TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016
TÊN ĐỀ TÀI
KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHĨM TRONG HỌC TẬP
••••
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM,
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
••'
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016
KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHĨM TRONG HỌC TẬP
••••
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM,
••'
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D13TH05, Khoa Sư Phạm
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo Dục Tiểu Học
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Kim An
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
-Tên đề tài: Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường tiểu học Lê
Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một.
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang
- Lớp: D13TH05 Khoa: Sư Phạm Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Kim An
2. Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường
Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong
học tập của học sinh tiểu học.
3. Tính mới và sáng tạo:
Thực trạng cho thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm
nhằm phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội,
chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập
của học sinh Tiểu học.
4. Kết quả nghiên cứu:
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòngvà
khả năng áp dụng của đề tài:
- Bổ sung vào nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm trong
học tập của học sinh Tiểu học.
- Làm cơ sở để các nhóm nghiên cứu, giáo viên có thể tham khảo trong việc đề ra
các giải pháp góp phần từng bước làm thay đổi thái độ, hành vi của học sinh trong kĩ
năng hoạt động nhóm.
- Là tài liệu tham khảo thiết thực cho sinh viên khối ngành khoa học giáo dục tại
trường đại học Thủ Dầu Một về kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh
Tiểu học.
6.
Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ
tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày 14 tháng 07 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
(ký, họ và tên)
Trần Kim An
THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang Sinh ngày 23
Ảnh 4x6
tháng 02 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D13TH05 Khóa: 2013-2017 Khoa:
Khoa Sư Phạm Địa chỉ liên hệ: Tân An, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Điện thoại:
0973023162
Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Khoa: Khoa Sư Phạm
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Khoa: Sư Phạm
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Khoa: Sư Phạm
Ngày
Nguyễn
14 tháng
Thị 07
Thùy
nămTrang
2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
Xác nhận của lãnh đạo khoa
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
(ký, họ và tên)
AẠ
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
_r
M,
y
r.
STT
Họ và tên
MSSV
Lớp
Khoa
1
Nguyễn Thị Thanh Yến
1321402020274
D13TH05
Sư phạm
2
Trần Thị Ngọc Trang
1321402020244
D13TH05
Sư phạm
3
Phạm Thị Mỹ Thoa
1321402020216
D13TH05
Sư phạm
4
Lê Thị Diễm Thu
1321402020220
D13TH05
Sư phạm
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
HỌC TẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
1.2.2. Khái niệm hoạt động
1.2.3. Khái niệm nhóm
1.2.3.1. Sự hình thành và phát triển nhóm
1.2.3.2. Phân loại làm việc nhóm
1.2.4. Khái nhiệm kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập
1.2.4.1. Khái niệm kỹ năng hoạt động nhóm
1.2.4.2. KN HĐN nhóm trong học tập
1.3. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh lứa tuổi tiểu học
1.3.1. Đặc điểm sinh lý
1.3.2. Đặc điểm tâm lý
1.3.2.1. Đặc điểm nhận thức
1.3.2.2. Đặc điểm xúc cảm và tình cảm
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
2.1. Sơ lược về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Sơ lược tình hình nhà trường
2.1.2. Phương pháp học tập được sử dụng ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám
2.2. Mô tả công cụ nghiên cứu
2.3. Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của HS trường tiểu học Lê
Văn Tám
2.3.1. Thực trạng hoạt động nhóm trong học tập của HS trường tiểu học Lê Văn
Tám
2.3.2. Lợi ích của hoạt động nhóm trong học tập
2.3.3. Khó khăn khi HĐN trong học tập
2.3.4. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh
2.3.4.1. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi nhận nhiệm vụ thảo luận
2.3.4.2. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi tiến hành thảo luận
2.3.4.3. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi trình bày kết quả thảo luận
2.3.4.4. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi kết thúc thảo luận nhóm
2.3.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập
2.3.6. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo luận.
2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao KN HĐN trong học tập cho HS trường
Tiểu học Lê Văn Tám
2.4.1. Các giải pháp cơ bản cho việc tổ chức HĐN
2.4.1.1. Hình thành động cơ HĐN
2.4.1.2. Tổ chức và quản lý HĐN (thành lập nhóm, quản lý và bố trí thời gian
HĐN)
2.4.1.3. Phát huy vai trị của đội ngũ nhóm trưởng
2.4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức HĐN
2.4.2.1. Lựa chọn hình thức HĐN phù hợp
2.4.2.2. Lựa chọn nội dung HĐN phù hợp
2.4.3. Khắc phục những nhược điểm trong quá trình HĐN của học sinh.
2.4.3.1. Thái độ thiếu tự giác
2.4.3.2. Khơng hiểu bài
2.4.3.3. Mất đồn kết
2.4.3.4. Mất trật tự
2.4.3.5. Xây dựng tinh thần làm việc theo nhóm
2.4.4. Bố trí thời gian hợp lí
2.4.5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho các nhóm trưởng
2.4.5.1. Vai trị của nhóm trưởng
2.4.5.2. Bồi dưỡng năng lực làm việc cho nhóm trưởng
2.4.6. Thiết kế phiếu học tập dùng trong HĐN
2.4.7. Nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển của GV
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
Kỹ năng
KN
Hoạt động
HĐ
Hoạt động nhóm
HĐN
Phương pháp
PP
Sách giáo khoa
SGK
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG SỐ LIỆU
Tên bảng biểu
Bảng 2.1. Mức độ về các hình thức thảo luận nhóm đực sử dụng ở trường
Trang
tiểu học Lê Văn Tám
31
Bảng 2.2. Các lợi ích của hoạt động nhóm trong học tập
34
Bảng 2.3Các khó khăn khi HĐN trong học tập
36
Bảng 2.4.Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi nhận nhiệm vụ thảo luận
38
Bảng 2.5. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi tiến hành thảo luận
39
Bảng 2.6. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi trình bày kết quả thảo
41
luận
Bảng 2.7. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi kết thúc thảo luận nhóm
42
Bảng 2.8.Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập
43
Bảng 2.9. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo luận
45
BIỂU ĐỒ
9
Tênluận
biểunhóm
đồ
Biểu đồ 2.1. Lợi ích của việc thảo
X
rpA
I•
Trang
36
Biểu đồ 2.2. Các khó khăn khi HĐN ở trường tiểu học Lê Văn Tám
37
Biểu đồ 2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập
43
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo
45
luận
1
2
3
Nhưng nhìn chung việc nghiên cứu KN xuất phát từ hai quan điểm:
Nghiên cứu KN trên cơ sở tâm lí học hành vi mà đại diện là các tác giả: J.B> Oatson,
B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen...
Nghiên cứu KN trên cơ sở tâm lí học HĐ mà đại diện là các nhà tâm lí học Liên Xơ
(cũ). Điểm qua lịch sử nghiên cứu KN của các nhà tâm lí học, giáo dục học Xơ viết cho thấy
có hai hướng chính sau:
Hướng thứ nhất: nghiên cứu KN ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiên cứu
này có các tác giả: P.Ia.Galperin, P.V.Petropxki, V.X. Cudin, K.K.Platonov, . các tác giả đã đi
sâu nghiên cứu bản chất khái niệm KN, các quy luật hình thành và mối liên hệ giữa KN và kỹ
xảo.
Hướng thứ hai: nghiên cứu KN ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như:
Trong lĩnh vực lao động công nghiệp: V.V.Tsebbuseva (1973), V.G.Look (1980),
E.A.Milerian (1979). các tác giả nghiên cứu KN trong mối quan hệ giữa con người với máy
móc, cơng cụ, phương tiện lao động.
Trong lĩnh vực HĐ sư phạm: N.D.Levitov (1970), X.I.Kixegof (1976), G.X.Kaxchuc
(1978), N.A.Menchinxcaia (1978) ...
Trong lĩnh vực HĐtổ chức: N.V.Cudomina (1976), L.T.Tiuptia (1987).
Mặc dù nghiên cứu KN ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả khơng có những quan
điểm trái ngược nhau về khái niệm KN mà những quan điểm đó thường bổ sung cho nhau.
Trong những thập kỉ gần đây, có những cơng trình nghiên cứu về KN thuộc các lĩnh vực
HĐ cụ thể được các nhà tâm lí học và giáo dục học Việt Nam quan tâm. Về KN lao động có
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân.. Về KN sư phạm có Nguyễn Như An, Nguyễn
Ngọc Bảo,..Về KN giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hồng Anh, .Về KN học tập của sinh viên có
Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành.
Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trị của người học được
phát huy tích cực tốt đa. Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tính
tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Vì thế, học theo nhóm trở nên rất phổ
biến, đóng vai trị quan trọng không thể thiếu ở trường Đại học.
Việc giúp HS, sinh viên vận dụng tốt KN HĐN là nhiệm vụ quan trọng của GV trong
q trình giảng dạy. Chính vì vậy, KN HĐN trong học tập đã nhận được sự quan tâm của
những nhà khoa học, GV cũng như các bạn HS, sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả thực hành
KN HĐN trong học tập.
Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều đề tài khoa học của các giảng viên và các bạn
sinh viên:
Luận văn Thạc sỹ “KN HĐN trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn” của
tác giả Lê Ngọc Huyền và đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên
4
khoa Kinh tế - Luật” của nhóm sinh viên KT28. “Làm việc theo nhóm - một PP học tập phát
huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền, luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang.
“ Khảo sát và đánh giá một số KN tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa Sư phạm trường
Đại học Tiền Giang” (2006) và luận văn Thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học tập hợp
tác nhằm nâng cao hiệu quả PP dạy học theo nhóm” (2009).
Những đề tài nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp chúng ta vận dụng
tốt KN HĐN trong học tập của các bạn HS, sinh viên.
Khác với các đề tài trên, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tơi muốn hướng
đến đối tượng là các em HS tiểu học. Đề tài “KN HĐN trong học tập của HS Trường Tiểu học
Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một”. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng KN HĐN trong học
tập của HS tiểu học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao KN HĐN trong học tập
của HS.
Bên cạnh đó, để hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tơi cịn tham khảo
tác phẩm “Tâm lí học tiểu học và tâm lí học sư phạm tiểu học” của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bích Hạnh và Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai, “Giáo dục học Tiểu học” của tác giả Nguyễn Hữu
Hợp, “Biện pháp quản lý HĐ giáo dục KN sống cho HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương, “Giáo dục giá trị sống và KN sống cho HS tiểu học ”
của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng. Những tác phẩm đã
giúp chúng tơi có cách nhìn nhận chính xác về tâm lí của các em HS tiểu học, từ đó có thể đưa
ra được những biện pháp tốt nhất giúp cho việc HĐN trong học tập của các em đạt hiệu quả.
1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập
1.2.1.
Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KN. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ
góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết.
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về KN, có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã
đưa ra những quan niệm khác nhau về KN. Có hai khuynh hướng cơ bản sau:
Khuynh hướng thứ nhất: xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, của hành
động hay HĐ. Có các tác giả như: V.A.Kruchetxki, A.V.Petrovxki, V.S.Cudin, A.G.Covaliop,
Trần Trọng Thuỷ...
V.A.Kruchetxki cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động đã được con người
nắm vững từ trước” [5, tr.78]. Theo ông, KN được hình thành bằng con đường luyện tập, KN
tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà
trong cả những điều kiện đã thay đổi.
5
V.S.Cudin và A.G.Covaliop cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động thích
hợp với mục đích và điều kiện hành động [6, tr.13]. Theo các tác giả, kết quả của hành động
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không
đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng.
Khi bàn về KN, tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng “KN là mặt kỹ thuật của hành
động, con người nắm được các hành động tức là có kỹ thuật hành động, có KN”. [7]
Khuynh hướng thứ hai: xem xét KN nghiêng về mặt năng lực hành động của con người.
Theo quan niệm này, KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt, sáng tạo và
có mục đích. Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả như N.D.Levitov, X.I.Kixegov,
K.K.Platanov, G.G.Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thanh...
N.D.Levitov quan niệm “KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một
hành động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến
những điều kiện nhất định” [8, tr.29]. Theo ơng, người có KN hành động là người phải nắm
được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.
Levitov cho rằng, để hình thành KN, con người khơng chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải
biết vận dụng vào thực tiễn.
Các tác giả K.K.Platanov và G.G.Golubev quan niệm “KN là năng lực của người thực
hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong
những khoảng thời gian tương ứng” [9, tr.41]. Theo các tác giả, KN không mâu thuẫn với vốn
tri thức mà KN được hình thành trên cơ sở của chúng.
Tương tự X.I.Kixegov cho rằng “KN là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành
động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống này” [8, tr.30]. Theo ông, các KN
bao giờ cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của ý thức nhiều hay ít. KN địi hỏi việc sử dụng những
kinh nghiệm đã thu được trước đây và những tri thức nhất định nào đó trong các hành động,
mà thiếu những điều này thì khơng thể có KN.
Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [10, tr.157]
Theo từ điển Giáo dục học “KN là khả năng thực hiện đúng hành động, HĐ phù hợp
với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể
hay hành động trí tuệ”. [11, tr.220]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động
nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp
với những điều kiện cho phép”. [12, tr.6]
Như vậy, người có KN phải nắm tri thức về hành động và có các kinh nghiệm cần thiết.
Song bản thân tri thức kinh nghiệm không phải là KN, muốn có KN con người phải vận dụng
vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động và đạt kết quả.
6
Khi xem xét KN cần lưu ý những điểm sau:
KN trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hành động, KN bao giờ cũng gắn với
một hành động cụ thể.
Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng để xác định
sự hình thành và phát triển KN. Một hành động chưa thể gọi là KN nếu còn mắc nhiều lỗi và
các thao tác diễn ra vụng về theo một khuôn mẫu cứng nhắc.
KN không phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, đó là q trình con người vận dụng tri
thức và kinh nghiệm vào HĐ thực tiễn để đạt được mục đích đề ra. KN là kết quả của một quá
trình luyện tập.
Từ những quan niệm trên ta thấy KN vừa là mặt kỹ thuật của hành động hay còn gọi là
cách thức thực hiện hành động hay công việc cụ thể nào đó, vừa là biểu hiện năng lực của con
người. Cơ sở của KN là tri thức, kinh nghiệm đã có từ trước. KN hình thành do luyện tập.
Trên cơ sở những quan niệm về KN của các tác giả, chúng tôi quan niệm rằng: KN là
khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng
những tri thức và kinh nghiệm tương ứng. KN được hình thành do luyện tập.
Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev, KN hình thành qua 5 giai đoạn:
Mức 1: có KN sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử, dựa trên vốn hiểu biết
và kinh nghiệm.
Mức 2: biết cách thực hiện hành động nhưng khơng đầy đủ.
Mức 3: có những KN chung nhưng cịn mang tính rời rạc, riêng lẻ.
Mức 4: có những KN chuyên biệt để hành động.
Mức 5: vận dụng sáng tạo những KN đó trong các tình huống khác nhau. [13, tr.51]
Các tác giả A.V.Petrovxki, N.D.Levitov, V.A.Kruchexki, Trần Quốc Thanh... quá trình
hình thành KN chia làm ba bước:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử mẫu.
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động
nhằm đạt được mục đích đề ra. [14, tr.32]
Mục đích là kết quả của hành động, định hướng cho hành động. Nếu chỉ dừng lại ở đây
7
thì chưa có KN, chỉ là lý thuyết tri thức về hành động.
Giai đoạn làm thử theo mẫu tiến tới hình thành KN, giúp con người đối chiếu với tri
thức, tiến hành thao tác để giảm bớt sai sót trong quá trình hành động để đạt kết quả.
Cuối cùng muốn có KN con người phải luyện tập. Giai đoạn này, các tri thức được củng
cố nhiều lần, các thao tác được ơn luyện có hệ thống, kết quả của hành động đạt được một cách
chắc chắn hơn. KN chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều
kiện khác nhau. Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện
tập, đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân.
Vấn đề hình thành KN được các tác giả trong và ngồi nước quan tâm. Mỗi tác giả có
những ý kiến khác nhau, song đều thống nhất KN được hình thành trong HĐ.
Như vậy, quá trình hình thành KN là quá trình tiến hành hành động và luyện tập hành
động trong thực tiễn đa dạng.
1.2.2.
Khái niệm hoạt động
HĐ là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về HĐ tùy theo góc độ xem xét.
HĐ là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để
tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người [17, tr.55]. Trong mối quan hệ qua lại
biện chứng đó, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình.
Hay nói khác đi, tâm lý - ý thức nhân cách của con người được bộc lộ và hình thành trong HĐ.
HĐ là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo
mục tiêu mà chủ thể đã đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tương đối tượng nhằm tạo ra
sản phẩm. [18, tr.6]
HĐ là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình và thế giới chung quanh,
thế giới tự nhiên và thế giới xã hội. Trong sự tác động này ở con người sẽ diễn ra hai q trình,
đó là q trình khách thể hóa và q trình chủ thể hóa. Có thể giải thích rằng trong HĐ, nghĩa
là trong quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài, con người vừa thay đổi thế giới bên
ngoài vừa thay đổi bản thân mình, con người vừa tạo ra sản phẩm lao động, vừa tạo ra nhân
cách bản thân. [19, tr.19]
Như vậy có thể nói HĐ là q trình tác động qua lại giữa con người và thế giới đểtạo
ra sản phẩm từ cả hai phía. Trong q trình HĐ, tâm lý nhân cách được bộc lộ và hình thành.
Đặc điểm của hoạt động:HĐ bao giờ cũng là HĐ có đối tượng “Đối tượng của HĐ là
cái chúng ta tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh. Nó có thể là sự vật, hiện tượng, khái
niệm, con người hoặc các mối quan liệ... có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người,
8
thúc đẩy con người HĐ”. [17, tr.56]
HĐ bao giờ cũng có chủ thể. Chủ thể của HĐ có thể là một hoặc nhiều người. HĐ bao
giờ cũng có mục đích. HĐ của con người luôn luôn xuất phát từ những mục đích đã được xác
định. Mục đích là biểu tượng về sản phẩm HĐ có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ
thể. Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các điều kiện, phương tiện cần thiết. HĐ có
tính gián tiếp “Trong HĐ, con người bao giờ cũng phải sử dụng nhữngcông cụ nhất định”. [17,
tr.57]
Công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể
và khách thể tạo ra tính gián tiếp của HĐ. Chính tính mục đích và tính gián tiếp tạo nên sự
khác nhau căn bản giữa HĐ của con người với hành vi bản năng của con vật.
1.2.3.
Khái niệm nhóm
Khi nghiên cứu về “nhóm”, các tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau:
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “Nhóm là cộng động có từ hai người trở lên,
giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong
quá trình HĐ chung”. [1, tr.561]
Theo A. V. Petrovxki thì “Nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở
một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện HĐ chung và giao tiếp của họ”.
[2, tr.76]
Theo Marvin Shaw, nhà Tâm lí học phương Tây, ơng cho rằng “Nhóm là cộng đồng
người có từ ba người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại
trong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện HĐ chung”. [2, tr.76]
Theo Trần Hiệp: “Nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có một sự
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện HĐ chung”. [3, tr.68]
Ngồi ra cịn có một số quan điểm khác về nhóm như: “Nhóm là tập hợp những cá nhân
có các KN bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung”.
Như vậy, Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực
hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
1.2.3.1. Sự hình thành và phát triển nhóm
Như con người, nhóm trải qua giai đoạn khai sinh, lớn lên, trưởng thành và kết thúc.
Biết được qui luật phát triển của nhóm, người phụ trách sẽ có những sách lược can thiệp phù
hợp cho từng giai đoạn. Các nhà ngiên cứu xác định năm giai đoạn phát triển của nhóm là:
- Giai đoạn hình thành hay thành lập.
- Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn.
- Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn.
- Giai đoạn trưởng thành hay HĐ.
- Giai đoạn kết thúc.
9
Giai đoạn hình thành
Một số người có nhu cầu và nguyện vọng giống nhau, liên kết với nhau thành một
nhóm để đạt được nhu cầu hay nguyện vọng đó. Họ chia sẻ cùng một mục đích và tìm cách đi
tới đó.
Ở giai đoạn này hai vấn đề chủ yếu là làm sao xác định được mục đích và tạo sự đồng
thuận cao của tồn nhóm về mục đích. Kế đó là xác định những thành viên phù hợp nhất cho
mục đích. Việc khởi đầu này khơng dễ vì nếu cuộc tranh cãi về mục đích khơng đi tới đâu và
kết nạp những thành viên khơng phù hợp thì nhóm có thể tan rã.
Trên đây là nói về các nhóm được thành lập. Đối với các nhóm có sẵn thì khi có người
lãnh đạo nhóm mới, sự thay đổi của nhiều thành viên hay sự thay đổi của mục đích thì nhóm
cũng bàn bạc như khởi đầu lại. Người lãnh đạo mới cũng phải thẩm định tình hình chung, làm
quen với nhóm viên ...
Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn
Sau giai đoạn làm quen, nhóm viên bắt đầu bộc lộ ý nghĩ và cảm xúc của mình. Va
chạm khó tránh vì mỗi người một ý, với cá tính thái độ và những giá trị khác nhau... Mục đích
chung tiếp tục được tranh cãi và các phương tiện để đạt tới mục đích phải chi tiết và khả thi
hơn. Truyền thơng trong nhóm chưa sng sẻ, người ta chưa hiểu nhau đầy đủ. Một số cá nhân
muốn tự khẳng định có thể nổi lên với xu thế thống trị. Những người này có thể được xem như
lãnh đạo giả hiệu của thời kì đầu.
Đây là một giai đoạn phát triển tất yếu, nhóm khơng nên nản lịng hay đốt cháy giai
đoạn.
Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc
Để làm việc có hiệu quả, nhóm viên đề ra các thủ tục làm việc như giờ giấc, phân công,
xác định trách nhiệm, quyền hạn, phương thức truyền thông, cách ứng xử phù hợp. Nhóm
được ổn định từ từ, bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và khăng khít với nhau. Nhóm viên sẵn sàng
nghe ý kiến của người khác. Những lãnh tụ tự nhiên chân chính xuất hiện để đóng góp tích
cực. Nhóm viên lao vào cơng việc, quan tâm đến lợi ích chung. Họ tự hào về nhóm hơn. Và
khả năng giải quyết vấn đề được nâng lên. Kế hoạch chung bắt đầu được bàn bạc với sự tham
gia của mọi người.
Giai đoạn trưởng thành và hoạt động
Một khi ổn định về tổ chức, nhóm bắt đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện kế hoạch
đề ra. Những mâu thuẫn giờ đây đã giảm nhiều. Các nhóm viên tập trung vào vai trị và nhiệm
vụ của mình. Họ chí thú với mục đích chung. Mọi thành viên tham gia vào việc xây dựng
nhóm. Các vấn đề nảy sinh được giải quyết trên cơ sở của sự đồng lịng nhất trí, có khi chưa
cần đến quy tắc, luật lệ.
Giai đoạn kết thúc
1
0
Mục đích đề ra cũng đến lúc hồn thành. Nhóm sinh hoạt hè sau mấy tuần vui chơi kết
thúc để chuẩn bị năm học mới. Ủy ban điều tra nọ phải chấm dứt nhiệm vụ đúng thời hạn. Tổ
lao động hoàn thành một đợt sản xuất. Một HĐ đều phải kết thúc với một cuộc lượng giá để rút
kinh nghiệm hay chuẩn bị cho giai đoạn mới. Một nhóm HĐ èo uột có thể tuyên bố giải thể bắt
đầu lại với những con người mới, chương trình mới.
Các giai đoạn khơng được phân chia một cách rạch rịi mà tiến triển theo khả năng riêng
của từng nhóm.
1.2.3.2.
Phân loại làm việc nhóm
Từ “nhóm” có nghĩa chỉ một tập hợp từ hai người trở lên. Có khi từ này dùng với nghĩa
chung chỉ nhóm người rất rộng. Khái niệm nhóm chúng ta dùng ở đây là nhóm tập hợp một số
ngưới có mục tiêu chung, có tương tác với nhau, có xây dựng các quy tắc chung để thành viên
tuân theo và các thành viên đảm nhận những vai trò rõ ràng. Trong đó có thể chia nhóm thành
hai loại chính: nhóm chính thức và nhóm phi chính thức.
Nhóm chính thức
Nhóm chính thức - được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức trên nhóm, có quyết định
thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức “ Cơ cấu chính thức biểu
thị mối quan hệ xuất phát từ các vị trí, vai trị chính thức được cơng khai chỉ định hay bầu ra”.
[5, tr.25]
Nhóm phi chính thức
Nhóm khơng chính thức - nhóm được hình thành tự nhiên do nhu cầu xã hội của những
người tham gia, mục tiêu của nhóm có thể khơng trùng mục tiêu của tổ chức “ Cơ cấu phi
chính thức hình thành từ các mối quan hệ cá nhân do quen biết, thân thiện với nhau. Cơ cấu
phi chính thức khơng có quyền nhưng có thể có lực”.
Trong một tổ chức đồng thời có thể tồn tại nhiều nhóm chính thức và khơng chính thức.
Các nhóm làm việc trong một cơ quan, tổ chức, nhà máy thường là nhóm “chính thức”. Tuy
nhiên vai trị và ảnh hưởng của các nhóm khơng chính thức cũng rất quan trọng. Các nhóm
khơng chính thức có khi ảnh hưởng rất mạnh đến kết quả HĐ của các nhóm chính thức.
1.2.4. Khái nhiệm kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập
1.2.4.1. Khái niệm kỹ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng HĐNlà KN tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy
hiệu quả cơng việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi
hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng
trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.
a. Các nguyên tắc HĐN
Johnson D.W và Johnson R.T tổng kết thành 5 “nguyên tắc vàng” và xác định: Bất kì
một HĐ học hợp tác, một cấu trúc học hợp tác nào cũng phải đảm bảo đúng 5 nguyên tắc này
nếu khơng thì học hợp tác sẽ bị thất bại.
1
1
Ngun tắc 1: Phụ thuộc tích cực
- Nguyên tắc này xác định: mỗi thành viên trong nhóm được liên kết với nhau theo cách
mà mỗi người chỉ thành công khi mọi người trong nhóm cũng thành cơng. Mơi trường này
khuyến khích người học chia sẻ kiến thức, thông tin và sự bổ trợ nhau cao nhất.
-Người học phải được đặt trong một tình huống học tập mà mỗi thành viên đều tin rằng
họ sẽ cùng thành công hoặc cùng thất bại.
- Bốn điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc:
+ Mục đích học tập cùng nhau: mỗi người đều hồn thành công việc được giao và kiểm
tra để các thành viên khác cùng hoàn thành.
+ Phần thưởng hoặc điểm chung
+ Phân chia đều cơng việc
+ Phân chia nhiệm vụ (nhóm trưởng: vừa chỉ huy vừa đảm nhận một nhiệm vụ; thư kí:
ghi lại những diễn biến HĐ, những kết quả thu được của nhóm; giám sát: theo dõi về thời gian;
quản gia: tìm hiểu những nhu cầu về tài liệu của nhóm và thu thập thơng tin; người giữ trật tự;
người cổ vũ: đóng vai trị động viên, khuyến khích...). Sự phân cơng này cần có sự thay đổi để
mỗi HS có thể phát huy vai trị cá nhân.
- Từng thành viên hoàn thành nhiệm vụ và kiểm tra, hỗ trợ các thành viên khác cùng
hoàn thành.
Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân
- Nguyên tắc này yêu cầu trách nhiệm và phần việc cá nhân phải phân cơng rõ ràng, có
sự kiểm tra đánh giá của các thành viên khác. Nhóm phải được biết từng thành viên đang làm
gì, gặp những khó khăn thuận lợi gì.
-Ngun tắc này đảm bảo khơng để một người làm hết mọi việc và rèn luyện cho mỗicá
nhân sau này trở thành những thành viên riêng lẻ mạnh mẽ.
-Những PP cơ bản để đảm bảo cho nguyên tắc:
+ Học theo nhóm nhưng kiểm tra đánh giá theo cá nhân.
+ Chọn một thành viên bất kì để trả lời, thơng báo kết quả thảo luận nhóm.
+ Mỗi thành viên tự giải thích về phần việc của mình.
Ngun tắc 3: Tương tác tích cực, trực tiếp
-Nguyên tắc này địi hỏi các thành viên trong nhóm phải có tối đa các cơ hội để giúp
đỡ, độngviên, khuyến khích lẫn nhau trong quá trình làm việc. Để thực hiện điều này thì:
+ Các thành viên làm việc trực tiếp với nhau trong nhóm, ngồi đối diện nhau.
+ Số lượng thành viên không quá 4 người. Ở Việt Nam thông thường sĩ số lớp q đơng
số lượng thành viên có thể là 6 người và nên có một nhóm trưởng để điều hành chung.
-Mục tiêu đạt được trong HĐ nhóm:
+ Thúc đẩy các HĐ học tập.
1
2
+ Tạo dựng tình đồn kết, gắn bó, tơn trọng và bình đẳng.
Ngun tắc 4: KN xã hội
- Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên phải được cung cấp các kiến thức và KN xã
hội cần thiết trước khi HĐ nhóm. KN xã hội khơng tự nhiên có được mà phải được truyền thụ,
dạy dỗ.
-Những kiến thức xã hội cần được đào tạo để đảm bảo cho q trình học hợp tác có hiệu
quả: KN lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lịng tin, giao tiếp, xử lí xung đột, cổ vũ, động
viên, nhận xét, lắng nghe, trình bày, báo cáo...
Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm
-Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên phải có cơ hội thảo luận và nhận xét về q
trình làm việc của nhóm:
+ Nhóm đã hồn thành mục tiêu chưa? Nhóm đã làm việc hiệu quả chưa?
+ Mối quan hệ giữa các thành viên đã tốt chưa?
+ Những việc gì các thành viên làm nên được lặp lại?
+ Những việc gì khơng nên làm? Vì sao?
-Việc đánh giá trong nhóm giúp các thành viên: có ý thức và tập trung vào việc xây
dựng đề tài trong nhóm.
b. Lợi ích của việc HĐN
HĐN là xu hướng chung của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty trên thế giới, bởi vì:
HĐN tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng, làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn
năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Vì trong nhóm, khi
làm việc các KN và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau. “Một khái niệm cho thấy nhóm khơng chỉ
tạo dựng một mơi trường để các thành viên của nhóm tham gia cơng tác, mà cịn cung cấp một
nguồn năng lượng quan trọng nhằm kích thích các thành viên nhóm tích cực hơn nữa trong
những nỗ lực nhằm đạt mục đích chung. Động lực nhóm là nguồn lực tinh thần chung góp
phần thúc đẩy các cá nhân tham gia cống hiến. Động lực nhóm, vì thế đã trở thành sự cổ vũ,
khích lệ các cá nhân nỗ lực nhiều hơn nữa. Nó có giá trị to lớn hơn những giá trị của cá nhân
hợp thành, nó gắn liền với danh dự tập thể và các cá nhân sẵn sàng tận dụng mọi khả năng
đóng góp của mình vì lợi ích của cả nhóm”. [4, tr.254)]
HĐN có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh hoạt hơn. Vì linh hoạt
nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của môi trường, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu
nguy cơ. Nhóm có thể tạo ra mơi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá
nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn.
Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh trong khi mỗi cá nhân
chỉ có thể hồn thành một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân