Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de cuong ngu van 9 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 9 I.Tiếng Việt: 1.Khởi ngữ: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về,đối với,… VD: Còn mắt tôi/ thì các anh lái xe bảo: cô có cái nhìn sao mà xa xăm . K/n. 2.Các thành phần biệt lập:. .Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - có lẽ, hình như,… - Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. TPTT. .Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận, …). VD: ôi,chao ôi,… - Ôi, bầu trời đêm đẹp làm sao! TPCT. .Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. VD: này, ơi,vâng,… Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. TP G-Đ. .Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. VD: Lan- bạn thân nhất của tôi - học giỏi nhất lớp. TPPC. 3.Nghĩa tường minh và hàm ý: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Để sử dụng hàm ý,cần có hai điều kiện sau đây: - Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe ( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 4.Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Từ toàn dân Từ địa phương 1. Con ngan vịt xiêm 2. Ngô bắp 3. Sắn khoai mì 4. Mũ nón.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II.Văn bản: 1.Văn bản nghị luận: a) Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm: Nội dung: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu,giữa đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn.Việc đọc sách phải có kế hoạch,có mục đích kiên định chứ không thể tuỳ hứng,phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. Nghệ thuật: -Bố cục chặt chẽ,hợp lí -Lựa chọn ngôn ngữ giàu h/ả với những cách ví von, cụ thể và thú vị Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách chọn sách,cách đọc sách sao cho hiệu quả b) Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi: Nội dung: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ và bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt,sâu xa của trái tim.Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách,tâm hồn mình Ý nghĩa: Nội dung p/á của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với con người c) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan: Nội dung: Chuẩn bị hành trang bước vào TK mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Ý nghĩa: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam,từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để xây dựng đất nước trong thời kì mới. Điểm mạnh, Điểm yếu: - Điểm mạnh: Thông minh, nhạy bén với cái mới;cần cù, sáng tạo; rất đoàn kết. - Điểm yếu: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu tính tỉ mỉ;không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ;thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. 2. Thơ hiện đại: a) Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải -1980: Nội dung: Ứơc nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của cuộc đời mình cho cuộc đời chung Nghệ thuật: - Thể thơ 5chữ quen thuộc. - Mang âm hưởng dân ca. Ý nghĩa: Những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. b) Viếng lăng Bác - Viễn Phương- 1976:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nội dung: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng lăng Bác Nghệ thuật: - giọng điệu trang trọng và tha thiết. - Nhiều h/ả đẹp và gợi cảm, bình dị mà cô đúc. Ý nghĩa: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng lăng Bác. c) Sang thu - Hữu Thỉnh – 1977: Nội dung: Những chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa từ Hạ sang Thu qua cảm nhận tính tế của nhà thơ Ý nghĩa: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Ý nghĩa 2 câu thơ cuối: - Ý nghĩa tả thực : lúc sang thu bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị giật mình vì tiếng sấm nữa vì hàng cây có tuổi, nhiều tuổi. - Ý nghĩa ẩn dụ: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. d) Nói với con - Y Phương- Sau 1975: Nội dung: Lời trò chuyện với con thể hiện sự gắn bó niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc. Ý nghĩa: Tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu niềm tự hào về quê hương, đất nước. e) Mây và sóng- Ta-go – 1909: Nội dung: Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Ý nghĩa: Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. 3. Truyện hiện đại: a) Bến quê - Nguyễn Minh Châu – 1975: Nội dung: Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nv Nhĩ vào lúc gần cuối đời trên giường bệnh truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những g/trị và vẻ đẹp bình dị gần gũi của cuộc sống gđ, q/hương. Ý nghĩa: -Cuộc sống số phận con người chứa đầy những điều bất thường nghịch lý vượt ra ngoài những dự định toan tính của chúng ta - Thức tỉnh sự trân trọng g/trị của cuộc sống gđ và những vẻ đẹp bình dị của q/hương Ý nghĩa h/ả biểu tượng: h/ả bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa; tiếng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động của Nhĩ cuối truyện. b) Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê – 1971:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nội dung: Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên 1 cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng,tinh thần dũng cảm,cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ nhưng rất hồn nhiên và lạc quan của những cô gái TNXP. Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái TNXP trong hoàn cảnh CT ác liệt 4. Văn học nước ngoài: a) Rô – bin- xơn ngoài đảo hoang – Đi- phô - 1719 Nội dung:Qua đoạn trích ,ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang suốt mười năm ròng rã. Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. b)Bố của Xi- mông - Mô- pa- xăng: Nội dung:Qua đoạn trích, nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn,mở rộng là lòng thương yêu con người,sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Ba nhân vật: - Xi- mông:là đứa trẻ hồn nhiên,ngây thơ,những khao khát, ước mơ, đáng thương đáng trân trọng - Chị Blăng-sốt là người tốt bụng, hoàn cảnh của chị cần được thông cảm. - Bác Phi-líp là người nhân hậu chân thật, vô tư,hào hiệp,có lòng thương người. Ý nghĩa:Ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. c)Con chó Bấc – G.Lân- đơn: Nội dung:Trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “ tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật. Nghệ thuật:Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát của nhà văn. Ý nghĩa:Ca ngợi lòng yêu thương, sự gắn bó cảm động của loài người đối với loài vật. III.Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm văn học : nghị luận tác phẩm truyện+ đoạn thơ,bài thơ - Nghị luận đoạn thơ,bài thơ:dàn bài chung MB: Giới thiệu đoạn thơ,bài thơ.Nêu nhận xét. TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ,bài thơ. - Nghị luận tác phẩm truyện: dàn bài chung MB:Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện.. Chúc các bạn có một kì thi tốt!.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×