Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.34 KB, 55 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2012 Chào cờ ______________________ Sáng. Tiết 3. TẬP ĐỌC. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( KNS ) I. MỤC TIÊU - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn ( trả lời được các CH trong SGK ). - Biết thương yêu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. * KNS: Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh minh họa truyện trong SGK. - Giấy khổ to viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm - HS đọc và trả lời câu hỏi của GV. - GV nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới. 1/ Khám phá: - HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS quan sát tranh. - GV nêu: Đây là bức tranh minh họa nơi trận địa của bọn nhện. Dế Mèn đang giơ tay chỉ và bọn nhện đang chạy cuống cuồng. Vậy Dế Mèn đã làm gì với bọn nhện để thực hiện lời hứa của mình ? Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2/ Kết nối: * HĐ1: Luyện đọc + Đoạn 1 : 4 dòng đầu - GV hướng dẫn chia đoạn + Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo + Đoạn 3 : Phần còn lại - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và ngắt nghỉ hơi cho đúng sau các cụm từ , đọc.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> đúng giọng các câu hỏi, câu cảm - GV yêu cầu HS nêu từ khó. - HS nêu từ khó: lủng củng, béo múp béo míp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ : chóp - 1HS đọc chú giải. bu , nặc nô - GV cho HS luyện đọc theo cặp -Từng cặp HS đọc tiếp nối. - 1HS đọc cả bài - GV đọc mẫu - HS nghe * HĐ2 : Tìm hiểu bài. (Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân / Trình bày ý kiến cá nhân ) - HS đọc thầm đoạn 1 - Hỏi: ● Trận địa mai phục của bọn nhện - Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, đáng sợ như thế nào? bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ - HS đọc thầm đoạn 2 ● Dế Mèn đã làm cách nào để + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi lời bọn nhện phải sợ ? lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chop bu, dùng các từ xưng hô : ai, bọn, này, ta + Thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô. Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ ra sức mạnh quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách - HS đọc thầm đoạn 3 ● Dế Mèn đã nói thế nào để bọn + Bọn nhện gìau có, béo múp > < nhện nhận ra lẽ phải? món nợ của mẹ nhà trò bé tẹo đã mấy đời + Bọn nhện béo tốt kéo bè kéo cánh > < đánh đập một cô gái yếu ớt + Thật đáng xấu hổ! có phá hết các vòng vây đi không ? - GV chốt : Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng ● Bọn nhện sau đó đã hành động - Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống như thế nào? cuồng chạy dọc ngang phá hết các dây tơ chăng lối ● Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn - HS thảo luận chọn danh hiệu thích danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau hợp cho Dế Mèn đây: võ sĩ , tráng sĩ , chiến sĩ , hiệp sĩ,.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> dũng sĩ, anh hùng - HS trình bày kết quả - GV chốt : Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn nhưng thích hợp nhất là danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức bất công che chở bênh vực kẻ yếu 3/ Thực hành: - Bài văn ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì ? - Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - GV chốt lại, ghi bảng. - 1 vài HS nhắc lại. * Luyện đọc diễn cảm - 3 HS đọc, mỗi em 1 đoạn. Cả lớp - GV hướng dẫn HS tìm được giọng đọc nhận xét để tìm ra giọng đọc phù hợp với nội dung bài. - GV chọn đoạn cho HS luyện đọc - Đoạn: Từ trong hốc đá … các vòng vây đi không? + GV đọc mẫu. - HS nghe và theo dõi SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS thi đọc, cả lớp nhận xét, bình - GV nhận xét. chọn bạn đọc diễn cảm. 4/ Vận dụng: - HS nêu lại ý nghĩa bài - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí và chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình. Tiết 6. TOÁN. CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phóng to bảng ( trang 8 SGK ) bảng từ, các thẻ số có ghi 100000 , 10000 1000 , 10 , 1 , các tấm ghi các chữ số 1, 2 , 3 , ….9 có trong bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ :. Hoạt động của HS.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tính giá trị biểu thức - 2 HS thực hiện trên bảng, cả lớp làm a/ 14 x n với n = 3 nháp. b/ m : 9 với m = 126 B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số. 2/ Số có sáu chữ số : a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn - GV hướng dẫn HS nêu : - HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn b. Hàng trăm nghìn : - GV giới thiệu 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết : 100 000 c. Viết và đọc số có sáu chữ số - GV treo bảng( trang 8 SGK) lên bảng - GV gắn các thẻ số 100000, 10000, ….. 10, 1 lên các cột tương ứng - GV yêu cầu HS đếm có bao nhiêu trăm nghìn ……… bao nhiêu đơn vị - GV hướng dẫn viết số và đọc số. - HS quan sát. - GV lập thêm vài số có 6 chữ số 3/ Thưc hành : Hoạt động 1 : ● Bài 1 - GV cho HS phân tích mẫu - GV đưa bảng như SGK lên bảng. - HS đọc yêu cầu. - GV nhận xét chốt : Biết cách đọc số và viết số có 6 chữ số. Hoạt động 2 : ● Bài 2 - GV yêu cầu 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm SGK. - GV nhận xét và chốt : Biết cách đọc số. - 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị + Viết số : 432 516 + Đọc số : Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu - HS lên bảng viết và đọc số. - HS nêu kết quả + Viết số : 523 453 + Đọc số : năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài vào SGK. - HS nêu kết quả. - HS nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> và viết số có 6 chữ số. Hoạt động 3 : ● Bài 3 - GV viết từng số lên bảng và yêu cầu HS đọc số.. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc các số: 96315, 796315, 106315, 106827. - HS nhận xét.. - GV nhận xét và chốt : Biết đọc các số có 6 chữ số. Hoạt động 4 : ● Bài 4 - HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu 1HS làm bảng phụ, cả lớp - 1 HS làm bảng phụ làm vở. - HS làm bài vào vở ● a/ 63 115 ● b/ 723 936 - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Biết viết các số có 6 chữ số. 4/ Củng cố , dặn dò : - GV đọc cho HS viết các số có sáu chữ - 783 4006 ; 926 007 ; 203 600 số vào bảng con. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 2. ĐẠO ĐỨC. TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2 ) ( KNS ) I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. ● KNS: Kĩ năng tự nhận thức; Kĩ năng bình luận, phê phán; Kĩ năng làm chủ bản thân. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa. - Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : -Trung thực trong học tập là gì? Cho VD - 2 HS trả lời B. Bài mới : 1/ Khám phá: Tiết học trước các em đã tìm hiểu thế nào là trung thực trong.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> học tập. Tiết học hôm nay các em biết được những thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 2/ Kết nối: 3/ Thực hành: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT 3. (Kĩ năng tự nhận thức / thảo luận ) a/ Mục tiêu: Biết thảo luận, xử lí tình huống. b/ Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm BT 3 / SGK. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. a/ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. b/ Báo cáo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng. c/Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. - Các nhóm nhận xét , bổ sung. - GV nhận xét chốt : Ý a, b, c là thể hiện trung thực trong học tập. * Hoạt động 2: (Làm BT 4 - SGK) (Kĩ năng làm chủ bản thân / cá nhân ) a/ Mục tiêu: Biết kể lại mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. b/ Cách tiến hành: - Yêu cầu HS trình bày tư liệu đã sưu - HS trình bày, giới thiệu những mẫu tầm được. chuyện tấm gương về trung thực trong học tập. - GV Hỏi : Em có suy nghĩ gì về mẫu chuyện và tấm gương đó ? - Giáo viên kết luận: Xung quanh ta có nhiều tấm gương tốt. Ta cần học tập các bạn đó. 4/ Vận dụng: - Học sinh đọc lại phần ghi nhớ trong - HS phát biểu. SGK. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Chiều. Tiết 2. LỊCH SỬ. LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. MỤC TIÊU : - Nêu được các bước sử dụng bản đồ : đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản : nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lý tự nhiên - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Bản đồ là gì ? Nêu một số yếu tố của - HS trả lời. bản đồ ? B. Bài mới : 1/ Giơí thiệu bài : 2/ Cách sử dụng bản đồ: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước để trả lời câu hỏi + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Tên bản đồ cho ta biết khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ. - GV treo bản đồ địa lý Việt Nam. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - HS thảo luận nhóm đôi. câu hỏi : Học sinh lên chỉ đường biên giới - Học sinh lên bảng chỉ và giải thích. phần đất liền của Việt Nam với nước - HS theo dõi và nhận xét. láng giềng và giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia ? - GV nhận xét chốt ý. - GV hỏi : - Đọc tên bản đồ. ● Nêu các bước sử dụng bản đồ? - Xem chú giải. - Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lý dựa vào ký hiệu. 3/ Thực hành * Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm + Bước 1 - Các nhóm làm bài tập a , b SGK - GV chia nhóm + Bước 2 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Trung Quốc, Lào, Campuchia. * Kể tên các nước láng giềng..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Kể tên đảo, quần đảo và các con - Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. sông lớn ở việt Nam - Sông Hồng, S.Thái Bình, S.Tiền, S. Hậu. - HS nhận xét. - GV nhận xét chốt ý. 3/-Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu HS lên bảng đọc tên bản đồ và nêu các phương hướng trên bản đồ. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài “ Nước Văn Lang”. Tiết 2. TIN HỌC _________________. BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT I MỤC TIÊU - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. - Biết tìm những tiếng bắt vần với nhau II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP: Bài tập 1: Ghi vào bảng sau kết quả phân tích cấu tạo của các tiếng: Tiếng khuya nguệch ngoạc khuỷu quyết cừu tiếng uyên. Âm đầu kh ng ng kh q c t. Vần uya uêch oac uyu uyêt ưu iêng uyên. Thanh ngang nặng nặng hỏi sắc huyền sắc ngang. Bài tập 2: Cho bài đồng dao sau: Tay cầm con dao Làm sao cho sắc Đề mà dễ cắt Để mà dễ chặt Chặt củi chặt cành Trèo lên rừng xanh Chạy quanh sườn núi Một mình thui thủi Ta ngồi ta chơi Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong bài đồng dao trên vào nhóm thích hợp trong bảng sau:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Vần giống nhau hoàn toàn dao – sao, cắt - chặt, chặt – chặt, cành – xanh, thui – thủi, núi – thủi. Vần giống nhau không hoàn toàn sắc – cắt. _____________________ Thứ ba , ngày 28 tháng 8 năm 2012 Sáng. Tiết 2. CHÍNH TẢ (Nghe viết). MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU : - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng qui định - Làm đúng bài tập 2 và BT 3b - Có ý thức rèn luyện để viết đúng chính tả và viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - 3 tờ phiếu ghi nội dung bài tập 2. - VBT Tiếng Việt tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ có vần an/ ang - GV nhận xét và sửa bài. B. Dạy bài mới. 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc mẫu lần 1. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn và nêu những tên riêng cần viết hoa, từ ngữ dễ viết sai.. Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con. - HS nghe giới thiệu.. - HS theo dõi SGK. - HS đọc thầm và nêu từ khó:Vinh Quang, Chiêm Hóa, Đoàn Trường Sinh, Hanh, Tuyên quang; khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt - Cho HS phân tích từ khó và luyện viết - HS phân tích từng từ và luyện viết vào từ khó. bảng con. - GV đọc toàn bài. - HS nghe và viết bài vào vở. - GV đọc bài cho HS viết. - HS soát bài của mình. - GV đọc cho HS soát lại bài. - HS đổi vở kiểm tra chéo. - Hướng dẫn HS phát hiện và sửa lỗi. - GV thu vở chấm bài. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập. ● Bài 2 - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Yêu cầu cả lớp đọc lại truyện vui, suy - 1 HS làm bảng phụ , HS còn lại làm nghĩ làm bài vào VBT. bảng phụ - HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. - HS sửa bài: lát sau, rằng, phải chăng, … - Gọi HS nói về tính khôi hài của truyện. - Ông khách ngồi ở hàng đầu ghế tưởng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hóa ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có ngồi đúng ghế không mà - GV chốt lại . thôi. Bài 3b - Cho HS đọc câu đố. - Yêu cầu HS viết lời giải vào bảng con. - 2 HS đọc câu đố Sau đó cho HS đưa bảng. GV chốt lại lời - HS viết và trình bày: Chữ trăng và chữ giải đúng. trắng 4/ Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 7. TOÁN. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1/ Giới thiệu bài 2/ Ôn lại hàng - GV cho HS ôn lại các hàng đã học - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. - GV viết lên bảng 825 713 - GV cho HS đọc các số. 3/ Thực hành Hoạt động 1 : ● Bài 1 - GV cho HS làm vào phiếu bài tập.. Hoạt động của HS. - HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào. - HS đọc các số : 850 203 , 820 004 , 800 007 , 823 100 , 832 010 - HS đọc yêu cầu. - 1 HS làm bảng phụ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - HS tự làm vào phiếu bài tập - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Biết đọc và viết các số có 6 chữ số. Hoạt động 2 : ● Bài 2 - GV ghi bảng : 2453 , 65 243 , 762 543 , 53 620 - GV cho HS xác định hàng tương ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.. - GV nhận xét và chốt : Biết đọc số và xác định được chữ số 5 thuộc hàng nào. Hoạt động 3 : ● Bài 3 - GV nêu từng số. - GV yêu cầu 1 HS làm bảng , cả lớp làm bảng con. - GV nhận xét và chốt : Biết viết các số có nhiều chữ số. Hoạt động 4 : ● Bài 4 - GV yêu cầu 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở.. - HS đọc yêu cầu - HS đọc các số. + 2 453 : Số 5 thuộc hàng chục + 65 243 : Số 5 thuộc hàng nghìn + 762 543 : Số 5 thộc hàng trăm + 53 620 : Số 5 thộc hàng chục nghìn - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài vào bảng con ● a/ 4 300 ● b/ 24 316 ● c/ 24 301 - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào vở. ● a/ 300 000 , 400 000 , 500 000 , 600 000 , 700 000 , 800 000 ● b/ 350 000 , 360 000 , 370 000, 380 000 , 390 000 , 400 000 - HS nhận xét.. - GV nhận xét và chốt : Biết viết các số thích hợp vào chỗ chấm. 4/ Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 3. KHOA HỌC. TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo ) ( GDMT ) ( Liên hệ - bộ phận ) I . MỤC TIÊU : - Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> * GDMT : GD HS biết bảo vệ môi trường và mối quan hệ giữa con người với môi trường ( Mức độ : Liên hệ- bộ phận) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh trong SGK - Phiếu học tập. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : - GVgọi HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao - 2 HS thực hiện đổi chất ở người ? B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: Hằng ngày để duy trì sự sống, cơ thể con người luôn thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường.Để biết được những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người a/ Mục tiêu : - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó - Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên ngoài cơ thể b/ Cách tiến hành : - HS làm việc với phiếu bài tập theo nhóm. - GV phát phiếu bài tập cho HS. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm trình bày. - GV chữa bài. - GV cho HS quan sát tranh. - HS quan sát tranh và thảo luận. - GV Hỏi : * Nêu tên các cơ quan có - Các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần trong hình? hoàn, bài tiết. * Nêu tên những biểu hiện - Trao đổi khí , trao đổi thức ăn , bài bên ngoài của quá trình trao đổi chất tiết giữa cơ thể và môi trường *Kể tên các cơ quan thực + Trao đổi khí : do cơ quan hô hấp hiện quá trình đó ? thực hiện + Trao đổi thức ăn : do cơ quan tiêu hoá thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Bài tiết : do cơ quan bài tiết nước tiểu và da *Nêu vai trò của cơ quan tuần - Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đem các chất dinh dưỡng và ôxi tới tất đổi chất diễn ra bên trong cơ thể ? cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải , chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí Các-bo- níc đến phổi để thải ra ngoài. - GV chốt : Cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người là : cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người a/ Mục tiêu : - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường b/ Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép - Các nhóm thi đua chọn phiếu ghép chữ vào chỗ trống trong sơ đồ vào chỗ trống trong sơ đồ cho phù hợp. - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi và sơ đồ như hình 5 ở SGK và tấm phiếu - Cử đại diện các nhóm trình bày sản ghi rời những từ còn thiếu : chất dinh phẩm của nhóm mình lên bảng. dưỡng, ôxi, khí cácbôníc, và các chất - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. thải - GV nhận xét - GV kết luận như SGV trang 33 - GV yêu cầu HS thảo luận - GV Hỏi : + Hằng ngày, cơ thể người + Lấy vào : thức ăn , nước , không phải lấy những gì từ môi trường và thải khí ra môi trường những gì ? + Thải ra : chất thừa, cặn bã - GV Hỏi : + Nhờ cơ quan nào mà quá - Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong được thực hiện? cơ thể được thực hiện + Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 - Nếu 1 trong các cơ quan hô hấp, bài trong các cơ quan trên ngừng hoạt động? tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngừng hoạt động thì sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết. - HS nhận xét. - GV kết luận : Nhờ có cơ quan tuần - 1vài HS đọc..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện. Nếu 1 trong các cơ quan ngừng hoạt động thì sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK - GDMT : Con người nhờ có trao đổi khí với môi trường thì mới sống được vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ môi trường, phải giữ cho không khí trong lành 3/ Củng cố , dặn dò: - Đọc nội dung bạn cần biết ở SGK. - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU. - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân - Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người. lòng thương người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu khổ to để HS làm bài 3. - VBT Tiếng Việt tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm, 2 âm - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập. ● Bài 1 - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi theo cặp để làm bài vào VBT.. Hoạt động của HS - HS cả lớp viết vào nháp + Có 1 âm: ba, mẹ, chú, dì,… + Có 2 âm: bác, thím, ông, cậu,…. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS trao đổi và làm bài, sau đó nêu kết quả. a/ Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương đồng loại : lòng.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> nhân ái, lòng vị tha, tình thương mến , yêu quí ….. b/ Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương : hung ác, tàn ác, hung dữ, cay độc c/ Từ ngữ thể hiện tình thần đùm bọc , giúp đỡ đồng loại : cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ d/ Từ ngữ trái với đùm bọc , giúp đỡ đồng loại : ăn hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập - HS nhận xét. - GV nhận xét chốt lại kết quả : a/ lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thương mến , yêu quí ….. b/ hung ác, tàn ác, hung dữ, cay độc c/ cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ d/ ăn hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập ● Bài 2 - GV phát phiếu khổ to cho 4 cặp HS. - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận theo cặp - 4 cặp HS làm vào phiếu, HS còn lại làm vào VBT - HS làm phiếu trình bày kết quả a/ Từ có tiếng nhân có nghĩa là người : nhân dân , công nhân , nhân loại , nhân tài b/ Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người : nhân hậu , nhân ái , nhân đức , nhân từ - HS nhận xét.. - GV nhận xét. ● Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - GV phát giấy khổ to cho các nhóm làm - HS thảo luận nhóm. bài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS nhận xét. - GV yêu cầu mỗi HS viết 2 câu đã đặt vào vở. Bài 4 - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu và 3 câu tục ngữ. - HS trao đổi để tìm ý nghĩa 3 câu tục.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Cho HS trao đổi theo nhóm về ý nghĩa ngữ trong bài. 3 câu tục ngữ trong bài. - HS trình bày kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại a) Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn. b) Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn c)Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. 3/ Củng cố , dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.. Chiều. Tiết 5 Tiết 2. ANH VĂN _______________. PHỤ ĐẠO TOÁN. I. MỤC TIÊU : - Củng cố lại các phép tính cộng , trừ , nhân , chia số tự nhiên và cách tính giá trị biểu thức II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính 6083 + 2378 28763 – 23359 2570 x 5 40075 : 7. Bài tập 2 : Tính giá trị biểu thức a/ 4637 + 8245 x 9 b/ ( 6471 – 518 ) – ( 136 x 4 ) c/ 65040 : 5 x 8. Hoạt động của HS 6083 + 2378 8461 2570 x 5 12850. 28763 - 23359 05404 40075 7 50 5725 17 35 0. a/ 4637 + 8245 x 9 = 4637 + 74205 = 78842 b/ ( 6471 – 518 ) – ( 136 x 4 ).
<span class='text_page_counter'>(17)</span> =. 5953 - 544 = 5409 c/ 65040 : 5 x 8 = 13008 x 8 = 104064 Tiết 2. KỸ THUẬT. CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I. MỤC TIÊU - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu - Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thắng, đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn trong lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vải được vạch dấu, kéo cắt, thước, phần vạch trên vải. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu. - HS quan sát nhận xét hình dạng các - Tuỳ yêu cầu cắt may có thể vạch dấu đường vạch dấu. đường thẳng hoặc vạch dấu đường cong. - Nêu tác dụng của việc vạch dấu. - Để cắt vải được chính xác. - Các bước cắt vải theo đường vạch - Vạch dấu trên vải và cắt theo đường dấu? vạch dấu. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. a/ Vạch dấu trên vải : - Hướng dẫn HS quan sát H1a , 1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải - GV đính mảnh vải lên bảng - HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối 2 điểm để vạch dấu thẳng trên mảnh vải - 1HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải b/ Cắt vải theo đường vạch.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> dấu: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2a, 2b. GV hướng dẫn thực hiện 1 số điểm cần lưu ý Cắt theo đường thẳng chú ý điều -Vuốt vải cho phẳng, dùng thước có cạnh thẳng.Sau đó kẻ nối 2 điểm đã gì? đánh dấu (để vạch đường thẳng) Cắt theo đường cong thì như thế - Vạch đường cong tùy theo yêu cầu cắt may. nào ? - Tay trái giữ vải, tay phải điều khiển kéo cắt vải. - Cắt theo đường dấu từng nhát dài, dứt khoát để đường cắt thẳng. - Cắt từng nhát ngắn, dứt khoát theo đường dấu. Xoay nhẹ vải kết hợp với lượn kéo theo đường cong. - H/s đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động 3 :Thực hành - Mỗi học sinh vạch 2 đường dấu - H/s thực hành vạch dấu và cắt vải. thẳng, 2 đường cong. Sau đó cắt vải theo đúng vạch - GV quan sát, uốn nắn những em còn lúng túng. * Hoạt động 4 :Đánh giá kết quả - H/s trình bày sản phẩm của mình. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm - HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá. thực hành - GV nhận xét. 3/ Củng cố - dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần , thái độ học tập và kếy quả thực hành - Dặn chuẩn bị dụng cụ để “khâu thường” ở tiết Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2012 Sáng. Tiết 2. KỂ CHUYỆN. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU. - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Phiếu khổ to viết 6 câu hỏi về nội dung bài. - Tranh minh họa truyện trong SGK.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS kể câu chuyện Sự tích hồ Ba - 2 HS tiếp nối nhau kể. Cả lớp lắng Bể nghe. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - 1 HS nêu. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới 1/ Giới thiệu truyện. - HS nghe GV giới thiệu. 2/Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm bài thơ. - 3 HS đọc tiếp nối, sau đó 1 HS đọc - Gọi HS đọc lại bài thơ. cả bài. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn thơ để trả lời các câu hỏi sau: - HS đọc thầm đoạn 1 - GV Hỏi : * Bà lão nghèo làm gì để sinh - Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua sống ? bắt ốc. * Bà lão làm gì khi bắt được - Thấy Ốc đep, bà thương không Ốc? muốn bán, thả vào chum nước để nuôi. - HS đọc thầm đoạn 2 - GV Hỏi : * Từ khi có Ốc, bà lão thấy - Đi làm về bà thấy nhà cửa sạch sẽ, trong nhà có gì lạ? đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ. - HS đọc thầm đoạn 3 - GV Hỏi : * Khi rình xem, bà lão đã nhìn - Bà thấy một nàng tiên từ trong chum thấy gì lạ? nước bước ra. * Sau đó, bà lão đã làm gì? - Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên. * Câu chuyện kết thúc như thế - Họ sống hạnh phúc, thương yêu nào? nhau như hai mẹ con. 3/ Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV Hỏi :* Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của mình ? - GV dán bảng 6 câu hỏi của nội dung 3 đoạn. - GV cho HS kể theo nhóm từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV tổ chức cho HS thi KC trước lớp:. - Là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. - HS giỏi kể mẫu đoạn 1. - Từng nhóm 3 HS kể, mỗi em 1 đoạn. Sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện. - 5 đến 6 HS kể và nói ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> nhất hiểu truyện nhất. - GV nhận xét và chốt lại 4/ Củng cố , dặn dò - HS nêu ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét tiết học - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 8. TOÁN. HÀNG VÀ LỚP I. MỤC TIÊU : - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ đã kẻ sẵn như phần đầu bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ : - GV ghi bảng : 890437 , 400 0007 , 905 630 , 700 309 yêu cầu HS đọc B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài 2/ Giới thiệu lớp đơn vị , lớp nghìn -GV cho HS nêu tên các hàng đã học rồi xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn - GV giới thiệu : + Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hợp thành lớp đơn vị. + Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - GV hướng dẫn HS nêu.. - GV viết số : 321 vào cột số trong bảng phụ. - GV tiếp tục ghi các số : 654 000 , 654 321 - GV lưu ý : Khi viết chữ số vào các cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ. Hoạt động của HS - 2 HS trả lời. - HS nêu tên các hàng đã học : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.. - Hàng đơn vị , hàng chục , hàng trăm hợp thành lớp đơn vị hoặc lớp đơn vị gồm 3 hàng : hàng đơn vị , hàng chục , hàng trăm. - HS lên bảng ghi từng chữ số vào các cột ghi hàng. - HS lên bảng làm. - HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> đến lớn. 3/ Thực hành : Hoạt động 1 : ● Bài 1 : - GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : ● Bài 2 : a/ GV viết số lên bảng và chỉ lần lượt vào các số yêu cầu HS nêu chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào , lớp nào. b/ GV cho HS nêu bài mẫu - GV viết số 38 753 lên bảng.. - GV nhận xét và chốt : Biết nêu giá trị chữ số 7 trong từng số. Hoạt động 3 : ● Bài 3 : - GV yêu cầu HS nêu bài mẫu. - Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vở. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài và nêu kết quả. - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc số và nêu chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào: 46307 , 56032 , 123577 , 305804 , 960783 - HS lên bảng chỉ vào số 7 xác định hàng và lớp : Số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700 - HS tự làm bài vào SGK và nêu kết quả. - HS nhận xét - HS đọc yêu cầu. - HS nêu bài mẫu. - 1 HS làm bảng phụ. - HS làm bài vào vở 503 060 = 500 000 + 3000 + 60 83 760 = 80 000 + 3000 + 700 + 60 176 091 = 100 000 + 70 000 + 6000 90 + 1 - HS nhận xét.. - GV nhận xét và chốt : Biết viết mỗi số thành tổng. 4/ Củng cố , dặn dò : - GV yêu cầu HS nêu lại các hàng của lớp đơn vị và lớp nghìn. - 2 HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 3. TẬP LÀM VĂN. KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I. MỤC TIÊU - Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật ; nắm được cách kể hành động của nhân vật.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim Sẻ, Chim Chích) bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để thành câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - 3 phiếu khổ to viết 9 câu văn ở bài luyện tập. - VBT Tiếng Việt tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: - Thế nào là kể chuyện? - Nhân vật trong truyện là gì? - GV nhận xét và ghi điểm B. Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài. 2/ Phần nhận xét.. Hoạt động của HS - 2 HS trả lời câu hỏi, mỗi em 1 câu.. - HS nghe GV giới thiệu - HS đọc yêu cầu 1 - HS tiếp nối đọc 2 lần toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. - HS đọc yêu cầu 2. - GV gọi 1 HS giỏi lên bảng thực hiện 1 ý của bài tập 2 + Ghi lại vắn tắt một hành động của - Gìơ làm bài : nộp giấy trắng cậu bé bị điểm không - GV nhận xét. - GV chia lớp thành các nhóm. - GV phát cho mổi nhóm 1 tờ giấy khổ to - HS làm việc theo nhóm 4 ghi sẵn các câu hỏi. - HS dán kết quả làm bài lên bảng và trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại hành động của cậu bé + Giờ làm bài: Không tả, không viết, - GV Hỏi : + Mỗi nộp giấy trắng cho cô. (Nộp giấy hành động trên trắng ) của cậu bé nói + Gìơ trả bài: Làm thinh khi cô hỏi, lên điều gì ? mãi sau mới trả lời: “ Thưa cô, con + không có ba”. (Im lặng, mãi sau mới Các hành động nói ). trên được kể theo +Lúc ra về : Khóc khi bạn hỏi: “ sao thứ tự như thế mày không tả ba của đứa khác?’’ nào ? .( Khóc khi bạn hỏi) . 3/ Phần ghi nhớ. - Nói lên tình yêu đối với cha, tính - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. cách trung thực của cậu.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 4/ Phần luyện tập - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập. - GV giải thích yêu cầu của bài tập.. - Hành động xảy ra trước thì kể trước , hành động xảy ra sau thì kể sau. - GV phát phiếu cho HS thảo luận theo - 3 đến 4 HS đọc, cả lớp đọc thầm. cặp - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - GV chốt lại đáp án và chọn 1 phiếu - HS nghe GV giải thích yêu cầu của đúng để dán bảng. bài - Yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên bảng để - HS trao đổi làm bài, sau đó trình bày kể lại câu chuyện Bài học quí. kết quả. 5/ Củng cố - Dặn dò. - Cả lớp nhận xét và bổ xung. - HS đọc nội dung bài - Trình tự của truyện là: 1-5-2-4-7-3- Nhận xét tiết học. 6-8-9 - Học thuộc ghi nhớ và viết đúng thứ tự câu chuyện trên vào VBT. - 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét Tiết 6 Chiều. Tiết 2. ANH VĂN _________________ ÂM NHẠC _________________. BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TOÁN I MỤC TIÊU - Biết viết số và giải được bài toán có lời văn. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài 1: Viết số, biết số đó gồm a/ 9 trăm nghìn, 7 nghìn, 6 chục, 1 đơn vị. b/ 8 trăm nghìn, 5 trăm, 3 đơn vị. c/ 5 trăm nghìn, 8 chục, 5 đơn vị. d/ 9 triệu, 7 chục nghìn, 6 trăm, 3 đơn vị. Bài 2: Một lớp học hình chữ nhật có chiều rộng là 7 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi, diện tích lớp học ?. Hoạt động của HS - 907061 - 800503 - 500085 - 9070603 Bài giải Chiều rộng lớp học là: 7 x 2 = 14 ( m ) Diện tích lớp học là: 14 x 7 = 98 ( m2 ) Chu vi lớp học là: ( 14 + 7 ) x 2 = 42 ( m ) Đáp số: DT: 98 m2.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> CV: 42 m. Tiết 3. THỂ DỤC _______________________ Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012. Sáng. Tiết 4. TẬP ĐỌC. TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông. - Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối. - Có ý thức rèn luyện để đọc bài hay, diễn cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Giấy khổ to viết đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV A. Kiềm tra bài cũ. - Gọi Hs tiếp nối nhau đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần tiếp theo), hỏi: Em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao? - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới. 1/ Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu bài 2/ Luyện đọc. - GV hướng dẫn HS chia đoạn. Hoạt động của HS - 3 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi em 1 đoạn. Sau đó trả lời câu hỏi của GV.. - HS quan sát tranh, nghe và nhắc lại tựa bài. . + Đoạn 1 : Từ đầu …….độ trì + Đoạn 2 : ……nghiêng soi + Đoạn 3 : ……của mình + Đoạn 4 : ……việc gì + Đoạn 5 : phần còn lại - HS tiếp nối nhau đọc lượt 1. + GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. - GV giúp HS hiểu một số từ khó và mới - HS nêu từ khó: vàng cơn nắng, đẽo cày, khúc gỗ,.. trong bài. - HS tiếp nối nhau đọc lượt 2.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - GV cho HS luyện đọc theo cặp.. - 1 HS đọc chú giải, cả lớp theo dõi SGK. -Từng cặp HS đọc tiếp nối từng đoạn. - 1 HS đọc cả bài - HS theo dõi SGK.. - GV đọc mẫu. 3/ Tìm hiểu bài. - GV Hỏi : ● Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?. - HS đọc thầm cả bài - Vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa - Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quí báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang - Vì truyện cổ truyền cho đến đời sau nhiều lời răn dạy quí báu của cha ông : nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin - Các câu chuyện được nói đến trong bài là: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường - 2 HS nêu, cả lớp nhận xét và bổ sung. - HS tiếp nối nhau nêu: Sự tích hồ Ba Bể, Sọ Dừa,Thạch Sanh, nàng tiên Ốc, …. ● Bài thơ gợi cho em nhớ tên những truyện cổ nào? - Yêu cầu HS kể tóm tắt nội dung 2 câu chuyện trên ● Ngoài 2 câu chuyện trên, hãy tìm thêm những truỵên khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta - GV gọi HS đọc 2 dòng cuối của bài - Truyện cổ chính là những lời răn dạy + Hỏi: Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài của cha ông đối với đời sau: cần sống như thế nào? GV chốt lại. nhân hậu độ lượng, công bằng, chăm chỉ,… - Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa + Hỏi: Bài thơ này có ý nghĩa như nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng thế nào? kinh nghiệm quí báu của cha ông. - 2 HS đọc. - GV chốt lại và ghi bảng. Cho HS đọc lại nội dung bài. 4/ Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng. - 3 HS đọc: HS1 đọc đoạn 1, HS2 đọc - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài đoạn 2 và 3, HS3 đọc đoạn còn lại. - GV khen những HS đọc đúng và hay. - Chọn Từ đầu …. đến nghiêng soi. - GV chọn đoạn và hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HS nghe và theo dõi trên bảng. + GV đọc mẫu (GV dán bảng phụ lên bảng) - Từng cặp đọc cho nhau nghe. + Cho HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm chọn..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> trước lớp - HS đọc thầm và thi đọc theo đoạn (2 - Cho HS thầm để HTL bài thơ, sau đó lượt). Sau đọc đó 3 HS thi đọc cả bài. cho HS thi thuộc lòng theo đoạn và cả bài thơ. 3/ Củng cố , dặn dò. - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Xem trước bài Thư thăm bạn . Tiết 9. TOÁN. SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - So sánh các số có nhiều chữ số - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cấu HS làm lại bài tập 3.. Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng làm. - HS nhận xét.. - GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1/Giới thiệu bài : - HS nhắc lại tựa bài. 2/ So sánh các số có nhiều chữ số. - GV viết lên bảng : 99 578 ……. 100 000 -Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó - HS điền dấu : 99 578 < 100 000 - Căn cứ vào số chữ số của hai số đó: số 99 578 có năm chữ số số 100 000 có sáu chữ số Vì vậy 99 578 < 100 000 hay 100 000 > 99 578 - GV chốt: Khi so sánh hai số, số nào có - HS nhắc lại: số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn. - GV viết bảng: - HS điền dấu 693 251 ……… 693 500 693251 < 693500.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ - HS giải thích : hai số này có số chữ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. số đều bằng nhau,ta so sánh đến cặp số hàng trăm thấy 2 < 5 nên: 693 251 < 693 500 hay 693 251 > 693 500 - Ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau từ cặp số đầu tiên ở bên trái… - GV nhận xét và chốt : - Khi so sánh hai số có nhiều chữ số bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái , nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo 3/ Thực hành Hoạt động 1 : ● Bài 1: - HS làm bảng con - HS đọc yêu cầu. - GV nêu từng bài, yêu cầu 1 HS làm - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng bảng lớp, cả lớp làm bảng con. con. 9 999 < 10 000. 99 999 < 100 000 726 585 > 557 652 653 211 = 653 211 43 256 < 432 510 845 713 < 854 713 - Yêu cầu giải thích tại sao lại chọn dấu - HS trả lời. đó. - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Biết so sánh các số có nhiều chữ số. Hoạt động 2 : ● Bài 2: - HS làm vào SGK - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu lại đầu bài. GV nhấn mạnh để HS nhớ là cần khoanh vào số lớn nhất trong bốn số đã cho. - Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK, giải - 902 011 thích tại sao lại chọn số đó. - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Biết so sánh các số để chọn số lớn nhất. - HS làm vào vở Hoạt động 3 : ● Bài 3: - 1 HS đọc - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Để xếp các số theo thứ tự từ bé đến - GV yêu cầu HS nêu cách làm lớn , ta tìm số bé nhất viết riêng ra , sau đó lại tìm số bé nhất trong các số còn lại..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Yêu cầu 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm - HS làm bài vào vở vở. 2467 ; 28092 ; 932018 ; 943567 - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Biết so sánh các số để xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. 4/ Củng cố , dặn dò. - GV yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số - 2 HS nêu - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Triệu và lớp triệu.. Chiều. Tiết 2. MĨ THUẬT _________________. Tiết 4. TIN HỌC _________________. Tiết 4. KHOA HỌC. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG ( GDMT ) ( Mức độ : Bộ phận ) I. MỤC TIÊU : - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng…. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn… - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. * GDMT: Giáo dục HS trong một ngày cần ăn đầy đủ các nhóm thức ăn để đảm bảo sức khoẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh trong SGK – Phiếu học tập. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy A. Kiểm tra bài cũ:. Hoạt động của HS.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của - HS trả lời quá trình trao đổi chất và những cơ quan - HS nhận xét thực hiện quá trình đó? - GV nhận xét B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn. a.Mục tiêu: - HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó b. Cách tiến hành : - HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi - GV đưa câu hỏi thảo luận + Kể tên các thức ăn, đồ uống các em - HS trả lời. thường dùng vào các bữa sáng, trưa, tối + Quan sát hình 10 và hoàn thành bảng -HS quan sát hình 10 và hoàn thành sau bảng. Tên thức ăn,đồ uống Rau cải Đậu cô ve Bí đao Lạc Thịt gà Sữa Nước cam Cá Cơm Thịt lợn Tôm. Nguồn gốc Thực vật Động vật. Tên thức ăn,đồ uống Rau cải Đậu cô ve Bí đao Lạc Thịt gà Sữa Nước cam Cá Cơm Thịt lợn Tôm. Nguồn gốc Thực vật Động vật X X X X X X X X X X X. + Người ta còn phân loại thức ăn theo cách - Phân loại theo nguồn gốc : nào khác? + Nguồn gốc thực vật: Đậu, cam, sữa đậu nành,… + Nguồn gốc động vật: Thịt, cá, tôm, cua, ốc,… - Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó + Nhóm chứa nhiều bột đường - GV chốt: Phân loại thức ăn theo các cách + Nhóm chứa nhiều chất đạm.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> sau : + Nhóm chứa nhiều chất béo + Phân loại theo nguồn gốc : Nguồn gốc + Nhóm chứa vi – ta - min, chất thực vật ,nguồn gốc động vật khoáng + Phân loại theo lượng các chất dinh - Đại diện 1 số cặp trình bày. dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức - HS nhận xét. ăn đó. Người ta chia thức ăn thành 4 nhóm : Nhóm chứa nhiều bột đường, nhóm chứa nhiều chất đạm, nhóm chứa nhiều chất béo, nhóm chứa vi – ta - min, chất khoáng. - Hỏi: Để đảm bảo sức khoẻ thì trong một bữa ăn các em cần ăn uống như thế nào ? - GDMT: Để đảm bảo sức khoẻ thì trong một bữa ăn các em cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và phải đảm bảo hợp vệ sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò chất bột đường a. Mục tiêu: - Nói tên vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường b. Cách tiến hành: + Bước 1: - Làm việc với SGK theo cặp. + Bước 2: Làm việc cả lớp * Nêu tên những thức ăn giàu chất bột đường ? - Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày ? - Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn ? - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất bột đường ?. - HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và tìm vai trò của chất bột đường. - khoai lang , gạo , ngô , khoai tây - cơm. - GV nhận xét. - HS tự trả lời - GV kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. - HS trả lời. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ : khoai, sắn, củ đậu, - HS nhận xét. đường ăn Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất bột đường a. Mục tiêu :.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Nhận ra các các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật b. Cách tiến hành : - GV phát phiếu học tập. - GV nhận xét. 3/Củng cố ,Dặn dò - HS đọc nội dung bạn cần biết ở SGK - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - HS làm việc với phiếu học tập - HS trình bày kết quả + Gạo Cây lúa + Ngô Cây ngô + Bánh mì Cây lúa mì + Bún Cây lúa + Khoai tây Cây khoai - HS nhận xét. - 2 HS nêu.. Tiết 7. ANH VĂN __________________. BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT I MỤC TIÊU - Biết tìm những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại. - Biết tìm từ điền vào chỗ trống để tạo thành câu tục ngữ. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài tập 1 Gạch chân những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau: a/ nhân vật, nhân hậu, nhân ái, nhân từ b/ nhân dân, nhân loại, nhân đức, nhân gian c/ nhân sự, nhân lực, nhân quả, nhân công Bài tập 2:Điền vào chỗ trống để tạo thành những câu tục ngữ a/ Anh em như thể………….. Rách lành ……dở hay đỡ đần.. Hoạt động của HS. - nhân vật - nhân đức - nhân quả a/ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. b/ Chị ngã em nâng.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> b/ Chị ……..em ……… c/ Ở ……….gặp ……….. d/ Một con ngựa ………cả tàu…….. Bài tập 3: Nối từng từ ở cột A với những từ có thể kết hợp được ở cột B A 1. tính tình 2. cặp mắt 3. dòng sông 4. con người. B a. hiền hòa b. hiền lành c. hiền từ d. nhân từ. c/ Ở hiền gặp lành d/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. A 1. tính tình 2. cặp mắt 3. dòng sông 4. con người. B a. hiền hòa b. hiền lành c. hiền từ d. nhân từ. Thứ sáu , ngày 31 tháng 8 năm 2012. Sáng Tiết 4. LUYỆN TỪ VÀ CÂU. DẤU HAI CHẤM I.MỤC TIÊU. - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu. - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ( BT1 ); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn ( BT2 ) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - VBT Tiếng Việt tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS làm bài 4 của tiết trước - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Phần nhận xét. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - GV hỏi: Trong từng đoạn văn, dấu hai chấm có tác dụng gì?. Hoạt động của HS - 3 HS mỗi em giải nghĩa 1 câu. - HS nghe GV giới thiệu bài. - 3 HS đọc tiếp nối. - HS lần lượt trả lời: a) Báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ b) Báo hiệu câu sau là lời nói của Dế.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Mèn c) Báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều mà bà già nhìn thấy khi về nhà như sân quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu - Hỏi: Qua các ví dụ trên, em thấy dấu - Dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng hai chấm có tác dụng gì ? sau nó là lời của nhân vật nói hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Hỏi: Dấu hai chấm thường phối hợp - Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, nó với các dấu khác khi nào ? được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng 3/ Ghi nhớ - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 3 đến 4 HS đọc. 4/ Phần luyện tập. ● Bài 1 - Gọi 2 HS đọc nội dung bài. - 2 HS đọc, mỗi em 1 ý. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp về tác - HS thảo luận và trả lời trước lớp, cả dụng của dấu hai chấm trong từng câu lớp nhận xét và bổ sung văn và bổ sung. - HS sửa bài vào VBT. - GV chốt lại đáp án. a) Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng : báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật tôi . Dấu hai chấm thứ 2 : báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đúng trước. Phần sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì ● Bài 2 - Cho HS đọc yêu cầu. - GV giải thích yêu cầu của bài tập, sau - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS tự làm bài vào VBT đó cho HS làm bài vào VBT. - 1 vài HS đọc bài văn trước lớp - HS nhận xét. - GV chấm 5 bài. 5/ Củng cố - Dặn dò. - Cho HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 10. - 2 HS nhắc lại. TOÁN. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. MỤC TIÊU : Giúp HS.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Nhận biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu & lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: - GV ghi bảng : 45789, 903568, 6533 , 357911 . Yêu cầu HS sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu: 2/ Giới thiệu lớp triệu - Lớp triệu gồm : triệu, chục triệu, trăm triệu - Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn: - GV giới thiệu với cả lớp: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu - Một triệu viết là : 1 000 000 - Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0? - GV giới thiệu tiếp: 10 triệu còn gọi là một chục triệu - Yêu cầu HS tự viết vào bảng con số mười triệu. - GV giới thiệu : 10 chục triệu gọi là 1 trăm triệu - GV gọi HS viết số 1 trăm triệu - GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học.. Hoạt động của HS - 2 HS thực hiện.. - HS nhắc lại tựa bài.. - 1 HS viết, cả lớp viết vở nháp: 1000; 10000 , 100000; 1 000000. - HS đọc: một triệu - Có 7 chữ số, có 6 chữ số 0. - HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số: 10 000 000 - HS viết : 100 000 000 - Lớp triệu gồm có 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu và hàng trăm triệu. - 1 HS nhắc lại.. - GV chốt : Lớp triệu gồm các hàng : triệu, chục triệu, trăm triệu. Ba hàng này lập thành một lớp mới,đó là lớp triệu - GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn. 3/ Thực hành Hoạt động 1 : ● Bài 1 - 1HS nêu yêu cầu - HS tiếp nối nhau đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu. - HS nhận xét.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV nhận xét và chốt : Biết đếm các số từ 1 đến 10 triệu. Hoạt động 2 : ● Bài 2: - 1 HS nêu - Yêu cầu HS nêu lại đầu bài. - GV hướng dẫn bài mẫu - HS làm vào bảng con. - GV ghi từng bài lên bảng yêu cầu 1 HS 30 000 000 60 000 000 làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. 40 000 000 70 000 000 50 000 000 80 000 000 - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Viết viết các số có 9 chữ số. Hoạt động 3 : ● Bài 3: - HS nêu yêu cầu - 1 HS làm bảng phụ , HS khác làm bài - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm mẫu 1 vào vở bài ● 50 000 ( có 5 số , có 4 số 0 ) ● 7 000 000 ( có 7 số , có 6 số 0) ● 36 000 000 ( có 8 số , có 6 số 0 ) ● 900 000 000 (có 9 số, có 8 số 0 ) - HS nhận xét. - GV nhận xét. Bài 4: Dành cho HSG 4/ Củng cố , dặn dò - 1 HS nêu - GV yêu cầu HS nêu lại các hàng của lớp triệu. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu (tt) Tiết 4. TẬP LÀM VĂN. TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. ( KNS ) I. MỤC TIÊU. 1. HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. 2. Biết dựa vào các đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng Tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. ●KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; Tư duy sáng tạo. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phiếu to viết nội dung của bài tập phần nhận xét. - Phiếu to viết nội dung bài 1 phần luyện tập..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - VBT Tiếng Việt tập 1. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ : - Hỏi: Dựa vào đâu em biết được tính cách của nhân vật ? - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới : 1/ Khám phá: Qua các bài đã học, chúng ta biết những đặc điểm bên ngoài của con người. Vậy việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật trong bài văn kể chuyện sẽ có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ tính cách của nhân vật ? Để hiểu rõ điều này hôm nay chúng ta học bài tả ngoài hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. 2/ Kết nối: * HĐ1 : Phần nhận xét. ( Tìm kiếm và xử lí thông tin /cá nhân ) - Cho HS đọc đoạn văn và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm ý 1 vào VBT - GV phát phiếu cho 3 HS làm bài.. Hoạt động của HS - HS trả lời: Dựa vào hình dáng, hành động lời nói, ý nghĩ của nhân vật - HS nhắc lại tựa bài.. - 1em đọc đoạn văn, 1em đọc yêu cầu. - HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. - HS nhận xét và bổ sung.. - GV chốt lại vắn tắt ngoại hình của chị Nhà Trò. + Sức vóc: gầy yếu quá; thân mình bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột. + Cánh: mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn, rất yếu , chưa quen mở + Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. GV Hỏi : Ngoại hình của Nhà Trò nói + Tính cách : yếu đuối. lên điều gì về tính cách và thân phận của +Thân phận: tội nghiệp, đáng nhân vật này ? thương, dễ bị bắt nạt. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 1 vài HS đọc 3/ Thực hành: ● Bài 1 (Tìm kiếm và xử lí thông tin / cá nhân ).
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - GV dán phiếu có nội dung bài văn lên bảng - GV gọi HS lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. + Hỏi: Các chi tiết ấy nói lên điều gì? - GV chốt lại các ý chính. ● Bài 2. ( Tư duy sáng tạo / cá nhân ) - GV nêu yêu cầu của bài: Kể lại 1 đoạn của câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật. - Cho HS làm việc theo cặp, nhắc HS kết hợp quan sát tranh khi tả ngoại hình nhân vật. - Cho HS thi kể trước lớp.. - 1 HS đọc - HS làm bài vào VBT - bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần của em ngắn chỉ tới đầu gối. đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch - Các chi tiết cho thấy chú bé là con nhà nông dân nghèo, hiếu động, thông minh, và gan dạ.. - HS nghe GV nêu yêu cầu, lưu ý chỉ kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. - Từng cặp trao đổi và thực hiện theo yêu cầu.. - 1 vài HS thi kể trước lớp - Cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có đúng với yêu cầu của đề bài - GV nhận xét và cho điểm những em kể không. tốt. 4/ Vận dụng: - Hỏi: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? (tả những đặc điểm tiêu biểu về vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ của nhân vật đó). - Nhận xét tiết học - Dặn học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. Tiết 2. ĐỊA LÍ. DÃY HOÀNG LIÊN SƠN ( GDMT ) ( Mức độ: bộ phận ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7 * GDMT : GD cho HS biết bảo tồn và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ( Mức độ bộ phận ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lý tự nhiên. - Tranh ảnh trong SGK. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của HS Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên xác định phương hướng trên bản đồ B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài 2/ Tìm hiểu Hoàng Liên Sơn – Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam Hoạt động 1: Bước 1 : - GV yêu cầu HS chỉ vị trí của dãy núi - 1 HS lên bảng thực hiện Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - HS đọc mục 1 và thảo luận nhóm 4 các câu hỏi - GV đính cậu hỏi thảo luận + Kể tên những dãy núi chính ở phía - Dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Bắc của nước ta ? ( Dành cho HS khá, Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy giỏi ) Đông Triều + Trong những dãy núi đó , dãy núi nào - dãy Hoàng Liên Sơn dài nhất ? + Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông của sông Hồng, sông Đà, dài và rộng như Hồng và sông Đà . Dài 180 Km, rộng 30 thế nào ? Km. + Đỉnh, sườn núi, thung lũng - Đỉnh cao, sườn dốc, thung lũng hẹp và như thế nào? sâu Bước 2 : - HS trình bày kết quả. - HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi trên bản đồ - HS nhận xét - GV nhận xét chốt ý : Dãy Hoàng Liên.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam có nhiều đỉnh tròn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Hoạt động 2 : Bước 1 : - HS thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS chỉ vị trí núi Phan - xi – - 1 HS chỉ và độ cao là 3 143 m băng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó - Học sinh trả lời + Hỏi : . Tại sao đỉnh núi Phan – xi – băng - Vì đây là đỉnh núi cao nhất nước ta. được gọi là “ nóc nhà’’ của Tổ quốc ?. . Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan – xi – băng ? Bước 2 :. - Đỉnh nhọn, núi cao, xung quanh có mây mù che phủ. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét 3/ Khí hậu lạnh quanh năm Hoạt động 3 : - HS hoạt động cả lớp Bước 1 : - HS đọc thầm mục 2 SGK - GV Hỏi : + Khí hậu ở những nơi cao của - khí hậu quanh lạnh quanh năm, nhất là Hoàng Liên Sơn như thế nào ? vào những tháng mùa đông đôi khi có tuyết rơi. - HS nhận xét. - GV nhận xét. Bước 2 : - GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Sa Pa trên - 1 HS chỉ. bản đồ. - GV yêu cầu HS dựa và bảng số liệu SGK - Tháng 1 nhiệt độ trung bình vào em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào khoảng 9o tháng 7 khoảng 20o . tháng 1 và tháng 7 + Khí hậu Sa Pa như thế nào ? - Mát mẻ quanh năm. + Gỉai thích vì sao SaPa trở thành nơi - Nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía đẹp Bắc( Dành cho HS khá, giỏi ) - HS nhận xét. - GV chốt ý và GDMT: Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía Bắc vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn cảnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta. 4/ Củng cố , dặn dò : - Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ - Nêu nội dung bài học - Nhận xét tiết học.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Chuẩn bị bài tiếp theo. Chiều. Tiết 8 Tiết 4. ANH VĂN _________________ THỂ DỤC _________________. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. Tháng 8 / 2012 Tuần : 2 Chủ điểm : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC – XÂY DỰNG NỀ NẾP I MỤC TIÊU: 1/ Công tác chủ nhiệm : Sơ kết tuần 2. Phương hướng tuần 3 2/ Hoạt động giáo dục NGLL: ● Kiến thức: Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua ● Kĩ năng: Đoàn kết giúp đỡ nhau cùnh học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực . ● Thái độ: Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ học tập tốt II CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1/ Công việc chuẩn bị : - Các bản đăng kí giao ước thi đua 2/ Thời gian: Theo thời khóa biểu tiết SHTT tuần 2 3/ Địa điểm : Lớp 4/1 4/ Nội dung hoạt động: - Những lời dạy của Bác Hồ về học tập, rèn luyện tốt - Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ - Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua. 5/ Tiến hành hoạt động: * Tổ chức giao ước thi đua: - GV nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua . - Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ kí của các tổ viên . Tổ trưởng khi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu của tổ và xin giao ước thi đua với các tổ khác - Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời tổ viên của mình lên đọc giao ước thi đua..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Sau khi các tổ trưởng giao ước rthi đua, GV tóm tắt “ Chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể : * Về học tập : - 100 % HS được lên lớp - 100 % HS tham gia tốt các phong trào - Biện pháp : + Mỗi học sinh rèn luyện là chủ yếu. + Các tổ trưởng, tổ phó hỗ trợ giúp đỡ những HS yếu + Học nhóm, học tổ, đôi bạn giúp nhau cùng học tập. * Về rèn luyện đạo đức: - Chỉ tiêu : THĐĐ : 100 % - Biện pháp : + Gíao dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy + Gíao viên uốn nắn, sữa chữa những hành vi xấu của HS * Tổng kết hoạt động tuần qua - Tổ trưởng nhận xét đánh giá từng cá nhân - Lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần - Lớp nêu ý kiến - GV nhận xét + Ưu điểm : HS đi học đầy đủ .Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chuẩn bị bài khá tốt + Khuyết điểm - 1 số em chưa mặc đồng phục đúng quy định. - 1 số em chưa chuẩn bị bài kĩ. - 1 số em quên mang sách vở, dụng cụ học tập. 6/ Đánh giá hoạt động - Tuyên dương: Bảo Thi, Phương Thy, Mẫn Nhi, Hà Phương - Phê bình: Hạo, Tiến, Trường Huy 7/ Phương hướng hoạt động tuần tới: - Duy trì sĩ số lớp - Học bài, làm bài trước khi đến lớp. - Ổn định nền nếp bán trú. - Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Chuẩn bị tập vở đầy đủ. - Rèn chữ viết hằng ngày. KÍ DUYỆT Ngày 3 tháng 9 năm 2012. GVCN. Võ Thị Thanh Tuyền. Vũ Thị Tuyết Nga.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 2 Chủ đề : Ổn định tổ chức . Xây dựng nề nếp HS I /TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA: 1. Tổ trưởng nhận xét đánh giá từng cá nhân 2. Lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần 3. Lớp nêu ý kiến 4. GV nhận xét + Ưu điểm HS đi học đầy đủ.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ Chuẩn bị bài khá tốt + Khuyết điểm - 1 số em chưa mặc đồng phục đúng quy định : Lộc, Nam - 1 số em chưa chuẩn bị bài kĩ : Đăng, Yến, Khánh - 1 số em quên mang sách vở, dụng cụ học tập: Lợi, Tuyến 5. Tuyên dương, phê bình - Tuyên dương các em hoàn thành tốt. - Phê bình các em còn khuyết điểm. II KẾ HOẠCH TUẦN TỚI : - Duy trì sĩ số lớp - Học bài, làm bài trước khi đến lớp. - Ổn định nền nếp bán trú. - Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Chuẩn bị tập vở đầu đủ. - Rèn chữ viết hằng ngày.. Tiết 2 : HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chủ đề : Giao ước thi đua I. MỤC TIÊU : - Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua - Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ học tập tốt - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùnh học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực . II TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : a/ Hoạt động 1 : Giao ước thi đua - GV nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua . - Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ kí của các tổ viên . Tổ trưởng khi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu của tổ và xin giao ước thi đua với các tổ khác - Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời tổ viên của mình lên đọc giao ước thi đua. - Sau khi các tổ trưởng giao ước rthi đua, GV tóm tắt “ Chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể : * Về học tập : - 100 % HS được lên lớp - 100 % HS tham gia tốt các phong trào - Biện pháp : + Mỗi học sinh rèn luyện là chủ yếu. + Các tổ trưởng, tổ phó hỗ trợ giúp đỡ những HS yếu.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Học nhóm, học tổ, đôi bạn giúp nhau cùng học tập. * Về rèn luyện đạo đức: - Chỉ tiêu : THĐĐ : 100 % - Biện pháp : + Gíao dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy + Gíao viên uốn nắn, sữa chữa những hành vi xấu của HS b/ Hoạt động 2 : HS thảo luận - Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện về học tập rèn luyện đạo đức - Hình thức : Lớp trưởng lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp để cả lớp thảo luận -Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : - GVCN nêu lên những gì cả lớp thống nhất với bản giao ước thì cố gắng cùng nhau thực hiện thật tốt. TUẦN 3 ( Từ 5 / 9 / 2011 đến 9 / 9 / 2011 ) Ngày HAI 5/9. Tiết 3 5 11 3 3 7 5. Môn Tập đọc Toán Đạo đức Lịch sử BDHSGTV Tin học. TÊN BÀI DẠY Chào cờ Thư thăm bạn ( KNS ) ( GDMT ) TriỆu và lớp triệu ( tt ) Vượt khó trong học tập ( tiết 1 ) Nước Văn Lang.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> BA 6/9. TƯ 7/9. NĂM 8/9. SÁU 9/9. 3 12 5 5 5 3 3. Chính tả Toán Khoa học Thể dục Anh văn PĐHSY Kĩ thuật. ( Nghe viết ) Cháu nghe câu chuyện của bà Luyện tập Vai trò của chất đạm và chất béo ( GDMT). 3 13 5 5 3 8 3. Kể chuyện Toán Tập làm văn LT và câu Âm nhạc BDHSGToán Ôn luyện toán. Kể chuyện đã nghe, đã đọc Luyện tập Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật Từ đơn và từ phức. 5 14 5 5 6 9 3. Tập đọc Toán Thể dục Tin học Khoa học BDHSGToán Ôn luyện TV. Người ăn xin ( KNS ) Dãy số tự nhiên. 6 15 6 3 6 3 3. LT và câu Toán Tập làm văn Địa lí Anh văn Mĩ thuật SH tập thể. MRVT : Nhân hậu – Đoàn kết ( GDMT ) Viết số tự nhiên trong hệ thập phân Viết thư ( KNS ) Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Khâu thường ( tiết 1 ). Vai trò của vi-ta-min và chất khoáng,…. Ổn định tổ chức. Xây dựng nề nếp HS.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> _________________________. Tiết 4. PHỤ ĐẠO TOÁN.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> I. MỤC TIÊU : Giúp HS nhận biết được - Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp - Gía trị của từng chữ số II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài tập 1 : Viết mỗi số sau thành tổng : 789 408 ; 900 007 ; 64 905 ; 290 005 ; 479 700. Hoạt động của HS 789 408 = 700 000 + 80 000 + 9000 + 400 + 8 900 007 = 900 000 + 7 64 905 = 60 000 + 4000 + 900 + 5 290 005 = 200 000 + 90 000 + 5 479 700 = 400 000 + 70 000 + 9 000 + + 700. Bài tập 2 : Viết số biết số đó gồm a/ 9 chục nghìn và 6 đơn vị b/ 4 trăm nghìn , 8 nghìn và 5 chục c/ 7 trăm nghìn , 3 trăm , 9 chục và 2 đơn vị. a/ 90 006 b/ 408 050 c/ 700 392. _____________________. Tiết 2. ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT. I. MỤC TIÊU : - Củng cố lại nội dung hai bài tập đọc đã học II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Hoạt động của GV Hãy chọn ý đúng trong các câu sau đây : 1/ Trong bài tập đọc Dế Mèn bênh. Hoạt động của HS.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> vực kẻ yếu , Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ? a/ Nhà trò mới lột xác b/ Nhà Trò bị bọn nhện bắt nạt c/ Nhà Trò đang bị ốm d/ Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội 2/ Cử chỉ và hành động nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? a/ Em đừng sợ , hãy trở về cùng tôi đây b/ Tôi lại gần , chị Nhà Trò vẫn khóc c/ Tôi xoè cả hai càng ra d/ Dắt Nhà Trò đi 3/Trong bài Mẹ ốm : Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình như thế nào ? a/ Mẹ là tất cả của con b/ Con không thể thiếu mẹ được c/ Mẹ là đất nước tháng ngày của con d/ Mẹ là thiêng liêng cao cả 4/ Ý nghĩa của bài thơ Mẹ ốm a/ Tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ b/ Lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ c/ Tình yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với. Ýc : Tôi xoè cả hai càng ra. Ý c : Mẹ là đất nước tháng ngày của con. Ý c : Tình yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , long biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. Tiết 4. THỂ DỤC ________________________. Tiết 4. TIN HỌC ________________________. Tiết 4 I MỤC TIÊU. Ý d : Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá cuội. ÔN LUYỆN TOÁN.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Củng cố về so sánh các số có nhiều chữ số II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP : Bài tập 1 : 687653 > 98978 493701 < 654702 687653 > 687599 700000 > 69999 857432 = 857432 857000 > 856999 Bài tập 2 : a/ Gạch dưới số lớn nhất : 356872 ; 283576 ; 638572 ; 725863 b/ Gạch dưới số bé nhất : 943567 ; 394765 ; 563947 ; 349675 Bài tập 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm : a) Số “ Bảy mươi nghìn” viết là : 70000 b/ Số “ Một trăm nghìn” viết là : 100000 c) Số “ Ba trăm mười lăm nghìn” : 315000 d) Số “ Hai trăm tám mươi nghìn” : 280000 _____________________. Người soạn. BGH Duyệt. Vũ Thị Tuyết Nga. PHỤ ĐẠO HS YẾU. Tiết 3. ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT. I MỤC TIÊU - Biết chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài tập 1 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu.. Hoạt động của HS - Chọn cách viết đúng từ đã cho trong.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - GV yêu cầu 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm VBT. - GV nhận xét. Bài tập 2 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - GV đọc từng câu yêu cầu HS trả lời. a/ Để nguyên – tên một loài chim Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời. b/ Để nguyên – vằng vặc trời đêm Thêm sắc – màu phấn cùng em tới trường. ngoặc. - HS làm bài. - HS làm bảng phụ trình bày kết quả. Tìm chỗ ngồi Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng : - Thưa ông ! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ? - Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao ! - Dạ không, Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không. - HS nhận xét. - Giải các câu đố. - sao - trắng - HS nhận xét.. - GV nhận xét.. I MỤC TIÊU - Biết thêm một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân. - Biết phân biệt những từ cùng nhóm nghĩa với nhau. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài tập 1 : Gạch bỏ từ cùng nhóm nghĩa với các từ coàn lại trong mỗi dãy từ sau : a/ nhân vật, nhân hậu, nhân ái, nhân từ. a/ nhân vật b/ nhân dân, nhân loại, nhân đức, nhân b/ nhân đức gian. c/ nhân sự, nhân lực, nhân quả, nhân c/ nhân quả công..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống để tạo thành những câu tục ngữ a/ Anh em như thể …………. Rách lành …….dở hay đỡ đần. b/ Chị …. em … c/ Ở … gặp … d/ Một con ngựa … cả tàu…. Bài tập 3 : Đánh dấu vào từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau : Chúng ta cần mở rộng vòng tay…..để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Nhân đạo nhân ái Nhân đức nhân từ. Tiết 2. a/ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. b/ Chị ngã em nâng c/ Ở hiền gặp lành d/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Chúng ta cần mở rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.. ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT. I MỤC TIÊU - Đọc truyện và trả lời câu hỏi - Biết tác dụng của dấu hai chấm. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV 1/ Đọc truyện Ông lão nhân hậu - Yêu cầu HS đọc truyện.. Hoạt động của HS - HS đọc truyện Ông lão nhân hậu ( Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán – Tập 1 / 10,11 ). 2/ Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng a/ Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình ? Vì cô bé hát khẽ quá. Vì cô bé tự thấy mình hát tồi quá. Vì cô bé loại khỏi dàn đồng ca - Vì cô bé loại khỏi dàn đồng ca b/ Khi cô bé hát, ai đã khen cô ? Một bà cụ tóc bạc. Một ông cụ tóc bạc. - Một ông cụ tóc bạc. Một người chăm sóc cây. c/ Ông cụ có nghe được lời hát của cô bé không ? Vì sao ? Có. Vì tai ông cụ còn thính. Không. Vì ông cụ bị điếc từ lâu. - Không. Vì ông cụ bị điếc từ lâu. Có. Vì sau này ông cụ mới bị điếc. d/ Theo em, nếu gặp lại ông cụ, cô ca.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> sĩ nổi tiếng sẽ nói gì ? Cảm ơn ông. Nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài. Cảm ơn ông. Ông đã sớm phát hiện ra tài năng của cháu. Cháu đã trổ thành một ca sĩ nổi tiếng rồi, ông ạ. e/ Em có thể dùng từ ngữ nào để nói về ông cụ ? Nhân đạo. Nhân hậu. Nhân nghĩa. - Cảm ơn ông. Nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài.. - Nhân hậu.. 3/ Đánh dấu x vào ô thích hợp: Tác dụng của dấu Báo hiệu bộ phận đứng hai chấm sau là lời nói của nhân Câu có dấu vật hai chấm a/ Cô tự hỏi: “ Tại sao mình không được hát nữa ? Chẳng lẽ mình hát tồi thế sao ?” b/ Ông cụ chăm chú lắng nghe rồi vỗ tay nói: “ x Cảm ơn cháu bé. Cháu hát hay lắm !”. Tiết 5. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ ( lời nói bên trong ) của nhân vật. x. BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TOÁN. I MỤC TIÊU - Biết so sánh, phân tích các số thành tổng. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 74352 ; 74525 ; 74098 ; 74531 ; 74163 Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến lớn bé 782079 ; 761465 ; 783002 ; 761538 Bài 3 : Viết các số sau thành tổng - 73541 - 6532. Hoạt động của HS - 74098; 74163 ; 74352 ; 74525; 74531 - 783002; 782079; 761538; 761465 - 73541= 7000 + 300 + 500 + 40 + 1 - 6532 = 6000 + 500 + 30 + 2.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> - 90025 Bài 4 : Viết >,<,= vào ô trống 287531 99653 62452 62452 90025 150046 86357 86000 + 375. Tiết 4. - 90025= 90000 + 20 + 5 287531 62452 90025 86357. > = < <. 99653 62452 150046 86000 + 375. ÔN LUYỆN TOÁN. I. MỤC TIÊU - Củng cố lại các hàng và lớp II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống ( HS điền vào ô trống và nêu kết quả ) Bài 2 : Viết vào chỗ chấm a/ Trong số 678 325 , chữ số 3 ở hàng trăm , lớp đơn vị b/ Trong số 678 387 , chữ số 6 ở hàng trăm nghìn , lớp nghìn c/ Trong số 875 321 , chữ số 5 ở hàng nghìn , lớp nghìn d/ Trong số 972 615 , chữ số 7 ở hàng chục nghìn , lớp nghìn e/ Trong số 873 291 , chữ số 9 ở hàng chục , lớp đơn vị f/ Trong số 873 291 , chữ số 1 ở hàng đơn vị , lớp đơn vị Bài 3 Viết số thích hợp vào ô trống SỐ Gía trị của chữ số 2 Gía trị của chữ số 3 Gía trị của chữ số 5. 543 216 200 3000 500 000. 254 316 200 000 300 50 000. 123 456 20 000 3000 50. Bài 4 : Viết số thành tổng 73541 = 70 000 + 3000 + 500 + 40 + 1 6532 = 6000 + 500 + 30 + 2 83071 = 80 000 + 3000 + 70 + 1 90025 = 90 000 + 20 + 5 Tiết 4. ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT. I MỤC TIÊU - Biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để thành câu chuyện. II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Hoạt động của GV. Hoạt động của HS.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - GV yêu cầu HS điền tên nhân vật ( Chích hoặc Sẻ ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện. - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm VBT 1/ Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. 5/ Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. 2/ Thế là hằng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. 4/ Khi ăn hết Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. 7/ Gío đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa. 3/ Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy. 6/Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình. 8/Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. 9/ Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ : “ Chích đã cho mình một bài học quí về tình bạn” - HS nhận xét.. - GV nhận xét.. Tiết 2. ÔN LUYỆN TOÁN. I MỤC TIÊU - Biết viết số và điền số thích hợp vào chỗ trống II HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Bài 1: Viết theo mẫu Viết số 840695 698321 584369. Đọc số. Chữ số 9 thuộc hàng Chục. Tám trăm bốn mươi nghìn sáu trăm chín mươi lăm Sáu trăm chín mươi tám nghìn Chục nghìn ba trăm hai mươi mốt Năm trăm tám mươi bốn Đơn vị nghìn ba trăm sáu mươi chín.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Bài 2: Viết số a/ Sáu trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm tám mươi tư : 675384 b/ Ba trăm hai mươi bốn nghìn năm trăm bốn mươi tám : 324548 c/ Năm trăm bốn mươi tám nghìnkhông trăm sáu mươi bảy : 548067 d/ Chín trăm nghìn một trăm linh một : 900101 Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm a/ 812364; 812365; 812366; 812367; 812368 b/ 704686; 704687; 704688; 704689; 704690 c/ 599100; 599200; 599300; 599400; 599500 Bài 4: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số Số Giá trị của chữ số 5. 75826 5000. 24957 50. 538102 500000. 416538 500.
<span class='text_page_counter'>(56)</span>