Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn hải ân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI ÂN

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ YẾN NHƯ

Lớp

: D17QT04

Khoá

: 2017-2021

Ngành

: Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S HUỲNH CƠNG PHƯỢNG

Bình Dương, tháng 11/2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
khoa học nào.
Bình Dương, ngày 23 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Yến Như


LỜI CẢM ƠN
Sau gần bốn năm học tập tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một được sự chỉ
dạy tận tình của Quý Thầy Cô, nhất là Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh đã
truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu cả lý thuyết lẫn thực tế
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Ân, em đã
được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và
q cơ, chú trong cơng ty. Trong q trình thực tập, em cũng xin cảm ơn Ban
giám đốc, quý cô, chú trong Công ty Hải Ân, những người đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quãng thời gian thực tập tại công ty, ln tạo điều kiện thuận lợi để
em hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Công Phượng, người trực tiếp
hướng dẫn em hồn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Do kiến thức cịn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp
ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài này được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, thành công
trên con đường giảng dạy, con đường sự nghiệp cao quý nhất. Em xin trân trọng
cám ơn!



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Ý nghĩa đề tài .................................................................................................... 2
6. Kết cấu đề tài................... ................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 4
1.1. Khái niệm cơ bản ........................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ................................................................................ 4
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu: ............................................................................. 4
1.2. Vai trị của xuất khẩu ..................................................................................... 6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp ............................... 6
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu: ........................................................ 10
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước: ................................................... 10
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước: ................................................... 11
1.5 Nhận xét ........................................................................................................ 12
1.5.1 Ưu điểm ...................................................................................................... 12
1.5.2 Nhược điểm ................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
CÔNG TY TNHH HẢI ÂN ................................................................................ 14
2.1. Lịch sử hình hành và phát triển của doanh nghiệp ..................................... 14
2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp........................................................................ 15
2.3. Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp ............................................................ 15
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................. 15
2.3.2. Nhiệm vụ của các phịng ban .................................................................... 16

2.4. Tổng quan về tình hình nhân sự của doanh nghiệp ..................................... 18
Phân theo giới tính .............................................................................................. 18


2.5. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty .................................... 20
2.5.1. Quy trình xuất khẩu thủy sản của cơng ty ................................................ 20
2.5.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty theo hình thức xuất khẩu ....... 24
2.5.3.Tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty theo thị trường xuất khẩu ....... 25
2.5.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty theo cơ cấu mặt hàng............. 36
2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của
công ty ................................................................................................................. 38
2.61. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu ......................... 38
2.6.1.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 38
2.6.1.2. Nguồn nguyên liệu ................................................................................. 40
2.6.1.3. Chất lượng sản phẩm ............................................................................. 40
2.6.1.4. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................................... 41
2.6.2. Các nhân tố bên ngồi cơng ty ảnh hưởng đến xuất khẩu ....................... 42
2.6.2.1. Thị trường tiêu thụ ................................................................................. 42
2.6.2.2. Giá cả ..................................................................................................... 42
2.6.2.3. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 42
2.6.2.4. Các sản phẩm thay thế ........................................................................... 43
2.7 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của cơng ty hiện
nay ....................................................................................................................... 43
2.7.1. Thuận lợi ................................................................................................... 44
2.7.2. Khó khăn ................................................................................................... 44
2.7.3. Cơ hội ........................................................................................................ 45
2.7.4. Thách thức................................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ÂN ............. 46
3.1 Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu................................................... 46

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản .................................... 47
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50
PHỤ LỤC: BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ..................................................... 52


TỜ KHAI HẢI QUAN........................................................................................ 52
HÓA ĐƠN (INVOICE) ...................................................................................... 57
PHIẾU ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA (PACKING LIST) ....................................... 58
HỢP ĐỒNG (CONTRACT) ............................................................................... 59
GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ (HEATH CERTIFICATE) ................................. 60
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CERTIFICATE OF ORIGIN) ................. 61
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING) ............................................. 63


i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
EU: Liên minh châu Âu


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2017-2019 ....................................... 18
Bảng 2 : Thâm niên làm việc của nhân viên cơng ty tính đến năm 2019 ........... 19
Bảng 3: Hình thức xuất khẩu của cơng ty (đơn vị tính tấn)................................ 24
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty theo sản lượng năm 2017
-2019 ................................................................................................................... 26
Bảng 5: Bảng so sánh sản lượng theo thị trường xuất khẩu từ năm 2017
-2019 ................................................................................................................... 30

Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty theo doanh thu năm 2018
-2019 ................................................................................................................... 31
Bảng 7: Bảng so sánh sản lượng theo doanh thu từ năm 2017-2019 ................. 33
Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn năm 2017 ............... 37
Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn năm 2018 ............... 37
Bảng 10: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn năm 2019 ............. 38
Bảng 11: Tình hình nhân sự của cơng ty năm 2019 ........................................... 39


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................. 16
Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu thủy sản của công ty ............................................ 21
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính ............................................. 19
Biểu đồ 2 : Biểu đồ cơ cấu lao động theo thâm niên làm việc của nhân viên
công ty năm 2019 ................................................................................................ 20
Biểu đồ 3: cơ cấu theo hình thức xuất khẩu của cơng ty năm 2017-2019 (đơn vị
tính: tấn) .............................................................................................................. 25
Biểu đồ 4: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của công ty năm 2017 . 27
Biểu đồ 5: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của công ty năm 2018 . 27
Biểu đồ 6: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của công ty năm 2019 . 28
Biểu đồ 7: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo doanh thu của công ty năm 2017. 35
Biểu đồ 8: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo doanh thu của công ty năm 2018. 35
Biểu đồ 9: cơ cấu thị trường xuất khẩu theo doanh thu của công ty năm 2019. 36


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng
đất nước. Trong đó, xuất khấu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của

xuất khẩu Việt Nam. Ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số
lượng và chất luợng, mang về một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đạt được việc xuất khẩu thủy sản còn gặp những khó
khăn rất lớn như: biến động thị trường giá, môi trường nuôi trồng ngày càng
biến động,... gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Ân nói riêng. Do vậy, phải phân
tích kĩ các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó
khăn để có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia
tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Hải Ân trở thành một
trong những công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng
trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Giải pháp
hoàn thiện hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải
Ân” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu đề tài
− Tìm hiểu sơ bộ về cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Ân.
− Tìm hiểu về phịng kinh doanh xuất nhập khẩu tại cơng ty Trách nhiệm
hữu hạn Hải Ân.
− Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty Trách nhiệm hữu hạn
Hải Ân.
− Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy
sản của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty Trách
nhiệm hữu hạn Hải Ân.
Phạm vi nghiên cứu: Phịng kinh doanh xuất nhập khẩu cơng ty Trách
nhiệm hữu hạn Hải Ân (2017 – 2019).
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24/08/2020 đến ngày 16/10/2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp tham khảo ý kiến người hướng dẫn.
5. Ý nghĩa đề tài
Nhằm tìm hiểu quy trình xuất khẩu thủy sản của cơng ty, bên cạnh đó
tìm ra được những hạn chế trong khâu xuất khẩu, từ đó đề ra những giải
pháp góp phần hồn thiện hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Trách
nhiệm hữu hạn Hải Ân.
6. Kết cấu đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Trách nhiệm
hữu hạn Hải Ân
Chương 3: Một số giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Ân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2


3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.


Khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Theo Trần Thu Trang (2012) cho rằng xuất khẩu là việc bán hàng hóa,
dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm, dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi
biên giới của một quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh tốn.
Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba
(đồng tiền thanh toán quốc tế).
Một định nghĩa khác về xuất khẩu được đưa ra trong giáo trình Thương
mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010) đó là ”Các quốc gia mua và bán
hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang
nước khác”.
Theo Hà Nguyễn Thúy Quỳnh (2011) cho rằng “Xuất khẩu là một trong
những hình thức kinh doanh quan trọng nhất , nó phản ánh quan hệ thương mại,
bn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới”.
Theo Luật thương mại của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005, tại Điều 28, khoản 1“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”.
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức: xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, hội
chợ triển lãm… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy
theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp
với hoạt động kinh doanh của mình.
4


Theo Luật thương mại tại Điều 28, khoản 1 một số hình thức xuất khẩu chủ yếu:

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu do chính cơng ty thực hiện để
bán hàng hóa ra nước ngồi, khơng qua trung gian. Công ty trực tiếp ký kết hợp
đồng ngoại thương bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngồi.
Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, giúp nâng cao thương hiệu,
nếu các doanh nghiệp am hiểu thị trường, nắm bắt được thị hiếu khách hàng…
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu rủi ro cao, chi phí marketing tương đối tốn
kém và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Hình thức này nên áp dụng với các
doanh nghiệp có trình độ và quy mơ sản xuất lớn, có kinh nghiệm trên thương
trường.
Hiện tại cơng ty Seagift xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường chính như:
Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Úc, Đài Loan và một số thị trường khác, 90% sản
phẩm thủy sản chế biến của công ty hiện nay là nhằm mục tiêu xuất khẩu . Cơng
ty có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sản phẩm có uy tín, chất lượng lâu
nay trên thị trường nên công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình
ra thị trường thế giới.
Ủy thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu mà đơn vị tham gia hoạt động
kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với cơng ty nước ngồi
mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu
cho mình.
Hình thức này đảm bảo an tồn hơn cho người xuất khẩu, giảm chi phí
marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, phải chia sẻ lợi nhuận, khó
nắm bắt nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Hình thức
này nên áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện
xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường và khách hàng, chưa thông thạo
các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu.
Gia công hàng xuất khẩu: Gia cơng xuất khẩu là hình thức mà cơng ty
trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, ngun vật liệu) từ cơng
5



ty nước ngồi về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng
hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Xuất khẩu tại chỗ (xuất khẩu nội địa): người xuất khẩu Việt Nam bán
hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng
cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm
thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm
nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một
thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).
1.2.

Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu

và tích lũy phát triển sản xuất, kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản
xuất.
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước trên thế giới.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều
ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp
các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và
nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có
hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, làm cho sản
lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao mức sống của người dân.
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp


6


Qua nghiên cứu của Phạm Thị Ngân, 2015 với nội dung “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ”
đã tìm hiểu được một số yếu tố sau:
Mơi trường bên ngồi
Mơi trường kinh tế: các yếu tố như lãi suất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, cán
cân thanh tốn,... có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến các doanh nghiệp vì các yếu tố
này tác động trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mơi trường chính trị và pháp luật: ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi đối với các
hoạt động kinh doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế
cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho
từng doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra
những cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để điều chỉnh thích ứng các
hoạt động nhằm tránh những đảo lộn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt
được các mục tiêu đã đặt ra.
Môi trường văn hóa xã hội: là mơi trường có mối liên hệ chặt chẽ với doanh
nghiệp. Các yếu tố của môi trường xã hội tác động trực tiếp để doanh nghiệp.
Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần để tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Thị hiếu, tập quán, lối sống, tôn giáo của
người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà
doanh nghiệp sẽ cung cấp.
Môi trường tự nhiên: Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên là ảnh hưởng
mang tính tồn cầu của khơng chỉ riêng mỗi doanh nghiệp nào mà ảnh ưởng tất
cả các doanh nghiệp, có ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần
thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh. Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm môi
trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu

cầu ngày càng lớn của các nguồn lực khan hiếm đã khiến cộng đồng cũng như
các doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
7


Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại
và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Doanh nghiệp cần dự đốn mục đích tương lai
của các đối thủ cạnh tranh, nhận định ưu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh
tranh trong ngành, nhận biết tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh của các
đối thủ để doanh nghiệp có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành
lợi thế trong ngành.
Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho doanh
nghiệp như vật tư, thiết bị, lao động… Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung
ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì
thế doanh nghiệp phải có thơng tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất
lượng, giá cả… hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất.
Khách hàng: là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh
nghiệp. Khách hàng có ưu thế có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng
cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn.
Sản phẩm thay thế: sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng
lợi nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần tìm
hiểu kỹ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, trình độ am hiểu
thị trường trong lẫn ngồi nước, khả năng tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kinh
nghiệm thực tiễn, thơng thạo ngoại ngữ… có vai trị hết sức quan trọng đến sự
thành công và thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào
để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh thị trường, lựa chọn, thực hiện và
kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm hệ thống kế

hoạch hóa tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa cũng không thể
mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả.

8


Chất lượng hàng hóa: đây là nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín của
sản phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản
phẩm nào đó, khơng cịn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng
sản phẩm một cách tốt nhất, làm hài lòng khách hàng của mình bằng chính sản
phẩm của mình tạo ra.
Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào
cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị xuất nhập khẩu: kho, mặt bằng kinh doanh,
trang bị máy móc và kỹ thuật cơng nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên
chở… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của doanh nghiệp. Với cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất
lượng cao với giá thành tương đối thấp. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động khác
cũng hoạt động có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu tố cơ
sở vật chất.
Nhân tố tài chính: bộ phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng
trong toàn doanh nghiệp. Vấn đề tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát
của doanh nghiệp gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của
doanh nghiệp đều phải được tính tốn cho phù hợp với nguồn tài chính đang có.
Điều này dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực
hoạt động khác của doanh nghiệp.
Marketing quốc tế: nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu
ra thị trường nước ngồi, địi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, kinh
tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội của từng thị trường xuất khẩu để có kế
hoạch marketing phù hợp.

Nghiên cứu và phát triển: các nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh
nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược
lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp dẫn đầu ngành trong

9


các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm sốt giá
thành và cơng nghệ sản xuất.
1.4.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu:

1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ, Huỳnh Thanh Nhã, Nguyễn Thiện
Phong năm 2020, tạp chí khoa học đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, Số
15(3)2020 “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Nghiên cứu được thực hiện hướng đến mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy hải sản vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 170 doanh nghiệp có hoạt
động xuất khẩu thủy hải sản trong vùng. Kết quả của nghiên cứu là căn cứ đề
xuất các khuyến nghị góp phần nâng cao kết quả hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp thủy hải sản ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Trần Quang Hồn, 2017 với đề tài nghiên cứu “Xuất khẩu thủy sản Việt
nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” phân tích tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời đưa ra một số các giải pháp
để tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam. Hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ tạo được động lực giúp đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nước ta ngày càng phát triển.
Phan Văn Mới, 2011 “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị trường EU
đến năm 2020”. Bài nghiên cứu Tổng quan về thị trường EU và xuất khẩu thủy
sản vào thị trường EU. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu
thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị
trường EU. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

10


Nguyễn Thị Thúy Nga (2019), nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong
hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam”. Cá tra là một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá tra vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình
đưa sản phẩm này cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để giải quyết vấn đề trên,
bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích để
tìm hiểu thực trạng rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã
đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Nguyễn Thị Phương Dung và Nguyễn Thị Ngọc Hoa năm 2012, “nghiên
cứu các rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị
trường Nhật”. Mục đích chính của nghiên cứu là phân tích thực trạng xuất khẩu
thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật, đồng thời xác định các rào cản kỹ thuật
nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất
lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, thơng qua phương pháp phân tích so
sánh số tuyệt đối, tương đối. Nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị nhằm

nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trường nước này.
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước:
Leonidou (2002) và cộng sự đã xác định “Các yếu tố chiến lược tiếp thị
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản” là chủ đề của nghiên cứu thực
nghiệm lớn. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp kiến thức còn tồn tại về chủ
đề này dựa trên phân tích tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
chiến lược tiếp thị xuất khẩu - hiệu suất. Đánh giá cho thấy: mặc dù nhiều biến
số chiến lược tiếp thị thể hiện tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nói
chung, nhưng mối quan hệ này khơng phải lúc nào cũng đáng kể; các biện pháp
11


thực hiện xuất khẩu được xem xét trong các nghiên cứu khác nhau, các tác động
mạnh hơn được quan sát thấy liên quan đến tỷ trọng doanh số xuất khẩu; và thời
gian nghiên cứu, trọng tâm địa lý, và loại sản phẩm có tác động hạn chế đến ảnh
hưởng của các yếu tố chiến lược tiếp thị đến hoạt động xuất khẩu.
Stéphane Vrignaud (2006), bài nghiên cứu trình bày về “cách xuất khẩu
thủy sản sang Châu Âu”, Do sự phức tạp của luật pháp EU, báo cáo này cung
cấp tổng quan về luật chính của EU điều chỉnh hoạt động buôn bán các sản
phẩm thủy sản ăn được.
1.5. Nhận xét
1.5.1. Ưu điểm
Các bài nghiên cứu trên đã trình bày được những yếu tố ảnh hưởng ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Kết quả cho thấy có bốn nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy hải sản trong
vùng bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc điểm và khả năng của
doanh nghiệp, yếu tố quan hệ của doanh nghiệp và khả năng xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng giúp xác định tầm quan trọng của xuất
khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế, có vai trị vơ cùng quan trọng trong GDP

của cả nước.
Bài nghiên cứu còn giúp giải quyết những rủi ro mắc phải trong q gì
xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, từ đó, đề xuất
những giải pháp thích hợp hồn thiện hoạt động xuất khẩu.
1.5.2. Nhược điểm
Các nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến các vấn đề lý thuyết mà chưa đi
sâu vào giải pháp thực tế, nên cịn mang tính chủ quan, tác giả cần có cái nhìn
sâu hơn để có những giải pháp thực sự hiệu quả và thiết thực hơn.

12


Bên cạnh đó, các yếu tố đánh giá cịn mang tính cá nhân, chưa sử dụng
kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp nên bài nghiên cứu chỉ phân tích chứ
chưa đánh giá chặt chẽ, cụ thể.

13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
CƠNG TY TNHH HẢI ÂN
2.1. Lịch sử hình hành và phát triển của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH HẢI ÂN
Tên thương mại: SEAGIFT COMPANY LTD, viết tắt SEAGIFT CO.,LTD
Logo

Hình 1: Logo của cơng ty
Địa chỉ: 7/9 Khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hịa, Thành Phố Thuận An,
tỉnh Bình Dương
Tỉnh (TP): Bình Dương

Năm thành lập: 18/10/199 9 ; Bắt đầu hoạt động: 12/04/2002
Đại diện pháp luật: Ngơ Hồng Mai
Lĩnh vực hoạt động: Chế biến, Xuất khẩu
Điện thoại công ty: 84 274 3758341 ; Fax: 84 274 3758340
Email:
Website: www.seagift.com.vn
EU Code: DL 317
Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2015, HACCP, BRC, HALAL.
Sản phẩm chính:
Tơm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh, cá nước ngọt đông lạnh dạng
block hay IQF.
14


Các sản phẩm chế biến có giá trị cao như tơm, chả giị tơm, bánh tơm
burger, bánh ghẹ, đậu hũ hải sản, tơm tẩm bột, sị điệp tẩm bột, tơm chiên
tempura,...
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hàn Quốc, Singapore, Úc, Nhật Bản, Ý,
Bỉ,...
2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty TNHH Hải Ân là một công ty được thành lập bởi các doanh nhân
có năng lực, trình độ, kiến thức và nhiều kinh nghiệm trong ngành kinh doanh
thủy sản đông lạnh xuất khẩu, với đội ngũ cán bộ có trình độ, cơng nhân có tay
nghề cao, máy móc thiết bị hiện đại.
Sản phẩm do Công ty sản xuất ra chủ yếu cung ứng cho các thị trường Hàn
Quốc, Singapore, Hong Kong, Mỹ, Úc,... và một số nước châu Âu. Thị phần
này chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cả năm và phần cịn lại phân phối cho
thị trường nội địa thơng qua hệ thống bán hàng tại các siêu thị, nhà hàng và các
công ty cùng ngành khác.
2.3. Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp

2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

15


BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI VĂN PHỊNG

KHỐI VĂN PHỊNG

KẾ
TỐN
TÀI
CHÍNH

HÀNH
CHÁNH
NHÂN
SỰ

KINH
DOANH
-XNK

CĂNTIN

BẢO
VỆ-LÁI
XE


Y TẾ

R&D

LAB

KHO
THÀNH
PHẨM
PHÂN
CỠ-

SẢN
XUẤT

GIÁM
SÁT
CHẤT
LƯỢNG


CHẾCHẾ
BIẾN

XẾP
KHN

TIẾP
NHẬN


CẤP
ĐƠNG

Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phịng nhân sự cơng ty
2.3.2. Nhiệm vụ của các phịng ban
Phịng kế tốn tài chính
• Tổ chức các nghiệp vụ kế tốn đúng quy định, viết hóa đơn, đảm bảo tính
hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế tốn.
• Thực hiện báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo đúng quy định.

16


THUẬT
-CƠ
ĐIỆN


×