Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm cần thơ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.02 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
………. ∞ ………

TRẦN THỊ VINH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO
SINHVIÊNTRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyênngành

: Chínhtrịhọc

Mãsố

: 06.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS TRẦN VIẾT QUANG

ĐỒNG THÁP - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ VINH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN


TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM CẦN THƠTRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐồngTháp, 6/2015


3

DANH MỤC QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSCN

: Cộng sản chủ nghĩa

CNMLN

: Chủ nghĩa Mác lênin

ĐB SCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

HSSV

: Học sinh sinh viên

TNCS


: Thanh niên cộng sản

TGD

: Tự giáo dục

SV

: Sinh viên

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


4

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
của nhiều đơn vị, cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu hiệu, Khoa giáo dục chính trị,
Phịng đào tạo sau đại hoc trƣờng Đại học Vinh, Phòng đào tạo sau đại học
trƣờng Đại học Đồng Tháp và tập thể cán bộ giảng viên các nhà khoa học đã tạo
điều kiện luận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự tri ân đến PGS.TS Trần Viết Quang đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình tơi làm luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các đồng nghiệp và
cảm ơn sự hợp tác của các bạn sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ đã giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhƣng do điều

kiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý
của Hội Đồng để cơng trình đƣợc hồn thiện hơn.

Đồng Tháp, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ VINH


5
MỤC LỤC
DANH MỤC QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 5
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG..................................................................................................... 14
Chƣơng 1.......................................................................................................... 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ............................... 14
CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG .............. 14
1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................................14
1.2. Nội dung và phƣơng thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên .............21
1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên ......................30
Chƣơng 2.......................................................................................................... 45
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG .............................. 45
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ ................................. 45
2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ và Trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ....................45
2.2. Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ
trong những năm qua .....................................................................................................50
2.3. Thực trạng đạo đức cách mạng của sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ........61
Chƣơng 3.......................................................................................................... 79

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ........ 79
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG ....... 79
CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................... 79
3.1. Quan điểm về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần
Thơ trong giai đoạn hiện nay.........................................................................................79
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên Trƣờng Cao đẳng Cần Thơ trong đoạn hiện nay ........................................91
C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 114
E. PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118


6
A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên (SV) là lực lƣợng hùng hậu và ngày càng có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội. Những năm học giảng đƣờng đại học, cao đẳng
sinh viên không ch đƣợc học những kiến thức cơ bản và chuyên ngành mà còn
đƣợc rèn dạy về đạo đức, hơn nữa là đạo đức cách mạng. Nhƣng dƣờng nhƣ
những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong
nhà trƣờng, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận trong thi
cử,...Đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức
trong nhà trƣờng hiện nay.
Đạo đức cách mạng đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, nhà trƣờng, xã hội và gia
đình quan tâm. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh:
Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý,
nội dung, phƣơng pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa chất lƣợng nền giáo dục Việt Nam. Nhƣ vậy, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự
nghiệp đổi mới ở nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu hết sức to lớn và đáng tự
hào. Bên cạnh đó, khơng thể khơng thừa nhận những nguy cơ và thách thức đối

với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, sự tác động
xấu của văn hóa ngoại lai... đang tác động mạnh mẽ tới nhân cách, đạo đức cách
mạng của thế hệ trẻ. Một bộ phận không nhỏ sinh viên chạy theo lối sống thực
dụng, chƣa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới, nhiều giá trị
đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp, khơng ít sinh viên thiếu tích cực trong
học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tƣởng sống. Thực
trạng sinh viên mắc vào tệ nạn xã hội, thành lập các nhóm khơng lành mạnh,
đánh nhau, tổ chức đua xe trái phép, bạo lực học đƣờng, quan hệ tình dục trƣớc
hơn nhân ... đang là mối lo lớn của toàn xã hội ta, đã tạo ra hình ảnh khơng đẹp
về sinh viên.


7
Từ thực trạng đó,để phát huy tính tích cực và điều ch nh những lệch lạc
trong suy nghĩ, hành động của sinh viên, hơn lúc nào hết.Cả xã hội đang quan
tâm tìm cách giải quyết, ngành giáo dục và đào tạo đang trăn trở tìm giải pháp,
Đảng và Nhà nƣớc ta đang ch đạo quyết liệt với tính đổi mới căn bản và tồn
diện nền giáo dục nƣớc nhà khơng những về chuyên môn, phải hết sức quan
tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên.Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu
bức thiết đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và giáo
dục đạo đức cách mạng cho sinh viên.
Trƣờng Cao đẳng Cần Thơ là một trong những trƣờng với vai trò vị trí
quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố Cần Thơ và các t nh đồng
bằng sông Cửu Long (ĐB SCL) với số lƣợng sinh viên rất đông, đến từ nhiều
t nh thành khác nhau, bên cạnh nhiều sinh viên với lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị
đúng đắn có đạo đức của ngƣời sinh viên thì cũng có một bộ phận sinh viên lập
trƣờng tƣ tƣởng chính trị chƣa vững vàng, xa rời lý tƣởng, có lối sống thực
dụng,thích hƣởng thụ, ngại học tập, rèn luyện, dẫn đến vi phạm nội quy, quy
chế, tệ nạn xã hội, vi phạm k luật, pháp luật… Ảnh hƣởng không nhỏ đến mục
tiêu cũng nhƣ hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

Với những lý do trên và với cƣơng vị cơng tác của mình, tác giả chọn vấn
đề “Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay đã có khá nhiều cơng
trình đƣợc cơng bố, trong đó có những cơng trình liên quan đến đề tài, tiêu biểu
nhƣ:


8
- Về đạo đức cách mạng:
Giáo sƣ Vũ Khiêu (1974) chủ biên cuốn Đạo đức mới. Trong tác phẩm này,
vấn đề đạo đức mới đƣợc làm sáng tỏ trên những nét cơ bản.
Giáo sƣ Nguyễn Trọng Chuẩn – Phó Giáo sƣ Nguyễn Văn Phúc (2003)
đồng chủ biên cuốn Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã bàn về những nội hàm
của đạo đức, giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trƣờng, những giải pháp
khắc phục sự tha hóa, xuống cấp trên một số mặt của đạo đức trong xã hội hiện
tại.
- "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. Hồ
Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngƣời cách mạng,
coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sơng nƣớc: Ngƣời cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cùng hƣớng nghiên cứu, tác giả Trịnh Huy Duy (2009) trong cơng trình Xây
dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã khẳng định trong nền kinh tế thị trƣờng có sự thay
đổi về một số hệ giá trị, sự hội nhập với các nền kinh tế bên ngồi, vì vậy, vấn đề
xây dựng đạo đức mới cần đƣợc quan tâm một cách đúng mực, phù hợp với điều

kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong tình hình hiện nay.
Về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay
có các cơng trình:
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999. Võ Minh Tuấn, Giáo
dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, tháng 52004. Các cơng trình này đã nêu những nội dung giáo dục đạo đức và các hình


9
thức giáo dục đạo đức cho thế hệ mới. Các vấn đề đều phải chú trọng và đƣợc
quan tâm đúng, kịp thời.
Luận án tiến sỹ Triết học của tác giả Trần Sỹ Phán (1999), “Giáo dục đạo
đức đối với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”. Tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách sinh viên, trong
đó khẳng định “nhân cách sinh viên là nhân cách chƣa hoàn ch nh, đang trong
giai đoạn định hình”, vì vậy, sự biến đổi đạo đức diễn ra ở tầng lớp xã hội đặc
thù này là một tất yếu. Trên cơ sở đó tác giả tập trung phân tích vai trị của giáo
dục, nhất là giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
Tác giả Lƣơng Thị Bích Ngọc đã tiến hành nghiên cứu đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kĩ thuật
Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Tác
giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (SV) phân
tích nguyên nhân, thực trạng của việc giáo dục đạo đức, từ đó đề ra những giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho SV trƣờng Đại học Kĩ
thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của tác giả Bùi Thị Thanh Huyền
với đề tài “Sự biến đổi đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Tác giả đã
nghiên cứu vai trò của SV trong đời sống xã hội, đặc điểm cơ bản đạo đức và
phân tích thực trạng sự biến đổi đạo đức SV Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những

nhân tố tác động đến sự biến đổi đó từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm
thúc đẩy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực.
Ngoài ra, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác
của vấn đề, cụ thể nhƣ: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn
Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Bài viết xoay quanh các giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nổi lên hàng đầu đó là tinh thần yêu


10
nƣớc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, ln chăm
lo xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc,
luôn tự hào về dân tộc…
“Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống
cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con
người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của tác giả Trần Kiều
(2001). Tác giả đã nghiên cứu về thực trạng đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, lối sống
của thanh niên học sinh sinh viên trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tìm ra ngun nhân của thực trạng từ đó đề ra giải pháp để giáo dục đạo đức, tƣ
tƣởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, SV.
"Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp
giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32
do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục
và Đào tạo), 1995.
Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu chun sâu và bài viết của tác giả Đặng
Cảnh Khanh về đối tƣợng thanh niên đã cho cái nhìn khá đầy đủ về vai trò, đặc
điểm phát triển đạo đức, cũng nhƣ những thay đổi trong sự phát triển đạo đức, lối
sống và định hƣớng giá trị của họ trong điều kiện mới. Nhƣ các cơng trình
nghiên cứu Xã hội học Thanh niên (2006); Cần đẩy mạnh hơn nữa những
nghiên cứu khoa học về thanh niên, (Tạp chí Cộng sản số 6/2011).
GS. TSKH Huỳnh Khái Vinh với bài viết “Một số vấn đề về lối sống, đạo

đức, chuẩn giá trị xã hội”. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ những vấn đề
lí luận về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và sự vận động của nó dƣới tác
động của các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội.
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Triết học xoay
quanh các vấn đề về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức của sinh viên nhƣ:


11
Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà
Nội, 1994.
Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm
đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học. Bài viết này cho chúng ta
một cách nhìn khái qt về vai trị của tình cảm đạo đức trong đời sống con
ngƣời, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình cảm đạo đức cho
mọi đối tƣợng xã hội.
Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung.
"Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tƣờng,
Tạp chí Triết học, số 6, 2002…
Các chuyên khảo, đề tài, bài viết đã nghiên cứu đạo đức cách mạng và giáo
dục đạo đức cách mạng dƣới nhiều góc độ khác nhau, đề xuất nhiều giải pháp
tiến hành giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, sinh viên. Tuy
nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp, tồn diện có hệ
thống tồn diện về giáo dục đạo đức cách mạng của sinh viên Trƣờng Cao đẳng
Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả không
trùng lặp với các cơng trình khác đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trƣờng Cao đẳng
Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.


12
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
các trƣờng Cao đẳng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
trƣờng Cao đẳng Cần Thơ trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách cho sinh
viên các trƣờng Cao đẳng.
4.2. Phạm vi
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ từ năm 2014 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức cách mạng
cho sinh viên; dựa trên các Nghị quyết, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Sở Giáo dục và Đào tạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về công
tác giáo dục đạo đức cách mạng cho SV.Luận văn kế thừa các kết quả nghiên
cứu của những cơng trình liên quan đã cơng bố, nghiệm thu, đồng thời còn sử
dụng những tài liệu của các Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trƣờng
Cao đẳng Cần Thơ có liên quan đến đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực tế: điều tra thực trạng; điều tra bằng bảng câu hỏi đƣợc
thiết kế sẵn, điều tra bằng nghiên cứu tài liệu, hồ sơ lƣu trữ.


13
+ Sử dụng các phƣơng pháp: thống kê xã hội học, phân tích, so sánh... để
xử lý kết quả điều tra, khảo sát.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục
đạo đức cách mạng cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong cơng tác giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên nói chung và sinh viên của trƣờng Cao đẳng Cần Thơ
nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng, 8 tiết.


14

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCHMẠNGCHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Thuật ngữ đạo đức bắt nguồn chữ“Mos” (tiếng La tinh) - lề thói (morolia).

Nghĩa là khi nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mối
quan hệ nhất định giữa ngƣời với ngƣời trong cuộc sống. Đạo đức là khái niệm
triết học, nó tồn tại ở mỗi ngƣời trong một xã hội nhất định. Đạo đức là một
trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã
hội điều ch nh hành vi của con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và với cộng
đồng.Căn cứ vào chuẩn mực ấy, ngƣời ta đánh giá hành vi của mỗi ngƣời theo
các quan niệm về cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác; chống lại cái giả dối,
cái xấu… hƣớng con ngƣời đến Chân, Thiện, Mỹ.
Trong lịch sử, cùng với sự vận động biến đổi của tồn tại xã hội, đạo đức
cũng có nhiều thay đổi và cũng đã tồn tại nhiều những quan niệm về đạo đức
khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quan điểm duy tâm tôn giáo cho rằng đạo đức
là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực rút ra từ những lực lƣợng siêu nhiên
hay những bản tính trừu tƣợng "ý niệm tuyệt đối", "thƣợng đế" rồi đem áp dụng
vào đời sống hiện thực của con ngƣời mà không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội, từ quan niệm xã hội hiện thực để suy ra lĩnh vực tƣ tƣởng
trong đó có tƣ tƣởng đạo đức.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin,đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều ch nh


15
và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức
mạnh của dƣ luận xã hội 27; 8.
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chế độ kinh tế – xã hội là nguồn gốc của quan
điểm về đạo đức con ngƣời. Sự phát sinh phát triển của đạo đức xét đến cùng là
một quá trình do sự phát triển của phƣơng thức sản xuất quyết định. Chính
Ph.Ăngghen đã ch rõ: “Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trƣớc
cho đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ” 28;137.
Tâm lý học định nghĩa đạo đức theo hẹp và nghĩa rộng nhƣ sau:

+ Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các
quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ngƣời tự giác điều ch nh
hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời, với
tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân- cá nhân và quan hệ cá nhân- xã hội.
Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy tắc chuẩn mực ứng xử trong
quan hệ của con ngƣời. Trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con ngƣời
cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng
xử của con ngƣời với con ngƣời, với công việc với bản thân, kể cả thiên nhiên
và môi trƣờng sống.
+ Theo nghĩa rộng: Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm
điều ch nh và đánh giá cách ửng xử của con ngƣời với nhau trong quan hệ xã hội
và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức còn đƣợc hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với
cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với bản thân mình. Nhƣ vậy, khái niệm đạo
đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là
thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân


16
đã đƣợc xã hội hóa. Đạo đức đƣợc biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh,
trong sáng.
Xét về góc độ chính trị học với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo
đức mang bản chất xã hội, có tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp. Là sản
phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế, cho nên tƣơng ứng với mỗi
chế độ kinh tế, mỗi phƣơng thức sản xuất có một loại hình đạo đức nhất định.
Mặt khác mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, bản sắc đó đƣợc phản ánh vào đời
sống đạo đức tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc.
Trong xã hội có giai cấp đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp
có vai trị, địa vị, lợi ích khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội. Đạo đức với
tƣ cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh và thể hiện lợi ích của các giai cấp.

Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng và do dó cũng có những quan niệm đạo đức,
có nền đạo đức riêng. Mặt khác mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình nhƣ
là một cơng cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Tuy nhiên, nền đạo đức đƣợc
áp đặt cho toàn xã hội luôn là nền đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù trong
cuộc sống mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo lợi ích trực tiếp của giai cấp mình.
1.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách
thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của ngƣời đƣợc giáo dục".
Giáo dục đƣợc coi là một hiện tƣợng xã hội, hiện tƣợng này nảy sinh, tồn
tại, phát triển và tiến bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội lồi ngƣời,
trong đó nổi bật là việc các thế hệ đi trƣớc truyền thụ lại các kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã hội nói chung cho các thếhệ.
Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục học đã chứng minh rằng: Từ thời cổ
xƣa cho đến nay, khi nói đến giáo dục là ngƣời ta nói đến những tác động làm
phát triển con ngƣời cả về thể chất lẫn tâm hồn tức là dạy dỗ, bảo ban, nuôi


17
dƣỡng, chăm sóc. Xã hội ngày càng phát triển, nội dung kinh nghiệm ngày càng
phong phú và việc truyền thụ kinh nghiệm ngày càng đƣợc chun mơn hóa dần.
Trong xã hội dần dần xuất hiện những nhà tri thức – nghề dạy học ra đời.
Nhƣ vậy về thực chất, nếu xét theo phƣơng diện lịch sử, giáo dục là hiện
tƣợng xã hội trong đó thế hệ trƣớc truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệm
lịch sử xã hội (chứa đựng những giá trị văn hóa của xã hội, kinh nghiệm xã hội
bao gồm: Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, niềm tin, các thái độ …Tức làcác
chuẩn mực, các phƣơng thức và các phƣơng tiện của các hoạt động và giaolƣu
của con ngƣời), thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội đó biến nóthành
kinh nghiệm của bản thân, thành nhân cách của mình để có thể tham giavào
cuộc sống, tham gia vào hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động xãhội

khác, cũng nhƣ các mối quan hệ xã hội. Nếu xét về phƣơng diện xã hội thìgiáo
dục là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội giữangƣời này
và ngƣời kia. Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã
hội, nhân cách đƣợc hình thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn. Trong q
trình đó các thế hệ sau không ch tiếp thu, lƣu trữ, giữ gìn mà cịn phát triển giá
trị văn hóa xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội. Cho nên, sự kế tục các thế
hệ đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội.
Về giáo dục đạo đức thì có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục đạo
đức, tuy nhiên có thể hiểu giáo dục đạo đức nhƣ sau:
Giáo dục đạo đức là sự hƣớng dẫn và giảng dạy của hành vi tốt và giá trị.
Giáo dục đạo đức đƣợc dạy cho mọi ngƣời, mọi lứa tuổi cung cấp cho họ cảm
giác lịch sự và hợp pháp. Đây là một quá trình nhà sƣ phạm tổ chức có mục
đích, có kế hoạch cho ngƣời đƣợc giáo dục hình thành đƣợc ý thức đạo đức,
hình thành tình cảm đạo đức và thể hiện hành vi có giá trị đạo đức.
1.1.3. Khái niệm đạo đức cách mạng


18
Đạo đức cách mạngchính là đạo đức mới của giai cấp cơng nhân hay cịn
gọi là đạo đức cộng sản. Nó mang bản chất của giai cấp cơng nhân, do giai cấp
cơng nhân xây dựng nên và nó vận động, phát triển gắn liền với cuộc đấu tranh
cách mạng của giai cấp cơng nhân. Vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi ích
căn bản của giai cấp cơng nhân trong cách mạng vơ sản, là vũ khí tinh thần giúp
giai cấp cơng nhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Theo Lênin, đạo đức cộng sản đó là "những gì góp
phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đồn kết tất cả những ngƣời
lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của ngƣời cộng
sản" 29; 41. Nhƣ vậy đạo đức cộng sản là bƣớc phát triển mới về chất, phù hợp
với tiến bộ xã hội. Là đạo đức của những con ngƣời đấu tranh cho tự do, cho
những giá trị cao đẹp của nhân loại, hƣớng con ngƣời vƣơn tới chân, thiện, mỹ.

Chủ tịch Hồ Chí minh đã ch rõ đạo đức cách mạng: “là đạo đức mới, đạo
đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của
Đảng, của dân tộc, của loài ngƣời” 31; 5. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng ở
nƣớc ta đƣợc hình thành trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động Việt Nam để giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ
đất nƣớc. Đó là nền đạo đức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xƣớng và cùng với
Đảng ta lãnh đạo xây dựng, phát triển. Là nền đạo đức mang bản chất của giai
cấp công nhân, đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan niệm đạo đức của chủ
nghĩa Mác- Lênin, đồng thời kế thừa, tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp của
dân tộc và nhân loại. Nó là sự kết hợp, sự thống nhất biện chứng giữa lý tƣởng
đạo đức với lý tƣởng chính trị, giữa tính cách mạng và tính khoa học.
Từ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, của chủ tịch Hồ
Chí Minh và cũng là quan điểm của Đảng ta về đạo đức cách mạng. Từ đó ta có
thể quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức mới, hình thành trong cuộc đấu
tranh do giai cấp công nhân lãnh đạo; là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc,


19
chuẩn mực để điều ch nh và đánh giá cách ứng xử của những ngƣời cách mạng
trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, đƣợc thực hiện bởi niềm tin vào
mục đích, lí tƣởng cộng sản, bởi sức mạnh của cách mạng, của truyền thống và
dƣ luận xã hội 37; 16.
Về nội dung của đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh có thể khái qt
thành bốn nội dung cơ bản sau:
- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan
trọng nhất chi phối các phẩm chất khác, là điểm xuất phát mang tính cách mạng
trong quan niệm về đạo đức. "Trung với nƣớc" là trung thành với sự nghiệp
dựng nƣớc, giữ nƣớc của nhân dân, của Đảng; "hiếu với dân" là đem lại cuộc
sống "ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân", "thƣơng dân, gần dân, gắn bó với
dân, kính trọng lễ phép với dân, học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc".

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Cần: Là chuyên cần, cần mẫn. Mọi ngƣời cần phải có đức tính cần cù,
chủ động tích cực, sáng tạo mới mang lại hiệu quả cao trong cơng việc mà mình
đảm nhận. Tính hiệu quả là u cầu khách quan, là chuẩn mực quan trọng để
đánh giá cán bộ đảng viên. Cán bộ, đảng viên phải chuyên cần, phải yêu, say mê
công việc của Đảng, của nhân dân giao phó nhƣ chính cơng việc của gia đình
mình. Phải tìm tịi, sáng tạo, phát hiện các sáng kiến, kinh nghiệm hay, vận dụng
vào thực tiễn có hiệu quả.
+ Kiệm: Là tiết kiệm, khơng xa x hoang phí, mục đích của tiết kiệm là
nâng cao hiệu quả của lao động sản xuất, mọi ngƣời phải thực hành tiết kiệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ch rõ: Tiết kiệm khơng phải là bủn x n, việc gì khơng
nên tiêu sài dù một hào cũng khơng nên tiêu, việc gì đáng làm mà có ích cho
nhân dân cho đất nƣớc thì dù có tốn đến bao nhiêu cơng, bao nhiêu của cũng vui
lòng, nhƣ thế mới đúng là tiết kiệm.


20
+ Liêm: Là trong sạch, không tham lam, không tham tiền của, địa vị, danh
lợi, không tham ăn ngon, mặc đẹp. Cán bộ, đảng viên phải lấy chữ Liêm làm
đầu, phải thƣờng xuyên rèn luyện phẩm chất, liêm khiết trƣớc nhân dân, trƣớc
Đảng. Cán bộ, đảng viên phải thực hành chữ Liêm trƣớc để làm kiểu mẫu cho
nhân dân.
+ Chính: Là ngay thẳng, không tà, đứng đắn, là ngƣời làm việc công, phải
công tâm, công đức, chớ đem của công dùng vào việc tƣ, chớ đem ngƣời tƣ làm
việc công, việc gì cũng phải cơng minh chính trực, khơng nên tƣ ân, tƣ huệ hoặc
tƣ thù, tƣ ốn. Mình có quyền dùng ngƣời thì phải dùng ngƣời có tài năng, làm
đƣợc việc, thực sự cần, kiệm, liêm, chính.
+ Chí cơng vơ tƣ là đem lịng chí cơng vơ tƣ đối với ngƣời, với việc, ham
làm những việc ích nƣớc lợi dân, khơng ham địa vị, cơng danh phú q. Chí
cơng vô tƣ là chăm lo việc nƣớc nhƣ chăm lo việc nhà, chăm lo việc tập thể nhƣ

việc gia đình. Nhƣ vậy, chí cơng vơ tƣ khơng phải là khơng chăm lo đến lợi ích
riêng, Bác ch yêu cầu trong quan hệ lợi ích chung và riêng phải hài hịa, nghĩ
lợi ích riêng nhƣng cần tính tốn ƣu tiên đến lợi ích chung.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tƣ là những phẩm chất đạo đức căn bản
của ngƣời cách mạng.
- Thương yêu, quý trọng con người: Ngƣời cách mạng, ngƣời có lý tƣởng
xã hội chủ nghĩa khơng thể là ngƣời khơng có tình u thƣơng con ngƣời. Rộng
lƣợng, khoan dung với ngƣời, biết cách nâng đỡ con ngƣời, thái độ tôn trọng con
ngƣời luôn gắn liền với yêu thƣơng, quý trọng con ngƣời và đồng thời phải
nghiêm khắc với bản thân mình.
Tình u thƣơng con ngƣời khơng chung chung trừu tƣợng, phi giai cấp mà
gắn với cuộc đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc và tiến lên chủ


21
nghĩa xã hội; con ngƣời đƣợc giải phóng, đƣợc sống trong đất nƣớc độc lập, trở
thành chủ nhân thật sự của đất nƣớc, đƣợc "ấm no, tự do, hạnh phúc".
- Tinh thần quốc tế trong sáng: Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nƣớc phải
gắn liền với tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính. Nếu ch có tinh thần u
nƣớc mà khơng có tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính thì sẽ dẫn đến hoặc
kỳ thị dân tộc, chủng tộc, nƣớc lớn hoặc dân tộc hẹp hòi. Tinh thần quốc tế trong
sáng chân chính là tinh thần quốc tế vơ sản, đồn kết các dân tộc bị áp bức và
giai cấp vơ sản tồn thế giới trong cuộc đấu tranh cho tiến bộ, hịa bình, độc lập
dận tộc, hữu nghị, và chủ nghĩa xã hội(XHCN), chủ nghĩa cộng sản(CSCN).
1.2. Nội dung và phƣơng thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
1.2.1.Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Con ngƣời sinh ra, tồn tại và phát triển tất yếu phải nhận thức và cải tạo thế
giớitự nhiên, xã hội và bản thân. Việc nhận thức thƣờng diễn ra từ đơn giản đến
phức tạp, con ngƣời ngày càng mở rộng tầm nhìn, tìm hiểu ngọn nguồn của hiện
thực. Kết quả nhận thức là những quan niệm, quan điểm, nguyên tắc, hình thành

lý tƣởng, niềm tin, những định hƣớng giá trị chung và trở lại soi sáng định
hƣớng cho cuộc sống cụ thể của con ngƣời.
Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là một trong những định
hƣớng giáo dục của xã hội chủ nghĩa cơ bản và quan trọng. Để hiểu rõ về đạo
đức cách mạng phải có lý tƣởng cách mạng, mà để có lý tƣởng cách mạng phải
thơng qua sự phân tích, chứng minh có căn cứ lý luận và thực tiễn sâu sắc. Việc
giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên đã
đƣợc đặt ra và giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bồi dƣỡng sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, nâng cao
ý chí phấn đấu vì lý tƣởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trên đất nƣớc ta. Trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên năm 1965 tại Hội nghị bồi dƣỡng ch nh huấn do Trung ƣơng triệu tập,


22
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: “Ngƣời cộng sản chúng ta không một
chút nào đƣợc quên lý tƣởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn
độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nƣớc ta và trên thế
giới”[36; 374].
Dựa trên quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung của đạo đức
cách mạng, đặc biệt là dựa trên quan điểm của Đảng ta về những phẩm chất cơ
bản của con ngƣời Việt nam trong giai đoạn mới, căn cứ vào quy định của Luật
giáo dục Việt Nam năm 2005 về mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo
dục Đại học nói riêng, điều 2 của luật giáo dục xác định: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức tri thức sức khỏe,
thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” và “mục tiêu của
giáo dục đại học là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý
thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành tƣơng xứng với

trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc”(điều 39). Sinh thời Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thanh niên là chủ
tƣơng lai của nƣớc nhà. Thật vậy nƣớc nhà yếu hay mạnh, thịnh hay suy một
phần lớn là do các thanh niên” [34;123].Đạo đức là một vấn đề tiên quyết của
việc xây dựng con ngƣời mới, theo Ngƣời cần giáo dục thế hệ trẻ những nội
dung sau:
Một là: Làm cho thế hệ trẻ nhận thức đƣợc đạo đức cách mạng, trung với
nƣớc, hiếu là với dân, Hồ Chí Minh đã dùng đạo đức của Nho giáo. Nƣớc ở đây
là nƣớc của vua, trung với nƣớc là trung thành với vua. Hiếu là hiếu thảo với cha
mẹ, thƣơng yêu chăm sóc cha mẹ. Ta thấy, Hồ Chí Minh đã nâng cao hơn chuẩn
mực đó, trung là trung với nƣớc, hiếu là hiếu với dân, phải có lòng yêu thƣơng
nồng nàn, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lợi ích của nhân dân “Nhiệm vụ nào cũng


23
hồn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Hiếu
không dừng ở hiếu với nhân dân, mà cịn hiếu với đồng bào, gia đình và xã hội.
Vì vậy cần thƣơng yêu nhân dân, sống lao động chiến đấu vì nhân dân. Thƣờng
xuyên chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì
làm, việc hại cho dân thì hết sức trách, chống lại mọi biểu hiện phiền hà nhũng
nhiễu nhân dân, dựa vào dân, làm dân tin tƣởng vào chế độ XHCN.
Hai là: Chú trọng phát triển những phẩm chất cao q, cần kiệm, liêm
chính, chí cơng, vơ tƣ Hồ Chí Minh đã ch rõ:
“Trời có bốn mùa xn, hạ, thu, đơng.
Đất có bốn phƣơng đơng, tây, nam, bắc.
Ngƣời có bốn đức cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì khơng thành trời,
Thiếu một phƣơng thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành ngƣời”.
Ở đây, “Cần” là cần cù, siêng năng lao động, học tập, “kiệm” là tiết kiệm thời

gian của cải, khơng hoang phí, xa x “Cịn “Liêm” là trong mọi tình thế ln giữ
cho mình trong sạch, ngay thẳng, thật thà. Hồ Chí Minh mong muốn thế hệ trẻ
luôn trao dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, khơng kiêu căng tự mãn, khơng xa
hoa lãng phí.Cần kiệm trong lao động học tập và có đời tƣ trong sáng. Thực hành
tự phê bình và phê bình, thẳng thắn để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Ba là: Đạo đức cách mạng của thế hệ trẻ phải tin tƣởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu cho lý tƣởng XHCN. Đảng cộng sản Việt Nam
là đội quân tiên phong, là ngƣời chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến
bờ thắng lợi. Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng. Vì vậy, thế hệ trẻ phải
không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm


24
vững đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, phấn đấu hi sinh vì lợi ích của
nhân dân, vì lý tƣởng XHCN và cộng sản chủ nghĩa với tinh thần “ Đâu cần thanh
niên có, đâu khó có thanh niên”
Bốn là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ phải chú trọng cả đức
và tài. Tài ở đây Hồ Chí Minh nói đến sự hiểu biết tinh thơng về văn hóa, khoa
học, chính trị, kỹ thuật, qn sự và khả năng vận dụng sự hiểu biết đó vào cuộc
sống. Hồ Chí Minh đã ch rõ: “Có tài mà khơng có đức ví nhƣ một anh làm kinh
tế, tài chính rất giỏi nhƣng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm gì đƣợc
cho xã hội mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài ví nhƣng
ơng Bụt khơng làm hại gì, nhƣng cũng khơng có lợi gì cho lồi ngƣời”.[31;
222].Vì vậy, hai mặt đức và tài “ hồng” và “ chuyên”, phẩm chất và năng lực phải
kết hợp hài hòa với nhau làm cho thế hệ trẻ phát huy tài năng trí tuệ và tâm hồn
một cách tồn diện để xứng đáng những con ngƣời mới XHCN.
Năm là: Giáo dục đạo đức cách mạng của thế hệ trẻ là phải tự giáo dục, tự
rèn luyện. Vì tuổi trẻ là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh về nhân
cách, với ham muốn tự khẳng định mình. Theo Hồ Chí Minh khi mặt tự giáo dục
thực sự đặt ra ở mỗi ngƣời thì việc giáo dục mới có hiệu quả và chắc chắn. Vì vậy,

ngƣời muốn nhắc nhở thế hệ trẻ phải tự tu dƣỡng trên mọi phƣơng diện: đạo đức,
lý tƣởng, trình độ nghề nghiệp.
Đối với thiếu niên nhi đồng, Hồ Chí Minh khuyên: “Cácem cần rèn luyện
cái đức tính thành thật và lịng dũng cảm. Ở trƣờng thì kính thầy yêu bạn đoàn kết
và giúp đỡ nhau, ở nhà thì kính u và giúp đỡ cha mẹ. Ở xã hội thì tùy sức mình
mà tham gia những cơng việc có lợi ích chung” [27; 74].Phải cố gắng học tập, cố
gắng lao động hơn nữa để sau này trở thành những ngƣời XHCN [33; 203]
Sáu là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, thế hệ trẻ là phải hịa
mình với quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học ở nhà, học ở
trƣờng, học sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân” nếu không sẽ bị bỏ rơi. Phải


25
gƣơng mẫu, là cho dân tin, dân yêu, đoàn kết xung quanh Đảng xây dựng đất nƣớc
quê hƣơng giàu mạnh theo hiến pháp và pháp luật của nhà nƣớc.
Khi nói đến nhiệm vụ này, Hồ Chí Minh nhắc nhở thế hệ trẻ phải giải quyết
mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụ
trƣớc. Ngƣời yêu cầu: “Nhiệm vụ của thanh niên khơng phải hỏi nƣớc nhà đã cho
mình những gì mà phải tự hỏi xem mình đã làm gì cho nƣớc nhà. Mình phải làm
thế nào cho lợi ích nƣớc nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nƣớc nhà mà hi sinh
đấu tranh chừng nào[37;185].Vì chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác của CNXH.
Chủ nghĩa cá nhân đề ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm nhƣ: Quan liêu, hách dịch,
bè phái, tham ô. Thế hệ trẻ nếu không tự rèn luyện, tự giáo dục, đặt lợi ích tập thể
lên trên lợi ích cá nhân thì đạo đức cách mạng sẽ bị che lấp, chủ nghĩa cơ hội sẽ có
điều kiện sẽ trỗi dậy, dỗ dành ngƣời ta đi xuống dốc. Mỗi ngƣời đều có tính cách,
sở trƣờng và nhu cầu riêng. Ngƣời cũng nhấn mạnh:“ Nếu lợi ích cá nhân khơng
trái với lợi ích tập thể thì khơng phải là xấu” [31; 291]. Do đó mỗi ngƣời phải biết
hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Đồng thời xã hội phải quan tâm đến
lợi ích cá nhân làm cho chúng phát triển hài hòa cân đối.
Bảy là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, thế hệ trẻ là phải giáo

dục tinh thần quốc tế trong sáng. Là làm cho sinh viên luôn biết quan tâm đến tình
hình thế giới. Cần tăng cƣờng sự hiểu biết, có tinh thần hữu nghị đồn kết với sinh
viên trên thế giới. Vì sinh viên là lực lƣợng năng động, thích khám phá và có
nhiều đóng góp cho xã hội. Cho nên phải tích cực đóng góp vào phong trào thanh
niên thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Gơt đã từng nói: “Mọi lí thuyết ch là màu xám, ch có cây đời mãi mãi xamh
tƣơi”. Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên không ch bằng lý thuyết chung
chung, mà đạo đức đƣợc thể hiện rõ nhất trong từng hành động, việc làm cụ thể.
Để sinh viên giác ngộ sâu sắc về lý tƣởng đạo đức cách mạng, thấm nhuần sâu sắc
lý tƣởng giải phóng con ngƣời khỏi áp bức bóc lột, xây dựng xã hội tốt đẹp công


×