Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO BIỆN PHÁP “Nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện”ở trường mầm non Bắc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.3 KB, 7 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP
“Nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm
văn học thông qua hoạt động kể chuyện”ở trường mầm non
1. Lý do chọn biện pháp
Văn học là một loại hình nghệ thuật, trong đó truyện là thể loại rất được
trẻ thích. Đến với mỗi câu chuyện là trẻ lại được bước vào một thế giới vừa
thực, vừa ảo, với bà tiên, ông bụt. Việc tạo cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm
văn học, không những giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn phát triển
khả năng tư duy, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Đặc biệt cịn giúp trẻ phát triển
mạnh mẽ về ngơn ngữ. Ngồi ra thơng qua các câu chuyện cịn là những bài học
giáo dục đạo đức,thẩm mỹ đến với trẻ một cách dễ dàng.
Năm học 2020-2021, Bản thân tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo lớn
5 - 6 tuổi. Bước đầu nhận lớp tôi nhận thấy100% các con đều cùng một độ tuổi
nên khả năng tiếp thu của trẻ đồng đều nhau giúp cho giáo viên dễ dàng trong
việc trao đổi và cung cấp kiến thức.
- Bên cạnh đó vẫn có một số bạn rất hiếu động (Như bạn: Tùng Anh, Gia
Hân, Bình An,...) chưa thật sự tập trung vào tiết học. Có một số bạn rất chậm
tiếp thu nội dung của câu chuyện (Bạn: Duy Anh, Phương Anh, Như Quỳnh...).
Những điều đó đã làm cho tơi ln trăn trở, suy nghĩ , tìm tịi để tìm ra biện
pháp nhằm “ Nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với
tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện”.
2. Nội dung biện pháp:
Trẻ mầm non là lứa tuổi “Học bằng chơi, chơi mà học” khả năng tư duy
chú ý cịn mang tính tự phát, trẻ chỉ chú ý những gì mình thích mà trò chơi là
một trong những hoạt động trẻ ở lứa tuổi nào cũng yêu thích nhất với những câu
chuyện trẻ đã thuộc tơi tổ chức cho trẻ tập đóng kịch thơng qua đóng kịch trẻ có
thể tiếp nhận truyện một cách nhanh nhất, bởi trẻ được nhập vai, hịa mình vào
nhân vật.. Để trẻ dễ thuộc chuyện và nhớ chuyện để đóng kich tơi cịn chuyển
nội dung câu chuyện thành thơ, ca, hò vè.. để trẻ dễ thuộc và nhập vai 1 cách
sinh động.
Ví dụ: Câu chuyện “Nhổ củ cải” tơi cho trẻ đóng kịch


Một trẻ đóng vai “ơng”
Một trẻ đóng vai “bà”
Một trẻ đóng vai “cháu gái”
Vai chó con, mèo con và chuột con.
Tơi có thể chuyển nơi dung dẫn chuyện thành thể thơ giúp trẻ dễ nhớ như sau:
Xưa thật là xưa
Vùng quê hẻo lánh
Ông bà và ánh
Sống chung với nhau
1


Lai thêm cún gâu
Mèo con chuột nhắt
Một hôm ông nhặt
Củ cải về trồng
Cả nhà chăm nom
Cải nhanh như thổi
Nhổ mãi không nổi
Củ cải khổng lồ……
Khi trẻ được đọc thơ, trẻ sẽ rất nhanh thuộc. Qua đó, giúp trẻ hứng thú nhập vai
hơn.

Hình 1: Trẻ đóng vai theo nội dung truyện Nhổ củ cải
Các trẻ hứng thú đóng vai những nhân vật và biết được nếu có sự đồn
kết thì mọi việc sẽ thành công như trong truyện cùng nhổ củ cải.
- Hay câu truyện: “Cô bé quàng khăn đỏ”
Một trẻ đóng vai “Cơ bé qng khăn đỏ”
Một trẻ đóng vai “Con sói”
Một trẻ đóng vai “Bà”


Hình 2: Trẻ hóa trang theo các nhân vật trong cốt truyện
2


Hình 3: Trẻ diễn kịch theo nội dung cốt truyện
Trẻ được nhập vào vai các nhân vật trẻ rất thích và nhận thấy vì khơng
nghe lời mẹ mà súyt nữa cơ bé qng khăn đỏ bị sói ăn thịt… song cũng từ câu
chuyện này trẻ khơng thích đóng chó sói hỏi mới biết vì sói hung dữ…cũng từ ý
này của trẻ tơi có thể cùng trẻ phân tích, Đây là cơ hội để trẻ nhận thức được
đúng sai, việc nên làm và việc không nên làm, hiểu rõ được giữa cái thiện và cái
ác….

Hình 4: Sân khấu tơi tận dụng bằng những vật dụng sẵn có ở
lớp học
Tơi cịn thiết kế nhiều trang phục và mũ múa đẹp để trẻ mặc đóng vai nhân
vật trong chuyện. Tơi cịn chú trọng vào xây dựng sân khấu để trẻ diễn kịch sinh
động và đẹp ( sân khấu chỉ từ những chiếc giường gỗ của trẻ chồng lên sau đó
tơi trải thảm lên, cây xanh tơi làm từ bìa cát tơng dính đề can xanh có đế và sử
dụng được trong nhiều câu chuyện khác nhau)
3


Bên cạnh việc dạy trẻ tập đóng kịch tơi cịn tổ chức các buổi tập kể chuyện sáng
tạo nhằm giúp cho trẻ khả năng tư duy lơgic phát huy tính tích cực sáng tạo của
trẻ. Thơng qua việc tổ chức kể chuyện sáng tạo trẻ sẽ tưởng tượng ra các tình tiết
có thể sảy ra trong truyện và nêu lên những suy nghĩ, những kết luận của mình.
+ Kể theo nội dung câu chuyện mà trẻ đã thuộc bằng các nhân vật khác:
Vào đầu năm học, bước đầu làm quen với kể chuyện sáng tạo. Tôi sẽ cho trẻ làm
quen bằng hình thức đơn giản đó là giữ ngun cốt truyện và thay đổi tên nhân

vật. Tôi cho trẻ nghe nhiều lần để trẻ hiểu và nắm được nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Khi cơ kể câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, Cơ kể xong sau
đó cơ u cầu trẻ kể một câu chuyện có nội dung như vậy mà bây giờ thay thế
vào là bằng gia đình nhà mèo, hoặc gia đình nhà cún...
+ Kể chuyện bằng các con giống, con rối và theo tranh vẽ.
Từ hình ảnh đơn giản, những con giống, con rối hay từ các con vật, đồ
chơi sẵn có. Từ đó khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện mà trẻ học.
Ví dụ: Bằng các con giống: chó, mèo, lợn, gà... cơ kể mẫu cho trẻ nghe.
Sau đó khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện đó.

Hình 5: Trẻ kể chuyện bằng các con rối.
+ Ngồi việc sử dụng con giống con rối để kể chuyện thì tơi cịn sử dụng
kể chuyện sáng tạo theo tranh vẽ
Ví dụ: Câu chuyện: Gia đình nhà Thỏ.
Cơ chuẩn bị 5 tranh.
4


Sau khi cô đã kể chuyện cho trẻ nghe một lần, sau đó cơ cho trẻ lên tự kể
lại câu chuyện theo ý tưởng của trẻ cho cả lớp nghe.

Hình 6: Trẻ đang kể chuyện theo tranh
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm các họa báo có các hình ảnh tương tự về các
nhân vật có trong cốt truyện mà trẻ đang học, cho các con cắt từ đó ra để cho trẻ
tự ghép nên thành 1 câu chuyện, tôi cho trẻ đưa các nhân vật vào trong mơ hình
cơ tạo và kể lại.

Hình 7: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo mơ hình
Cho trẻ tự vẽ, tơ màu hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện mà trẻ thích
sau đó từng bạn sẽ cùng nhau ghép thành một câu chuyện .

Lúc này giáo viên là người động viên giúp đỡ trẻ thực hiện.
Khi sử dụng hình thức này tơi chú trọng đến khuyến khích trẻ kể tự nhiên
và để trẻ tự sáng tạo. Nếu trẻ chưa nhớ nội dung tôi dùng câu hỏi gợi mở giúp
trẻ nhớ và kể lại chuyện.

5


Với tiết kể chuyện sáng tạo như trên giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ
tác phẩm truyện cũng như phát huy khả năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo của trẻ
ở mức độ cao nhất. Trẻ không chỉ được xem tranh, quan sát tranh mà cịn diễn
đạt ngơn từ tư duy của mình. Trẻ tự tay tạo ra những nhân vật mà trẻ u thích
theo trình tự hợp lý và lơ gic nhất.
Ngồi việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo như trên tơi cịn tổ chức hội thi
nhằm phát hiện ra năng khiếu và khả năng tiếp thu tác phẩm truyện của trẻ để trẻ
phát huy khả năng của bản thân trẻ.
Ví dụ: Với câu chuyện “Đơi bạn tốt”. Cô tổ chức hội thi “Những người
bạn tốt”. Chia lớp thành 3 đội dự thi và mỗi đội sẽ kể 1 lần với điều kiện các
thành viên trong đội sẽ lần lượt kể một đoạn trong truyện, các thành viên phối
hợp với nhau sao cho thành viên nào cũng được kể chuyện. Nếu một trong các
thành viên không kể được chuyện thì cả đội sẽ giúp đỡ. Sau khi kết thúc, đội nào
kể to, rõ ràng và có nhiều thành viên kể nhất đội đó sẽ chiến thắng và có thưởng.
Ví dụ: với câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” có nội dung ngắn tình
tiết dễ nhớ. Cơ tổ chức hội thi “ Tài năng nhí” với nhiều hình thức giới thiệu cơ
mời từng bạn lên kể lại câu chuyện cho cả lớp cùng nghe. Bạn nào kể chuyện
hay, to rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu, cử chỉ của nhân vật thì bạn đó sẽ có
thưởng.

Hình 8: Cô cho trẻ tổ chức theo hội thi
3. Kết quả

Qua q trình hơn 2 tháng tơi áp dụng biện pháp này vào tiết dạy, tôi nhận
thấy trẻ rất hứng thú trong giờ hoạt động. Trước đây, giờ hoạt động kể chuyện đa
số trẻ đã có hứng thú nhưng với biện pháp mà tôi áp dụng vào trong thời gian
6


gần đây, tôi nhận thấy tiết kể truyện ngày càng có hiệu quả hơn trước, trẻ hiểu
được nội dung nhanh so với trước, các con rất thích giờ kể chuyện, vì trong tiết
kể chuyện trẻ đã thể hiện được khả năng của bản thân khi trẻ nhập vai cũng như
trẻ tự mình sáng tạo ra những nhân vật mà trẻ u thích. Và cũng với biện pháp
này tơi sẽ cịn vận dụng vào các giờ dạy khác để nâng cao hơn về chất lương
giáo dục trẻ 5 -6 tuổi của lớp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bỉm Sơn, ngày 07 tháng 11 năm 2020.
Xác nhận của hiệu trưởng
Người thực hiện

7



×