Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM sử (sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK lịch sử lớp 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 18 trang )

A. TỔNG QUAN
I. Thực trạng vấn đề của sáng kiến
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu
đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy - học bộ môn, việc biên soạn Sách giáo
khoa Lịch sử Trung học sơ sở nói chung, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 nói riêng có
nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được
biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở
lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là học sinh khơng khơng phải
học thuộc lịng Sách giáo khoa mà cần tìm tịi, nghiên cứu những sự kiện có trong
Sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em
tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử. Do đó những thơng tin
trong Sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy
nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là các câu hỏi, bài tập, yêu cầu học sinh
thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số
lượng kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong Sách giáo khoa
khơng chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn
cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong Sách giáo khoa
cịn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc
với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ... sẽ tìm tịi, khám phá những kiến thức cần thiết liên
quan đến nội dung bài học mà tác giả Sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học
sinh.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, giáo viên đã có nhiều cố gắng thay đổi
phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
thông qua các phương pháp dạy học như : ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình… ; tích
cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thơng qua hoạt
động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học
sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ; trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và
khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ,
mô hình, ứng dụng cơng nghệ thơng tin… ; học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung


suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà,
tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đạt hiệu quả trong quá trình lĩnh
hội kiến thức.
Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa là biện pháp
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề
này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, nguyên nhân của tình trạng này có
nhiều, song chủ yếu là :
- Thứ nhất, về phía giáo viên :
+ Phần đa giáo viên Trung học cơ sở phải dạy nhiều môn, thời gian dành để
nghiên cứu, tìm tịi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
trong lớp còn hạn chế ;
1


+ Nhiều giáo viên ngại dạy Lịch sử. Một số giáo viên không nắm chắc các
nhân vật, sự kiện lịch sử ;
+ Nhiều giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ trong Sách giáo khoa và coi
đây là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất trong dạy học Lịch sử mà chưa thấy hết
vai trò quan trọng của kênh hình khơng chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp
một lượng thơng tin đáng kể, mà cịn là phương tiện trực quan có giá trị, giúp cho
bài học Lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn gây hứng thú học tập cho học sinh ;
+ Khơng ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình
trong Sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng, chuyên đề giáo viên hầu như chỉ
được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung Sách giáo
khoa, không chú trọng bồi dưỡng về khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo
khoa trong khi kênh hình trong Sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với
trước ;
+ Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại
ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn rập khn
mang hình thức minh hoạ cho bài giảng ;

+ Sĩ số lớp tương đối đơng, số tiết thực dạy/tuần/lớp ít nên thời gian kèm cặp
học sinh trong các tiết học chưa nhiều.
- Thứ hai, về phía học sinh : Nhiều em có suy nghĩ không đúng về mục tiêu
của môn Lịch sử, không thích học lịch sử, coi lịch sử là mơn “phụ”. Phần đa bố mẹ
các em là người dân tộc vùng cao có trình độ văn hố thấp nên chưa thật sự coi
trọng việc học tập của con em mình, sự hướng dẫn các em còn nhiều hạn chế cả về
thời gian và phương pháp học.
II. Lý do tạo ra sáng kiến
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, người giáo viên phải ln tìm
tịi, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học phù hợp,
giúp học sinh có hứng thú học tập, tiết dạy không bị nhàm chán.
Trong dạy học Lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan
trọng, tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn
cho học sinh, học sinh từ chỗ coi Lịch sử là môn phụ đến u thích bộ mơn Lịch sử.
Đối với giáo viên khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa khơng chỉ làm
cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà cịn góp phần quan trọng trong việc
tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, phát triển ở học sinh kĩ
năng quan sát, trí tưởng tượng tượng, tư duy, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh. Đối với học sinh, thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, các em sẽ hiểu
sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật phát triển của xã
hội, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử ; hình ảnh được lưu
giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan.
Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy
học Lịch sử nhằm giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng
chương qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.
2


Vậy làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của mơn Lịch
sử ? Có rất nhiều biện pháp như : sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu

hỏi gợi mở, thảo luận nhóm...
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, dạy
học Lịch sử lớp 8 nói riêng, tơi xin trình bày một số vấn đề về việc : “Khai thác, sử
dụng kênh hình trong Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8”. Với việc nghiên cứu vấn
đề này, tôi mong muốn sẽ khắc phục thực trạng những hạn chế trong việc dạy - học
Lịch sử đã nêu ở trên, góp phần giúp giáo viên dạy học Lịch sử lớp 8 bớt khó khăn,
đạt hiệu quả cao hơn.
B. NỘI DUNG
I. Giải pháp của sáng kiến
1. Giải pháp “Khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch
sử lớp 8”
1.1. Các loại kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8
1.1.1. Bản đồ, lược đồ lịch sử
- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và
không gian. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp cho học sinh suy nghĩ và giải thích
các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát
triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học.
- Về hình thức : bản đồ lịch sử khơng cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự
nhiên mà cần có nhiều kí hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố,
vùng kinh tế, địa điểm trên bản đồ phải đẹp chính xác rõ ràng.
- Về nội dung : bản đồ chia làm 2 loại chính
+ Bản đồ tổng hợp : phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một
nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kỳ nhất định, trong những điều kịên
tự nhiên nhất định. Ví dụ các bản đồ “Sự phân chia thuộc địa của các nước đế
quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, “Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1948”,
“Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945”… ;
+ Bản đồ chuyên đề : nhằm diễn tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt của
quá trình lịch sử, như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước
trong một giai đoạn lịch sử. Ví dụ các bản đồ “Bọn phản cách mạng tấn công nước
Pháp năm 1793”, “Nước Nga Xơ-viết chống thù trong giặc ngồi 1918 - 1920”,

“Khởi nghĩa Hương Khê”, “Khởi nghĩa Yên Thế”…
1.1.2. Tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử
Tranh ảnh lịch sử lấy chủ đề về lịch sử như chân dung các nhân vật lịch sử,
quang cảnh lịch… nhằm tạo biểu tượng, khôi phục lại hình ảnh con người, nhân
vật, biến cố, sự kiện một cách cụ thể, sinh động và khá sát thực.
1.1.3. Sơ đồ lịch sử
3


Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung, sự kiện bằng những hình học đơn giản,
diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, mối quan hệ giữa các
sự kiện lịch sử. Ví dụ như sơ đồ “Bộ máy công xã Pa-ri 1871”, “Sơ đồ so sánh sự
phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên-xô trong những năm 1929 - 1931”,
“Sơ đồ tổ chức chính quyền của Pháp ở Đơng Dương”…
1.1.4. Biểu đồ lịch sử
Là kênh hình dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự
kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Biểu đồ
thường được biểu diễn trên trục hoành (ghi thời gian) và trục tung (ghi sự kiện).
1.1.5. Hình vẽ lịch sử
Hình vẽ có giá trị như một tư liệu lịch sử cung cấp hiểu biết về tư liệu lịch
sử.
1.2. Một số nguyên tắc khi khai thác kênh hình cũng như sử dụng đồ
dùng trực quan Lịch sử 8
- Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn
và khai thác ;
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng kênh hình (khơng chỉ cụ
thể hố kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất của sự kiện) ;
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc sử dụng kênh hình, đồng thời rèn luyện
khả năng thực hành của học sinh (vẽ bản đồ, miêu tả bản đồ, miêu tả nhân vật…).
1.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong Sách

giáo khoa mơn Lịch sử lớp 8
- Thứ nhất : Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu về kênh hình,
giáo viên chuẩn bị thật kĩ. Giáo viên tìm hiểu, nắm vững nội dung của kênh hình đó
bằng việc đọc sách tham khảo, báo, mạng Internet, ti vi...
- Thứ hai : Để chuẩn bị cho một giờ học mới, giáo viên yêu cầu học sinh đọc
trước bài ở nhà, tự tìm hiểu về kênh hình trong bài học đó.
- Thứ ba : Khi giảng dạy, giáo viên yêu cầu các em học sinh quan sát kênh
hình để xác định một cách khái quát nội dung kênh hình cần khai thác. Giáo viên
giải thích bảng chú giải trong kênh hình, đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình
bày về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả
lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình cung cấp cho học sinh.
Đồng thời qua nghiên cứu, tìm hiểu kênh hình sẽ dễ dàng giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức cho học sinh.
1.4. Cách khai thác và sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa môn
Lịch sử lớp 8
1.4.1. Bản đồ và lược đồ
- Lược đồ trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong
dạy học lịch sử, nó khơng chỉ góp phần tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch
sử với những nét điển hình đặc trưng nhất.
4


- Trên lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời
điểm, địa điểm cung một số yếu tố địa lí nhất định.
- Việc sử dụng bản đồ, lược đồ không những ghi nhớ, xác định các địa điểm
lịch sử mà còn hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú
dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau các quy ước ấy là những hiện tượng lịch sử sinh
động.
- Cách sử dụng bản đồ, lược đồ : Giới thiệu cụ thể tên bản đồ, lược đồ và giải
thích rõ các kí hiệu trên đó sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung

lịch sử.
+ Cách một : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược
đồ và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên bản đồ, lược đồ, sau đó
giáo viên tư tường thuật ngắn gọn nội dung.
+ Cách hai : Giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng
những câu hỏi để gợi ý học sinh nắm được nội dung lịch sử cuối cùng giáo viên
lược thuật ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên bản đồ, lược đồ.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 21 “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX”.

Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
- Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, giải thích bảng chú giải,
hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp với tìm hiểu Sách giáo khoa và đặt
một số câu hỏi để học sinh trả lời : Em có nhận xét gì về vị trí, địa bàn hoạt động
của nghĩa quân Hương Khê ? Em hãy cho biết chiến thuật mà nghĩa quân áp dụng
trong cuộc chiến chống quân Pháp ? Thời gian hoạt động của nghĩa quân kéo dài
trong bao lâu ?
- Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời câu hỏi. Để
thấy được toàn cảnh cuộc khởi nghĩa giáo viên sử dụng lược đồ kết hợp với lời nói
tường thuật ngắn gọn : Căn cứ chính ở Ngàn Trươi, Vụ Quang (Hương Khê - Hà
Tĩnh). Ở đây có núi cao, rừng rậm, sơng ngịi, khe suối che chở nên nghĩa quân có
điều kiện thuận lợi chiến đấu ; địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng, cả bốn tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ; chiến thuật của nghĩa quân là sử
dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình
5


chuẩn bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù, nghĩa quân chủ yếu
thực hiện lối đánh du kích, lấy yếu chống mạnh, làm cho quân Pháp nhiều phen
khốn đốn. Thời gian hoạt động của nghĩa quân kéo dài 10 năm.

Vì vậy học sinh tự so sánh với các cuộc khởi nghĩa khác, có thể khẳng định
được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình của phong trào Cần
Vương.
Ví dụ 2 : Với lược đồ tổng hợp diễn biến của cuộc chiến tranh khi dạy bài 21
“Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945”.
- Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ “Chiến tranh thế giới thứ
hai 1939 - 1945”, giải thích cho học sinh các kí hiệu trên lược đồ :
+ Lãnh thổ của Đức, I-ta-lia, Nhật Bản trước khi nổ ra chiến tranh. Những
nước trung lập, nước bị phát xít chiếm đóng.
+ Mũi tên màu xanh là hướng tiến cơng của trục phát xít (Đức, I-ta-lia ở châu
Âu và Bắc Phi, Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương).
+ Mũi tên màu đỏ là hướng tiến công của quân đồng minh.

- Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời :
+ Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến
tranh ? (Bởi vì Ba Lan là nước có nhiều tài ngun quan trọng phục vụ cho cơng
nghiệp chiến tranh, có thể dùng Ba Lan làm bàn đạp để tấn công Liên Xô và nhiều
nước châu Âu khác).
+ Tại sao Đức chiếm Ba Lan (đồng minh Anh, Pháp), các nước Anh, Pháp
chỉ tuyên mà không chiến với Đức ? Tại sao Đức chiếm được Ba Lan lại không tấn
công Liên Xô mà lại tấn công các nước tây Âu trước sau đó mới đánh Liên Xơ ?
Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào ? Nhân dân Liên Xơ đã
chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao ? Quá trình bành trướng của phát xít Nhật
ở châu Á - Thái Bình Dương ?
6


- Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời câu hỏi. Để
thấy được toàn cảnh cuộc chiến tranh giáo viên sử dụng lược đồ kết hợp với lời nói
tường thuật :


Giai đoạn
một
(Từ
01/9/193
9 đến đầu
1943)

Giai đoạn
hai
(Từ đầu
1943 đến
8/1945)

Mặt trận
Xô - Đức
- 01/9/1939, Đức - Ba
Lan.
- 22/6/1941, Đức Liên Xô.

- Liên Xô đã lập nên
chiến thắng lẫy lừng
Xit-ta-lin-grat (19/12
đến
ngày
02/02/1943),
Liên
Xô, Anh, Mỹ tấn
công Đức : Đông Âu
được giải phóng.

- 26/4 đến ngày
09/5/1945, Liên Xơ
mở chiến dịch Beclin : 09/5/1945 Đức
đầu hàng đồng minh
vơ điều kiện.

Diễn biến chính
Mặt trận
Mặt trận Châu Á phía Tây Thái Bình Dương
- 9/1939 07/02/1941,
đến
Nhật tấn cơng
06/1941,
hạm đội Mĩ ở
Đức thơn Trân Châu Cảng
tính hầu và đánh chiếm
hết
các tồn bộ các nước
nước
ở Đơng Nam Á và
Bắc, Tây một số đảo ở Thái
và Nam Bình Dương.
Âu.
- Ngày 6 và ngày
06/6/1944 09/8/1945 Mĩ ném
Liên quân hai
quả
bom
Mĩ - Anh
nguyên tử xuống

mở mặt
trận thứ Nhật Bản.
09/8
đến
hai đổ bộ Liên
vào biên 13/8/1945
giới nước Xô tiêu diệt đội
Pháp.
quân Quan Đông
của Nhật Bản.
- 15/8/1945, Nhật
Bản đầu hàng
quân đồng minh
vô điều kiện.

Mặt trận
Bắc Phi
- 9/1940,
quân
Ý
tấn công
Ai Cập,
chiến sự
lan rọng
khắp thế
giới.
- 11/1942
liên quân
Mĩ - Anh
tấn cơng

Bắc phi,
qn Đức,
Ý nhanh
chóng hạ

khí
đầu hàng,
mặt trận
Bắc phi
kết thúc
(07/1943).

- Cuối bài giáo viên cho lớp làm việc theo 2 nhóm :
+ Nhóm 1 : Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào ? Em đánh giá như thế nào
về vai trị của Liên Xơ và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức ?
+ Nhóm 2 : Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào ? Em đánh giá như thế
nào về vai trị của Liên Xơ và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật
?
Học sinh các nhóm trả lời, giáo viên chốt khắc sâu kiến thức cho các em.
1.4.2. Sơ đồ
Sơ đồ trong Sách giáo khoa nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những
mơ hình, hình học đơn giản diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị,
mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… thông thường khai thác sử dụng sơ đồ
7


dễ hơn lược đồ song cũng giống như khi khai thác sử dụng lược đồ trước hết giáo
viên cần giới thiệu cho học sinh tên sơ đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh khai thác sơ
đồ bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh tư duy và tìm hiểu nội dung. Cuối cùng
giáo viên chốt lại ý cơ bản.

Ví dụ : Khi dạy bài 29 “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
và những chuyển biển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam”.
- Giáo viên có thể vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước “Liên bang Đơng
Dương” qua đó cho học sinh thấy được tổ chức chính quyền của pháp cũng như thủ
đoạn của người Pháp.
- Giáo viên treo lược đồ “Liên bang Đông Dương” cùng sơ đồ và giới thiệu
khái quát cho học sinh.

8


- Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi : Tại sao Pháp lại chia nước ta thành ba
kì với ba chế độ cai trị khác nhau ? Em có nhận xét gì về hệ thống chính quyền của
Pháp, thủ đoạn của Pháp là gì ?
Sau khi cho học sinh tìm hiểu câu hỏi giáo viên kết hợp lược đồ và sơ đồ để
chốt lại kiến thức của bài học : Theo sắc lệnh ngày 17/10/1887, thực dân Pháp
thành lập Liên bang Đơng Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam
Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19/4/1899, Tổng
thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam
bị chia làm ba xứ : Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, đứng đầu là Thống sứ Pháp ; Trung
Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm sứ Pháp ; Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa,
đứng đầu là Thống đốc Pháp. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người
Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai
quản. Tổ chức chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn. Kết hợp giữa
nhà nước thực dân và chế độ phong kiến. Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng
biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ chia rẽ dân tộc. Tất cả đều phục vụ cho lợi
ích tư bản Pháp.
1.4.3. Hình vẽ
- Hình vẽ, tranh ảnh trong Sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan
trong dạy học, nó có ý nghĩa hết sức to lớn không những là phương tiện trực quan

hết sức có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập
cho học sinh mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác dụng giáo dục
tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh.
- Hiện nay học sinh rất thích xem tranh, ảnh lịch sử nhưng lại ít biết cách
khai thác sử dụng tranh, ảnh để phục vụ cho bài học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên
là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng.
- Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên cần giúp học sinh
không chỉ biết miêu tả bề ngồi của tranh ảnh hình vẽ mà quan trọng hơn là phải
biết khai thác nội dung lịch sử chứa đựng bên trong tranh ảnh, hình vẽ. Thường thì
giáo viên giới thiệu tên tranh, ảnh, hình vẽ sau đó u cầu học sinh quan sát vào
tranh, ảnh, hình vẽ để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Ví dụ 1 : Khi sử dụng hình 5 “Tình cảnh nơng dân trước cách mạng Pháp”
(SGK lịch sử 8 trang 10) để dạy bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794”.
Đối với kênh hình này khi khai
thác giáo viên cần hướng dẫn học
sinh quan sát và sử dụng các câu
hỏi gợi mở : Nhìn vào bức tranh
em có nhận xét gì ? Tại sao người
nông dân già nua lại phải cõng
trên lưng hai người quý tộc và
Tăng lữ béo tốt ? Qua hình 5, em
hãy miêu tả tình cảnh người nơng
dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ
9


H.5 - Tình cảnh nơng dân Pháp
trước cách mạng.

? Em thấy xã hội Pháp gồm mấy

đẳng cấp ?

Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời ; giáo viên kết luận : Bức
tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng trên lưng hai người có thân
hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong
xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo chồng với nét mặt phởn
chí, thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo thanh gươm có đầy đủ trang sức,
trang phục rất đẹp là Quý tộc. Trong túi họ gồm các loại công văn khế ước cho vay
nợ, cho thuê ruộng đều là những quy định nghĩa vụ phong kiến của nông dân. Đời
sống cực khổ bị Quý tộc và Tăng lữ áp bức bóc lột thơng qua các loại thuế đồng
thời với công cụ canh tác thô sơ và lạc hậu đó là hình ảnh mơ tả nền nơng nghiệp
Pháp thời bấy giờ.
Ví dụ 2 : Khi khai thác kênh hình 24 Sách giáo khoa trang 28 Lịch sử 8 (Tình
cảnh lao động trẻ em trong các hầm mỏ ở Anh).

- Giáo viên sử dụng bức tranh này khi dạy mục I trong phần 1 : Phong trào
đập phá máy móc và bãi cơng (Phong trào cơng nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa
Mác).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, giáo viên sử dụng các câu
hỏi gợi mở để học sinh tìm tịi khám phá : Nhìn vào bức tranh em hãy cho biết
những người đang làm việc là ai ? Điều kiện làm việc như thế nào ? Xe than đầy
ắp mà những em bé gầy gị đang đẩy nói lên điều gì ?
- Học sinh tự rút ra câu trả lời ; giáo viên nhận xét, phân tích nội dung bức
tranh cần phản ánh : Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hiện đại,
giai cấp công nhân cũng dần dần hình thành ở các nước tư bản, các trung tâm công
nghiệp, thương nghiệp sầm uất mọc lên tấp nập và những phương tiện hiện đại.
Nhưng đằng sau bộ mặt lộng lẫy và xa hoa của giai cấp tư sản là hình ảnh đói rét
cực khổ của những người lao động làm thuê, giai cấp công nhân. Kể cả nam nữ, trẻ
em đều phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt ngột ngạt và ô nhiễm. Trẻ em
cơng nhân gầy cịm xanh xao, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, thân thể phát triển

khơng bình thường, tuổi thọ thấp.
10


Ví dụ 3 : Tìm hiểu mục I “Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ”, ở bài
10 “Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” khi khai thác hình 42 - Các nước
đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc (Sách giáo khoa Lịch sử 8 - trang 59)
kết hợp với sử dụng lược đồ “Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc - từ giữa thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX”.
- Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh biếm hoạ, giới thiệu vài nét
về nội dung thể hiện qua bức tranh như : cái bánh ngọt mang tên “Chi na” được
chia thành nhiều miếng là hình ảnh tượng trưng cho tình cảnh của đất nước Trung
Quốc cuối thế kỉ XIX. Chân dung các nhân vật xung quanh chiếc bánh là hình ảnh
của các vị nguyên thủ đương thời của các quốc gia : Đức, Pháp, Mĩ, Nga, Nhật,
Anh. Giáo viên khai thác nội dung tranh bằng câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời :
Theo em tác giả bức tranh muốn nói lên điều gì ? Qua bức tranh em rút ra được
điều gì về lịch sử Trung quốc cuối thế kỉ XIX ?

H42. Các nước đế quốc xâu xé “
cái bánh ngọt” Trung Quốc.
- Sau khi học sinh trả kời và nêu nhận xét, giáo viên tóm tắt nội dung bức
tranh kết hợp với lược đồ để kết luận : Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương
Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa để thoả mãn nhu cầu về thị trương, tài nguyên
và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Trung quốc với diện tích rộng, dân
số đơng, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã trở thành “cái bánh ngọt” mà các nước đế
quốc đều thèm muốn. Trong tác phẩm “ Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung
Quốc” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : Vào cuối thế kỉ XIX mặc dù Trung Quốc rất suy
nhược, nội bộ chia rẽ, nhưng dù sao con số 11.139.000 km 2 của nó vẫn là miếng
mồi quá to mà chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay được và không
thể một ngày mà đẩy 489.5 triệu người Trung quốc vào chế độ nô lệ thuộc địa. Cho

nên các nước đế quốc đã cắt vụn Trung Quốc ra thành nhiều mảnh để chia nhau
chiếm giữ.
Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh
thuốc phiện của thực dân Anh năn 1840 - 1842. Sau chiến tranh thuốc phiện các
nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức
chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính
vùng Vân Nam, Nga, Nhật chiếm vùng Đơng Bắc. Hình ảnh sáu vị nguyên thủ
11


quốc gia ngồi xung quanh cái bánh từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống
Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ, Thủ tướng Anh.
Sử dụng tranh ảnh kết hợp với lược đồ vừa khai thác được nội dung lịch sử,
vừa phát huy năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
1.4.4. Tranh ảnh chân dung nhân vật lịch sử
Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và
học tập lịch sử ở trường THCS, chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo
khoa thường có hai loại : chân dung các nhân vật chính diện và chân dung các nhân
vật phản diện.
Khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử giáo viên không nên chú ý đến việc
miêu tả bề ngoài của các nhân vật mà cần chú ý phân tích nội tâm, tài đức, quan
điểm thể hiện ở hành động của nhân vật.
Khi khai thác chân dung các nhân vật chính diện như các anh hùng dân tộc,
lãnh tụ cách mạng, nhà phát minh khoa học... giáo viên phải làm nổi bật tính cách
thơng qua việc miêu tả bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử nhân vật, đặc
biệt là những câu chuyện thời thơ ấu của nhân vật, dễ làm học sinh hứng thú, kích
thích óc tò mò. Phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân dung các
nhân vật chính diện giáo viên cần giáo dục ở học sinh lòng biết ơn, sự khâm phục
tài chí, đạo đức của nhân vật từ đó có ý thức rèn luyện mình theo gương đó.

Đối với chân dung nhân vật phản diện, khi khai thác, sử dụng vào bài học
giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét những thể hiện của tính gian ác, tham
lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu hút về hình thức của
nhân vật mà qn đi đó là nhân vật phản diện.
Ví dụ 1 : Khi giảng dạy bài 26 “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong
những năm cuối thế kỷ XIX”, Mục I, phần 1 - Cuộc phản công quân Pháp của phái
chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

Vua Hàm Nghi (1870 - 1943)

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát ảnh của nhà vua Hàm Nghi và đặt
câu hỏi để học sinh trả lời : Em biết gì
về tiểu sử, tính cách, hoạt động của
nhà vua Hàm Nghi ? Trong hoàn cảnh
nước ta bị rơi vào tay Pháp và đại bộ
phận phong kiến đã đầu hàng thì hoạt
động của nhà vua thể hiện điều gì ?
Em học được gì từ vị vua yêu nước trẻ
tuổi này? Em hãy liên hệ về câu nói
của chủ tịch Hồ Chí Minh về lịng u
nước của nhân dân ta ?

Vua Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, lên ngôi lúc 14 tuổi, được bá quan văn
võ đồng tình, tồn dân cơng nhận. Nhìn trong ảnh, ta thấy vua Hàm Nghi trong
12


trang phục rất giản dị, gọn gàng, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như dân thường.
Nhưng vẻ mặt lộ rõ sự kiên nghị, tính tình khẳng khái, thơng minh và quả cảm.

Quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ kinh thành Huế. Tôn
Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ
Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm
Nghi đã thảng thốt nói : "Ta có đánh nhau với ai mơ mà phải chạy". Qua đó cho
thấy vua lúc bấy giờ cịn hồn nhiên. Ơng đã cùng Tơn Thất Thuyết ra căn cứ Tân
Sở để tính chuyện kháng chiến lâu dài. Tại đây ngày 13/7/1885Vua Hàm Nghi hạ
chiếu Cần Vương (Do Tôn Thất Thuyết soạn thảo), kêu gọi toàn dân giúp vua đánh
Pháp. Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng
Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái
từ chối. Tồn quyền Pháp ở Đơng Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi
làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng khơng thành. Nhà vua thường
nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của
người”. Đầu tháng 11/1888, Thực dân Pháp đã mua chuộc được
Trương Quang Ngọc (Người hầu cận của vua Hàm Nghi), y đã dẫn đường cho
Thực dân Pháp đột nhập căn cứ vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp
bị đâm chết. Khi đó, ơng mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ
thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng : "Mi giết ta đi còn hơn là mi
mang ta ra nộp cho Tây". Như vậy, qua việc hướng dẫn học sinh khai thác ảnh của
nhà vua Hàm Nghi trong sách giáo khoa và thấy được tính cách của một vị vua trể
tuổi nhưng rát gan dạ, anh hùng, đã phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo
dục cho các em lịng kính yêu và tự hào, biết ơn về vị vua trẻ tuổi yêu nước.
Ví dụ 2 : Khi giảng dạy bài 30 - “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu
thế kỉ XX dến năm 1918”, Mục I, phần 1 - Phong trào Đông du (1905 - 1909).
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát ảnh Phan Bội Châu :
- Em hãy nêu khái quát về tiểu sử
Phan Bội Châu ?
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ
trương bạo động vũ trang để đánh
Pháp giành độc lập ?

- Động cơ nào khiến Phan Bội
Châu sang Nhật Bản ?
- Và đó là khởi đầu cho Phong
trào Đông du ?

Phan Bội Châu (1967 - 1940)

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm,
xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình
Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa
kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ
tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố
13


nên phải giải tán. Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác
thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp. Năm 1905, ông
cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu
viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông được khuyên là nên
dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.và cổ động thanh
niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Năm 1925, ông bị thực dân
Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân.Trong 15 năm cuối
đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao
khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được
nhân dân yếu mến.
Ví dụ 3 : Khi dạy bài 21 “Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945” mục I Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.
Để học sinh hiểu thêm về chính sách thoả hiệp dung dưỡng của các nước
Anh, Pháp và sự xảo quyệt của Hít-le thì giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác
bức tranh trong Sách Giáo khoa (Hình 75 : Tranh biếm hoạ ở Châu Âu năm 1939).


- Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát bức tranh biếm hoạ ở châu Âu năm
1939 : Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu
đã nhượng bộ Hít-le (Hình 75 trang 105 Sách Giáo khoa). Đây là một nhân vật
phản diện.
- Sau khi quan sát, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bằng cách đặt các

câu hỏi, như : Em biết gì về tiểu sử nhân vật Hít-le ? Tại sao Hit-le được ví như
người khổng lồ cịn các nước Châu Âu được ví như người tí hon ? Hình ảnh trên
nói lên điều gì ? Em đánh giá như thế nào về nhân vật Hít-le ?
- Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời giáo viên giảng giải thêm về bức tranh
cũng như chân dung nhân vật Hít-le : Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng
Rhineland và vào năm 1938, Đức Quốc Xã sát nhập nước Áo. Sau khi Áo bị sát
nhập với Đức, Hít-le địi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Đến lúc này, tham
vọng của Hít-le đã lộ rõ, Liên Xơ đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu
thuẫn giữa 2 phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2
14


nước này từ chối. Hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến, cũng không
muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà
Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, cắt một phần lãnh thổ
Tiệp Khắc để thỏa mãn yêu cầu của Đức. Hành động này của Anh và Pháp muốn
nhượng bộ cho Đức để đẩy Đức đánh Liên Xơ, chính vì thế Hít-le càng làm tới và
kết cục là gây ra chiến tranh thế giới thứ hai. Hít-le chính là thủ phạm gây ra chiến
tranh thế giới thứ hai và để lại hậu quả nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia
với 1700 triệu người đã bị lơi cuốn vào vịng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90
triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.
2. Ưu - nhược điểm của giải pháp
2.1. Giải pháp trước đây
Khi giáo viên chỉ chú ý đến kênh chữ trong Sách giáo khoa mà coi nhẹ đến

việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình thì hiệu quả bài học không cao : tiết
học trầm lắng, học sinh không hào hứng học tập ; nhiều em không biết đọc lược đồ
lịch sử, do đó khơng phát huy được tính tích cực, tự giác và tư duy của học sinh ;
nhiều em không nhớ kĩ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử, việc giáo dục tư tưởng tình
cảm, thẩm mĩ cho học sinh còn hạn chế.
2.2. Giải pháp mới
Với một số kinh nghiệm trên ứng dụng vào giảng dạy trong những năm học
gần đây, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đó là :
- Truyền đạt và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản. Bài học nhẹ
nhàng như những câu chuyện lịch sử, lôi cuốn, thu hút học sinh, tránh được sự khô
khan, buồn tẻ, nhàm chán, khơng khí một buổi học lịch sử sôi nổi. Qua những câu
hỏi đàm thoại gợi mở tôi đã tạo nên được sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên với
học sinh. Học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ lâu kiến thức, nhiều học sinh đã thuộc bài
ngay tại lớp. Bởi vì cuối giờ học tơi thường dành thời gian để củng cố kiến thức bài
học, cho học sinh trình bầy lại những kiến thức cơ bản trên lược đồ. Nhiều em đã
lên bảng trình bầy đầy đủ, mạch lạc rõ ràng. Phần lớn học sinh đã đọc lược đồ như
đọc sách lịch sử và biết sử dụng lược đồ ;
- Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tơi đã phát triển được khả năng
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ cho học sinh. Các em suy nghĩ, tìm
cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng cụ thể ;
- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cịn phát huy được tư duy, tính
tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành được các khái niệm lịch sử,
nắm vững quy luật sự phát triển xã hội. Chẳng hạn khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa
Hương Khê học sinh không chỉ biết về người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, chiến
thuật, diễn biến, kết quả mà cịn hiểu được khái niệm đánh du kích, quy luật có áp
bức thì có đấu tranh ;
- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, tơi đã rèn cho học sinh được kỹ
năng làm bài tập thực hành, bởi vì khi chuẩn bị bài các em đã tự sưu tầm tài liệu
15



nghiên cứu những kênh hình có trong bài học, do đó sẽ phát huy được tính chủ
động lĩnh hội kiến thức. Qua bài học tơi cịn rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, đọc
lược đồ, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ và chân dung những nhân vật lịch sử ;
- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tơi đã giáo dục được tư tưởng, tình
cảm,và thẩm mĩ cho học sinh. Cụ thể, khi học sinh quan sát và tìm hiểu về ảnh và
chân dung vua Hàm Nghi, các em đã có những tình cảm mạnh mẽ. Đó là lịng kính
trọng và tự hào đối với nhà vua, căm thù bọn xâm lược và chiến tranh, có ý thức
chống chiến tranh, bảo vệ hồ bình ;
- Chất lượng bộ mơn cao hơn trước.
II. Q trình áp dụng các các giải pháp
1. Quá trình áp dụng các các giải pháp tại cơ sở
Tháng 9 năm 2017, tôi chuyển công tác đến Trường Tiểu học và Trung học
cơ sở Trung Thành. Trong q trình giảng dạy mơn Lịch sử lớp 8 năm học 2017 2018, 2018 - 2019, vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ
mơn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi điều tra kết
quả học tập môn Lịch sử của học sinh lớp 8 thông qua kiểm tra chất lượng đầu
năm, kiểm tra miệng đầu giờ, kiểm tra viết 15 phút, vấn đáp thảo luận
trong các tiết học, kiểm tra học kỳ I, kỳ II,… chất lượng bộ môn Lịch sử ở các năm
học trước chưa cao cịn nhiều điểm dưới trung bình :
Lớp
8
Cộn
g


số

Dưới 3

20


SL
1

%
5

20

1

5

Từ 3 dưới 5
SL %
6 30
6

30

Từ 5 dưới 6,5
SL %
8
40
8

40

Từ 6,5 dưới 8
SL %

5
25
5

25

Từ 8 - 10
SL
0

%
0

0

0

Từ TB trở
lên
SL
%
13
65
13

65

Từ kết quả điều tra khảo sát trên, ngay từ đầu học kỳ I năm học 2019 - 2020,
tôi đã tiến hành điều chỉnh áp dụng phương pháp dạy học Lịch sử, đặc biệt là
phương pháp khai thác sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8

vào mỗi tiết học, bài học trong các năm học.
2. Kết quả thu được khi áp dụng các giải pháp
Trong quá trình áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy, tôi nhận thấy
chất lượng bộ môn Lịch sử đã được nâng cao rõ rệt, được thể hiện ở số lượng học
sinh khá giỏi và u thích đối với bộ mơn Lịch sử ngày càng tăng lên qua mỗi giờ
học, sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Điều đó đã chứng tỏ cùng với việc áp dụng
những phương pháp dạy học tích cực, thì việc thường xuyên khai thác sử dụng
kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử góp phần nâng cao hứng thú học tập và
chất lượng của bộ môn ở trường Trung học cơ sở. Kết quả cụ thể sau các tiết dạy
thì kết quả kiểm tra đánh giá đã được tăng lên :
Lớp


số

Dưới 3
SL

%

Từ 3 dưới 5
SL %

Từ 5 dưới 6,5
SL %
16

Từ 6,5 dưới 8
SL %


Từ 8 - 10
SL

%

Từ TB trở
lên
SL
%


8
Cộn
g

20

0

0

1

5

7

35

8


40

4

20

19

95

20

0

0

1

5

7

35

8

40

4


20

19

95

Như vậy với phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong
Sách giáo khoa mơn Lịch sử lớp 8 có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhận
thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh, đổi mới phương
pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục ở trường
Trung học cơ sở.
3. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến trong thực tế
Áp dụng sáng kiến “Khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa
mơn Lịch sử lớp 8” trong thực tế giảng dạy môn Lịch sử 8 ở Trường Tiểu học và
Trung học cơ sở Trung Thành thì tinh thần, định hướng học tập của học sinh tốt
hơn, chất lượng dạy - học trong từng bài có tính chiều sâu, đạt hiệu quả cao về mục
tiêu của môn học.
III. Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến “Khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa mơn Lịch
sử lớp 8” có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử
lớp 8 tại các nhà trường phổ thông.
C. KẾT LUẬN
1. Giá trị của sáng kiến trong phạm vi áp dụng
Trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở nói chung và bộ
mơn Lịch sử lớp 8 nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa
là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học
đối với bộ mơn, giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập, u thích bộ
mơn Lịch sử, hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, tư duy và ngơn ngữ, khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học

sinh để phục vụ cho bài học.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc
giúp giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ
sở Trung Thành chúng tơi nói riêng, đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung
thực hiện việc dạy học Lịch sử lớp 8 giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng
kênh hình trong Sách giáo khoa. Về phía bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và
phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện sáng kiến này, đồng thời
không ngừng học hỏi đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng
dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đề xuất
- Kênh hình và kênh chữ trong Sách giáo khoa Lịch sử là hai nguồn cung
cấp kiến thức cơ bản, chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học Lịch sử, giáo
17


viên cần khai thác triệt để nội dung kênh chữ và kênh hình trong Sách giáo khoa để
phục vụ bài giảng ;
- Khắc phục tâm lí ngại sử dụng kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh
tình trạng sử dụng mang tính hình thức, minh hoạ cho bài giảng.
Trong thời gian có hạn, với năng lực, trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong q trình thực hiện sáng kiến. Tơi rất
mong được sự góp ý chân thành của q thầy cơ cùng bạn đọc và Hội đồng Khoa
học các cấp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm này được hồn thiện và có tính khả
thi.
Trung Thành, ngày ... tháng ... năm ...
HỘI ĐỒNG KHCN HUYỆN ĐÀ BẮC

NGƯỜI VIẾT


Xếp loại : ………..

Xa Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Đình Tùng : Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử
THCS - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Nguyễn Thị Côi : Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị : Phương pháp dạy học Lịch sử - Nhà xuất bản
Giáo dục.
4. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 1997 - 2000 và chu
kì 2004 - 2007 mơn Lịch sử.
5. Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại - Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Giáo trình Lịch sử Việt Nam Tập II - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên : Tư liệu giảng dạy Lịch sử thế giới cận đại Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên : Tư liệu giảng dạy Lịch sử Việt Nam cận, hiện
đại - Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Sách Giáo khoa và Sách Giáo viên Lịch sử 8 - Nhà xuất bản Giáo dục.

18



×