Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đảng bộ đông sơn lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới từ 1986 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.38 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………….2.
A. Dẫn luận……………………………………………………………4.
B. Nội dung……………………………………………………………8.
Chương1: Khái quát về huyện Đông Sơn trước khi tiến hành đổi mới
1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của Đơng Sơn………………
8.
1.1.1.Điều

kiện

tự

nhiên………………………………………………..8.
1.1.2.Điều kiện lịch sử – xã hội………………………………………10.
1.2.Tình hình kinh tế – xã hội Đông Sơn trước những năm đổi mới (1975 1985)……………………………………………………………………..16.
Chương2: Đảng bộ Đông Sơn bước đầu lãnh đạo nhân dân Đông Sơn
tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 1996)
2.1. Bối cảnh lịch sử và yêu cầu đổi mới của Đông Sơn…………………
22.
2.2. Đảng bộ Đông Sơn bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 1990)……………………………………………………………………..24.
2.2.1. Quan điểm đổi mới của Đảng và chủ trương đường lối của Đảng
bộ huyện………………………………………………………………….24.
2.2.2. Những chuyển biến bước đầu về kinh tế–xã hội của Đơng
Sơn.26.
2.2.2.1. Kinh tế……………………………………………………26.
2.2.2.2. Văn hố - giáo dục - y tế…………………………………28.
2.2.2.3. Chính trị – quốc phịng – an ninh………………………...30.
2.2.3. Những hạn chế trong giai đoạn 1986 – 1990…………………..32.
1




2.3. Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân tiến hành đổi mới trong thời kỳ
(1991 - 1995)…………………………………………………………….33.
2.3.1.

Chủ

trương,

đường

lối

của

Đảng

bộ

Đông

Sơn………………...33.
2.3.2. Những thành tựu ………………………………………………35.
2.3.2.1. Kinh tế……………………………………………………35.
2.3.2.2. Văn hoá - giáo dục – y tế…………………………………37.
2.3.2.3. Chính trị – quốc phịng – an ninh………………………...39.
2.3.3. Hạn chế………………………………………………………...42.
Chương3: Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân tiếp tục tiến hành sự
nghiệp đổi mới theo hướng CNH – HĐH (1996 - 2005)

3.1. Đảng bộ Đông Sơn bước đầu thực hiện đổi mới theo hướng CNH –
HĐH (1996 - 2000)………………………………………………………44.
3.1.1. Quan điểm CNH – HĐH của Đảng và chủ trương, đường lối của
Đảng bộ huyện Đông Sơn ……………………………………………….44.
3.1.2.Thành tựu bước đầu…………………………………………….46.
3.1.2.1. Kinh tế……………………………………………………46.
3.1.2.2. Văn hoá - giáo dục – y tế…………………………………48.
3.1.2.3. Chính trị – quốc phịng – an ninh………………………...50.
3.1.3. Hạn chế………………………………………………………...53.
3.2. Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh đường lối theo hướng
CNH- HĐH giai đoạn (2001 - 2005)…………………………………….54.
3.2.1. Chủ trương đường lối của Đảng bộ Đơng Sơn…………………
54.
3.2.2. Những thành tựu……………………………………………….56.
3.2.2.1. Kinh tế……………………………………………………56.
3.2.2.2. Văn hố - giáo dục – y tế…………………………………60.
2


3.2.2.3. Chính trị – quốc phịng – an ninh………………………...62.
3.2.3. Hạn chế………………………………………………………...65.
C. Kết luận…………………………………………………………...66.
Tài liệu tham khảo…………………………………………………..69.
Phụ lục

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khố luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm
giúp đỡ, văn phòng huyện uỷ, văn phòng uỷ ban nhân dân, ban tuyên giáo, thư
viện huyện Đông Sơn đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa lịch sử - ĐH Vinh, cùng gia đình đã quan tâm

giúp đỡ tôi. Và đặc biệt tôi chân thành cảm ơn cơ giáo Ths. Mai Thanh Nga
người đã có cơng lớn trong q trình hướng dẫn và giúp đõ tơi hồn thành
khố luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn khơng tránh khỏi hạn chế và
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo
và các bạn sinh viên.
Sinh viên thực hiện

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc
ta đã giành được thắng lợi, cả nước bước vào thời kỳ cách mạng mới: Xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn (1976 - 1985), vừa tìm tịi, vừa thử nghiệm đất nước đã
đạt được những thành tựu cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Đảng và nhà nước ta cịn
gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Đó là hậu quả của cuộc chiến tranh
30 năm với những vết thương chưa dễ gì khơi phục trong ngày một, ngày hai.
Thêm vào đó, tình hình chính trị thế giới có những chuyển biến khơng có lợi
cho cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới cũng như các nước xã hội chủ
nghĩa. Sự hỗ trợ và giúp đỡ một cách vơ tư, nhiệt tình của các nước xã hội chủ
nghĩa khơng cịn nữa, đặc biệt là cơ chế quan liêu bao cấp đã tỏ ra lỗi thời, lạc
hậu làm cho đất nước sau hơn 10 năm lâm vào khủng hoảng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống như: sản xuất trì trệ, lạm phát phi mã, thất nghiệp tăng,
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Để phát huy những thành quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những
khó khăn, hạn chế đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. Việt Nam đã tiến

hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Đại hội là mốc quan trọng
đánh dấu thời kỳ đổi mới tồn diện. Từ đó tổng kết đánh giá đúng tình hình
của đất nước, rút ra bài học kinh nghiệm trong 10 năm (1976 - 1985), Đảng ta
đã xác định những mục tiêu của cách mạng trong thời gian tới nhằm đưa nền
kinh tế đất nước đi lên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Đơng Sơn đã
nhanh chóng tiếp nhận đường lối, quan điểm đổi mới một cách linh hoạt vào
thực tiễn của địa phương mình, đã khai thác có hiệu quả tiềm năng nội lực,

4


trong 20 năm đổi mới Đông Sơn đã và đang thu được những thành tựu đáng
khích lệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này. Vì được
nghiên cứu công cuộc đổi mới ở huyện Đông Sơn khơng chỉ có ý nghĩa về
mặt khoa học, góp phần làm sáng rõ lý luận về đường mới kinh tế ở nước ta,
mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn ở chỗ: tổng kết đãnh giá những thành tựu
và hạn chế một cách khái quát nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tiến trình đổi mới ở một huyện cụ
thể. Từng là người con của quê hương Đơng Sơn, tơi muốn góp một phần nhỏ
bé vào việc tìm hiểu lịch sử địa phương mình, nhất là trong những năm đổi
mới. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân
dân tiến hành công cuộc đổi mới từ 1986 - 2005 ” làm khoá luận tốt nghiệp
đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu q trình đổi mới nói chung, vấn đề “Đảng bộ Đông Sơn
lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới từ 1986 - 2005” nói riêng hiện
nay là một đề tài mới mẻ, mang tính thời sự. Hầu hết các sự kiện đang trong
quá trình đi lên, nên việc tổng kết đánh giá gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây
là một vấn đề hàm chứa trong đó cả tính lý luận và thực tiễn.

Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 – đến nay những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của Trần Bá Đệ biên soạn – nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Hà Nội năm 1988 đã nêu lên những thành tựu tiến bộ và hạn chế của đất nước
từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến năm 1966.
Trong cuốn “Tìm hiểu văn kiện Đại hội VIII và IX của Đảng hỏi và
đáp”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia đã nêu lên câu hỏi và trả lời xung
quanh Đại hội VIII, IX những thành tựu hạn chế trong 20 năm đổi mới.

5


Trong cuốn “Lịch sử đảng bộ huyện Đông Sơn” do huyện uỷ, UBND huyện
Đông Sơn biên soạn – NXB Thanh Hoá năm 2000 đã đề cập đến đặc điểm tự
nhiên, xã hội và truyền thống đấu tranh của huyện Đông Sơn trong tiến trình
lịch sử. Trong đó đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với sự nghiệp đổi
mới của nhân dân Đơng Sơn.
Ngồi ra, một số báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Đơng Sơn các khố
V, VI, VII, XX, XXI và báo cáo tổng kết của UBND huyện đánh giá tổng kết
những thành tựu và hạn chế của Đơng Sơn trong q trình thực hiện đổi mới
của từng thời kỳ cụ thể.
Nhìn chung các tác phẩm và tài liệu nói trên chưa được nghiên cứu một
cách tồn diện và có hệ thống về những thành tựu tiến bộ và những hạn chế
yếu kém, chưa nêu lên được những giải pháp cụ thể, bài học kinh nghiệm
trong suốt quá trình đổi mới từ 1986 – 2005. Để có một cơng trình nghiên cứu
hồn chỉnh “Đảng bộ Đơng Sơn lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi
mới từ 1986 - 2005” cần đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ hơn nữa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tiếp nhận đề tài “Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân tiến hành công
cuộc đổi mới từ 1986 - 2005” chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là
những thành tựu đạt được của nhân dân Đông Sơn cùng những tồn tại và hạn

chế trong thời kỳ đổi mới. Hay nói một cách khác đi là tìm hiểu về q trình
đổi mới nói riêng của Đông Sơn trong công cuộc đổi mới của đất nước nói
chung.
Với đối tượng nghiên cứu như vậy, trước hết chúng tôi đề cập đến điều
kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử xã hội những nhân tố ảnh hưởng đến sự nghiệp
đổi mới, trọng tâm nghiên cứu của khoá luận là những thành tựu đạt được và
những hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới ở Đơng Sơn. Qua
đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng vạch ra từ Đại hội VI (12/1986) là
6


đúng đắn, sáng tạo và sự vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh
cụ thể của địa phương một cách phù hợp. Trên cơ sở đó tơi mạnh dạn ra một
số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong hơn 20 năm đổi mới trên địa
bàn huyện Đơng Sơn, do đó phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở một huyện cụ
thể và trong khoảng thời gian từ 1986 – 2005. Những vấn đề này nằm ngồi
giới hạn trên khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân
tiến hành công cuộc đổi mới từ 1986 - 2005” tôi tập trung khai thác các nguồn
tài liệu sau.
Tài liệu thành văn: Trước hết là các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ Đại hội VI - X), giáo trình lịch sử Việt Nam
hiện đại, các tài liệu viết về lịch sử, xã hội, con người Đơng Sơn…Trong đó,
tơi đặc biệt tập trung khai thác các báo cáo chính trị của BCH huyện uỷ,
UBND qua các nhiệm kỳ (1986 - 2005).
Tài liệu điền dã: Những cuộc trao đổi với cán bộ lãnh đạo huyện, văn
phòng huyện uỷ, ban tuyên giáo. Quan sát thực tế qua trình đổi mới của Đơng
Sơn.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu

như sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic là những phương pháp cơ
bản để vận dụng nghiên cứu, ngoài ra sử dụng phương pháp chuyên ngành
như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp tư kiệu thành văn và tư
liệu điền dã để sử lý các số liệu báo cáo của huyện uỷ.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương1: Khái quát về huyện Đông Sơn trước khi tiến hành đổi mới
7


Chương2: Đảng bộ Đông Sơn bước đầu lãnh đạo nhân dân tiến hành công
cuộc đổi mới (1986 - 1996)
Chương3: Đảng bộ Đông Sơn lãnh đạo nhân dân tiếp tục tiến hành sự nghiệp
đổi mới theo hướng CNH – HĐH (1996 - 2005)

B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT HUYỆN ĐÔNG SƠN TRƯỚC KHI
TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- xã hội của Đông Sơn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Sơn là một huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, nằm ở cửa ngõ
phía tây thành phố Thanh Hố, cách thành phố 5km theo quốc lộ 47. Phía bắc
giáp huyện Thiệu Hố, phía nam giáp huyện Quảng Xương và Nơng Cống,
phía đơng giáp thành phố Thanh Hố và phía Tây giáp huyện Triệu Sơn.
Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng, Đơng Sơn có nhiều điều kiện để phát
triển các nghành kinh tế. Trên địa bàn huyện, ngoài hai tuyến đường quốc lộ
45 và 47 đi qua cịn có tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua các xã: Đông
Hưng, Đông Phú, Đông Nam tạo thành hệ thống giao thông xuyên huyện,

phục vụ cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và lưu thông các loại phương tiện
giao thông trong huyện. Ngồi ra, trên địa bàn huyện Đơng Sơn cịn có hệ
thống kênh đào dày đặc: kênh nhà Lê, kênh Sông Hồng, kênh Bắc, từ hậu
tiền sơng nhà Lê chảy qua Kẻ Rị, Kẻ Chè, Kẻ Bôn rồi đến Bố Vệ, qua Quảng
Xương chảy ra biển. Huyện Đơng Sơn cịn có hệ thống tưới tiêu cấp I và có

8


325 ha ao hồ phân bố hầu hết các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nuôi trồng thủy sản và góp phần phân phối nguồn nước ở địa phương.
Diện tích đất Đơng Sơn nhỏ nhất huyện Thanh Hố với 10.678.25ha.
Bình qn diện tích đất tự nhiên là 0.09ha/người. Trong đó, diện tích đất nơng
nghiệp là 7.188.04ha, chiếm 67.33% diện tích đất tự nhiên và 74.42% diện
tích đất đang sử dụng. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp là 6.31 m2/người,
thấp so với bình qn chung tồn tỉnh.
Đơng Sơn là một trong những vùng đất giàu của tỉnh Thanh Hoá. Vùng
đất này được kiến tạo từ rất sớm và có ít biến động về mặt địa chất. Địa hình
của Đơng Sơn nhìn chung phức tạp, lắm sơng nhiều núi nhưng khá thuận lợi
cho việc làm ăn sinh sống.
Đông Sơn có hai con sơng lớn chảy qua là sơng Chu và sông Mã. Hai
con sông này lớn nhất xứ Thanh và là hệ thống giao thông đường thuỷ lớn
nhất trong vùng. Từ ngã ba Đầu, ngược dịng sơng Chu có thể lên các huyện
miền núi phía tây tỉnh Thanh Hố, ngược dịng sơng Mã có thể lên đến thượng
du Thanh Hố lên đến tận Lào, ngược dịng sơng Mã theo sơng Lèn có thể ra
tận Ninh Bình, Hà Nam một cách thuận tiện. Tuyến đường thuỷ này mới được
hình thành và có vai trị rất lớn trong việc giao lưu giữa vùng đất Giao Chỉ và
vùng đất Cửu Chân xưa. Đoạn sông Mã, sông Chu chảy qua đất Đông Sơn tuy
khơng dài lắm nhưng lại có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần, vật
chất của Đông Sơn từ bao thế hệ nay. Ngồi hai con sơng lớn, Đơng Sơn cịn

có hệ thống sơng ngịi khác nối liền với các vùng phụ cận.
Về khống sản, Đơng Sơn có 10 xã có núi đá với nhiều chủng loại, trữ
lượng tương đối lớn, tạo điều kiện để phát triển các nghành sản xuất vật liệu
xây dựng và chế tác đá. Núi Nhồi xưa cịn có tên gọi là núi Nhuệ Sơn, thuộc
làng Nhồi, nằm trong địa phận xã Đông Hưng và Đơng Tân. Núi có nguồn đá
xanh nổi tiếng, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế tác đá. Núi Kim
9


Đồng- Ngọc Nữ thuộc xã Đông Hưng, tiếp theo sau ngọn núi Nhồi. Đây là
ngọn núi tạo quang cảnh tự nhiên.
Đơng Sơn cịn là vùng có nhiều loại đất sét tốt để phát triển nghề làm
gạch ngói, gốm sứ... Nguồn tài nguyên này tập trung chủ yếu ở các xã Đông
Hưng, Đông Phú, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Nam.
Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, Đơng Sơn
mang nhiều đặc điểm của khí hậu địa phương- một điểm tiếp nối giữa Bắc và
Bắc Trung Bộ. Do vậy, nó vừa mang đặc điểm của khí hậu Bắc Bộ (có mùa
đơng lạnh và khơ với thời gian ngắn, đầu xuân khí hậu ẩm ướt và kèm theo
mưa phùn) lại vừa mang đặc điểm của khí hậu miền Trung(nắng lắm, mưa
nhiều bão lũ thường xuyên). Nhiệt độ trung bình của Đơng Sơn từ 25-28 0 C,
lượng mưa trung bình từ 1.500- 2000ml và mưa theo mùa, độ ẩm từ 70-80%.
Tổng số giờ nắng trong năm lên đến 1.500- 2.000giờ/năm, tổng số nhiệt độ
trong năm 9.500-10.000 0 C. Cũng như khí hậu cả nước, khí hậu ở Đơng Sơn
chịu ảnh hưởng của khí hậu phân tầng theo mùa và theo chiều hướng khác
nhau giữa Bắc và Nam.
Độ ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào đã tạo cho Đông Sơn phát triển nền
nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú. Tuy nhiên,
bên cạnh những thuận lợi ấy, khí hậu Đơng Sơn cịn chịu tác động của khí hậu
gió mùa. Hằng năm, mùa khơ hanh kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến

tháng 12. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra vào tháng 7 và tháng 8 hàng
năm.
Tóm lại, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như trên đã ảnh hưởng khơng
nhỏ đến q trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Đông Sơn. Đó là sự
phức tạp về địa hình, khắc nghiệt về khí hậu, khó khăn về hệ thống giao thơng
vận tải. Song, sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên đã tạo điều
10


kiện cho Đông Sơn phát triển một nghành kinh tế đa dạng, là sự kết hợp của
nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các nghề phụ khác.
1.1.2. Điều kiện lịch sử- xã hội
Với nguồn tài nguyên phong phú và sự lao động cần cù, sáng tạo, người dân
Đơng Sơn đã xây dựng cho mình một cuộc sống phong phú, đa dạng về kinh
tế- văn hoá.
Về kinh tế, bên cạnh nghề chủ đạo là sản xuất nông nghiệp, ở Đông Sơn
từ ngàn đời xưa đã xuất hiện nhiều nghề thủ cơng truyền thống có giá trị như
nghề làm đồ đá, nghề gốm, nghề đúc đồng, đan lát…
Nghề làm đồ đá là một trong những nghề cổ truyền được lưu truyền và
phát triển lâu đời nhất ở Đông Sơn. Chứng tích về việc sản xuất, chế tác đồ đá
cịn để lại dấu ấn đậm nét trong các di tích khảo cổ học được phát hiện trên
vùng đất Đông Sơn như: di tích Cồn Chân Tiên, di tích Đơng Khối. Tại đây,
các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một xưởng chế tạo công cụ sản xuất, chế
tác đồ trang sức bằng đá có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm. Trong số
này, nổi tiếng nhất là đá làng Nhồi.
Nghề gốm là nghề thủ công phát triển khá mạnh ở Đông Sơn bởi lợi thế
nguồn đất sét tốt và có hệ thống giao thơng đường thuỷ thuận lợi. Nghề này đã
có ở Đơng Sơn từ ngàn xưa. Trung tâm sản xuất ở vùng Đức Thọ và một số
làng ven sông Mã, sông Chu. Sản phẩm gốm làm ra chủ yếu là các loại chum
vại và một số vật dụng khác như: lọ, hũ, chỉnh, chậu, ấm, tiểu sành…

Nghề đúc đồng ở Đông Sơn tuy ra đời muộn so với nghề chế tác đá và
làm đồ gốm nhưng cũng là một trong những nghề có lịch sử lâu đời và nổi
tiếng ở Thanh Hoá. Những chứng cứ khoa học được phát hiện từ lịng đất
Đơng Sơn đã cho ta thấy vào thời kì văn hố Đơng Sơn, người xưa trên đất
này đã đạt đến trình độ cao về kĩ thuật đúc đồng - nổi bật nhất là trống đồng
đã được phát hiện.
11


Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cũng như các miền đất khác ở nước ta,
Đơng Sơn có nhiều thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Đơng Sơn là
nơi có mốc lớn về mặt niên đại được nhiều nơi biết đến. Những chứng tích vật
chất về sự tồn tại và phát triển của các tộc người thời đại kim khí cách ngày
nay trên dưới 4.000 năm cho đến sơ kì thời đại đồ sắt cách ngày nay 2.000
năm được phát triển khá tập trung trên đất Đông Sơn với nhiều loại di tích tiêu
biểu. Hệ thống các di tích khảo cổ học có diễn biến văn hố từ sơ kì thời đại
đồng thau đến sơ kì thời đại đồ sắt được xác định: vùng đất Đông Sơn thời
Văn Lang- Âu Lạc là một trung tâm quan trọng của quận Cửu Chân. Di tích
lịch sử Đơng Sơn đã trở thành tên gọi của một nền văn hoá. Nền văn minh tiêu
biểu của người Việt cổ thời dựng nước và giữ nước: văn hố Đơng Sơn, trống
đồng Đơng Sơn đã trở thành biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
Từ thời thuộc Hán đến thời Tần, miền đất này thuộc huyện Tư Phố và là
một phần thuộc huyện Cư Phong. Sang thời Tuỳ- Đường, nó là miền đất thuộc
Cửu Chân. Theo “di biên” của Cao Biền, vùng đất này có tên gọi là Đơng
Dương. Đến thời Đinh- Lê, khi đất nước giành được quyền độc lập tự chủ thì
vùng đất Đông Sơn thuộc huyện Cửu Chân. Đến thời Trần đã đặt tên là huyện
Đông Sơn. Cho đến thời Lê Quang Thuận, huyện Đông Sơn lại thuộc phủ
Thiệu Thiên. Sau này, thời Gia Long đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu
Hố. Tên huyện Đơng Sơn tồn tại đến ngày nay.
Cho đến năm 1953, Đông Sơn đã tách 13 xã thành 22 xã bao gồm:

Đơng Khê, Đơng Ninh, Đơng Hồ, Đơng Anh, Đông Thịnh, Đông Xuân,
Đông Quang, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Yên, Đông Văn, Đông
Phú, Đông Lĩnh, Đông Cương, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Hưng, Đông
Tân, Đông Thọ, Đông Giang, và Đông Chấn. Đến năm 1963, xã Đông Giang
cắt về thị xã Thanh Hoá và đến năm 1972 cắt tiếp 4 xã: Đông Thọ, Đông
Hương, Đông Vệ, Đông Hải, cũng được xác nhập vào thị xã Thanh Hoá. Ngày
12


5/7/1977 Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 177/CP xác nhập 16 xã
cũ của huyện Thiệu Hoá cùng với huyện Đông Sơn trở thành một huyện mới
gọi là Đơng Thiệu. Ngồi 20 xã cũ của huyện Đơng Sơn, huyện Đơng Thiệu
cịn có thêm 16 xã mới gồm: Thiệu Tốn, Thiệu Viên, Thiệu Tân, Thiệu Đơ,
Thiệu Trung, Thiệu Châu, Thiệu Giao, Thiệu Vân, Thiệu Tâm, Thiệu Khánh,
Thiệu Dương, Thiệu Chính, Thiệu Hồ, Thiệu Tân, Thiệu Minh, Thiệu Lý
nâng tổng số xã của toàn huyện lên thành 36 xã. Ngày 30/08/1982, Nghị quyết
của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Đông Thiệu thành huyện Đông Sơn và
thị trấn Rừng Thông- huyện lỵ của Đông Sơn được thành lập. Đến ngày
18/01/1996, tại Nghị định số 72/CP của chính phủ, huyện Thiệu Hoá được tái
lập trên cơ sở 16 xã đã cắt sang huyện Đông Sơn năm 1977. Xã Đông Cương
được củng cố và cắt về thành phố Thanh Hoá.
Như vậy, đến năm 1996, huyện Đông Sơn được tái lập với diện tích tự
nhiên là 10.766,26 ha, gồm 16 xã và 1 thị trấn. Đơn vị hành chính của Đơng
Sơn hiện nay gồm: thị trấn Rừng Thơng, xã Đơng Hồng, Đơng Ninh, Đơng
Khê, Đơng Hồ, Đơng n, Đơng Lĩnh, Đơng Minh, Đơng Thanh, Đông Tiến,
Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông
Quang, Đông Vinh, Đông Tân và xã Đông Hưng.
Với điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi, người dân Đông Sơn từ ngàn xưa
đã tạo dựng nên một nền văn hố rực rỡ, đóng góp cho đất nước, dân tộc Việt
Nam những sản phẩm cùng với những con người ưu tú. Đến ngày nay, Đông

Sơn vẫn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hố ghi nhận sự đóng góp của ơng cha
ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như khẳng định vị thế của vùng
đất và bàn tay khéo léo của cư dân ở đây.
Từ xưa, người dân Việt cổ sống trên vùng đất này đã để lại cho chúng ta
những di sản nằm sâu trong lịng đất. Nhóm di tích Núi Đọ, Quang Yên tiêu

13


biểu cho di tích đồ đá là dấu vết của người dân Việt cổ sống cách đây gần 40
vạn năm. Đặc biệt, Đơng Sơn là khu di tích được phát hiện năm 1924, qua
nhiều lần khai quật, nghiên cứu đã được khẳng định là có vết tích của nền văn
minh rực rỡ từ xa xưa. Di tích thành Đơng Phố, quận trị của Quận Cửu Chân
thời tiền Tống (nay thuộc xã Đông Ninh) cùng nhiều nhà thơ, các anh hùng dân
tộc và danh nhân của đất nước như: nhà thơ Nguyễn Chích (Vạn Lộc- Đơng
Ninh), nhà thơ Nguyễn Nghi, Nguyễn Khải ở Đơng Thanh. Ngồi ra, ở Đơng
Sơn cịn có nhiều di tích cách mạng ghi nhận sự đóng góp của địa phương trong
phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng: làng Hàm Hạ (Đơng Tiến)- di tích cách mạng khơng chỉ riêng Đơng Sơn
mà là của cả tỉnh Thanh Hố. Nơi đây, vào tháng 3/1927, tiểu tổ Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh Niên đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Đến tháng
6/1930, chi bộ Cộng sản đầu tiên của Thanh Hố cũng được thành lập trên
chính mảnh đất này. Đơng Sơn cịn có khu di tích và danh thắng Rừng Thơng.
Tại đây, Hồ Chủ Tịch đã có buổi nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của tỉnh
trong dịp Người về thăm vùng đất xứ Thanh vào tháng 2/1947.
Đất Đông Sơn với nhiều danh lam thắng cảnh được nhiều người biết đến.
Núi Nhồi thuộc làng Nhồi ở địa phận Đơng Hưng là một trong những khu di
tích tự nhiên của vùng đất xứ Thanh với những kiểu kiến trúc được tạo dựng từ
thời Lý. Nó cịn gắn liền với truyền thuyết của người mẹ bồng con dõi mắt nhìn
ra biển chờ chồng hố đá (hịn Vọng Phu). Ngồi ra, núi Kim Đồng Ngọc Nữ

nằm sát sau dãy núi Nhồi thuộc xã Đông Hưng đã gắn liền với lịch sử của dân
tộc. Đây là ngọn núi “mọc lên một ngọn núi nhỏ đứng xa trông như người con
gái đẹp, gọi là núi Kim Đồng. Vua Lê Thánh Tông khi tuần du phương Nam có
bài thơ Quốc âm khắc tạo đá, lại dựng chùa Đại Bi ở cạnh núi, trong chùa có
một tượng phật, bên cạnh tượng phật đặt chân dung nhà vua” (theo sách “Đại

14


Nam Nhất Thống Chí”). Khơng chỉ thế, Đơng Sơn cịn có khu di tích lịch sử
Hàm Rồng với vẻ đẹp của một vùng non nước hữu tình, và có truyền thống
cách mạng. Cầu Hàm Rồng trên đất Đông Sơn trở thành biểu tượng về lòng
dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã đi vào huyền thoại lịch sử của
dân tộc ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Đông Sơn nổi tiếng là mảnh đất có nhiều “nhân kiệt” từ những bậc đại
Nho cho đến các vị anh hùng dân tộc với những đóng góp to lớn cho đất nước.
Trong thời kỳ phong kiến, Đơng Sơn có 18 vị đỗ tiến sĩ, là huyện có số lượng
người đỗ đại khoa nhiều nhất của phủ Thiệu Thiên. Trong số đó, có nhiều người
được bổ giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình như: Lưu Ngạn Quang,
Nguyễn Văn Lễ, Lê Khả Trù, Lê Thế Thứ (Đông Thanh), Thiều Quý Linh
(Đông Yên), Ngơ Văn Thơng ( Đơng Lĩnh), ở thời Trần có Thiều Thốn (Đơng
Tiến) là một tướng giỏi có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ biên cương tổ
quốc, Nguyễn Chích (Đông Ninh), Nguyễn Mộng Tuân (Đông Anh) cùng Lê
Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh Trong đó, Nguyễn
Trích là người có nhiều đóng góp lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Ông là một trong 19 vị công thần và được Lê Lợi phong tước Đinh
Thương Hầu.
Cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, từng bước thoả hiệp
rồi đi đến đầu hàng thực dân Pháp. Nước ta lại rơi vào ách đô hộ của thực dân
phương Tây. Không cam chịu cuộc sống nô lệ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của

các sĩ phu yêu nước đã nổi dậy chống lại thực dân Pháp xâm lược và triều đình
nhà Nguyễn bán nước. Tại Thanh Hố, nhân dân Đơng Sơn và các địa phương
trong tỉnh đã tham gia vào khởi nghĩa của Lê Thế Tấu (Đông Lĩnh), Lê Văn
Thức (Đông Tiến) cùng thành lập nghĩa quân tại Bôn (xã Đông Thanh). Đội
nghĩa quân này đã tiếp ứng, phối hợp với nghĩa quân của Tống Duy Tân, Phạm

15


Bành, Hà Văn Mao chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn
Thất Thuyết khởi xướng.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
trên thế giới đã có ảnh hưởng to lớn vào Việt Nam. Trong nước đã xuất hiện các
phong trào yêu nước, cách mạng mang màu sắc mới như: phong trào Đông Du,
phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân…
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà. Hoà bình đến với nhân dân Việt Nam chưa được bao lâu thì thực dân
Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, kháng chiến
toàn quốc bùng nổ. Cùng với nhân dân cả nước, với tinh thần “đốt lửa căm thù”,
hàng trăm thanh niên Đông Sơn đã hăng hái xung phong lên đường giết giặc lập
công. Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, Đơng Sơn có 2233 thanh niên tham
gia bộ đội, trong đó có 280 đồng chí đã hy sinh anh dũng; 2313 gia đình có con
em là bộ đội chủ lực. Hàng chục nghìn lượt người đi thanh niên xung phong,
hàng nghìn cán bộ thốt ly hoạt động trong các ngành kinh tế- xã hội phục vụ
kháng chiến [161- 1]
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đơng Sơn là hậu phương lớn với
tinh thần “thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Đảng bộ và
nhân dân Đông Sơn đã tiễn đưa 14.700 người con thân yêu lên đường cầm súng
chiến đấu trên khắp các chiến trường. Có 6.500 người tham gia lực lượng thanh
niên xung phong và trên 3.000 người đi dân công phục vụ chiến đấu trên các

tuyến lửa. Về vật chất, nhân dân tồn huyện đã đóng góp trên 250.000 tấn lương
thực, 30.000 tấn thực phẩm [225 - 1].
Hơn 75 năm qua (1930- 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
Đông Sơn đã chiến đấu và lao động qn mình, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương tổ quốc. Mảnh đất
16


Đông Sơn đã sinh ra và nuôi dưỡng biết bao là bà mẹ Việt Nam anh hùng, các
tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, của quân đội. Nhân dân Đơng
Sơn cũng rất tự hào có Thượng Tướng Lê Khả Phiêu, người xã Đông Khê đã trở
thành Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1.2. Tình hình kinh tế- xã hội Đơng Sơn trước những năm đổi mới
(1975- 1985)
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đất nước đã được độc lập, thống nhất,
giang sơn thu về một mối, Bắc- Nam nối liền một dải. Dân tộc ta bước sang một
kỷ nguyên mới “kỷ nguyên độc lập- tự do và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội” trong điều kiện hồ bình. Song, bên cạnh đó, đất nước ta đang phải đối mặt
với khơng ít những khó khăn, thử thách do hậu quả chiến tranh để lại. Nhiệm vụ
trước mắt lúc này là động viên nhân dân bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến
tranh, nhanh chóng khơi phục kinh tế- xã hội đất nước, ổn định đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo trật tư an ninh, trấn áp các thế lực phản
động trong và ngoài nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 trên cơ sở phân tích
rõ 3 đặc điểm của tình hình nước ta sau ngày giải phóng đã đề ra đường lối
chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới: “Nắm vững chun chính vơ
sản phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời
ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học- kỹ
thuật, cách mạng tư tưởng- văn hố. Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật là

then chốt, đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm
của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất lớn XHCN, xoá bỏ chế độ người bóc
lột người, xố bỏ nghèo nàn lạc hậu, khơng ngừng nâng cao cảnh giác, thường

17


xun củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng thành công
tổ quốc Việt Nam hồ bình, độc lập, thống nhất và CNXh góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập, dân tơc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hôi”.
Từ thực tiễn đất nước, đại hội IV đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể thực
hiện trong 5 năm, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là “tập trung cao độ sức của cả
nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông
nghiệp, ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp- ngư nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ và
công nghiệp thực phẩm nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về
lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng thông dụng, cải
thiện một bước đời sống vật chất và văn hố của nhân dân, tạo tích luỹ cho cơng
nghiệp hoá XHCN”.
Sau 6 năm thực hiện chủ trương, đường lối của đại hội IV, chúng ta đã
đạt được một số thành tựu trên một số lĩnh vực, nhưng nhìn chung đất nước
đang cịn trong thời kỳ khó khăn do điều kiện chủ quan và khách quan tác động.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển mới trong Đại Hội V
(3/1982) đó là: “ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất
và văn hoá cho nhân dân, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và
xuất khẩu, hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam,
hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất
CNXH trong cả nước, củng cố quốc phịng và giữ gìn trật tự xã hội” đồng thời

Đại Hôi cũng đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2 (1981- 1985).
Tiếp nhận và quán triệt đường lối, chủ trương Đại Hội IV, V và các kỳ
Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hố, Đơng Sơn đã tiến hành các kỳ Đại Hội Đại
biểu Đảng bộ huyện lần thứ I (3/1978), II (6/1979), III (1/1983). Trong 10 năm

18


(1975- 1985) cùng với cả nước bước vào giai đoạn mới- giai đoạn xây dựng
CNXH trong điều kiện hồ bình. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của huyện Đảng
bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Đông Sơn đã nổ lực phấn đấu, khắc phục khó
khăn về thiên tai, thiếu thốn vật tư, vượt qua những biến động chung về hoàn
cảnh chung của cả nước và những vấp váp trong việc thực hiện Nghị quyết VIII
và các chính sách kinh tế về giá, lương, tiền…Với sự nỗ lực phấn đấu, nhân dân
Đông Sơn đã đạt được những thành tựu bước đầu về mọi mặt của đời sống xã
hội: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quốc phịng, an ninh, thơng qua
hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976- 1985). Phải nói rằng trong những điều
kiện đầy khó khăn như vậy, nhân dân Đơng Sơn đã thu được những kết quả khả
quan là điều đáng tự hào.
Trên lĩnh vực kinh tế, về sản xuất nông nghiêp, vào thời điểm kết thúc kế
hoạch 5 năm (1981- 1985), Đông Sơn đã đạt được tổng diện tích canh tác là
25.310,8 ha. Cả huyện có 26 hợp tác xã đã mở rộng diện tích reo trồng với
thành tích khá như: Thiệu Viên, Thiệu Hồ, Đơng Quang, Đơng Văn. Tổng sản
lượng quy thóc vào năm 1985 dạt 74.682 tấn. Điển hình là có hai hợp tác xã
Đơng Tiến và Đơng Lĩnh đạt sản lượng từ 3000 đến 4000 tấn và có 12 hợp tác
xã đạt từ 2000 đến 3000 tấn. Trong tổng diện tích gie trồng, diện tích trồng lúa
vẫn chiếm ưu thế trội hơn cả: 20.480,1 ha, chiếm 80,9%. Năng suất lúa cả năm
đạt 70 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 71.425 tấn. Những kết quả đó chứng tỏ
năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên qua các năm. Các chỉ số trên cho
thấy rằng trình độ và khả năng thâm canh trong sản suất nông nghiệp của Đông

Sơn đã được nâng cao và đã khẳng định được tính ưu việt của nó [329 - 1].
Bên cạnh cây lúa, một số hoa màu lương thực cũng có chiều hướng gia
tăng như, năm 1985, ngô tăng 32%, cây khoai tây tăng 26%, khoai lang 26%.
Điều đáng ghi nhận là tổng sản lượng hoa màu lương thực năm 1985 đạt 2315,4

19


tấn, chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng sản lượng lương thực quy ra thóc của cả
huyện [330 - 1].
Về chăn ni, mặc dù có tốc độ phát triển chậm nhưng chăn ni châu bị
được chú ý hơn trước nhằm cung cấp sức kéo cho sản xuất. Đặc biệt, số trâu bị
của nhân dân ni riêng có sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng lẫn chất
lượng. Tổng đàn trâu vào thời điểm năm 1985 có 6.806 con, đàn bị có 4.604
con. Đàn trâu bị ni riêng của các gia đình xã viên lên tới 2.303 con. Huyện
cũng đã quan tâm đến việc lai tạo đàn gia súc, cho nhập về một số giống bị và
giống lợn có năng suất cao đã đem lại những kết quả nhất định. Tính đến năm
1985, tổng đàn vịt của Đông Sơn là 160.000 con, tăng hơn năm trước 10.000
con. Sản lượng cá thu hoạch được là 150 tấn, vựơt 13 tấn so với năm 1984[3311].
Để có được những kết quả trên, huyện đã tích cực áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phong trào thâm canh, chú trọng đầu
tư phân bón và các loại vật tư thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, đảm bảo công
tác thuỷ lợi cho đồng ruộng, cũng như tăng cường khâu tuyển chọn giống có
chất lượng cao, chú trọng cơng tác bảo vệ thực vật chống sâu bệnh.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế của huyện, trong 10 năm
qua Đơng Sơn đã có được những bước tiến mới trong sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Huyện đã chủ động khai thác các nguồn vật tư, chuyển hướng mặt
hàng, chú trọng phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng,
chế biến đồ mộc và lâm sản. Chính nhờ vậy mà sản phẩm một số chủng loại
hàng hoá ở Đơng Sơn có sự tăng trưởng đáng kể. Một số mặt hàng chủ yếu của

ngành này là cót nan, vơi nung, gạch, ngói…

20


Sau ngày đất nước được giải phóng, một trong những nhiệm vụ của,
Đảng, nhà nước cũng như các địa phương trong đó có Đơng Sơn quan tâm thực
hiện đó là cơng tác văn hố- giáo dục- y tế.
Cơng tác giáo dục đã có sự chuyển hướng theo mục tiêu hướng nghiệp,
coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Số lượng học sinh các cấp cũng có sự
tăng trưởng đáng kể: đến năm 1985 hệ số mẫu giáo có 6.990 cháu, học sinh cơ
sở có 32.132 em, học sinh trung học có 3.200 em. Huyện đã có 3 lớp chuyên và
3 trường cấp III với 88 lớp và 3.955 học sinh, cơ sở vật chất trường lớp đã được
cải thiện đáng kể các phịng học tranh tre được xố bỏ [334- 1].
Công tác y tế cũng được quan tâm theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Nhờ vậy, đã phát hiện kịp thời các nguồn dịch và có kế hoạch đối phó,
huyện cũng đã chú ý đến cơng tác sinh đẻ có kế hoạch. Xây dựng 3 cơng trình
(giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh), thực hiện tiêm phòng định kỳ thường xuyên
cho các cháu, phát triển các loại cây thuốc dân tộc để khắc phục tình trạng thiếu
tân dược, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho địa phương. Trong cơng tác này, tồn
huyện Đơng Sơn năm 1985 có 2.928 hội viên phụ nữ thực hiện sinh đẻ có kế
hoạch.
Phong trào thể dục thể thao các hoạt động văn hoá được đẩy mạnh(huyện
đã tổ chức đại hội thể dục thể thao). Toàn huyện đã thành lập các đội văn nghệ
ở 8 xã, 15 xã có thư viện, bước đầu hình thành 5 nhà văn hố ở các xã: Đơng
Anh, Đơng Tân, Đông Văn, Thiệu Văn. Huyện cũng đã tổ chức được một đội
chiếu bóng lưu động( tính đến năm 1985 đội đã thực hiện được 550 buổi chiếu
với 520.000 lượt người xem). Ngồi ra, các cơng trình phúc lợi tồn dân như
trường lớp, bệnh viện, nhà trẻ, thư viện…cũng được chú ý tu sửa. Nhờ vậy đã
đáp ứng phần nào các yêu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân địa phương

[335- 1].

21


Đất nước được độc lập, thống nhất là mơ ước và nguyện vọng thiết tha
của nhân dân ta. Tuy nhiên, các thế lực phản động trong và ngồi nước ln cấu
kết với nhau không từ bỏ âm mưu chia cắt để làm rối loạn, bất ổn tình hình
chính trị- quốc phịng, an ninh của nước ta. Do vậy, cơng tác chính trị được
huyện uỷ chú trọng quan tâm. Đảng bộ đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị
tập trung để quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, chống
chủ nghĩa cá nhân, chống tiêu cực, tổ chức nhân dân học tập và làm đúng pháp
luật, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng nhằm thiết thực góp phần làm
cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh đó, cơng tác quốc phịng, an ninh
được duy trì thường xun, huyện ln là địa phương làm tốt cơng tác nghĩa vụ
qn sự. Chính những hoạt động đó đã dần dần nâng cao ý thức trách nhiệm của
tầng lớp thanh niên trong việc tham gia bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn an ninh trật tự,
đẩy mạnh sản xuất.
Nhìn lại chặng đường 10 năm (1976- 1985) phát triển kinh tế- xã hội,
Đảng bộ Đông Sơn đã tỏ rõ vai trò lãnh đạo, động viên và phát huy được sự ủng
hộ, tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện vì một quê hương
giàu mạnh.

Chương 2
ĐẢNG BỘ ĐÔNG SƠN BƯỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN
HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986- 1996)

2.1. Bối cảnh lịch sử và yêu cầu đổi mới của Đông Sơn

22



Qua 10 năm từ 1975- 1985, huyện Đông Sơn đã xây dựng và phát triển
để cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Đảng
Bộ Đông Sơn đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực khôi phục và phát triển kinh tế- xã
hội và đã đạt được môt số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, q trình đó cịn bộc
lộ những khuyết điểm sai lầm và hạn chế khiến cho Đông Sơn rơi vào khủng
hoảng toàn diện trong những năm 80.
Nền kinh tế của huyện trong thời kỳ này còn bộc lộ yếu kém và huyện uỷ
thẳng thắn thừa nhận khi đánh giá thực trạng của địa phương: “việc củng cố
quan hê sản xuất, tổ chức quản lý ở hợp tác xã còn nhiều lỏng lẻo, chậm sửa
chữa trong khâu khoán, mức khoán sản lượng ở một số hợp tác xã cịn thấp,
chưa hạch tốn được kinh tế cho từng công, từng con, từng ngành sản xuất, việc
tổ chức kinh doanh còn châm, một số hợp tác xã cịn tình trạng sản xuất độc
canh nên cơ sở vật chất của hợp tác xã còn quá nghèo nàn, khơng có tích luỹ để
tái sản xuất mở rộng”.
Ngành nông nghiệp cũng bộc lộ những yếu kém nhất định. Đó là tình
trạng phát triển khơng đồng đều về thâm canh tăng năng suất lúa, công tác xúc
tiến mở rộng diện tích canh tác bằng phương pháp xen canh với gối vụ chưa
được đẩy mạnh, việc hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nơng cịn chưa được các cấp,
các ngành quan tâm một cách đúng mức hơn nữa khâu giống là một khâu rất
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng trong việc xác định và bố trí cơ
cấu giống cho từng vùng sản xuất của địa phương chưa đựơc thực hiện tốt.
Ngành chăn ni phát triển rất chậm, các chính sách khuyến khích phát triển
ngành này chưa được thực hiện tốt. Tiểu thủ cơng nghiệp cịn nghèo nàn, yếu
kém, tốc dộ phát triển còn rất chậm, chưa đa dạng các mặt hàng. Một số ngành
mũi nhọn truyền thống của địa phương chưa được tập trung chú ý đầu tư như:
đồ đá, nghề dệt nhiễu…

23



Công tác quản lý kinh tế chậm thay đổi theo cơ chế mới và còn nhiều yếu
kém thể hiện kém phổ biến trong cách nghĩ, cách làm của cán bộ từ cấp huyện
đến cơ sở. Tư duy kinh tế còn mang nặng tính quan liêu, bảo thủ theo kiểu hành
chính bao cấp cả trong công sở quốc doanh và hợp tác xã. Cơng tác lưu thơng
phân phối sản phẩm cịn rối ren, chưa hướng mạnh hoạt động về cơ sở, trước
hết là cho sản xuất và đời sống có thời gian cịn gây khó khăn cho sản xuất và
người lao động, nhất là trong lĩnh vực thanh toán cấp phát đầu tư.
Cơng tác văn hố- giáo dục- y tế cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân. Số lao động chưa có việc làm
cịn nhiều, tỷ lệ tăng dân số khá cao, cách mạng tư tưởng cịn bng lỏng, chưa
chăm lo đến việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới trong hoàn
cảnh đất nước, địa phương thay đổi. Cơng tác chính trị- quốc phịng- an ninh
chưa thực sự vững chắc, đời sống nhân dân chưa được ổn định.
Thực trạng kinh tế- xã hội Đông Sơn đã đặt ra câu hỏi là ngun nhân
nào dẫn đến tình trạng đó. Đảng bộ Đơng Sơn dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng nguyên nhân. Đảng bộ khẳng định “về khách quan cũng là nằm trong
tình trạng khó khăn chung của đất nước, song nguyên nhân chủ quan vẫn là bao
trùm, đó là thiếu biện pháp cụ thể và thống nhất quyết tâm cao để giải quyết yếu
kém, tinh thần trách nhiệm cá nhân chưa được minh định, việc kiểm tra đơn đốc
cịn thiếu thường xun và triệt để, một số địa phương vai trò của cán bộ chưa
mạnh, sự thống nhất kết hợp lãnh đạo, chỉ đạo giữa đảng, chính quyền và tập
thể chưa làm tốt” [339- 1].
Thực trạng kinh tế- xã hội của Đông Sơn sau hơn 10 năm- cũng là
nguyên nhân chung của nhiều địa phương trong một giai đoạn chuyển đổi cơ
chế và tất nhiên khó có địa phương nào tránh khỏi những vấp váp như vậy.
Song, điều quan trọng nhất vẫn là việc xác định rõ được những tồn tại, yếu kém

24



và dám nhìn thẳng vào sự thật, có giải pháp cụ thể để khắc phục mới đảm bảo
được sự phát triển thắng lợi trong những giai đoạn tiếp theo.
2.2. Đảng bộ Đông Sơn thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới
(1986-1990)
2.2.1. Quan điểm đổi mới của Đảng và chủ trương đường lối của Đảng
bộ huyện Đông Sơn
Sau ngày đất nước được độc lập, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân cả nước đã phấn khởi bắt tay vào công cuộc kiến thiết và xây dựng đất
nước theo định hướng XHCN. Bên cạnh những thành tựu nhất định, nhìn chung
đất nước ta rơi vào “khủng hoảng trầm trọng”. Thực trạng đó phản ánh những
mặt yếu kém, hạn chế và sai lầm trong 10 năm củng cố và xây dựng đất nước.
Vấn đề đặt ra lúc này là muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và đẩy
mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải đổi mới. Đổi mới theo quan điểm của
Đảng là q trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên
và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy được ý chí tự lực tự cường,
cần kiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất
nước. Quan điểm về sự cần thiết và cấp bách phải đổi mới đã trở thành một xu
thế phổ biến trên thế giới lúc bấy giờ và nó đã được khẳng định bằng một thực
tế sinh động ở một đất nước gần chúng ta nhất đó là Trung Quốc. Từ nhận thức
đó, trước năm 1986, nhiều chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng đã
nêu ra về đổi mới tư duy kinh tế trong đó có Nghị quyết TW VIII (khố 5)
khẳng định: “phải dứt khoát xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, thực
hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hoạch tốn kinh tế và kinh doanh, xã hội
chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh có hiệu qủa” [84 - 17].
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra
đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân nhằm đưa đất nước thoát khỏi
25



×