Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại công ty luật TNHH A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.32 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................3
MỞ ÐẦU....................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................4
2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4
4. Bố cục của báo cáo thực tập...................................................................................5
PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP, CÁC NỘI DUNG
THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP....................................................6
1.1. Tổng quan về cơ sở thực tập...............................................................................6
1.2. Các nội dung thực hiện trong q trình thực tập.................................................7
PHẦN II: Q TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO.........................9
2.1. Q trình thực hiện cơng việc được giao............................................................9
2.2. Phương thức thực hiện công việc......................................................................11
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao..............11
PHẦN III: THỰC TIỄN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY LUẬT A........................................................................15
3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................15
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế................................................28
PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT...........................29
4.1. Kết quả đạt được...............................................................................................29
4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân tại Tòa án từ thực tiễn hoạt động của Công ty Luật TNHH A.........................31
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật để bảo đảm quyền lợi của
NLD khi bị NSDLD giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bẳng chứng chỉ...............32
KẾT LUẬN................................................................................................................. 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................36

1



LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên năm cuối của Khoa Luật trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, chúng em đã được học tập, đào tạo những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho
tương lai. Những kiến thức trên lớp mà các thầy cô đã trang bị cho chúng em là
căn bản nhất, đầy đủ nhất. Tuy nhiên để hiểu kỹ và nắm bắt chặt chẽ hơn nữa
những kiến thức mà chúng em đã được học thì khơng thể thiếu những trải
nghiệm thực tế, những kinh nghiệm, bài học, những kỹ năng... Đó là những điều
mà khơng một trường lớp nào có thể trang bị cho sinh viên, mà chỉ có thể tích
lũy trong cả một q trình, do đó, em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu nhà
trường, các thầy cô trong khoa đã tổ chức cho chúng em đợt thực tập này để sinh
viên chúng em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu những vấn đề mang tính thiết
thực, qua đó chúng em có thêm những bài học mới và kinh nghiệm thực tế cho
bản thân.
Em xin cảm ơn các anh chị cán bộ quản lý, tại Công ty Luật TNHH A đã
tạo điều kiện giúp đỡ, cho phép em được tham gia thực tập tại quý công ty, trong
thời gian thực tập tại công ty em đã nắm bắt thêm phần nào những kinh nghiệm,
những kỹ năng, sự sáng tạo, góp phần mở mang sự hiểu biết, xem xét những
kiến thức đã được học ở nhiều khía cạnh khác nhau, để hiểu sâu hiểu rõ hơn nữa
mối quan hệ giữa kiến thức sách vở và thực tiễn, đó như là những bài tốn mang
tính chất thực tế để khi tìm được lời giải thì em có được những bài học và rút ra
kinh nghiệm cho bản thân mình.. Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành sâu sắc đến Ths Luyện Thị Thùy Nhung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ em để em có thể hồn thành tốt đợt thực tập cũng như bài
báo cáo này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NLD

Người lao động

NSDLD

Người sử dụng lao động

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BLLD

Bộ luật lao động

3


MỞ ÐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa, quan hệ giữa NLD
và NSDLD là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Những lợi ích đối
lập giữa NLD và NSDLD sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên khơng
dung hịa được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều
dễ nhận thấy. Thời gian qua, tình hình tranh chấp lao động đặc biệt là tranh chấp
lao động cá nhân có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Ðiều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tính ổn định của trật

tự xã hội. Giải quyết tốt vấn đề tranh chấp lao động cá nhân là vấn đề cần thiết
nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của NLD và NSDLD. Ngày nay cùng sự đồng
hành, tham gia của các Công ty luật trong q trình giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của NLD và NSDLD.
Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Thực tiễn tham gia giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân tại Công ty Luật TNHH A” làm đề tài báo cáo thực tập
của mình với mong muốn tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện pháp luật giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân tại Công ty Luật TNHH A.
2. Phương pháp nghiên cứu
Ðề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các
phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp logic; phương pháp phân
tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp lịch sử;
phương pháp so sánh…
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về thực tiễn thực tham gia giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân tại Công ty TNHH A, từ đó chỉ ra những bất cập, đề xuất
những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của
việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tại Công ty Luật TNHH A.
4


4. Bố cục của báo cáo thực tập
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của báo cáo thực tập gồm 04 phần:
Phần 1: Lời cảm ơn và tổng quan chung về cơ sở thực tập, các nội dung
thực hiện trong quá trình thực tập.
Phần 2: Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
Phần 3: Thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại
Công ty Luật TNHH A.

Phần 4: Kết quả đạt được và kiến nghị đề xuất.

5


PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP, CÁC NỘI
DUNG THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1.1. Tổng quan về cơ sở thực tập
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Luật A
Đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt
là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Quốc hội đã ban hành và sửa
đổi pháp luật cho phù hợp với nhu cầu thực tế, trong đó có Luật luật sư theo đó
ban hành các quy định phù hợp với các loại hình luật sư trên thế giới, nhằm giúp
cho pháp luật của chúng ta được thi hành một cách triệt để và chuyên nghiệp
đồng thời cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của Quốc tế trong tiến trình hội
nhập đó là: “Minh bạch trong vấn đề pháp luật”. Theo đó hình thức tổ chức hành
nghề luật sư được mở rộng so với trước kia và phù hợp với thế giới, cụ thể là:
Tại Điều 32 khoản 1 điểm b Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy
định: Các luật sư có thể hành nghề luật sư dưới dạng Công ty Luật. Như vậy
không giới hạn là Văn phịng luật sư hay Cơng ty hợp danh như trước kia mà
bây giờ có thêm Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc Công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (theo quy định tại Điều 34 Luật Luật sư
2006). Quy định này góp phần làm nâng cao tính chuyên nghiệp của các luật sư
để rễ ràng hội nhập với luật sư trên thế giới.
Trước nhu cầu được trợ giúp pháp lý của nhiều tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp, Công ty Luật A đã được thành lập với một đội ngũ luật sư có nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp lý, tư vấn đầu
tư, thương mại, giải quyết tranh chấp, đất đai, bất động sản, tài chính, ngân
hàng.
Công ty Luật Trườg Phát được cấp phép hoạt động vào ngày 29/7/2013 do

Luật sư Nguyễn Văn Phương là người đại diện theo pháp luật.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty luật A
- Hình thức, tên gọi và trụ sở công ty:
6


+ Tên công ty: Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên A (gọi
tắt là Công ty Luật A).
+ Trụ sở công ty: Số 8A, ngách 49, ngõ 165 Dương Quảng Hàm, Phường
Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
+ Điện thoại: 0989.852.846;
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty Luật A
- Tư vấn pháp luật
+ Tư vấn thường xuyên cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về các
vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Tư vấn và soạn thỏa hợp đồng dân sự, kinh tế – thương mại, ngoại
thương, lao động.
+ Nghiên cứu và lập báo cáo pháp lý về các lĩnh vực pháp luật cho các
Doanh Nghiệp.
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng
+ Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức và
Doanh Nghiệp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao dộng, hành chính.
+ Đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia tranh
tụng tại tòa án, trọng tài.
- Dịch vụ pháp lý khác:
+ Đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phịng đại diện, thay
đổi đăng ký kinh doanh.
+ Hồn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất…
1.2. Các nội dung thực hiện trong quá trình thực tập

- Nghiên cứu hồ sơ (các vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, lao
động);
7


- Tư vấn pháp lý cho khách hàng qua hệ thống website, điện thoại, email và hỗ
trợ trực tiếp khách hàng tại văn phòng theo yêu cầu;
- Hỗ trợ thảo văn bản pháp lý, các hợp đồng, giấy tờ của vụ việc được tư vấn;
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi đăng
ký kinh doanh.
- Hỗ trợ luật sư trong quá trình tiếp xúc và làm việc với khách hàng;
- V.v…

8


PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
2.1. Q trình thực hiện cơng việc được giao
Qua q trình thực tập tại Công ty Luật A, bản thân em đã được tiếp cận
với thực tiễn đang diễn ra các hoạt động hành nghề của luật sư. Qua đó, giúp em
hiểu rõ hơn tính chất thực tế trong hoạt động, lĩnh vực hoạt động này. Trong thời
gian thực tập tại Cơng ty, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các luật sư đã giúp
em được cọ sát và vận dụng kiến thức của mình đã được học để hồn thành
những cơng việc, nhiệm vụ được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất và hiểu quả
nhất.
Quá trình thực tập tại công ty luật em đã được giao một số công việc liên
quan chặt chẽ tới ngành mà em đã học như:
- Tìm hiểu sơ bộ về nhiệm vụ, vai trị và trách nhiệm của luật sư và tìm hiểu đôi
nét về Công ty: cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của công
ty.

- Nghiên cứu các hồ sơ các vụ án:
+ Vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bà
Nguyễn Thị M
+ Vụ án tranh chấp xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị H
+ Vụ án tổ chức đánh bạc của Nguyễn Văn S.
+ Vụ án cố ý gây thương tích của Dương Văn Đ.
Nghiên cứu hồ sơ trong bối cảnh này để tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng
những vấn đề cốt lõi trong hồ sơ, nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Khi
nghiên cứu hồ sơ, phải nắm được các thông tin quan trọng, kiểm tra thông tin,
phải ghi chép những nội dung quan trọng hay sao chép tài liệu và các bút lực cần
thiết, hệ thống lại trên cơ sở đánh giá chứng cứ và bổ sung thêm nếu thấy cần
thiết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, phải kiểm tra, đánh giá những thơng tin có được

9


nhằm xác định độ chính xác của thơng tin. Từ sự gợi ý của hồ sơ phải thu thập
chứng cứ và tiếp tục củng cố hồ sơ.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản pháp luật cần thiết để áp
dụng phù hợp với nội dung hồ sơ.
- Tiếp xúc và tư vấn khách hàng:
+ Tư vấn cho khách hàng về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ vấn cho khách hàng về ly hôn.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn, hợp đồng, các văn bản pháp lý khác.
- Tìm hiểu, nghiên cứu trình tự thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương
mại, kinh doanh dịch vụ karaoke, nghiên cứu các hồ sơ vụ án…
- Hỗ trợ tiếp khách hàng, trả lời qua mail. Đối với khách hàng đến trực tiếp văn
phòng để yêu cầu tư vấn cần tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sau đó kiểm tra các
giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, giấy tờ khai sinh, hộ chiếu, giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn và một số giấy tờ liên quan khác để tiến hành đối

chiếu, so sánh xem có đủ điều kiện để tiến hành công việc.Sau khi kiểm tra xong
thì chuyển cho chun viên văn phịng kiểm tra lại một lần nữa và tiến hành các
thủ tục cần thiết khác.
- Tham dự các phiên tòa:
+ Phiên tòa xét xử Vụ án “Tranh chấp chia di sản thừa kế’ của nguyên đơn
bà Nguyễn Thị P và bị đơn ông Nguyễn Đình Ph.
- Nghiên cứu, tìm các văn bản pháp luật về các vấn đề:
+ Tranh chấp đất đai, các trường hợp thu hồi đất.
+ Trả tiền phí sử dụng đất.
+ Giải quyết tranh chấp khi ly hôn.
+ Tranh chấp Chia di sản thừa kế.
- Đi thực tế chụp tài liệu cùng luật sư tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
10


- Đi cơng chứng, chứng thực các giấy tờ có liên quan.
- Thực hiện photo tài liệu tại Công ty và đánh số thứ tự tài liệu hồ sơ vụ việc tiếp
nhận, học cách sử dụng máy photo, máy in, …
- Ngồi ra, trong q trình thực tập em có được đi đưa một số công văn, giấy tờ
tới các Cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2. Phương thức thực hiện cơng việc
Q trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân em đã kết hợp những
kiến thức đã được các nghiên cứu, học tập trên lý thuyết ngay từ khi còn trên
giảng đường kết hợp với những kiến thức tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các văn bản
pháp luật liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, em cũng thường xuyên trực tiếp trao đồi với những Luật sư, nhân viên cùng
các bạn làm việc tại Công ty Luật bởi đây là những người có nhiều kiến thức
thực tiễn, đã trải qua nhiều năm làm việc tại văn phòng, qua đó đã giúp đỡ em
rất nhiều trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp khơng
thể tìm ra được phương án giải quyết thì em có thể tự mình hoặc cùng các Luật

sư đến liên hệ trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để tìm hiểu các cách làm việc
của họ đối với những tình huống đó.
Các phương thức mà em đã sử dụng trong việc thu thập thông tin cho bài
báo cáo thực tập của mình để những thơng tin đưa ra có tính khách quan, đầy đủ,
bao quát được các vấn đề cần nghiên cứu trong báo cáo này đó là:
- Đọc, nghe, nhìn
- Phân tích, tổng hợp;
- Thu thập thơng tin;
- So sánh, lấy số liệu…
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.3.1. Thuận lợi.

11


Trong thời gian thực tập tại Công ty Luật A, bản thân em nhận thấy được
một số thuận lợi, đó là:
- Các anh chị, các bạn ở Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi,
nắm bắt vấn đề, luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo khi gặp khó khăn trong thời
gian thực tập;
- Sự chuẩn bị chu đáo và chuyên nghiệp về thành phần nhân sự, cơ sở vật chất,
và các trang thiết bị kỹ thuật, phong cách phục vụ và các ưu điểm khác, Cơng ty
Luật A có khả năng đáp ứng các điều kiện cần thiết, sẵn sàng cung cấp một dịch
vụ pháp lý tốt nhất, nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo đúng quy
định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Luật sư;
- Thông qua các luật sư tư vấn mà khách hàng có thể giải quyết được các tranh
chấp nhanh chóng, thuận tiện, tốn ít chi phí trên cơ sở đảm bảo các quyền, lợi
ích các bên. Ngồi ra, cịn giúp các bên củng cố, duy trì mối quan hệ của mình,
giữ được bí mật về tranh chấp cũng như giữ được uy tín của các bên. Chính vì
đó mà luật sư tư vấn là giải pháp đầu tiên mà các bên vận dụng khi phát sinh

tranh chấp. Do vậy, hoạt động của các luật sư trong văn phịng dường như sơi
động hơn, họ có điều kiện để tiếp xúc, cọ xát với thực tế nhiều hơn. Qua đó,
củng cố thêm kiến thức, trau dồi thêm trình độ và kỹ năng hơn cho các Luật sư;
- Phạm vi hoạt động của văn phòng ngày càng được mở rộng, đa dạng, quy mơ
lớn điều đó chính là cơ hội của các Luật sư thể hiện khả năng của mình;
- Được tiếp xúc thực tế các vụ án cùng các anh chị, các bạn trong phịng và tìm
ra hướng giải quyết;
- Quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp của một Luật sư, cách ứng xử,
cách giao tiếp khi có khách hàng tới tư vấn, kí kết hợp đồng tại văn phịng;
- Biết chọn lọc ý chính trong hồ sơ và mạnh dạn đưa ra ý kiến, quan điểm của cá
nhân, biết cách sắp xếp hồ sơ theo các bút lục, soạn thảo công văn;

12


- Đã có cơng tác chuẩn bị tốt trước khi tiến hành làm việc với khách hàng với sự
giúp đỡ của các anh chị trong văn phịng nên có sự chủ động hơn trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có sự chủ động nắm bắt tâm lý của đương sự để động viên, giải thích, và đi
đến thống nhất quan điểm hướng tới thỏa thuận giữa các bên;
- Quy định của pháp luật chi tiết, cụ thể nên tạo điều kiện cho việc nghiên cứu,
đọc và hiểu được nhanh chóng, dễ dàng hơn;
- Có nguồn tài liệu phong phú, đầy đủ, được sắp xếp, phân loại rõ ràng và dễ tìm
hiểu.
2.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, thì trong quá trình thực tập, bản thân em
cũng như các bạn trong nhóm thực tập vẫn cịn những khó khăn, hạn chế như:
- Q trình thu thập thơng tin và khảo sát thực tế đã và đang là một vấn đề khó
khăn nan giải, khơng phải lúc nào cũng thuận lợi, mặc dù vậy nhưng các anh chị
trong Văn phịng luật sư vẫn khơng ngại khó khăn, vất vả, vẫn chịu khó tìm hiểu

kỹ càng những việc có liên quan để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;
- Do sự thay đổi của hệ thống pháp luật nên trong q trình giải quyết cịn gặp
nhiều khó khăn trong việc áp dụng, đặc biệt là pháp luật hình sự và một số
chuyên ngành pháp luật khác mà không được trau dồi kiến thức trên giảng
đường;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực sự hợp tác trong việc thu thập hồ sơ, nhận
thức pháp luật của người dân cịn hạn chế, ít hiểu biết nên tạo khó khăn trong
việc hòa giải;
- Còn chưa tự tin,bản lĩnh khi các anh trong văn phòng yêu cầu nêu quan điểm
của cá nhân trong một số vụ án nhất định;
- Thời gian đầu thực tập còn bỡ ngỡ, rụt rè thiếu tự tin về kiến thức cũng như
trình độ của mình khi tiếp xúc với khách hàng cũng như trong công việc. Kiến
13


thức bản thân cịn hạn chế, kinh nghiệm cịn ít, vì vậy khi được tiếp xúc với các
vụ án trên thực tế cịn bỡ ngỡ, khó khăn nhất định;
- Do kiến thức còn chưa sâu rộng, kinh nghiệm còn thiếu sót dẫn đến q trình
thực hiện nhiệm vụ cịn có nhiều thiếu sót;
- Gặp khó khăn vì một số vấn đề nghiên cứu không được quy định cụ thể, các
quy định pháp luật chồng chéo về thẩm quyền;
- Một số giấy tờ, cũng như tài liệu do khách hàng cung cấp chưa đảm bảo được
tính chính xác, khách quan;
- Nhiều vụ việc diễn ra phức tạp nên việc nghiên cứu và hồn thành hồ sơ gặp
nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian đòi hỏi đầu tư thời gian lớn để nghiên cứu
đưa ra quan điểm pháp lý.

14



PHẦN III: thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại công ty
luật A
3.1. Những kết quả đạt được
Tranh chấp lao động vốn tồn tại cùng quan hệ lao động như là mặt trái của
quan hệ lao động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì những xung đột về
quyền, lợi ích giữa NLD và NSDLD càng bộc lộ rõ nét. Các vụ án tranh chấp
lao động cá nhân đang có xu hướng gia tăng về quy mơ, số lượng và tính phức
tạp. Trong những năm qua, Công ty Luật A đã tham gia tư vấn, và đại diện tố
tụng tại tòa cho hàng trăm vụ án tranh chấp lao động cá nhân đã gặt hái được
một số những thành tựu, cụ thể như sau:
Số lượng, cơ cấu các tranh chấp lao động cá nhân Công ty Luật A giải
quyết.
- Giai đoạn 2013-2014: Tham gia giải quyết 6 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 5 vụ
+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 01 vụ
- Giai đoạn 2014-2015: Tham gia giải quyết 23 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 15 vụ
+Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 5 vụ
+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 3 vụ
- Giai đoạn 2015-2016: Tham gia giải quyết 32 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 18 vụ

15



+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 8 vụ
+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 6 vụ
- Giai đoạn 2016-2017: Tham gia giải quyết 37 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 17 vụ
+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 14 vụ
+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 6 vụ
- Giai đoạn 2017-2018: Giải quyết 40 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 16 vụ
+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 12 vụ
+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 12 vụ
- Giai đoạn 2018-2019: Giải quyết 48 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 28 vụ
+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 15 vụ
+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 5 vụ
- Giai đoạn 2019-2020: Tham gia giải quyết 55 vụ trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 31 vụ
+ Nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại trợ cấp khi chấp dứt hợp đồng
lao động là 10 vụ
16


+ Nhóm tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến tiền lương là 9 vụ

- Giai đoạn tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020 tham gia giải quyết 15 vụ
trong đó:
+ Nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng là 15 vụ
Theo số liệu lưu trữ tại Công ty Luật A thì trong giai đoạn 2013 - 2020
Việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Công ty Luật A có
chiều hướng gia tăng. Mặc dù có chiều hướng tăng nhưng so với số lượng loại
vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại thì các tranh chấp lao
động cá nhân tại Công ty Luật A vẫn cịn ít hơn. Lý giải cho việc các tranh chấp
lao động cá nhân đưa đến Tòa án nhân dân giải quyết cịn ít là do cơng tác hịa
giải được thực hiện khá tốt giúp cho các đương sự nhanh chóng đạt được thỏa
thuận
Về các nhóm tranh chấp, trong những năm qua tranh chấp xảy ra chủ yếu
thuộc nhóm tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng
với số lượng vụ án có xu hường tăng đều qua các năm. Trong đó tranh chấp về
Tính chất của các tranh chấp ngày càng phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên tranh
chấp ngày càng gay gắt. Tranh chấp lao động cá nhân chủ yếu xảy ra ở những
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và ln có chiều hướng gia tăng.
Sau đây là một ví dụ về tranh chấp lao động cá nhân với sự tham gia của
Công ty Luật A, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nguyên đơn:
Vụ án về tranh chấp Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động giữa chị
Phạm Thị Thái N và Công ty TNHH D được Tòa án nhân dân quận Đống Đa
đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 24/8/2018 là một ví dụ điển hình.
Cụ thể bản án như sau:

NỘI DUNG VỤ ÁN:

17



* Theo đơn khởi kiện, lời khai của chị Phạm Thị Thái N thì nội dung vụ án như
sau:
Ngày 03/5/2017 Chị ký Hợp đồng thử việc với Công ty TNHH D (sau đây
là gọi tắt là Công ty), thời hạn 02 tháng. Ngày 03/7/2017 chị ký Hợp đồng lao
động với Công ty thời hạn hợp đồng là 24 tháng với mức lương 9.000.000
đồng/tháng. Sau khi ký Hợp đồng lao động chị vào làm việc tại Cơng ty và ln
hồn thành nhiệm vụ được giao.
Ngày 31/5/2018 Công ty ra Quyết định số 01/2018 cho chị thôi việc và
yêu cầu chị bàn giao lại công việc ngay trong ngày mà không đưa ra bất cứ lý do
gì. Sau khi bàn giao cơng việc xong chị N đã gặp Giám đốc Công ty yêu cầu
thanh toán tiền lương tháng 5/2018 và trả lại bản gốc Bằng tốt nghiệp Đại học
nhưng không được chấp nhận.
Ngày 05/6/2018 chị nộp đơn khởi kiện Công ty tại Tịa án. Sau khi chị
nộp đơn khởi kiện thì được Công ty gọi đến nhận quyết định xử phạt. Do Công
ty không báo rõ nên chị không đến. Công ty đã gửi quyết định về nhà nhưng chị
không nhận nên không biết Công ty gửi cho chị tài liệu, giấy tờ gì.
Ngày 10/7/2018 tại Tịa án chị mới được Cơng ty cho biết quyết định
Công ty gửi cho chị là quyết định thu hồi quyết định cho thôi việc và Công ty
yêu cầu chị quay trở lại làm việc. Chị không đồng ý quay trở lại làm việc cho
Công ty nữa.
Nay chị đề nghị Tịa án xác định Cơng ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng
lao động trái pháp luật và u cầu Cơng ty thanh tốn cho chị những khoản tiền
sau:
1. Phải trả lương trong những ngày chị không được làm việc kể từ
01.6.2018 đến ngày xét xử sơ thẩm(tháng 8/2018) là 9.000.000đồng x 3 tháng =
27.000.000 đồng.
2. Bồi thường 2 tháng lương tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp
đồng trái pháp luật là 9.000.000đồng x 2 = 18.000.000 đồng.
18



3. Trả trợ cấp thơi việc bằng ½ tháng lương = 4.500.000 đồng
4. Bồi thường tiền do vi phạm quy định về thời hạn báo trước bằng 01
tháng lương = 9.000.000 đồng
5. Trả lương tháng 5/2018 Công ty chưa thanh tốn.
6. Đóng bảo hiểm xã hội cho chị theo đúng Hợp đồng lao động.
7. Trả lại bản gốc Bằng tốt nghiệp Đại học và bồi thường 13 tháng lương
do giữ bằng gốc Đại học của chị là: 9.000.000 đồng x 13 tháng lương =
117.000.000 đồng.
Ngoài các yêu cầu khởi kiện trên chị N khơng u cầu Tịa án giải quyết
vấn đề nào khác.
* Công ty TNHH D do người đại diện theo ủy quyền trình bày như sau:
Cơng ty nhất trí với lời trình bày của ngun đơn về q trình ký Hợp
đồng lao động, quá trình làm việc và chấm dứt Hợp đồng lao động. Cơng ty xác
nhận có ban hành Quyết định số 01/2018 ngày 31/5/2018 cho chị N thôi việc.
Tuy nhiên Công ty xác nhận đã ban hành quyết định này trái pháp luật nên ngày
15/6/2018 Công ty đã có Quyết định số 02/2018 thu hồi lại quyết định 01/2018
ngày 31/5/2018. Quyết định số 02/2018 này Công ty đã mời chị N đến nhận
nhưng chị N không nhận. Công ty đã gửi cho chị N qua đường bưu điện chị N
cũng không nhận. Nay Công ty đề nghị chị N tiếp tục quay trở lại làm việc.
Đối với yêu cầu khởi kiện của chị N Công ty khơng đồng ý vì Cơng ty đã
rút lại quyết định và yêu cầu chị N đi làm nhưng chị N không đi làm nên chị N
mới là người đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
Đối với yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội theo Hợp đồng lao động của chị N,
Cơng ty khơng đồng ý vì việc đóng bảo hiểm xã hội cho chị N hàng tháng chị N
đều biết, chị N khơng có ý kiến gì.
Tại phiên tịa:

19



*Nguyên đơn - chị N đề nghị cùng với việc buộc Cơng ty thanh tốn tiền
lương trong những ngày khơng được làm việc thì Cơng ty phải thanh tốn 13
tháng lương mà không phải mức tối thiểu là 02 tháng lương theo quy địnhcủa
khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động. Chị N cũng đề nghị Cơng ty thanh tốn trợ
cấp thơi việc bằng ¾ tháng lương là 6.750.000 đồng. Ngồi ra chị N cũng khơng
có u cầu nào khác, khơng xuất trình thêm tài liệu chứng cứ gì mới.
* Bị đơn do người đại diện theo ủy quyền trình bày: vẫn giữ nguyên ý
kiến như đã trình bày, riêng đối với việc truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp của chị N thì nay Cơng ty đồng ý truy đóng theo mức
lương 9.000.000 đồng của chị N.
*Đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa có quan điểm:
Về thủ tục tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, những người tiến hành
tố tụng, những người tham gia tố tụng đã chấp hành đúng quy địnhcủaBộ luật tố
tụng dân sự.
Về nội dung: Sau khi phân tích nội dung vụ án có quan điểm do Công ty
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với chị N nên có cơ sở chấp nhận
một phần yêu cầu khởi kiện của chị N, cụ thể: Buộc Cơng ty thanh tốn lương
trong những ngày chị N không được làm từ tháng 6/2018 đến thời điểm xét xử
sơ thẩm là tháng 8/2018 và 02 tháng tiền lương theo khoản 1 Điều 41 Bộ luật
Lao động; 01 tháng tiền lương do vi phạm thời hạn báo trước; phải truy đóng
phải bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 7/2017 đến
tháng 5/2018 và tiếp tục đóng đến thời điểm xét xử là tháng 8/2018 theo mức
lương 9.000.000 đồng của chị N; trả lại lương tháng 5/2018 và bản gốc Bằng tốt
nghiệp Đại học cho chị N. Bác yêu cầu của chị N về thanh tốn trợ cấp thơi việc,
bồi thường thiệt hại do giữ bằng đại học là 117.000.000.000 đồng.Về án phí, chị
N được miễn án phí lao động sơ thẩm, Cơng ty phải chịu án phí theo quy định
của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:


20


Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại
phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận
định như sau:
1. Về tố tụng:
- Thẩm quyền giải quyết: Chị Phạm Thị Thái N khởi kiện về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với Cơng ty TNHH D có trụ sở tại số nhà X,
ngõ X phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Đống Đa theo
quy định tại khoản 1 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Quan hệ pháp luật và thời hiệu khởi kiện: Theo đơn khởi kiện ngày
05/6/2018, Hợp đồng lao động ngày 03/7/2017 và Quyết định số 01/2018 ngày
31/5/2018 về việc cho thơi việc thì ngun đơn cho rằng bị đơn đã chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật nên khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán các khoản
theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động năm
2012 xác định quan hệ tranh chấp là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
và còn trong thời hiệu khởi kiện.
2. Về nội dung:
Chị N làm việc tại Công ty ngày 03/7/2017 trên cơ sở Hợp đồng lao động
xác định thời hạn là 24 tháng với mức lương 9.000.000 đồng/tháng. Ngày
31/5/2018 Công ty đã ban hànhQuyết định số 01/2018 đơn phương chấm dứt
Hợp đồng lao động đối với chị N và yêu cầu chị bàn giao lại công việc. Chị N đã
bàn giao công việc ngay trong ngày 31/5/2018. Kể từ ngày 01/6/2018 chị N
không làm việc tại Công ty. Ngày 15/6/2018 Cơng ty đã ban hành Quyết định số
02/2018 có nội dung rút lại Quyết định số 01/2018. Quyết định nàyCông ty đã
gửi cho chị N nhưng chị N không nhận.

Tại Tịa án Cơng ty cho rằng chị N khơng đồng ý trở lại làm việc là đã tự
ý đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động. Xét thấy việc chị N không đi làm là
21


do Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Việc Công
ty rút lại quyết định cũng không làm thay đổi hậu quả pháp lý của việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Chị N có quyền yêu cầu được tiếp tục
làm việc hoặc không tiếp tục làm việc theo quyđịnh tại Điều 42 Bộ luật lao động
về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã
giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày
người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo
hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngồi
khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động
phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.”
Việc chị N không đồng ý quay trở lại làm việc không phải là căn cứ để
Công ty cho rằng chị N đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động. Căn cứ vào
lời khai xác nhận của các đương sự có đủ cơ sở để xác định Công ty đã đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả của việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 42
Bộ luật lao động. Xác nhận Công ty đã rút lại quyết định đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật đối với chị N. Ghi nhận sự tự nguyện của chị N
không quay trở lại làm việc tại Cơng ty. Tại phiên tịa, chị N cho rằng khoản 1
Điều 42 Bộ luật Lao động chỉ quy định mức tối thiểu là “ít nhất 02 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động” do vậy chị u cầu Cơng ty thanh tốn 13 tháng
lương. Xét thấy, giữa chị N và Công ty không thỏa thuận được về mức thanh
toánnhư chị N yêu cầu, hơn nữa chị N cũng khơng xuất trình tài liệu, chứng cứ

để chứng minh cho u cầu buộc Cơng ty thanh tốn 13 tháng lương. Vì vậy,
khơng có cơ sở để chấp nhận yêu cầu này của chị N.
Đối với yêu cầu của chị N về việc buộc Cơng ty thanh tốn trợ cấp thôi
việc. Xét thấy, theo Điều 48 Bộ luật lao động về trợ cấp thôi việc quy định:
22


“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3,
5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ
đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc là tổng thời gian người lao
động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao
động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”
Theo điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định:
“b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả
lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của pháp luật;”
Tại phiên tòa, chị N và đại diện Cơng ty xác nhận hàng tháng đã đóng bảo
hiểm thất nghiệp cho chị N. Do chị N đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại
doanh nghiệp từ khi bắt đầu làm việc thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, Cơng
ty khơng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc cho chị N. Chị N sẽ được hưởng
chế độ trợ cấp do Bảo hiểm xã hộichi trả theo quy địnhpháp luật.Do vậy,khơng
có cơ sở chấp nhận u cầucủa chị N về việc buộc Cơng ty thanh tốn trợ cấp
thôi việc theo Điều 48 Bộ luật Lao động.
Đối với yêu cầu của chị N về việc buộc Công ty đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệptheo mức lương ghi trong Hợp đồng lao

động. Phía Công ty cho rằng khi ký nhận phiếu lương hàng tháng chị Ngọc đều
biết việc Cơng ty đóng bảo hiểm cho chị Nở lức lương cơ bản, chị N vẫn nhận
ký, khơng thắc mắc gì nên Cơng ty khơng đồng ý với yêu cầu này của chị N. Xét
thấy, mức lương ghi trongHợp đồng lao độngcủachị N là 9.000.000 đồng/tháng.
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội và Điều 17 Nghị định

23


115/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc thì:
“1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định
của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định
của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.”
Tại phiên tịa, đại diện Cơng ty đồng ý truy đóng theo mức lương
9.000.000đồng của chị N. Do đó, chấp nhận yêu cầu của chị N và buộc Cơng ty
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpcho chị N theo mức
lương 9.000.000đồng/tháng ghi trong Hợp đồng lao động. Cụ thể, Công ty có
trách nhiệm truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpcho
chị N từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018 và tiếp tục đóng đến thời điểm xét xử sơ
thẩm vụ án là tháng 8/2018. Công ty và chị N cùng có trách nhiệm liên hệ với cơ
quanBảo hiểm xã hội quận Đống Đa để thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với yêu cầu của chị N về việc buộc Công ty trả lại bản gốc Bằng tốt
nghiệp Đại học, bồi thường thiệt hại do Công ty giữ Bằng tốt nghiệp Đại học
của chị là 13 tháng lương =117.000.000 đồng. Xét thấy, Điều 20 Bộ luật Lao
động quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi

giao kết, thực hiện hợp đồng lao động đó là “1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân,
văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Vì vậy, cần buộc Công ty trả lại bản
gốc Bằng tốt nghiệp Đại học cho chị N. Do đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao
động trái pháp luật nên Công ty phải thanh toán các quyền lợi của chị N đến
tháng 8/2018. Vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy khơng có căn cứ để chấp nhận
yêu cầu của chị N về việc bồi thường thiệt hại do Công ty giữ bản gốc Bằng Đại
học.

24


Công ty phải bồi thường cho chị N theo qui định tại Điều 42 Bộ luật lao động,
gồm những khoản sau:
1. Buộc Công ty TNHH D phải trả lương trong những ngày chị N không
được làm việc kể từ 01.6.2018 đến ngày xét xử sơ thẩm (tháng 8/2018) là
9.000.000 đồng x 3 tháng = 27.000.000 đồng.
2. Buộc Công ty TNHH D phải bồi thường 2 tháng lươngtiền lương do
đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là 9.000.000đồng x 2 =
18.000.000đồng.
3. Buộc Công ty TNHH D phải bồi thường tiền do vi phạm quy định về
thời hạn báo trước bằng 01 tháng lương = 9.000.000đồng.
4. Buộc Công ty TNHH D phải truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệpcho chị N theo mức lương 9.000.000đồng/tháng ghi
trongHợp đồng lao động từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018 và tiếp tục đóng đến
thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án là tháng 8/2018. Công ty và chị N cùng có trách
nhiệm liên hệ với cơ quanBảo hiểm xã hội quận Đống Đa để thực hiện đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Buộc Công ty TNHH D trả 9.000.000 đồng lương tháng 5/2018 và trả
lại bản gốc Bằng tốt nghiệp Đại học cho chị N. Tổng cộng Công ty TNHH D
phải thanh toán cho chị Phạm Thị Thái N là 63.000.000 đồng (Sáu mươi ba triệu

đồng chẵn)
6. Bác yêu cầu của chị N về việc buộc Cơng ty TNHH D thanh tốn tiền
trợ cấp thôi việc.
7. Bác yêu cầu của chị N về việc buộc Công ty TNHH D bồi thường 13
tháng lương do giữ bản gốc Bằng đại họccủa chị là117.000.000 đồng.
8. Bác các yêu cầu khác của các đương sự.
- Về án phí: Chị Phạm Thị Thái Nđược miễn án phí lao động sơ thẩm.
- Cơng ty TNHH D phải chịu 1.890.000đồng (Một triệu tám trăm chín
mươi nghìn) án phí lao động sơ thẩm.
25


×