Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở việt nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
6.Cấu trúc đề tài.....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt
Nam.......................................................................................................................4
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài.............................................................4
1.1.1 Đầu tư...........................................................................................................4
1.1.2 Đầu tư giáo dục – đào tạo.............................................................................4
1.2 Vai trò đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam.................................4
1.2.1 Thách thức và cơ hội đối với giáo dục nước ta............................................4
1.2.2 Đầu tư phát triển góp phần tạo ra các điều kiện đảm bảo phát triển giáo
dục – đào tạo..........................................................................................................5
1.3 Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở Việt Nam..............................6
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam..................6
1.4.1 Tình hình kinh tế đất nước...........................................................................6
1.4.2 Sự tác động của Chính Phủ..........................................................................6
1.4.3 Điều kiện tự nhiên........................................................................................7
Chương 2: Thưc trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
trong những năm gần đây...................................................................................8
2.1 Thực trạng đầu tư giáo dục ở Việt Nam..........................................................8
2.1.1 Nguồn lực tài chính......................................................................................8
2.1.2 Ngân sách nhà nước.....................................................................................8
0




2.1.3 Ngân sách từ cha mẹ học sinh và cộng đồng.............................................12
2.1.4 Các chương trình tài trợ quốc tế và nước ngoài.........................................14
2.2 Nguyên nhân thực trạng trong đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt
Nam trong thời gian qua......................................................................................14
2.2.1 Thành tựu....................................................................................................14
2.2.2 Hạn chế.......................................................................................................18
2.2.3 Nguyên nhân...............................................................................................19
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục thực trạng trên nhằm tăng cường
đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới...........21
3.1 Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam..................................21
3.1.1 Định hướng phát triển đối với mục tiêu về giáo dục – đào tạo..................21
3.1.2 Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo đối với việc tăng cường nguồn
tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục – đào tạo..................................................21
3.2 Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
trong thời gian tới................................................................................................23
3.2.1 Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho giáo dục.............................................23
3.2.2 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho giáo dục.....................................24
Phần III: KẾT LUẬN.......................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Việt Nam chính thức khởi xướng cơng cuộc đổi mới nền
kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự
đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao

cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện CNH – HĐH đất
nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa,
hội nhập quốc tế.Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Tiền đề phát
triển đất nước tỏng thời kỳ mới chính là do sức mạnh của con người Việt Nam quyết
định. Giáo dục đào tạo là con đường quan trọng nhất để xây dựng nguồn nhân lực và
làm nên sức mạnh ấy.
Ngành giáo dục đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
mới nhất thiết phải được đầu tư cả về sức người và sức của.Đầu tư cho giáo dục – đào
tạo là một nội dung trong đầu tư phát triển con người. Từ trước đên nay đào tạo bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đảng và Nhà nước ta coi là hoạt động đầu
tư cơ bản nhất. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là: “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại hóa”, “ Con đường CNH – HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so
với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt…”.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khao học công nghệ có vai trị quyết
định nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.
Việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo đã gặt hái nhiều thành tựu đáp ứng
công cuộc CNH – HĐH ở Việt Nam cụ thể như quy mô giáo dục – đào tạo được mở
rộng, đa dạng hóa các hình thức giáo dục – đào tạo đồng thời khơng ngừng nâng cao
dân trí và tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng nhà trường. Tuy nhiên thực tế vốn đầu tư
phát triển GD - ĐT chưa tương xứng với vị thế của nó và nó phản ánh một cơ cấu vốn
đầu tư phát triển GD – ĐT chưa hợp lý, việc quản lý hoạt động này còn hạn chế là
nguyên nhân chất lượng GD – ĐT ở trong vòng luẩn quẩn nên đã dẫn đến những hạn
chế trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta.
1



Hiện nay Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO một đòi hỏi
về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới càng cấp
thiết hơn, để làm được điều này cần phải tăng cường đầu tư phát triển ngành GD – ĐT,
để làm được điều này cần có sự nỗ lực của tồn xã hội. Vì vậy, em đã chọn đề tài “
Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong những năm
gần đây”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chỉ ra thực trạng đầu tư phát triển
giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề phát triển giáo dục –đào tạo trong những năm
gần đây.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở
Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở
Việt Nam trong những năm gần đây.
- Đưa ra thực trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong những
năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
5.2 Sưu tầm sách,tài liệu liên quan đến đề tài
5.3 Phân tích tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ,nghiên
cứu các tài liệu liên quan đến đề tài,lựa chọn những khái niệm …
5.4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.5 Phương pháp phân tích- tổng hợp.
5.6 Phương pháp thống kê toán học
6.Cấu trúc đề tài


2


Ngoài phần mở đầu ,nội dung , kết luận và tài liệu tham khảo“Thực trạng đầu
tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây” gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
Chương 2: Thưc trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục thực trạng trên nhằm tăng cường đầu tư
phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới

3


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Đầu tư
Là hoạt động sử dụng các nguồn lực (vốn,tài nguyên) trong 1 thời gian nhất
định để thu được lợi nhuận kinh tế hoặc lợi ích xã hội.Là việc hi sinh nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả nhất định trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi
công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực
mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên là sức lao động
và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là gia tăng vật chất ( nhà máy, trường học,
đường xá, bệnh viện…) tài sản tài chính( tiền vốn) hoặc tài sản trí tuệ ( trình độ văn
hóa, chun mơn, quản lý …) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng

suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.
Mỗi dự án đầu tư khơng những mang lại lợi ích cho đầu tư mà cịn mang lại lợi
ích cho nền kinh tế đất nước.
1.1.2 Đầu tư giáo dục – đào tạo
Đầu tư giáo dục – đào tạo là sự đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của một quốc gia,
một lãnh thổ hoặc một khu vực trên tất cả các phương diện nhân lực, vật lực, tài lực.
Đó là sự tổng hợp tất cả các nguồn lực về các yếu tố nhằm phát triển giáo dục – đào
tạo ngày càng phát triển.
1.2 Vai trò đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
1.2.1 Thách thức và cơ hội đối với giáo dục nước ta
Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn lực
đáp ứng nhu cầu của xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay
và mai sau.
Đổi mới giáo dục hiện nay đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu đã tạo nên những
thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân
cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Đầu tư cho giáo dục
từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.
4


Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục
phải phục vụ đắc lực cho xã hội. Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn
vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển
giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh
chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,những cơ sở lý luận, phương thức tổ
chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và
phát triển.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan
tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày

càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục
Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải khắc
phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những
nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc phục sự
mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mơ và địi hỏi gấp rút nâng cao chất
lượng, giữa yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn
định tương đối của hệ thống giáo dục.
Thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận
và thích nghi với cơ chế mới, phải ln phát triển và đi trước một bước đón đầu sự
phát triển của xã hội.
1.2.2 Đầu tư phát triển góp phần tạo ra các điều kiện đảm bảo phát triển
giáo dục – đào tạo.
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự nghiệp bền vững, vì lợi ích quốc gia,
cộng đồng và nhà đầu tư điều này gớp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao
đời sống của các thành viên trong xã hội.
Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH là yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững. Góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục là các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục, đó là đội

5


ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, các chính sách quản lý và
đầu tư cho giáo dục. Các điều kiện này có mối qan hệ tương hỗ lẫn nhau.
1.3 Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi

phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình đối với hệ thống kinh tế xã
hội có thể chia nguồn lực ra 3 bộ phận: nhân lực, tài lực, vật lực.
Đầu tư cho giáo dục có tính chu kỳ, nguồn nhân lực và nhân tài chuyên ngành
cho giáo dục – đào tạo tạo ra không thể ngay lập tức phát huy tác dụng trong q trình
sản xuất vật chất mà cần thời gian thích ứng với nhu cầu sản xuất. Vì vậy đầu tư cho
giáo dục, sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo phát huy lợi ích kinh tế cra các sản
phẩm từ giáo dục cần một thời gian và quá trình dài hơn so với quá trình giáo dục.
Các nguồn lực đầu tư giáo dục – đào tạo cụ thể đó là: Nguồn lực tài chính;
Ngân sách nhà nước; Ngân sách từ cha mẹ học sinh và cộng đồng; Các chương trình
tài trợ quốc tế và nước ngồi.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình kinh tế đất nước
Kinh tế phát triển tốt, bền vững góp phần thu hút đầu tư cho các ngành, đặc biệt cho
giáo dục – nâng cao tri thức cho đất nước.Kinh tế phát triển cao cũng là chỗ dựa vững và ổn
định cho nhiều tầng lớp lao động thông qua giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho
người lao động.Nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, các cơ quan, công ty
phát triển đẩy mạnh đầu tư nhân lực – trí tuệ cho giáo dục giúp tăng doanh thu tạo ra một
đất nước phát triển, góp phần cải thiện cuộc sống cho con người.
Kinh tế đất nước suy thối làm trì hoãn các hoạt động đầu tư đồng thời làm cho
cuộc sống trở nên khó khăn. Kinh tế kém phát triển, Nhà nước sẽ khơng có đủ nguồn
lực cho hoạt động đầu tư.
1.4.2 Sự tác động của Chính Phủ
Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò
trong việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, bản chất Xã
hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.
Nhà nước thông qua định hướng phát triển Kinh tế Xã hội của mình mà biểu
hiện trực tiếp là các chính sách, các chiến lược phát triển dài hạn cũng như các kế
6



hoạch ngắn hạn đều tác động rất mạnh đến chiến lược đầu tư của quốc gia và của mỗi
cá nhân. Qua đó, các chính sách đầu tư cho giáo dục được xác định là chiến lược đầu
tư quan trọng của một quốc gia ( chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020). Chính
sách đầu tư hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao dân trí Ngồi chính
sách về đầu tư, Nhà nước cũng còn sử dụng các chính sách khác trong việc phát triển,
đầu tư cho giáo dục ngày càng mạnh.
1.4.3 Điều kiện tự nhiên
Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ,
khô cằn, núi đá nhiều dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp.
Các vùng này lại thường hẻo lánh, ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên có sự tụt
hậu giữa các vùng này với các khu vực phát triển nhanh khác. Mặt khác, các vùng này
luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt như lũ lụt hạn hán khiến rủi ro trong cuộc
sống đối với dân cư trong khu vực tăng lên.
Chúng ta đều biết rằng các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những
khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình
hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém
nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất
mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả năng kinh
tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này
sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Chính vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục cần phải sát sao hơn đối với các vùng có
điều kiện khó khăn, tạo điều kiện cho con em ai ai cũng được đến trường.

7


Chương 2: Thưc trạng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
2.1 Thực trạng đầu tư giáo dục ở Việt Nam
2.1.1 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính bao gồm : Đóng góp ngân sách Nhà nước vào giáo dục –
đào tạo, đóng góp của cha mẹ học sinh, cộng đồng và sự trợ giúp phát triển của các
nước và các tổ chức quốc tế. Trong các nguồn đó, ngân sách Nhà nước giữ vai trị chủ
đạo và quyết định. Là chính sách về đồng tiền và sự vận động của đồng tiền trong nhà
trường, yêu cầu chủ đạo của tài chính trong giáo dục. Tạo ra chất lượng giáo dục đào
tạo theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Tuân thủ chính sách tài chính nhà nước đã ban hành
2.1.2 Ngân sách nhà nước
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển đất nước, khoản
1. Điều 89 Luật giáo dục ghi rõ: “Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách
giáo dục, đảm bảo tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng theo yêu cầu phát
triển của sự nghiệp giáo dục”.
Thực hiện quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu. trong những năm qua,
Nhà nước không ngừng tăng ngân sách về giáo dục – đào tạo, đảm bảo yêu cầu định
mức do Nghị quyết Trung ương 2 đề ra. Các bảng và biểu đồ cho ta biết ngân sách Nhà
nước chi cho giáo dục trong những năm qua.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD) mới công bố tài liệu Giáo dục Việt Nam Đầu tư
và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007). Đây có lẽ là lần đầu tiên Bộ có
cơng bố về chi tiêu và điều này thật đáng hoan nghênh. Công bố này tuy vậy vẫn
không đầy đủ, nhưng giúp ta làm rõ được chi phí cho nền giáo dục hiện nay. Tất nhiên
chí phí mà bài phân tích này hay BGD đưa ra cũng chỉ là ước đốn chứ khơng phải là
số thực. Số thực mà BGD nắm được chỉ là số ngân sách nhà nước cấp cho Bộ. Theo
BGD, chi cho giáo dục năm 2006 là 6,5% GDP trong đó 5,6% là từ ngân sách nhà
nước và 0,9% là phần thu thêm (học phí và thu cơng trái, sổ xố). Bộ đã khơng tính các
phần chi khác như các khoản mà trường thu thêm. Bài này tính lại một cách hợp lý
theo hai cách. Cách thứ nhất dựa vào việc sử dụng thống kê điều tra của Tổng cục
Thống kê về chi tiêu thêm của dân cho giáo dục. Cách thứ nhất cho thấy chi tiêu cho
giáo dục năm 2006 lên tới 90 ngàn tỷ bằng 9,2% GDP. Cách thứ hai cũng là sử dụng
con số điều tra chi tiệu của BGD trong tài liệu nói đến ở trên mà nguồn gốc khơng rõ


8


ràng. Cách thứ hai cho thấy chi tiêu cho giáo dục năm 2006 lên tới 82 ngàn tỷ,
bằng 8,4% GDP. Theo ý tác giả con số 9,2% dựa vào điều tra thống kê đáng tin cậy
hơn. Nhưng dù chọn con số nào thì chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam đã là bậc nhất thế
giới. Phần xử lý số liệu chi này cho phép tác giả tính tiềm năng lương của giáo viên
vào năm 2006 có thể tới 47 triệu nếu như quản lý nền giáo dục hiện nay hữu hiệu.
Dưới đây là 2 bảng tập hợp lại số liệu trong bản báo cáo của BGD. Bảng 1 là số
chi ngân sách từ trung ương mà nhà nước kiểm sốt được. Bảng hai là nguồn tài chính
cho giáo dục mà trong đó có phần thu học phí và thu cơng trái và sổ xố mà chỉ trường
học hoặc chính quyền địa phương mới biết được. Phần thu học phí từ các trường có lẽ
cũng là số liệu Bộ ước tính, chứ khơng nhất thiết là số thật, và do đó khơng nằm trong
ngân sách.
Bảng : Chi ngân sách cho giáo dục (tỷ đồng)
2001

2002

2003

2004

2005

2006

19.747

22.601


28.951

34.872

42.943

54.798

Chi thường xuyên

16.082

18.754

24.162

28.712

35.717

44.798

Chi đầu tư

3.665

3.847

4.789


6.160

7.226

10.000

19.747

22.601

28.951

34.872

42.943

54.798

Chi ở địa phương

15.452

17.471

22.535

27.412

32.063


40.458

Chi ở trung ương

4.295

5.130

6.416

7.460

10.880

14.340

Tổng chi từ ngân
sách theo loại chi

Tổng chi từ ngân
sách theo cấp

Nguồn: Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007)
Bảng : Tổng nguồn tài chính cho GĐ khơng kể các khoản thu thêm (tỷ đồng)
2001

2002

2003


2004

2005

2006

Tổng nguồn

23.121

26.548

34.392

42.53

52.113

63.568

Thu từ ngân sách

19.747

22.601

28.951

34.872


42.943

54.798

Thu học phí

1.904

2.127

2.593

9

3.418

3.87

4.329


Thu sổ số, công trái 1.47

1.82

2.848

4.24


5.3

4.441

Nguồn: Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007)
Ngân sách chi cho giáo dục được tăng mạnh trong những năm qua. Năm 1996,
phần ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục chiếm 11%. Đến năm 2000 chiếm 15%,
nếu tính theo GDP bình qn, đầu tư cơng cộng của Việt Nam chiếm khoảng 3,5%
GDP. Con số này bao gồm cả chi thường xuyên và chi cơ bản nhưng nó khơng bao
gồm nợ trả dần. Chỉ số giáo dục quốc tế GNP làm thước đo chuẩn, ở Việt Nam GDP và
GNP là tương đương nhau.
Về con số tuyệt đối, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục năm 2000 so với
năm 1996 tăng gấp 1,6 lần (Tính theo tỷ giá hối đối chuyển đổi ra USD thì gấp 1,14
lần). Mặc dầu vậy, ngân sách Nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu
của giáo dục. Phần lớn ngân sách chi cho giáo dục (có nơi đến 90%) dùng để trả lương
và các khoản phụ cấp theo lương.
Tuy nhiên, bản báo cáo của BGD thiếu phần phụ thu ngồi học phí như đóng
vào qũi xây trường, đóng mua sách giáo khoa, đóng quĩ phụ huynh, đóng tiền học
thêm. Phần phụ thu như cho xây dựng trường ở Quảng Trị cịn cao hơn cả học phí
(xem bảng 3). Các địa phương khác khơng rõ có thu hay khơng vì khơng thấy ghi
trong quyết định của sở giáo dục tỉnh. Riêng tỉnh Quảng Trị và TPHCM thì vi phạm
Hiến pháp vì thu học phí tiểu học (dưới danh nghĩa hoặc là học phí, phí phục vụ hay
phí học ngoại ngữ tăng cường). Phần phụ thu tùy địa phương quyết định cho nên, tỉnh
nghèo như Quảng Trị lại thu nhiều hơn tỉnh giầu như Đồng Nai.
Bảng: Tiền học phí và xây trường, phụ thu do sở giáo dục quyết ở một số
tỉnh, hàng tháng (ngàn đồng)
Qui định
Học phí
của Bộ về
trường

trường
cơng/tháng
cơng

Đồng Nai

Quảng Trị

TPHCM

Cơng

Bán
cơng

cơng

Bán
cơng

Hiện nay, cơng

Dự kiến,
cơng

120

50

80


40

180-230

0

80

Mẫu giáo

15-80

38

Tiểu học

0

0

10

0 (nhưng ít nhất 0 (thực chất
phải trả 85
không phải


ngàn/tháng)


0, coi chú
thích)

Trung học
cơ sở

4-20

12

20

120

15

90

Trung học
phổ thơng

8-35

22

35

120

30


140

Tiền xây
trường/năm
Mẫu giáo

Khơng Khơng



100

120

Khơng rõ

Không rõ

Tiểu học

Không Không



100

120

Không rõ


Không rõ

Trung học
cơ sở

Không Không



120

150

Không rõ

Không rõ

Trung học
phổ thông

Không Không



150

180

Không rõ


Không rõ

Ngân sách giáo dục của Việt Nam gồm hai phần chính: chi thường xuyên và chi
cơ bản. Chi phí cơ bản: Ngân sách xây dựng cơ bản cho giáo dục bao gồm các dự án
cơ sở hạ tầng như: xây dựng lớp và nâng cấp trường lớp hiện tại. Tiến trình phân bổ
ngân sách này bị tách khỏi ngân sách chi thường xuyên. Đầu những năm 1990, đầu tư
xây dựng trường là rất lớn, hiện tại chi phí này chiếm khoảng 18% tổng chi cho giáo
dục. Ngân sách phát triển hạ tầng không thể theo kịp tốc độ tăng số trẻ đi học và
đương nhiên thiếu lớp học , thiết bị trường học và nguồn bảo dưỡng là khó tránh khỏi.
Vì vậy, bổ sung nguồn lực đầu tư cơ bản là cấp thiết để giải quyết về vấn đề thiếu hụt
lớp học. Xây dựng bản trường học được phân cấp như sau:
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học và phổ thông cơ sở do cá nhân và
chính quyền xã; trường trung học phổ thơng: chính quyền quận huyện; trường dạy
nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng của tỉnh, thành: chính quyền tỉnh, thành phố;
một số trường dạy nghề, cao đẳng của bộ: ngân sách bộ; một số trường cao đẳng trung
ương và tất cả các trường đại học: ngân sách xây dựng cơ bản của Nhà nước. Nhìn
11


chung, phần xây dựng trường nhân dân đóng góp rất lớn. Trong ngân sách giáo dục
Nhà nước chi một nửa. Riêng phần chi ngân sách Nhà nước, kể cả vốn trong nước và
nước ngoài, ngày một tăng: năm 1991 là 2,7%, năm 1997 là 7,6% tổng ngân sách xây
dựng cơ bản của Nhà nước.
Tuy Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương và nhân dân có rất nhiều cố
gắng xây dựng trường sở, nhưng cho đến nay, hàng chục nghìn lớp học phải học 3
ca/ngày, số trường loại cấp 4 còn khá lớn, bảng đen còn thiếu, bàn ghế học sinh chưa
đạt chuẩn còn nhiều.

Năm

Xây dựng cơ bản
( tỷ đồng)

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

2135

6645

9530

9530

9593

11550

9230


58,2

101,3

175,0

278,0

400

578

708

2,7

1,5

1,8

2,8

3,5

5,9

7,6

Đầu tư xây dựng

cơ bả cho
GD&ĐT
Tỉ trọng (%)

Chi phí thường xuyên. Chi phí thường xuyên trong giáo dục bao gồm một cục
chi chung cho các bậc học. Ngân sách chi thường xuyên ở bậc học cơ sở được xây
dựng ở cấp trường và do Phòng Giáo dục huyện tổng hợp đưa vào kế hoạch rồi đệ
trình lên ủy ban nhân dân huyện và sở giáo dục – đào tạo. Ngân sách được chia làm
hai phần: chi lương gồm lương giáo viên, lương trợ cấp và chi ngoài lương gồm quản
lý hành chính, bảo dưỡng, tài liệu dạy và học. Số chi lương giáo viên luôn đứng đầu
trong bảng phân bố ngân sách, kết quả là có sự thiếu hụt nghiêm trọng về tài liệu và
dụng cụ học tập, chi bảo dưỡng ở mức tối thiểu tại cấp trường, ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng dạy và học cũng như hiệu quả đầu tư của nghành.
Nhìn chung so với yêu cầu của nghành giáo dục, ngân sách Nhà nước chỉ đáp
ứng 50% - 60% nhu cầu cần thiết. Phần lớn (80 – 90%) ngân sách chi cho giáo dục chỉ
đủ trả lương, một phần nhỏ (khoảng 15 - 20%, có tỉnh dưới 10% ) dùng các khoản chi
khác, trong đó có rất ít tiền để mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học. Đánh giá chung toàn

12


quốc chỉ đáp ứng được 10% các thiết bị dạy học cần thiết, nhiều thiết bị lạc hậu, vẫn
còn lớp học 3ca/ngày, mới có 50% số lớp xây kiên cố. So với ngân sách một số nước,
ngân sách chi cho giáo dục Việt Nam thuộc diện thấp nhất trong vùng.
Chi chương trình mục tiêu. Để tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu lớn, có
ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra một các chương
trình quốc gia và đã có những hiệu quả rõ rệt.
2.1.3 Ngân sách từ cha mẹ học sinh và cộng đồng
Từ năm 1990 -1991, theo quyết định của Quốc hội tất cả học sinh tiểu học
không phải đóng học phí. Các học sinh từ trung học cơ sở trở lên phải đóng học phí

theo các mức khác nhau. Các học sinh nghèo, các gia đình chính sách được miễn hoặc
giảm. Tính chung trong cả nước, số học sinh được miễn giảm chiếm khoảng 1/3 tổng
số học sinh. Số học sinh học hệ B phải đóng học phí cao hơn hệ A. Trong những năm
qua tiền học phí thu được đều để lại nhà trường, một phần để tăng thu nhập cho giáo
viên phần con lại để mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học.
Do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chỉ mới đáp ứng được từ 26 – 60% nhu
cầu hoạt động của các nhà trường, cho nên trong thời gian qua, hầu hết các trường cịn
định ra nhiều khoản thu khác đói với học sinh.
Sau đây là số liệu thống kê tổng các nguồn tài chính cho giáo dục khơng kể các
khoản thu thêm ( tỉ đồng)
Bảng: Tổng nguồn tài chính cho GĐT kể các khoản thu thêm mà bộ khơng
tính (tỷ đồng)
2001

2002

2003

2005

2006

23.121

26.548

34.392 42.530

52.113


63.568

1.1 Thu từ ngân sách

19.747

22.601

28.951 34.872

42.943

54.798

Chi thường xuyên

16.082

18.754

24.162 28.712

35.717

44.798

Chi đầu tư

3.665


3.847

4.789

6.160

7.226

10.000

1.2 Thu học phí

1.904

2.127

2.593

3.418

3.870

4.329

1.3 Thu sổ số, cơng trái

1.470

1.820


2.848

4.240

5.300

4.441

1. Tổng nguồn thu (báo cáo của
BGD)

13

2004


(a) Khoản thu thêm khơng kể học
phí dựa vào chi phí cho giáo dục

18.977

26.09
2

của TCTK
(b) Khoản thu thêm khơng kể học
phí dựa vào chi phí cho giáo dục

13.199


18.52
1

của BGD
(2) Tổng chi cho giáo dục theo
TCTK (1+a)
(3) Tổng chi cho giáo dục BGD
(1+b)

61.507

89.660

55.729

82.089

715.30

GDP

7

Tỷ lệ chi cho giáo dục/GDP
theo TCTK
Tỷ lệ chi cho giáo dục/GDP
theo BGD

973.791


8.6%

9.2%

7.8%

8.4%

2.1.4 Các chương trình tài trợ quốc tế và nước ngồi
Việt Nam từ lâu đã có sự hợp tác rộng rãi với các nước, các tổ chức quốc tế
như: Ngân hang Thế giới; Ngân hang phát triển châu á, UNESCO; Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP)…
Trong 10 năm qua ( 1985-1995), Qũy phát triển Liên hợp quốc cung cấp cho
Việt Nam hơn 10 đề án, trong đó phải kể đến đề án điều tra tổng thể về giáo dục và
nguồn nhân lực.
Qũy nhi đồng Liên hợp quốc với nhiều dự án cho giáo dục Việt Nam với trị giá
khoảng 2.000.000 USD/năm.
Ngân hàng thế giới cho vay đến nay tổng số là 80.000.000đ USD để hiện đề án
giáo dục tiểu học.

14


Trong các chương trình hợp tác với nước ngồi phải kể đến sự giúp đỡ của Liên
Xô trước đây đã đào tạo một số tiến sĩ, hơn 3000 phó tiến sĩ, hơn 5000 sinh viên các
loại…
2.2 Nguyên nhân thực trạng trong đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở
Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Thành tựu
a) Về chất lượng:

- Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt
Nhờ việc quan tâm và đầu tư thích đáng vào giáo dục – đào tạo của Đảng và
Nhà nước, nhân dân nên giáo dục nước ta đã đạt những chuyển biến tích cực. Trình độ
hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được
nâng cao, giáo dục phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học
sinh phổ thông đạt giải cao tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có
tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và
khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước…
Nhờ có những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác chỉ số phát
triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) 10 năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: tiwf 0,456 – xếp thứ 121
tăng lên 0,682 – xếp thứ 101/174 nước. So với chỉ số phát triển kinh tế ( GDP/người),
HDI vượt lên 19 bậc.
- Tăng tốc phát triển giáo dục và đào tạo không ngừng
Tốc độ phát triển về giáo dục và đào tạo là một chỉ tiêu phản ánh một cách khá
rõ nét hiệu quả giáo dục và đào tạo,bởi nó khơng chỉ cho thấy mức độ hoàn thành các
mục tiêu giáo dục và đào tạo mà còn cho thấy xu hướng của giáo dục và đào tạo để từ
đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể dự đốn được xu thế của sự phát
triển, nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tốc độ gia tăng các trường học ở tất cả các cấp bậc học đều có sự gia tăng
khơng ngừng qua các năm đó là tốc độ phát triển về số lượng trường học của bậc trung
học phổ thơng.Bên cạnh đó, tốc độ phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh cũng
không ngừng tăng lên.
b) Về quy mô

15


Quy mô giáo dục khôn ngừng tăng lên: Đầu năm học 2001 – 2002 , tổng số
học sinh , sinh viên cả nước gần 23 triệu, khoảng 2/4 so với năm học 1995 -1996, xu

hướng đi học đúng độ tuổi tăng, quy mô giáo dục tiểu học ổn định dần.
Bảng so sánh cơ cấu học sinh 1995 -1996 với năm học 2001 -2002 (nghìn người).
CĐ -

Năm học

MN

TH

THCS

THPT

CNKT

THCN

1995 -1996

1932

10229

4313

1020

59


170

414

2001 -2002

2488

9337

6254

2334

800

1950

974

ĐH

Mạng lưới trường lớp được mở rộng , tiếp tục củng cố và phát triển rộng khắp
trong cả nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
Hiện nay, cả nước có 35.239 trường học ( gồm 9.530 trường mầm non, mẫu
giáo; 13.934 trường tiểu học; 9362 trường THCS; 1966 trường THPT; 252 trường
THCN; 114 trường CĐ; 109 trường ĐH).
Các mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện, phổ
cập THCS đang được đẩy mạnh, vừa học vừa làm trở thành sinh hoạt phổ biến trong
đời sống xã hội.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có chuyển biến tích cực. So sánh năm học
1995 – 1996 với năm học 2000 – 2010 ta thấy:
Tỷ lệ bỏ học lưu ban giảm dần. Tỷ lệ lưu ban ở tiểu học giảm từ 4,81% xuống
còn 2,99%; trung học từ 2,37 còn 1,48%; trung học phổ thơng từ 1,39% cịn 1,18%. Tỷ
lệ bỏ học ở tiểu học giảm từ 7,16% xuống còn 3,67% ; trung học từ 9,42% cịn 7,30%;
trung học phổ thơng từ 8,97% còn 6,35%
Hiệu suất đào tạo (tỷ lệ giữa học sinh tốt nghiệp so với số học sinh đầu khóa
học tăng lên : ở tiểu học từ 60,87 lên 74,42%; trung học từ 60,22 lên 70,01%; trung
học phổ thông từ 74,42 lên 83,16%).
Hệ thống trường chuyên lớp chọn được duy trì, phát triển và đạt chất lượng cao
trong giảng day học tập. Nhiều học sinh đạt được các giải cao trong các kỳ thi học sinh
giỏi quốc gia và quốc tế. Các nội dung giáo dục được đảm bảo, công tác nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm
giáo dục đã đạt được các thành tích nhất định.
-Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố tăng
cường và có nhiều chuyển biến tích cực.

16


Giáo viên là động lực. là yếu tố quyết định sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục là chiếm một phần lớn trong đội ngũ công chức, viên
chức của Nhà nước. Trong những năm qua, nghành giáo dục – đào tạo đã tập trung xây
dựng đội ngũ nhà giáo đồng bộ hóa về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Năm
học 2001 – 2002 số giáo viên toàn nghành là 865.485, tăng 24% so với năm 1995 –
1996. Số giáo viên mầm non và phổ thông là 823.091, tăng 32%; giáo viên trung học
chuyên nghiệp 10,189 người tăng 15%; giảng viên đại học là 32.205 người, tăng 45%.
Chất lượng đội ngũ được nâng cao, đến đầu năm học 2001 – 2002, có 42,25%
giáo viên mầm non, 78,5% giáo viên tiểu học, 85,62% giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học phổ thơng đạt trình độ chuẩn theo quy luật giáo dục.

Cơ sở vật chất thiết bị trường học được tăng cường, tạo điều kiện để nâng cao
chất lượng dạy học. Đến năm học 2001 – 2002, tổng số phịng học của các trường phổ
thơng là 436.281 tăng 18.451 phòng so với năm học trước, tỷ lệ phòng học cấp 4 và
kiên cố chiếm hơn 80%. Trong đó số phòng học cấp 4 và kiên cố là 363.417 phòng,
tăng 27.625 phòng. Cuối năm học 2001 – 2002 cả nước có 1.708 trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia, chiếm 12,3% số trường tiểu học trong cả nước. Nhiều trường tiểu học
đã có điều kiện để học sinh học 2 buổi/ngày tại trường. Các trường phổ thông dân tộc
nội trú, cao đẳng sư phạm và đại học đã được nâng cấp. Công tác xây dựng thư viện
trường học, trang bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tính riêng
năm học 2000 – 2001 , đã dành 98 tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng thư viện trường học.
Đã có 15.534 trường học có thư viện, chiếm 64% tổng số trường. Trong đó, số thư
viện đạt chuẩn là 7.071 , chiếm 45%.
Ngân sách chi cho giáo dục liên tục tăng trong những năm qua, đảm bảo yêu
cầu định mức do Nghị quyết trung ương 2 đề ra.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, giáo dục đã trở thành sự nghiệp
của toàn dân, toàn Đảng.Các hoạt động xã hội hóa giáo dục đã huy động được tiềm
năng và nguồn lực lớn của xã hội, mở rộng quy mơ, đa dạng hóa các loại hình trường
lớp…Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài
nước để phát triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, trợ giúp học
sinh, sinh viên khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cá nhân cũng tích cực hưởng ứng phong
trào này.
Cơng tác quản lý giáo dục đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
c) Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phát triển cao

17


Bảng : Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000 – 2005

Tổng chi cho giáo dục

(tỷ)
Tỷ lệ chi/ GDP (%)
Tỷ lệ ngân sách cho
giáo dục/ GDP

2000

2001

2002

2003

2004

2005

23,219

25,882

34,088

37,552

54,223

68,968

5,3


5,4

6,4

6,1

7,6

8,3

3,2

3,2

3,8

3,7

4,6

5

( Nguồn: www.VietNamNet.vn)
Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm 2000-2005 rất
lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước.
Bảng: Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước năm 2005
Việt Nam

Mỹ


Pháp

Nhật

Hàn Quốc

OECD

8,3

7,2

6,1

4,7

7,1

6,1

5

5,3

5,7

3,5

4,2


4,9

3,3

1,9

0,4

1,2

2,9

1,2

60

74

93

74

59

80

40

26


7

26

41

20

Chi tiêu cho
giáo dục/
GDP(%)
Từ ngân sách
Từ dân và các
nguồn khác
Tỷ lệ chi tiêu
cho giáo dục
(%)
Từ ngân sách
Từ dân và các
nguồn khác

( Nguồn: www.VietNamNet.vn)
Qua bảng cho thấy tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các
nước phát triển cao thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc.

18


2.2.2 Hạn chế

Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định, song giáo dục
ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, đồng thời đang đứng trước nhiều khó
khăn thách thúc cần phải vượt qua. Cụ thể là:
-Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước
chưa tiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu
vực và trên thế giới. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy
sáng tạo, kỹ năng thực hành, thích ứng nghề nghiệp. Nội dung và phương pháp dạy
học cịn lạc hậu, ít gắn với thực tế cuộc sống, phát huy tính độc lập sáng tạo của sinh
viên còn hạn chế.
-Cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ cấu nghành nghề, cơ cấu xã hội và cơ cấu
vùng miền trong hệ thống giáo dục còn chưa hợp lý. Công tác chỉ đạo cũng như tâm
lý.
- Tại các nước phát triển cao OECD, tỷ lệ học sinh ở các trường chuyên nghiệp
lên tới 45%. Học sinh Việt Nam đang có xu hướng lên đại học kiếm bằng cấp thay
bằng học nghề, do đó xảy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ.
- Nhu cầu học tập của xã hội và chất lượng phục vụ đòi hỏi ngày càng cao, tỏng
khi đó nguồn thu của ngân sách nhà nước tăng chậm…..
2.2.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập về mặt chủ quan là do trình độ quản
lý Nhà nước và giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Nền kinh tế
đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng nghành giáo dục vẫn
chưa thoát khỏi những quan niệm và cách làm việc của cơ chế kế hoạch hóa , tập trung
bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mơ đúng đắn để xử lý
mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nhiều vấn đề lý luận phát
triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm căn cứ cho
cho các chủ trương công tác tổ chức và cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế
tuyển chọn, bồi dưỡng và sàng lọc cán bộ quản lý chưa đảm bảo để có bộ máy quản lý
giáo dục đủ mạnh đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, trong một số bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp các nghành,
quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được nhận thức đầy đủ và chưa phát

huy tác dụng chỉ đạo trong hành động. Ở khơng ít các địa phương, mối quan hệ liên

19


kết, phối hợp giữa các nghành, các cấp, các lực lượng xã hội với nghành giáo dục chưa
chặt chẽ, thiếu đồng bộ, việc kết hợp giáo dục Nhà trường với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội tuy được quan tâm nhưng thiếu hiểu biết cụ thể. Về mặt khách quan,
khó khăn lớn nhất là nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu dân trí, nhân lực, nhân
tài phục vụ công việc phát triển KT – XH thì rất cao nhưng năng lực, điều kiện đảm
bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục lại rất hạn chế. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân
rất quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Ngân sách đầu tư
của Nhà nước mới đủ để duy trì bộ máy, trong ngân sách giáo dục chi cho con người
( lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp ) chiếm tỉ trọng rất lớn song vẫn chưa đảm bảo
đời sống giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Chi cho cơng việc mua sắm, sửa chữa chỉ
cịn 15-20%. Phần chi cho hoạt động giảng dạy và học tập chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 710% ) không đảm bảo nhu cầu cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập về trng thiết bị
thí nghiệm, thư viện... Sự thiếu hụt về nguồn lực nhất là cơ chế chưa hợp lý về phân bố
cịn có chỗ chưa hợp lý. Các căn cứ để xác định mức phân bố ngân sách còn phức tạp,
thiếu cơ sở khoa học và sự thống nhất. Theo nghiên cứu của phân ban phát triển chính
phủ Anh và Bộ giáo dục Việt Nam, có 40 sự khác biệt trong hệ thống tài chính cho
giáo dục ( cấp phát theo dân số, theo số học sinh, tỷ lệ giáo viên/học sinh, mức
lương...) Kinh phí cấp cho giáo dục theo đầu người dân như hiện nay, nếu xét về hình
thức là có sự cơng bằng giữa các tỉnh. Nhưng thực chất không tạo được động lực phát
triển giáo dục ở các địa phương, đặc biệt là ở những nước có nền giáo dục phát triển.
Tỉnh, huyện và trường lại được cấp phát ngân sách trên số học sinh đến trường. Việc
quản lý và sử dụng nguồn lực bao gồm ở các nguồn do nhân dân đóng góp trực tiếp
theo chủ trương XHH, chưa được tập trung, thống nhất, sử dụng kém hiệu quả đang là
thách thức lớn đối với nghành giáo dục. Mức độ đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa hợp
lý, thiếu khách quan, chưa phù hợp giữa quy mô đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất
hiện có. Việc xây dựng ít nhất ở mỗi huyện một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có

tác dụng làm nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường song lại kéo theo nguy cơ tập
trung nguồn lực ở một nơi, làm giảm nguồn lực ở những nơi có nhu cầu cao dẫn đến
làm tăng sự bất bình đẳng về chất lượng trường học. Hơn nữa, tình trạng thiếu việc
làm, các cơ sở kinh doanh khơng thu hút hết lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo,
ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục, gây trở ngại cho việc phân luồng và cân đối cơ

20


cấu đào tạo, cũng cần phải thấy rằng những chậm trễ trong cải cách hành chính Nhà
nước, đổi mới quản lý kinh tế, tài chính và chính sách lao động, tiền lương cũng là
những yếu tố tác động không thuận lợi trong sự phát triển giáo dục.

Chương 3: Một số giải pháp khắc phục thực trạng trên nhằm tăng cường đầu tư
phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới
3.1 Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
3.1.1 Định hướng phát triển đối với mục tiêu về giáo dục – đào tạo
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu
cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong
thời kỳ CNH – HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy,
mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 là:
a) Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với
trình độ tiến tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới
một xã hội học tập, phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thốt khỏi tình trạng tụt hậu
trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
b) Ưu tiên nâng cáo chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực
khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và cơng nhân kỹ
thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh
tiến độ phổ cập trung học cơ sở.

c) mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học
và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa
nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháo dạy – học; đổi mới quản lý
giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

21


3.1.2 Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo đối với việc tăng cường
nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục – đào tạo.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để
phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hóa và hiện đại hóa
trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
a) Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác.
Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất
20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân
hàng Thế giói (WD), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế và các
nước.
Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho
vùng nông thôn miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu
tư ngồi ngân sách nhà nước. Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em gia
đình nghèo. Trong thời gian 2001 -2005, hàng năm nhà nước dành kinh phí từ ngân
sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400 – 500 cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi
dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.
Huy động nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngồi
nước và sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục.
b) Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền
chủ động về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính cơng khai và chế độ kiểm tốn
nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hồn thiện cơ

chế, chính sách tín dụng cho giáo dục
c) Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng them trường, lớp để đẩy nhanh
tiến độ phổ cấp giáo dục trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thong học và
hoạt động cả ngày tạo trường lên tới 70% nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo
chuẩn quốc gia lên tói 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan tâm xây dựng kiên cố, bán
kiên cố cho các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng
các cơ sở giáo dục.
d) Tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và
100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng internet. Mở cổng kết nối internet trực
tiếp cho hệ thống đại học.
22


e) Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thơng
đều có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các
trường đại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc
gia, khu vực và quốc tế.
f) Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các
trường đại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ
ở một số trường cao đẳng.
3.2 Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở Việt
Nam trong thời gian tới
3.2.1 Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho giáo dục
a) Mở nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngồi cơng lập
Bên cạnh việc ủng cố các trường cơng lập giữ vai trị chủ đạo, lấy đó làm nịng
cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngồi cơng lập,
tạo cơ hội cho mọi người nang cao trình độ tiếp cận được những kiến thức mới, tiến bộ
khoa học kỹ thuật để vận dụng.

b) Khai thác các nguồn lực xã hội để phát triên giáo dục
Việc huy động dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được xem xét một
cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân ở từng vùng địa phương trên
cơ sở bảo đảm cơng bằng xã hội, có chính sách học phí phù hợp, đồng thời có chính
sách trọ cấp xã hội và cho vay vốn để đi học.
Điều chỉnh mức học phí ở các trường phổ thơng tại các địa bàn thành phố, thị
xã, thị trấn và vùng có thu nhập bình quân cao( trên mức thu nhập bình quân cả nước );
thu học phí thấp hơn đối với vùng có thu nhạp bình qn thấp ( dưới mức thu nhập
bình qn cả nước); miễn học phí đối với vùng xâu, vùng xa. Nâng mức học phí ở các
trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đảng và đại học.
Việc thu học phí ở các trường cơng cùng với kinh phí do ngân sách cấp phải
đáp ứng được nhu cầu chi, bảo đảm mức lương thỏa đáng cho giáo viên chấm dứt việc
thu tiền của học sinh một cách tùy tiện, kể cả việc thu tiền dạy thêm trái đạo đức và
nguyên tắc sư phạm.
c) Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và
tập thể đầu tư phát triển giáo dục.
Việc phát triển các quỹ khuyến học do nhân dân tự nguyện đóng góp cũng với
việc đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngồi cơng

23


×