Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người nghèo tại huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.85 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
“Học đi đôi với hành” dường như đã là phương châm cho các hoạt động
đào tạo của trường đại học Vinh, vì thế việc thực hành cho sinh viên luôn được
nhà trường và các khoa đào tạo quan tâm và thực hiện.
Sau thời gian 2 tháng thực tập tại phịng Lao Động Thương Binh và Xã
Hội, tơi đã có cơ hội được thực hành , thực tế gần gũi hơn về những chuyên
nghành mà mình đã học, với sự cố gắng và nỗ lực hết mình, tơi đã hồn thành
báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “ Cơng tác xã hội cá nhân với người nghèo tại
huyện Nghi Lộc Tỉnh Nghệ An” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Nghi Xá , huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
Qua đây tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo trường
Đại học Vinh , ban chủ nhiệm khoa Lịch sử cùng các cán bộ giảng viên trong
khoa đã tạo điều kiện cho tơi có một kì thực tập thành công. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn tới cơ Nguyễn Thị Bích Thủy người đã cùng đồng hành, chia
sẻ những kinh nghiệm,trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực tập vừa
qua, và giúp tơi hồn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn tới UBND huyện , cán bộ phòng
LĐTB & XH Huyện Nghi Lộc đã hướng dẫn, cung cấp số liệu cho tơi để hồn
thành báo cáo tốt nghiệp,Đặc biệt là chuyên viên Phạm Thị Hương Giang, phụ
trách mảng xóa đói giảm nghèo đã hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của
tơi trong q trình tơi thực tập tại cơ sở.
Vì kinh nghiệm của bản thân cịn có nhiều hạn chế nên bài báo cáo của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cơ, các bạn để bài báo cáo của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Sinh Viên
Nguyễn Thị Huyền

i



MỤC LỤC
Trang

ii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Công tác xã hội

CTXH

Nhân viên xã hội

NVXH

Bảo hiểm y tế

BHYT

Uỷ Ban nhân dân

UBND

Xóa đói giảm nghèo

XĐGN

Phịng Lao động thương binh và xã hội


PLĐTB&XH

Đặc biệt khó khăn

ĐBKK

iii


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG LĐTBXH HUYỆN NGHI LỘC,
TỈNH NGHỆ AN
1.1 Đặc điểm về tình hình chung về phịng Lao Động Thương Binh và
Xã Hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng Lao Động –
Thương Binh và Xã Hội huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển có tổng dân số hơn 201.170.000
người, gồm 29 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn
là: Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Yên. Trong 5 năm qua, thực hiện
tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế - xã hội của huyện vẫn giữ
được ổn định, tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả đáng kể: kinh tế tăng
trưởng khá với tốc độ bình quân ước đạt 9,69%; các lĩnh vực xã hội ngày càng
hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện; tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 13.01% năm 2011 cịn 5.65% năm 2015, giảm 7,36%, hồn thành
so với tiêu chuẩn đặt ra.
Ở các xã bãi ngang đặc biệt khó khăn, cơng tác giảm nghèo đã có những
bước tiến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,96% năm 2011 đến năm 2015 giảm
còn 10,1% giảm 7,86%. Tuy nhiên so với mặt bằng chung toàn huyện, số hộ
nghèo đang chiếm tỷ lệ cao.
Để giải quyết phần nào khó khăn cho các xã ĐBKK, Chính phủ chú trọng

đầu tư xây dựng các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu như trường
học, trạm y tế, nhà văn hóa xã, xóm; các hệ thống kênh mương tưới tiêu….. với
tổng kinh phí lên đến 37.418.171.000 đồng.
Nghi Lộc nói riêng và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung đây được coi là
vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là q hương của nhiều anh hùng liệt sĩ.
Chịu khơng ít thiệt hại do hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, biết bao nhiêu người con Xứ Nghệ nói riêng và cả nước nói chung đã ngã
xuống, hy sinh xương máu để giành độc lập cho Tổ quốc “thề chết cho Tổ quốc
quyết sinh”. Hàng triệu con tim Việt Nam đứng lên dành giải phóng cho Đất
nước. Và rồi, chiến tranh đã qua đi nhưng đằng sau đó là một nỗi đau khơng của
riêng ai, những con người ấy đã lặng lẽ âm thầm chịu đựng nhiều vết thương
1


trên thịt da đã đi vào năm tháng, và rồi, biết ai được biết đến họ. Hịa bình lập
lại, những chiến sĩ đã trở về với quê hương mong gặp lại những người thân, gia
đình, vợ con, nhưng cũng có người sẽ và khơng bao giờ gặp lại vì chiến tranh đã
cướp đi sinh mạng của họ, họ đã ngã xuống để dành lại hồ bình cho dân tộc. Tổ
quốc đời đời nhớ ơn các Anh hùng Liệt sĩ. Họ sẽ và mãi mãi là người được Tổ
quốc ghi công. Bởi vậy, ngay sau khi dành được chính quyền, từ những ngày
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 20/SL
ngày 16/02/1947 về “Ưu đãi người có cơng” (chính sách ưu đãi đầu tiên đối với
người có cơng).
Sau thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 28 tháng 08
năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên cáo thành lập
13 bộ, trong đó có Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Bộ Cứu tế xã hội để ra mắt Quốc
dân đồng bào. Ngày lịch sử đó đã đánh dấu sự ra đời của Ngành Tổ chức Nhà
nước, Ngành Lao động- thương binh và xã hội ngày nay, trong buổi đầu của
Chính quyền cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
lãnh đạo.

Từ đó đến nay 60 năm đã trơi qua, đất nước ta đã giành được biết bao
thắng lợi huy hoàng trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước. Trong đó, có sự đóng góp xứng đáng của ngành tổ chức
Nhà nước, ngành Lao động- thương binh và xã hội. Hằng năm, để ôn lại truyền
thống vẻ vang của ngành và động viên cán bộ, cơng chức trong ngành hồn
thành tốt nhiệm vụ, theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ
Chính phủ, ngày 17/04/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định cho phép
lấy ngày 28/08 hằng năm làm ngày truyền thống của ngành Tổ chức Nhà nước,
ngành Lao động- thương binh và xã hội.
Năm 1953, do yêu cầu của công tác tổ chức Nhà nước, Ủy ban kháng chiến
tỉnh đã thành lập Phòng Tổ chức - Cán bộ, nhằm giúp cho Ủy ban kháng chiến
tỉnh xây dựng và củng cố các ủy ban kháng chiến các cấp, điều động và tuyển
dụng công chức, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho tiền tuyến. Thời gian này,
ở cấp huyện được bố trí từ một đến hai cán bộ chuyên trách làm công tác tổ chức
2


Nhà nước. Mặc dù số lượng cán bộ ít, bộ máy tổ chức còn đơn giản, điều kiện
cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song những cán bộ tổ chức Nhà
nước ngày đó đã có những đóng góp quan trọng, giúp Ủy ban kháng chiến huy
động được mọi nguồn lực đảm bảo hậu phương vững chắc và chi viện kịp thời
cho tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà
đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đến cuối năm 1962 đầu năm 1963, thực hiện chủ trương của Nhà nước cấp
trên Ủy ban nhân dân huyện thành lập phòng Dân chính. Chức năng, nhiệm vụ
của Phịng chủ yếu làm cơng tác tổ chức cán bộ, công tác lao động và cơng tác
Lao động- thương binh và xã hội. Phịng có 05-06 cán bộ, đến cuối năm 1963,
phịng dân chính được tách thành 04 phịng: Tổ chức chính quyền, phịng lao
động, phòng thương binh xã hội và văn phòng.
Đến năm 1977 đầu năm 1978, hợp nhất phòng Thương binh, phòng Lao

động và phịng tổ chức chính quyền thành phịng Tổ chức - lao động thương
binh xã hội. Đến cuối năm 1979, tách thành 3 phịng: Phịng tổ chức - chính
quyền, Phịng Thương binh - xã hội, Phòng lao động.
Đến năm 1977, hợp nhất Phòng Thương binh - xã hội với phòng Lao động
và Phòng Lao động- thương binh và xã hội.
Đến ngày 19/11/2011 thực hiện Nghị định 107 của Chính phủ hợp nhất
phòng Lao động thương binh xã hội với Phòng tổ chức - chính quyền thành
phịng Tổ chức Lao động. Đến tháng 01/2005, thực hiện Nghị định 172 của
Chính phủ, đổi tên phòng Tổ chức - lao động thành phòng Nội vụ - Lao động
thương binh và xã hội, năm 2008 tách phòng Nội vụ - lao động-thương binh xã
hội thành 2 phòng Nội vụ và Lao động- thương binh và xã hội.
1.1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình Kinh tế - Xã hội ảnh
hưởng đến hoạt động huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An
1.1.2.1. Vị trí địa lí
Nghi Lộc là một huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm trên vĩ độ 18 o14'
đến 18o54' vĩ độ bắc, kinh độ 105o28' đến 105o45' kinh độ đơng; phía nam giáp
Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía tây giáp huyện Đô Lương và
3


huyện Nam Đàn, phía nam giáp huyện Diễn Châu và huyện n Thành, phía
đơng giáp Thị xã Cửa Lị và Biển Đơng. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A và
tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, là một huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi
cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong vùng trọng điểm đầu tư và
vùng phát triển kinh tế năng động nhất của tỉnh Nghệ An.
1.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp
dần từ Tây sang Đơng và có thể chia thành 02 vùng lớn: vùng bán sơn địa và
vùng đồng bằng.
* Vùng bán sơn địa:

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có
những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng lớn, một số hồ đập lớn
được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện
tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả
huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Cơng Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ,
Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm
diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người.
* Vùng đồng bằng:
Khu vực trung tâm và phía Đơng, Đơng Nam của huyện địa hình tương đối
bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0
m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả
huyện.
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí
hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Ngồi ra, trên địa bàn huyện cịn ảnh hưởng bởi luồng gió
Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi
sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khơ nóng. Gió
phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc
Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 06, 07, 08 đã gây ra khô,
4


nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống trong sinh hoạt của người
dân. Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm
lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 08- tháng 10).
- Về khí hậu:
Nghi Lộc thuộc vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu miền
Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa.
Chế độ nhiệt: Có 02 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 05 đến tháng 09, nhiệt

độ trung bình từ 23,5 - 34,0C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau, nhiệt
độ trung bình từ 19,5 - 20,5 0C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất
khoảng 2.600mm và nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bổ không đều mà tập
trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng
01 đến tháng 04.
Chế độ gió, bão: Có 02 hướng gió chính gồm: Gió mùa Đơng Bắc từ tháng
11 đến tháng 04 năm sau; Gió Đơng Nam từ tháng 05 đến tháng 10 (tháng 06 và
tháng 07 thường có gió Lào khơ nóng).
Các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ trung bình mỗi năm chịu 3
cơn bão, thường tập trung vào các tháng 08, 09 và tháng 10. Bão thường kéo
theo mưa lớn gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế.
-Về tài nguyên:
Theo điều tra thổ nhưỡng tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính
sau:
+ Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit: Tập trung hầu hết các xã vùng
Lúa, đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sơng Lam có diện tích khoảng 6.540
ha chiếm 18,81% tổng diện tích. Đất có các chất dinh dưỡng trung bình đến
nghèo. Địa hình tương đối bằng phẳng là loại đất trồng lúa quan trọng của
huyện.
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn,
Nghi Đồng, có diện tích 2.629 ha chiếm 7,56% tổng diện tích. Q trình feralit
tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng lúa
5


tương đối ổn định.
+ Đất dốc tụ: Có diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% tổng diện tích,
nằm rải rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản
phẩm của dốc tụ tạo thành, thường được sử dụng để trồng hoa màu như: Lạc,

đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi: Có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi
Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Có
diện tích khoảng 3.852 ha chiếm 11,08% tổng diện tích. Đây là loại đất quan
trọng của huyện dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.
+ Đất Feralit xói mịn: Phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán
sơn địa, có diện tích khoảng 7.177,32 ha chiếm 20,64% tổng diện tích. Hiện tại
phần lớn đã được trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
+ Đất mặn: Phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương,
Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi
Thiết, Nghi Quang và rải rác ở một số xã ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn
thuỷ triều, loại đất này có diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích. Sau
khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích đã cải tạo
để trồng lúa và ni trồng thuỷ sản.
+ Đất phù sa khơng được bồi: Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên kênh
nhà Lê, Sơng Cấm diện tích có khoảng 3.371,33 ha chiếm 9,7% tổng diện tích.
+ Đất cát cũ ven biển: Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích
khoảng 5.911,24 ha chiếm 17,0% tổng diện tích. Đây là loại đất có diện tích lớn
nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp, phù hợp cho
các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất cồn cát: Có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi
Trường, Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ,...
diện tích khoảng 1.376,19 ha chiếm 3,96% tổng diện tích. Đây là loại đất được
dùng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như: Lạc,
đậu, vừng,...
Theo kết quả kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính tại thời điểm
6


01/01/2008 sau khi trừ 04 xã sáp nhập về Thành phố Vinh.

- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ
thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa
nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất
nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên
hạ lưu sông Cấm.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây,
nguồn nước ngầm hiện có ở 03 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước
sinh hoạt và phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng
chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst.
Do vậy, hiện tại và trong tương lai tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được
cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.
- Về tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp của huyện có 9.265,52 ha. Chiếm
26,6% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ
5.864,54 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các
loại cây thông, keo, phi lao, bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển
để chắn sóng, chắn gió.
- Về tài ngun khống sản: Nghi Lộc khơng nhiều về tài ngun khống
sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại
màu. Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ
lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm,
Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Với trữ lượng tuy không lớn nhưng cơ bản
đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các
vùng phụ cận. Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt
có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.
- Về tài nguyên biển: Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, diện tích khoảng
12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 07 xã:
Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc
Thọ. Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản
7



như tơm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến
thuỷ sản, phát triển du lịch biển.
- Tiềm năng du lịch: Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có
nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa
Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nước và cát sạch, sóng khơng lớn, độ sâu thoải, độ
mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao thơng, mơi trường thiên nhiên trong
lành. Hiện tại, khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành đưa vào khai thác và bước đầu
phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hố như Đền thờ Quốc Cơng Nguyễn Xí
(Nghi Hợp), nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân) và các di tích văn hố quốc
gia khác...
Dọc theo sơng Cấm và các xã vùng bán sơn địa như Nghi Quang, Nghi
Hưng, Nghi Lâm, Nghi Mỹ có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát
triển du lịch sinh thái.
1.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Huyện Nghi Lộc hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 34.770,43 ha,
Dân số tính đến hết năm 2010 huyện Nghi Lộc có 46.730 hộ với 186.439
nhânkhẩu.
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc có những phát
triển nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 20062010 đạt 12,01%/năm; tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1 944 tỷ đồng, tăng
1,92 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng ngành nơng -lâm-ngư giảm từ 44,8% năm 2005 xuống 30,2% năm 2010,
công nghiệp - xây dựng đạt 36,8%, tăng 9,2% so với năm 2005, thương mại dịch
vụ tăng từ 27,6% năm 2005 lên 33% năm 2010. Thu ngân sách tăng 2,2 lần so
với năm 2005, đến năm 2010 đạt 56,86 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thu ngân sách bình
quân hàng năm đạt 17,5%.
1.1.2.4. Đặc điểm xã hội
Nghi Lộc là huyện có dân số tương đối đơng, tính đến 1/4/2009 có 184 034

người, 45 829 hộ, trong đó: nam 91 764 người, nữ 92 300 người (dân số đứng
8


thứ 6/20 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình
quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 0,9%/năm. Mật độ dân số là 525 người/km2
(năm 1999 là 551 người/km2). Dân số chủ yếu sống ở nông thơn với ngành
nghề chính là sản xuất nơng nghiệp (dân số sống ở nơng thơn chiếm 96,23% dân
số tồn huyện).
Nghi Lộc có lực lượng lao động dồi dào, lực lượng lao động tính đến
31/12/2009 có 87 602 người, trong đó: lao động trong các ngành nông - lâm ngư là 54 890 người, chiếm 62,66%, công nghiệp - xây dựng là 13 140 người,
chiếm 15%, thương mại - dịch vụ là 19 272 người, chiếm 22%. Chất lượng lao
động Nghi Lộc thấp, đến 31/12/2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 28,26%
(năm 2005: 24,05%). Lực lượng lao động đông, chất lượng lao động thấp lại chủ
yếu là lao động thuần nông nên việc làm không ổn định, thu nhập thấp và bấp
bênh là một khó khăn cho địa phương trong cơng tác giải quyết việc làm - xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính ( 29 xã và 1 thị trấn), được chia
thành 3 vùng có điều kiện đặc thù khác nhau: Vùng đồng bằng ven biển với đặc
điểm đất đai bạc màu, dễ chịu tác động của thiên tai, bão lụt nhưng có lợi thế đất
đai rộng, bằng phẳng và nằm ở vùng phụ cận với Thành phố Vinh và Thị xã Cửa
Lò nên thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và khu kinh tế, phát
triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch - dịch vụ; Vùng
đồng bằng trung tâm có đặc điểm đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tưới tiêu chủ động
thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp năng suất và chất lượng cao; Vùng bán sơn
địa với đặc điểm là vùng đồi núi thấp, đất đai rộng thuận lợi cho phát triển kinh
tế trang trại vườn đồi.
Trên địa bàn huyện có đơng đồng bào theo đạo Thiên Chúa (44 018 người,
chiếm 24,23% dân số, 21/30 xã, thị trấn có đồng bào theo đạo), có Tịa Giám
mục Xã Đồi, có Đại chủng viện Vinh Thanh, với đặc trưng của bà con theo đạo

Thiên Chúa đã có nhiều tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực cơ bản đáp
9


ứng nhu cầu học tập của con em và đào tạo nghề cho người lao động, từng bước
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Mạng lưới trường lớp và các trung tâm đào tạo phát triển khá hoàn chỉnh, tỷ lệ
huy động học sinh các cấp đạt cao, chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở
vững chắc. Tỷ lệ huy động học sinh vào bậc học mầm non đạt 92%, bậc học tiểu
học đạt 100%, bậc học trung học cơ sở đạt 99%, bậc học trung học phổ thông
đạt 75%. Cơ sở vật chất của các trường học và các cơ sở đào tạo được quan tâm
đầu tư, 100% số xã có trường học cao tầng kiên cố, có 43/95 trường được cơng
nhận đạt trường chuẩn quốc gia, bình quân mỗi năm có 800 em đậu vào các
trường đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98%,
trung học phổ thông đạt 90%, trong 5 năm (2006-2010) các cơ sở dạy nghề trên
địa bàn huyện đã đào tạo nghề cho 5400 lao động.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức và
đạt được kết quả quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường cả về cơ sở
vật chất và đội ngũ y bác sỹ. Tồn huyện có 25/30 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế,
30/30 xã có bác sỹ.
Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện. Các chương trình giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận. Trong 5 năm (2006-2010) đã đào tạo nghề
cho 5400 lao động, đưa số lao động qua đào tạo lên 29,8% năm 2010; thu nhập
bình quân đầu người đạt 13,7 triệu đồng/người/năm, tăng 2,32 lần so với năm
2005; thực hiện chính sách người có cơng và đảm bảo an sinh xã hội kịp thời,
từng bước đi vào nề nếp; các hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa
được triển khai rộng khắp và thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia.

Hoạt động văn hóa - thơng tin - thể thao từng bước đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa quê hương, đất nước. Việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, có 58% số xóm, khối
(260/446 làng), 11 dịng họ và 2 xã được cơng nhận danh hiệu văn hóa; có 15 xã
có thiết chế văn hóa tương đối đồng bộ, 100% hộ dân được xem truyền hình và
10


đài phát thanh 3 cấp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn
định tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt được chú trọng đầu tư xây
dựng, đến nay 100% xã đã có đường nhựa vào trung tâm xã, 14/30 xã đã cơ bản
hồn thành cứng hóa hệ thống đường liên thơn xóm, đã kiên cố hóa được 455
km kênh mương bê tông, hệ thống điện được quan tâm đầu tư, đã xây dựng và
đưa vào sử dụng 146 trạm biến áp và 467 km đường dây 0,4KV đáp ứng đủ
nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt.Công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình
được triển khai thực hiện có hiệu quả, mức giảm sinh đến 2015 là 2,6%0; tỷ lệ
tăng dân số ổn định ở mức 1%.
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả: Thực hiện cuộc
vận động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, chi trả
đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp; Công tác đào tạo nghề - chuyển đổi nghề, giải
quyết việc làm cho người lao động; Chương trình giảm nghèo bền vững.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm giải quyết, thực hiện tốt cuộc vận
động đền ơn đáp nghĩa, chi trả kịp thời các chế độ cho các đối tượng chính sách.
Cơng tác chăm sóc trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh khó khăn hịa nhập cộng
đồng được quan tâm hơn. Tăng cường công tác kiểm tra rà sốt, xử lý việc thực
hiện chế độ chính sách tại cơ sở; tập trung quyết liệt giải quyết, rà soát việc cấp
đổi bằng TQGC, chế độ thờ cúng Liệt sĩ tồn đọng. Thực hiện tốt công tác thăm
hỏi, tặng q cho người có cơng và các đối tượng đặc biệt khó khăn trong các

dịp lễ, tết. Cơng tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo.
Như vậy, Nghi Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội là
những thuận lợi đan xen với những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và
thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo.
1.1.3 Hệ thống tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động
1.1.3.1. Hệ thống tổ chức, bộ máy
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
có 07 cán bộ, cơng chức; trong đó có 01 Trưởng phịng, 02 Phó trưởng phịng,
01 kế tốn, các bộ phận nghiệp vụ gồm: bộ phận Chính sách Người có cơng với
11


cách mạng (02 cán bộ), bộ phận Chính sách Lao động - Việc làm - Xóa đói giảm
nghèo (01 cán bộ), bộ phận Bảo vệ trẻ em- Các vấn đề xã hội (01 cán bộ). Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp toàn diện
của cơ quan chủ quản là UBND huyện Nghi Lộc, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
quản lý về mặt chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Nghệ An.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Nghi Lộc được xây dựng theo mơ hình tổ chức theo chức năng, cụ thể như sau:
Trưởng Phịng

Phó Trưởng Phịng

Phó Trưởng Phịng

Kế tốn

Lao động- việc làmXóa đói giảm nghèo


Chính sách
người có
cơng

Bảo vệ trẻ emCác vấn đề xã hội

Theo cơ cấu tổ chức như thế, Tổ chức này phát huy được thuộc tính chun
mơn hóa của tổ chức: các cá nhân, bộ phận trong tổ chức thực hiện một số chức
năng, nhiệm vụ có mối quan hệ tương đồng.
Trưởng phịng phụ trách chung, chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động
và kết quả hoạt động của tổ chức; quản lý trực tiếp tồn diện và phân cơng trách
nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, công chức trong đơn vị; trực tiếp phụ trách các bộ
phận kế toán và bộ phận Chính sách Lao động – Việc làm – Xóa đói giảm
nghèo. Phó Trưởng phịng trợ lý giúp việc cho Trưởng phòng trong việc quản lý
và điều hành tổ chức; thay mặt Trưởng Phòng quản lý Phòng khi Trưởng Phòng
vắng mặt; trực tiếp phụ trách các bộ phận Chính sách người có cơng với cách
12


mạng, bộ phận bảo vệ trẻ em và các vấn đề xã hội. Bộ phận kế toán chịu trách
nhiệm lập kế hoạch, dự toán các luồng tiền phát sinh(thu-chi), thực hiện các thủ
tục cấp phát và hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện chi trả các khoản tiền
trợ cấp cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước, thực hiện thanh quyết
tốn các nguồn kinh phí theo quy định, kiểm tra giám sát việc chi trả các nguồn
kinh phí của các đơn vị cấp dưới. Bộ phận chính sách Lao động – Việc làm –
Xóa đói giảm nghèo có chức năng tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực Lao động, việc làm, xóa đói giảm
nghèo; tham mưu lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó
trên địa bàn huyện; thực hiện vai trị quản lý nhà nước về lao động, việc làm,
xóa đói giám nghèo trên địa bàn huyện.

Bộ phận chính sách người có cơng với cách mạng: có chức năng tiếp thu,
quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực Người
có cơng với cách mạng; tham mưu lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương,
chính sách đó trên địa bàn huyện; thực hiện cơng tác chăm sóc, phụng dưỡng,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng có cơng với đất nước.
Bộ phận Bảo vệ trẻ em và các vấn đề xã hội: Tham mưu tổ chức thực hiện
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và giải quyết các vấn đề xã hội như: Bảo trợ xã
hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện một số chính sách xã hội khác.
1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên chức
Phịng Lao động- thương binh và xã hội Huyện Nghi Lộc là đơn vị trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, là tổ chức của ngành Lao động- thương
binh và xã hội có một cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến
bao gồm: 01 trưởng phịng, 02 phó phịng và 05 cán bộ chun mơn.
Trưởng Phịng, Ơng: Đặng Văn Lương
Phó trưởng phịng, Ơng: Nguyễn Tiến Dũng, phụ trách mảng thương binh,
liệt sỹ, người có cơng với cách mạng.
Phó trưởng phịng, Ơng: Trần Ngun Hịa, Cán bộ quản lý hồ sơ và tiền
lương Bảo trợ xã hội.
Thủ quỹ: Đặng Thị Tâm Thiện
13


Kế Tốn : Nguyễn Thị Bích
Chun viên: Phạm Thị Hương Giang
Chuyên viên: Lê Thị Tiến
- Trưởng phòng: Phụ trách chung các cơng tác của phịng, là chủ tài khoản
cấp phát và quản lý kinh phí, tiền trợ cấp cho đối tượng, là người trực tiếp thực
hiện công tác tổ chức cán bộ, công chức và là người trực tiếp giải quyết đơn thư
khiếu nại tố cáo.
- Phó phịng: Phụ trách cơng tác chính sách người có cơng, bảo trợ xã hội,

quản lý lao động, việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo.
- Các cán bộ phụ trách chuyên môn:
+ 1 Cán bộ chuyên môn: theo dõi quản lý lao động và việc làm.
+ 1 Cán bộ chun mơn: Theo dõi chính sách cán bộ tiền khởi nghĩa, chính
sách gia đình liệt sỹ, cán bộ hoạt động trước Cách mạng, chế độ chất độc hóa
học, người tham gia kháng chiến được tặng thưởng huân huy chương, chế độ tù
đày, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mẹ Việt Nam anh hùng, người có
cơng với đất nước.
+ 1 Cán bộ chuyên môn: Theo dõi và giải quyết chính sách ưu đãi trong
giáo dục, đào tạo của các đối tượng như: Con thương binh, bệnh binh, người
nhiễm chất độc hóa học, con liệt sỹ.
+ 1 Cán bộ chuyên mơn: Kế tốn chi trả kinh phí cho đối tượng người có
cơng với cách mạng.
+ 1 Cán bộ chun mơn: Theo dõi công tác bảo trợ xã hội, người cao tuổi,
người già cơ đơn, trẻ mồ cơi, phịng chống tệ nạn xã hội.
1.1.3.3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng nhân viên chức
Ngồi việc quản lý cán bộ, cơng chức theo kiểu hành chính của một cơ
quan hành chính nhà nước, Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội còn chú
trọng quản lý con người theo kết quả công việc, lấy kết quả, hiệu quả công việc
làm tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ, công chức làm cơ sở cho việc giới
thiệu đề bạt các chức vụ lãnh đạo quản lý, cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
cho việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức.
14


Với từng bộ phận, từng mũi công việc được giao, Phòng LĐ-TB&XH Nghi
Lộc đã tạo cho mỗi một cán bộ, công chức một sự độc lập tương đối trong thực
thi cơng việc. Điều đó đã góp phần khơi dậy, phát huy tính sáng tạo của cán bộ,
cơng chức cũng như tạo cho họ động lực để tự khẳng định mình.
Ngồi ra, lãnh đạo đơn vị cũng thường xuyên gần gũi nắm bắt tâm tư, tình

cảm, nguyện vọng của từng cán bộ, cơng chức và có sự thăm hỏi, động viên kịp
thời bằng vật chất, tinh thần đối với cán bộ, cơng chức; do vậy, tạo cho họ có
được tình cảm gắn bó, hết lịng vì cơng việc, đồn kết tương thân, tương ái làm
cho Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội Nghi Lộc trở thành một khối đoàn
kết gắn bó vì cơng việc chung.
- Cán bộ cơng chức được hưởng lương đầy đủ, đúng kỳ hạn.
- Làm việc từ thứ hai tới thứ sáu, được nghỉ phép theo đúng quy định Nhà
nước, được thăm hỏi lúc ốm đau.
- Được thực hiện theo đúng bảng lương do Nhà Nước quy định:hệ số lương
bậc Đại học 2,34; Cao đẳng 2,1 ; Trung cấp 1,86.
- Hưởng các chế độ khen thưởng, khuyến khích khi đạt kết quả cao trong
các cơng việc.
1.1.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động
a) Điều kiện làm việc
Phịng Lao đơng- thương binh và xã hội huyện Nghi Lộc là một cơ quan
chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, địa điểm làm việc của
Phòng nằm trong Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, là một phần trong cơ cấu hạ
tầng của Ủy ban nhân dân huyện. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và kỹ thuật.
Phòng bao gồm 04 phòng làm việc. Tại phịng làm việc của Trưởng phịng
được bố trí 01 bàn làm việc, 01 bộ bàn ghế nhằm phục vụ việc tiếp khách và 01
tủ đựng hồ sơ, sổ sách. Ở phịng của phó trưởng phịng 01, đươc trang bị 04 bàn
làm việc, 01 bộ bàn ghế nhằm phục vụ việc tiếp khách, 08 tủ đựng hồ sơ, sổ
sách. Ở phịng của phó trưởng phịng 02, được trang bị 02 bàn làm việc, 04 tủ
đựng hồ sơ, sổ sách. Phòng còn lại được trang bị 02 bàn làm việc và 03 tủ đựng
15


hồ sơ, sổ sách. Mỗi phòng làm việc được bố trí 02 bóng đèn, 02 quạt treo tường,
01 máy điều hòa, hiện nay hệ thống này vẫn phục vụ tốt cho cán bộ phòng.

b) Trang thiết bị phục vụ hoạt động
Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động An sinh xã hội của Phòng
lao động- thương binh và xã hội huyện Nghi Lộc được trang bị tương đối đầy
đủ, đáp ứng phần lớn yêu cầu làm việc của Phịng. Tồn bộ Phịng được trang bị
16 tủ đựng hồ sơ, được phân ra các Phòng và sắp xếp theo từng loại đối tượng
quản lý của Phòng lao động- thương binh và xã hội.
Số lượng máy vi tính được phân cho Phịng bao gồm 05 máy vi tính để bàn,
bên cạnh đó có 05 máy tính xách tay cá nhân tự phục vụ cơng việc. Tồn bộ hệ
thống máy tính của cơ quan đã được kết nối Internet, tạo thuận lợi cho việc tra
cứu tài liệu, các văn bản quản lý Nhà nước cũng như cập nhật những thông tin
quan trọng phục vụ cho cơng tác chung của tồn bộ cơ quan. Đồng thời, cùng
với đó là 06 máy in và 01 máy photo cũng được sắp xếp hợp lý, thuận tiện hơn
cho cơng việc. Ngồi ra, Phịng cũng đã được trang bị điện thoại để bàn làm
phương tiện quan trọng trong thông tin, liên lạc với các Xã, Thị trấn.
1.2. Kết quả thực hiện các hoạt động công tác xã hội
1.2.1. Đặc điểm chung về các đối tượng trợ giúp
+ Số lượng :
Các ban ngành liên quan, các địa phương đã vào cuộc một cách quyết liệt,
tập trung chỉ đạo cuộc điều tra đảm bảo đúng yêu cầu và tiến độ thời gian đề ra.
Các hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định tương đối chính xác, phản ánh
đúng thực trạng đời sống của nhân dân. Kết quả điều tra giữa các địa phương
trong từng vùng tương đối sát nhau.
Ban chỉ đạo điều tra huyện tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra cho UBND
và tỉnh theo đúng kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ hộ nghèo của các xã giai đoạn 2010- 2015

16


Xã,

thị
trấn
Nghi
Công
Bắc
Nghi
Công
Nam
Nghi
Diên
Nghi
Đồng
Nghi
Hoa
Nghi
Hợp
Nghi
Hưng
Nghi
Khánh
Nghi
Kiều
Nghi
Lâm
Nghi
Long
Nghi
Mỹ
Nghi
Phong

Nghi
Phương
Nghi
Quang
Nghi
Thạch
Nghi
Thái
Nghi
Thiết
Nghi
Thịnh
Nghi
Thuận
Nghi
Tiến
Nghi
Trung

Năm 2010

Năm 2011

Số hộ Tỷ lệ Số hộ
nghèo (%) nghèo

Tỷ lệ
(%)

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
nghèo (%) nghèo (%) nghèo (%) nghèo (%)

223 22,43

344

32,21

143 12,98

136 11,00

136 10,99

64

5,14

235 19,25

293


23,02

135 10,34

135 10,19

118

8,46

99

7,00

294 17,56

410

22,63

241 12,76

186

168

8,69

113


5,83

159 14,21

181

15,26

185 15,09

173 13,34

151 11,32

65

4,77

134 10,04

174

12,75

147 11,20

135 10,10

109


7,90

55

3,88

49 5,60

47

5,31

47

5,10

39

4,21

176 14,15

235

16,97

177 13,01

195 13,09


159 10,47

45

2,91

79 7,07

109

9,91

118 10,22

112

4,94

51

4,17

713 27,57

618

22,99

457 16,72


380 13,46

354 12,27

97

3,36

319 14,98

367

16,94

391 18,05

317 14,57

278 11,78

100

4,07

109 6,16

138

7,68


142

119

105

5,47

77

3,81

192 17,14

296

24,98

239 20,52

207 17,50

171 13,97

58

4,72

181 8,66


267

13,57

180

180

144

6,99

99

4,72

228 13,55

461

27,13

345 17,41

286 14,23

119 10,21

148


7,27

117 10,36

167

14,13

175 13,86

207 16,03

185 14,07

125

8,99

186 14,26

246

18,21

210 14,83

161 10,97

139


9,91

92

6,47

126 6,49

106

5,69

72

3,62

58

2,83

212 17,64

212

16,27

224 17,15

237 17,70


222 14,58

131 10,58

173

13,85

120

119

112

199 13,23

321

20,28

326 19,90

79 9,14

121

14,24

96 10,97


160 8,03

276

12,35

232 10,25

43

129

4,84

7,81

9,10

6,69

9,52

17

43

84

9,53


4,82

9,64

6,43

9,02

4,25

172 10,68

8,39

61

4,51

291 17,11

232 13,51

142

8,39

116 12,47

98 10,22


83

8,68

103

4,34

175

9,09

59

7,69

147

6,42


Xã,
thị
trấn
Nghi
Trường
Nghi
Văn
Nghi
Vạn

Nghi

Nghi
Xuân
Nghi
Yên
Phúc
Thọ
Quán
Hành

Năm 2010

Năm 2011

Số hộ Tỷ lệ Số hộ
nghèo (%) nghèo

Tỷ lệ
(%)

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

nghèo (%) nghèo (%) nghèo (%) nghèo (%)

145 10,36

147

10,26

111

7,97

453 21,01

822

36,18

692 28,64

517 20,70

426 16,75

301 11,22

272 13,93

400


18,91

387 17,90

355 16,00

261 11,25

120

5,01

142 11,97

135

10,60

147 11,57

146 11,30

118

9,06

67

5,00


156 7,34

173

8,16

147

131

103

4,69

80

3,52

317 18,03

499

27,18

90 4,98

108

87 6,64


105

7,07

110

7,57

6,16

90

5,96

72

4,74

451 24,56

365 19,27

311 16,33

238 12,22

5,77

107


5,83

106

5,29

102

5,03

86

4,24

7,85

88

6,22

60

4,07

51

3,49

44


3,06

+ Hoàn cảnh :
Theo 3 nhóm chỉ tiêu chủ yếu về nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo trên
địa bàn được phân tích cụ thể như sau:
- Do thiếu tư liệu sản xuất: vốn, đất đai, tư liệu sản xuất khác, chiếm
56,75%.
- Do thiếu lao động, đơng người ăn theo, khơng có việc làm.., chiếm
22,64%.
- Do ốm đau, bệnh tật, mắc tệ nạn xã hội, chây lười..., chiếm 20,61%.
* Nguyện vọng được trợ giúp của hộ nghèo:
- Hỗ trợ vay vốn, tư liệu sản xuất: 59,67%.
- Hỗ trợ học nghề, việc làm, XKLĐ, hướng dẫn làm ăn: 25,14%.
- Trợ giúp xã hội: 15,19%.
+ Mức sống:
Nhìn chung mức sống của người nghèo trên địa bàn huyện Nghi Lộc
thấp,mức thu nhập chủ yếu dựa vào Nơng nghiệp
+ Tình trạng sức khỏe:

18


Vì nghèo đói nên các đối tượng khơng có khả năng đảm bảo nhu cầu bữa
ăn trong hằng ngày,khơng có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ y tế dẫn đến sức
khỏe không tốt,dễ mắc các bệnh tật về suy dinh dưỡng, khơng đảm bảo cuộc
sống,khơng có khả năng lao động.Bên cạnh đó bản thân một số đối tượng người
nghèo như:người khuyết tật,nhiễm chất độc hóa học,người cao tuổi ,...sức khỏe
yếu,khả năng phục hồi sức khỏe rất thấp .
1.2.2. Việc tổ chức triển khai hoạt động công tác xã hội
1.2.2.1. Các chính sách, chế độ trợ giúp đối tượng

* Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi với người nghèo
về vay vốn hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Tính đến nay đã có
5.528 hộ nghèo được vay với tổng số tiền là 120.234.000.000 đồng.
Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc
biệt quan tâm. Thông qua việc thành lập các tổ vay vốn do các Hội, đoàn thể phụ
trách, người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay
như vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay vốn học sinh, sinh viên,
vay nước sạch và vệ sinh mơi trường....
* Chính sách Đào tạo nghề - giải quyết việc làm.
Thực hiện chủ trương về đào tạo nghề- Giải quyết việc làm, UBND huyện
đã có Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 1/12/2011 ban hành kế hoạch đào
tạo nghề - giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015; kế hoạch triển khai thực
hiện Quyết định 1956/QĐ.TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, công tác đào tạo nghề và
giải quyết việc làm cho lao động nói chung và hộ nghèo, hộ cận nghèo nói riêng
luôn được quan tâm hàng đầu và được coi là một giải pháp quan trọng trong
chương trình giảm nghèo bền vững. Trong 5 năm qua đã đào tạo nghề cho gần
2.500 lao động nơng thơn, trong đó có khoảng 150 lao động thuộc hộ nghèo và
106 lao động thuộc hộ cận nghèo. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo khoảng
hơn 80%, góp phần tạo cơng ăn việc làm, giảm nghèo bền vững cho lao động
nông thôn.
19


*Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP
của chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc
hộ nghèo. Trong 5 năm đã triển khai thực hiện hỗ trợ cho 29.236 lượt học sinh
với tổng số tiền là 9.304.860.000 đồng, miễn giảm tiền học phí cho 54.331 lượt

học sinh với số tiền 19.970.605.000 đồng. Đã tạo thuân lơi cho hoc sinh sinh
viên là con em hộ nghèo an tâm học tập
* Chính sách hỗ trợ về y tế.
Đã kịp thời phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, đảm bảo
100% số hộ nghèo được cấp thẻ BHYT.Trong 5 năm qua đã thực hiện cấp phát
97.096 lượt thẻ BHYT cho người nghèo, 64.146 lượt thẻ BHYT cho người cận
nghèo và 18.617 lượt thẻ BHYT cho người dân sống tại các vùng có điều kiện
đặc biệt khó khăn.
* Chính sách hỗ trợ tiền điện.
Thực hiện Quyết định số 2049/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của TTCP và
Thông tư 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 về chính sách hỗ trợ tiền điện cho
hộ nghèo, đã thực hiện hỗ trợ cho 28.058 lượt hộ (Đảm bảo 100% số hộ nghèo
được hỗ trợ tiền điện) với số tiền: 10.457.600.000 đồng.
* Chính sách hỗ trợ về nhà ở.
Thực hiện Quyết định :167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở, từng bước ổn định cuộc sống vươn lên
thoát nghèo. UBND huyện đã chỉ đạo các phịng chun mơn thực hiện nghiêm
túc. Kết quả: 2.565 hộ được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có 2.320 hộ đã
hoàn thành xây dựng nhà ở (chiếm 90,5%); 243 hộ xin rút khỏi chương trình.
- Tổng kinh phí hỗ trợ đã giải ngân: 15.930.000.000 đồng cho 2.211 hộ.
- Tổng kinh phí vốn vay đã giải ngân: 18.160.000.000 đồng cho 2.270 hộ;
- Tổng nguồn huy động khác: 629.400.000 đồng.
Năm 2015, thực hiện Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của
Thủ tướng Chính phủ( Quyết định 167 giai đoạn 2) , UBND huyện trình UBND
tỉnh phê duyệt cho 737 hộ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi làm nhà với tổng số tiền
20


18.425.000.000 đồng. Chính sách hỗ trợ về nhà ở đã góp phần khơng nhỏ trong
chương trình giảm nghèo bền vững, xóa tình trạng nhà tạm, nhà đơn sơ, là cơ cở

cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội khác.
* Hỗ trợ hộ nghèo tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trong 5 năm qua đã hỗ trợ hơn 17 tỷ trong đó
ngân sách trung ương gần 15 tỷ đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông,
trạm xá, trường học, nhà văn hóa xóm, kênh mương…. nhằm nâng cao đời sống
cho nhân dân, đáp ứng các nhu cầu xã hội cần thiết cơ bản.
Đối với chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thuộc vùng khó khăn theo
quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 7/8/2009. Giai
đoạn 2011-2013, trên địa bàn huyện có Nghi Tiến được cơng nhận là xã ĐBKK,
có 903 khẩu nghèo với số tiền 88.640.000 đồng (mỗi khẩu nghèo được hỗ trợ
80.000 đồng); Giai đoạn 2014-2015 hỗ trợ cho 4 xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi
Thiết, Nghi Quang có 3.184 khẩu với số tiền 254.720.000 đồng.
* Trợ cấp cứu đói, giáp hạt.
Nhằm hỗ trợ những hộ bị thiếu lương thực trong dịp giáp hạt và tết nguyên
đán, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà sốt, bình xét, cấp phát
cho các đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng định mức quy định. Trong 5 năm đã
cấp phát 1552,945 tấn gạo cho 39.025 lượt hộ nghèo, đảm bảo lương thực cho
hộ nghèo trong dịp giáp hạt và tết nguyên đán.
* Thực hiện xã hội hóa cơng tác XĐGN.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác xã hội hóa vì
người nghèo, chung tay giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống, cụ thể thông qua
các hoạt động ủng hộ Tết vì người nghèo, ủng hộ vào quỹ vì người nghèo, học
bổng cho các học sinh nghèo vượt khó…. đã phần nào giải quyết những khó khăn
hiện tại cho người nghèo, giữ vững truyền thống dân tộc“ Lá lành đùm lá rách”.
Cụ thể là trong 5 năm đã huy động được số tiền: 3.541.113.000 đồng ủng hộ vào
Quỹ vì người nghèo. Riêng năm 2015, cuộc vận động Tết vì người nghèo đã huy
động được 842.234.000 đồng và nhiều hình thức quà hiện vật khác.
21



Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo thực sự đã phát huy hiệu quả góp giảm bớt
kho khăn tạo điều kiện thuân lợi để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo phấn đấu trở
thành hộ khá giả, hộ giàu.
1.2.2.2. Mơ hình, hoạt động chăm sóc, trợ giúp đối tượng
-

Về cơng tác lao động, việc làm, cơng tác xóa đói giảm nghèo:

Tổ chức điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch phân bố, sử dụng lao động trên
địa bàn huyện Nghi Lộc. Quản lý chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án
giải quyết việc làm cho người lao động. Quản lý Nhà nước và hoạt động xuất
khẩu lao động trên địa bàn huyện Nghi Lộc, đào tạo cán bộ làm công tác giải
quyết việc làm.
-

Về công tác đào tạo dạy nghề:

+ Lập quy hoạch, kế hoạch,dự án bồi dưỡng nghề cho người lao động.
+ Quản lý Nhà nước, thực hiện thanh tra, kểm tra đối với các hoạt động dạy
nghề trên địa bàn tồn huyện Nghi Lộc.
1.2.2.3. Kinh phí tổ chức thực hiện
Kinh Phí được lấy từ nguồn ủng hộ từ các cơ quan tổ chức, Hệ thống các
cơng ty đóng trên địa bàn huyện. Công chức trên địa bàn huyện sẽ ủng hộ bằng
tiền mặt hoặc là một ngày lương để có nguồn quỹ trợ giúp cho các đối tượng có
hồn cảnh gặp nhiều khó khăn.
1.2.3. Các đối tác tài trợ, phối kết hợp trong quá trình thực hiện hoạt
động công tác xã hội.
Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I, đóng tại địa bàn xã Nghi Yên,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai

nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái
hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy...
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng;
Trung tâm hoạt động có thu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy

22


×