Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2009 2013 đồ án tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Vinh, các thầy
cô giáo đã cho em các kiến thức cơ bản lẩn chuyên môn để em có thể có đủ
hành trang để em có thể vững bƣớc trong công việc và cuộc sống sau này của
bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa
địa lý đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em để em có thể hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
ThS.Trƣơng Quang Ngân đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ cho em trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Em chân thành cảm ơn Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất huyện
Quỳnh Lƣu - tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em cũng nhƣ
cung cấp cho em những tài liệu để em có thể hồn thành đề tài này.
Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình, thầy cơ cũng nhƣ bạn bè đã cho em
nghị lực, khuyến khích em và tạo động lực cho em mọi điều kiện để em có thể
hồn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Xuân Lâm

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu .................................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ......................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .............................. 5
1.1.2. Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đời sống
kinh tế, xã hội ................................................................................................ 6
1.1.3. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ ................................ 7
1.1.4. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đât ..................................... 11
1.1.5. Đối tƣợng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............ 12
1.1.6. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp giấy chứng nhận .............. 14
1.1.7. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận ......................................... 14
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƢU .......... 15
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh
Lƣu .............................................................................................................. 15
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cƣ ............................................ 15
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội .............................................. 19
2.2. Thực trạng vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................ 22
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................ 22
2.2.2. Tình hình quản lý đất đai .............................................................. 22

ii


2.2.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc
thực hiện tại huyện .................................................................................. 25
2.2.4. Đánh giá chung ............................................................................. 29
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu ............................ 51
2.3.1. Những thuận lợi và mặt đạt đƣợc.................................................. 51
2.3.2. Những khó khăn và mặt hạn chế ................................................... 51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY NHANH HIỆU QUẢ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUỲNH LƢU ........... 53
3.1. Quan điểm sử dụng đất ........................................................................ 53
3.2. Những giải pháp ................................................................................... 54
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 56
1. Kết luận ................................................................................................... 56
2. Kiến nghị ................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐK

: Đăng Ký

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

CP

: Chính phủ

GCN


: Giấy Chứng Nhận



: Nghị Định

UBND

: Uỷ ban nhân dân

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

iv


DANH MỤC BẢNG
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lƣu - tỉnh Nghệ An .................... 15
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2013 ................................ 22
Bảng 2.2. Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đối với các loại đất chính
trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu......................................................................... 30
Bảng 2.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất sản xuất nơng nghiệp của
huyện Quỳnh Lƣu (Tính đến ngày 30/07/2013) .............................................. 33
Bảng 2.4. Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại nông thôn huyện Quỳnh
Lƣu ................................................................................................................... 36
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả vi phạm khi cấp GCN đối với đất ở nông thôn
trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu......................................................................... 39
Bảng 2.6. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất ở Đô Thị của Huyện Quỳnh
Lƣu ................................................................................................................... 41

Bảng 2.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp ở Huyện Quỳnh
Lƣu. .................................................................................................................. 43
Bảng 2.8. Thống kê tình hình thực hiện cấp GCN đất lâm nghiệp của huyện
Quỳnh Lƣu năm 2013 ...................................................................................... 45
Bảng 2.9. Kết quả cấp GCN cho các tổ chức và cơ sở tôn giáo ...................... 46
Bảng 2.10. Kết quả ĐKBĐ về chuyển nhƣợng QSDĐ tại huyện Quỳnh Lƣu
giai đoạn 2005 - 2009 ....................................................................................... 48
Bảng 2.11. Kết quả ĐKBĐ về chuyển mục đích SDĐ tại Huyện Quỳnh Lƣu
giai đoạn 2005 - 2009 ....................................................................................... 49

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tƣ
liệu sản xuất đặc biệt, là nền tảng cho sự sống và mọi hoạt động sản xuất của
con ngƣời. Đất đai cung cấp nguồn nƣớc cho sự sống, cung cấp nguồn nguyên
vật liệu và khoáng sản, là không gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống.
Đất đai là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các cơng trình văn hố xã hội, an
ninh quốc phịng.
Trải qua nhiều thế hệ, cha ơng ta đã tốn nhiều công sức và xƣơng máu
để tạo lập vốn đất đai nhƣ hiện nay. Để tiếp tục sự nghiệp khai thác và bảo vệ
tồn bộ quỹ đất tốt hơn có hiệu quả hơn, Đảng và nhà nƣớc ta đã ban hành các
văn bản luật phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả.
Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân “do Nhà nƣớc thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch
và pháp luật đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả ”.
Hiện nay, dân số ngày càng phát triển cho nên số ngƣời cần đất để ở
cũng nhƣ sản xuất tăng lên. Đất đai nhƣ chúng ta đã biết là thứ không thể di

chuyển đƣợc cũng nhƣ không thể tăng lên hay giảm xuống vì thế nhà nƣớc
cần có chính sách hợp lý nhằm quản lý tài nguyên đất một cách hợp lý, đúng
mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Để làm đƣợc những điều đó thì cần phải có sự ra tay kịp thời, nhanh
nhẹn và chuẩn xác của đảng và Chính phủ. Cơng tác đăng ký đất đai
(ĐKĐĐ), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), lập hồ sơ địa
chính trở nên rất quan trọng và cấp thiết hiện nay, nhằm thiết lập mối quan hệ
giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng trên cơ sở đó Nhà nƣớc nắm chắc và quản
chặt tồn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất
đai, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đƣợc bảo vệ và phát huy,
đảm bảo đất đai đƣợc sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

1


Hiện nay, vấn đề cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất trên địa bàn
Tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lƣu nói riêng đang là một vấn đề
hết sức cấp thiết vì việc sử dụng đất tràn lan, khơng đúng mục đích, sử dụng
đất trái phép, tự bao chiếm, cải tạo đất để ở kéo theo tình trạng tranh chấp,
xâm phạm đất đai gây nên nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai. Để
đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của ngƣời sử dụng đất, yêu cầu đạt
ra là đất đai phải đƣợc xét cấp đến từng đối tƣợng sử dụng cụ thể, đảm bảo
từng thửa đất phải có ranh giới, mốc giới, diện tích, mục đích sử dụng đất
chính xác.
Vì vậy, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất góp phần làm ổn định
anh ninh, chính trị, phát triển KT- XH. Tạo ra những điều kiện thuận lợi trong
công tác quản lý đất đai và là cơ sở pháp lý cao nhất trong việc giải quyết các
tranh chấp về đất đai.
Công tác cấp giấy chứng nhận trên đại bàn huyện Quỳnh Lƣu từ năm
1996 đến năm 2013, về cơ bản đã triển khai đồng loạt cấp hoàn thiện cho các

đối tƣợng sử dụng đất.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai, nhà nƣớc đã xây
dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ, nhằm tăng cƣờng công tác
hoạt động sử dụng đất trên phạm vi cả nƣớc thông qua Luật đất đai, quyền sở
hữu Nhà nƣớc về đất đai đƣợc xác định duy nhất và thống nhất. Công tác
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
là một trong các nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nƣớc về
đất đai. Nó xác lập quyền và nghĩa vụ đối với ngƣời sử dụng đất và là cơ sở
để Nhà nƣớc thực hiện cơng tác quản lý đất đai.
Nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, với sự đồng ý của ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ khoa
Địa Lý và sự hƣớng dẫn của Th.s Trƣơng Quang Ngân, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: ‘‘Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2013’’.

2


2. Mục tiêu và yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện
Quỳnh Lƣu- tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu - tỉnh Nghệ An từ khi có
luật đất đai đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá đƣợc những thuận lợi, khó khăn.
2.2. Yêu cầu
- Nắm vững quy trình pháp quy, các văn bản pháp quy liên quan đến
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập HSĐC để vận dụng vào
quá trình phân tích đánh giá nội dung của đề tài.
- Số liệu điều tra, thu thập phục vụ nghiên cứu đề tài phải chính xác,

khách quan, trung thực phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phƣơng.
- Các kiến nghị, giải pháp đề xuất đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu đề
tài phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn tồn huyện Quỳnh Lƣu
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009-2013
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện
Quỳnh Lƣu
- Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Quỳnh Lƣu
- Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa
bàn huyện Quỳnh Lƣu giai đoạn 2009 - 2013.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hồn thiện
cơng tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, hiện trạng sử dụng đất…
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp về: Đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đăng ký biến động và lập hồ sơ địa chính.
5.2. Phương pháp thống kê số liệu
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm sắp xếp những số liệu thu nhập
đƣợc thành các nhóm, các tiêu chí nhất định phù hợp với tổng mục đích
nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc
theo những tiêu chí xác định để làm rõ những đặc trƣng trong quá trình đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
5.4. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp này nhằm tiếp thu ý kiến trực tiếp của cán bộ địa chính về
tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền cấp cho ngƣời sử dụng đất nhằm bảo hộ quyền và lợi ích
hợp pháp của ngƣời sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nƣớc có thờm
quyền cấp là chứng thƣ pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nƣớc đối với
ngƣời đƣợc nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận do Bộ tài nguyên và môi trƣờng phát hành theo một
mẫu thống nhất và đƣợc áp dụng trong phạm vi đối với cả nƣớc, đối với mọi
loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hiện nay ở nƣớc ta đang tồn tại ở 4 loại:
+ Loại thứ nhất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đƣợc cấp theo luật đất
đai 1988 do Tổng cục địa chính (nay là Bộ tài nguyên và môi trƣờng) phát
hành theo mẫu quy định tại quyết định 201/QĐ/ĐK ngày/14/07/1989 của
Tổng cục quản lý ruộng đất để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở

nơng thơn có màu đỏ.
+ Loại thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử
dụng đất tại đô thị do bộ xây dựng phát hành theo mẫu quy định của nghị định
số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ và theo luật đất đai 1993. Giấy
chứng nhận có hai màu, màu hồng giao cho chủ sử dụng đất, màu trắng lƣu
tại Sở địa chính (nay là Sở tài nguyên và môi trƣờng).
+ Loại thứ ba: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập theo quy định
của luật đất đai 2003 mẫu giấy theo quyết định số 24/2004 - BTNMT ngày
01/11/2004 và quyết định 08/2006 / QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006, sửa đổi
5


quyết định số 24/2004/BTNMT. Giấy có hai màu, màu đỏ giao cho các chủ sử
dụng đất, màu trắng lƣu tại cơ quan tài nguyên và môi trƣờng cấp huyện, tỉnh.
+ Loại thứ tƣ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập theo quy định
của luật đất đai năm 2003, nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của
Chính phủ ban hành về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất. Mẫu giấy ban hành theo thông tƣ số
17/2009/TT- BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên và môi trƣờng quy
định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất. Hiện nay mẫu GCN đã cấp theo mẫu cũ vẫn có giá trị về tính
pháp lý, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất nhƣ
GCN mới.
1.1.2. Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đời
sống kinh tế, xã hội
*Đối với nhà nước: Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng
q giá, là tƣ liệu sản xuất khơng gì thay thế đƣợc của ngành nông nghiệp, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố khu
dân cƣ, xây dựng cơ sở kỹ thuật, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng. Song
thực tế đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố

định trong khơng gian. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đang
tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc, chuyển từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà
nƣớc. Nó đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng
thời nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng
đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cũng ngày càng trở nên phức tạp.
Quản lý thửa đất là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản
lý đất đai, quản lý đất đai là quản lý thửa đất với 3 nội dung chính là diện tích
và ranh giới thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất và ngƣời chủ sử dụng
của thửa đất. Công tác quản lý đất đai chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mỗi thửa
đất trong diện đƣợc cấp GCN đều đƣợc cấp GCN. Đối với nƣớc ta, việc cấp
GCN có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn đọng
6


trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có hiệu lực hiệu quả về
tranh chấp đất đai góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho cơng tác bồi
thƣờng, giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất.
Đồng thời với công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, nhà nƣớc tiến hành
xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để
phục vụ cho việc theo dõi quản lý của nhà nƣớc đối với các hoạt động liên
quan đến đất đai, là dữ liệu địa chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
* Đối với người sử dụng đất: GCN là chứng thƣ pháp lý xác lập và bảo
hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ quyền chuyển
nhƣợng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, bảo lãnh
góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời nhận
chuyển nhƣợng, nhận tặng cho, nhận thừa kế…
* Đối với xã hội: Hệ thống thông tin đất đai đƣợc xây dựng từ kết quả
cấp GCN sẽ đƣợc kết nối với hệ thống các cơ quan có liên quan, với hệ thống

các tổ chức tài chính, tín dụng khi đƣợc lên mạng thông tin điện tử sẽ giúp
cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiều thơng tin đất đai một cách
thuận lợi và nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội.
GCN tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của thị trƣờng bất động sản, tạo điều kiện để huy động nguồn
vốn đầu tƣ thông qua hoạt động thế chấp vốn. Hệ thống thông tin đất đai có
tác dụng đắc lực cho việc phịng chống tham nhũng về đất đai.
1.1.3. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
Để thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận thì hệ
thống văn bản pháp luật về công tác này luôn đƣợc Nhà nƣớc ta hết sức quan
tâm, điều chỉnh và ngày càng hồn thiện hơn, giúp ngƣời sử dụng đất có đủ
điều kiện để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa đƣợc thành lập và ban hành các văn bản pháp luật về thống nhất
quản lý đất đai, các văn bản về ruộng đất trƣớc đây đều bị bãi bỏ. Tháng
7


11/1953 Hội nghị chấp hành trung ƣơng Đảng lần thứ V đã nhất trí thơng qua
Cƣơng lĩnh cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật cải
cách ruộng đất nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất thực
hiện triệt để khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng”.
- Năm 1959 Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời quy
định 3 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân và sở hữu
Nhà nƣớc.
Tháng 4/1975 đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- Năm 1976 nƣớc Cộng hịa xã hơi chủ nghĩa Việt Nam ra đời thực hiện
kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nƣớc. Chính phủ đã ban hành quyết định số
169/QĐ- CP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó.

- Năm 1980 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
đời quy định “Đất đai thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản
lý…”. Cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
lập hồ sơ địa chính đƣợc tiến hành thông qua các văn bản pháp luật sau:
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ ra quyết định số 201/QĐ- CP về việc
thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung trong cả nƣớc.
- Ngày 10/11/1980 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị 299- TTg về
nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai trong cả nƣớc.
- Ngày 05/11/1981 Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành quyết định
56/QĐ- ĐKTK quy định về trình tự, thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
- Luật đất đai 1987 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 09/12/1987. Tại
điều 9 của luật này quy định “ĐKDĐ, lập và quản lý HSĐC, quản lý các
hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất”.
- Ngày 08/01/1988 Luật đất đai ra đời, tại điều 09 của luật này nêu rõ:
“ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất,
thống kê, kiểm kê, cấp GCNQSDĐ”. Đây là một trong bảy nội dung quản lý
Nhà nƣớc về đất đai.
8


- Ngày 14/07/1989 Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định
201/QĐ- ĐKTK về việc ban hành quyết định cấp GCNQSDĐ.
Kể từ khi luật đất đai 1988 có hiệu lực nhìn chung cơng tác quản lý đất
đai dần đi vào nề nếp, ổn định. Trong giai đoạn này công tác cấp GCNQSDĐ
đã đƣợc thống nhất một loại giấy.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định “Đất đai, rừng núi, sơng hồ,
nguồn nƣớc, tài ngun trong lịng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và
vùng trời,… đều thuộc sở hữu toàn dân”. Đây là cơ sở vững chắc cho sự ra
đời của luật đất đai năm 1993 đƣợc thơng qua ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó

là Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai đƣợc Quốc hội khóa IX thơng
qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/06/2001.
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nơng nghiệp.
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất
nơng nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Nghị định 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về việc bán nhà
thuộc sở hữu Nhà nƣớc cho ngƣời đang thuê.
- Quyết định 499/QĐ ngày 27/07/1995 của Tổng cục địa chính quy
định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động
đất đai.
- Thông tƣ 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa chính
hƣớng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC.
- Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tƣớng Chính
phủ về đẩy mạnh và hồn thiện việc giao đất, cấp GCNQSĐ nơng nghiệp.

9


- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh việc hồn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp,
lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Cơng văn 776/CV-NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp
GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị.
- Thông tƣ liên tịch số 1442/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/09/1999 của
Bộ tài chính và Tổng cục địa chính hƣớng dẫn cấp GCNQSDĐ theo chỉ thị

18/1999/CT - TTg.
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 về quy định điều kiện
đƣợc cấp xét và không đƣợc cấp GCNQSDĐ.
- Thông tƣ 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa
chính hƣớng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính thay
thế cho Thơng tƣ 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998.
- Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội khóa XI thơng qua ngày
26/11/2003, theo quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại
diện chủ sở hữu”.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
thi hành luật đất đai năm 2003.
- Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc các địa phƣơng phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong
năm 2005.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về GCNQSDĐ.
- Nghị định số 198/2004/CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.

10


- Thông tƣ số 30/TT-BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 thông tƣ liên tịch
của Bộ tài chính Và Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng hƣớng dẫn việc luân
chuyển hồ sơ của ngƣời sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng quy định về GCNQSDĐ thay thế cho quyết định
24/2004/QĐ - BTNMT ngày 01/11/2004.
- Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/07/2007 quy định bổ sung về việc
cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi
thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
- Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Chính phủ
ban hành.
- Thơng tƣ số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
- Thông tƣ 20/2010/TT-BTNMT Quy định bổ sung về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tƣ này quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy
chứng nhận), hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận. Thông tƣ này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2010.
1.1.4. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đât
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bộ Tài nguyên -Môi trƣờng ban
hành theo một mẫu thống nhất và đƣợc áp dụng thống nhất trong cả nƣớc đối
với mọi loại đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tờ có 4 trang,
mỗi trang có kích thƣớc 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung
sau đây:
11


+ Trang 1 là bìa: đối với bản cấp cho ngƣời sử dụng đất thì trang

bìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất” màu đen, giấy phát hành của số màu đen, dấu nối của bộ tài nguyên
môi trƣờng.
+ Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau:
- Nền đƣợc in hoa văn trống đồng màu vàng tơ
- Trang 2 đƣợc in chữ màu đen gồm Quốc hiệu và tên Uỷ ban nhân dân
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; in chữ hoặc viết chữ gồm tên chủ sử
dụng, thửa đất đƣợc quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đât, ghi chú.
- Trang đƣợc in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình màu đen hoặc sơ đồ
thửa đất. Ngày tháng năm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chức vụ
họ tên của ngƣời ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chữ ký của ngƣời ký
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và con dấu của cơ quan cấp giấy chứng
nhận, số vào sổ của cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- Trang 4 màu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ màu đen để ghi
những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Trƣờng hợp trang 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết chỗ ghi
thì lập trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có kích thƣớc, nội
dung nhƣ trang 4 in hoặc viết thêm số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở trên cùng của trang, trang bổ sung đƣợc đánh số thứ
tự và đánh dấu giáp lai với trang 4 của giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản,
một bản cho ngƣời sử dụng đất và một bản lƣu tại văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất của cơ quan tài nguyên và môi trƣờng trực thuộc ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.1.5. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ngƣời sử dụng đất có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất. Ngƣời
sử dụng đất chịu trách nhiệm đăng ký (theo điều 9 và 107 của luật đất đai)
gồm có:
12



- Các tổ chức sử dụng đất
- Hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cƣ đang sử dụng đất.
Các trường hợp được Nhà nước cấp GCNQSDĐ
• Ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất trừ trƣờng hợp thuê, th
lại của ngƣời khác hoặc đất cơng ích.
• Ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất từ 15/10/1993 đến trƣớc ngày Luật
Đất đai 2003 có hiệu lực mà chƣa đƣợc cấp GCNQSDĐ.
• Ngƣời đang sử dụng đất theo quy định của điều 50, 51 Luật Đất đai
2003 mà chƣa đƣợc cấp GCNQSDĐ.
• Ngƣời đƣợc chuyển đổi, nhận chuyển nhƣợng, đƣợc thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, ngƣời nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, các tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới đƣợc hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
• Đối tƣợng sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án, quyết
định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.
• Đối tƣợng trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
• Đối tƣợng sử dụng đất của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
kinh tế.
• Đối tƣợng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
• Đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
- Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ:
• UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cấp GCNQSDĐ cho tổ
chức; cơ sở tơn giáo; ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi; tổ chức, cá nhân
nƣớc ngồi.
• UBND cấp huyện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mua nhà ở gắn liền với

quyền sử dụng đất.

13


1.1.6. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp giấy chứng nhận
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết thúc của
quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm đồng thời đạt hai mục
tiêu cơ bản:
- Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế-xã hội...
của đất đai làm cơ sở để Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ,
hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất và nắm chắc nguồn
tài nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bền vững.
- Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất đƣợc hợp pháp, đồng thời
ngƣời sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất theo
định của pháp luật.
1.1.7. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận
Trong xu thế ngày nay, q trình đơ thị hóa ngày càng phát triển, kèm
theo đó là nhu cầu về mua bán, trao đổi, giải quyết các vấn đề tranh chấp về
đất đai ngày càng cao. Cho nên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là hết sức cần thiết và quan trọng đối công tác quản lý nhà nƣớc về đất
đai.Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đất đai sẻ
đƣợc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng
thời giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng giúp cho ngƣời sử dụng đất có
thể an tâm định cƣ, phát triển kinh tế và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình giúp đất nƣớc ngày càng phát triển đi lên. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là chứng thƣ pháp lý rất quan trọng lƣu trữ thông thin về
thửa đất và chủ sử dụng đất. Đồng thời nó cũng nói lên mối quan hệ chặt chẻ
giũa chủ sử dụng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai để thực hiện quyền
lợi của mình nhƣ là thế chấp chuyển nhƣợng, thừa kế, bão lãnh hay góp vốn

bằng quyền sử dụng đất.

14


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƢU

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của
huyện Quỳnh Lƣu
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư
a. Vị trí địa lý
Quỳnh Lƣu là huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đơng Bắc của Nghệ
An, khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố
Vinh khoảng 60Km đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21 008’14’’ đến 21020’
30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đơng gồm 1 Thị trấn
và 32 xã có các mặt tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp thị xã Hồng Mai
- Phía Đơng giáp biển Đơng
15


- Phía Tây giáp huyện Tân Kỳ và huyện Nghĩa Đàn
- Phía Nam giáp huyện Diễn Châu
Huyện có tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48A và Quốc lộ 48B,
đƣờng sắt Bắc Nam, đƣờng Tỉnh lộ 537A; 537B đi qua; có khu du lịch biển
Quỳnh Bảng, vùng thị tứ đang hình thành và phát triển nhƣ là Q. Địa hình đa
dạng, phức tạp đƣợc chia làm ba vùng gồm miền núi - bán sơn địa; đồng bằng

và ven biển. Cơ cấu dân cƣ đa dạng, Quỳnh Lƣu có vị trí rất thuận lợi cho
phát triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác liền kề.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Quỳnh Lƣu tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Quỳnh
Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều
đầm sâu, ruộng mấp mơ thƣờng tạo thành những lòng chảo nhỏ.
Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể nhƣ sau:
- Vùng miền núi - bán sơn địa: Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tam,
Quỳnh Mỹ, Tân Sơn, Quỳnh Châu.
- Vùng đồng bằng: TT Cầu Giát, Quỳnh Văn, Quỳnh Thạch, Quỳnh
Hồng, Quỳnh Hƣng, Quỳnh Hoa, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Bá, Quỳnh Đôi,
Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn, An Hòa, Quỳnh Giang,
Quỳnh Diện, Quỳnh Yên, Quỳnh Thanh.
- Vùng ven biển: Quỳnh Bảng, Quỳnh lƣơng, Quỳnh Minh, Quỳnh
Nghĩa, Quỳnh Tiến, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Quỳnh Lƣu
thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
c. Khí hậu
Quỳnh Lƣu nằm trong khu vực nhiệt đới nhƣng lại ở miền biển nên
thƣờng nhận đƣợc ba luồng gió:
- Gió mùa Đơng Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và
Mông Cổ, từng đợt thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là
gió bắc.
16


- Gió mùa Tây Nam ở tận vinh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua các
dãy Trƣờng Sơn, thổi sang mà nhân dân thƣờng gọi là gió Lào nhƣng chính là
gió tây khơ nóng.

- Gió mùa Đơng nam mát mẻ từ biển Đơng thổi vào nhân dân gọi là
gió nồm.
Khí hậu Quỳnh Lƣu chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dƣơng lịch. Mùa này tiết trời nóng
nực, nhiệt độ trung bình 300C, có ngày lên tới 400C.
- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 dƣơng lịch năm sau.
Mùa này thƣờng có gió mùa đơng bắc, mƣa kéo dài.
Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm:

26,6 0C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm:

400C

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm:

6,7 0C

- Độ ẩm khơng khí bình qn:

82 %

- Độ ẩm cao nhất:

100%

- Độ ẩm thấp nhất:


47%

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất
là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ
tháng 7 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm.
d. Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê 2013, huyện Quỳnh Lƣu có tổng diện tích tự
nhiên 43.762,87 ha đất gồm:
- Đất Nơng nghiệp: 15.427,6 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 25.888,83 ha.
- Đất chƣa sử dụng: 4,40 ha.
Đất đai của huyện Quỳnh Lƣu gồm các loại đất chính nhƣ:
- Đất phù sa sơng Mai Giang đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm
yếu: có diện tích 7012 ha, chiếm 43,57 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố
ở các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lƣơng, Quỳnh Minh. Đây là loại đất tốt thích
17


hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng
ngắn ngày, cho năng suất cao.
- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, khơng
glây hoặc glây mạnh khoảng diện tích 1,5 ha, chiếm 0,86 % diện tích đất nơng
nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với
sản xuất 2 vụ lúa.
đ. Tài ngun nƣớc
- Nguồn nƣớc mặt.
Huyện Quỳnh Lƣu có Sơng Thái, Sơng Mai Giang và hệ thống kênh
mƣơng tƣơng đối hồn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Thái nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy từ lạch Quèn
qua các xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, TT. Cầu Giát khoảng 16km, lƣu

lƣợng bình quân 3730 m3/s, mực nƣớc hàng năm lên xuống thất thƣờng theo
mùa. Sơng có khối lƣợng phù sa lớn ngồi đê có ảnh hƣởng trực tiếp đến canh
tác của ngƣời dân theo mùa.
Sông Mai Giang nằm ở phía Đơng Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện
Quỳnh Lƣu có chiều dài khoảng 18 km, bề rộng trung bình khoảng 20m. Do
lịng sơng hẹp độ dốc khơng lớn nên việc tiêu nƣớc gặp khó khăn thƣờng xảy
ra ngập úng cục bộ vào mùa mƣa.
- Nguồn nƣớc ngầm
Kết quả điều tra cho thấy Quỳnh Lƣu có trữ lƣợng nƣớc ngầm tƣơng
đối phong phú, phân bố rộng, chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt, hầu hết
các xã đều có thể khai thác đƣợc nƣớc ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
e. Tài nguyên khoáng sản
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào nhƣ đá vơi, đất
sét, cao lanh..., Quỳnh Lƣu có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; trên địa bàn huyện có 4 điểm đá vơi đã
đƣợc thăm dị khai thác với diện tích hàng trăm ha và trữ lƣợng hàng trăm tấn,
có quy mô tập trung.
18


- Đất cao lanh làm gạch ngói tập trung ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh
Lâm, Quỳnh Văn đủ cung cấp cho các lị cơng suất 7 - 20 triệu tấn viên/ năm
trong thời gian 20 - 30 năm.
- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch khơng nung.
g. Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu điều tra tháng 4 năm 2013, huyện Quỳnh Lƣu với dân số
279.977 ngƣời, có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn), 406 thôn,
bản, khối phố với tổng số 188.455 nhân khẩu, mật độ dân số 1.328 ngƣời
/km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh là 824 ngƣời /km2 - Theo số liệu báo

cáo quy hoạch phát triển KTXH Quỳnh Lƣu giai đoạn 2010-2020) đây là địa
bàn có mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc
Kinh. Số ngƣời đang trong độ tuổi lao động 93.244 ngƣời chiếm 49,47 %.
Nhân dân Quỳnh Lƣu có một truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn
liền với lịch sử phát triển của đất nƣớc và đã đƣợc thử thách qua nhiều cuộc
đấu tranh cách mạng cũng nhƣ xây dựng đất nƣớc. Các di tích lịch sử văn hóa
ở Quỳnh Lƣu có thể nói là khá đặc sắc so với các huyện, thị khác trong tỉnh.
Ngƣời dân Quỳnh Lƣu nổi tiếng về sự năng động sáng tạo, trong đó có thị
trấn Cầu Giát là địa bàn nổi tiếng cả huyện về sự năng động sáng tạo trong
phát triển kinh tế, buôn bán giao thƣơng phát triển. Đây là một trong những
thuận lợi cơ bản để huyện Quỳnh Lƣu vững bƣớc tiến vào sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội
Quỳnh Lƣu là huyện đồng bằng, hệ thống thủy văn tƣơng đối đa dạng.
Sự phát triển công nghiệp, đô thị, các điều kiện về mơi trƣờng, sinh thái cơ
bản cịn giữ đƣợc. Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp, đô thị trong những
năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nơng nghiệp
cũng đã có tác động xấu tới môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng
không tốt đến hệ sinh thái nông nghiệp. Việc gia tăng dân số, xây dựng công
nghiệp, xây dựng đô thị cịn thiếu tính quy hoạch cụ thể đã ảnh hƣởng xấu
19


đến mơi trƣờng. Theo quy luật chung trong q trình phát triển mạnh mẽ của
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa thì hệ sinh thái sẽ có nguy cơ bị xâm hại, tính
cân bằng bị phá vỡ, vì vậy các ngành chức năng cần có những biện pháp tích
cực để kinh tế của huyện phát triển nhƣng vẫn đảm bảo các tiêu chí về mơi
trƣờng, nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trƣờng bền vững.
a. Nông nghiệp

Năm 2013 giá trị sản xuất của ngành đạt 45,8011 triệu đồng với tốc độ
bình quân ở mức 1,4 %/năm.
- Trồng trọt: Ngành đã có bƣớc tiến quan trọng về năng suất, sản lƣợng,
góp phần đảm bảo an tồn lƣơng thực cho tồn huyện. Tốc độ tăng trƣởng về
giá trị sản xuất tăng 1,9 %/năm giai đoạn 2012 - 2013. Đến năm 2013 giá trị
sản xuất của ngành đạt 637132 triệu đồng. (Nguồn: Phịng tài chính - kế
hoạch huyện Quỳnh Lưu)
- Ngành thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng tăng dần. Diện
tích ni trồng thủy sản năm 2010 đạt 1124,48 ha, tăng so với năm 2001 là
811,6 ha. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2009 là 85.546,4
triệu đồng. (Nguồn: Tài liệu niên giám thống kê 2013, Phịng thống kê huyện
Quỳnh Lưu).
b. Cơng nghiệp, xây dựng
Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến,
bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến, sản xuất từ tre, nứa có 105 cơ sở
sản xuất; sản xuất các sản phẩm từ kim loại có 357 cơ sở; các sản phẩm gỗ
truyền thống nhƣ giƣờng, tủ, bàn ghế 225 cơ sở sản xuất tập trung ở các làng
nghề nhƣ Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh… huyện Quỳnh Lƣu, đang có sự phát
triển các cụm cơng nghiệp, kinh tế xã hội ở Quỳnh Giang, Quỳnh Diện tạo
điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tƣ. Bƣớc đầu đã thu hút đƣợc các thành
phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất - kinh
doanh mới. Ngồi ra cịn phát triển các đơn vị đào tạo cơng nhân, sản xuất
may mặc tại địa phƣơng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động.
20


×