Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 111 trang )

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI HỒNG CƠNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHÀ NƯỚC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

VINH – NĂM 2016


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI HỒNG CƠNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHÀ NƯỚC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. TRẦN VIẾT QUANG

VINH – NĂM 2016


4

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm, quý Thầy Cô
Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Vinh, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt
tình của PGS.TS.Trần Viết Quang, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em
hoàn thành luận văn.
Trong quá trình làm luận văn, em đã khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong q Thầy Cơ hướng dẫn, giúp em hiểu được vấn đề một cách
chính xác và sâu sắc hơn. Từ đó, em có thể rút kinh nghiệm cho các đề tài
sau.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2016
Học viên: Mai Hồng Công


5

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 2
MỤC LỤC .......................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC ............................. 12

1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước ............................ 12
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước....................... 33
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 49
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM.. 51
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là cơ sở lý luận xây dựng Nhà
nước pháp quyền và là động lực của công cuộc kháng chiến kiến quốc ........ 51
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước để xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay ................................................... 58
2.3. Những giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................... 71
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 98
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 106


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải
phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho nhân dân ta và
nhân dân tiến bộ một di sản tinh thần vô giá. Tư tưởng Hồ Chí minh nói
chung, nhất là tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân đã trở thành động lực của cách mạng và kim chỉ nam cho
sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Đặc biệt là, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Nhà nước của
dân, do dân, vì dân đã hình thành, phát triển và từng bước hồn thiện cùng với
sự phát triển của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam trong thế kỷ XX. Đó là nhà nước kiểu mới, mang bản

chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và ý chí của giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn đổi mới đất nước; Đảng ta ngày càng nhận
thức rõ hơn “bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta là nhà nước
của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân...”
[9, tr.141]. Bản chất dân chủ và pháp quyền đó bắt nguồn từ ngun lý “dân
là gốc nước” (khơng có dân thì khơng có đất nước và nhà nước). Vì vậy, “dân
là chủ” và “dân làm chủ” là lẽ tự nhiên. Trong xã hội hiện đại, để bảo đảm
cho “dân là chủ” và “dân làm chủ”, trước hết phải có pháp quyền và nhà nước
pháp quyền.
Trong những năm đổi mới qua, Nhà nước ta đã phát huy cao độ vai trò
tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa
của đất nước và đạt được những thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực đời


7

sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những thành tựu vẫn cịn tồn tại
khơng ít khó khăn, hạn chế và phức tạp cần tập trung giải quyết như: Vấn đề
quyền lực thuộc về nhân dân còn mang tính hình thức, hệ thống pháp luật vừa
thừa vừa thiếu lại chưa đồng bộ... Nhất là, “Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt
động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa... còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả... Hệ thống
pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền, cịn chồng chéo; tính cơng khai, minh bạch, khả thi, ổn
định còn hạn chế. Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực thi cơng vụ
cịn nhiều yếu kém” [20, tr.173-174]. Đặc biệt là những khuyết tật trong đạo
đức cơng mà sinh thời Hồ Chí Minh đã nhiều lần phê phán như căn bệnh chủ
nghĩa cá nhân, quan liêu, hách dịch, tham ơ, lãng phí... làm tổn hại đến dân

chủ, làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí
vẫn cịn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc
trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn
biến phức tạp hơn...” [20, tr.185].
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở nước ta hiện nay là cần thiết, hữu ích và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn
sâu sắc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí minh nói chung, nhất là tư tưởng của Người về nhà
nước và pháp luật đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học bởi giá trị và ý nghĩa lý luận - thực tiễn của nó. Các cơng trình đã


8

công bố liên quan trực tiếp đến đề tài thể hiện chủ yếu ở các hướng nghiên
cứu dưới đây.
Hướng thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật, có các cơng trình tiêu biểu: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh (Bùi
Ngọc Sơn, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004); Pháp quyền nhân nghĩa Hồ
Chí Minh (Vũ Đình Hịe, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2001); Nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật (Viện Nghiên cứu Khoa
học pháp lý, Hà Nội, 1993); Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
(Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2007); Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – Sự hình thành và phát triển
(Hồng Văn Hảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); Hồ Chí Minh vận

dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước
pháp quyền (Phan Ngọc Dũng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật (Nguyễn Xuân Tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999); Hồ Chí Minh bàn về nhà nước và pháp
luật (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 2001);
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật (Nguyễn Ngọc
Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1998); và những cơng trình khác...
Trong các cơng trình trên, các tác giả đã phân tích khá đầy đủ quan
điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cùng vai trò của chúng trong
tổ chức, quản lý xã hội. Tuy nhiên, vấn đề pháp luật và quan hệ của pháp luật
với đạo đức, văn hóa cùng vấn đề giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và đưa
pháp luật, đạo đức vào đời sống xã hội chưa được các tác giả quan tâm đúng
mức.
Hướng thứ hai, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân. Theo hướng nghiên cứu này có những cơng


9

trình tiêu biểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
(Nguyễn Đình Lộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam (Phạm Ngọc
Anh - Bùi Đình Phong, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003); Tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ (Phạm Hồng Chương, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,
2004); Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh (Phạm Văn Bính, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008); Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền (Phan Ngọc Dũng, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Xây dựng hệ thống chính trị theo tư tưởng
Hồ Chí Minh (Học viện Chính trị quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,

2000); Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống
chính trị ở Việt Nam hiện nay (Bùi Thị Thu Hiền, Luận án Tiến sĩ triết học,
TP. Hồ Chí Minh, 2015); Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Tơ
Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, Số 1(122) - 2007); Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam (Nguyễn Anh Tuấn chủ biên, Nxb. TP.
Hồ Chí Minh, 2003); và những cơng trình khác...
Như vậy, ở hướng nghiên cứu thứ hai đã có khá nhiều cơng trình đề cập
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới – nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Trong đó, nhiều tác giả phân tích và chỉ ra rằng, theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân lập ra và được nhân dân ủy quyền; nhà nước đó đại biểu cho lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc; và rằng, nhân dân lao
động là người chủ chân chính và thực hiện quyền làm chủ thơng qua hệ thống
luật pháp, hệ thống chính trị... Tuy nhiên, có những vấn đề quan trọng trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới (của dân, do dân, vì
dân) chưa được các cơng trình trên đề cập đến đầy đủ, sâu sắc đúng với tầm


10

quan trọng của nó. Cụ thể là: 1. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến xây dựng
“Nhà nước kiểu mới” để phân biệt với “nhà nước kiểu cũ” (là những nhà nước
chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản – những nhà nước
của một số ít người, của giai cấp thống trị để thống trị đa số người là nhân dân
lao động, mà bản chất của chúng là thống trị và bóc lột). Cịn “Nhà nước kiểu
mới” mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng là nhà nước của đa số người trong xã
hội, của nhân dân lao động mà bản chất của nó khơng phải là “thống trị, bóc
lột”, mà chính là dân chủ thực sự (bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân lao động); 2. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh đến xây dựng nhà nước pháp

quyền dân chủ để phân biệt với nhà nước quân chủ và nhà nước pháp quyền
thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Theo Hồ Chí Minh, một nhà nước pháp
quyền dân chủ thực sự là nhà nước dựa trên cơ sở vững chắc là nền chính trị
dân chủ. Trong nhà nước pháp quyền dân chủ thì mọi quyền lực của đất nước
đều thuộc về nhân dân và nhân dân là chủ thể quyền lực; 3. Vấn đề kết hợp
hài hòa giữa đạo đức và pháp luật, giữa “đức trị” và “pháp trị” trong nhà nước
pháp quyền dân chủ của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được phân tích kĩ hơn và
sâu sắc hơn. Quan điểm “pháp luật là thượng tôn” và “quản lý xã hội bằng
pháp luật” là nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh
ln coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa giáo dục pháp luật với giáo dục đạo
đức, giữa thực thi pháp luật với thực hiện đạo đức xã hội. Bởi lẽ, như Người
thường tâm niệm: suy cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác là
vấn đề ở đời và làm người – ở đời và làm người là phải thương người, thương
nước, thương dân.
Hướng thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới (của dân, do dân, vì dân) vào sự
nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Theo hướng nghiên cứu này, có


11

các cơng trình tiêu biểu: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước
pháp quyền (Đỗ Nguyên Phương – Trần Ngọc Đường, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1992); Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân (Phạm Ngọc Quang – Ngô Kim Ngân đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2007); Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
dân, do dân và vì dân – Lý luận và thực tiễn (Nguyễn Duy Quý – Nguyễn Tất
Viễn đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008); Xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Nguyễn
Văn Yếu – Lê Hữu Nghĩa đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006); Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Trần Hậu Thành, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2005); Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công
cuộc đổi mới đất nước (Nguyễn Thế Nghĩa – Nguyễn Thanh Bình đồng chủ
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); Di sản Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); Một số vấn
đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Trần Thành,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Triết lý “Lấy sức dân, của dân, tài
dân làm lợi cho dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay (Nguyễn Cương, Tạp chí Cộng
sản, Số 15(207) - 2010); Phát huy các nguồn lực của dân, làm lợi cho dân
theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Phạm Ngọc Anh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2012); và những cơng trình khác...
Các cơng trình nói trên góp phần làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa của tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc


12

vận dụng sáng tạo chúng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng
nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những kết quả và thành tựu của
các cơng trình đã công bố kể trên là những tài liệu khoa học quý báu để tác
giả tiếp thu, kế thừa trong luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ dưới
đây:
Thứ nhất, phân tích điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước.
Thứ hai, phân tích và trình bày rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước.
Thứ ba, phân tích và luận chứng ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước đối với việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và những yếu tố liên quan đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay.


13

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn được thực hiện dựa trên thế giới
quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, nhất là

về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn được tiếp cận chủ
yếu dưới góc độ triết học chính trị và chính trị học; và được nghiên cứu, trình
bày bằng các phương pháp khoa học như: phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp diễn dịch và quy nạp,
phương pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước như một lý luận khoa học; trong đó làm nổi bật quan điểm về nhà
nước pháp quyền dân chủ, về nhà nước của dân, do dân, vì dân và về sự kết
hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với yếu tố đạo đức trong quản lý xã hội.
- Luận văn làm rõ ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước đối
với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước
ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 Chương với 5 tiết.


14

NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
1.1.1. Điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
- Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với việc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển

sang giai đoạn độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Lúc này, chủ nghĩa đế quốc
đã trở thành hệ thống thế giới, vừa tranh giành thuộc địa, vừa liên kết với
nhau để bóc lột các dân tộc thuộc địa và người lao động trên khắp thế giới.
Để xuất khẩu tư bản, mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bóc lột sức lao động rẻ mạt, chủ nghĩa đế quốc đã thực hiện
hàng trăm cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc nhỏ yếu và biến chúng
thành thuộc địa “nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân
tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa”
[35, tr.18].
Đến đầu thế kỷ XX, chỉ “sáu nước (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Mỹ, Hà Lan) với tổng số dân là 320 triệu người, với diện tích 11 triệu
km2 đang bóc lột hàng trăm dân tộc với một dân số 560 triệu người với diện
tích 35 triệu km2. Toàn bộ lãnh thổ của các thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ
của chính quốc, cịn dân số của các nước chính quốc bằng 3/5 số dân các nước
thuộc địa” [44, tr.277]. Trong điều kiện đó, “tính mạng của người thuộc địa,
da vàng hay da đen cũng không đáng một xu” [68, tr.30]. Hồ Chí Minh đã
nhận rõ tính chất tiêu cực và tàn bạo của chế độ chính trị tư sản và nhà nước
tư bản; Người ví nó như “con đỉa hai vịi”, một vịi hút máu nhân dân chính


15

quốc và một vòi hút máu nhân dân thuộc địa. Và, bằng khảo sát thực tiễn,
Người đã đi đến kết luận rằng, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc ở đâu
cũng bóc lột tàn bạo, cịn người lao động ở đâu cũng đau khổ; vì vậy, “trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc
lột” [44, tr.266].
Tuy nhiên, chính sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã
làm tăng mâu thuẫn của thời đại, làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa và những người lao động trên toàn

thế giới. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc đã gắn phong trào đấu tranh
của công nhân với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thành
phong trào đấu tranh chung chống giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc và chủ
nghĩa thực dân trên thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc với bản chất bóc lột tàn bạo, tranh chấp thuộc địa và
phân chia lại thị trường thế giới đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất (1914 - 1918). Cuộc chiến tranh này không những làm tăng mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc và làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu, mà còn thổi
bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng của quần chúng lao động, góp phần tạo
điều kiện cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga. “Cách mạng Tháng
Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước
lớn là Liên Xô, rộng một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của
giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng Bơnsêvích lãnh đạo.
Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản
và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao
động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội khơng có người bóc lột
người” [54, tr.300-301].
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời đại mới trong lịch sử phát
triển của loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội


16

trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga (trong đó có bài học
sâu sắc là: dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân lao
động, xây dựng chế độ xã hội mới, thiết lập nhà nước kiểu mới...) không chỉ
cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân, mà cịn thổi bùng ngọn
lửa cách mạng vào phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc. Có thể nói, chính chủ nghĩa Mác - Lênin và ngọn cờ Cách mạng Tháng
Mười Nga đã tác động mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy

chính trị Hồ Chí Minh, trong đó có nhận thức về một nhà nước kiểu mới –
nhà nước của nhân dân lao động. “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng
Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người
bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử lồi người chưa có cuộc cách
mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [54, tr.300]. Từ đó, Hồ Chí
Minh quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường Cách mạng
Tháng Mười Nga để giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Và cũng từ
đó, trong tư duy của Người đã dần hình thành mơ hình nhà nước kiểu mới của
dân, do dân, vì dân.
Như vậy, trong những thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực
tiễn lịch sử thế giới có những biến đổi to lớn, tác động đến việc hình thành tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về pháp luật và nhà nước
kiểu mới. Chính chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược, tranh
giành và phân chia lại thị trường thế giới, biến các dân tộc nhỏ yếu (trong đó
có Việt Nam) thành hệ thống thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng Tháng Mười
Nga trở thành ngọn cờ và động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào công nhân
và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Thực tiễn cách mạng thế giới
đã đặt ra nhiệm vụ mới cho cách mạng Việt Nam là phải tìm ra con đường
cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ chính trị và nhà
nước kiểu mới để đưa đất nước phát triển phồn vinh. Tất cả những yếu tố nói


17

trên trở thành những sự kiện chính trị quan trọng, tác động trực tiếp đến việc
hình thành tư tưởng chính trị, nhất là tư tưởng pháp luật và xây dựng nhà
nước kiểu mới của Hồ Chí Minh.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã biến Việt Nam từ

quốc gia phong kiến độc lập thành chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến.
Thực dân Pháp liên kết với chính quyền bù nhìn phong kiến áp đặt bộ máy cai
trị thực dân tàn bạo để bóc lột kinh tế, áp bức chính trị và nơ dịch văn hóa lên
tồn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Về kinh tế, thực dân Pháp duy trì kinh tế nơng nghiệp, đồng thời đẩy
mạnh chính sách khai thác thuộc địa bằng cách vơ vét tài nguyên thiên nhiên
và bóc lột sức lao động rẻ mạt. Chúng xây dựng một số cơ sở công nghiệp ở
Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn để khai thác tài nguyên, chế biến nông
sản xuất khẩu. Chúng mở các đồn điền cao su, cà phê... ở Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên, các đồn điền trồng lúa ở Tây Nam Bộ để vơ vét nơng sản.
Chúng áp dụng các chính sách hạn chế sự phát triển tư bản Việt Nam và
khuyến khích tư bản Pháp phát triển.
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị thực dân, chia Việt
Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) kết hợp với Lào và
Campuchia thành lập Liên bang Đông Dương trực thuộc nước Pháp. Ở mỗi
kỳ và ở mỗi tỉnh, thành phố chúng đưa các quan người Pháp trực tiếp nắm
quyền cai trị cùng với hệ thống quân đội, cảnh sát, nhà tù của Pháp. Đồng
thời, chúng biến triều đình Nhà Nguyễn và hệ thống chính quyền phong kiến
địa phương thành công cụ tay sai đắc lực phục vụ người Pháp. Chúng đặt ra
hàng trăm thứ thuế để khống chế, bóc lột người dân. Dưới ách thống trị như


18

vậy, người dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai trịng”, khơng chỉ mất
độc lập và tự do, mà còn mất cả quyền tối thiểu của con người.
Về văn hóa, thực dân Pháp áp dụng triệt để chính sách nơ dịch văn hóa.
Chúng xây dựng nhà tù, các cơ sở ma túy, mại dâm, cờ bạc... nhiều hơn bệnh
viện và trường học; khuyến khích các hoạt động tơn giáo, mê tín dị đoan... Hồ
Chí Minh nhận xét: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của

bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém
và nhà tù làm nốt phần cịn lại” [44, tr.28]. Trên thực tế, thực dân Pháp đã
thực hiện chính sách ngu dân để cai trị. “Trường học lập ra không phải để
giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở
mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho học sinh, mà trái lại càng làm cho họ
đần độn thêm... người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy
hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất
tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ
dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu
một tổ quốc không phải tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục
ấy dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho
thanh niên trở nên ngu ngốc” [44, tr.399].
Về xã hội, dưới ách cai trị hà khắc của thực dân Pháp, người dân An
Nam rơi vào cảnh cùng cực, lầm than. Bởi vì, “chính sách thực dân ăn cướp,
chẳng những đã tước đoạt mất ruộng đất của cải, đã xóa bỏ hết mọi quyền lợi,
mọi quyền tự do – kể cả quyền tự do thân thể của người dân bản xứ, mà còn
bắt họ phải nộp thuế về những mảnh đất cằn cỗi còn lại trong tay họ, nộp cả
thuế khơng khí mà họ thở nữa” [44, tr.408].
Dưới ách thống trị hà khắc của thực dân háp đã làm cho các mâu thuẫn
trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam ngày càng trở nên gay
gắt (mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, mâu


19

thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn thực dân và phong kiến áp bức bóc lột,
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với các nhà tư bản Pháp, mâu
thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến,...). Tất cả những
mâu thuẫn nói trên, một mặt, thúc đẩy phong trào yêu nước, đấu tranh chống
thực Pháp xâm lược và bè lũ tay sai; mặt khác, chúng đặt ra nhiệm vụ lịch sử

mới: tìm ra con đường cứu nước và xây dựng một chính quyền nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Phong trào yêu nước, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược với
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta (với truyền
thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường chống ngoại xâm được rèn luyện
qua hàng ngàn năm lịch sử) đã liên tục đứng dậy chống thực dân Pháp và bè
lũ tay sai. Nổi bật trong các phong trào chống thực dân Pháp là phong trào
“Cần Vương” (1858 - 1896) và phong trào “Duy Tân”. Dưới chiếu Cần
Vương của vua Hàm Nghi, các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước liên tục nổ ra: Khởi nghĩa
Trương Định (1859 - 1864) đã làm thiệt hại lớn cho quân Pháp và Ông được
nhân dân suy tơn là “Bình Tây đại ngun sối”. Năm 1861, Nguyễn Trung
Trực lãnh đạo nghĩa quân ở Tân An đốt cháy tàu Espérance (Hy vọng) của
giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đơng, sau đó xây dựng căn cứ địa chống Pháp
khắp vùng Hà Tiên, Rạch Giá và Phú Quốc. Năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật
lập căn cứ chống Pháp ở Bãi Sậy, dựng cờ khởi nghĩa, kiên trì đánh Pháp
trong nhiều năm. Cũng năm 1885, Phap Đình Phùng chiêu mộ nghĩa quân,
xây dựng căn cứ chống Pháp ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), tiến hành cuộc kháng
chiến hơn mười năm trời. Năm 1886, Đinh Công Tráng cùng với các cộng sự
chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ địa ở Ba Đình (Thanh Hóa), tổ chức các cuộc
tập kích gây tổn thất lớn cho quân Pháp. Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ của nghĩa


20

quân Yên Thế, kiên trì đánh Pháp suốt 25 năm, làm cho quân Pháp tổn thất
nặng nề... Tuy nhiên, tất cả các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp nói trên
đều thất bại. “Rõ ràng là, đối với kẻ thù mới tư bản chủ nghĩa phương Tây,
không thể dùng vũ khí cũ đã được ơng cha ta dùng một cách đắc lực để đối

đầu với kẻ thù phong kiến xưa kia nữa” [23, tr.371-372]. Thực tiễn cuộc đấu
tranh chống Pháp do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo đã làm bộc lộ ra vấn đề
mới: Cần phải có ngọn cờ tư tưởng mới với đường lối chính trị mới để đánh
đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có những sự kiện và
biến đổi quan trọng. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục tranh giành thuộc địa và
chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất; cuộc cách mạng Nga diễn
ra vào năm 1905; công cuộc duy tân của Nhật Bản thắng lợi; chủ trương canh
tân đất nước của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi như một luồng gió mới
thổi vào Việt Nam làm “thức tỉnh” các nhân sĩ yêu nước Việt Nam. Trong bối
cảnh đó, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã “thức tỉnh” và nhận thấy
rằng, tư tưởng tư sản với nền chính trị tư bản chắc chắn là tiến bộ hơn tư
tưởng phong kiến với nền chính trị quân chủ; rằng, nền chính trị giữ vai trò
quyết định đối với nhân dân; “Họa phúc của nhân dân gốc ở nền chính trị” [8,
tr.428]. Với nhận thức đó, cả hai cụ Phan quyết chí tìm đường cứu nước.
Phan Bội Châu chủ trương đánh Pháp, giành độc lập dân tộc và xây
dựng nhà nước quân chủ chuyên chế ở Việt Nam (giống nhà nước quân chủ
lập hiến Nhật Bản hoặc nhà nước cộng hòa dân chủ theo kiểu Tây Âu [65,
tr.198]). Để thực hiện chủ trương trên, ông đi theo con đường dựa vào Nhật
bản, sau đó là dựa vào Trung Hoa dân quốc với phương châm: “cầu cứu nghĩa
đồng văn đồng chủng; chạy đông chạy tây, dĩ ngoại đột nội” [30, tr.40]. Phan
Châu Trinh chống đối triều đình quyết liệt và đấu tranh cho một nền cộng hịa
ở Việt Nam [6, tr.31]. Ơng chủ trương dựa hẳn vào chính quyền thực dân


21

Pháp, với phương châm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” [30, tr.40].
Tuy nhiên, chủ trương và con đường cứu nước của cả hai cụ Phan đều thất
bại. Bởi vì, “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải

lương... chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Còn cụ Phan Bội Châu hy
vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau” [68, tr.10]. Cả hai cụ đều chưa hiểu được
rằng, muốn cứu nước, trước hết và chủ yếu là phải “đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta” [45, tr.293]. Trên thực tế, do ảnh hưởng của tư tưởng tư sản mà
cả hai cụ Phan Châu Trinh và cụ Phan Bội Châu đều chưa nhận rõ được lực
lượng to lớn và năng lực cách mạng tuyệt vời của quần chúng lao động trong
cơng cuộc giải phóng dân tộc; chưa nhận rõ được sự lạc hậu của tư tưởng tư
sản và đường lối cách mạng tư sản cùng với mơ hình nhà nước quân chủ lập
hiến hay cộng hòa dân chủ của giai cấp tư sản. Có thể nói, đến đầu thế kỷ XX,
hệ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, đường lối cách mạng theo khuynh hướng dân
chủ tư sản và kiểu nhà nước tư sản hồn tồn khơng phù hợp với đặc điểm
của thời đại mới và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Như vậy, từ khi thực dân Pháp xâm lược (1858) đến hai thập niên đầu
thế kỷ XX, ở nước ta đã liên tục diễn ra phong trào yêu nước, các cuộc khởi
nghĩa của nhân dân chống thực dân Pháp, nhưng cuối cùng đều thất bại. Điều
đó bộc lộ sự thực là: 1. Hệ tư tưởng phong kiến và con đường cứu nước của
tập đoàn phong kiến đã hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản phương Tây; 2. Hệ tư tưởng tư sản, chế độ chính trị tư sản cùng
với kiểu nhà nước tư bản đã lỗi thời và con đường cứu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản hồn tồn khơng phù hợp với thời đại mới và thực tiễn
cách mạng mới ở nước ta; 3. Hoàn cảnh thế giới và thực tiễn cách mạng Việt
Nam lúc đó đặt ra một nhiệm vụ mới, cấp bách: phải tìm ra con đường cứu
nước mới gắn với chế độ chính trị và kiểu nhà nước mới, đáp ứng được yêu


22

cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam và đặc điểm của thời đại mới – thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Nhiệm vụ quan trọng
đó được lịch sử đặt lên vai người con ưu tú của dân tộc – Nguyễn Tất Thành
và Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Có lần Người đã tâm sự với
nhà văn Mỹ Lui Xtơrông: “Nhân dân Việt nam trong đó có ơng cụ thân sinh
ra tơi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thốt khỏi ách
thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tơi thấy
phải đi ra nước ngoài xem cho rõ; sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở
về giúp đồng bào tơi” [26, tr.41].
1.1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước
Trong khi phản ánh tiến trình cách mạng Việt Nam và thế giới những
thập niên cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX, tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng về nhà nước nói riêng đã kế thừa, phát triển giá
trị truyền thống và tinh hoa văn hóa - chính trị Việt Nam cùng với tinh hoa
văn hóa - chính trị của nhân loại.
- Giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa - chính trị của dân tộc Việt
Nam
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt
Nam đã sáng tạo ra hệ giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa chính trị nổi
bật: chủ nghĩa yêu nước Việt nam; ý chí tự lập, tự cường dân tộc; tinh thần
đồn kết, tình u thương con người và nhân ái khoan dung; đức tính cần cù,
trí tuệ thơng minh và tư duy sáng tạo...
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam bắt nguồn trước hết từ tình cảm u con
người, u dịng tộc và cộng đồng cùng sinh sống trên mảnh đất q hương.
Tình cảm đó được nuôi dưỡng trong cuộc sống lao động, chiến đấu và phát


23

triển trở thành ý thức yêu nước (ý thức về tổ quốc, về tổ tiên và cộng đồng

quốc gia dân tộc, về nghĩa vụ của công dân đối với đất nước...). Từ ý thức yêu
nước trải qua thực tiễn dựng nước, giữ nước phát triển thành triết lý yêu nước.
Và, từ triết lý yêu nước được mở rộng ra, nâng cao lên và khái quát hóa thành
chủ nghĩa yêu nước. Vì vậy, hồn tồn có cơ sở để khẳng định rằng, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam là hệ thống quan điểm và học thuyết về đất nước, về
tổ tiên và cộng đồng quốc gia dân tộc cùng với lòng tự hào và nghĩa vụ công
dân đối với tổ quốc Việt Nam [28, tr.518].
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước, chủ
nghĩa yêu nước đã thẩm thấu vào tâm hồn mỗi người, mỗi thế hệ Việt Nam và
làm cho họ thấu hiểu được cảnh “nước mất, nhà tan”. Vì vậy, bất luận trong
hồn cảnh nào thì “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Và, để đánh giặc và
chiến thắng được kẻ thù tàn bạo, lớn hơn, mạnh hơn mình gấp nhiều lần, thì
chúng ta khơng chỉ dừng lại ở tri thức “biết địch, biết ta”, mà cịn phải biết
nâng nó lên trình độ khoa học và nghệ thuật “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng
mạnh”; và hơn nữa, phải biết “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay
cường bạo”. Khi nói về u nước (hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam), Hồ
Chí Minh đã khái qt: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước” [49, tr.171].
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới, chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển thành khoa học
và nghệ thuật của chiến tranh nhân dân, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945) với sự ra đời của Nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, thắng lợi của cuộc kháng chiến


24


chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã đưa Việt Nam đến thống
nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã chứng minh cho giá trị cao đẹp của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với những ngun lý bất tử: “Khơng có gì q
hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”; và, để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
và xây dựng đất nước phồn vinh thì “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội”. Đó khơng chỉ là tiền đề quan trọng hình thành tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh và quan điểm về nhà nước kiểu mới của Người, mà còn là yếu tố nền
tảng vững chắc cho việc hình thành chế độ chính trị mới và nhà nước kiểu
mới ở nước ta.
Ý chí tự lực, tự cường dân tộc là phẩm chất quý báu của dân tộc được
hình thành từ thời cổ đại và ln được tăng cường, phát triển trong suốt q
trình dựng nước và giữ nước. Ý chí đó được thể hiện không chỉ ở việc tôn
vinh quốc hiệu “Đại Việt”, “Đại Cồ Việt”, “Đại Ngu”, “Đại Nam”, “Việt
Nam”, mà còn khẳng định nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước, cùng với hành động dũng cảm đánh giặc giữ nước,
bất luận trong hồn cảnh nào cũng khơng khuất phục trước bất kỳ thế lực nào
dù chúng có hùng mạnh và tàn bạo đến đâu.
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc (1117 năm), mặc dù bị áp bức bóc lột,
nhưng dân tộc Việt Nam quyết không để mất đất, mất nước, mất dân; quyết
khơng bị đồng hóa và cuối cùng đã chiến thắng kẻ thù, giành lại độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia. Trong thời kỳ phong kiến độc lập, ý chí tự lập tự
cường dân tộc đã phát triển lên một trình độ mới, với việc khẳng định Việt
Nam là quốc gia độc lập, có quốc hiệu riêng, có nhà nước và vị thế vua ngang
hàng với các quốc gia trên thế giới:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư


25


Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” [4, tr.77]
Trong thời kỳ hiện đại, ý chí tự lập tự cường dân tộc được Hồ Chí
Minh và nhân dân ta phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại và được thể hiện mạnh mẽ trong “Tuyên ngôn độc lập”
(1945): “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do... Đó là những lẽ phải
khơng ai chối cãi được... Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tư do độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [46, tr.555-557]. “Lời thề độc lập” ấy
không chỉ tiếp sức cho dân tộc đánh thắng thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế
quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền quốc gia và
lãnh thổ của đất nước, mà còn trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng
nền dân chủ mới, nhà nước mới ở Việt Nam.
Tinh thần đồn kết, tình yêu thương con người và nhân ái khoan dung
là giá trị nổi bật của dân tộc Việt Nam. Nhờ có đồn kết, tình u thương q
trọng con người và văn hóa nhân ái khoan dung mà ơng cha ta đã huy động và
phát huy được mọi sức mạnh của nhân dân để khẩn hoang, mở cõi, khắc phục
“thiên tai, địch họa”, xây dựng được giang sơn gấm vóc.
Đồn kết, trước hết bắt nguồn từ “con Hồng cháu Lạc”, sinh ra trong
“bọc trăm trứng” (đồng bào), phát triển thành cộng đồng “Nhà - Làng Nước” với ý thức về quốc gia dân tộc và ý chí tự lực tự cường. Đó là điểm tựa
vững chắc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Bởi lẽ, “trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới khơng
có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [51, tr.276].


26


Tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, được hình thành, phát triển trong cuộc sống sinh hoạt, lao động,
chiến đấu suốt hàng ngàn năm với phương châm “chị ngã em nâng”, “lá lành
đùm lá rách”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đi đến triết lý “bầu ơi thương lấy bí
cùng”... Đó khơng phải là lịng “thương hại”, khơng phải là kiểu thương tiêu
cực “há miệng chờ sung”, mong đợi “ảo ảnh” cứu giúp của đấng siêu nhiên,
mà chính là hành động vì nghĩa cứu người, cứu dân, cứu nước. Vì vậy, tình
thương người ln gắn với tinh thần vì nghĩa. “Nghĩa là điều phải, đối chọi
với điều trái. Vì nghĩa là làm điều phải một cách có ý thức, chống điều trái.
Nghĩa cũng là tình cảm chính đáng gắn bó người với người trong sinh hoạt
gia đình, xã hội, dân tộc, cho đến quốc tế. Theo nội dung ấy, nghĩa là một sức
mạnh tinh thần có thể khuyến khích, thúc giục, chỉ thị cho người ta hành động
trên hướng tốt đẹp, cho dù làm việc nghĩa, mình chẳng được lợi riêng gì, mà
lắm khi bị thiệt hại nữa là khác” [22, tr.297].
Cùng với tình u thương con người, lịng nhân ái khoa dung của con
người Việt Nam thể hiện rất rõ trước hết không chỉ ở sự cảm thông với những
người “lầm đường lạc lối” (“đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ đánh người chạy
lại”), mà còn bao dung độ lượng đối với kẻ xâm lược khi chúng đã thất bại.
Trên thực tế, “Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cha ơng
chúng ta ln vì đại nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay
cường bạo”. Khi kết thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn
cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước.
Sau đó, chúng ta thực hiện chủ trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai” để cùng hợp tác và phát triển vì hịa bình và tiến bộ xã hội” [21,
tr.150].
Như vậy, tinh thần đồn kết, tình u thương con người và nhân ái
khoan dung là giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được Hồ Chí Minh kế



×