Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐÁNH GIÁ CỦA ANH CHỊ VỀ ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ( 1945 - 1954 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.55 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ CỦA ANH CHỊ VỀ ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN
DÂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP ( 1945 - 1954 ). ANH/CHỊ SUY NGHĨ NHƯ THẾ NÀO VỀ
QUAN ĐIỂM CHO RẰNG : ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CHIẾN TRANH SỬ DỤNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ
CƠNG NGHỆ CAO
Hà Nội , Năm 2021
Mục Lục
I ) Phần mở đầu

( trang 1 )

Nêu mục đích ý nghĩa của đề tài
II ) Phần Nội Dung
Phần 1 : Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình nhận thức

( trang 1-3 )

1. 1. Quá trình nhận thức

( trang 1-2 )

1. 2. Đường Lối kháng chiến toàn quốc của Đảng

( trang 2-3 )

Phần 2 : Quá trình thực hiện đường lối


( trang 3-6 )

2. 1. Chiến thắng chiến lược “ đánh nhanh thắng nhanh “

( trang 3-4 )


2. 2. Bổ sung , phát triển đường lối kháng chiến , đánh bại kế hoạch “ lấy chiến tranh , dùng
người Việt trị người Việt của thực dân Pháp “

( trang 4-6 )

Phần 3 : Chủ động đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi

( trang 6-8 )

3. 1. Tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951 )

( trang 6-7 )

3. 2. Kháng chiến trên mọi mặt của lĩnh vực

( trang 7-8 )

Phần 4 : Quan điểm về :” đường lối chiến tranh nhân dân không phù hợp với chiến tranh sử
dụng phổ biến vũ khí cơng nghệ cao “

( trang 8-9 )

III) Phần Kết Luận


( trang 9 )

IV) Tài Liệu Tham Khảo

( trang 10 )


1

I) PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc cách mạng giải phóng đất nước khỏi sự kiểm soát của Pháp , Chiến dịch điện
biên phủ đã cho thấy đươc tinh thần bất khuất , dành lại độc lập tự do của dân tộc ta trong một
cuộc cách mạng đầy cam go , đằng đẵng , dựa vào sức mình là chính , nỗ lực để đánh bại ý chí ,
sức mạnh của thực dân Pháp dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến . Cùng những chính sách
đường lối phù hợp qua từng giai đoạn , không run sợ , nhún nhường kẻ địch mà đứng dậy phản
kháng cho thấy sự đoàn kết , tình yêu nước , dung cảm của nhân dân Việt Nam cùng với sự
lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn cịn những thiếu sót nhưng đã đánh dấu
sự trưởng thành , lớn mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam . Hiểu được , muốn có ấm no
hạnh phúc thì phải đồn kết , dũng cảm đứng lên chống lại đế quốc pháp hung tàn , độc ác .
II ) PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1 :ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TỒN QUỐC VÀ Q TRÌNH NHẬN THỨC
1. 1. Quá trình nhận thức
Đảng và nhà nước nhận thấy đươc nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam
đã sử dụng biện pháp hòa hỗn , thiện chí , nhún nhường để tìm kiếm con đường hịa bình bảo
vệ, giữ gìn nền độc lập . Tuy nhiên đối với Pháp chỉ muốn dùng biện pháp quân sự để giải
quyết mối quan hệ giữa Pháp – Việt Nam , tấn công vũ tranh ; chiếm đóng trái phép các tỉnh ,
gây hấn – ngang nhiên nổ sungđánh chiếm các trụ sở , thiện chí hịa bình cuối cùng của việt
nam bị pháp thẳng thừng cự tuyệt .
Cho thấy các phần tử hiếu chiến trong giới cầm quyền thực dân Pháp lộ rõ dã tâm , âm mưu

quay lại tái chiếm Đông Dương . Với lực lượng quân sự , vũ khí hiện đại vượt trội hơn hẳn Việt
Nam , Pháp muốn thực hiện chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh , đảng và


2

nhà nước ta phát động toàn dân , toàn quốc kháng chiến chống Pháp với khẩu hiệu : thà hy
sinh chứ không chịu mất nước , không chịu làm nô lệ cho thấy lòng quyết tâm vững bền quyết
chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước . Dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân –
quân đội đồng loạt tấn công , công cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ , bảo vệ nền độc lập
1. 2. Đường Lối kháng chiến toàn quốc của Đảng
Ngày 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến từ đây
những quan điểm cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được Tổng Bí Thư
Trường Chinh và chủ tịch Hồ chí Minh có nội dung như
Mục đích là phải dành lại độc lập dân tộc cho nhân dân , thống nhất đất nước , xây dựng chế
độ dân chủ , góp một phần cơng sức vào việc bảo vệ hịa bình thế giới . Tính chất của cuộc
kháng chiến này thể hiện qua :” Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn , nó chưa hồn thành , vì
nước chưa được hồn tồn độc lập “ cho thấy nó là 1 cuộc cách mạng giải phóng . Nhiệm vụ
của cuộc kháng chiến được xác định là “ vừa kháng chiến , vừa kiến quốc “ tức là vừa kháng
chiến chống giặc vừa xây dựng mọi mặt kiến trúc tượng tầng , cơ sở hạ tầng ; vừa đánh giặc ,
vừa phát triển bổ sung lực lượng cách mạng , vừa xây dựng , củng cố hậu phương vững chắc .
Cho thấy hai nhiệm vụ đó có sự liên kết chặt chẽ , bổ sung cho nhau thì cuộc kháng chiến mới
thắng lợi . Huy động , tổng hợp sức mạnh toàn dân , tầng lớp tập hợp ở trong Mặt Trận dân tộc
và các đoàn thể tổ chức quần chúng khác là lực lượng cách mạng chính của Việt Nam . Cùng
với phương châm của đường lối kháng chiến :” toàn dân , tồn diện , lâu dài và dựa vào sức
mình là chính để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi
Tồn dân kháng chiến nghĩa là chủ trương động viện , trợ giúp tinh thần - sức mạnh toàn dân
bằng những hình thức phong phú , phù hợp tạo thành mặt trận cả nước đánh giặc tạo sự thống
nhất , nhất trí của cả nước đồng tâm chống giặc. Kháng chiến toàn diện là đánh giặc trên mọi
mặt trận , nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở tất

cả các lĩnh vực : kinh tế , chính trị , văn hóa , ngoại giao , quân sự - vũ trang tạo ra sức mạnh
tổng hợp


3

Kháng chiến lâu dài là cuộc chiến trường kỳ , là quá trình vừa đánh khiến giảm sút lực lượng
địch ; vừa phát triển lực lượng của ta , chuyển hóa lực lượng từ yếu thành mạnh , nhỏ thành lớn
dường như đó là quy luật tất yếu của cuộc chiến tranh lấy nhỏ đánh lớn mà có thể phá vỡ được
chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch . Kháng chiến lâu dài cũng khơng có nghĩa vơ hạn
thời gian mà đảng và nhà nước phải nắm bắt , tận dụng những cơ hội để tạo lợi thế cho mình
cùng với những nỗ lực chủ quan , càng đánh lực lượng của ta càng mạnh , phát huy tốt lợi thế
hiểm trở , phát hiện những sai sót ; từ đó từng bước tiến lại thắng lợi
Dựa vào sức mình là chính là dựa vào sức mạnh của tồn dân , nội lực của dân tộc phát huy
nguồn sức mạnh vốn có của nhân dân ; khả năng lãnh đạo , đường lối của đảng ; dựa vào điều
kiện của đất nước và đồng thời ra sức ủng hộ , đồng tình và giúp đỡ quốc tế để chống lại kẻ thù
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp bản chất là đường lối chiến tranh Việt Nam .
Trong suốt thời gian này Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng vận dụng linh hoạt , với
điều kiện riêng của đất nước về nguồn nhận lực cho kháng chiến , chính sách – đường lối cụ
thể , sáng tạo phù hợp yêu cầu thực tế của từng thời kỳ cách mạng . Đường lối kháng chiến này
đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt – động lực cho nhân dân ta đứng lên chiến đấu và chiến thắng
thực dân Pháp
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI
2. 1. Chiến thắng chiến lược “ đánh nhanh thắng nhanh “
Từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến , toàn dân ta đã đứng lên kháng chiến và rất quyết liệt
diễn ra ở các đô thị lớn . Tại thủ đô Hà Nội đã chống trả thực dân Pháp 60 ngày đêm cùng lực
lượng vũ trang , công an , dân quân phối hợp tấn công , bao vây , chặn đánh thực dân Pháp trên
từng góc ngách , từng chiến hào đã tiêu diệt , gây suy yếu , đẩy lùi được thực dân Pháp . Bảo
vệ và tạo điều kiện cho đồng bào di tản vào vùng an toàn , từ thắng lợi ở thủ đô đã động viện ,
cổ vũ tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc dũng cảm xả thân hy sinh vì Tổ quốc . Và các cuộc

chiến ở khắp tỉnh như Nam Định , Vinh ,v.v.v. diễn ra hết sức quyết liệt đã tiêu diệt quân địch


4

bảo vệ , tạo cơ hội cho chính quyền sơ tán , bảo toàn lực lượng kháng chiến . Với khơng khí
căng thẳng của cuộc kháng chiến nhưng ta vẫn hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu kiên cường , giữ
an toàn cho đồng bào , bảo toàn lực lượng kháng chiến tiếp thêm ý chí cho nhân dân . Vẫn
trong khơng khí của cuộc kháng chiến tồn quốc , Đảng và Chính phủ đẩy mạnh việc vận
động , chuyển bị cơ sở vật chất , tới giữa năm 1947 hàng chục vạn đồng bảo , đội ngũ trí thức ,
văn nghệ sĩ , nhân sĩ yêu nước đã dũng cảm lên đường xây dựng căn cứ địa kháng chiến tại
Việt Bắc . Tiếp tục ổn định – xây dựng kinh tế , văn hóa , phát triển sản xuất , kiên cường
chống giặc , bảo vệ an toàn cho khu căn cứ . Ngày 7 – 10 – 1947 Thực dân Pháp thực hiện âm
mưu quân sự tiến công đánh nhanh , thắng nhanh vào chiến khu Việt Bắc , ngày 15 – 10 –
1947 Phía Trung ương đảng ra Chỉ thị phải phá tan âm mưu , cuộc hành quân của giặc Pháp .
Vạch rõ phương hướng cụ thể cho quân và dân là : giam giữ chân địch , bao vây tại căn cứu
chúng chiếm đóng ; thực hiện vườn không nhà trống ; chặn đứng giao thông liên lạc giữa các
căn cứ địch – không cho tiếp tế lương thực , thực phẩm . Tuy nhiên cũng phải giữ gìn chủ lực ,
lợi dụng sự hiểu biết thơng thuộc địa hình hiểm trở gây khó khăn cho địch , tấn công vào những
yếu điểm của địch . Thực hiện chỉ đạo của Đảng , quân và dân đã phát huy sức mạnh tại chiến
khu Việt Bắc tiến hành toàn dân đánh giặc ; khiến cho thực dân Pháp bại dưới tay Việt Nam ,
biến chiến khu Việt Bắc thành mồ chôn của Pháp . Sau hai tháng vào ngày 22 – 12 – 1947
Thực dân Pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Nam . Thắng lợi chiến dịch Việt Bắc đã đánh bại
âm mưu , kế hoạch đánh nhanh , thắng nhanh và sự lãnh đạo , chỉ huy nhạy bén – sáng suốt
tinh thần chiến đấu ngoan cường , dũng cảm , kiên cường của lực lượng vũ trang ; chiêm
nghiệm được bài học thiết thực trong chiến tranh .
2. 2. Bổ sung , phát triển đường lối kháng chiến , đánh bại kế hoạch “ lấy chiến tranh ,
dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp “
Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc và những khó khăn trong nước, thực dân Pháp buộc phải
thay đổi chiến lược lấy chiến tranh nuôi chiến tranh , dùng người Việt trị người Việt cho thấy

sự thâm độc của Pháp muốn phá hủy nội bộ hệ thống của Việt Nam , lập chính phủ bù nhìn
đứng dưới tay Pháp , tăng viện trợ , tướng lĩnh do Pháp đứng sau , lãnh đạo . Trước tình hình


5

như vậy , Trung ương đề ra mục tiêu nhằm đẩy mạnh việc đánh bật âm mưu quân sự - chính trị
- kinh tế của Pháp và chính phủ bù nhìn .
Quân sự : Chuyển giai đoạn hai , đánh – tấn cơng táo bạo , phản cơng bộ phận
Chính trị : Củng cố toàn dân đoàn kết dân tộc đánh đổ chính sách của Thực dân Pháp , chính
quyền bù nhìn
Kinh tế : Phá kinh tế tài chính địch , vận động tăng gia sản xuất , tự cấp – tự túc , cải thiện
dân sinh , tịch thu tài sản đế quốc cho dân nghèo và bộ đội .
Văn Hóa : Giáo dục động viện tham gia,ủng hộ kháng chiến ; đào tạo nhân tài – cán bộ cho
kháng chiến .
Tháng 6-1950 trung ương quyết định đẩy mạnh chiến dịch Biên Giới , sau hơn 1 tháng tiến
công , bao vây chiến dịch đại thắng mở rộng được căn cứ Việt Bắc .Cùng chiến thắng
này,Đảng-nhà nước đã có những thắng lợi ở cách ngành khác nhau với sự thay đổi tích cực
Kinh tế : Xây dựng nền kinh tế dân chủ , tự cung – tự cấp , đáp ứng nhu cầu cho kháng chiến
, chống lại hành động phá hoại cách mạng , tịch thu ruộng đất của thực dân chia cho dân cày
nghèo . Xóa nợ cũ – thuế lo lý , giảm tô ; hướng dẫn nhân dân làm ăn tập thể , khuyến khích
khai hoang , phục hóa cung cấp đủ lương thực cho kháng chiến . Ngành cơng nghiệp quốc
phịng đã sản xuất được vũ khí , đã có những mỏ than phục vụ cho cơng nghiệp
Chính trị : Uy tín của chính phủ kháng chiến được khẳng định , Hồ Chí Minh chỉ ra điểm
hạn chế của đội ngũ cán bộ và đề ra biện pháp để khắc phục nâng cao sức mạnh . Tháng 7 –
1949 , chính phủ kháng chiến cải tổ , mở rộng chiêu mộ thêm đội ngũ nhân sĩ trí thức đồng thời
đẩy mạnh chống chính quyền tay sai do Pháp đứng sau . Các hoạt động chống phá , trừ gian –
địch đẩy mạnh trên cả nước



6

Ngoại Giao : Chính phủ Cộng hịa nhân dân Trung Hoa cơng nhận nước Việt Nam Cộng hịa
, Liên Xơ và các nước dân chủ Cộng hịa lần lượt cơng nhận Chính phủ Việt Nam và đặt quan
hệ ngoại giao với ta , với quan hệ ngoại giao này có ý nghĩa lớn lao với đối với cuộc kháng
chiến của Việt Nam
Văn Hóa : xóa nạn mù chữ , các loại trường lớp được mở ra . Nhân dân ta đã quan tâm hơn
đến sức khỏe nhất là phong trào ăn sạch , uống sạch , ở sạch phổ biến rộng rãi . Xây dựng hệ
thống y tế - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Với những thắng lợi tồn diện nhất là chiến dịch Biên giới , Đảng và nhà nước đẩy cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân bước sang giai đoạn mới
PHẦN 3 :CHỦ ĐỘNG ĐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐI ĐẾN THẮNG LỢI
3. 1. Tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951 )
Đại hội II tổ chức tại xã Vinh Quang , huyện Chiêm Hóa , tỉnh Tun Quang và có 158 đại
biểu chính thức , 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 760.000 đảng viên ở Đông Dương .
Đại hội đã bàn luận , nghiên cứu các văn kiện như : Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh , Báo
cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng của Lê Văn Lương cùng các văn kiện báo cáo bổ sung , phát
triển về chính quyền , quân sự , kinh tế , văn hóa – văn nghệ . Đại hội thơng qua Chính Cương ,
Điều lệ mới của Đảng . Nhũng nội dung , nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam gồm các
vấn đề sau :
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn tiếp diễn nó là sự nghiệp của Cách mạng tháng
Tám: nó là cuộc cách mạng dân chủ để giải quyết sự mâu thuẫn giai cấp cho nhân dân.Dân chủ
nhân dân là nền tảng của cách mạng công nhân , nông dân.
Nhiệm vụ trước mắt là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ thế lực tay sai , giành
độc lập , giành lại ruộng đất cho nông dân , hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân để tiến lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa


7


Đẩy mạnh cuộc kháng chiến , đại hội để ra 12 chính sách cơ bản để động viên , tập hợp sức
mạnh toàn dân đoàn kết toàn tâm quyết giành chiến thắng . Đại hội quyết định đưa Đảng ra
hoạt động chính thức cơng khai lấy tên Đảng Lao động Việt Nam và các nước Đông Nam Á
thành lập những Đảng riêng và bầu cử Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng , Trường Chinh là Tổng
Bí thư . Đại Hội toàn quốc lần thứ II đánh dấu sự phát triển lớn về tư tưởng , tư duy lý luận và
cách thực hiện khẩn trương hợp lý của Đảng về cách mạng , đưa làn sóng sinh lực mới vào
cuộc kháng chiến .
3. 2. Kháng chiến trên mọi mặt của lĩnh vực
Chính quyền nhà nước đảm đương tốt , nhất là hệ thống cấp xã phát huy tác động lên cả
nước , hội đồng nhân dân phát huy vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân . Coi trọng việc đào
tạo , xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng , Mặt trận không ngừng mở rộng , được lòng dân chúng .
Nền kinh tế sau năm 1951 phát triển một cách mạnh mẽ , Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra
đời , ngày 10-6-1951 phát hành giấy bạc Ngân hành Việt Nam . Sản lượng lương thực – Công
nghiệp tăng mạnh , Thương nghiệp – ngoại thương bước đầu phát triển , xây dựng hệ thống
thủy lợi .
Văn hóa , giáo dục , y tế đã có bước chuyển mình lớn . Hệ thống trường lớp được mở rộng ,
đội ngũ giáo viên đóng góp nâng cao dân trí,đào tạo nhân tài cho đất nước . Hệ thống bệnh viện
bệnh xá vừa phục vụ cho nhân dân và cho kháng chiến . Đã có nhiều tác phẩm thơ ca phản ánh
sinh động cuộc kháng chiến động viên tinh thần cho lực lượng kháng chiến
Mặt trận quân sự : Sau thất bại ở biên giới , Pháp quay lại đề ra kế hoạch nham hiểm nhằm
chia cắt Việt Bắc , xây dựng quân đội bù nhìn . Nắm chắc được âm mưu chia cắt con đường
liên lạc Bắc Nam của Pháp , quân ta phải phá cuộc tấn công Hịa Bình của địch . Trước sự tấn
cơng dồn dập – liên tục buộc địch rời khỏi xã Hịa Bình , chiến dịch kết thúc. Thắng lợi của
chiến dịch khiến Pháp chuyển sang thế phòng ngự đồng thời đánh mạnh vào ý chí xâm lược
của chúng thêm bất đồng nội bộ , khủng hoảng khiến Pháp có nhận thức khác về chiến tranh


8

Đông Dương . Thấy được cơ hội quân ta cùng bộ đội Lào mở chiến dịch Thượng Lào đã giải

phóng tỉnh Sầm Nưa , v, v, ..
Sau những thất bại liên tiếp , Pháp cử tướng Nava chỉ huy chiến tranh ở Đơng Dương với hy
vọng tìm được bàn danh dự , cùng với sự hậu thuẫn về lực lượng cơ động quân sự của Mỹ tạo
nên cục diện chiến tranh lợi thế nghiêng về nước Pháp . Nhận được tình hình Quân ta theo kế
hoạch , một bộ phận tinh nhuệ của ta kéo lên Tây Bắc và phối hợp cùng Lào mở chiến dịch
Trung Lào nhằm tiêu diệt , phân tán lực lượng địch . Phát hiện được động thái này , ngày 2011-1953 Pháp cho quân nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm
để ngăn chặn , tiêu hoa lực lượng chủ địch của ta . Với tinh thần cả nước cho Điện Biên Phủ
chiến thắng các vùng , căn cứ đều dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ . Với khẩu hiệu
đánh chắc , tiến chắc chiều 13-3-1954 quân ta tấn công đồi Him Lam sau 56 ngày đêm cứ điểm
Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt . Phối hợp cùng chiến trường Điện Biên , các chiến trường trên
tồn Đơng Dương đồng loạt tiến cơng làm lực lượng bị phân tán , khơng có cứu viện cho nhau .
Điện Biên Phủ thất thủ, kế hoạch Nava thất bại đã giáng địn quyết tâm xâm lược Đơng Dương
Cho thấy tinh thần kháng chiến quyết chiến , quyết thắng trường kỳ , gian khổ của toàn quân –
dân ta cùng sự trưởng thành về tư tưởng , nhận thức , tổ chức – lãnh đạo của Đảng làm nên
chiến thắng lừng lẫy
Mặt trận ngoại giao : Nhà nước tích cực hoạt động ngoại giao,cử các đại biểu tham gia tổ
chức u hịa bình trên thế giới , tham gia ủng hộ Việt Nam – phản đối chiến tranh cho thấy sự
hài hịa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích liên minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tiếng địi Pháp phải
đàm phán với Việt Nam . Ngày 8-5-1954 Hội nghị Giơ-ne-vơ trải qua 8 phiên họp toàn thể ,
ngày 21-7-1954 các hiệp định đình chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết . Theo
hiệp định các nước Việt Nam , Lào , Campuchia độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn
lãnh thổ; Đình chiến trên tồn cõi Đông Dương. Việc ký kết thành công hiệp định Giơ-Ne-Vơ
là thắng lợi ngoại giao to lớn của ta góp phần kết thúc được cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp , xây dựng độc lập, hịa bình ấm no cho con nhân Việt Nam


9

PHẦN 4 :QUAN ĐIỂM VỀ” ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN KHÔNG PHÙ
HỢP VỚI CHIẾN TRANH SỬ DỤNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ CƠNG NGHỆ CAO”

Theo mình quan điểm trên là khơng đúng, chiến tranh nhân dân có thể chống lại được chiến
tranh sử dụng phổ biến vũ khí cơng nghệ cao .vì trên thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp chính là cuộc chiến tranh nhân dân đối đầu với một cường quốc sử dụng vũ khí hiện đại
bấy giờ. Đảng và nhà nước ta sử dụng sức mạnh, sự đoàn kết của toàn dân tạo nên sức mạnh
tổng hợp; kháng chiến lâu dài để dùng nhỏ đánh lớn , lấy yếu đánh mạnh từng bước đưa cuộc
kháng chiến từ thấp đến cao và phát triển hoàn thiện mà nhất là lực lượng vũ trang với 3 thứ
quân . Dù kẻ địch có mạnh đến đâu thì cũng khơng mạnh bằng ý chí kháng chiến của tồn một
dân tộc sẵng sàng hy sinh xương máu của mình để bảo vệ nền độc lập, tự do đã giành được .
Kết hợp cùng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc phản đối chiến tranh , u hịa bình trên
thế giới để tác động vào hệ tư tưởng của địch, Đảng và nhà nước có những chính sách , đường
lối , sáng tạo để tập hợp , động viên lực lượng dưới nhiều hình thức và vừa kháng chiến , vừa
kiến quốc , xây dựng lực lượng hậu phương vững chắc
III) PHẦN KẾT LUẬN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh , nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng
chiến vĩ đại dưới phương châm toàn “dân , toàn diện , lâu dài và dựa vào sức mình là chính để
đưa kháng chiến đi đến thắng lợi “ đưa kháng chiến từ giai đoạn thấp đến cao và chiến thắng
thực dân Pháp . Đảng và Nhà nước lãnh đạo quân và dân ta loại bỏ , đánh tan những kế hoạch ,
chiến lược của Pháp như : “đánh nhanh thắng nhanh “ và “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh ;
lấy người Việt trị người Việt “ có ý nghĩa vơ cùng lớn và sâu sắc , mang được ý chí của thời đại
. Thắng lợi này là tinh thần đoàn kết của toàn dân , ý chí bền bỉ để chống lại thực dân Pháp .
Đảng và Nhà nước có đường lối kháng chiến phù hợp , sáng tạo , đúng đắn lấy nhỏ đánh lớn ,
lấy yếu đánh mạnh ; lãnh đạo tập hợp , tổ chức lực lượng toàn dân dưới nhiều hình thức . Chiến
lược vừa kháng chiến , vừa kiến quốc kết hợp chặt chẽ kháng chiến với xây dựng là cơ sở để
hình thành kháng chiến trên mọi lĩnh vực càng nhấn mạnh việc xây dựng để kháng chiến .


10

Được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cùng sự liên hiệp chống lại thực dân của tồn Đơng Dương
là q trình kết hợp hài hịa lợi ích dân tộc và liên minh . Cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử với chiến công phá vỡ hệ
thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ; kí kết thành cơng hiệp địch Giơ-Ne-Vơ khiến
thực dân Pháp phải công nhận chủ quyền tự do độc lập của Việt Nam nói riêng và Đơng Dương
nói chung là bước đầu để tạo lập một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân ta
IV) TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
2) Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng Sản và Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam , NXB Lý
luận chính trị , Hà Nội 2018 , tr.193-214
3) Trang web “ Tạp chí Quốc phịng tồn dân “ và “ Báo Nhân Dân điện tử “



×