Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tro choi kich thich tri thong minh cho be 9 10 thang tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.49 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trị chơi kích thích trí thơng minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi</b>


<b> Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần</b>
<b>dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé</b>
<b>luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.</b>


<b> Hình ảnh gắn liền âm thanh</b>


Em bé 9 – 10 tháng tuổi thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng,
hình thù sống động, đặc biệt là búp bê, ô tô, những con vật nhỏ ngộ nghĩnh và
những đồ vật phát ra âm thanh khi cầm hoặc chạm tay vào. Khi cho bé chơi những
đồ chơi như thế để phát triển khả năng nhận thức đồ vật xung quanh, bố mẹ nên nói
cho biết tên gọi của từng đồ vật khác nhau hoặc tốt nhất là gắn liền đồ chơi với một
âm thanh đặc trưng của nó. Ví dụ, khi cho bé chơi với chú chó bơng, bạn nên chỉ
vào đồ chơi và đọc rõ âm “chó” hoặc “em chó” cùng với tiếng kêu “gâu, gâu”. Sau
nhiều lần như vậy và khi tư duy đã phát triển đến mức độ nhất định, bé sẽ tự hiểu
rằng chó thì sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo”, ô tô, xe máy kêu “brưm,
brưm”…


Trong lúc chơi với bé, bạn cũng có thể kết hợp dạy bé các chi tiết của đồ
chơi, như đơi mắt, mũi, miệng, tai của chó bơng, bánh xe của ô tô…


<b> Album ảnh</b>


Em bé 9 – 10 tháng tuổi cũng rất thích nhìn album ảnh nhiều màu sắc và
hình ảnh sinh động. Bạn có thể chọn một số bức ảnh hoặc bưu thiếp có màu sắc
phong phú, hình ảnh rõ ràng để cho bé xem. Cũng có thể treo, dán các bức ảnh này
trên tường trong phòng bé hoặc nơi bé thường chơi để bất cứ lúc nào bé cũng có thể
nhìn thấy các hình ảnh này.


Khi chỉ cho bé các hình ảnh này, bạn nên nói chính xác tên người, đồ vật,


con vật xuất hiện trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh là chú mèo con, bạn nên chỉ và nói
với bé: “Đây là con mèo”, đừng nói với bé đây là con “meo meo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhận biết các bộ phận trên cơ thể


Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về
gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai,
mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây
là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được
việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn
có thể tham khảo bài hát “Ơ sao bé khơng lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò
chơi này thêm hứng thú nhé.


<b> Bắt chước động tác</b>


Trò chơi này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người
khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi
mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười,
lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi
thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được
động tác, bạn vỗ tay hoan hơ và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này,
bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo khơng khí hứng thú tham gia trị chơi
cho bé.


Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới”
trị chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng
nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.


</div>

<!--links-->

×