Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giao an lop 5Tuan 20Uyen Vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.2 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Buổi sáng T1 T2. TUẦN 20 Thứ hai ngày 13 tháng 01 năm 2014 CHÀO CỜ TUẦN 20 TẬP ĐỌC THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ. TIẾT: 20 TIẾT: 39. Sgk/15 TGDK/40’ A. Mục tiêu. - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật. - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. Đồ dùng dạy học :Tranh trong SGK; bảng phụ viết đạn văn hướng dẫn HS luyện đọc. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1: KTBC : Người công dân số một. II.Hoạt động 2: Bài mới : Thái sư Trần Thủ độ. 1. Hoạt động 2.1 : Luyện đọc - Một HS đọc cả bài. - GV chia đoạn : 3 đoạn Đ1 : từ đầu….. tha cho. Đ2 : Tiếp ……lụa thưởng cho. Đ3 : Phần còn lại. - Lượt 1: HS đọc nối tiếp, GV rút từ khó: Thái sư, kiệu, quân kiệu. + GV rút câu dài : Trần Thủ Độ……quan, nhưng không vì thế/mà…………phép nước + HS đọc chú giải 26/SGK - Lượt 2 :HS đọc nối tiếp, GV rút từ mới: Phép nước, chuyên quyền, thềm cấm… - Lượt 3 :HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài - GV đọc mẫu. 2. Hoạt động 2. 2 :Tìm hiểu bài. - Đ 1: HS đọc thầm đoạn văn trả lời câu hói 1 SGK : (Trần thủ độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.) GV bổ sung : cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước. - Đ 2. HS trả lời câu 2 SGK : ( không những trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.) - Đ3 :câu 3 : Trần Thủ Độ nhận lỗi , xin vua ban thưỏng cho viên quan dám nói thẳng . C 4 : Trần Thủ Độ cư sử nghiêm minh , không vì tình riêng , nghiêm khắc với bản thân luôn đề cao phép nước. GVKL: Trần Thủ Độ là một người nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phépnước. - Hai HS nối tiếp đọc toàn truyện . 3. Hoạt động 2.3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - Gọi 3 hs đọc nối tiếp toàn bài + GV sửa cách đọc lời nhân vật : Trần Thủ Độ giọng kiên quyết, nhẹ nhàng, trầm ấm, Giọng viên tha thiết, giọng vua rõ ràng khúc chiết. - Rút đoạn 3 đọc diễn cảm : Nhóm 3 phân vai+nh.xét+tuyên dương. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : H- Bài văn ca ngợi đức tính gì của Trần Thủ Độ ? - Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem trước phần sau - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> T3. TOÁN LUYỆN TẬP. TIẾT: 96. Sgk/99 TGDK/40’ A.Mục tiêu : Giúp HS : - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. - Bài 1 (b, c), bài 2, bài 3 (a) B. Đồ dùng dạy học : C. các hoạt động dạy học : I.Hoạt động 1: KTBC : Chu vi hình tròn - HS nhắc lại công thức tính Chu vi hình tròn. - Một HS làm lại bài tập 1a; 3/ SGK.-98 II.Hoạt động 2: Bài mới : LUYỆN TẬP (HDHS làm các bài tập cá nhân) Bài 1 : Biết tính chu vi hình tròn, theo bán kính của hình tròn Hình tròn Bán kính Chu vi. 1 18 cm 113,04 cm2. 2 40,4 dm 40,4 x 2 x 3,14 =253,712 dm2. 3 1,5 m 1,5 x 2 x 3,14 = 9,42 m2. Bài 2 : Biết tính bán kính, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. a/ d = C : 3,14 = 3,14 : 3,14 = 1 (m) b/ r = C : 3,14 : 2 = 188,4 : 3,14 : 2 = 30 (cm) Bài 3 :Biết tính chu vi hình tròn theo đường kính - Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.(Câu b còn tg cho hsg giải). Hướng dẫn HS nhận thấy : + Bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi quãng đưòng dài bằng bấy lần chu vi của bánh xe. a/ Chu vi của bánh xe đó là: 0,8 x 3,14 = 2,512 (m) b/10 vòng ô tô đi được số m: 10 x 2,512 = 25,12 (m) (Còn tg cho hs G-K thực hiện) 200 vòng ô tô đi được số mét là : 200 x 2,512 = 502,4 (m) 1000 vòng ô tô đi được số mét là: 1000 x 2,512 = 2512 (m) Đáp số: a/ 2,512 m; b/ 25,12 m; 502,4 m; 2512 m III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - Vài HS nhắc lại công thức tính chu vi hình tròn. - Dặn HS về xem bài & GV nhận xét tiết học . D. Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………………………… T4 LỊCH SỬ TIẾT:20.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945- 1954) Sgk/40 TGDK/35’ A. Mục tiêu : - Biết sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ "giặc": "giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm". - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Đồ dùng dạy học : -Phiếu học tập của HS. - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện LS tiêu biểu đã học). C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ . II. Hoạt động 2:Bài mới : Ôn tập (1945 – 1954 ) 1. Hoạt động 2.1 : Làm việc theo nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK. - Các nhóm làm việc + trình bày kết quả thảo luận , các nhóm khác bổ sung. * GVKL:Cuối 1945-1946 đẩy lùi giặc đói, giặc dốt. 20/12/1946 Trung ương Đảng + Chính phủ phát đ ộng toàn quốc kháng chiến.20/12/1946-02/1947 Cả nước đồng loạt kháng chiến tiêu biểu là cuộc chiến của ND Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho TQ quyết sinh”. Thu Đông 1947: CDViệt Bắc – “ Mồ chôn giặc Pháp”.Thu- Đông 1950 chiến dịch Biên giới; 16-18/9/1950 Trận Đông Khê. Gương chiến đấu anh dũng của anh La Văn Cầu.Sau chiến dịch Biên Giới tập trung XD hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu. Thàng/1951 Đại hội toàn quốc lần 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.Khai mạc Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu 7 anh hùng tiêu biểu. 30/03/1954-07/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. 2. Hoạt động 2.2 : Làm việc cả lớp. - Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “ Tìm địa chỉ đỏ”. - Cách thực hiện : GV dùng bảng phụ có đề sẵn địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện , nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. H. Bác Hồ trực tiếp chỉ huy chiến dịch nào? Ai lấy thân chèn pháo ? La Văn Cầu chiến đấu anh dũng… - GV tổng kết nội dung bài học. III.Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò : - Kể tên vài sự kiện lịch sử từ 1945- 1954. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với Cách Mạng nước ta ? - Dặn HS chuẩn bị bài sau - GV nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung : …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. Buổi chiều.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> T1. ĐẠO ĐỨC EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 2). TIẾT: 20. Sgk/28 TGDK/35’ A. Mục tiêu : 1. Mục tiêu chính: - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia XD quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần XD quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. * BVMT:GDHS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương. * TT-HCM: Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ. 2.Các KNS : - Kĩ năng xác định giá trị yêu quê hương - Kĩ năng tư duy phê phán ; - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin B.Đồ dùng dạy học : C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động 1 : KTBC : Em yêu quê hương (Tiết 1). II. Hoạt động 2: Bài mới : Em yêu quê hương.(Tiết 2) 1. Hoạt động 2.1 : Bài tập 4 SGK. * Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương. - KNS: Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương) * PP-KTDH: Quan sát + Thảo luận nhóm - Gv hướng dẫn các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh . HS cả lớp xem tranh và trao đổi bình luận. GV nhận xét về tranh ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương. 2. Hoạt động 2.2 : Bày tỏ thái độ ( bài tập 2/SGK.) * MT: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với 1 số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương - KNS: Kĩ năng tư duy biết phê phán, đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương.*PP-KTDH:Cá nhân + Động não - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT2 SGK. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy định. HS giải thích lí do và nhận xét bổ sung.  GVKL: Tán thành với những ý kiến a; d. không tán thành với những ý kiến b; c; * TT-HCM: Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ. 3. Hoạt động 2.3 : Xử lí tình huống ( Bài tập 3 SGK ). * MT: Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần XD quê hương. - KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương. * PP-KTDH: Xử lí các tình hụống ở BT3.- Các nhóm báo cáo kết quả.  Kết luận: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình ; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,…Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - GD ý thức BVMT ở quê hương để môi trường quê hương ngày càng trong sạch, - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết sau. GV nhận xét tiết học D. Phần bổ sung:.......................................................................................................................... T2 TOÁN(BS).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ÔN TẬP CHUNG TGDK:40’ A.Mục tiêu: - Củng cố công thức tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. B. Các hoạt động dạy học I. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: - Gọi HS nêu công thức tính chu vi hình tròn tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. II. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính và bán kính: Đường kính d Chu vi Bán kính r Chu vi 0,6 cm 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm) 6,5 dm 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm) 2,5 dm 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm) 2,75 cm 2,75 x 2 x 3,14 =17,27 (cm) 4/5 m = 0,8 m 0,8 x 3,14 = 2,512 (m) ½ m = 0,5m ½ x 3,14 x 2 = 3,14 (m) Bài 2: một hình tròn có chu vi là 40,82 cm. Tính bán kính của hình tròn đó? Giải: Bán kính hình tròn đó là: 40,82 : (2 x 3,14) = 6,5 (m) Bài 3: Trong các số liên tiếp từ 328 đến 3146 có bao nhiêu số chẵn? Bao nhiêu số lẻ? Trong các số trên có bao nhiêu số có chữ số cuối cùng bằng 5? Giải: Hiệu của 3146 và 328 là 3146 – 328 = 2818 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. các số từ 328 đến 3146 có tất cả là: 2818 : 1 + 1 = 2819 (số) Vì các số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số chẵn nên số chữn hơn số lẻ là 1 số Các số lẻ là: (2819 – 1) : 2 = 1409 (số) Các số chẵn là 1409 + 1 = 1410 (số). Số đầu tiên trong dãy có chữ số 5 cuối cùng (Hàng đơn vị) là số 335. và số cuối cùng trong dẫy có chữ số 5 cuối là số 3145. Hiệu của 3145 – 335 = 2810 Hai số có chữ số 5 hơn kém nhau 10 đơn vị. Vậy các số hạng có chữ số cuối bằng 5 là : 2810 : 10 + 1 = 282 (số) Đáp số : Số chẵn : 1410 số ; số lẻ : 1409 số ; 282 số có số 5 cuối cùng T3. THỂ DỤC TUNG VÀ BẮT BÓNG TRÒ CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU”. TIẾT:39. TGDK/35’ A. Mục tiêu : - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “bóng chuyền sáu” B.Địa điểm, phương tiện : Sân trường, Bóng + dây nhảy C. Nội dung và phương pháp lên lớp : 1. Phần mở đầu :GV nhận lớp phổ biến yêu cầu nhiệm vụ. - HS chạy chậm trên địa hình hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Xoay các klhớp cổ tay, cổ chân. - Trò chơi khởi động..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Phần cơ bản : - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng một tay, bắt bóng bằng hai tay. - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Làm quen với trò chơi “ Bóng chuyền sáu”. 3. Phần kết thúc :- Đi thường, vừa đi vừa hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - Dặn HS về nhà ôn lại đi đều . D. Phần bổ sung : ………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………..... Thứ ba ngày 14 tháng 01 năm 2014 T1 MĨ THUẬT TIẾT:20 VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU Sgk/63 TGDK: 35’ A.Mục tiêu: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. - Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu * HĐNGLL: HĐ riêng giữa tiết: Chơi trò chơi “Ai hơn ai” B.Đồ dung dạy học: C.Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động 1: KTBC :Vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. II. Hoạt động 2: Bài mới : Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. 1. Hoạt động 2.1 :Quan sát nhận xét - GV bày mẫu để HS lựa chọn vật mẫu, cách đặt mẫu vẽ rồi hướng dẫn HS quan sát nhận xét về + Tỉ lệ chung của mẫu. + Vị trí của các vật mẫu. + Hình dáng, màu sắc, đặc điểm,… của lọ và quả. + So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu. + Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu.. 2. Hoạt động 2.2 : cách vẽ GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, nhắc HS nhớ lại cách vẽ theo mẫu . GV cho HS xem một số bài vẽ mẫu để HS tham khoả cách vẽ hình , cách vẽ đậm nhạt. 3. Hoạt động 2.3: Chơi trò chơi “Ai hơn ai” (10 phút) B 1: Chuẩn bị - Chọn 2 đội ( một đội Nam, một đội Nữ, mỗi đội gồm 5 bạn) - Nêu yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, hoàn thành một bài vẽ gồm 3 vật mẫu khác nhau (vẽ màu hoặc vẽ chì đen tuỳ thích) - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được vẽ nhiều nhất khoảng 30 giây sau đó thay bạn khác, cứ lần lượt từng bạn lên vẽ B 2: Thực hiện, HS còn lại cổ vũ B 3: HS chọn bài vẽ mình thích và nêu lí do. - GV chốt lại. Tuyên dương.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Hoạt động 2.4 : Thực hành. Nhận xét đánh giá. - Cho HS vẽ cá nhân . GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét đánh giá về : + Bố cục. + cách vẽ hình + Đậm nhạt,… HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng . - GV tổng kết. III.Hoạt động 3 : Củng cố dăn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài sau. GV nhận xét chung tiết học. D.Phần bổ sung : …………………………………………………………………………..... …………………………………………………………………………………………………… T2. TẬP ĐỌC NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG. TIẾT:35. Sgk/20 TGDK/40’ A. Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. - Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1,2). * HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (câu hỏi 3). B.Đồ dùng dạy học :- Tranh trong SGK; bảng phụ viết đạn văn hướng dẫn HS luyện đọc. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1: KTBC : Thái sư Trần Thủ Độ. II.Hoạt động 2: Bài mới : Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 1. Hoạt động 2.1 : Luyện đọc . - Một HS đọc diễn cảm toàn bài. - GV chia đoạn Có thể chia bài làm 5 đoạn nhỏ , xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. L1- 5hs đọc nối tiếp + gv sửa từ hs đọc sai : gửi, hòm, tín nhiệm + Gọi hs đọc chú giải sgk/20 L2- Nối tiếp + Gv giải thích : Tư sản, 64 lạng vàng,10 vạn dồng Đông Dương… L3- HS luyện đọc theo cặp. + Một HS đọc toàn bài + Gv đọc. 2. Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu bài . Câu 1 : Trước cách mạng , năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. - Khi Cách mạng thành công năm 1945, trong tuần lễ vàng ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng; góp vào quỹ độc lập trung ương 10 vạn đồng Đông Dương - Trong kháng chiến chống TDP: gđ ông ủng hộ cán bộ , bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc - Sau khi hoà bình lập lại , ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước. Câu 2 : cviệc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa , sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn góp sức lực của mình vào sự nghiệp chung. Câu 3 :Ngưòi CD phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * GVKL : Yêu nước thể hiện qua nhiều việc làm khác nhau cống hiến sức lực, vận mệnh cũng có thể ủng hộ bằng tài chính như như nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. 3.Hoạt động 2.3 : Luyện đọc diễn cảm. - GVHD hs cách đọc toàn bài vớigiọng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của CM. - GV mời 5 HS đọc nối tiếp bài + Đọc diễn cảm đ2 + nhấn giọng các từ :Nhiệt thành, trợ giúp, 3 vạn đồng, xúc động, sửng sốt, 24 đống,64 lạng vàng, lớn hơn nhiều, 10 vạn đồng + Thi nhóm +n.xét và tuyên dương. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : H- Nêu nội dung bài nói gì ? (Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng) - Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem trước phần sau. Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………….. T3. TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN. TIẾT: 97. Sgk/99 TGDK/40’ A. Mục tiêu : Biết qui tắc tính diện tích hình tròn. - Bài 1 (a,b), bài 2 (a, b), bài 3 . B. Đồ dùng dạy học :- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Luyện tập. HS làm bài 1a; 3a- SGK/ 99. II.Hoạt động 2: Bài mới : Diện tích hình tròn : * Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn : GV đính mô hình tròn lên bảng và gọi hs xác định chu vi hình tròn .=>GVKL: chỉ tay xq hình tròn đây là chu vi hình tròn. Toàn bộ phần trên mặt hình tròn ta gọi diện tích hình tròn. <=>GVKL: Để tính S hình tròn các nhà toán học đã nghiên cứu và tìm ra cách tính diện tích qua quy tắc : Muốn tính Sht ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14. => Cho hs tự rút công thức : S= r x r x 3,14 (Trong đó S là diện tích; r là bán kính) - GV giới thiệu các công thức tính diện tích hình tròn như trong SGK (Tính thông qua r) =>HS vận dụng các công thức tính thông qua vd1: r= 5 cm thì diện tích là 5 x 5 x 3,14 = 78,5 cm2. III.Hoạt động 3 : Thực hành Bài 1:Biết qui tắc tính diện tích hình tròn qua bán kính. Hình tròn Bán kính Diện tích. 1 2 2,3 cm 0,2dm 2,3 x 2,3 x 4,14 = 16,6106 cm2 0,2 x 0,2 x 3,14 = 0,1256 dm2 Bài 2 :Biết qui tắc tính diện tích hình tròn qua đường kính phải tìm bán kính r=d:2. Hình tròn 1 2 Đường kính 8,2 cm => r= 8,2 : 2 = 4,1 cm 18,6 cm => r = 18,6 : 2 = 9,3 dm 2 Diện tích 4,1 x 4,1 x 3,14 = 52,7834 cm 9,3 x 9,3 x 3,14 = 0,1256 dm2. Bài 3 :Biết qui tắc tính diện tích hình tròn qua đường kính. Diện tích của sàn diễn là: 6,5 x 6,5 x 3,14 = 132,665 m2 Đáp số : 132,665 m2 IV.Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò : - Nêu công thức tính diện tích hình tròn. GV nhận xét tiết học . D. Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………… T4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT: 39.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN Sgk/18 TGDK/40’ A. Mục tiêu : - Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4). - HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác. * TT.HCM: GD làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. B. Đồ dùng dạy học : C.Các hoạt động dạy học : I.Hoạt động 1 : KTBC : II.Hoạt động 2: Bài mới : Mở rộng vốn từ : Công dân. Bài 1 : MT: Hiểu nghĩa của từ công dân - HS đọc yêu cầu bài tập , Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS trao đổi cùng bạn. HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét. Dòng b: GVKL: Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. Bài 2 : MT: Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu - HS đọc yêu cầu bài tập. Tìm hiểu một số từ các em chưa rõ.  GVKL: + Công là : “của nhà nước, của chung” ví dụ : công dân, công cộng, công chúng. + Công là : “không thiên vị” ví dụ : công bằng, công lí, công tâm. + Công là : “thợ, khéo tay” ví dụ : công nhân, công nghiệp. Bài 3: Nắm được 1 số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ HS chưa hiểu, sau khi hiểu các từ HS phát biểu.  GV kết luận :+ Những từ đồng nghiã với công dân : nhân dân, dân chúng, dân. + Những từ không đồng nghĩa với công dân : đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. Bài 4: Nắm được 1 số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh - HS đọc yêu cầu bài tập. GV ghi bảng đã viết lời nhân vật Thành. - Lưu ý HS : Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từ đồng nghĩa với nó , rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không. - HS trao đổi cặp làm bài ..+ HS phát biểu ý kiến GV KL: Trong câu đã nêu không thể thay thế từ đồng nghĩa cho từ công dân vì từ Công có hàm ý “ người dân một nước độc lập” khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại vời ý của từ nô lệ. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - GDĐĐHCM: Lúc sinh thời Bác Hồ là người luôn gương mẫu và có ý thức thể hiện người công dân có trách nhiệm với vận mệnh đất nước. Là HS các em học theo đức tính quý báu của Bác. - Dặn HS ghi nhớ những từ gắn với chủ điểm. - GV nhận xét tiết học .khen những HS làm việc tốt. D.Phần bổ sung : …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………. T5. KHOA HỌC. TIẾT: 39.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tt) Sgk/78 TGDK/40’ A.Mục tiêu : 1. Mục tiêu chính: Sau bài học HS biết : - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. 2/ Các KNS:- Kĩ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm. - Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi) *Chú ý: Trò chơi bức thư bí mật. B.Đồ dùng dạy học :- Một ít đường, li, cốc, thìa. C.Các hoạt động dạy học. I.Hoạt động 1 : KTBC : Dung dịch II. Hoạt động 2: Bài mới : Sự biến đổi hóa học (TT) 1. Hoạt động 2.1 : Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. * Mục tiêu : Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt - KNS: Kĩ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm. * PP-KTDH: Trò chơi + Quan sát và trao đổi nhóm 4 - HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biết đổi hoá học như dùng dấm viết lên giấy trắng . Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở SGK/80. Từng nhóm giới thiêu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm . - Hơ thư trên ngọn lửa thì giấm viết khô và dòng chữ hiện lên. H/ ĐK gì làm dấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học? (Là do nhiệt từ ngọn nến cháy) H/ Sự biên đổi hóa học xảy ra khi nào? GV kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác động của nhiệt. 2.Hoạt động 2.2 : Vai trò của ánh sáng trong sự biến đổi hóa học. * Mục tiêu : HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. - KNS: Ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra khi làm thí nghiệm * PP-KTSH : Thực hành xử lí thông tin trong SGK và nhóm 4 - Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành SGK/ 80,81. - Làm việc cả lớp. Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.  Rút phần nội dung chính sgk/80, 81. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - HS đọc nội dung bạn cần biết; - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Gv nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung : ...…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 15 tháng 01 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> (Giáo viên dạy thay) T1. Thứ năm ngày 16 tháng 01 năm 2014 LUYỆN TỪ VÀ CÂU NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ. TIẾT : 40. Sgk/21 TGDK/40’ A. Mục tiêu : - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). * HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2. B. Đồ dùng dạy học : C.Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1: KTBC : Mở rộng vón từ : Công dân. HS làm các BT 2, 4 . II. Hoạt động: Bài mới : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ . * Phần nhận xét: MT: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Bài 1 : Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép - Một HS đọc yêu cầu của BT . Cả lớp theo dõi trong SGK.  GV chốt lại ý đúng. Đoạn văn có 3 câu (1)- Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình /thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. (Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng QHT thì, vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy (4)- Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (Vế 1 và v2 nối với nhau bằng cặp QHT tuy…nhưng) (7)- Lê Nin không tiện từ chối, /đồng chí cám ơn I-va-nốp và ngồi vào chỗ cắt tóc. ( Vế 1 và 2 nối trực tiếp giữa hai vế câu có dấu phẩy ). * Phần ghi nhớ : Hai HS đọc trong SGK. III. Hoạt động 3 :Thực hành Bài 1 : Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép . + HS gạch dưới các câu ghép tìm được trong VBT. + Phân tách các vế câu bằng gạch chéo , khoanh tròn cặp QHT. Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu // thì nhất định các cô, các chú thành công. Bài 2 : Biết giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn - GV hỏi : Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là hai câu nào ? - GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập : + Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép. + Giải thích tại sao tác giả lại có thể lược bớt những từ đó. - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.  GVKL: Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đưòng. Còn Thái Hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá. - Tác giả lược bớt những từ trên để câu văn gọn , thoáng , tránh lặp. - Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng. Bài 3 : Biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép - HS các em xác định mối QHT giữa hai vế câu ( là QHT tương phản hoặc lựa chọn). - Từ đó tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống. a/ Tấm hiền lành, chăm chỉ còn Cám thì lười biếng, độc ác..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> b/ Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. c/ Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình ? - Mình đến nhà bạn hoặc bạn đến nhà mình? IV.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò : - HS đọc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học . Dặn HS ghi nhớ liến thức D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. T3. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG. TIẾT : 99. Sgk/100 TGDK/40’ A.Mục tiêu : - Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn. - Bài 1, bài 2, bài 3 B.Đồ dùng dạy học : C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Luyện tập. - HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn II. Hoạt động 2: Bài mới : .Luyện tập chung. Thực hành Bài1 : Củng cố cách tính chu vi hình tròn Nhận xét : Độ dài của sợi dây chính là tổng chu vi của các hình tròn có đường kính là 9cm. Bài giải : Nhìn vào hình vẽ ta thấy có hai hình tròn có đường kính là 9 cm. Chu vi cuả hình tròn thứ nhất là :9 x 3,14 = 28,26 (cm). Chu vi cuả hình tròn thứ hailà :9 x 3,14 = 28,26 (cm). Tổng độ dài của sợi dây là :28,26 + 28,26 = 56,52 (cm). Đáp số : 56,52 (cm). Bài 2 : Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn. - GV yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách tính theo các bước : Bài giải Bán kính của hình tròn lớn là :40,82 : 3,14 : 2 = 6,5 (m). Bán kính của đường tròn lớn dài hơn bán kính của đường tròn nhỏ là : 6,5 – 5 = 1,5 (m). Đáp số : 1,5 m. Bài 3/SGK : Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ. kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình tròn và hình chữ nhật có chiều rộng là 10 cm và chiều dài là đường kính của hình tròn. Diện tích hai nửa hình tròn là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2) Chiều dài hình chữ nhật là: 7 x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là:14 x 10 = 140 (cm2) Diện tích hình đã cho là : 153,86 + 140 = 293,86 (cm2) Đáp số: 293,86 cm2 III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - Gọi HS nêu công thức tính diện tích hình thang . - GV nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung : ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………… T4 KHOA HỌC TIẾT:40.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> NĂNG LƯỢNG Sgk/83 TGDK/35’ A. Mục tiêu : - Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ. * GDHS ý thức BVMT.Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên B. Đồ dùng dạy học : Nến, diêm; ô tô đồ chơi chạy pin. C. Các hoạt động dạy học. I. Hoạt động 1: KTBC : Sự biến đổi hoá học (TT). - Thế nào là sự biến đổi hoá học, lí học ? - Nêu vai trò của ánh sáng đồi với sự biến đổi hoá học. II. Hoạt động 2: Bài mới : .Năng lượng. 1.Hoạt động 2.1 : Thí nghiệm. * Mục tiêu:Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng * PP-KTDH : Thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,… nhờ được cung cấp năng lượng. - GV cho HS làm việc theo nhóm như trong SGK. Nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. * GV đưa ra nhận xét như SGK + kết luận : + Khi dùng tay nhấc cặp sách , năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. + Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng . nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. +Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng , còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng.  Tóm lại : Các vật muốn biến đổi thì cần phải cung cấp năng lượng. 2. Hoạt động 2.2 : Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật và phương tiện. * Mục tiêu : HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. * PP-KTDH : Quan sát và thảo luận . - HS tự đọc mục bạn cần biết SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ minh họa 3; 4; 5/83 và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người , động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc . H/ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải làm gì? H/ Nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người lấy từ đâu?  GVKL+GDBVMT: Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn uống và hít thở. Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người lấy từ thức ăn. Cần khai thác các nguồn năng lượng hợp lí và khoa học để TNTN không bị cạn kiệt. III.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò + Liên hệ +GDBVMT: Chúng ta phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn năng lượng như : Xăng, dầu, thức ăn, củi đốt, điện… - HS đọc nội dung bạn cần biết. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. T4. KỂ CHUYỆN. TIẾT : 20.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Sgk/19 TGDK/35’ A.Mục tiêu : HS biết : - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * TT.HCM: GD ý thức chấp hành nội qui cho hs. Qua đó cho hs thấy ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là tốt. B. Đồ dùng dạy học : C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Chiềc đồng hồ. - HS kể một đoạn của câu chuyện . II. Hoạt động 2: Bài mới : Kể chuyện đã nghe, đã đọc. * Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. GV gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý : + Kể một câu chyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh . - Ba HS nối tiếp đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1 GV nhắc HS : * Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học (anh Lí Phúc Nha , Mồ côi, chú bé gác rừng) chỉ nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài . Em nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình . - Một số HS nói câu chuyện mình sẽ kể trước lớp. III. Hoạt động 3: HS thực hành kể chyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 2. HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . * GV nhắc HS cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ. - HS thi kể chuện trước lớp. Hs xung phong kể chuyện . => Cả lớp nhận xét đánh giá. * GVKL+TT.HCM: GD ý thức chấp hành nội qui cho hs. Qua đó cho hs thấy ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là tốt từ đó GDHS thực hiện ttót các nội qui theo gương Bác Hồ. IV. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc trước bài và gợi ý của tiết saun- GV nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung : ……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………. T5. ÂM NHẠC TIẾT : 20 ÔN TẬP BÀI HÁT: HÁT MỪNG - TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 5 (GV chuyên trách thực hiện) Thứ sáu ngày 17 tháng 01 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> T1. ĐỊA LÍ CHÂU Á (tt). TIẾT: 20. Sgk/105 TGDK/35’ A. Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á: + Có số dân đông nhất. + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. - Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á: + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á. * Học sinh khá, giỏi: - Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á. - Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp. - Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. * BVMT: GD ý thức BVMT khi khai thác khoáng sản tài nguyên. B. Đồ dùng dạy học :- Bản đồ các nước châu Á; Bản đồ tự nhiên châu Á; Tranh. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Châu Á. - Vài HS đọc bài học SGK. II.Hoạt động 2: Bài mới : Châu Á (TT). 1.Hoạt động 2.1 : Cư dân châu Á. - HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17.so sánh dân số châu Á với các châu lục khác. - HS đọc mục 3, đưa ra nhận xét về người dân châu Á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ dọc theo sông và đồng bằng. - HS quan sát hình 4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da , trang phục khác nhau. - GV bổ sung về sự khác nhau của màu da đó : do họ sống ở các khu vực có khí hậu khác nhau . Người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng , người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn. Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống , học tập và lao động như nhau..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>  KL+ BVMT : Do thích nghi Khí hậu, vị trí người Châu Á da vàng và sống cố định không du canh du cư. Dân cư đông nhất thế giới . Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. 2. Hoạt động 2. 2 : Hoạt động kinh tế . - Cho HS quan sát hình 5, sử dụng phần chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á. - Gv cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất : trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô…. - HS làm việc theo nhóm nhỏ với hình 5 tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét về sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á. -- HS nêu được : lúa gạo được trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; lúa mì bông ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ca- dắc-xtan; chăn nuôi ở Trung Quốc, Ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhạt Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. - GV bổ sung một số HĐSX khác+ Khi khai thác TNKS cần có kế hoạch BVMT để tài nguyên không bị cạn kiệt và phát triển sau này. * Kết luận : Nguời dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp , nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp; khai thác dầu mỏ, sx ô tô,… 3.Hoạt động 2.3 : Khu vực Đông Nam Á. - HS sử dụng hình 3 bài 17, hình 5 bài 18 . - GV xác định lại vị trí địa lí Đông Nam Á , đọc tên 11 quốc gia trong khu vực. *GV lưu ý khu vực Đông Nam Á có xích đạo chạy qua ,nêu cầu HS suy luận để nắm được đặc điểm khí hậu và loại rừng chủ yếu của Đông Nam Á (rừng rậm nhiệt đới). - GV yêu cầu HS cùng quan sát hính 3 ở bài 17 để nhận xét địa hình : núi là chủ yếu , có độ cao trung bình . - Đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê công) và ven biển. - GV yêu cầu HS liên hệ tới hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nuớc Đông Nam Á. - GV giới thiệu Xinh- ga –po là nước có kinh tế phát triển . * KL+GDBVMT : Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản nhất là dầu mỏ cần có kế hoạch BVMT để môi trường đất và không khí không bị ô nhiễm và bị khai thác cạn kiệt. III. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : - Vài HS đọc tóm tắt bài học. + GD ý thức BVMT ở những nơi hoạt động kinh tế khai thác khoáng sản, dầu mỏ và sản xuất nông nghiệp. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(17)</span> T2. TẬP LÀM VĂN LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG. TIẾT : 40. Sgk/23 TGDK/40’ A. Mục tiêu : 1.Mục tiêu chính - Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. - XD được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm). 2.Các KNS :Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin. B.Đồ dùng dạy học: C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1: KTBC : Tả người ( KT viết) II. Hoạt động 2: Bài mới : Lập chương trình hoạt động. Bài 1 : Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể - Hai HS nối tiếp đọc yêu cầu BT ( mẩu chuyện một buổi sinh hoạt ). - Cả lớp theo dõi trong SGK - GV giải nghĩa: Việc bếp núc ( việc chuẩn bị thức ăn , thức uống , bát đĩa,…..) - HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể , suy nghĩ , trả lời câu hỏi trong SGK. GV cho HS trả lần lượt từng câu hỏi : + Chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11; bày tỏ lòng biết ơn với thày cô. + GV viết lên bảng : I- Mục đích. + Cần phải chuẩn bị : Bánh quả hoa quả, chén đĩa ,… Làm báo tường. Chương trình văn nghệ . Phân công : * HS trả lời xong GV ghi bảng : II- Phân công chuẩn bị. + Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chươngtrình văn nghệ . Thu Hương dẫn chương trình , Tuấn Béo biểu diễn kịch câm , Huyền Phương kéo đàn ,… Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo. * HS trả xong GV ghi bảng : III- Chương trình cụ thể. Bài 2 : Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 - KNS: GDHS Hợp tác ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động. Các em thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm. - HS đọc yêu cầu của bài tập 2. GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập : +Bài yêu cầu mỗi em đặt mình vào vị trí của lớp trưởng Thuỷ Tinh, dựa theo yêu cầu chuyện vừa đọc, kết hợp với tưỏng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 trong câu chuyện với đủ ba phần (Mục đích – Phân công cụ thể, - Chương trình cụ thể ). - GV chia lớp thành 6 nhóm để HS làm bài .- Nhóm nào xong trước dán bảng. - Cả lớp cùng Gv nhận xét kết quả của từng nhóm. KL: Mỗi cá nhân cần có ý thức trách nhiệm với tập thể thì công việc hoàn thành tốt III. Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò : - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Gv nhận xét D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> T3. TOÁN. TIẾT : 100. GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT Sgk/101. TGDK/40’. A.Mục tiêu : - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. - Bài 1 B. Đồ dùng dạy học:Vẽ sẵn biểu đồ hình quạt vào bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Luyện tập chung. - HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn. II. Hoạt động 2: Bài mới : Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Ví dụ 1 : HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1/ SGK, nhận xét các đặc điểm như : + Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần . + Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. - GV hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ. + Biểu đồ nói về điều gì ? Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại + Tỉ số phần trăm của từng lọai là bao nhiêu ? Ví dụ 2 : Hướng dẫn HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2 : + Biểu đồ nói về điều gì ? Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi ? + Tổng số HS của toàn lớp là bao nhiêu ? Tính số Hs tham gia môn bơi ? III. Hoạt động 3 : Thực hành : Bài 1 :Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. Hướng dẫn HS tính tỉ số phần trăm của từng loại phương tiện đi lại của HS rồi điền vào chỗ trống cho thích hợp. + Số HS đi bộ 50% là : 20 HS. + Số HS đi xe đạp 25% là : 10 Hs. + Số HS đi xe máy 20% là : 8 HS. + Số HS đi xe ô tô 5% là : 2 HS.. IV. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò : H- Thế nào là biểu đồ hình quạt ? - Dăn dò. GV nhận xét tiết học . D. Phần bổ sung : ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> T3. KỸ THUẬT CHĂM SÓC GÀ. TIẾT: 20. Sgk/ 64 TGDK : 35’ A. Mục tiêu - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). * HĐNGLL: Xem một số trang bị bảo hộ lao động khi nuôi gà, chăm sóc gà, xử lí gà bị bệnh. B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1 : KTBC : Nuôi dưỡng gà - HS đọc phần ghi nhớ. II. Hoạt động 2: Bài mới : Chăm sóc gà. 1. Hoạt động 2.1 : Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc gà . - GV HDHS đọc mục 1 SGK & nêu khái niệm : Khi nuôi gà ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, tre nắng, chắn gió lùa, để giúp gà không bị rét hoặc nắng. Tất cả những công việc đó được gọi là chăm sóc gà H/ Mục đích chăm sóc gà là để làm gì ?  GVKL : Gà cần ánh sáng, nhiệt độ không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển . Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về nhiệt độ ánh sáng , không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh , mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng xuất nuôi gà. 2. Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu cách chăm sóc gà . - Hướng dẫn cho HS đọc SGK. H/ Nêu tên các công việc chăm sóc gà ? H/ Sưởi ấm cho gà. H/ Chống nóng, chống rét, chống ẩm cho gà H/ Phòng ngộ độc thức ăn cho gà .  GVKL : Gà không chịu được nóng quá, rét qua1, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, khôn gcho gà ăn những thức ăn bị ôi thiu, mốc mặn; giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi để chống dịch bệnh cho con người và gà. 3. Hoạt động 2.3 : Cách phòng ngừa và chăm sóc gà khi bị bệnh - Cho hs xem một số trang bị bảo hộ lao động khi nuôi gà, chăm sóc gà, xử lí gà bị bệnh. - GV: cho hs quan sát vật thật ( nếu có) hoặc tranh, ảnh. 4. Hoạt động 2.4 : Đánh giá kết quả học tập của HS - GV nêu câu hỏi cuối bài để HS trả lời vàa đánh giá kết quả học tập của HS. III. Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò : - Dặn HS về nhà áp dụng kiến thức đã học để chăm sóc gà. - GV nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………..... …………………………………………………………………………………............................

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Buổi chiều T1. TIẾNG VIỆT (BS) TẬP LÀM VĂN: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TGDK: 40’. A. Mục tiêu : - Xây dựng được chương trình hội thi Karaoke của lớp chào mừng ngày 9/1 ngày sinh viên Việt Nam. B. Các hoạt động dạy học : I. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - GV gọi hs nêu các bước lập chương trình hoạt động II. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. Đề: Xây dựng được chương trình hội thi Karaoke của lớp chào mừng ngày 9/1 ngày sinh viên Việt Nam - HS đọc yêu cầu của bài ra. GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập : + Bài yêu cầu mỗi em đặt mình vào vị trí của lớp trưởng, dựa theo yêu cầu bài ra, kết hợp với tưỏng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của hội thi karaoke chào mừng Ngày Sinh viên Việt Nam 09/01 với đủ ba phần (Mục đích – Phân công cụ thể, - Chương trình cụ thể ). - GV chia lớp thành 6 nhóm để HS làm bài .- Nhóm nào xong trước dán bảng. - Cả lớp cùng Gv nhận xét kết quả của từng nhóm. KL: Mỗi cá nhân cần có ý thức trách nhiệm với tập thể thì công việc hoàn thành tốt III. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò: - Yêu cầu hs tham khảo bài viết các nhóm hay. T3. TOÁN (BS) ÔN TẬP CHUNG TGDK: 40’. A. Mục tiêu: Củng cố đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. B. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - Gọi hs nêu biểu đò là gì? Thế nào là biểu đồ hình quạt?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> II. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành Bài 1-sgk/102 a/ Số học sinh thích màu xanh là: 120 x 40 : 100 = 48 (hs) b/ Só hs thích màu đỏ là: 120 x 25 : 100 = 30 (hs) c/ Số hs thích màu trắng là: 120 x 20 : 100 = 24 (hs) d/ Số hs thích màu tím là: 120 x 15 : 100 = 18 (hs) Bài 2-sgk/94 (Rèn kỹ năng tính chiều cao hinh thang) Tóm tắt bài toán và HDHS giải Độ dài đáy bé của thực ruộng hình thang: 120 x 2 : 3 = 80 (m) Chiều cao của hình thang là: 80 – 5 = 75 (m) Diện tích đám ruộng hình thang: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2) 7500m gấp 100 m2 số lần là: 7500 : 100 = 75 ( lần) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 75 x 64,5 = 4837,5(kg) Bài 3 : (HSG) Có 10 quả bóng gồm 4 loại xanh, đỏ, tím, vàng biết bóng xanh gấp 6 lần bóng vàng, bóng vàng bằng ½ bóng đỏ. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quả ? Giải : Vì bóng xanh gấp 6 lần bóng vàng nên số bóng vàng là 1 bóng (Nếu bóng vàng từ 2 bóng trở lên thì bóng xanh sẽ nhiều hơn 10 quả) Số bóng xanh là : 1 x 6 = 6 (bóng) Số bóng đỏ là : 1 x 2 = 2 ( quả bóng) Số bóng tím là : 10 – (1 + 6 + 2 ) = 1 (bóng).

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×