Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt namchi nhánh 10 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 126 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THANH THẢO

KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ii

TÓM TẮT
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào
kinh tế thế giới. Cùng với đó hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng
có những bước nhảy vọt đáng kể về cả lượng và chất. Các NHTM với đặc thù là tổ
chức kinh doanh “quyền sử dụng tiền”, có độ rủi ro cao nên vấn đề kiểm sốt rủi ro
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như ở Việt
Nam, nếu xảy ra một ngân hàng yếu kém trong quản trị không những gây tổn thất cho
ngân hàng đó mà cịn tạo nên hiệu ứng dây chuyền lên toàn hệ thống.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như đẩy mạnh sức cạnh tranh với các
ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN10


TP.HCM đã triển khai các loại hình tín dụng một cách thường xun và đa dạng hình
thức. Việc nhận diện, đánh giá và kiểm sốt RRTD là hoạt động CN ln quan tâm
hàng đầu và đạt kết quả tốt, bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng suy giảm, góp phần
vào kết quả kinh doanh của đơn vị phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên,
Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác tín dụng, tỷ
lệ nợ xấu tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, vấn đề xử lý nợ gặp nhiều khó khăn.
Điều này chứng tỏ cơng tác kiểm sốt RRTD tại Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn
còn những hạn chế nhất định, đây là vấn đề mà Vietinbank – CN10 TP.HCM luôn
hết sức quan tâm và tìm giải pháp để hồn thiện.
Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác kiểm sốt RRTD tại chi nhánh, luận
văn “Kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
CN10 TP.HCM” giúp hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ sở về kiểm sốt
RRTD tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng RRTD và kiểm soát RRTD tại
Vietinbank – CN10 TP.HCM giai đoạn 2015-2019. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn
chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong cơng tác kiểm sốt RRTD
tại Vietinbank – CN10 TP.HCM. Đề xuất các giải pháp tăng cường và hoàn thiện
hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng, minh
bạch.
Tác giả luận văn


Lê Thanh Thảo


iv

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS Lê Thẩm Dương đã hướng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Sau đại học
trường Đại học ngân hàng TP. HCM đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tồn thể cán bộ cơng nhân viên tại
ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN10 TP.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi được yên tâm tham gia học tập, thu thập tài liệu nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành ảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Thảo


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT ..................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... x

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................xii
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................xii

2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... xiv

2.1.

Mục tiêu tổng quát:………………………………………………………..xiv

2.2.

Mục tiêu cụ thể:……………………………………………………………xiv

3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... xiv

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. xv

4.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:………………………………………….xv


4.2.

Phạm vi nghiên cứu:……………………………………………………….xv

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ xv

5.1. Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................... xv
5.2. Phương pháp phân tích số liệu. .................................................................... xv
6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ xvi

7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... xvi

8.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .......................................xvii

8.1. Công trình nghiên cứu nước ngồi. ...........................................................xvii
8.2. Cơng trình nghiên cứu trong nước. ............................................................ xix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 1
1.1

Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ............................. 1


1.1.1 Tín dụng………………………………………………………………………1
1.1.2
1.2

Rủi ro tín dụng ngân hàng…………………………………………………..7
Quy trình kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. .............. 17

1.2.1

Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại…………….17

1.2.2

Các nguyên tắc kiểm sốt rủi ro tín dụng………………………………….17


vi

1.2.3

Các phương thức kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại……18

1.2.4

Các tiêu chí đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng…………………………22

1.3

Kinh nghiệm kiểm sốt rủi ro tín dụng của một số NHTM trong và ngồi


nước………………………………………………………………………………..24
1.3.1

Kinh nghiệm kiểm sốt rủi ro tín dụng của một số NHTM Việt Nam…….24

1.3.2

Kinh nghiệm kiểm sốt rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới….26

1.3.3

Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM…31

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN10 TP.HCM ...................... 35
2.1

Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM. .............. 35

2.1.1

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển…………………………………35

2.1.2

Cơ cấu tổ chức phòng ban…………………………………………………35

2.1.3


Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN10 TP. HCM giai đoạn

2015-2019....……………………………………………………………………….36
2.1.4
2.2

Hoạt động tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM giai đoạn 2015- 2019.37
Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10

TP.HCM. .................................................................................................................. 39
2.2.1.

Cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng…………………………………………39

2.2.2.

Cơng tác đo lường rủi ro tín dụng………………………………………….40

2.2.3.

Cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng…………………………………………45

2.2.4.

Cơng tác xử lý rủi ro tín dụng……………………………………………..51

2.3

Tổ chức bộ máy kiểm sốt rủi ro tín dụng.................................................. 59


2.3.1

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ……………………………..59

2.3.2

Phân tách chức năng của các bộ phận trong quy trình phê duyệt cấp tín

dụng………………………………………………………………………………...59
2.3.3

Chính sách cấp tín dụng……………………………………………………60

2.3.4

Kiểm tra và giám sát tín dụng……………………………………………..61

2.3.5

Khắc phục rủi ro tín dụng………………………………………………….62

2.3.6

Các quy định cụ thể hạn mức rủi ro tín dụng62


vii

2.4


Đánh giá thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10

TP.HCM. .................................................................................................................. 64
2.4.1

Những kết quả đạt được. 64

2.4.2

Những hạn chế.

2.4.3

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP. HCM.

65

68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SỐT
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CN10 TP.HCM. .................................................................................................... 72
3.1

Định hướng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10

TP.HCM. .................................................................................................................. 72
3.1.1

Định hướng phát triển tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM trong thời


gian tới……………………………………………………………………………...72
3.1.2

Định hướng kiểm sốt tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM trong thời

gian tới……………………………………………………………………………...72
3.2

Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Vietinbank –

CN10 TP. HCM. ...................................................................................................... 73
3.2.1 Hoàn thiện nội dung của từng phương thức kiểm sốt………………………74
3.2.2

Hồn thiện mơ hình kiểm sốt tín dụng tập trung........................................79

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm chất lượng tín dụng của khách hàng…..80
3.2.4

Xây dựng và hồn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thẩm định và quản

lý khoản vay………………………………………………………………………..81
3.2.5 Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ cho hoạt động kiểm soát rủi ro……..81
3.2.6 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ………………….82
3.2.7. Nhóm giải pháp liên quan đến cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng…………..84
3.2.8. Nhóm giải pháp liên quan đến cơng tác đo lường rủi ro tín dụng……………85
3.2.9. Nhóm giải pháp liên quan đến cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng…………..85
3.2.10. Nhóm giải pháp liên quan đến cơng tác xử lý rủi ro tín dụng………………87
3.2


Kiến nghị. ....................................................................................................... 88


viii

3.3.1

Kiến nghị với ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM…………………..88

3.3.2

Kiến nghị với các cơ quan liên quan………………………………………88

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94
PHỤ LỤC 1: THỜI GIAN KIỂM TRA LẠI SAU CHO VAY, ĐỊNH GIÁ LẠI
TÀI SẢN ĐẢM BẢO .............................................................................................. 97
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỪ BẢNG CÂU HỎI CÁC NGUYÊN
NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG .................................................................. 99
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ..................................... 102
PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH NỘI BỘ VỀ KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG
THƠNG QUA QUY TRÌNH CẢNH BÁO RỦI RO TÍN DỤNG EWS (EARLY
WARNING SYSTEM) .......................................................................................... 103


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Rủi ro tín dụng


RRTD

Ngân hàng thương mại

NHTM

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Trung ương

NHTW

Thương mại cổ phần

TMCP

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

Vietinbank (VTB)

Ngân hàng nhà nước

NHNN


Xử lý rủi ro

XLRR

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

Tổ chức tín dụng

TCTD

Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước

CIC

Chi nhánh

CN

Cán bộ quan hệ khách hàng

CBQHKH

Xếp hạng tín dụng

XHTD

Sản xuất kinh doanh


SXKD

Tài trợ thương mại

TTTM

Cấp thẩm quyền

CTQ

Giám đốc khách hàng

GĐKH

Phịng phê duyệt tín dụng

P.PDTD

Thẩm định tín dụng

TĐTD

Báo cáo thẩm định

BCTD

Báo cáo rà sốt tín dụng

BCRSTD



x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Bảng

Bảng 2.1 Chỉ số tài chính của Vietinbank – CN10 giai đoạn 20152019
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 2.3

Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Vietinbank – CN10
TP.HCM

Trang
37
38
48

Bảng 2.4 Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2015 -2019

56

Bảng 2.5 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

57

Bảng 2.6


Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng Vietinbank – CN10
các năm 2015-2019

58


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên hình
Cơ cấu tổ chức phịng ban.
Quy trình điều tra và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
khách hàng EWS.

Trang
36
62


xii

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc là
trung gian luân chuyển nguồn vốn giữa các chủ thể kinh tế. Tín dụng có ý nghĩa quyết
định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nó cũng quyết định đến sự phát
triển hay thất bại của một NHTM. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ
quan trọng nhất, nó mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động cho bộ máy
quản lý, đồng thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, tại bất cứ ngân
hàng thương mại nào, hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng luôn được quan tâm hàng
đầu. Phổ biến trong hoạt động tín dụng NHTM là hoạt động cho vay.
Rủi ro tín dụng thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu, nó gây ra những hệ lụy xấu đến
hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như là các ngân hàng phải gia tăng việc trích lập
dự phịng rủi ro, dẫn đến giảm lợi nhuận. Trường hợp phải trích lập dự phịng q
mức có thể làm cho lợi nhuận của các ngân hàng âm, từ đó làm mất niềm tin đối với
các cổ đơng và có thể dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng suy giảm. Nợ xấu tăng
cao còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn,
thậm chí là rủi ro hệ thống trong thị trường tài chính. Rủi ro tín dụng khơng thể được
loại bỏ hồn tồn mà chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất có thể, đồng thời áp dụng
các biện pháp khắc phục chủ động khi rủi ro xảy ro. Với tình hình hội nhập sâu của
nền kinh tế như hiện nay, Việt Nam không ngừng mở cửa để thu hút vốn từ bên ngồi,
thì sự biến hóa của các yếu tố rủi ro càng trở nên đa dạng và tăng lên gấp nhiều lần
so với trước đây. Vì vậy, vấn đề quản trị và giảm thiểu rủi ro tín dụng đang trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong thời gian gần đây, tình trạng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu luôn là vấn đề quan
tâm thường trực và đang ở tín hiệu báo động trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Vấn đề nợ xấu là biểu hiện phản ánh rõ nét của RRTD - một trong các loại rủi ro được
đánh giá là lâu đời và quan trọng nhất. Mặt khác, hầu hết các ngân hàng đều mở rộng
quy mơ hoạt động, các CN và phịng giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều làm nảy
sinh vấn đề là các ngân hàng cạnh tranh nhau và không chú trọng đến RRTD để chiếm



xiii

lĩnh thị phần và thu hút khách hàng. Điều này đặc biệt ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt
động tín dụng của NHTM. Vì vậy, hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay là vấn
đề nổi cộm được xem là có tính chiến lược, cấp thiết và ngày càng được các NHTM
hết sức quan tâm.
Là một trong những NHTM lớn, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam
(Vietinbank) có nhiều thế mạnh như nguồn vốn lớn hơn, có kinh nghiệm lâu năm
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới sự giám sát của NHNN, hệ thống quản
lý đồ sộ, số lượng CN rộng khắp tại 63 tỉnh thành và đặc biệt, thương hiệu Vietinbank
đã được người dân tin tưởng trong nhiều năm qua. Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – CN10 TP.HCM là một CN thuộc hệ thống ngân hàng Công Thương Việt
Nam. Trong thời gian qua CN cũng từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững. Để thực hiện điều này, một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của CN là mở rộng hoạt động tín dụng. Nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tế cũng như đẩy mạnh sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa
bàn, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN10 TP.HCM đã triển khai các
loại hình tín dụng một cách thường xun và đa dạng hình thức. Những năm gần đây,
cơng tác kiểm sốt RRTD tại Vietinbank nói chúng và Vietinbank – CN10 TP.HCM
nói riêng đang dần được đổi mới và hồn thiện. Việc nhận diện, đánh giá và kiểm
soát RRTD là hoạt động CN luôn quan tâm hàng đầu và đạt kết quả tốt, bằng chứng
là tỷ lệ nợ xấu ngày càng suy giảm, góp phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị phát
triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn trong cơng tác tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao,
vấn đề xử lý nợ gặp nhiều khó khăn. Nợ xấu cao ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của đơn vị, đặc biệt là vấn đề chi phí tài chính. Điều này chứng tỏ cơng tác kiểm sốt
RRTD tại Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn cịn những hạn chế nhất định, đây là vấn
đề mà Vietinbank – CN10 TP.HCM ln hết sức quan tâm và tìm giải pháp để hồn
thiện hóa.
Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề trên, tôi đã đi sâu nghiên

cứu đề tài: “Kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


xiv

– CN10 TP.HCM” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Qua đó, tơi muốn đem đến
những thực tiễn nghiên cứu về rủi ro tín dụng cũng như đưa ra một số biện pháp, kiến
nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank hiện nay.
2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.

Mục tiêu tổng qt:

Phân tích thực trạng kiểm sốt RRTD tại chi nhánh, đưa ra các hạn chế trong
công tác kiểm sốt RRTD, từ đó tìm ra các ngun nhân dẫn đến các hạn chế đó. Qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD
tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.
2.2.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa khung lý thuyết và làm sáng tỏ những lý luận cơ sở về kiểm soát
RRTD tại NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD và kiểm sốt RRTD tại Vietinbank –
CN10 TP.HCM giai đoạn 2015-2019. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và phân
tích ngun nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm soát RRTD tại
Vietinbank – CN10 TP.HCM.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường và hồn thiện hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm mục địch trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:
- Nội dung cơng tác kiểm sốt RRTD tại NHTM là gì? Để đánh giá kết quả cơng
tác kiểm sốt RRTD phải dựa trên tiêu chí nào?
- Thực trạng RRTD và kiểm sốt RRTD tại Vietinbank – CN10 TP.HCM như
thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát RRTD tại
Vietinbank – CN10 TP.HCM?
- Làm thế nào để tăng cường và hồn thiện cơng tác kiểm sốt RRTD tại
Vietinbank – CN10 TP.HCM?


xv

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.
- Khách thể nghiên cứu: khách hàng có quan hệ tín dụng với Vietinbank – CN10.

TP. HCM.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: tập trung chủ yếu tại Vietinbank – CN10 TP.HCM và các ngân
hàng trên địa bàn TP.HCM.
- Về thời gian: Thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu 5 năm từ năm 2015
đến năm 2019 qua các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Vietinbank – CN10
TP.HCM.
5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính với các kỹ thuật như:
5.1.

Phương pháp thu thập số liệu.

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Nguồn dữ
liệu của luận văn bao gồm hệ thống số liệu hoạt động kinh doanh của Vietinbank –
CN10 TP.HCM qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. Bảng kết quả hoạt động
kinh doanh, bảng số liệu hoạt động tín dụng thường niên, số liệu phân loại nợ xấu
theo nhóm nợ; các sách, báo, tạp chí; tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
5.2.

Phương pháp phân tích số liệu.

- Phương pháp lịch sử: kế thừa những tư liệu thống kê và những thành quả nghiên

cứu của các tác giả đã thực hiện trước đây trong các đề tài đã công bố, các tài liệu khoa
học trên các tạp chí khoa học, chuyên ngành và các văn bản pháp quy liên quan đến đề
tài.
- Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào chuỗi số liệu thu thập được, đề tài
phân tích và đánh giá kiểm sốt RRTD tại Chi nhánh.


xvi

- Phương pháp thống kê mô tả: xử lý các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các
báo cáo tài chính thường niên, các số liệu tại các Phịng ban của Vietinbank – CN10
TP.HCM, số liệu từ các nguồn tin đáng tin cậy như Tổng cục thống kê, NHNN Việt
Nam,…
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu, chỉ số qua các năm nhằm đánh giá
về thực trạng kiểm soát RRTD tại Chi nhánh. Dựa trên các số liệu và thực tế hoạt động
của Vietinbank – CN10 TP.HCM, tác giả phân tích, so sánh các chỉ số qua từng năm để
rút ra những kết luận và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp những
lý luận về rủi ro tín dụng từ sách, báo, tạp chí, văn bản pháp luật,... để xây dựng cơ
sở lý luận cho luận văn.
- Phương pháp liệt kê và toán học: phương pháp này được sử dụng để thu thập số
liệu về hoạt động tín dụng trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 của Vietinbank –
CN10 TP.HCM. Sau đó sẽ liệt kê và tổng hợp lại để làm dữ liệu phân tích so sánh với
các chỉ tiêu đánh giá.
- Phương pháp diễn giải và quy nạp: phương pháp này dựa trên những thông tin
đã thu thập được để đưa ra kết luận về rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.
6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng
Thương Việt Nam – CN10 TP.HCM.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm sốt rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – CN10 TP.HCM.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có những đóng góp sau:
Một là, luận văn sẽ hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về RRTD và kiểm
soát RRTD đối với NHTM về quan niệm, quy trình kiểm sốt rủi ro tín dụng cũng


xvii

như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng của hệ thống ngân
hàng thương mại. Đồng thời luận văn cũng thu thập kinh nghiệm về kiểm soát RRTD
của các NHTM trong nước và quốc tế. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong
kiểm sốt RRTD cho Vietinbank nói chung và Vietinbank – CN10 TP.HCM nói riêng.
Hai là, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và kiểm sốt RRTD của
Vietinbank – CN10 TP.HCM giai đoạn 2015-2019, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá
những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế. Qua đó chỉ ra những mặt tồn tại,
hạn chế trong cơng tác kiểm sốt RRTD tại chi nhánh.
Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị mang tính khả thi đối với
Chính phủ, các ban ngành liên quan và Vietinbank nhằm nâng cao năng lực kiểm sốt
RRTD.
Bốn là, luận văn sẽ đóng góp một phần trong việc đề xuất các biện pháp nhằm
kiểm soát hoạt động tín dụng, sớm nhận dạng các khoản vay có vấn đề để hạn chế
các khoản nợ xấu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới tại chi nhánh.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Trong hoạt động kinh doanh các Ngân hàng thương mại, Tín dụng là mảng
kinh doanh trọng yếu nên công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng rất được quan tâm. Vì
vậy, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là những nghiên cứu về kiểm sốt rủi ro
trong cho vay KHDN. Trong khn khổ của đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu
nghiên cứu sau:
8.1.

Cơng trình nghiên cứu nước ngồi.

- Louzis et al (2012) nghiên cứu các yếu tố trong ngân hàng và các yếu tố kinh
tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009.
Bài nghiên cứu cho kết quả là nợ xấu tại Hy Lạp chủ yếu là do các vấn đề kinh tế vĩ
mô gây ra như tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, nợ công… Thực tế nền kinh tế Hy
Lạp khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các NHTM tại Hy
Lạp, nợ cơng tăng cao đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Hy Lạp, GDP suy
giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đã làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng.


xviii

- Theo nghiên cứu của Rajan và Dhal (2008) về nợ xấu của các NHTM ở Ấn
Độ trong giai đoạn 2003-2008, tăng trưởng GDP có mối tương quan dương với rủi ro
tín dụng và quy mơ ngân hàng có mối tương quan âm với rủi ro tín dụng. Như vậy
các nền kinh tế có GDP tăng trưởng tốt, tạo ra mơi trường kinh doanh hiệu quả thì nợ
xấu sẽ thấp. Đối với những ngân hàng có quy mơ lớn thì mức độ rủi ro tín dụng thấp
hơn do có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng chặt chẽ, bài bản hơn, có
phương pháp kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả.
- Aremu, Mukaila Ayanda (2013) nghiên cứu hiệu quả của ngân hàng tại
Nigeria trong giai đoạn 1980-2010. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ dự

phòng RRTD, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản , tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Ngược lại thì quy
mơ ngân hàng, tống tài sản tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các NHTM tại Nigeria.
- Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng [xem Joke Basis (1998), Chrinko (2000),
Crolina (2001)].
- Kinh nghiệm về việc áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ,
Citibank...[xem ANZ Consolidated Annual Report, Credit risk mangement workbook
of Citibank].
- Cơ chế phối hợp kiểm soát rủi ro tín dụng [xem Martin Brownbridge and
Colin Kirkpatrick (2000), Summer, M. (2002), Quintyn, M. and M. Taylor (2002),
De Nicolo, Gianni and Myron L. Kwast (2002), Stephanie Stolz (2002), Ben Dubow
and Nuno Monteiro (2006)].
- Các điều kiện cần thiết đảm bảo và nâng cao hiệu quả của mơ hình kiểm sốt
rủi ro tín dụng [xem Goodhart, Charles (2001), Basel Committee on Banking
Supervision (1990)].
Tóm lại, các nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên thế giới cho
rằng những nguyên nhân gây ra RRTD là các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như các yếu
tố nội tại của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải xây dựng được một chính sách
quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ, khoa học để kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng.


xix

8.2.

Cơng trình nghiên cứu trong nước.

Một số tài liệu, cơng trình nghiên cứu trong nước về quản trị rủi ro tín dụng
của NHTM được tác giả tham khảo như sau:

Lê Mai Tuyền (2015), Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – CN Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ
ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam.
Về mặt học thuật, tác giả đã xây dựng một cách khoa học, đầy đủ và chặt chẽ những
cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Đồng thời, tác giả
đã nêu khá chi tiết các tiêu chí đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm
soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Về mặt thực tiễn, tác giả đã sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá kết quả để phân tích và đánh giá khá rõ ràng về thực trạng kiểm soát
RRTD trong cho vay DN tại Ngân hàng TMCP An Bình – CN Quảng Nam. Trên cơ
sở đó, tác giả đã khuyến nghị giải pháp hồn thiện kiểm sốt RRTD trong cho vay
DN một cách khách quan và khoa học. Điểm nổi bật của đề tài là đa số giải pháp tác
giả nêu ra bám sát nội dung cơ sở lý luận, phù hợp với mục tiêu đề tài và có giá trị
thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP An Bình – CN Quảng Nam.
Tạ Thị Phương Loan (2016), Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng Phương Đông – CN Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam. Về mặt học thuật,
tác giả đã nêu được những nền tảng cơ bản về kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn
hạn của NHTM. Về mặt thực tiễn, dựa trên nền tảng lý luận đã xây dựng, tác giả đã
phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm sốt RRTD tại Ngân hàng TMCP
Phương Đơng – CN Đắk Lắk. Trên cơ sở kết quả đạt được cũng như hạn chế, nguyên
nhân của hạn chế, tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Đắk
Lắk. Điểm nổi trội của đề tài là tác giả đã đưa ra được bối cảnh bên trong lẫn bên
ngoài cũng như tổ chức bộ máy quản lý đối với kiểm soát RRTD đối với cho vay DN
tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Đắk Lắk.


xx

Nguyễn Thị Thu Loan (2016), Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn

hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – CN Gia Lai, Luận
văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,
Việt Nam. Về mặt học thuật, tác giả đã nêu lên tổng quan về RRTD, lý thuyết và nội
dung quản trị RRTD trong cho vay DN của NHTM một cách hệ thống và rõ ràng.
Sau đó, tác giả đã đi sâu vào chi tiết nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay DN
của NHTM. Về mặt thực tiễn, ở phần thực trạng, tác giả đã có sự đầu tư khá kỹ lưỡng
khi đưa ra bối cảnh bên trong và bên ngoài, nhằm có cái nhìn bao qt về mơi trường
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Gia Lai. Qua đó, tác
giả đã trình bày chi tiết về các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn
đối với DN được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Gia
Lai và tính tốn các chỉ tiêu liên quan. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được các nhận xét
về tình hình thực hiện từng biện pháp một cách rõ ràng và cụ thể.
Bùi Đình Hiếu (2016), Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ ngành
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam. Về mặt
học thuật, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách cụ thể và rõ ràng những nội dung
cơ bản có liên quan đến kiểm soát RRTD trong cho vay DN, đặc biệt là những tiêu
chí phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Về
mặt thực tiễn, tác giả đã xuất phát từ việc khảo sát tình hình thực tế tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Đắk Lắk để đưa ra những nhận xét về
những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt
động kiểm soát RRTD đối với cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – CN Đắk Lắk. Qua đó, tác giả đã triển khai những giải pháp thích hợp
mang tính thiết thực nhằm hồn thiện kiểm sốt RRTD trong cho vay DN tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Đắk Lắk.
Hồ Thị Mỹ Lý (2017), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ ngành
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam. Về mặt



xxi

học thuật, tác giả đã trình bày và làm rõ một số nội dung quan trọng về kiểm soát
RRTD trong cho vay DAĐT. Về mặt thực tiễn, tác giả đã phân tích khá chi tiết thực
trạng kiểm sốt RRTD trong cho vay DAĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ và có tính khả thi cùng
với các kiến nghị đối với NHPT Việt Nam – CN Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng
nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DAĐT. Những số liệu tác
giả đưa vào phân tích tuy chưa đa dạng, nhưng đã có trọng tâm vào các nội dung cần
thiết nhằm tập trung làm rõ thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Quảng Nam.
Hà Quốc Tuấn (2017), Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương – CN Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ
ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam.
Về mặt học thuật, tác giả đã nghiên cứu một cách mạch lạc và sâu sắc các vấn đề cơ
bản về kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. Về mặt thực tiễn, tác giả thật
sự đã dày cơng đầu tư khi mơ tả và phân tích nhận xét thực trạng hoạt động kiểm soát
RRTD trong cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Đà Nẵng; cùng
với việc tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân khó khăn trong
việc thực hiện. Qua đó, tác giả triển khai các giải pháp, kiến nghị phù hợp trong phạm
vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Đà Nẵng có thể thực hiện được. Ngồi ra,
luận văn đã kế thừa được các biện pháp kiểm sốt RRTD đối với cho vay DN trong
bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trần Thị Hiền Uyên (2018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – CN quận
Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam. Về mặt học thuật, tác giả đã trình bày
mạch lạc và khúc chiết những cơ sở lý thuyết về kiểm soát RRTD trong cho vay DN
của NHTM. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng giai đoạn
2014-2016, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị mang tính hiện đại nhằm hồn thiện

hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay DN tại NHNN&PTNT Việt Nam – CN


xxii

Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Điểm đặc biệt của đề tài là các dữ liệu liên quan
đến RRTD tại NHNN&PTNT Việt Nam – CN quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng được phân tích mổ xẻ rất cụ thể và rất ý nghĩa. Vì vậy, luận văn làm sáng tỏ
được tình hình kiểm sốt RRTD trong cho vay DN tại NHNN&PTNT Việt Nam –
CN quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về
rủi ro tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng các NHTM tại Việt Nam, đồng thời phân
tích thực trạng cơng tác kiểm soát rủi ro tại từng NHTM và đề xuất các kiến nghị,
giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát rủi ro đối với NHTM. Tuy nhiên, do yếu
tố đặc thù của mỗi Ngân hàng, việc áp dụng các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng
tại mỗi Ngân hàng cần có sự chuyển hóa, thay đổi phù hợp riêng với đặc điểm của
từng ngân hàng. Do đó một trong các hướng đi nghiên cứu sâu hơn của đề tài đó là
nghiên cứu cụ thể về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại
một CN NHTM cập nhật đến thời điểm hiện tại. Để từ đó đề tài góp phần giúp các
nhà quản trị tại CN Ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng kiểm sốt rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại chi nhánh, đồng thời đề tài đưa ra các
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho ngân hàng.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

1.1.1 Tín dụng.
1.1.1.1

Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng.

Khái niệm tín dụng
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một
sản phẩm của nền sản xuất hàng hố. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền
kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển
lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội,
đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể
hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau:
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả
theo thời hạn đã thoả thuận”.
Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá
trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hố, máy
móc, thiết bị, bất động sản.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau
khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hồn trả cho người cho
vay.
- Giá trị hồn trả thơng thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói
cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay).
Theo quan niệm cổ điển, tín dụng được coi là một quan hệ vay mượn lẫn nhau
giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hồn trả cả vốn lẫn lãi sau một
thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản
ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng



2

(chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức
khác với những ràng buộc nhất định về: thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất, cách
thức vay mượn và thu hồi...
Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
Đối tượng của sự chuyển nhượng bao gồm:
- Hình thái hiện vật - hàng hố; đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán
trong quan hệ mua bán.
- Hình thức giá trị: thực chất là việc “ứng trước” hay “đầu tư” trực tiếp bằng
tiền (cho vay bằng tiền).
Những điều kiện mà 2 bên thường thoả thuận là:
- Khối lượng hàng hoá hay tiền tệ được chuyển nhượng.
- Thời hạn sử dụng của người vay.
- Thu nhập mà người cho vay được hưởng.
- Những điều kiện ràng buộc nghĩa vụ hoàn trả của người đi vay...
Những điều kiện này mà một trong 2 bên khơng chấp nhận thì khơng thể hình
thành quan hệ tín dụng. Như vậy, tín dụng thể hiện các đặc trưng cơ bản:
- Sự chuyển nhượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng.
- Sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu:
thu hồi đúng thời hạn cả gốc và lãi.
- Việc chuyển nhượng được thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng của người chuyển
nhượng với người sử dụng.
Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng cịn có những đặc trưng khác cần đề cập như
khả năng rủi ro, tính bảo đảm, quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và quy luật lưu
thông tiền tệ...
Trong lịch sử, quan hệ tín dụng có một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài. Trong chế độ cơng xã ngun thuỷ lực lượng sản xuất cịn thấp kém nên xã hội

chưa có sản phẩm dư thừa để dự trữ, chưa có cơ sở để nảy sinh mầm mống của chế
độ tư hữu. Trong xã hội này chưa có quan hệ trao đổi, mua bán và vay mượn. Cùng


3

với sự phát triển của xã hội loài người lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân
công lao động được hình thành. Lúc này, con ngươì sản xuất sản phẩm khơng chỉ đủ
tiêu dùng mà cịn có một phần tích luỹ để dự trữ. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện mầm
mống của chế độ tư hữu về tư liệu lao động và của cải làm ra. Xã hội có sự phân chia
giàu nghèo và các giai cấp hình thành. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cùng với sự
phân công lao động xã hội là cơ sở cho sản xuất hàng hoá ra đời. Và những quan hệ
vay mượn đầu tiên chính là nguồn gốc sâu xa của các quan hệ tín dụng. Như vậy có
thể khẳng định tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời tồn tại và phát triển của của nền sản xuất và lưu thơng hàng hố. Tín dụng
ra đời là một yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội.
Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn.
Phân loại tín dụng ngân hàng
Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên trong lịch
sử xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ Trong thời kỳ này do
lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động mở rộng, gia đình của chế độ tư
hữu và Nhà nước xuất hiện; trong xã hội có sự phân chia giai cấp, người giàu kẻ
nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu cho vay bằng hiện vật, càng về sau các khoản
cho vay chủ yếu bằng tiền. Đặc điểm nổi bật nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất (lợi
tức) rất cao, khơng có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng chủ yếu để giải
quyết những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển theo sự ra đời của phương thức sản

xuất tư bản thì hình thức tín dụng nặng lãi khơng cịn chỗ đứng vì các nhà tư bản kinh
doanh với mục đích lợi nhuận, khơng thể vay vốn có mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi
nhuận. Tín dụng nặng lãi thậm chí cịn cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy
mà hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và xuất hiện tín dụng thương mại. Đây là tín
dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau và do đó các chủ thể tham gia quá


×