Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đẩy mạnh thanh toán quốc tế với điều khoản upas tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐINH KHANG

ĐẨY MẠNH THANH TỐN QUỐC TẾ VỚI
ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐINH KHANG

ĐẨY MẠNH THANH TỐN QUỐC TẾ VỚI
ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Anh Thư. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính Tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngồi ra, trong luận
văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Tác giả

NGUYỄN ĐINH KHANG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3

1.4 Phương pháp tiếp cận ...................................................................................................3
1.5 Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................................4
1.6 Kết cấu của luận văn .....................................................................................................4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN TỒN TẠI CỦA DỊCH
VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CÓ ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM....................................................... 6
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................6
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................................6
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (2017 – 2019) ..........................7
2.2 Tình hình phát triển dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................................ 12
2.2.1 Phát triển dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........ 12
2.2.2 Đóng góp của dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS đối với tổng thu nhập dịch
vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............................................ 13
2.2.3 Tính tất yếu của việc phát triển dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................. 14


2.3 Một số biểu hiện tồn tại trong quá trình triển khai dịch vụ TTQT có điều khoản
UPAS tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................... 14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ THANH TỐN QUỐC TẾ
CĨ ĐIỀU KHOẢN UPAS VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH
SWOT.................................................................................................................................19
3.1 Lý thuyết về phát triển dịch vụ ngân hàng.............................................................. 19
3.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng........................................................................... 19
3.1.2 Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng ............................................................. 19
3.1.3 Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng .................................................. 21
3.2 Lý thuyết về dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS............................ 24
3.2.1 Khái niệm về dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS ....................... 24

3.2.2 Bản chất của dịch vụ thanh toán quốc tế có điều khoản UPAS ........................ 25
3.2.3 Đối tượng sử dụng dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS.............. 26
3.2.4 Đặc điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế có điều khoản UPAS....................... 26
3.2.5 Phí dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS......................................... 26
3.2.6 Các lo ại dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS thơng dụng ........... 27
3.2.7 Quy trình chung về dịch vụ thanh tốn quốc tế có điều khoản UPAS ............. 27
3.2.7.1 Quy trình về UPAS LC ....................................................................................... 27
3.2.7.2 Quy trình về UPAS Nhờ thu (DP/DA) ............................................................. 30
3.2.8 Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế có điều khoản UPAS
............................................................................................................................................. 31
3.2.8.1 Ưu điểm ................................................................................................................ 31
3.2.8.2 Nhược điểm .......................................................................................................... 33
3.2.9 Rủi ro của dịch vụ thanh toán quốc tế có điều khoản UPAS ............................ 34
3.3 Lý luận chung về mơ hình phân tích SWOT .......................................................... 36
3.3.1 Nội dung mơ hình SWOT ...................................................................................... 36
3.3.2 Vai trị và ý nghĩa của mơ hình SWOT................................................................ 38
3.3.3 Những hạn chế của mơ hình SWOT..................................................................... 39
3.4 Tổng quan các nghiên cứu trước .............................................................................. 40


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUỐC TẾ CÓ ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM............................................................................................43
4.1 Đặc điểm của dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam..................................................................................................... 43
4.2 Thực trạng về phát triển dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại Ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 ........................................................ 44
4.3 So sánh dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại BIDV các các NHTM lớn khác
............................................................................................................................................. 49
4.4 Những nguyên nhân của các tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ UPAS tại

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ..................................................................... 52
4.4 Phân tích mơ hình SWOT làm cơ sở đề xuất giải pháp ........................................ 54
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ UPAS TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.....................................................58
5.1 Định hướng phát triển tại BIDV gắn liền với dịch vụ ........................................... 58
5.2 Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................................ 59
5.2.1 Về cải tiến dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS ................................................ 59
5.2.1.1 Mở rộng các hình thức áp dụng UPAS ............................................................. 59
5.2.1.2 Thiết kế các loại UPAS độc quyền riêng.......................................................... 59
5.2.1.3 Mở rộng kỳ hạn áp dụng của UPAS ................................................................. 59
5.2.1.4 Cải thiện mẫu điện UPAS................................................................................... 60
5.2.2 Thay đổi về văn hóa phát triển dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam................................................................................................................... 60
5.2.2.1 Truyền thông, quảng cáo đẩy mạnh dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS 60
5.2.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ UPAS

61

5.2.2.3 Ứng dụng các sản phẩm phái sinh bảo hiểm tỷ giá kết hợp dịch vụ TTQT có
điều khoản UPAS
63
5.3.2.4 Kiến nghị NHNN ban hành quy định hướng dẫn về dịch vụ TTQT có điều
khoản UPAS cho toàn hệ thống NHTM
63
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai ........................... 63


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BIDV

Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Đầu tư và
for
Investment
and Phát triển Việt Nam
Development of Vietnam

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

LC

Letter of Credit

Thư tín dụng


NHCK

Discount bank

Ngân hàng chiết khấu

NHNN

State bank

Ngân hàng nhà nước

NHPH UPAS

Issuing Bank UPAS

Ngân hàng phát hành UPAS

NHTM

Commercial Bank

Ngân hàng thương mại

SME

Small and Medium Enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


TMCP

Stock Commercial

Thương mại cổ phần

TTTM

Commercial finance

Tài trợ thương mại

UPAS LC

Usance Payable At Sight

Trả chậm có điều khoản trả ngay


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động chung của BIDV giai đoạn 2017 – 2019 .................. 10
Bảng 4.1 Tổng hợp một số NHCK tiêu biểu có quan hệ với BIDV .......................... 44
Bảng 4.2 So sánh hiệu quả dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS với các hình thức
TTQT khác của BIDV...................................................................................................... 45
Bảng 4.3 So sánh đặc điểm dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS tại BIDV so với
các ngân hàng khác........................................................................................................... 50
Bảng 4.4 So sánh doanh số và phí dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS BIDV với
các ngân hàng khác........................................................................................................... 51
Bảng 4.5 Phân tích SWOT để tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ TTQT có điều

khoản UPAS tại BIDV ..................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tiền gửi khách hàng tại BIDV giai đoạn 2017 – 2019...................................8
Hình 2.2 Dư nợ tín dụng tại BIDV giai đoạn 2017 – 2019 ............................................8
Hình 2.3 Tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng BIDV năm 2017 – 2019 ................ 11
Hình 3.1 Quy trình nghiệp vụ UPAS LC....................................................................... 28
Hình 3.2 Các giai đoạn từ lúc phát hành đến lúc thanh tốn UPAS LC.................... 29
Hình 3.3 Quy trình nghiệp vụ UPAS Nhờ thu (DP/DA) ............................................. 30
Hình 4.1 Phí thu được từ dịch vụ UPAS so với các hình thức TTTM khác của BIDV
............................................................................................................................................. 46
Hình 4.2 Tỷ trọng các sản phẩm trong tài trợ nhập khẩu của BIDV năm 2019 ....... 47
Hình 4.3 Doanh thu phí UPAS t ại BIDV phân theo địa bàn năm 2019 .................... 47


TĨM TẮT
Nhằm gở bỏ những khó khăn về chi phí vốn của các doanh nghiệp tại Việt
Nam khi việc cho vay ngoại tệ càng ngày càng bị Ngân hàng nhà nước thắt chặt,
dịch vụ thanh toán quốc tế với điều khoản UPAS ra đời là một giải pháp hữu hiệu
mà bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng nên tìm hiểu và triển khai.
Đề tài: “Đẩy mạnh thanh tốn quốc tế với điều khoản UPAS tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tiến hành với các mục tiêu sau:
(i) Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế với điều khoản UPAS
tại BIDV; (iii) Xác định hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó; (iv) Đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tại BIDV.
Theo đó, tác giả đã nêu ra được ưu nhược điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế
với điều khoản UPAS so với các phương thức thanh tốn quốc tế truyền thống, từ
đó chỉ rõ ra được sự cần thiết của việc nhân rộng mơ hình dịch vụ này tại thị trường
Việt Nam.

Ở nội tại BIDV, tác giả thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính từ năm
2017 – 2019 đã cho thấy được ý nghĩa của sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
với điều khoản UPAS tại BIDV thể hiện qua tỷ trọng đóng góp của thu từ dịch vụ
UPAS trong tổng nguồn thu của BIDV. Bên cạnh đó, việc so sánh các ưu điểm,
nhược điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế với điều khoản UPAS tại BIDV và các
NHTM khác cũng chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục về phía nội tại BIDV.
Cùng với đó, tác giả xây dựng mơ hình ma trận SWOT để chỉ tìm ra những
kiến nghị có thể thực hiện khả thi nhằm phát triển dịch vụ này tại Việt Nam nói
chung và tại BIDV nói riêng.
Từ khóa: UPAS, BIDV, TTQT.


ABSTRACT
In order to remove the difficulties in capital costs of enterprises in Vietnam
when foreign currency lending is increasingly tightened by the State Bank, the
international payment service with UPAS terms was born as a solution effective that
any commercial bank should learn and implement.
Subject: " Promoting international payments with UPAS terms at the
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam"
was conducted with the following objectives: (i) Analysis of the current situation of
development of international payment services with UPAS terms at BIDV; (iii)
Identify limitations and reasons for such limitations; (iv) Proposing soluti ons to
develop services at BIDV.
Accordingly, the author has pointed out the advantages and disadvantages of
international payment services with UPAS terms compared to traditional
international payment methods, thereby showing the necessity of replicating the
model. this service in Vietnam market.
Within BIDV, the author, through the analysis of financial statements from
2017 to 2019, has shown the significance of the development of international
payment services with the UPAS provision at BIDV expressed through the

proportion of contributions. of revenue from UPAS services in total revenue of
BIDV. Besides, comparing the advantages and disadvantages of international
payment services with UPAS terms at BIDV and other commercial banks also
points out the limitations that need to be overcome on the internal side of BIDV.
Along with that, the author builds a SWOT matrix model to find only feasible
recommendations to develop this service in Vietnam in general and at BIDV in
particular.
Keywords: UPAS, BIDV, commercial finance.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Hội nhập tồn cầu hiện nay khơng chỉ cịn là một xu thế mà đã trở thành một
yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của bất kỳ một quốc gia,vùng lãnh thổ nào
trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tiếp gia nhập nhiều tổ chức
quốc tế như ASEAN, WTO, APEC,… đã góp phần gia tăng vị thế của đất nước, nền
kinh tế càng ngày càng tăng trưởng, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời, số lượng
doanh nghiệp mới gia tăng lên nhanh chóng.
Mặc dù vậy, hội nhập cũng đưa ra vô số những thách thức cho bất kỳ một
doanh nghiệp Việt Nam nào khi bước ra thị trường cạnh tranh chung, đặc biệt là vấn
đề về quản trị chi phí tài chính. Với điểm yếu về quy mô và hiệu quả điều hành vốn,
lãi suất vay vốn tại các NHTM Việt Nam không cạnh tranh được so với các ngân
hàng nước ngoài. Các doanh nghiệp nội địa khi đi vay phải gánh chịu chi phí tài
chính cao hơn nhiều làm so với đối thủ, làm gia tăng giá thành thành phẩm, đặc biệt
trong tương lai sẽ càng khó khăn hơn khi hàng rào thuế quan chính thức được gỡ
bỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất khó để có thể tiếp cận với nguồn vốn vay
giá rẻ từ các ngân hàng nước ngoài khi hệ thống trình độ phát triển chưa theo kịp
thế giới, sổ sách kế tốn chưa rõ ràng, thơng tin tài chính chưa được minh bạch, chủ

yếu hoạt động ở qui mơ hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Để giải đáp cho bài tốn chi phí tài chính của các doanh nghiệp đó, hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cũng đã có những thay đổi phù hợp với
hồn cảnh và điều kiện kinh tế mới. Chính vì lẽ đó, dịch vụ thanh tốn quốc tế
(TTQT) có điều khoản UPAS ra đời như một giải pháp cứu cánh hiệu quả trong thời
đại hội nhập toàn cầu.
Với vai trị là cầu nối giữa các ngân hàng nước ngồi và doanh nghiệp trong
nước, các NHTM Việt Nam cung cấp dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS nhằm
hưởng phí dịch vụ, vừa góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận
nguồn vốn với chi phí rẻ, đồng thời cũng vừa góp phần làm giảm bớt áp lực về vốn
cho vay trong bối cảnh room tín dụng ln trong tình trạng vượt giới hạn.


2

Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và hoạt động giao
thương quốc tế ngày càng phức tạp, trong khi quy mô, vị thế cũng như năng lực của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn còn hạn chế so với
các ngân hàng khác nên khả năng cạnh tranh để mở rộng hoạt động tài trợ cho các
doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn. Do vậy, việc cung cấp những sản phẩm mới, hữu
ích như TTQT có điều khoản UPAS sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh, đem lại lợi
nhuận tốt nhất cho BIDV là rất cấp thiết.
Nhận thấy đây là một dịch vụ thiết thực, có thể giải quyết được nhiều vấn đề
khó khăn của các doanh nghiệp, qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp, tác giả đã
chọn đề tài : “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN QUỐC TẾ
CĨ ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm giúp cho người đọc có một cái
nhìn từ tổng quan hơn về loại hình này, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển, đa
dạng hóa, nhân rộng mơ hình ở các NHTM tại Việt Nam.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu tổng quát: Tìm ra được giải pháp phát triển dịch vụ TTQT có
điều khoản UPAS tại BIDV.
 Mục tiêu cụ thể: Luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Chứng minh ý nghĩa đóng góp của dịch vụ TTQT có điều khoản
UPAS trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống BIDV trong giai
đoạn 2017 – 2019 để từ đó dẫn chiếu đến những tồn tại cần giải quyết.
Thứ hai: Phân tích dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS đang được triển khai
tại BIDV và các NHTM lớn ở Việt Nam, để từ đó đưa ra được những mặt hạn chế
cần khắc phục nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ này tại BIDV.
Thứ ba: Trên cơ áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã triển khai để đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này tại BIDV.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:


3

 Câu hỏi 1: Dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS đóng vai trị như thế nào
trong hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2017 – 2019? Dịch vụ này có
những vấn đề tồn đọng gì cần giải quyết?
 Câu hỏi 2: Dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS đang được triển khai tại các
NHTM như thế nào? BIDV có gì nổi bật và riêng biệt? Bên cạnh đó mặt hạn chế
của BIDV là gì? Ngun nhân do đâu?
 Câu hỏi 3: Có những giải pháp cụ thể nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả của
dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại BIDV trong tương lai?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS và
giải pháp phát triển của dịch vụ này tại BIDV.
Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian: Nguồn số liệu thu thập từ toàn bộ các chi nhánh

trên toàn hệ thống BIDV và các NHTM đối thủ.
 Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được trong
giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 (Từ khi bắt đầu triển khai dịch vụ TTQT có
điều khoản UPAS tại BIDV đến năm tài chính gần nhất).
1.4 Phương pháp tiếp cận
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong suốt q trình
nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các tài
liệu về tình hình sử dụng dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại BIDV và các
NHTM khác thông qua các quy định về sản phẩm (Những quy định chung, các loại
phí và quy trình thực hiện) và hiệu quả sản phẩm mang lại.
Nguồn số liệu: Các số liệu tài chính được lấy từ Bảng cân đối tài khoản kế
tốn cơng bố của BIDV.
Thời gian số liệu: Chuỗi thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 2017 đến 2019.
Sử dụng các kỹ thuật: Thống kê, phân tích, tổng hợp, tham chiếu, đối chứng,
để tổng kết các lý thuyết về tài trợ nhập khẩu, dịch vụ UPAS và các nghiên cứu
khác.


4

Luận văn cũng sử dụng ma trận SWOT để làm rõ những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình triển khai sản phẩm tại BIDV, để đưa ra các
giải pháp thích hợp nhằm phát triển dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã tổng hợp được các khía cạnh về dịch vụ TTQT có điều khoản
UPAS: Phân tích rõ ưu nhược điểm, ý nghĩa, sự đóng góp của dịch vụ này đối với
sự phát triển của NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Quan trọng nhất, luận văn
đã chỉ ra những mặt hạn chế của dịch vụ này, từ đó đưa ra giải pháp có để khắc
phục và hồn thiện hơn.
Luận văn còn là tiền đề, gợi ý cho những nghiên cứu sâu hơn, có thể làm tư

liệu quan trọng cho các nghiên cứu về sau, đặc biệt trong điều kiện các nghiên cứu
về sản phẩm mới tài trợ xuất nhập khẩu ở Việt Nam là khơng có nhiều.
1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn được trình bày trong 5 chương.
Cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam và một số biểu hiện tồn tại của dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ và dịch vụ TTQT có điều
khoản UPAS
Chương 4: Thực trạng phát triển của dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS
tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương 5: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT có điều khoản UPAS tại
ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam


5

Tóm tắt Chương 1:
“Như vậy, trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên
cứu, các vấn đề liên quan như: Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
cũng như cấu trúc của đề tài”.


6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN TỒN TẠI CỦA DỊCH

VỤ THANH TỐN QUỐC TẾ CĨ ĐIỀU KHOẢN UPAS TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
 Giai đoạn 1957 – 1981:
Khởi đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam với chức năng chính là hoạt động
cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, phục vụ công cuộc
xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước hồ bình thống nhất, BIDV lại
tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh “Kiến thiết” của mình trong cơng cuộc khơi phục
và xây dựng mới các cơng trình dân sinh trên nền đổ nát của chiến tranh ở miền
Bắc, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam.
 Giai đoạn 1981 – 1990:
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được hình thành, gắn với một thời
kỳ đổi mới đầu tiên của đất nước sau giải phóng. Trong giai đoạn này, BIDV đã
phải thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế chuyển mình sang cơ chế
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
 Giai đoạn 1990 – 2011:
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về
việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở đổi tên Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đây không chỉ là việc đổi tên của BIDV mà
thực chất phản ánh sự thay đổi trong chức năng hoạt động, vai trò đối với nền kinh
tế: Chuyển từ giai đoạn đầu tư chỉ đơn giản là “Xây dựng” sang đầu tư để “Tăng
trưởng”, để thúc đẩy “Phát triển”.
Đến năm 1995, BIDV chính thức hoạt động theo mơ hình NHTM. Từ năm
1996, BIDV đã xố thế “Độc canh tín dụng” trong hoạt động, tập trung huy động


7


vốn, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh
doanh tiền tệ.
Giai đoạn 2011 – Nay:
Ngày 27/4/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành NHTM cổ phần. Sau cổ
phần hóa, BIDV có sự thay đổi cơ cấu sở hữu: Từ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà
nước sang bao gồm cả sở hữu tư nhân. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống
dưới 100%, tuy phần vốn nhà nước vẫn là áp đảo, song rõ ràng đã có sự thay đổi
thực sự về cơ chế lẫn bộ máy và phương thức vận hành. Đó là những thay đổi đảm
bảo cho BIDV tăng cường tính minh bạch và chuẩn hóa quốc tế.
Đây là một chặng mới nhất trong lịch sử phát triển của BIDV. Trong giai đoạn
này, tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng BIDV vẫn tiếp tục duy trì và phát
triển. BIDV tiếp tục bồi đắp và gia tăng những yếu tố phát triển bền vững cả về
chiều rộng, chiều sâu, cả về quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (2017 – 2019)
Nền kinh tế Việt Nam năm 2019 diễn biến khả quan, GDP duy trì đà tăng
trưởng cao (7,02%). Chính sách tiền tệ được NHNN điều hành chủ động, linh hoạt,
sử dụng đồng bộ nhiều cơng cụ khác nhau, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa, chính sách giá cả, đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Cũng trong năm 2019, BIDV đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng: Quy mơ và
hiệu quả tăng trưởng, năng lực tài chính được nâng cao: Đến 31/12/2019, tổng tài
sản đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là ngân hàng
thương mại cổ phần có quy mơ tài sản lớn nhất Việt Nam.
 Hoạt động huy động vốn:
Tổng huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế đạt 1.187.093 tỷ đồng, tăng
trưởng 12,6% so với năm 2018, cơ cấu huy động vốn chuyển dịch theo hướng gia
tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn định, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn:
 Tiền gửi VND năm 2019 tăng 12,8% so với năm 2018, chiếm 94,7% Tổng
tiền gửi khách hàng.
 Tiền gửi không kỳ hạn tăng 10,2%, chiếm 16% Tổng tiền gửi khách hàng.



8

Tiền gửi khách hàng
1200000
1000000

800000
600000
400000

200000
0
2017

2018

2019

Ti ền gửi khách hàng

Hình 2.1 Tiền gửi khách hàng tại BIDV giai đoạn 2017 – 2019
Năm 2019, BIDV đã triển khai thành công các đợt phát hành trái phiếu tăng
vốn ra công chúng và riêng lẻ cho nhà đầu tư tài chính đủ điều kiện tính vào vốn tự
có cấp 2 với khối lượng chào bán thành công hơn 19.000 tỷ đồng.
Bên cạnh nguồn vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, BIDV cũng tận dụng tốt
nguồn vốn khác từ Thị trường 2 và từ Chính phủ, NHNN để hỗ trợ cân đối và đảm
bảo thanh khoản hệ thống.
 Hoạt động tín dụng:

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV năm 2019 đạt 1.325.737 tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ tín dụng tổ chức, dân cư và trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 đạt
1.134.503 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018, chiếm 13,8% Tín dụng
tồn ngành.

Dư nợ tín dụng
1200000
1000000
800000

600000
400000
200000

0
2017

2018

2019

Dư nợ tín dụng

Hình 2.2 Dư nợ tín dụng tại BIDV giai đoạn 2017 – 2019


9

Cơ cấu tín dụng theo các tiêu chí:
 Theo đối tượng: Khối bán lẻ: Tiếp tục duy trì thị phần dẫn đầu với dư nợ

tăng trưởng 21,5% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 34,5% Tổng dư nợ tín dụng.
Khối bán buôn: Tăng trưởng 8,3% so với đầu năm, trong đó dư nợ Doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME) tăng trưởng 21%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung.
 Theo loại tiền: Cho vay VND năm 2019 tăng 14% so với năm 2018. Cho
vay ngoại tệ được kiểm soát, giảm 10% so với đầu năm, bám sát chủ trương và chỉ
đạo của NHNN.
 Hoạt động dịch vụ:
Kết quả năm 2019, BIDV xếp thứ 2 trong hệ thống NHTM về dịch vụ, thấp
hơn Vietcombank và 25 tỷ đồng. Nếu tính tổng thu dịch vụ ròng bao gồm bảo lãnh,
BIDV đạt 6.038 tỷ đồng, tăng trưởng 14,2% so với năm 2018, tiếp tục duy trì là
ngân hàng có mức thu dịch vụ rịng cao nhất khối NHTM.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ/Khách hàng tăng đối với cả khách hàng bán buôn và
bán lẻ, trong đó bán bn tăng nhẹ từ 2,76 (2018) lên 2,83 (2019), bán lẻ tăng từ
2,65 (2018) lên 3,08 (2019), bình qn tồn hàng cải thiện từ 2,64 (2018) lên 3,06
(2019).
Đóng góp lớn nhất vào kết quả hoạt động dịch vụ vẫn là 2 dòng dịch vụ chủ
chốt là thanh toán (516 tỷ đồng) và tài trợ thương mại (479 tỷ đồng) chiếm 89%
tổng thu dịch vụ. Trong đó, có ba dòng dịch vụ đạt kết quả nổi bật như sau:
 Dịch vụ thanh toán phát triển nhanh, đặc biệt là ngân hàng điện tử, BIDV là
ngân hàng có kết nối nhiều nhất với các công ty Fintech (22/32 công ty) để triển
khai các dịch vụ trung gian thanh toán như thanh tốn trực tuyến, ví điện tử, dịch vụ
hỗ trợ thu hộ chi hộ,…
 Dịch vụ TTQT tiếp tục tăng trưởng với việc tăng cường ứng dụng điều
khoản UPAS trong tài trợ. Tổng thu phí dịch vụ TTQT đạt 937,67 tỷ đồng, doanh số
thanh toán xuất nhập khẩu đạt 31,83 tỷ USD, chiếm 6,15% tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu cả nước trong năm 2019.


10


 Thu dịch vụ thẻ tăng trưởng tốt nhờ đẩy mạnh tiến trình số hóa với 12 sản
phẩm thẻ mới, 22 tính năng mới và nâng cấp chỉnh sửa 27 tính năng hiện có, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Kết quả kinh doanh:
Phân tích bảng kết quả kinh doanh tập trung vào ba chỉ tiêu chính là: Tổng thu
nhập, tổng chi phí và lợi nhuận.
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động chung của BIDV giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu

2017

Đơn vị: Triệu đồng
2018
2019

I. TỔNG THU NHẬP

90.651.007

104.127.126

117.652.858

1. Thu từ lãi

78.628.515

89.839.125

100.747.225


5.611.617

6.788.718

7.871.837

3. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

668.128

1.039.685

1.494.696

4. Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

481.615

645.456

325.524

5. Thu từ mua bán chứng khốn đầu tư

331.341

234.827

481.222


4.594.254

5.337.309

6.517.869

335.537

242.006

214.485

II. TỔNG CHI PHÍ

81.985.830

94.735.709

106.920.649

1. Chi phí lãi

47.673.184

55.118.277

64.769.417

2. Chi phí hoạt động dịch vụ


2.645.847

3.233.616

3.605.506

3. Chi phí khác

1.315.256

1.519.277

1.156.695

4. Chi hoạt động

15.504.237

16.016.084

17.257.115

5. Chi phí dự phịng

14.847.306

18.848.455

20.131.916


LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

8.665.177

9.391.417

10.732.209

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

6.945.586

7.480.028

8.547.757

2. Thu từ hoạt động dịch vụ

6. Thu nhập khác
7. Thu từ góp vốn, mua cổ phần

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV các năm 2017 - 2019
 Tổng thu nhập:
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2017 đến 2019, có
thể thấy rõ rằng tổng thu nhập tăng liên tục. Cụ thể, năm 2017, tổng thu nhập của


11


ngân đạt 90.651 tỷ đồng, đến năm 2018, con số này đạt 104.124 tỷ đồng, đến năm
2019 là 117.652 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tăng thu nhập của ngân hàng phần
nhiều đến từ việc tăng thu từ hoạt động tín dụng, năm 2019 là 100.747 tỷ đồng, tiếp
đó là từ thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2019 ở mức 7.871 tỷ đồng.
Tổng thu nhập thuần hoạt động tăng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo
định hướng chiến lược: Gia tăng tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, năm 2018 là
6.788 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã ở mức 7.871 tỷ đồng.
 Tổng chi phí:
Tương tự tổng thu nhập của ngân hàng liên tục tăng qua các năm thì tổng chi
phí của ngân hàng cũng có xu hướng tăng liên tục. Năm 2017, tổng chi phí của ngân
hàng là 81.985 tỷ đồng thì đến năm 2018, con số này tăng lên mức 94.735 tỷ đồng,
năm 2019 là 106.920 tỷ đồng.
Năm 2019, trên cơ sở quản trị tài chính theo hướng đổi mới, gắn chặt việc sử
dụng chi phí hiệu quả, tỷ lệ chi phí hoạt động/Tổng thu nhập được kiểm soát hiệu
quả ở mức thấp là 36%. Trích lập đầy đủ dự phịng rủi ro theo đúng quy định đối
với dư nợ thông thường và dư nợ bán VAMC, đặt mục tiêu tất toán sớm trái phiếu
trước hạn trong năm 2021.
 Lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn hệ thống BIDV đạt 10.732 tỷ đồng, hồn
thành 104% kế hoạch được giao. Có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh của ngân
hàng có xu hướng khả quan hơn, với lợi nhuận sau thuế liên tục tăng từ 6.945 tỷ
đồng năm 2017 lên mức 7.480 tỷ đồng năm 2018 và mức 8.547 tỷ đông năm 2019.
15,000
10,000

8,665

9,391

6,945


10,732

8,547

7,480

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
LỢI NHUẬN SAU THUẾ

5,000

0
2017

2018

2019

Hình 2.3 Tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng BIDV năm 2017 – 2019


12

Việc lợi nhuận gia tăng liên tục qua các năm xuất phát từ nguyên nhân:
 Hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển, sản phẩm cung cấp đa dạng, thu
hút được khách hàng sử dụng, đặc biệt là dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS.
 Hoạt động tín dụng liên tục được mở rộng và mang lại lãi cho BIDV.
 BIDV quản lý chặt chẽ nguồn chi hoạt động, nên tiết kiệm được nhiều
khoản chi khơng cần thiết.

2.2 Tình hình phát triển dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1 Phát triển dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Từ năm 2018, BIDV đã triển khai “Đề án phát triển dịch vụ”, hướng tới mục
tiêu nằm trong nhóm ba ngân hàng có doanh thu dịch vụ rịng lớn nhất Việt Nam,
nhóm ba ngân hàng hàng đầu về tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
BIDV hướng tới cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, đa tiện
ích, theo thơng lệ, chất lượng cao, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và phù hợp
với từng đối tượng khách hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói để tăng lợi nhuận, đẩy
mạnh bán chéo dịch vụ và thiết lập sự trung thành của khách hàng
Từ đó, rất nhiều sáng kiến về phát triển dịch vụ cho khách hàng đã được triển
khai và đưa vào ứng dụng, các loại hình dịch vụ liên tục được cập nhật, bổ sung,
phát triển mới, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với
nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực trên toàn hệ thống, hoạt động thu dịch vụ của
BIDV đã đạt được các kết quả tích cực.
Năm 2019, BIDV tiếp tục thực hiện “Đề án phát triển dịch vụ” nhằm đẩy
mạnh bán chéo các sản phẩm phi tín dụng đối với các khách hàng có quan hệ tín
dụng, từng bước chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng sang mơ hình kinh doanh đa dịch vụ.
Sau nhiều năm, toàn hệ thống BIDV đã nỗ lực chuyển đổi tư duy, phương thức
phát triển dịch vụ để cơ cấu nguồn thu và đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ
thể: Thu dịch vụ thuần đạt 4.121 tỷđ, tăng trưởng 19% so với năm 2018 thể hiện nỗ
lực rất lớn của BIDV trong điều kiện tín dụng bình quân tăng trưởng 12%.


13

Bước sang năm 2021, BIDV tiếp tục hướng đến hoàn thành các mục tiêu quan
trọng về kế hoạch kinh doanh, cơ cấu nguồn thu, cấu trúc nền khách hàng, nền tảng
sản phẩm, cơng nghệ, chất lượng giao dịch...

2.2.2 Đóng góp của dịch vụ TTQT với điều khoản UPAS đối với tổng thu nhập
dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018, đây là một
con số kỷ lục mới. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tương
đương tăng 8,4% và trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tương đương
tăng 6,8%. Cũng trong năm 2019, thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam cũng
xác lập kỷ lục mới với con số xuất siêu 11,12 tỷ USD.
Từ một nước quốc gia kém phát triển, trải qua tàn phá của chiến tranh, Việt
Nam ngày nay đã vươn lên mạnh mẽ, chính thức tham gia vào nhóm 30 nền kinh tế
có quy mơ xuất nhập khẩu lớn nhất toàn cầu. Với kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu
tiên vượt mốc 500 tỷ USD, quy mô thương mại quốc tế của Việt Nam đã vượt cả
châu Phi cộng lại. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam lại càng đáng được
tuyên dương hơn khi trong năm 2019, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn
cầu có chiều hướng sụt giảm.
Theo thống kê, hiện nay BIDV là một trong ba NHTM dành được tỷ lệ thị
phần cao nhất trên chiếc bánh thị phần thanh toán quốc tế (Đứng sau Vietcombank
và Viettinbank). Hoạt động TTQT phụ thuộc lớn vào hoạt động tín dụng (Tăng
trưởng thu phí TTQT trung bình gấp từ 1.5 đến 2 lần so với tăng trưởng tín dụng).
Năm 2019, kết quả thu phí dịch vụ TTQT đạt 937,67 tỷ đồng, tăng 37% so với
cùng kỳ năm 2018, chiếm 20% tổng thu phí dịch vụ rịng (Bao gồm phí bảo lãnh),
đứng thứ ba trong các dịch vụ đem lại số phí cao nhất hệ thống.
Trong cơ cấu phí TTQT, phí LC nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm
82% tổng thu phí TTQT năm 2019. Trong tổng thu phí, các mục phí thanh tốn
UPAS, phí thanh tốn/chấp nhận thanh tốn, phí mở LC lần lượt có tỷ trọng lớn
nhất trong tổng thu phí TTQT, lần lượt là 33%, 28% và 16%.


×