Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân xơ gan điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới và khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.95 KB, 7 trang )

2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG
TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI VÀ KHOA TIÊU HÓA – BỆNH VIỆN
BẠCH MAI
Nguyễn Phương Nhung1, Nguyễn Thị Tuyến2

TÓM TẮT:
Chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh xơ
gan là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có
ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chăm sóc tại nhà cũng
như tại bệnh viện.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và một
số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người
bệnh xơ gan sử dụng thang điểm Chronic Liver Disease
Questionarie (CLDQ).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện tại Trung tâm Bệnh
nhiệt đới và khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai từ tháng
9/2019 đến tháng 7/2020, nghiên cứu gồm 216 người bệnh
xơ gan được điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới
và khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai
Kết quả: Đa số người bệnh thuộc nhóm B và nhóm
C tương ứng là 43,98% và 37,50% theo thang điểm ChildPugh. Các triệu chứng giảm cân, mệt mỏi, và rối loạn liên
quan tới tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, thay đổi chế độ
ăn,… thường gặp ở bệnh nhân xơ gan. Các chỉ số huyết
học ở bệnh nhân giảm rõ rệt cả khi ra viện. Đa phần người
bệnh có CLCS trung bình, chiếm 74,07%. Các yếu tố


lâm sàng liên quan đến giảm CLCS bao gồm: cổ trướng
(OR=2,36), vàng da, vàng mắt (OR=3,67), đầy bụng
(OR=2,4). Các yếu tố cận lâm sàng có liên quan tới giảm
CLCS là hồng cầu giảm (OR = 2,49); giảm albumin (OR
=2,78), và thời gian máu đông giảm (OR =3,23).
Kết luận: Xơ gan ảnh hưởng rõ rệt đến CLCS của
người mắc bệnh. Việc chú ý theo dõi các dấu hiệu lâm
sàng và cận lâm sàng góp phần nâng cao CLCS và hiệu
quả điều trị cho bệnh nhân xơ gan.
Từ khóa: Xơ gan, chất lượng cuộc sống.

ABSTRACT:
Quality of life and related
factors
of
inpatients
with
cirrhosis
at
the
Center
for
Tropical Diseases and Department
of
Gastroenterology,
BachMai
Hospital
Quality of life (QoL) of cirrhotic patients is an issue
that is of concern to many researchers, affecting the results
of treatment and care at home as well as in a hospital.

Objective: To assess QoL and several factors
affecting the QoL of people with cirrhosis using the
Chronic Liver Disease Questionnaire (CLDQ) scale.
Subjects and research methods: Cross-sectional
descriptive study, conducted at the Center for Tropical
Diseases and Department of Gastroenterology at Bach
Mai Hospital from September 2019 to July 2020. The
study included 216 inpatients at the Center for Tropical
Diseases and the Department of Gastroenterology at Bach
Mai Hospital.
Results: The majority of patients in group B and
group C were 43.98% and 37.5% respectively on the
Child-Pugh scale. Symptoms of weight loss, fatigue,
and digestive disorders such as anorexia, indigestion,
changes in diet are common in patients with cirrhosis.
Most patients have an average QoL level, accounting for
74.07%. Clinical factors related to decreased QoL include
ascites (OR = 2.36), jaundice (OR = 3.67), and bloating
(OR = 2.4). Subclinical factors associated with decreased
QoL were reduced erythrocytes (OR = 2.49), decreased
albumin (OR = 2.78), and decreased prothrombin time
(OR = 3.23).

1. Bệnh viện Bạch Mai
Điện thoại: 0918761814, E- mail:
2. Trường Đại học Thăng Long
Ngày nhận bài: 07/08/2020

32


Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 20/08/2020

Ngày duyệt đăng: 01/09/2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Conclusion: Cirrhosis clearly affects the QoL
of patients. Pay attention to monitoring clinical and
subclinical signs contributes to improving QoL and
effectiveness in treatment for cirrhotic patients.
Keywords: Cirrhosis, Quality of life, QoL
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý gan mạn tính là một trong những bệnh
thường gặp nhất trên tồn cầu [1]. Các dấu hiệu lâm sàng
(LS) của bệnh thường khơng rõ rệt, tuy nhiên biểu hiện cụ
thể hơn có thể thấy trên xét nghiệm cận lâm sàng (CLS).

Do đó, bệnh khó chẩn đốn chính xác bằng LS trong giai
đoạn đầu. Bệnh lý xơ gan là bệnh mạn tính và không thể
hồi phục, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, hệ thống trong
cơ thể và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của
người bệnh. Với người bệnh đã bị xơ gan, hiện nay chỉ có
một phương pháp điều trị là ghép gan thay thế [2].
Các triệu chứng toàn thân thường thấy như lờ đờ,
mệt mỏi, chán ăn giảm cân và buồn nôn. Khi nặng các
triệu chứng rầm rộ vàng da vàng mắt, tăng áp lực tĩnh
mạch cửa, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa, tăng
huyết áp, lúc ấy mới xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng
cụ thể trên người bệnh. Đa số ung thư tế bào gan phát
triển trên nền gan xơ (70 – 90%). Bệnh gây thay đổi tâm
sinh lý, trầm cảm, lo lắng,… Các triệu chứng bệnh của
bệnh nhân xơ gan liên quan tới giảm chất lượng cuộc sống
cần những chăm sóc y tế lâu dài và đặc hiệu [2]. Chất
lượng cuộc sống suy giảm là hậu quả của xơ gan và là
chỉ tiêu theo dõi kết quả điều trị, chăm sóc. Người bệnh
xơ gan cần tuân thủ điều trị một cách nghiêm ngặt, trong
đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, sử dụng thuốc
và kiểm tra sức khỏe định kỳ, để tuân thủ tốt, vai trò tư
vấn của điều dưỡng là rất quan trọng. Song song với các
phương pháp điều trị y khoa, việc chăm sóc sức khỏe tinh
thần và xã hội là hết sức cần thiết. Chính vì thế, chúng tơi
thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm LS, CLS của bệnh nhân xơ gan
tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, khoa Tiêu hóa - Bệnh
viện Bạch Mai

- Phân tích mối liên quan giữa chất lượng cuộc

sống và đặc điểm LS, CLS.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan và được
điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới và khoa Tiêu
hóa từ tháng 12/2019 đến 7/2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn: 1) Người bệnh được chẩn
đoán xác định là xơ gan; 2) Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; 3) Có
đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đốn xác định cũng như
đánh giá, phân loại giai đoạn bệnh; và 4) Đồng ý tham gia
nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ : 1) Người bệnh hạn chế nghe,
nói; 2) Người bệnh có các bệnh lý mạn tính khác kèm theo
như: suy tim, suy thận, các bệnh máu…
2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có
phân tích
2.1. Cỡ mẫu: 216 bệnh nhân
2.2. Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bệnh án
nghiên cứu, bộ câu hỏi CLCS cho người bệnh gan Chronic
Liver Disease Questionarie (CLDQ). Phân loại mức độ xơ
gan theo 3 mức A, B, C bằng thang điểm Child- Pugh.
2.3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0,
các phép tính thống kê mơ tả và hồi quy logistic
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 54,76
± 12,33 tuổi (17 – 91 tuổi), đa số thuộc nhóm 30 – 60
tuổi, chiếm 96,76%; và 86,11% là nam giới. Phần lớn đối
tượng chưa tốt nghiệp trung học phổ thơng 75,46%, có thu
nhập thấp dưới 4 triệu đồng /tháng (64,35%), sống cùng

vợ/chồng (83,80%). Hầu hết đối tượng nghiên cứu sử
dụng rượu thường xuyên (92,13%). Phần lớn người bệnh
trong nghiên cứu có phân loại xơ gan theo thang điểm
Child-Pugh thuộc nhóm B và nhóm C, tương ứng chiếm
43,98%và 37,50% .

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

33


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 1. Triệu chứng cơ năng của người bệnh
Triệu chứng cơ năng

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Giảm cân trong 6 tháng gần đây

121

56,01

Mệt mỏi


170

79,70

Chán ăn

134

62,33

Thay đổi chế độ ăn

60

27,91

Ăn không tiêu, không ngon miệng

97

45,12

Sợ ăn đồ mỡ

44

20,47

Buồn nôn, nôn


59

27,44

Hầu hết bệnh nhân vào viện với các triệu chứng mệt mỏi (79,70), chán ăn (62,33%), và giảm cân trong 6 tháng
gần đây (56,01%)
Bảng 2. Xét nghiệm huyết học
Vào viện

Chỉ số

n (n=216)
X ± SD

Hồng cầu

%

3,52 ± 0,81

160

74,07

155

79,08

Bình thường


56

25,93

42

20,92

108,32 ± 31,38

111,93 ± 63,61

Bình thường

84

38,89

84

38,89

Giảm (85 – 120)

132

61,11

132


61,11

Bạch cầu

Tiểu cầu

7,88 ± 4,34

10,51 ± 41,21

Tăng (≥ 10,5)

46

21,30

47

23,97

Bình thường

133

61,57

117

60,30


Giảm (< 4,5)

37

17,13

32

16,49

X ± SD

129,98 ± 92,79

10,51 ± 41,213

≥ 150

67

31,01

66

33,67

100 – 150

50


23,15

47

23,97

< 100

99

45,83

83

42,34

X ± SD

34

n (n=196*)

3,59 ± 0,96

X ± SD

Tỷ lệ prothrombin

%


Giảm
X ± SD

Hemoglobin

Ra viện

56,56 ± 21,68

66,43 ± 60,71

Bình thường

57

26,39

69

35,20

Giảm trung bình (50 - 70%)

76

35,19

66


33,67

Giảm nặng

83

38,43

61

31,12

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
*Số lượng bệnh nhân ra viện ít hơn vào viện do bệnh
nhân chuyển khoa, hoặc xin về nên một số người bệnh

khơng có xét nghiệm máu lúc ra viện
Tỷ lệ có Hemoglobin thấp, giảm số lượng hồng

cầu, tăng bạch cầu và giảm tiểu cầu lần lượt là 61,11%;
74,07%; 21,3% và 45,83%. Khi ra viện, số lượng bạch
cầu và tiểu cầu đều có cải thiện, Prothrombin giảm nặng
từ 38,43% xuống còn 31,12%.

Bảng 3: Đánh giá CLCS của người bệnh
Mức độ giảm điểm CLCS

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

CLCS tốt ( 75 – 100 % điểm CLCS)

55

25,46

CLCS trung bình (25-74 % điểm CLCS)

150

74,07

1

0,46


CLCS thấp (< 25% điểm CLCS)

Đa số người bệnh có CLCS ở mức trung bình, chiếm 74,07%, tỷ lệ người bệnh có CLCS thấp là rất ít.
Bảng 4. Mối liên quan giữa CLCS với đặc điểm LS

Dịch cổ
trướng
Xuất huyết
tiêu hóa
Thời gian
điều trị

Giảm cân
Buồn nơn, nơn
Đầy bụng
Tiểu vàng
Phù
Vàng da,
vàng mắt

CLCS tốt

CLCS trung bình

N

%

N


%

OR hiệu
chỉnh

Khơng có

46

83,63

108

66,67

1

-



9

16,37

53

32,91


2,36

0,02

Khơng có

13

23,63

51

31,67

1

-



42

76,36

110

58,33

1,49


0,26

Dưới 16 tuổi

21

38,18

53

32,92

1

-

≥ 16 tuổi

16

29,09

22

13,66

1,8

0,14


Khơng rõ

18

32,73

86

53,42

1,5

0,07

Khơng

55

44,35

39

42,39

1

-




69

55,65

53

57,61

1,08

0,77



27

21,77

33

35,87

1

-

Khơng

97


78,23

59

64,13

1,75

0,13



56

45,16

53

57,61

1

-

Khơng có

68

54,84


39

42,39

2,40

0,05



82

66,13

61

66,3

1

-

Khơng có

42

33,87

31


33,7

0,45

0,98



14

15,22

25

20,16

1

-

Khơng

78

84,78

99

79,84


1,4

0,35

Khơng

23

18,55

33

35,87

1

-



101

81,45

59

64,13

3,67


<0,01

Yếu tố liên quan tới
CLCS của người bệnh

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

p

35


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nhóm bệnh nhân có dịch cổ trướng, có đầy bụng và
có vàng da vàng mắt lần lượt có nguy cơ có CLCS ở mức
trung bình cao gấp 2,36 lần, 2,4 lần và 3,67 lần so với

nhóm bệnh nhân khơng có những triệu chứng này. Những
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 5. Sự khác biệt về điểm trung bình CLCS và mức độ xơ gan (theo Child-Pugh)
Đánh giá CLCS

Mức độ A

Mức độ B


Mức độ C

p

Triệu chứng vùng ổ bụng

14,22±2,92

14,08 ± 3,17

12,98 ± 2,74

0,01

Sự mệt mỏi

23,71 ± 3,78

23,74 ± 3,27

22,86 ± 3,04

0,25

Các triệu trứng toàn thân

24,91 ± 3,46

24,23 ± 3,82


22,71 ± 3,64

<0,01

Hoạt động sống

14,92 ± 2,62

14,77 ± 4,43

14,24 ± 2,05

0,14

Cảm xúc, tình cảm

38,12 ± 5,50

38,51 ± 5,40

36,87 ± 4,32

0,07

Lo lắng

27,72 ± 2,83

26,92 ± 2,90


26,45 ± 2,75

0,10

Tổng điểm CLCS

143,65±15,77

142,28±13,47

136,14±12,96

<0,01

Điểm trung bình

4,95

4,9

4,68

<0,01

CLCS của bệnh nhân xơ gan mức độ C theo thang điểm Child-Pugh là thấp nhất. Khác biệt về điểm CLCS giữa
các mức độ xơ gan có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Bảng 6. Một số đặc điểm CLS liên quan đến CLCS
CLCS
Đặc điểm


Hồng cầu

Hemoglobin

Bạch càu

Tiểu cầu

Albulmin

AST

36

CLCS tốt

CLCS trung bình

OR
hiệu
chỉnh

P

Sl

%

Sl


%

Bình thường

22

40

34

21,12

1

Giảm

33

60

127

78,88

2,49

Bình thường

29


52,73

55

34,16

1

Giảm (85 – 120)

26

47,27

106

65,84

0,40

Bình thường

36

65,45

97

60,25


1

Tăng ( > 10,5)

13

23,64

24

14,91

1,45

0,33

Giảm (< 4,5)

6

10,91

40

24,84

3,61

0,05


Bình thường

40

72,73

109

67,7

1

Giảm

15

27,27

52

32,3

1,27

Bình thường

18

32,73


24

14,91

1

Giảm (< 34 g/L)

37

67,27

137

85,09

2,78

Bình thường

49

89,09

141

87,58

1


Tăng ( > 37)

6

10,91

20

12,42

1,15

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

<0,01
0,01
-

0,48
<0,01
0,76


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ALT
Tỷ lệ prothrombin
Bilirubin

Bình thường

45

81,82

104

64,6

1

Tăng

10

18,18

57


35,40

0,40

Bình thường

11

20

72

44,72

1

Giảm trung bình

44

40

89

55,28

3,23

Bình thường (< 35)


22

40

57

35,4

1

Tăng (≥35)

33

60

104

64,6

0,83

Những bệnh nhân xơ gan có giảm hồng cầu, bạch
cầu, albumin, hoặc giảm thời gian đơng máu ở mức trung
bình có nguy cơ có CLCS kém hơn (CLCS mức trung
bình) cao hơn so với những bệnh nhân có các chỉ số này
bình thường. Ngược lại, nguy cơ có CLCS mức trung bình
ở bệnh nhân giảm hemoglobin hoặc tăng ALT chỉ bằng
40% so với nhóm có Hemoglobin hoặc ALT ở mức bình

thường. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
IV. BÀN LUẬN
Theo phân loại Chil-Pugh, người bệnh xơ gan trải
qua 2 giai đoạn xơ gan còn bù (Child A và B) và xơ gan
mất bù (Child C). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy đa số người bệnh trong nghiên cứu thuộc nhóm B và
nhóm C. Các triệu chứng LS như mệt mỏi, chán ăn, giảm
cân trong 6 tháng gần nhất là phổ biến. Ngồi ra các dấu
hiệu khác như ăn ít, khơng ngon miệng, thay đổi chế độ
ăn, sợ đồ dầu mỡ hay nôn và buồn nôn cũng thường gặp.
Mặc dù, theo y văn, triệu chứng LS ở bệnh nhân xơ gan là
không đặc hiệu, nhiều tác giả đã chứng minh những triệu
chứng này có tác động đáng kể tới CLCS ở bệnh nhân.
Theo Marzieh Pazokian và cộng sự, bệnh nhân xơ gan
thường có CLCS thấp, và có nhiều nguy cơ tử vong [2].
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân xơ gan có
các triệu chứng như dịch cổ trướng, vàng da vàng mắt,
đầy bụng thì có nhiều nguy cơ có CLCS thấp hơn. Đây là
những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, đời
sống, tác động tới các khía cạnh CLCS của người bệnh.
Mặt khác, chúng cũng biểu hiện một tình trạng bệnh tương
đối nặng. Do vậy, CLCS không tốt ở những người có các
dấu hiệu này có thể được giải thích. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Janani K [3], và một số tác giả khác
[4-6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CLCS
của bệnh nhân cũng có khác biệt theo giai đoạn bệnh (theo
Child-Pugh). CLCS của bệnh nhân xơ gan mất bù ở mức
độ Child-Pugh C là thấp nhất. Kết quả này tương đồng với
nhiều nghiên cứu trước đó của Mohamed Alaa Eldin [7],
Ru Gao [8], và Sobhonslidsuk [9].


0,02
<0,01
0,37

So với biểu hiện LS, các chỉ số CLS thể hiện khá
nhiều liên quan đến CLCS. Kết quả trong bảng 6 cho thấy:
nguy cơ có CLCS ở mức trung bình của người bệnh có
hồng cầu giảm thì cao gấp 2,49 lần so với người có hồng
cầu bình thường (OR = 2,49); nguy cơ này ở người bệnh
giảm albumin, giảm thời gian máu đông cao gấp 2,78 và
3,23 lần so với người có albumin bình thường (OR =2,78),
và thời gian máu đơng bình thường (OR =3,23). Kết quả
này cũng phù hợp với báo cáo của nhiều tác giả trên thế
giới [5] [6] [9]. Với kết quả này chúng tơi cho rằng người
điều dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân, không nên chỉ chú ý
đến các triệu chứng LS mà còn phải chú ý theo dõi các xét
nghiệm CLS, trong đó đặc biệt chú ý đến số lượng hồng
cầu, albumin và thời gian đông máu.
Để nâng cao CLCS cho người bệnh xơ gan, nhiều
nghiên cứu chỉ ra tác động vào giáo dục sức khỏe và tự
chăm sóc bản thân cho người bệnh xơ gan có ý nghĩa rất
lớn. Tác giả Zandi và đồng nghiệp chỉ ra chương trình giáo
dục và tự chăm sóc cho người bệnh xơ gan có hiệu quả tích
cực đến người bệnh và nâng cao điểm CLCS. Nhân viên y
tế cần tư vấn để người bệnh tuân thủ điều trị và theo dõi các
triệu chứng LS. Bệnh nhân xơ gan cần được tham gia các
chương trình giáo dục và tự chăm sóc bản thân lâu dài chú
ý chế độ ăn và các biến chứng của bệnh [10], trong đó chú
ý sử dụng thang điểm CLDQ để đánh giá CLCS, đặc biệt là

sự lo lắng và cảm xúc của người bệnh giúp người bệnh có
kiến thức để tự cải thiện CLCS [10].
KẾT LUẬN:
Đa số người bệnh thuộc nhóm B và nhóm C tương
ứng là 43,98% và 37,50% theo thang điểm Child- Pugh.
Các triệu chứng giảm cân, mệt mỏi, và rối loạn liên quan
tới tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, thay đổi chế độ ăn,…
thường gặp ở bệnh nhân xơ gan. Các chỉ số huyết học ở
bệnh nhân giảm rõ rệt cả khi ra viện.
Đa phần người bệnh có CLCS ở mức trung bình.
CLCS của bệnh nhân xơ gan có liên quan tới các triệu
chứng LS dịch cổ trướng, vàng da vàng mắt, đầy bụng,
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

37


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

mức độ bệnh xơ gan và các triệu chứng CLS như giảm
số lượng hồng cầu; giảm albumin, và giảm thời gian máu
đơng prothrombin.
KHUYẾN NGHỊ:

2020

Trong q trình chăm sóc bệnh nhân xơ gan, người
điều dưỡng cần chú ý không chỉ các biểu hiện LS, đặc biệt
cần quan tâm tới các biểu hiện CLS, việc theo dõi và cải

thiện các triệu chứng này giúp nâng cao CLCS và hiệu
quả điều trị cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. A. Dan, J. B. Kallman, A. Wheeler và các cộng sự. (2007), “Health-related quality of life in patients with
non-alcoholic fatty liver disease”, Aliment Pharmacol Ther, 26(6), p. 815-20.
2. Maryam Esmaeili Marzieh Pazokian (2019 Dec), “Quality of life in Patients With Liver Cirrhosis: A Systematic
Review”, Hosp Pract Res., 4(4) 111 - 116.
3. Mayank Jain K Janani, Joy Vargese (2018 Dec), “Health-related quality of life in liver cirrhosis patients using
SF-36 and CLDQ questionnaires”, Clinical and Experimental Hepatology, 4(4): 232–239.
4. Chatchawan Silpakit Abhasnee Sobhonslidsuk, Ronnachai Kongsakon (2006 December 28), “Factors
influencing health-related quality of life in chronic liver disease”, World Journal of Gastroenterology 12(48):
7786-7791.
5. Pentassuglio I Nardelli S1 (2013 Jun 28), “Depression, anxiety and alexithymia symptoms are major
determinants of health related quality of life (HRQoL) in cirrhotic patients.”, Metab Brain Dis.
6. Dutta D Ray I, Basu P, de BK (2010), “ Quality of life assessment of patients with chronic liver disease in
eastern India using a Bengali translation chronic liver disease questionnaire”, Indian J Gastroenterol 29: 187-195.
7. Goran Trajkovi Draija Kisic, Tamara Milovanovic (2010), “Valiadation of the chronic liver disease questionaire
in Serbian”, World Jounrnal of Gastroenterology.
8. Feng Gao Ru Gao, Guang Li, and Jian Yu Hao (2012), “Health-Related Quality of Life in Chinese Patients
with Chronic Liver Disease”, Gastroenterology Research and Practice, Volume 2012, Article ID 516140, 7 pages.
9. Silpakit C Sobhonslidsuk A, Kongsakon R, Satitpornkul P, Sripetch C. (2004), “Chronic liver disease
questionnaire: translation and validation in Thais.”, World JGastroenterol. Jul 1;10(13):1954-7.
10.Adib-Hajbagheri M Zandi M, Memarian R,Nejhad AK, Alavian SM. (2005 May 18), “Effects of aself-care
program on quality of life of cirrhotic patients referring to Tehran Hepatitis Center”, Health Qual Life Outcomes.

38

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn




×