, gian lận, trục lợi về
BHTN cũng nhƣ giải quyết quyền lợi về BHTN đối với NLĐ trong trƣờng
hợp NSDLĐ chậm đóng, nợ đóng BHTN.
- Giao Bộ Lao động – TB&XH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phƣơng sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm thống
nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tinh gọn, hiệu quả, phát huy giá trị cốt lõi
của chính sách BHTN là TV, GTVL, đào tạo nghề và duy trì việc làm, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ kết nối cung cầu lao động của từng địa phƣơng và trên
toàn quốc.
3.3.3. Đối với các Bộ, ngành
Đề nghị Bộ Nội vụ quyết định số lƣợng vị trí việc làm thực hiện
BHTN của ngành Lao động - TB&XH để Bộ Lao động - TB&XH phân bổ
cho các địa phƣơng, đồng thời hƣớng dẫn cụ thể việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lƣ cán bộ thực hiện BHTN nhƣ đối với viên chức đơn vị sự nghiệp

công lập nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nghiệp vụ về BHTN yên tâm công
tác.
Đề nghị Bộ Lao động - TB&XH một số nội dung sau:


93

Thứ nhất, Có phƣơng án hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN để chính sách
BHTN thật sự trở thành cơng cụ quản trị TTLĐ. Cùng với đó, chú trọng phát
triển năng lực thực hiện BHTN; xây dựng hệ thống Trung tâm DVVL đồng
bộ, hiện đại, phục vụ công tác BHTN, đáp ứng sự phát triển của TTLĐ.
Thứ hai, đề nghị Bộ Lao động - TB & XH hỗ trợ Trung tâm đầu tƣ
nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất tại các trụ sở và Điểm, Sàn GDVL vệ tinh để
Trung tâm có thể triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ và tạo điều
kiện thuận lợi cho NLĐ, đặc biệt là lao động hƣởng BHTN đến giao dịch;
Thứ ba, đề nghị Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã hội
hỗ trợ trong công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để việc áp dụng Hệ
thống quản lý chất lƣợng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 cho tất cả các
hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm đƣợc triển khai nhanh chóng, đầy đủ và
phù hợp.
Thứ tư, nâng cấp phần mềm thực hiện BHTN ,đặc biệt là phƣơng án kết
nối cơ sở dữ liệu với BHXH. và cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động.
3.3.4. Đối với UBND Thành phố
Thứ nhất, tăng chỉ tiêu biên chế và tổ chức thi tuyển viên chức để đội
ngũ nhân viên thực hiện nhiệm vụ BHTN yên tâm công tác.
Thứ hai, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện tốt các hoạt
động Dịch vụ cơng tại đơn vị.
Thứ ba, cấp kinh phí dào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ của
CBCC, viên chức và nhân viên hợp đồng.
Thứ tư, có chế độ bồi dƣỡng cho cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ

tại bộ phận một cửa .


94

Tiểu kết chƣơng 3
Sau gần 12 năm triển khai, chính sách BHTN bƣớc đầu đã đạt đƣợc
những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng
đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục, bổ sung cho phù hợp. Từ đó,
từng bƣớc đƣa các chính sách của BHTN phát huy hiệu quả, đáp ứng sự phát
triển của thị trƣờng lao động.
Dƣới góc độ kinh tế - xã hội, BHTN là một biện pháp hỗ trợ thiết thực
về mặt tài chính cho NLĐ trong lúc mất việc làm, nhằm giúp họ khắc phục
khó khăn, ổn định cuộc sống.Đồng thời, các cơ chế từ chính sách này cịn hỗ
trợ TV, GTVL, hỗ trợ học nghề, góp phần ổn định tâm lý, tạo điều kiện thuận
lợi để NLĐ bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm, thích ứng với cơng việc mới.
Có thể nói, chính sách BHTN là chính sách sớm đi vào cuộc sống và có
hiệu quả, đƣợc dƣ luận xã hội, doanh nghiệp, NLĐ tích cực hƣởng ứng, tham
gia và đánh giá cao. Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả thực hiện BHTN
cịn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể nhƣ, chính sách BHTN chƣa thực sự gắn
với TTLĐ, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chƣa có chính sách
phù hợp cho khu vực phi chính thức, cịn nặng về giải quyết TCTN, chƣa chú
ý thỏa đáng đến các giải pháp phịng ngừa theo thơng lệ quốc tế. Cơ chế quản
lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy cịn nhiều điểm bất cập. Vì vậy, để
khắc phục nhƣng hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện chính
sách BHTN trên địa bàn TP Hà Nội và nâng cao năng lực hoạt động của đơn
vị thực hiện chính sách, trong chƣơng 3 tác giả đã nêu rõ phƣơng hƣơng, mục
tiêu thực hiện chính sách và các giải pháp cụ thể về: xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện chính sách, về phổ biến, tuyên truyền chính sách; về phân
cơng, phối hợp thực hiện chính sách; về đơn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực

hiện chính sách. Đồng thời, cũng dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực
hiện chính sách trong thời gian tới. Từ đó đƣa ra các kiến nghị đối với Quốc


95

Hội, Chính phủ, Bộ Lao động - TB&XH, các Bộ ngành có liên quan và
UBND thành phố Hà Nội.
Với những giải pháp mà tác giả đƣa ra, hy vọng sẽ giúp ích cho các nhà
quản lý trong cơng tác hoạch định chính sách ngày càng hồn thiện hơn để
đáp ứng nhu cầu của xã hội.


×