Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa môn tiếng anh cơ bản tại trường trung cấp nghề trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.84 KB, 126 trang )

CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sư
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô, các anh chị, và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Đoàn Thị Huệ Dung
- Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh, người
trưc tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thưc hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Tiến sĩ Võ Thị Xuân đã hết lòng giúp đỡ, và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các đồng nghiệp tại trường Trung cấp
nghề Trà Vinh và các giáo viên bộ môn tiếng Anh tại các trường THPT trên địa bàn
Thành phố Trà Vinh đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu trong quá trình thưc hiện luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.
Tp.HCM, ngày... tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

i


TÓM TẮT

Hội nhập toàn cầu đã cho thấy ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu đối với


con người trong thế kỷ 21. Tiếng Anh, với tư cách là môn ngoại ngữ phổ biến nhất
trong chương trình đào tạo của các bậc học, cấp học, là mơn văn hóa cơ bản, bắt
buộc không chỉ trong chương trình giáo dục phổ thông, mà còn là môn học chung
bắt buộc đối với các bậc học cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Môn tiếng Anh cơ bản ở trường trung cấp nghề là một trong sáu môn học chung bắt
buộc, cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức
khoa học, kỹ thuật tiên tiến, học sinh khi ra trường là những người trưc tiếp làm
việc trong các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước, là người trưc tiếp sử dụng các
trang thiết bị hiện đại vì vậy phải có một khả năng tiếng Anh nhất định để giao tiếp
cũng như hiểu được các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, do quy trình
giảng dạy còn lạc hậu về phương pháp, hệ thống sách giáo khoa, giáo trình và sách
tham khảo còn hạn chế và nhiều nguyên nhân tác động khác, chất lượng dạy và học
tiếng Anh ở Trường nghề chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn trên một bình diện
chung. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này nên người nghiên cứu
chọn nội dung nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực
hóa mơn tiếng Anh cơ bản tại trường Trung cấp nghề Trà Vinh” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp với mong ḿn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh tại trường trung cấp nghề Trà Vinh.
Luận văn được triển khai trên 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Hệ thớng cơ sở lý ḷn và thưc tiễn có liên quan đến lĩnh vưc
nghiên cứu như: Cơ sở lý thuyết về tích cưc hóa, phương pháp dạy học, dạy học tích
cưc, một số phương pháp dạy ngoại ngữ và lý luận về dạy ngoại ngữ theo phương
pháp giao tiếp làm cơ sở cho các chương sau.

ii


Chương 3: Người nghiên cứu tiến hành khảo sát thưc trạng về giảng dạy học
tập môn tiếng anh cơ bản tại trường TCN Trà Vinh để làm cơ sở đề xuất các giải

pháp nâng cao chất lượng dạy học.
Chương 4: Ở chương 4 này người nghiên cứu đã đưa ra được các hướng giải
quyết những vấn đề mà giả thuyết khoa học đã đặt ra. Từ việc xây dưng đề cương
chi tiết môn học, đề xuất và hướng dẫn cụ thể các phương pháp giảng dạy thích hợp
cũng như đã vận dụng vào để thiết kế bài dạy mẫu thưc tế trong chương trình. Để
kiểm chứng tính phù hợp và khả thi của các giải pháp đã được đề xuất, NNC đã tiến
hành khảo sát bằng hình thức dùng phiếu điều tra tới đối tượng là những giáo viên
dạy tiếng Anh. Bên cạnh đó NNC cũng đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cơ bản nhằm lấy ý kiến đóng
góp trưc tiếp về các giải pháp đã được đưa ra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Ở phần này người nghiên cứu đã tóm tắt
toàn bộ cơng việc đã nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với
việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Người nghiên cứu tin tưởng rằng ứng dụng
kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu này vào thưc tiễn sẽ nâng cao chất lượng
dạy học môn tiếng Anh cơ bản của trường Trung cấp nghề Trà Vinh.

iii


ABSTRACT
Global integration has demanded foreign languages to be indispensable tools
for people in the 21st century. English, the most popular foreign language in the
curriculum of courses, at all educational levels, is a basic subject not only in the
compulsory education program but also subjects generally required for higher
education in the Vietnamese national education system. Basic English, one of the
six compulsory subjects at vocational schools, provides learners a new
communication tool to acquire the scientific knowledge and advanced technology.
When the learners graduate from these schools, they directly work in companies,
domestic and foreign enterprises and directly use modern equipment. Therefore,
they must have certain ability about using English to communicate and understand

the intruction of using equipment. However, due to obsolete teaching methods,
limited resources of books, references and many other causes, the quality of
teaching and learning English at vocational secondary schools is not effective.
Recognizing the importance of this, the reseacher has developed the study:
Enhancing the teaching quality for Basic English Course at Tra Vinh
Vocational School by applying Learner – centered approach.
The thesis consists of five chapters.
Chapter 1: Overview
Chapter 2: The review of the literature on the theory and practices related to
research areas such as: the theory of ative learning, an overview of teaching
methods, English methodology and the theoretical communicative method as the
basis for later chapters
Chapter 3: The researcher examined the status of teaching and learning of the
Basic English at Tra Vinh Vocational School as a basis for proposing solutions to
improve the quality of learning.
Chapter 4: In this chapter, the researcher gave the direction to solve the
problems that scientific hypotheses posed. Such as: The construction of detailed

iv


course outline, proposing specific guidelines of appropriate teaching methods and
having applied the model to design practical lesson in the syllabus
Chapter 5: Conclusions and recommendations. In this section, the researcher
summarized the whole researched tasks and put forward some proposals for the
improvemet of teaching methods. The researcher believe that the application results
of this research will enhance the teaching quality of the Basic English in Tra Vinh
Vocational School.

v



MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân........................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................... ii
Cảm tạ .................................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................iv
Mục lục ...............................................................................................................viii
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................xii
Danh sách các hình .............................................................................................xiii
Danh sách các bảng ............................................................................................xiv
3B1.1 Lý do chọn đề tài 1
4B1.6 Giới hạn đề tài 4
5B1.7 Giả thuyết nghiên cứu 4
6B1.8 Phương pháp nghiên cứu 4
7B 2.7 Quy trình 3 bước của giờ lên lớp 27
8B 2.8 Sư khác biệt giữa cách dạy cũ và cách dạy mới 27

0BChương 4 46
1BXÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 46
2BVÀ THIẾT KẾ DẠY HỌC ĐỀ XUẤT 46
9B 4.1 Xây dưng đề cương chi tiết môn tiếng Anh cơ bản 46
10B 4.2 Thiết kế dạy học đề xuất 51
11B 4.3 Đổi mới quy trình lên lớp của GV theo định hướng thưc hành giao tiếp 52
12B 4.7 Hướng dẫn giờ lên lớp theo từng kỹ năng cụ thể 56


vi


DANH SÁCH CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHTC:

Dạy học tích cưc

GD :

giáo dục

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

NDDH:

Nội dung dạy học

PP:

Phương pháp

PPDH:


Phương pháp dạy học

PPDH TC:

Phương pháp dạy học tích cưc

PPGD

Phương pháp giảng dạy

QTDH:

Quá trình dạy học

Sts:

students (học sinh)

TACB:

Tiếng Anh cơ bản

TCN:

Trung cấp nghề

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3-1: Xếp loại học tập môn Tiếng Anh cơ bản các năm qua ................Error:
Reference source not found

Bảng 3.2 Sư cần thiết của môn Tiếng Anh .............Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Tính hợp lý về thời lượng chương trình ........Error: Reference source not
found

Bảng 3.4 Mức độ khó của kiến thức trong chương trình . .Error: Reference source
not found

Bảng 3.5 Kỹ năng HS thích học ................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5 Kỹ năng GV gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy Error: Reference
source not found

Bảng 3.6 Quan niệm của GV về PPDH tích cưc ..Error: Reference source not found
Bảng 3.7 GV đánh giá tình hình học tập môn TACB của HS Trường TCN Trà
Vinh ....................................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Mức độ GV sử dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy
.............................................................................................. Error: Reference source not found

Bảng 3.9 Biện pháp GV thưc hiện nhằm phát huy tính tích cưc cả HS.. Error:
Reference source not found

viii



Bảng 3.10 Những yếu tố cần được thay đổi trong quá trình thưc hiện công
việc giảng dạy..................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.11 Đánh giá của HS về nội dung chương trình môn học Tiếng Anh......
Error: Reference source not found

Bảng 3.12 Ý kiến của HS về hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy của
GV ...................................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.13 Ý kiến của HS về các nguyên nhân tác động tích cưc đến hứng thú
học Tiếng Anh .................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.14 Ý kiến của HS về các nguyên nhân tác động tiêu cưc đến hứng thú
học Tiếng Anh .................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1: GV đánh giá sư cần thiết việc áp dụng quy trình 3 bước vào giảng
dạy tiếng Anh...................................................... Error: Reference source not found
Bảng 4.2: GV đánh giá mức độ hợp lý của việc vận dụng quy trình 3 bước
được vào dạy học môn tiếng Anh .............................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 GV đánh giá mức độ đáp ứng cơ sở vật chất đối với nhiệm vụ dạy học
môn tiếng Anh ................................................................. Error: Reference source not found
Bảng 4.4: GV đánh giá mức độ đạt được của bài thiết kế mẫu . .Error: Reference
source not found

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

3B1.1 Lý do chọn đề tài 1
4B1.6 Giới hạn đề tài 4
5B1.7 Giả thuyết nghiên cứu 4
6B1.8 Phương pháp nghiên cứu 4

7B 2.7 Quy trình 3 bước của giờ lên lớp 27
8B 2.8 Sư khác biệt giữa cách dạy cũ và cách dạy mới 27

0BChương 4 46
1BXÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 46

ix


2BVÀ THIẾT KẾ DẠY HỌC ĐỀ XUẤT 46
9B 4.1 Xây dưng đề cương chi tiết môn tiếng Anh cơ bản 46
10B 4.2 Thiết kế dạy học đề xuất 51
11B 4.3 Đổi mới quy trình lên lớp của GV theo định hướng thưc hành giao tiếp 52
12B 4.7 Hướng dẫn giờ lên lớp theo từng kỹ năng cụ thể 56
Hình 4.2 Sơ đồ minh họa tiết dạy kỹ năng đọc hiểu ....Error: Reference source not
found

Hình 4.3 Sơ đồ minh họa tiết dạy kỹ năng nói.... Error: Reference source not found
Hình 4.4 Sơ đồ minh họa tiết dạy kỹ năng Nghe hiểu . Error: Reference source not
found

Hình 4.5 Sơ đồ minh họa tiết dạy kỹ năng Viết . . .Error: Reference source not found

x


Chương 1

TỔNG QUAN
3B


1.1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục

tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước
công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố qút định thắng lợi của
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập q́c tế là con người, là nguồn
lưc người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng
dân trí được nâng cao.
Về mục tiêu giáo dục Việt nam là: Xây dưng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và
tính tích cưc cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thưc
hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dưng và bảo vệ
Tổ quốc. Mục tiêu của giáo dục trong mọi thời đại, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cưc, năng động và sáng tạo của người
học, nhằm hình thành năng lưc nhận biết và giải quyết vấn đề cho người học.
Để đạt được mục tiêu này, một trong những trọng tâm là đổi mới chương
trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà cụ thể là tập trung vào cải tiến
phương pháp dạy và học (PPDH). Chỉ có cải tiến căn bản phương pháp dạy và học
chúng ta mới có thể tạo được sư cải tiến thưc sư trong giáo dục. Đảng và Nhà nước
cũng như Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi
mới PP dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học,
phát huy tư duy sáng tạo và năng lưc đào tạo của người học, coi trọng thưc hành,
thưc nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét. học vẹt, học chay”.
Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 (điều 5 khoản 2) đã ghi: “PPGD phải
phát huy tính tích cưc, tư giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lưc tư học, khả năng thưc hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có chỉ thị sớ 15/1999/CT-BGDĐT u cầu

1



các trường Sư phạm phải “đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường
sư phạm nhằm tích cưc hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cưc chủ động sáng
tạo và năng lưc tư học, tư nghiên cứu của người học. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo
trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai
trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.” và gần dây
nhất là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Số: 38/2005/QH11 đã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại
kỳ họp thứ 6 ngày 25/11/2009 và có hiệu lưc thi hành từ ngày 01/7/2010.
Tiếng Anh, với tư cách là môn ngoại ngữ phổ biến nhất trong chương trình
đào tạo của các bậc học, cấp học, là mơn văn hóa cơ bản, bắt buộc khơng chỉ trong
chương trình giáo dục phổ thông, mà còn là môn học chung bắt buộc đối với các
bậc học cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Với đặc trưng riêng,
mơn tiếng Anh góp phần cải tiến phương pháp dạy học, lồng ghép và chuyển tải nội
dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông. Cùng với các môn học và hoạt
động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách
học sinh, giúp cho việc thưc hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở mọi cấp học.
Môn tiếng Anh cơ bản ở trường trung cấp nghề là một trong sáu môn học
chung bắt buộc, cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những
tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú
trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Thưc tế cũng cho thấy tiếng
Anh nó khơng chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là một công cụ không thể thiếu
để tiếp cận tri thức khoa học của nhân loại.
Nói hẹp hơn, với nguồn nhân lưc lao động được đào tạo từ các trường nghề ở
trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, là những người trưc tiếp làm việc trong
các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước, là người trưc tiếp sử dụng các trang thiết
bị hiện đại vì vậy phải có một khả năng tiếng Anh nhất định để giao tiếp cũng như
hiểu được các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, do quy trình giảng dạy
còn lạc hậu về phương pháp, hệ thống sách giáo khoa, giáo trình và sách tham khảo

còn hạn chế cho nên hiệu quả công tác dạy và học tiếng Anh ở nước ta chưa cao.

2


Theo đánh giá của một số chuyên gia giáo dục, chất lượng dạy và học tiếng Anh ở
các bậc học hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra cho môn
học. Trình độ và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh khi ra trường và
thậm chí là giáo viên hạn chế cả bớn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hậu quả lớn nhất
là sinh viên ra trường đã đánh mất những cơ hội làm việc, thăng tiến trong nghề
nghiệp do kém ngoại ngữ. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học mơn tiếng Anh
trong trường nghề, để học sinh có những kỹ năng cần thiết, thuận lợi trong việc học
tiếp tục lên các bậc học cao hơn, hoặc đi làm là một trăn trở lớn của ngành giáo dục.
Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề
quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế-văn hóa đất nước. Là
giáo viên, một cán bộ quản lý của Trường Trung Cấp nghề Trà Vinh, người nghiên
cứu đã có thời gian tham gia giảng dạy môn tiếng Anh cho trường. Nhận thức được
tầm quan trọng của môn học này nên người nghiên cứu chọn nội dung nghiên cứu
“Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa mơn tiếng Anh cơ bản
tại trường Trung cấp nghề Trà Vinh” làm đề tài ḷn văn tớt nghiệp với mong
ḿn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
tiếng Anh tại trường trung cấp nghề Trà Vinh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cơ bản trình độ trung cấp nghề
tại trường Trung cấp nghề Trà Vinh bằng phương pháp dạy học tích cưc.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận khoa học sư phạm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề
tài.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng tích cưc
- Đánh giá thưc trạng dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp nghề Trà

Vinh hiện nay
- Xây dưng quy trình dạy học phù hợp nhằm tích cưc hóa các hoạt động học
tập mơn tiếng Anh đối với học sinh trung cấp nghề

3


1.4 Đối tượng nghiên cứu
Dạy học môn tiếng Anh tại trường trung cấp nghề Trà Vinh theo hướng thưc
hành giao tiếp.
1.5 Khách thể nghiên cứu
- Hoạt dộng dạy học môn tiếng Anh tại trường trung cấp nghề Trà Vinh.
- Giáo viên dạy môn tiếng Anh tại trường TCN Trà Vinh.
- Học sinh trường trung cấp nghề Trà Vinh
4B

1.6 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung:
- Lý luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cưc hóa người học
- Thưc trạng giảng dạy môn tiếng Anh cơ bản tại trường TCN Trà Vinh.
- Xây dưng quy trình dạy học các kỹ năng của tiếng Anh phù hợp nhằm tích

cưc hóa các hoạt động học tập mơn tiếng Anh đối với HS trung cấp nghề Trà Vinh.
5B

1.7 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đánh giá đúng thưc trạng giảng dạy môn tiếng Anh và xác định được các

phương pháp giảng dạy tích cưc phù hợp áp dụng vào việc giảng dạy thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường TCN Trà Vinh.

6B

1.8 Phương pháp nghiên cứu

1.8.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Tham khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan, kế thừa những thành tưu đã
đạt được. Đọc các văn bản, Quy định về đổi mới nội dung, chương trình và phương
pháp dạy học.
- Các tạp chí, báo cáo khoa học, sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy có
liên quan về dạy học theo hướng tích cưc hóa, các tài liệu lưu trữ, sách giáo khoa,
sớ liệu thớng kê...
1.8.2 Phương pháp trị chuyện, trao đổi
- Trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp nghề,
đặc biệt là giáo viên dạy môn tiếng Anh để biết thêm tình hình, đặc diểm của học
sinh trung cấp nghề

4


1.8.3 Phương pháp điều tra , phỏng vấn
Dùng phiếu câu hỏi lấy ý kiến của những giáo viên, học sinh về các nội dung
cần thiết cho thưc hiện đề tài.
1.8.4 Phương pháp chuyên gia
Tổ chức hội thảo chuyên đề để lấy ý kiến của các nhà chuyên môn.
1.8.5 Phương pháp thống kê tốn học
Thớng kê, phân tích kết quả khảo sát.
1.9 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong năm chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cưc hóa người học

chương 3: Thưc trạng về giảng dạy học môn tiếng Anh cơ bản tại trường
TCN Trà Vinh.
Chương 4: Xây dưng đề cương môn học và thiết kế dạy học đề xuất theo
hướng tích cưc hóa người học
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
2.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.1.1 Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường
Phương pháp dạy học tích cưc là hệ thống phương pháp dạy học nhằm phát
huy cao độ tính tích cưc hoạt động của học sinh trong quá trình học tập, vấn đề này
đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong lịch sử phát triển
của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về dạy học tích cưc đã được các nhà giáo dục
bàn đến từ lâu: Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bới đã từng nói đến tầm quan
trọng to lớn của việc phát huy tính tích cưc, chủ động của học sinh và nói nhiều đến
phương pháp và biện pháp phát huy tính tích cưc nhận thức. Socrat (469 – 339
TCN) nhà triết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đã từng dạy các học trò của
mình bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học dần dần phát
hiện ra chân lý. Khổng Tử (551– 479 TCN) nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của
Trung Hoa cổ đại đòi hỏi người ta phải học và tìm tòi, suy nghĩ, đào sâu trong quá
trình học. Ơng nói: “Khơng tức giận vì muốn biết, thì không gợi mở cho, không bưc
tức vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bớn góc, bảo cho biết một góc
mà khơng suy ra ba góc kia thì khơng dạy nữa…”. Montaigne (1533 - 1592) nhà
quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu lý luận, đặc biệt là về giáo dục, ông đề ra

phương pháp giáo dục “học qua hành” Ông cho rằng muốn đạt được mục tiêu tốt
nhất, hiệu quả nhất là để HS liên tục hành để học, học qua hành. Vậy vấn đề không
phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục, thao thao bất tuyệt. Trái lại,
chủ yếu là HS hoạt động, vận dụng khả năng xét đoán của mình. J.J.Rousseau (1712
- 1778), thiên tài lý luận của pháp thời ký khai sáng thì cho rằng muốn giáo dục con
người tốt phải bằng hoạt động tiếp cận đới tượng với hoạt động, với thưc tế. Ơng
nhận xét, cách giảng dạy ba hoa sẽ tạo nên những con người ba hoa, đừng cho trẻ

6


em khoa học mà phải để nó tư tìm tòi ra khoa học. Ơng viết: “khơng dạy các em
mơn khoa học mà chỉ khêu gợi tinh thần yêu chuộng khoa học và cấp cho các em
phương pháp học khoa học, khi nào tinh thần yêu chuộng khoa học phát triển hơn
nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của mỗi nền giáo dục tốt”.
Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây đều tìm đến con đường phát
huy tính tích cưc học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụ thể như: Kharlamôp,
nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn “Phát huy tính tích cưc học tập của học sinh như
thế nào” đã viết trong phần lời nói đầu: “Một trong những vấn đề căn bản mà nhà
trường Xô Viết hiện đang lo lắng và giải quyết là việc phát huy tính tích cưc trong
hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Trong cuốn “Dạy học
nêu vấn đề” của tác giả I.Ia Lecne nhà giáo dục Xơ Viết đã nói: “Mục đích của tập
sách mỏng này là làm sáng tỏ bản chất của PPDH gọi là dạy học nêu vấn đề, vạch
rõ cơ sở của phương pháp đó, tác dụng của nó và phạm vi áp dụng nó” V.Ơkơn, nhà
giáo dục Ba Lan nổi tiếng đã đúc kết ra những kết qủa tích cưc của công trình thưc
nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tích cưc. Ông đã nêu lên tính quy
luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách áp dụng phương pháp vào một sớ ngành
khoa học và điều đó được thể hiện cụ thể ở cuốn sách “Những cơ sở của việc dạy
học nêu vấn đề”
Căn cứ vào các tác giả nêu trên, người nghiên cứu thấy việc nghiên cứu

phương pháp dạy học tích cưc trên thế giới đã đi trước chúng ta từ rất lâu. Người ta
đã thấy rõ vai trò to lớn của phương pháp dạy học tích cưc đối với sư nghiệp giáo
dục và sư phát triển xã hội.
2.1.2 Ý kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực
Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, dạy học tích cưc đã bắt đầu
được đề cập một cách trưc tiếp hoặc gián tiếp trong giáo trình Giáo dục học, Tâm lý
học, phương pháp giảng dạy bộ môn. Trong các trường Sư phạm đã xuất hiện tư
tưởng “Phương pháp giáo dục tích cưc”, khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành
quá trình tư đào tạo”.

7


Trước hết phải nói đến quan điểm về giáo dục của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
(1890 – 1969). Người đã nói rõ về phương pháp dạy học “phải nâng cao và hướng
dẫn việc tư học” hoặc “Lấy tư học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Quan
điểm này cho thấy muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lưa chọn những
phương pháp dạy học đề cao năng lưc tư học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và
sáng tạo của người học.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài: “Một phương pháp cưc kỳ quý
báu” đăng trên báo nhân dân ngày 18/11/1994 viết: PP dạy học mà các đồng chí nêu
ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm. Người ta phải đặt ra những câu hỏi,
đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, đòi hỏi người nghe, người đọc, dẫu là
người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi… PPDH tích cưc này
có khả năng phát triển được những năng lưc đang ngủ yên ở mỗi con người…”
Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD &ĐT) trong bài: “Cách mạng về
PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới” đăng trên tạp
chí nghiên cứu GD số 1/1995 viết: “muốn đào tạo được con người khi bước vào đời
là con người tư chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải
hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tư

chủ, năng động và sáng tạo. Người học tích cưc học bằng hành động của mình.
Người học tư tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, khám phá
ra cái chưa biết. Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình
huống chứ không phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh”.
Nguyễn Kỳ trong bài “Biến quá trình dạy học thành quá trình tư học” đã đưa ra
những cơ sở lý luận về PPDH tích cưc. Tác giả cũng chỉ rõ quá trình tư học là quá
trình tư nghiên cứu, tư thể hiện, tư kiểm tra, tư điều chỉnh dưới sư hướng dẫn, tổ
chức, trọng tài của thầy. Trong bài: “PP giáo dục tích cưc ” đăng trên tạp chí NCGD
số 7/1993, Nguyễn Kỳ chỉ rõ: Trẻ em là chủ thể học tích cưc bằng hành động của
chính mình. Lớp học là cộng đồng các chủ thể. Thầy giáo tư nguyện bỏ vai trò chủ
thể, trở thành người thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn. Trần Bá Hoành với các bài:
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, đăng trên tạp chí NCGD số 1/1994, bài: “PP

8


tích cưc” đăng trên tạp chí NCGD số 3/1996, bài: “Phát triển trí sáng tạo của học
sinh và vai trò của giáo viên” đăng trên tạp chí NCGD số 9/1999 nêu rõ: Thế nào là
dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thế nào là PP tích cưc, thế nào là PP hợp tác.
Tác giả đã chỉ rõ những đặc trưng của PP tích cưc.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách: “Phát triển tính tích cưc, tính tư
lưc của học sinh trong quá trình dạy học” tác giả đã đưa ra quan niệm học là hoạt
động tích cưc, tư lưc và là trung tâm của quá trình dạy học và đã nêu lên các
phương pháp nhằm tích cưc hoá hoạt động của học sinh.
2.2 Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực
2.2.1 Cơ sở Triết học
Xuất phát từ quan điểm của duy vật biện chứng: mọi sư vật tồn tại trong thế
giới khách quan luôn vận động phát triển không ngừng. Trong QTDH cũng vậy mọi
thành tố cấu trúc của QTDH luôn vận động, có mới quan hệ, tác động qua lại, biện
chứng với nhau, sư đổi mới trong giáo dục nói chung, trong dạy học các mơn giáo

dục xã hội nói riêng mà cụ thể là môn tiếng Anh thường được bắt đầu và được biểu
hiện rõ nét trong lĩnh vưc đổi mới cả NDDH và PPDH.
2.2.2 Cơ sở Tâm lý học
Dạy học phát huy tính tích cưc học tập của HS dưa trên cơ sở tâm lý học cho
rằng nhân cách của con người được hình thành thông qua các hoạt động chủ đạo và
sáng tạo, thơng qua các hoạt động có ý thức. Theo X.L Rubinstêin (1902-1960)
“con người chỉ thưc sư nắm vững cái mà chính bản thân dành được bằng lao động
của mình”, HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trong quá trình hoạt
động nhận thức của bản thân bằng cách này hay cách khác, con người chỉ bắt đầu tư
duy tích cưc khi đứng trước một khó khăn về nhận thức càn phải khắc phục, một
tính huống gợi vấn đề.
2.2.3 Cơ sở Giáo dục học
Dạy – học, phát huy tính tích cưc của HS phù hợp với nguyên tắc phát huy
tính tích cưc và tư giác trong giáo dục, vì nó gợi được động cơ học tập của chủ thể,
phát huy nội lưc bên trong, giúp người học có năng lưc phát hiện và giải quyết vấn

9


đề, làm cho việc giải quyết vấn đề không chỉ nằm trong phạm trù của phương pháp
dạy học mà còn mang sắc thái phạm trù mục tiêu, góp phần phát triển nhân lưc, bồi
dưỡng nhân tài.
2.3 Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực
2.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học
2.3.1.1 Phương pháp
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng, nó tồn tại gắn bó với mọi
mặt hoạt động của con người. A.N Krưlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
phương pháp: “Đối với con tàu khoa học. Phương pháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa
là bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hoạt động”. Về phương diện triết
học, phương pháp được hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục

đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Theo GS. Hà Thế Ngữ - GS. Đặng Vũ Hoạt – PGS. Hà Thị Đức: thuật ngữ
“phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là con đường, cách
thức để đạt tới mục đích nhất định.
2.3.1.2 Phương pháp dạy học
Trên cơ sở phương pháp chung, người ta đã xây dưng khái niệm PPDH. Theo
các nhà giáo dục học trên thế giới và các nhà giáo dục học Việt Nam, cho đến nay
vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học.
Theo Iu. Babanxki “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải
quyết các nhiệm giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”
I.Ia Lecne cho rằng: “ PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích
của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thưc hành của học sinh, đảm bảo
cho các em lĩnh hội nội dung học vấn”.
Theo GS Đặng Vũ Hoạt - PGS. Hà Thị Đức: PPDH là tổng hợp cách thức
hoạt động của giáo viên và sinh viên nhằm thưc hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đề
ra.
Theo PGS. TS Đặng Thành Hưng chỉ trong tiếng Nga, Bungary, Ba Lan mới
có cụm từ đúng nghĩa với từ PPDH trong tiếng Việt, còn các nước dùng tiếng Anh

10


không dùng thuật ngữ PPDH mà trình bày phạm trù này trong hai hình thức:
Phương pháp giảng dạy hoặc Phương pháp học.
Như vậy, hiện nay đang tồn tại hai trường phái quan niệm về PPDH. Trường
phái thứ nhất xem xét PPDH là tổng hợp các cách thức làm việc của thầy và trò
trong quá trình dạy học. Quan niệm này chủ yếu ở các nước trong khối xã hội chủ
nghĩa và ở Việt Nam; còn trường phái thứ hai xem xét PPDH là phương thức trình
bày nội dung dạy học của người dạy, khơng bao hàm trong đó quá trình học của
người học. Quan niệm này chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương tây và một

số nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy hai trường phái này tồn tại độc lập và có những
phương hướng nghiên cứu quá trình dạy học khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn
nhau, mà ngược lại, bổ sung cho nhau. Thưc ra, trường phái thứ hai phân chia quá
trình dạy học thành hai hoạt động riêng lẻ chỉ mang tính chất nghiên cứu. Xét cho
cùng, người ta vẫn quan niệm dạy và học là hai hoạt động bổ sung cho nhau, quan
hệ mật thiết với nhau. Trong phạm vi đề tài này, NNC đi sâu nghiên cứu những
quan điểm của trường phái thứ hai nhằm góp phần vào cơng tác nghiên cứu lý luận
dạy học ở nước ta. Do điều kiện hạn chế, NNC không đi sâu nghiên cứu cơ sở lý
thuyết của các trường phái này mà chỉ tổng hợp lại cách hiểu của NNC về PPDH
theo quan điểm này. Vì vậy, trong luận văn này NNC sử dụng thuật ngữ “PPDH”
hàm chỉ “PP giảng dạy của thầy”.
Như vậy NNC nhận thấy rằng tất cả các chuyên gia, các nhà lý luận về giáo
dục đều thừa nhận rằng phương pháp dạy học có những dấu hiệu sau:
- Phản ánh sư vận động của qúa trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được
mục đích đề ra.
- Phản ánh sư vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường quy định
- Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thày và trò
- Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức, kích thích và xây dưng
động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Dạy và học tích cưc

11


2.3.1.3 Một số quan điểm dạy học
Theo quan điểm “lấy người dạy và thông tin làm trung tâm”, người thầy là
nhân tố quyết định đến kết quả của quá trình học của người học. Thầy là nguồn
thông tin chủ yếu của người học, là “chuyên gia”, còn trò như là một “tờ giấy
trắng”, thầy “muốn viết, muốn vẽ” gì là do thầy quyết định. Người học chỉ học khi
có quá trình dạy của thầy. Người học muốn nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn

của mình thì phải “tầm sư học đạo”. Thầy là tuyệt đối, là “mẫu mưc”, là “trung
tâm”. Chính vì vậy, quan niệm này đã đặt người thầy vào vị trí trung tâm của quá
trình dạy học.
Ngược lại, quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, người học lúc này là
nhân tớ đóng vai trò qút định kết quả của quá trình dạy học, nhấn mạnh đến hoạt
động học của trò trong quá trình dạy học. Theo quan điểm lịch sử, đây chính là sư
trả lại vị trí vớn có từ thuở ban đầu của người học. Trong quá trình dạy học, người
học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể tích cưc, năng động của qúa
trình học. Thông qua hoạt động học, dưới sư hướng dẫn, chỉ đạo của thầy, trò tích
cưc, chủ động và sáng tạo cải biến về kiến thức, kỹ năng và thái độ của chính bản
thân mình và qua đó hoàn thiện nhân cách. Điều này khơng ai làm thay cho người
học được. Nếu người học không tư giác, chủ động, thưc hiện hoạt động học, khơng
có PP học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Thậm chí, nếu bản thân người
học không tích cưc, chủ động, tư giác cải biến bản thân mình thì sẽ khơng có quá
trình học diễn ra cho dù quá trình dạy có được thiết kế tớt đến mức nào.
“Dạy học lấy ngưòi học là trung tâm” không phải là một PPDH cụ thể. Đó là
một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận hiện đại (theo quan điểm dạy học
nêu trên) về quá trình dạy học. Quan điểm này chi phối tất cả các thành tố của quá
trình học từ mục đích, nội dung, đến phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,
cách đánh giá… Chứ không chỉ liên quan đến PP dạy và học. Đã coi trọng vị trí
hoạt động học và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy vai trò tích
cưc, chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình dạy học. Điều này chỉ được
thưc hiện thông qua hàng loạt các yếu tố trong quá trình dạy học nhưng biểu hiện rõ

12


nhất và hiệu quả nhất là thông qua phương pháp, cách thức tương tác giữa người
dạy và người học, đặc biệt là phương pháp học tập của người học.
Mục đích cuối cùng của PPDH tích cưc là phát huy cao tính tích cưc, chủ

động và sáng tạo của người học để người học tư giác cải biến chính bản thân mình.
Do đó, dạy và học tích cưc, thưc chất là sư tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt
động học nhằm hướng tới việc học tập tích cưc, tư giác, chủ động, sáng tạo, chớng
lại thói quen học tập thụ động của người học. Hay nói một cách ngắn gọn, dạy học
là quá trình tổ chức hoạt hoạt động học của người học trong quá trình học tập của
mình. Dạy và học tích cưc là một trong những mục tiêu và cũng là một tiêu chuẩn
về hiệu quả giáo dục. Định hướng cho việc đổi mới PPDH trong nhà trường “Bản
chất của dạy và học tích cưc nằm trong khái niệm về học tập như là một quá trình
tích cưc và xây dưng. Trong đó, người học phải tạo ra được mối liên hệ giữa thông
tin mới cần phải học và những kiến thức và kỹ năng đã có sẵn. Điều này có thể
được thưc hiện thơng qua một loạt các PP dạy hay hoạt động học đa dạng khác
nhau. Việc lưa chọn một PP hay một hoạt động dạy học nào đó còn phụ thuộc vào
mục tiêu cụ thể và những kết quả mà người dạy mong đợi ở một nội dung nhất định.
Thưc hiện dạy và học tích cưc sẽ mang lại hiệu quả cao trong GD. Nhiệm vụ
chủ yếu của người dạy trong dạy học tích cưc là trở thành người thiết kế các hoạt
động học đa dạng trong bối cảnh cụ thể. Nhiệm vụ truyền thống của người dạy
trước đây là chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh và mở rộng thành nhiệm vụ
tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ cho quá trình học tập. Vì vậy, trong dạy học
tích cưc, trình độ chuyên môn của người dạy không còn thống trị ở vị trí độc tôn
như trước đây nữa. Thay vào đó, người dạy cùng một lúc thưc hiện nhiều vai trò
hơn: nhà GD, người tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập, cớ vấn, trọng tài..
Nói như thế khơng có nghĩa vai trò như là một nhà chun môn của người dạy bị
coi nhẹ. Ngược lại, về mặt chuyên môn người dạy cần phải xem xét lại các quan
điểm nhận thức và vai trò của mình. “Là một người dạy, tôi phải trở thành người
như thế nào?”, “Quan điểm của tôi về mối quan hệ với người học ra sao?”, “Nhận
định của tôi về nhiệm vụ chính của người dạy là gì?”… Về mặt phát triển kiến thức

13



và kỹ năng chuyên môn, người dạy phải không ngừng tham gia vào quá trình học
tập chuyên môn để nhận thức và phát triển các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho việc
thưc hiện dạy và học tích cưc có hiệu quả. Đồng thời, người dạy phải có trách
nhiệm biến các nguyên tắc dạy học tích cưc thành những hành động dạy học cụ thể
và quyết tâm thưc hiện được chúng. Vì vậy, người dạy phải có kiến thức chun
mơn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các
phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, biết định hướng sư phát
triển của người học theo mục tiêu GD nhưng cũng đảm bảo sư tư do của người học
trong hoạt động nhận thức.
Trong dạy học tích cưc, người học có cơ hội được thử thách để tham gia một
cách tích cưc vào quá trình nhận thức và tư khám phá. Ḿn vậy, người học cần
phải có những phẩm chất và năng lưc thích ứng với dạy học tích cưc như giác ngộ
mục đích học tập, tư giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập
của mình, về kết quả chung của lớp. Người học phải tham gia một cách tích cưc vào
các hoạt động đào sâu và mở rộng kiến thức, kỹ năng tham gia quá trình thu nhận,
xử lý và tổng hợp thông tin.
2.3.2 Phương pháp dạy học tích cực
2.3.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Theo các nhà giáo dục học Việt Nam: PPDH tích cưc là các phương pháp
được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy cao nhất tính tích cưc, chủ
động, độc lập, sáng tạo trong học tập của người học dưới vai trò tổ chức, điều khiển
của giáo viên.
Về thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cưc”, NNC đồng ý với quan điểm
của tác giả Trần Bá Hoành. Thật ra đây là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để chỉ
“nhóm những PPDH theo hướng phát huy tính tích cưc, chủ động, sáng tạo của
người học”. Trong tiếng Anh, người ta không dùng thuật ngữ “Phương pháp dạy
tích cưc’’ (active teaching methods) mà chỉ dùng thuật ngữ “dạy và học tích cưc”
(active teaching and learning) hay “học tập tích cưc” (active learning). Từ “dạy” và

14



“học” ở đây hàm nghĩa là các hoạt động hay các quá trình thưc hiện bởi người dạy
hay người học.
PPDH tích cưc hướng tới việc hoạt động hoá, tích cưc hoá hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cưc của người học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính tích cưc của người dạy.
Như vậy muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng qua thưc
tiễn dạy học NNC thấy rằng, cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen
học tập của HS ảnh hưởng tới cách dạy của GV. Có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy
tích cưc hoạt động nhưng GV chưa đáp ứng được, cũng có trường hợp GV hăng hái
áp dụng PPDH tích cưc nhưng thất bại vì HS chưa thích ứng được, vì thế vẫn có
thói quen học tập thụ động. Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần
xây dưng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp tới cao.
Trong đổi mới phương pháp phải có sư hợp tác giữa thầy và trò, sư phối hợp giữa
hoạt động dạy và học thì mới thành công. Vì thế mà người ta dùng thuật ngữ “Dạy
học tích cưc”, phân biệt với “Dạy học thụ động”. Thuật ngữ rút gọn “PPDH tích
cưc” hàm chứa phương pháp dạy và phương pháp học.
2.3.2.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
- PPDH tích cưc là hệ thớng phương pháp trong đó phương pháp tư học là
trung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ thớng
toàn vẹn.
- PPDH tích cưc có tác dụng tích cưc hoá hoạt động nhận thức của người
học. Người học được đặt vào tình h́ng có vấn đề trong đó có mâu th̃n nhận thức
giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức là trong trạng thái có nhu cầu bức thiết ḿn
giải quyết bằng được mâu thuẫn đó. Qua việc giải quyết vấn đề, người học lĩnh hội
kiến thức một cách tư giác và tích cưc, trong đó có hứng thú của sư nhận thức sáng
tạo.
- PPDH tích cưc có những nét cơ bản của sư tìm tòi khoa học mà trong đó tư
duy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học.

- PPDH tích cưc có u cầu cao đới với người dạy và người học

15


×