Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 30 2014. Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm Toán TỈ LỆ BẢN ĐỒ. I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. - Làm Bài 1, Bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ hành chính Việt Nam II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó *HĐ2: Giới thiệu tỷ lệ bản đồ. - Giáo viên cho học sinh xem một số bản đồ ghi tỷ lệ :1:10 000 000;..... và giơí thiệu các tỷ lệ ghi trên bản đồ 1:10 000000;......là các tỷ lệ bản đồ. -Tỷ lệ 1:10 000 000 cho biết nước VN đã dược vẽ theo tỷ lệ thu nhỏ 10 triệu lần chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10000000cm hay100 km 1 - Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng phân số1:10 000 000 = 10000000 .. - Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là một đơn vị đo độ dài và mẫu số cho biết độ dài thực tế. - Giáo viên lấy ví dụ một tỉ lệ bản đồ để học sinh nêu độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu *HĐ3: Thực hành a) Bài 1: Viết vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cá nhân, gọi HS nêu kết quả ( Học sinh TB ) - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. b) Bài 2. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm bài 2. - 1 HS lên bảng làm. ( Học sinh khá, TB ) - HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả. *HĐ nối tiếp: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà xem lại bài. Tập đọc HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU. - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đó dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK) II. GD Kĩ năng sống: - Tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CHỦ YẾU:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ.- Yêu cầu đọc bài: “Trăng ơi… từ đâu đến ?” và trả lời câu hỏi trong bài - Giáo viên nhận xét đánh giá. *HĐ 2. HD luyện đọc + Giáo viên HD đọc: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng chậm rãi, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. + Đọc đoạn: ( HS: đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt ) - Hết lượt 1: GV hướng dẫn đọc các tên riêng (Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan), các chữ số chỉ ngày tháng năm. - Hết lượt 2: HD HS tìm hiểu một số từ khó hiểu trong bài. - 1 HS đọc chú giải + Đọc theo cặp: - HS đọc theo cặp, đồng loạt, HS nhận xét; giáo viên nhận xét. + Đọc toàn bài : - 2 HS: K- G đọc toàn bài. + GV đọc mẫu toàn bài. *HĐ3: Tìm hiểu bài. - Một học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK: + Ma- gien - lăng thự hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? - Học sinh nêu ý kiến của mình. - Học sinh - GV nhận xét. - Các câu hỏi khác tiến hành tương tự. - HD học sinh rút ra nội dung chính của bài. + Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài học này tác giả muốn nói lên điều gì? (HS khá, giỏi trả lời ) + Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( Như phần MĐYC) *HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS: K- G tìm giọng đọc hay, HS K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao ? - GV HD HS TB đọc nâng cao đoạn: “Phát động. ...Kiên Giang” - HS thi đọc diễn cảm. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I. MỤC TIÊU:. Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nụng ”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. + Đã có nhiều chớnh sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục,: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ Hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:. * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài họcvà trình bày sơ qua về tình hình kinh tế của nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. - GV phân nhóm và YC các nhóm thảo luận : +Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của những chính sách đó là gì? - Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. - Giáo viên nhận xét, kết luận như SGV trang 53. * Hoạt động 2 (làm việc cá nhân) - Giáo viêẩntình bày việc vua Quang trung coi trọng chữ Nôm ban bố chiếu lập học và đưa ra câu hỏi: +Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm? + Em hiểu câu: Xây dựng đất nước lấy việc học làm trọng là như thế nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét, bổ sung như SGV trang 53. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Giáo viên trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau với vua Quang Trung *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau. Đạo đức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU. - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT. - Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT. - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. GD Kĩ năng sống. - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm + Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh. + HS thảo luận theo nhóm tìmm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. + Đại diện các nhóm trình bày. + Học sinh nhóm khác và giáo viên nhận xét, bổ sung. + Kết luận như SGK *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - YC học sinh quan sát các hình trong SGK và cho biết những việc làm nào đã thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, giải thích được vì sao việc làm ấy lại bảo vệ môi trường. - Học sinh trả lời.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giáo viên nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 3: Tập làm nhà tiên tri. ( bài tập 3, SGK) + GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. +Các nhóm thảo luận nội dung BT 3. + Đại diện các nhóm trình bày. + Học sinh nhóm khác và giao viên nhận xét, bổ sung. * Hoạt động nối tiếp. - Giáo viên nhận xét tiết học. Buổi chiều:. HD Toán: TIẾT 1: ÔN LUYỆN( TUẦN 29). I. Mục tiêu: Ôn tập về: Giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số và tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động day học: HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: GV nhận xét bài làm của HS phần tự kiểm tra tuần 28. HĐ 2. HD HS làm bài tập phần 1 tuần 29. Bài 1: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách tính. KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Bài 2:- Cho HS làm vào vở. - GV lưu ý HS cách tìm tổng chiều dài, chiều rộng của HCN. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Bài 3: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. Bài 4: - Cho HS làm vào vở. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. Bài 5:- Gọi HS đọc đề nêu tóm tắt bài. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Gọi 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số. Bài 6: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. Bài 7: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số. Bài 8. - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số. Bài 9:- Gọi HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khi chữa cho HS nêu cách làm. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số. Bài 10:- Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách chuyển đổi đơn vị đo. - KL: Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số. *HĐ nối tiếp: -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà xe lại bài. HD Tiếng Việt TIẾT 1: ÔN TẬP (TUẦN 29) I. Mục tiêu: - Điền đúng tr hoặc ch vào chỗ trống hoàn thiện khổ thơ. (BT1). - Nhận biết được câu tục có nghĩa đúng hoặc sai (BT2). - Biết chọn được câu yêu cầu phù hợp để nhắc bạn. (BT3). - Ghi được một số nét chính cho bài văn miêu tả con vật. (BT4). II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở tiết 3 tuần 28. HĐ 2. Hướng dẫn HS ôn tập tiết 1 tuần 29. Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống trong đoạn thơ. - Cho HS tự làm vào vở. - Gọi lần lượt HS nêu kết quả. - Gv và HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Chọn những câu tục ngữ có ý nghĩa giống với câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 3: Chọn những câu nhắc các bạn mà vẫn giữ được phép lịch sự. - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 4: Ghi được một số nét chính cho bài văn miêu tả con vật. - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung. *HĐ nối tiếp: -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà xe lại bài. Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Mục tiêu: - Luyện kĩ năng làm các bài tập tổng hợp các dạng. - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, kiên trì khi làm bài tập. II.Các hoạt động trên lớp *HĐ1. Ôn kiến thức cũ: Yêu cầu HS thực hiện: Tìm X : 4 3 2 2 5 3 X x 5 X : 5 *HĐ1: Nội dung ôn luyện: 2 4 6 : 5 5: Bài1: Tính: a. 5. 7 2 1 : 3 3 b. 3 4 4 2 10 : x x 7 5 3 Bài2: Tìm số tự nhiên x, biết: 15 Bài3: Tính diện tích hình thoi biết độ dài hai đường chéo là 16 cm và 10 cm. Bài4: Cho hình thoi ABCD. Biết độ dài đường chéo AC = 24 cm và độ dài đường 2 chéo BD bằng 3 độ dài đường chéo AC. Tính diện tích hình thoi ABCD. Bài giải Độ dài đường chéo BD là: 2 24 x 3 = 16 (cm) Diện tích hình thoi ABCD là: 24 x 16: 2 = 192 ( cm2) Đáp số: 192 cm2 *HĐ nối tiếp: - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014 Toán ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU:. - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Làm Bài 1, Bài 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. Yêu cầu học sinh nhắc lại tỉ lệ bản đồ cho em biết gì? * HĐ2:Tìm hiểu ví dụ a)Bài toán 1 - Giáo viên gợi ý: + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn A, B) dài mấy cm? (2 cm) + Bản đồ trường mầm non được vẽ theo tỷ lệ nào? (1: 300 ). +1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? ( 300 cm) +2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? ( 2 x 300) Bài giải Chiều rộng thật của cổng trường là..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2 x 300 = 600 (cm) 600cm = 6m Đáp số: 6m b) Bài toán 2. Hướng dẫn tương tự bài toán 1 *HĐ 3. Thực hành. a) Bài 1. - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm bài cá nhân, HS nêu kết quả ( Học sinh TB ) - HS và GV nhận xét. b) Bài 2. - Học sinh đọc YC - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm cách giải -1HS (HS TB hoặc K) lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. - Đổi vở, chữa bài - GV nhận xét kết quả chung. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài. Chính tả NHỚ - VIẾT: ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU. - Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích; không mắc quá năm lỗi trong bài. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. *HĐ1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MT của tiết học *HĐ2. HD học sinh nhớ - viết: - Giáo viên đọc đoạn cần viết chính tả trong bài: “Đường đi Sa Pa” - Học sinh tìm những từ dễ viết sai chính tả - Học sinh luyện viết những từ khó vào vở nháp - 2 học sinh lên bảng viết từ khó. ( Học sinh TB ) - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết - Học sinh viết bài. - Học sinh soát bài theo mẫu của giáo viên - Học sinh nhìn sách soát bài. - Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá. *HĐ3. HD học sinh làm bài tập: a) Bài tập 1.- Một học sinh đọc yêu cầu BT 1 - Học sinh làm bài tập cá nhân. - Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung. b) Bài tập 2a. - Một học sinh đọc yêu cầu BT. - Học sinh bài tập làm vào vở. - Học sinh lên bảng làm bài tập. ( Học sinh khá ) - Học sinh chữa bài tập trên bảng ( Học sinh khá ) - Giáo viên nhận xét bổ sung *HĐ nối tiếp: - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học Luyện từ và câu.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> MRVT: DU LỊCH - THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU. Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thỏm hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đó học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CHỦ YẾU:. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. Yêu cầu HS nhắc lại như thế nào là du lịch và thám hiểm? *HĐ 2. Phần nhận xét: a) Bài tập 1. - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1. - Giáo viên HD trình tự làm: - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi +Học sinh suy nghĩ thảo luận và phát biểu ý kiến +Học sinh - Giáo viên nhận xét, bổ sung ( a: đồ cần dùng cho chuyến du lịnh là: Va li, lều trại, mũ nón, quần áo. ..b: phương tiện giao thông: Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô con; c: tổ chức nhân viên phục vụ du lịnh: khách sạn, nhà nghỉ, hướng dẫn viên. ..; d: địa điểm thăm quan, du lịnh: bãi biển, phố cổ, chùa, đền). b) Bài tập 2: Tương tự như bài tập 1 c) Bài tập 3. - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập - Học sinh viết một đoạn văn về chủ đề du lịch - thám hiểm vào vở. - Học sinh trình bày bài viết của mình. - Học sinh nhận xét - Giáo viên bổ sung đánh giá. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. Địa lí ÔN TẬP: DẢI ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU:. -Nêu được đặc điểm của các ĐBDHMT: Nhỏ, hẹp. nối với nhau tạo thành dải ĐB, có nhiều cồn cát, đầm phá. -Nêu được đặc điểm khí hậu của các ĐBDHMT: Mùa hạ khô nóng, hạn hán…cuối năm lũ lụt... - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ, lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ tự nhiên Việt nam , III. Các hoạt động dạy học chủ yếú *HĐ1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển ? GV yêu cầu HS nêu tên các ĐB duyên hải miền Trung và cho biết có bao nhiêu dải đồng bằng ở ĐBDHMT? - YC HS thảo luận theo cặp cho biết : ? Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? ? Nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng?.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - HS lần lượt trình bày kq, cả lớp nhận xét, GV KL ý đúng. * KL: Các ĐBDHMT thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá - 2 HS Y nhắc lại. *HĐ2: Bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT -yc hs qs trên bản đồ cho biết :dãy núi nào cắt ngang dải ĐBDHMT? (....dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân ) KL: Dãy Bạch Mã và dèo Hải Vân là bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT. *HĐ3 Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam + Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT khác nhau như thế nào? (PHía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ, phía nam dãy Bạch Mã, không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. + Với đặc điểm khí hậu này ĐBDHMT có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không? (HS K, G:...Khí hậu đó gây nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trột, sản xuất ) KL: ĐBDH MT là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước, chúng ta phải biết chia sể khó khăn với nhân dân ở vùng đó. - 2 HS TB,Y nhắc lại KL. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Buổi chiều: Khoa học NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU:. Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh ảnh, cây thật, bao bì quảng cáo cho cánh loại phân bón. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ.Thực vật có nhu cầu về nước như thế nào? Lấy ví dụ? *HĐ2: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật -YC học sinh quan sát hình các cây cà chua trang upload.123doc.net SGK và thảo luận các câu hỏi: + Các cây cà chua ở hình b ,c,d thiếu các chất khoáng gì ? Kết pủa ra sao + Trong các cây cà chua: a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ?Hãy giải thích tại sao? điều đó giúp em rút ra kết luận gì? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - Làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời. - HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận như SGK trang 195 *HĐ3: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Giáo viên cho học sinh làm bài tập theo mẫu trong SGV trang 196. - Học sinh làm việc cá nhân. - Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi SGK. - Giáo viên nhận xét ,bổ sung rút ra kết luận như SGV trang197 *HĐ nối tiếp: - HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I- MỤC TIÊU:. - Học sinh biết cách chọn đề tài phù hợp. - Biết cách nặn tạo dáng. - Nặn tạo dáng được một hay hai hình người hoặc con vật, theo ý thích. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Đất nặn (đất sét, đất nặn các màu). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh tìm hiểu: + Các bộ phận chính của người hoặc con vật; + Các dáng: đi, đứng, ngồi, nằm,. .. - Giáo viên cho học sinh xem các hình nặn người và con vật. Hoạt động 2:. Hướng dẫn cách nặn:. - Giáo viên thao tác cách nặn con vật hoặc người: + Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân,. .. rồi dính ghép lại thành hình. + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận. + Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn. +Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy,. .. (xem hình trang 73 SGK). Hoạt động 3: + Bài tập:. Hướng dẫn thực hành:. Tự chọn đề tài để nặn theo ý thích hoặc vẽ hay xé dán một bức tranh.. - Bài này có thể tiến hành theo những cách sau: + Từng cá nhân nặn con vật hoặc dáng người theo ý thích. + Một vài nhóm nặn theo đề tài, còn lại nặn theo cá nhân. + Cả lớp chia ra nhiều nhóm và nặn theo đề tài tự chọn. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Tìm nội dung (nặn người hay con vật? Trong hoạt động nào?) + Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tạo dáng; + Sắp xếp các hình nặn (cây, nhà, núi, người,. ..) để tạo thành đề tài; đấu vật, kéo co, chọi trâu, chọi gà, bơi thuyền, đi học, chăn trâu. .. - Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động 4:. Nhận xét đánh giá:. - Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét đánh giá về: + Hình (rõ đặc điểm) + Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động) + Sắp xếp (rõ nội dung) - Giáo viên bổ sung, động viên học sinh và thu một số bài đẹp để có thể sử dụng làm đồ dùng dạy - học. * Dặn dò: - Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. - Chuẩn bị cho bài học sau. Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2014 Toán ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP ) I. MỤC TIÊU. - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Làm Bài 1, Bài 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. * HĐ 1: Tìm hiểu ví dụ a) Bài toán 1 - Một học sinh đọc bài toán trong S G K - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu +Độ dài thật trên sân trường là bao nhiêu m?(20m) + Tỷ lệ trên bản đồ là bao nhiêu ?(1:500) + Phải tính độ dài nào ? (độ dài thu nhỏ ) + Tính theo đơn vị nào ? (cm) Bài giải Đổi: 20 m = 2000 cm Khoảnh cách A, B trên bản đồ là 2000:500 = 4 (cm ) Đáp số: 4cm b) Bài toán 2: Tiến hành như bài 1 * HĐ 2: Thực hành. a) Bài tập 1. - HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm bài cá nhân. - Lưu ý học sinh đổi ra cùng đơn vị đo để tính, 3 HS TB lên bảng nối tiếp làm bài tập. - Học sinh nhận xét và nêu kết quả bài làm ( Học sinh TB ) - HS và GV nhận xét. b) Bài 2. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm bài cá nhân, 1 HS nêu cách tính ( Học sinh khá ) - Học sinh lên bảng trình bày kết quả bài làm ( Học sinh TB ) -Học sinh đổi vở kiểm tra kết quả..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS và GV nhận xét. *HĐ nối tiếp: - GV cho học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó - Dặn HS về nhà xem lại bài. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I. MỤC TIÊU. - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đó nghe, đó đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đó kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC VÀ CHỦ YẾU:. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. - Yêu cầu kể lại nội dung câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi SGK - GV nhận xét đánh giá. *HĐ 2. HDHS kể chuyện: -Học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi đề bài lên bảng gạch dưới các từ ngữ quan trọng - Hai học sinh đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3, 4 cả lớp theo dõi SGK. - Giáo viên gợi ý hướng dẫn cho học sinh. - Học sinh giới thiệu câu chuyện mình kể. *HĐ 3. Học sinh thực hành kể chuyện. - Học sinh kể chuyện theo nhóm. - Học sinh kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. - Học sinh thi kể cả câu chuyện và thảo luận về nội dung ý nghĩa. - Học sinh chất vấn lẫn nhau. + Trong câu chuyện này bạn thích nhất nhân vật nào và vì sao? - Bình chọn bạn kể chuyện hay và hiểu nội dung câu chuyện nhất. *HĐ nối tiếp: - Học sinh nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Dặn học sinh về nhà kể cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. Tập đọc DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. MỤC TIÊU. - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dũng) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC VÀ CHỦ YẾU:. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ: - Yêu cầu đọc bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” và trả lời câu hỏi SGK - GV nhận xét đánh giá. *HĐ2: Luỵên đọc + GV HD đọc: Toàn bài đọc với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui. + Đọc đoạn: ( HS: đọc nối tiếp 2 đoạn theo 2- 3 luợt ).
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hết lượt 1: GV hướng dẫn đọc các tiếng khó đọc và học sinh phát âm sai - Hết lượt 2: HD HS đọc ngắt nghỉ hơi tự nhiên giữa các dòng thơ: Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ. .. Sáng ra / thơm đén ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa Ngước lên / đã bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai. .. // và hiểu các từ điệu, hây hây, dáng. - 1 HS đọc chú giải + Đọc theo cặp: - HS đọc theo cặp, đồng loạt, HS nhận xét; giáo viên nhận xét. + Đọc toàn bài : - 2 HS: K- G đọc toàn bài. + GV đọc mẫu toàn bài. *HĐ3: Tìm hiểu bài. - Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi 1 trong SGK : +Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? + Màu sắc của dòng sông thay dổi ntn trong 1 ngày? - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét. - Các câu hỏi khác trong SGK hướng dẫn tương tự. - HD học sinh rút ra nội dung chính của bài. +HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài thơ này tác giả muốn nói lên điều gì? + Đại diện các nhóm trả lời ( Học sinh khá, giỏi ) - Các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại ( Như phân mục tiêu.) *HĐ4: Luyện đọc diễn cảm. - Gọi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ. - Giáo viên treo bảng phụ và HD học sinh luyện đọc bài thơ. - Giáo viên hoặc học sinh giỏi đọc mẫu. - Học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuôc lòng bài thơ.(Cá nhân, hoặc nhóm đôi) - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ. Kĩ thuật LĂP XE NÔI ( TIẾP ) I. MỤC TIÊU. - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái xe nôi. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái xe nôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu cái xe nôi đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU (TIẾT 1). *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. HS nhắc lại quy trình lắp xe có thang.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV nhận xét, đánh gá * HĐ2: Giáo viên HD học sinh quan sát và nhận xét. - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu cái xe nôi đã lắp sẵn. - Giáo viên HD học sinh quan sát từng bộ phận của cái xe nôi và đặt câu hỏi: + Cái xe nôi có những bộ phận nào? - Giáo viên nêu tác dụng của cái xe nôi trong thực tế. *HĐ3: Giáo viên HD thao tác kỹ thuật - Giáo viên HD lắp cái xe nôi theo quy trình trong SGK để học sinh quan sát. a) HD học sinh chọn các chi tiết - Giáo viên cùng học sinh chọn các chi tiết theo SGK và để lắp ráp theo từng loại. - Trong khi HD có thể cho học sinh chọn một vài chi tiết cần lắp cái xe nôi. b) Lắp từng bộ phận: - Giáo viên HD học sinh lắp từng bộ phận. - Học sinh lắp từng bộ phận. c)Lắp ráp cái đu: - Giáo viên tiến hành lắp ráp các bộ phận, để hoàn thành cái xe nôi như hình 1(SGK) d) Hướng dẫn học sinh tháo các chi tiết: - HD học sinh tháo các chi tiết, từng bộ phận, cách sắp xếp vào hộp. * *HĐ nối tiếp: - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2014 Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU. Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Tranh “Đàn ngan mới nở” phóng to. Tranh ảnh con mèo phóng to. -Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật *HĐ 2: HD học sinh làm bài tập:. a) Bài tập 1. - Học sinh đọc yêu cầu của BT1 - Học sinh đọc nội dung bài: “Đàn ngan mới nở” - Học sinh xác định những câu miêu tả đàn ngan và đọc cả lớp nghe và nhặn xét. b) Bài tập 2. - Giáo viên treo ảnh con chó, mèo - Yêu cầu học sinh quan sát và lưu ý học sinh thực hiện trình tự bài tập. + Quan sát ngoại hình: đầu, bộ lông, 2 tai... + Ghi vắn tắt vào vở VD: Các bộ phận Từ ngữ miêu tả Bộ lông Vàng ươm Cái đầu To, tròn tròn.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hai tai Cụp xuống như che cả đôi mắt - Học sinh làm bài và nêu kết quả. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. d) Bài 4. - Học sinh đọc yêu cầu, giáo viên nhắc lại. - Học sinh ghi lại những hoạt động của con vật. - Một vài học sinh trình bày trước lớp. - Học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung. *HĐ nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Quan sát kỹ một số con vật mà em thích. Toán THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU:. - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài 1: HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. *HĐ1. Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp: - HD học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng ( Như SGK ) *HĐ2. Thực hành ngoài lớp a) Bài 1. - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Nhóm 1: Đo chiều rộng lớp học. + Nhóm 2: Đo chiều dài lớp học. + Nhóm 1: Đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường. - HS thực hành đo và ghi kết quả vào vở. - HS báo cáo kết quả đo, học sinh nhóm khác kiểm tra lại b) Bài 2: - Tập ước lượng độ dài. - Học sinh thực hành đi 10 bước và ước lượng độ dài đó. - Giáo viên kiểm tra việc ước lượng và đo kết quả của học sinh. *HĐ nối tiếp: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà xem lại bài.. Luyện từ và câu CÂU CẢM I. MỤC TIÊU. - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể đó cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT3). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. - Học sinh nêu kết quả BT 3 - Giáo viên nhận xét, đánh giá..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> *HĐ 2. Phần nhận xét. a) Bài tập 1, 2, 3 SGK. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3. - Học sinh đọc thầm, suy nghĩ làm bài và nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét bổ sung rút ra câu trả lời đúng. *HĐ 3. Phần ghi nhớ: - HD học sinh rút ra ghi nhớ. - 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. ( Học sinh TB ) *HĐ 4. Phần luyện tập. a) Bài tập 1. - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. ( Học sinh TB ) - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng. b) Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu của bài tập. 2 HS đọc tiếp nối các tình huống a, b. - HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó gọi HS nêu kết quả của mình. - HS cả lớp nghe và nhận xét. GV chốt kết quả đúng: + Tình huống a: Trời cậu giỏi quá! Bạn thật là tuyệt! + Tình huống b: Ôi cậu củng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt! Trời ơi lâu lắm rồi mới gặp cậu! Trời bạn làm mình cảm động quá! c) Bài 3. - HS đọc yêu cầu bài 3 - HS làm việc độc lập và HS lên bảng làm BT. ( Học sinh khá ) - Cả lớp và GV nhận xét. *HĐ nối tiếp: - HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS về nhà học bài. Buổi chiều: HD Tiếng Việt: Tiết 2: Kiểm tra I. Mục tiêu: - Đọc và trả lời được câu hỏi dưới bài văn Miêu tả con mèo. - Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, mèo, chó, lợn, trâu, bò…). II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: HD HS làm bài. HS đọc thầm và làm bài. HĐ 2: HS làm bài vào vở. HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS HĐ nối tiếp: - Nhận xét việc làm bài của HS. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiết 3. HD Toán Phần 2: Tự kiểm tra I. Mục tiêu:.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ôn tập và kiểm tra về: Giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số và tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra việc làm bài tập của HS HĐ 2: Cho HS làm bài - Cho HS tự làm bài vào vở - GV lưu ý HS nội quy trong giờ kiểm tra. HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS HĐ nối tiếp: - Nhận xét việc làm bài của HS. - Dặn HS về nhà làm lại bài còn sai. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHỮNG CÁNH CHIM HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ I .Mục tiêu HS biết yêu hoà bình và thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể. II. Chuẩn bị: - Một quả bóng bay các màu; - Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ. dây để làm diều; - Giấy,bút dạ để viết các thông điệp hoà bình, hữu nghị; - Bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái Đất màu xanh”. III. Các hoạt động dạy- học - GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị. - Mỗi HS hoặc nhóm HS chuẩn bị: 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều( diều các em có thể mua hoặc tự làm). Lưu ý: Bóng bay và diều đều phải đủ lớn để có thể mang đuợc các băng giấy có ghi các thông điệp hoà bình hữu nghị. Bước 1: Viết thông điệp hoà bình, hữu nghị lên 1 băng giấy dài vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình. Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hoà bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn các em đối với hoà bình, hữu nghị. Bước 2: Gửi thông điệp hoà bình qua bóng bay hoặc diều. Có thể tổ chức quả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng như: quảng trường , sân nhà văn hoá,…Cần tránh tổ chức ở nơi có nhiều cây to hoặc dây điện vì bóng và diều có thể bị mắc lại. - Mở đầu, GV một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi thông điệp hoà bình, hữu nghị tới tất cả mọi người. - Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hoà bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em. - Sau đó sẽ hô to 1,2,3 và đồng loạt thả bóng diều, trong khi các thông điệp hoà bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa vỗ tay, vừa cùng hát vang lên bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “ Trái Đất màu xanh”. - Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hoà bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao, Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ co ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ hoà bình tren Trái Đất. - GV gợi ý cho HS một số thông điệp hoà bình:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1) Nội dung các thông điệp có thể như sau: - Chúng em yêu hoà bình - Thiếu nhi thế giới đều là anh em một nhà. - Trái Đất là ngôi nhà chung. - Hãy để thế giới tràn đầy tình yêu thương và tiếng cười ! - Hãy ngăn chặn chiến tranh ! -… Lưu ý: Thông điệp cũng có thể diễn đạt dưới hình thức vẽ tranh hoặc một câu thơ ngắn. 2) Bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” 3)Bài hát “Trái Đất này là của chúng mình”, Sáng tác: Trương Quang Lục Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2014 Toán THỰC HÀNH (TIẾP) I. MỤC TIÊU:. - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bàn đồ vào hình vẽ - Làm Bài 1 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. A. Bài cũ: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 100, tỉ lệ này cho ta biết gì? B. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1:.Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (VD trong SGK) - Giáo viên nêu bài toán trong SGK. - Để tính được độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB theo cm ta làm như thế nào? (Ta đổi 20m = 2000 cm. - Có độ dài trên thực tế và tỷ lệ bản đồ. + Để tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ ta làm như thế nào? (2000: 400 = 5cm ) -Vậy ta vẽ đoạn thẳng AB là 5cm trên bản đồ - GVvẽ vào giấy và treo lên bảng cho học sinh quan sát. HĐ2: Thực hành. a) Bài 1. - HS đọc yêu cầu bài 1. - Học sinh làm vào vở. - HS nêu kết quả ( Học sinh TB ) - HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả(6cm). b) Bài 2 ( HD học sinh làm tương bài 1) KL:Củng cố kĩ năng vễ trên bản đồ một đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị đoạn thẳng có độ dài thật cho trước. * HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài. Tập làm văn ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU. Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tam trú, tam vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Thu nhập xử lý thông tin. - Đảm nhận trách nhiệm công dân. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phu IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. *HĐ 1: Ôn kiến thức cũ. Nhắc lại dàn ý của một bài tập làm văn miêu tả con vật *HĐ2: HD học sinh làm bài: a) Bài tập 1. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh đọc đề bài. + Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong đề bài: CMND (chứng minh nhân dân). - HDHS viết từng mục. - Học sinh làm vào vở. - Một só học sinh nối tiếp nhau đọc tờ khai. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. b) Bài tập 2.- Học sinh đọc YC của bài tập. - Học sinh thảo luận nhóm TLCH. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Giáo viên bổ sung: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được người đang có mặt hoặc vắng mặt tại địa phương. *HĐ nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Khoa học NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU:. Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. *HĐ1: Ôn kiến thức cũ. Thực vật có nhu cầu về chất khoáng như thế nào? Lấy ví dụ. *HĐ2: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của TV trong quá trình quanh hợp và hô hấp: - Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. + Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi. ? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? ? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? ? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động? + Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình + Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( như SGV trang 199 ). *HĐ3: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. - Giáo viên nêu vấn đề: + Theo em thực vật ăn gì để sống? + Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?. - Yêu cầu học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK để trả lời. - Giáo viên nhận xét bổ sung ( Như SGV trang 199 ) *HĐ nối tiếp:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau..
<span class='text_page_counter'>(21)</span>