Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2010, 2011 và một số góp ý cho chương trình đào tạo của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.04 KB, 9 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
NĂM 2010, 2011 VÀ MỘT SỐ GĨP Ý CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Hà Xuân Sơn, Trần Bảo Ngọc
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Tìm hiểu tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và
2011. 2. Phân tích các ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của
trường. Đối tượng: sinh viên tốt nghiệp hệ chính qui năm 2010 và 2011. Phương
pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đang có
việc làm là 93,1%, trong đó 87,9% đang đi học tiếp. 70% SVTN có thu nhập từ 24 triệu đồng và chủ yếu đang công tác trong các cơ quan nhà nước; có thu nhập
trên 4 triệu đồng 12,1%; có thu nhập trên 6 triệu đồng ở ngành DSĐH là 8,2%,
BSĐK là 4,0%, CNĐD là 0,0%. Đa số sinh viên tốt nghiệp hài lịng với kiến thức
chun mơn (98,4%), kỹ năng (97,1%), cách sắp xếp các môn học từng năm
(87,7%), việc giảng dạy lý thuyết (82,8%) việc giảng dạy thực hành (80,3%), việc
tổ chức thi lý thuyết (90,2%), việc tổ chức thi thực hành (93,7%). Các kỹ năng tốt
nhất của sinh viên sau tốt nghiệp là: giao tiếp với bệnh nhân (74,4%), làm bệnh án
(73,8%) và chẩn đoán một số bệnh thường gặp (68,5%); các kỹ năng còn ở mức
kém là: sử dụng máy móc - trang thiết bị y tế (23,8%), nghiên cứu khoa học
(19,3%) và khả năng sử dụng ngoại ngữ (17,0%). Một số vấn đề cần được xem xét
và điều chỉnh là: sắp xếp môn học, tăng hay giảm thời lượng một số môn học cho
phù hợp; tổ chức giảng dạy lý thuyết và thực hành ở một số môn học; thi trắc
nghiệm và thi tự luận lý thuyết, thi thực hành ở một số môn học; những khó khăn
khi học thực hành tại bệnh viện; trang thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành.
Từ khóa: tình trạng việc làm, sinh viên tốt nghiệp, chất lượng đào tạo, đại học y dược.
RESEARCH ON EMPLOYMENT STATUS OF GRADUATES IN 2010, 2011
AND SOME COMMENTS FOR TRAINING PROGRAMS OF THAI NGUYEN


UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Ha Xuan Son, Tran Bao Ngoc
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
Objectives: To find out employment status of graduates in 2010 and 2011 and to
analysis graduate’s opinions on the university’s quality of training. Subjects:
graduates in 2010 and 2011. Methods: A cross-sectional descriptive study was
used in the study. Results and conclusions: Percentage of graduates with
employment was 93.1%, of which 87.9% are going to study. 70% of graduates with
income from 2 to 4 millions VND and mainly working in Government Agencies;
over 4 millions VND was 12.1%; over 6 millions VND in pharmacy sector was 8.2
%, doctors was 4.0%, bachelor of nursing was 0.0%. Most graduates satisfied with
professional knowledge (98.4%), skills (97.1%), the arrangement of subjects
following each year (87.7%), the teaching of the theory (82.8 %) the teaching of
practice (80.3%), the organization of theoretical exams (90.2%), the organization
of the practical examination (93.7%). Best skills of graduates were :
communicating with patients (74.4%), making medical records (73.8%), diagnosis

65


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

of some common diseases (68.5%); skills that still poor were : use machinery,
medical equipment (23.8%), scientific research (19.3%), the ability to use foreign
languages (17.0%). Some issues need to be reviewed, organized and adjusted :
arrange subjects, increase or reduce hours of some subjects ; Organization teaching
theory and practice in a number of subjects; MCQ tests , theoretical and practical
examination in some subjects; difficulties in practice in the hospital; equipment,

machinery, tools and practices.
Keywords: employment status, graduated students, quality of training, medical
college.
1. Đặt vấn đề
Tìm hiểu tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhằm mục đích đánh giá thị
trường lao động đối với các ngành đào tạo của trường, mức thu nhập và sự ổn định việc làm
của sinh viên sau khi ra trường. Việc khảo sát sinh viên tốt nghiệp cũng là một trong những yêu
cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong cơng tác kiểm định chất lượng trường đại học.
Ngồi ra, để tìm hiểu sự đánh giá về chất lượng chương trình, cách thức tổ chức đào
tạo của trường cũng như năng lực làm việc của cán bộ y dược do nhà trường cung cấp thì
các ý kiến đóng góp của sinh viên sau tốt nghiệp là một nguồn thông tin có giá trị nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của trường.
Những năm gần đây chưa có nghiên cứu nào về tình trạng việc làm của sinh viên
Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên sau tốt nghiệp. Nghiên cứu này sẽ giúp
ích cho nhà trường trong việc thay đổi, sắp xếp chương trình và tổ chức đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực do nhà trường cung
cấp. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu:
- Tìm hiểu tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và 2011.
- Phân tích các ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và 2011 các ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Dược và
Cử nhân điều dưỡng hệ chính qui.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2012
- Địa điểm nghiên cứu: các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu có chủ đích
Lập danh sách tồn bộ sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và 2011 của 3 ngành học (803

em), tìm thơng tin liên lạc thông qua sở y tế các tỉnh và sinh viên tốt nghiệp cùng khóa.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: số đối tượng được phỏng vấn
p.q
n = Z2(1 - /2) ---------d2
Lấy p = 0,5; q = 1 - p = 0,5; d = 0,05; Z(1 - /2) = 1,96; lắp vào cơng thức ta tính được n
= 384, để dự phịng có sai sót trong q trình điều tra, nhóm nghiên cứu quyết định lấy
thêm 10%, tổng số đối tượng điều tra làm tròn là 420 người.
- Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Tình trạng việc làm, vị trí cơng tác, thay đổi công việc
+ Thu nhập, thời gian làm việc, việc làm thêm

66


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

+ Học tập sau tốt nghiệp
+ Nhận xét về kiến thức, kỹ năng của sinh viên mới ra trường
+ Các ý kiến về chất lượng chương trình và tổ chức đào tạo của trường.
+ Các ý kiến đề nghị thay đổi, bổ sung cho chương trình và tổ chức đào tạo của trường.
- Kỹ thuật thu thập số liệu
+ Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với các tỉnh có nhiều sinh viên tốt nghiệp
đang công tác như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn.
+ Gửi phiếu qua đường bưu điện, email cho sinh viên tốt nghiệp tự điền đối với các
sinh viên ở các tỉnh còn lại.
- Phương pháp xử lý số liệu: nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và 2011.

Bảng 1: Phân bố đối tượng điều tra theo giới, dân tộc và ngành học
BSĐK
DSĐH
CNĐD
Ngành
n
%
n
%
n
%
Nam
162
53,3
34
32,7
19
26,8
Giới
Nữ
142
46,7
70
67,3
52
73,2
Kinh
254
83,3
83

79,0
62
87,3
Dân
tộc
DT khác
51
16,7
22
21,0
9
12,7
Nhận xét:
Tỷ lệ nam và nữ ở đối tượng bác sĩ đa khoa là tương đương nhau, ở đối tượng dược sĩ
đại học và cử nhân điều dưỡng thì tỷ lệ nữ chiếm phần lớn (67,3% và 73,2%).
Hầu hết đối tượng nghiên cứu là người dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao ở cả ba ngành
học với tỷ lệ tương ứng là 83,3%, 79,0% và 87,3%.
Bảng 2: Tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
Đang có việc
Chưa có việc
Đã đi xin việc
Chưa có nhu
Ngành
Đang học tiếp
nhưng chưa
%
n
cầu
được
n

%
n
%
n
%
BSĐK
278
91,7
1
4,0
24
96,0
0
0,0
DSĐH
98
93,3
0
0,0
5
71,4
2
28,6
CNĐD
70
98,6
0
0,0
0
0,0

1
100,0
Cộng:
446
93,1
1
3,0
29
87,9
3
9,1
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đang có việc làm ở cả 3 ngành học là rất cao, tương ứng là
91,7% , 93,3% và 98,6%. Trong những người chưa có việc làm thì tỷ lệ hầu hết đều đang
đi học tiếp: BSĐK 7,9%, DSĐH 4,8%.
Bảng 3: Phân bố ngành học và mức thu nhập bình quân/tháng của sinh viên tốt nghiệp .
Dưới 2 triệu
Từ 2-4 triệu
Từ 4-6 triệu
Trên 6 triệu
Ngành
n
%
n
%
n
%
n
%
BSĐK

56
20,1
195
70,1
16
5,8
11
4,0
DSĐH
11
11,2
68
69,4
11
11,2
8
8,2
CNĐD
13
18,6
49
70,0
8
11,4
0
0,0
Cộng:
80
17,9
312

70,0
35
7,8
19
4,3

67


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Nhận xét: đa số sinh viên tốt nghiệp có thu nhập từ 2-4 triệu đồng, tương đương ở cả
3 ngành học. Ngành DSĐH có tỷ lệ người thu nhập trên 6 triệu cao nhất (8,2%) trong khi
đó ngành CNĐD khơng ai có thu nhập trên 6 triệu.
Bảng 4: Phân bố loại hình cơ quan nơi cơng tác và mức thu nhập bình qn/tháng
của sinh viên tốt nghiệp.
Loại hình cơ
quan

Dưới 2 triệu

Từ 2-4 triệu

Từ 4-6 triệu

Trên 6 triệu

N

%
N
%
N
%
N
%
Nhà nước
80
20,5
281
71,9
20
5,1
10
2,6
Cổ phần
0
0,0
14
66,7
5
23,8
2
9,5
Tư nhân
0
0,0
9
47,4

9
47,4
1
5,3
100% vốn NN
0
0,0
3
27,3
2
18,2
6
54,5
Nhận xét: đại đa số cơ quan nhà nước có thu nhập dưới 2 triệu và từ 2-4 triệu, các loại
hình cơ quan khác khơng có ai thu nhập dưới 2 triệu và chủ yếu ở mức từ 2-6 triệu.
3.2. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường
3.2.1. Nghiên cứu định lượng
Bảng 5: Mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về kiến thức chuyên môn đã học ở
trường đáp ứng công việc hiện tại
Tự đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
Khơng có ích
7
1,6
Có ích
381
85,8
Rất có ích
56

12,6
Nhận xét: đa số sinh viên tốt nghiệp có thái độ hài lịng với những kiến thức chun
mơn đã học được ở trường và cho rằng có ích cho cơng việc hiện tại là 85,8%, rất có ích
là 12,6%. Chỉ một số rất ít cho rằng khơng có ích 1,6% là những sinh viên tốt nghiệp
làm trái ngành nghề.
Bảng 6: Mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về kỹ năng đã học ở trường đáp
ứng công việc hiện tại
Tự đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
Khơng có ích
13
2,9
Có ích
387
87,6
Rất có ích
42
9,5
Nhận xét: đa số sinh viên tốt nghiệp có thái độ hài lòng của về kỹ năng đã học ở
trường và cho rằng nó có ích cho cơng việc hiện tại là 87,6%, rất có ích là 9,5%. Rất ít
sinh viên nói rằng những kỹ năng đã học ở trường khơng có ích cho cơng việc hiện tại
của mình 2,9% do làm trái ngành.
Bảng 7: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về việc sắp xếp các môn học, tổ chức
giảng dạy lý thuyết và thực hành
Sắp xếp các môn học Tổ chức giảng dạy lý Tổ chức giảng dạy
từng năm học
thuyết
thực hành
Nội dung

n
%
n
%
n
%
Chưa hợp lý
60
12,2
84
17,1
90
18,4
Khá hợp lý
399
81,4
374
76,3
361
73,7
Rất hợp lý
31
6,3
32
6,5
37
7,6
Nhận xét: phản ánh về cách sắp xếp các môn học từng năm cũng như việc giảng dạy
lý thuyết và thực hành là khá hợp lý khá cao với tỷ lệ lần lượt là 81,4% 76,3% và 73,7;
rất hợp lý là 6,3%, 6,5% và 7,6%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên cho rằng


68


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

cách sắp xếp các môn học từng năm cũng như việc giảng dạy lý thuyết và thực hành là
chưa hợp lý với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 12,2%, 17,1% và 18,4%.
Bảng 8: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về tổ chức thi lý thuyết và thực hành của trường
Tổ chức thi kết thúc học phần Tổ chức thi kết thúc học phần
lý thuyết
thực hành
Nội dung
n
%
n
%
Chưa hợp lý
47
9,6
30
6,1
Khá hợp lý
403
82,2
415
84,7
Rất hợp lý

39
8,0
44
9,0
Nhận xét: phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều cho rằng việc tổ chức thi lý thuyết và
thực hành của trường là khá hợp lý (82,2% và 84,7%) và rất hợp lý (8,0% và 9,0%), chỉ
một số ít cho rằng chưa hợp lý.
Bảng 9: Tự đánh giá các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường
Rất
Trung
TT
Các kỹ năng, năng lực
Tốt
Kém
tốt
bình
1
Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
4,2
74,4
20,8
0,3
2
Kỹ năng làm bệnh án
9,8
73,8
15,2
0,9
3
Kỹ năng chẩn đoán một số bệnh thường gặp

3,0
68,5
26,9
1,2
4

Kỹ năng kê đơn/đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

1,2

40,2

51,2

6,5

Kỹ năng xử trí các tình huống cấp cứu
2,7
30,7
53,6
13,1
Kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân
1,8
49,1
41,7
6,8
Kỹ năng chỉ định và phân tích kết quả xét
7
0,3
44,9

44,9
9,2
nghiệm
8
Kỹ năng điều dưỡng và chăm sóc bệnh nhân
1,5
37,2
54,5
6,5
9
Kỹ năng sử dụng máy móc, trang thiết bị y tế
2,7
19,0
54,5
23,8
10 Kỹ năng triển khai các hoạt động cộng đồng
3,0
29,8
56,5
10,7
11 Kỹ năng tổ chức, quản lý hệ thống y tế
2,4
24,4
59,8
13,4
12 Kỹ năng nghiên cứu khoa học
2,4
21,4
56,8
19,3

13 Kỹ năng làm việc nhóm
1,5
38,1
51,2
8,9
14 Kỹ năng lập kế hoạch
0,9
33,0
57,1
8,3
15 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
0,6
19,3
63,1
17,0
16 Kỹ năng sử dụng máy vi tính
0,6
25,9
60,1
13,4
Nhận xét: sinh viên tốt nghiệp đánh giá nhà trường trang bị các kỹ năng tốt nhất là:
giao tiếp với bệnh nhân (74,4%), làm bệnh án (73,8%) và chẩn đoán một số bệnh thường
gặp (68,5%).
Các kỹ năng có nhiều ý kiến đánh giá ở mức kém là: sử dụng máy móc - trang thiết bị
y tế (23,8%), nghiên cứu khoa học (19,3%) và khả năng sử dụng ngoại ngữ (17,0%).
Nhiều kỹ năng chủ yếu được đánh giá ở mức trung bình như: điều dưỡng và chăm sóc
bệnh nhân 54,5%, sử dụng máy móc - trang thiết bị y tế 54,5%, triển khai các hoạt động
cộng đồng 56,5%, tổ chức - quản lý hệ thống y tế 59,8%, nghiên cứu khoa học 56,8%,
lập kế hoạch 57,1%, sử dụng ngoại ngữ 63,1%, sử dụng máy vi tính 60,1%.
3.2.2. Nghiên cứu định tính:

Các ý kiến về sắp xếp và thời lượng các môn học
Một số môn học cần được sắp xếp lại:
“Môn Lịch sử đảng, Kinh tế chính trị nên sắp xếp vào năm thứ 1”, “Môn Dịch tễ nên
học năm thứ 2”, “Môn Ngoại ngữ nên học từ năm thứ 1 đến năm thứ 6”, “Môn Ung thư
5
6

69


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

nên học cùng với môn Giải phẫu bệnh”, “Môn Dược lý nên học trước môn Bệnh học và
Dược lâm sàng”.
Thời lượng một số môn học cần có sự điều chỉnh:
“Nên giảm thời lượng các mơn đại cương để tập trung vào các mơn chính như Nội,
Ngoại, Sản, Nhi”. “Thời gian học chuyên khoa lẻ (Mắt, RHM, TMH, Lao,…) q ít, cần
có thêm thời gian”.
Các ý kiến về việc tổ chức giảng dạy lý thuyết
“Giảng lý thuyết cần thêm hình ảnh minh họa thực tế để SV dễ hiểu và nên sắp xếp
học lý thuyết đi đơi với thực hành”; “Nhiều mơn dạy cịn chung chung trong giáo trình,
chưa mở rộng kiến thức bên ngồi”; “GV khơng cập nhật thơng tin, bài giảng cịn nghèo
nàn, kiến thức cũ kỹ, không sát với thực tiễn”; “Việc tổ chức giảng dạy lý thuyết tất cả
các môn Y5 vào đầu năm học rồi sau đó mới học thực hành từng khoa một là không hợp
lý”; “Việc học lý thuyết của 1 học kỳ chỉ dồn vào có mấy buổi là phản khoa học vì SV
khơng tiếp thu được bài và khơng có thời gian để hỏi những phần mình khơng hiểu”.
Các ý kiến về việc tổ chức giảng dạy thực hành
Việc tổ chức giảng dạy thực hành tại bệnh viện cịn có một số vấn đề bất cập và cần

có những thay đổi:
“Nhiều lớp cùng thực hành nên khơng có bệnh nhân, thầy cơ hướng dẫn chưa được
tận tình, thời gian thực hành ít”; “Nên sắp xếp SV thực hành cả buổi chiều để giảm tải
buổi sáng quá đơng khơng có bệnh nhân”; “Các thầy nhiều việc q khơng có thời gian
dành cho SV. Nên dạy thực hành cho SV theo cách cầm tay chỉ việc”; “Cần có nhiều thời
gian đi buồng bệnh hơn nữa cho từng nhóm SV”; “Việc cho SV đi thực tập tồn khóa ở
Thanh Hóa là khơng hợp lý, xa thầy cơ khơng ai quản lý, nhắc nhở”.
Việc tổ chức giảng dạy thực hành tại phịng thí nghiệm cũng cần có những thay đổi:
“Đối với SV Dược năm thứ 2-3 chương trình học quá nặng (có tới 6 mơn thực hành
trong 1 t̀n)”; “Phân nhóm thực tập q đơng, SV khơng được thực hành nhiều, cần
chia nhỏ nhóm thực tập”; “Một số mơn thực hành còn nhiều hạn chế, chưa rèn luyện kỹ
năng cho SV: Dược lâm sàng, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ”; “Các môn chuyên khoa lẻ
học thời gian quá ngắn mang tính chất nhồi nhét”; “Giờ thực hành và lý thuyết cịn
chênh nhau nhiều, giảng thiếu tính trọng tâm, thực hành trên mơ hình xa vời với thực tế
lâm sàng”; “Một số nội dung thực hành cịn mang tính chất qua loa đại khái, nên sát với
thực tế và nghiêm túc hơn”; “Nên đưa nhiều ca lâm sàng vào giảng dạy”.
Các ý kiến về tổ chức thi kết thúc học phần
Hiện tượng lộ đề thi trắc nghiệm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá sinh viên:
“Các câu hỏi test và đáp án cịn có nhiều ở các cửa hàng photo, nhà trường nên
nghiên cứu và có biện pháp quản lý tốt hơn chuyện thi cử”; “Đề thi test lộ rất nhiều nên
thi khơng có chất lượng, những người học kém mà biết trước đề thi điểm lại cao hơn
những người học thực tế”.
Việc tổ chức thi lý thuyết và thực hành còn nhiều điểm chưa hợp lý:
“Thi trắc nghiệm câu hỏi cịn ít, đáp án chưa sát với lý thuyết nên khơng khuyến
khích được SV học tập, cần có nhiều đề thi để không bị lặp lại”; “Các câu hỏi lý thuyết
cịn mang tính chất học thuộc lịng, chưa thực sự đánh giá đúng năng lực và kiến thức
của SV, nên tổ chức hỏi thi vấn đáp”; “Chưa thực sự nghiêm túc trong thi lý thuyết, các
thầy hỏi thi còn theo cảm tính”; “Khơng nên thi lý thuyết tự luận, nên thi trắc nghiệm
trên máy tính, thi thực hành 4 khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi cần tăng thêm các thao tác thủ
thuật”; “Thi thực hành bên bệnh viện SV tìm bệnh án rất khó khăn, các thầy hỏi thi

khơng bám vào các triệu chứng của bệnh nhân”.
Việc giảng dạy và chấm điểm của đội ngũ KTV cũng cần chấn chỉnh lại:

70


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

“KTV chỉ là cán bộ có trình độ trung cấp nhưng lại giảng dạy và chấm điểm cho SV
học đại học, hơn nữa đội ngũ này hay gây khó khăn cho SV về việc không thống nhất
giữa KTV và GV làm cho SV không biết phải làm thế nào”.
Các ý kiến khác
Sinh viên còn gặp một số khó khăn trong việc học thực hành tại bệnh viện:
“Khi SV sang thực hành ở BV cần có GV đưa sang, khơng để SV tự đi liên hệ rất vất
vả và nhiều khi cịn bị gây khó khăn khơng đáng có”; “Các GV kiêm chức bên BV cần có
thơng báo và phân cơng rõ ràng để họ có trách nhiệm hướng dẫn, vì khơng có người
hướng dẫn SV khơng biết và khơng được làm gì, tồn ra gốc cây ngồi tán chờ hết giờ thì
về rất lãng phí thời gian và thể hiện sự khơng nghiêm túc”; “Cần giảm thời gian thực
hành tại BV Gang thép vì ít bệnh nhân, SV không học được nhiều”.
Các vấn đề về trang thiết bị, máy móc và dụng cụ thực hành cần được cải thiện:
“Trang thiết bị và dụng cụ cho SV thực tập cịn q ít và lạc hậu, phịng thực tập
nóng bức chật trội, SV thì q đơng, cần tăng thêm máy móc hiện đại để SV được tiếp
cận với trang thiết bị mới”; “Nên khắc phục sự thiếu thốn của trang thiết bị trong thực
hành bằng cách cho học thực tế ở các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm dược”.
Ý kiến của SV đề nghị các bộ môn thay đổi:
“Một số môn lý thuyết quá dài, bộ môn gây nhiều áp lực với SV như: Dinh dưỡng,
Sức khỏe nghề nghiệp, Môi trường - Độc chất, Tâm thần”; “Có mơn cần thay đổi
phương pháp giảng dạy như Dược lý”; “Một số GV trẻ thì thiếu kinh nghiệm trong giảng

dạy, bài giảng không sinh động nên không mang lại niềm hăng say học tập cho SV”;
“Hóa hữu cơ và Hóa phân tích là 2 mơn rất quan trọng đối với SV Dược nhưng GV dạy
lại không phải là chuyên ngành về Dược nên không đáp ứng được yêu cầu”.
4. Bàn luận
4.1. Tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2010 và 2011
Số lượng sinh viên tốt nghiệp được điều tra là 479, chiếm 60% tổng số sinh viên đại
học chính qui ra trường trong 2 năm 2010 và 2011. Trong đó bác sỹ đa khoa chiếm
63,5%, dược sỹ chiếm 21,7%, cử nhân điều dưỡng chiếm 14,8%, tỷ lệ nam/nữ là 45/55
và dân tộc thiểu số chiếm 17%.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đang có việc làm là 93,1%, tương ứng ở 3 ngành học là là
91,7% , 93,3% và 98,6%. Trong số những người chưa có việc làm thì hầu hết đều đang đi
học tiếp (87,9%) (bảng 2). Tỷ lệ có việc làm tương đương với các Trường ĐH Luật TP
Hồ Chí Minh năm 2010 (95,91%) [1], Trường ĐH Nơng lâm TP Hồ Chí Minh năm 2009
(95,75%) [2] và Học viện Tài chính năm 2009 (96,0%) [3].
Theo số liệu ở bảng 3 và bảng 4, đa số SVTN có thu nhập từ 2-4 triệu đồng, tương
đương ở cả 3 ngành học (xấp xỉ 70%) và chủ yếu ở nhóm cán bộ y dược đang cơng tác
trong các cơ quan nhà nước, điều này cho thấy thu nhập của cán bộ ngành y dược còn
thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Ngành DSĐH có tỷ lệ người thu nhập trên 6 triệu
cao nhất (8,2%) trong khi đó ngành CNĐD khơng ai có thu nhập trên 6 triệu.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có thu nhập trên 4 triệu đồng là 12,1% (bảng 3), tỷ lệ này
tương đương với sinh viên tốt nghiệp ĐH Luật TP Hồ Chí Minh năm 2010 (14%) nhưng
thấp hơn khá nhiều so với SVTN Học viện Tài chính năm 2009 (44,4%), SVTN ĐH Luật
TP Hồ Chí Minh năm 2009 (24%) và năm 2011 (40%).
4.2. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường
4.2.1. Nghiên cứu định lượng
Đa số sinh viên tốt nghiệp có thái độ hài lịng với những kiến thức chuyên môn và các
kỹ năng đã học được ở trường và cho rằng có ích cho công việc hiện tại, tương ứng là
85,8% và 87,6%, rất có ích là 12,6% và 9,5%. Chỉ một số rất ít cho rằng khơng có ích,

71



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

tương ứng 1,6% và 2,9% là những sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành nghề (bảng 5 và
bảng 6).
Phản ánh về cách sắp xếp các môn học từng năm cũng như việc giảng dạy lý thuyết
và thực hành là khá hợp lý khá cao với tỷ lệ lần lượt là 81,4% 76,3% và 73,7%. Tuy
nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên cho rằng cách sắp xếp các môn học từng năm cũng
như việc giảng dạy lý thuyết và thực hành là chưa hợp lý với tỷ lệ phần trăm lần lượt là
12,2%, 17,1% và 18,4%.
Khi được hỏi về ý kiến của mình đối với việc tổ chức thi lý thuyết và thực hành của
trường thì hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều cho rằng khá hợp lý (82,2% và 84,7%) và rất
hợp lý (8,0% và 9,0%), chỉ một số ít cho rằng chưa hợp lý (9,6% và 6,1%), cho thấy việc
tổ thức thi của trường là tương đối tốt (bảng 8).
Đánh giá về các kỹ năng và năng lực mà nhà trường đã trang bị cho SV khi ra trường
theo kết quả ở bảng 9 thì các kỹ năng tốt nhất là: giao tiếp với bệnh nhân (74,4%), làm
bệnh án (73,8%) và chẩn đoán một số bệnh thường gặp (68,5%), kết quả này tương
đương với đánh giá của các cán bộ quản lý ngành y tế năm 2009 [4]; các kỹ năng có
nhiều ý kiến đánh giá ở mức kém là: sử dụng máy móc - trang thiết bị y tế (23,8%),
nghiên cứu khoa học (19,3%) và khả năng sử dụng ngoại ngữ (17,0%) cịn lại các kỹ
năng khác có nhiều ý kiến đánh giá đạt mức trung bình.
4.2.2. Nghiên cứu định tính
Sinh viên tốt nghiệp có những ý kiến về một số môn học cần được sắp xếp lại thời
điểm học cho phù hợp và những môn học cần tăng hay giảm thời lượng. Các ý kiến về
việc tổ chức giảng dạy lý thuyết và thực hành cũng là những vấn đề nhà trường cần quan
tâm, điều chỉnh. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp còn đề cập đến các vấn đề liên quan đến
thi kết thúc học phần, những khó khăn khi học thực hành tại bệnh viện và về trang thiết

bị, máy móc, dụng cụ thực hành mà nhà trường cần xem xét. sinh viên tốt nghiệp cũng
thẳng thắn góp ý về những vấn đề trong tổ chức giảng dạy ở một số bộ môn.
5. Kết luận
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong 2 năm 2010 và 2011 đang có việc làm là 93,1%,
trong đó hầu hết đều đang đi học tiếp (87,9%).
70% sinh viên tốt nghiệp có thu nhập từ 2-4 triệu đồng, tương đương ở cả 3 ngành
học và chủ yếu đang công tác trong các cơ quan nhà nước; tỷ lệ có thu nhập trên 4 triệu
đồng là 12,1%; tỷ lệ có thu nhập trên 6 triệu ở ngành DSĐH là 8,2%, BSĐK là 4,0%,
CNĐD là 0,0%.
Đa số sinh viên tốt nghiệp hài lòng với kiến thức chuyên môn (98,4%), kỹ năng
(97,1%), cách sắp xếp các môn học từng năm (87,7%), việc giảng dạy lý thuyết (82,8%)
việc giảng dạy thực hành (80,3%), việc tổ chức thi lý thuyết (90,2%), việc tổ chức thi
thực hành (93,7%).
Các kỹ năng của SV sau tốt nghiệp tốt nhất là: giao tiếp với bệnh nhân (74,4%), làm
bệnh án (73,8%) và chẩn đoán một số bệnh thường gặp (68,5%); các kỹ năng còn ở mức
kém là: sử dụng máy móc - trang thiết bị y tế (23,8%), nghiên cứu khoa học (19,3%) và
khả năng sử dụng ngoại ngữ (17,0%).
Một số vấn đề cần được xem xét và điều chỉnh là:
- Thời điểm giảng dạy, tăng hay giảm thời lượng một số môn học cho phù hợp.
- Tổ chức giảng dạy lý thuyết và thực hành ở một số môn học.
- Thi trắc nghiệm và thi tự luận lý thuyết, thi thực hành ở một số mơn học.
- Những khó khăn khi học thực hành tại bệnh viện.
- Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành.

72


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013


6. Khuyến nghị
- Nhà trường cần chú trọng nâng cao các kỹ năng sinh viên tốt nghiệp cịn đạt ở mức
trung bình và thấp.
- Nhà trường cần rà soát, xem xét, điều chỉnh việc sắp xếp, tăng giảm thời lượng, tổ
chức giảng dạy lý thuyết và thực hành, thi trắc nghiệm và thi tự luận lý thuyết, thi thực
hành ở một số môn học.
- Khắc mục những khó khăn của SV khi học thực hành tại bệnh viện; bổ sung, nâng
cấp trang thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành.
Tài liệu tham khảo
1. Học Viện Tài Chính (2009), "Kết quả khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp của Học
Viện Tài Chính".
2. Trịnh Xuân Tráng, Hà Xuân Sơn (2009), “Nghiên cứu mức độ đáp ứng nhiệm vụ
chuyên môn của các bác sĩ được đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên”, Tạp
chí Y học thực hành, 646 + 647.
3. Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh (2011), "Một số phân tích kết quả khảo sát tỷ lệ
tốt nghiệp, có việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
qua 3 năm (2009-2011)".
4. Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh (2009), “Khảo sát việc làm của sinh viên
niên khoá 2005 -2009 sau một năm tốt nghiệp”.

73



×