Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giao an ngu van 6 tuan 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 22 TIẾT 81, 82. Ngày soạn: 10.01.2014 Ngày dạy: 14.01.2014. Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ( Tạ Duy Anh) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện việc giáo dục nhân cách của câu chuyện 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp vơi miêu tả tâm lí nhân vật - Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn 3. Thái độ: - Biết trân trọng tài năng và thành công của người khác. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A2……………………………………. 2. Bài cũ : 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Tạ Duy Anh là một cay bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện gây sự chú ý của người đọc trong đó có truyện “ Bức tranh của em gái tôi” tác phẩm đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của Báo thiếu niên tiền phong. Tác giả kể một câu chuyện khá gần gủi nhưng đã gợi ra nhiều điều sâu sắc về một mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này và người khác. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TIẾT 82 I/ GIỚI THIỆU CHUNG Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những nét cơ bản nhất về 1.Tác giả: Tạ Duy Anh tác giả và tác phẩm 2. Tác phẩm: - Gv gọi hs đọc phần chú thích* Sgk a. Xuất xứ: Tác phẩm đoạt giải nhì trong ? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của Tạ Duy Anh và tác phẩm bức tranh của em gái tôi? Báo thiếu niên tiền phong. - Hstl- Gvkl vài nét cơ bản trong sgk b. Thể loại: truyện ngắn. II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 1.Đọc, tìm hiểu từ khó Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản. 2. Tìm hiểu văn bản - Gv hướng dẫn hs cách đọc- Gv đọc mẫu đoạn đầu a. Bố cục: - Gv gọi HS đọc tiếp đến hết bài b. Ptbđ: Tự sự, biểu cảm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Gv cho hs tóm tắt lại toàn bộ nội dung câu truyện ? Theo em nhân vật chính trong truyện là ai?Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? - Gv cho hs thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày - Gv cho các nhóm khác nhận xét - Gvkl lại các ý cơ bản và ghi bảng. Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính vì cả hai nhân vật đều hiển diện trong truyện. Nhưng nếu xét về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng truyện không nhằm về việc khẳng định ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của người em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự thức tỉnh của nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Như vậy nhân vật người anh được coi là trung tâm. Việc xác định nhân vật chính và nhân vật trung tâm cũng là để nhận thức đúng nội dung, chủ đề của tác phẩm. ? Theo em truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Cách kể như vậy có tác dụng gì? - Hs thảo luận, phát biểu Truyện được kể từ ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh. Cách kể này có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên. Mặt khác nhân vật người em cũng được thể hiện ra một cách nhìn và sự biến đổi thái độ của người anh để đến cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng. Cách kể từ ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình để vượt lên, do đó chủ đề tác phẩm càng có ý nghĩa về sự tự đánh giá, tự nhận thức, một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. TIẾT 83 ? Theo em diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm được tác giả miêu tả ntn? - Hs phát hiện, trình bày -> Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là một trò nghịch ngợm của trẻ em và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến mèo con đã vẽ những gì (Đặt tên cho em và theo dõi em gái chế màu vẽ) -> Khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện. Cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui sướng thì riêng người anh lại cảm thấy buồn, cậu ta thất vọng vì. c. Phân tích:. c1. Ngôi kể và vai kể - Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính. - Người anh còn là nhân vật trung tâm.. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất  Miêu Tả nhân vật một cách tự nhiên. -> Giúp nhân vật tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình.. c2/ Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh - Lúc đầu cho đó là trò nghịch ngợm của trẻ con và không cần để ý đến. - Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện thì thấy buồn và thất vọng vì bản thân mình không hề có chút tài năng nào. - Nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> không tìm thấy ở mình một tài năng nào và tự cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Với sự tự ti về bản thân người anh đã lén xem những bức tranh của em gái và thầm cảm phục về tài năng của em gái mình. ? Em thử giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh trong phòng triển lãm? - Hstl-Gvkl: Khi đứng trước bức tranh, người anh rất bất ngờ vì bức tranh của em gái lại vẽ về chính mình. Sau đó cậu hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái và hơn nữa cậu bé còn thấy xấu hổ khi tự nhân ra những nét yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như trong bức tranh của cô em gái. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? - Hs nhận xét cá nhân tác giả đã miêu tả theo diễn biến tâm lí của nhân vật. ? Em có nhận xét gì về người anh của Kiều Phương? - Hs nêu cảm nghĩ chung - Gv nhận xét, chốt ý, ghi bảng ? Tác giả đã quan sát và miêu tả cô em gái qua những phương diện nào? - Gv gợi ý cho hs chỉ ra được các chi tiét sau: Tác giả đã tập trung miêu tả ngoại hình (Tập trung tả nét mặt) cử chỉ và hành động (Sự tò mò và hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh) thái độ quan hệ với người anh. ? Theo em nhân vật kiều phương được tác giả thể hiện qua những nét tính cách và phẩm chất nào? - Hs thảo luận. Kiều Phương là nhân vật hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh "anh trai tôi". Người anh soi vào bức tranh ấy cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái ? Từ đó em hiểu được ý nghĩa tư tưởng của truyện là ntn? Rút ra được bài học và thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác điều gì? - Hstl-Gvkl: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi. và không thể thân thiện với em được nữa.. - Khi đứng trước bức tranh người anh mới cảm thấy vừa bất ngờ, hãnh diện và xấu hổ.  Miêu tả theo diễn biến tâm lí nhân vật => Người anh hiểu được bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. c3/ Nhân vật cô em gái. - Hồn nhiên, hiếu động. - Tài năng hội hoạ - Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu => Tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu đã giúp người anh tự nhận ra những hạn chế của bản thân.. 3/ Tổng kết:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> người cần vượt qua mặc cảm, tự ty để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành .Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình. - Gv khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện - Hs đọc ghi nhớ sgk. Hđ3: Hướng dẫn tự học - Gv cho hs kể tóm tắt lại câu truyện - Yêu cầu hs về học thuộc lòng ghi nhớ - Hình dung và tả lại thái dộ của những người xung quanh khi một ai đó đạt thành tích xuất sắc. a. Nghệ thuật: - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện - Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Tình cảm trong sáng nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc diễn cảm câu chuyện - Học thuộc lòng ghi nhớ - Hình dung và tả lại thái dộ của những người xung quanh khi một ai đó đạt thành tích xuất sắc Chuẩn bị bài luyện nói quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.. E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………. ………….……………………………………………………………………………………………… …………….……………………………………………………………………………………………. TUẦN 22 TIẾT 83. Ngày soạn: 10.01.2014 Ngày dạy: 18.01.2014.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> SO SÁNH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Cấu tạo của phép tu từ so sánh - Các kiểu so sánh thường gặp. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được phép so sánh - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dung trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A2……………………………………. 2. Bài cũ : ? Truyện sông nước Cà Mau đã được tác giả miêu tả ntn? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Trong văn nói cũng như văn viết chúng ta thường dùng so sánh để đối chiếu sự vật này với sự vật khác để câu nói, câu văn thêm sinh động và hấp dẫn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về khái niệm của I. TÌM HIỂU CHUNG so sánh. 1/ So sánh là gì? - GV gọi hs đọc ví dụ trong sgk. Ví dụ: SGK ? Em hãy tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh - Trẻ em = Búp trên cành. so sánh trong các câu , sự vật nào được so sánh - Rừng đước cao ngất = Dãy trường thành với nhau?  Nét tương đồng. - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Sự so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? -> So sánh để tăng thêm sức gợi hình, gợi - Hstl-gvkl: cảm. Sự so sánh đó để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ? Vậy em hiểu so sánh là gì? * Ghi nhớ: SGK/ 24. - Hstl- Gvkl và cho hs học theo ghi nhớ trong 2/ Cấu tạo của phép so sánh. sgk/24. * Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cấu tạo của phép so Vế A(Sự Phương Từ so Vế B(Sự sánh. vật được diện so sánh. vật dùng - Gv kẻ mô hình của phép so sánh lên bảng và cho so sánh) sánh. để so hs tự điền vào mô hình của các ví dụ đã tìm được sánh). trong phần 1. Rừng dựng lên như bức - Hs điền mô hình và gvkl lại. đước cao ngất trường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về cấu tạo của phép so sánh? - Hstl-Gv ghi bảng. Trẻ em Cha ông Mẹ. Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập Bài tập1: Tìm phép so sánh - Gv cho hs tìm một số phép so sánh. - Hs thực hiện - Gv nhận xét và ghi bảng.. Bài tập 2: Điền thêm từ. - Gv cho Hs thực hiện bài tập nhanh- chọn ba bài làm nhanh nhất và đúng nhất để ghi điểm. - Sau đó gv nhận xét và ghi bảng. Hđ 4: Hướng dẫn tự học - GV dặn hs học bài và làm bài tập 3. - Chuẩn bị bài quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. như chí lớn. thành búp trên cành Trường sơn Cửu Long tre mọc thẳng. lòng bao la Con không như người chịu khuất phục + Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm : - Vế A: Sự vật, sự việc được so sánh. - Vế B: Sự vật, sự việc dùng để so sánh. - Phương diện so sánh và từ so sánh. + Cấu tạo đó đôi khi được biến đổi( phương diện so sánh hoặc từ so sánh bị lược bớt) + Vị trí của vế a và vế b có thể đổi chỗ cho nhau. II/ LUYỆN TẬP Bài tập1: Tìm một số phép so sánh - So sánh đồng loại( người với người): Thầy thuốc như mẹ hiền. - So sánh đồng loại(vật với vật): Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. - So sánh khác loại(vật với người): Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch. - So sánh cái cụ thể và cái trìu tượng: sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng. Bài tập 2: Điền từ - Khoẻ như vâm(voi); Khoẻ như hùm; Khoẻ như trâu... - Đen như bồ hóng; Đen như than; Đen như cột nhà cháy. - Trắng như bông; Trắng như cước; Trắng như ngà... III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hs thực hiện làm bài tập 3 - Xem trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………… …………. ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. TUẦN 22. Ngày soạn: 10.01.2014.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TIẾT 84. Ngày dạy: 18.01.2014. LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm chắc kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói. - Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Kĩ năng: - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. - Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói - Nói trước tập thể lớp thật rõ rang, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên 3. Thái độ: - Mạnh dạn, tự tin C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A2……………………………………. 2. Bài cũ : ? Truyện bức tranh em gái tôi giúp em hiểu được điều gì? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu tiết “ quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” tiết học này các em sẽ vận dụng kiến thức đã tìm hiểu ở tiết trước để luyện nói. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Bước1: - Gv nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói. - Gv có thể gọi hs nói về một số vấn đề đơn giản để từ đó nhận xét kĩ năng nói của hs. Bước 2: - Gv nêu yêu cầu của giờ học. chú ý những quy định của việc luyện nói đã nêu ở trên Bước 3: - Gv chia lớp học làm 4 nhóm và cho hs thảo luận nhóm bài tâp số1. Hđ2: Gv cho hs thực hành luyện nói. II. LUYỆN TẬP Bước1: Bài tập1: - Gv cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Hình ảnh Kiều Phương là một hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> của nhóm mình. - Hs nhận xét bài làm của nhóm bạn - Gvkl các ý cơ bản và ghi bảng các ý chính của bài tập. - Gv tiếp tục cho hs thực hành luyện nói - Gv cho hs thảo luận bài tập 2: Kể cho các bạn nghe về anh, chị, em của mình. - Hs tự kể về người thân của mình. - Gv chú ý cách kể của hs, nhất là cách sử dụng các phương pháp tưởng tưởng, so sánh và nhận xét về các đặc điểm của các nhân vật hs tả. - Gv nhắc nhở thêm cho các em về cách tả người. đồng thời cũng cần tôn trọng cách kể của hs. - Gv chuyển bài tập 3: - Gv cho hs thảo luận nhóm học tập - Đại diện nhóm trình bày. - Gvkl và ghi bảng - Gv cho hs tự thực hiện bài tập 4. Hđ3:Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn - Hs thực hiện ở nhà. đẹp. Các nhận xét và miêu tả về Kiều Phương đã làm sáng lên tài năng và đặc biệt là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, tấm lòng vị tha và nhân hậu. - Người anh trai của Kiều Phương cũng là người có phẩm chất tốt đẹp, biết hối hận và nhận ra được tấm lòng cao đẹp của người em gái. Bài Tập 2: kể về anh, chị, em của mình Bài Tập 3: lập dàn ý cho một đêm trăng sáng. mở bài: giới thiệu chung về cảnh đêm trăng. thân bài: - đó là đêm trăng ntn? - đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu. - bầu trời ntn? đêm trăng ra sao, vầng trăng, cây cối có gì đáng chú ý, nhà cửa, làng mạc ntn? - để miêu tả được cảnh đẹp của đêm trăng cần so sánh những hình ảnh ấy ntn? kết bài: nêu cảm nhận của em về đêm trăng. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Gv dặn hs học bài và tập quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. - Chuẩn bị bài vượt thác.. E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………… ………….…………………………………………………………………………………………….. …………….………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×