Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐỐI VỚI DÂN CƯ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
TS. Hồ Bá Thâm
Bài viết này xin trình bày một số vấn đề mang tính tổng quan cả về mặt lý
luận và thực tiễn liên quan tới chất lượng cuộc sống của người dân hiện nay. Bài
viết có 4 nội dung 1) Bàn về khái niệm chất lượng cuộc sống, bản chất và tiêu
chí; 2) Một số nhân tố chính tác động đối với chất lượng sống; 3) Một số mặt
của cuộc sống và chất lượng cuộc sống xuống cấp nhiều nhất và cư dân chịu
ảnh hưởng nhất; 4) Những điều kiện đảm bảo chất lượng sống trong bối cảnh
khó khăn hiện nay.
Chúng tơi xin thơng tin và bình luận một số vấn đề sau đây:
I. BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG,
BẢN CHẤT VÀ TIÊU CHÍ
Về khái niệm: Hoạt động của con người có hai mặt: hoạt động trên lĩnh
vực xã hội như lao động sản xuất, hoạt động chính trụ, xã hội, giáo dục, văn
hóa; và hoạt động cá nhân phục vụ cuộc sống cá nhân như: ăn, ngủ, đi lại, quan
hệ gia đình, bè bạn, vui chơi, thể hiện quyền tự do cá nhân…Lĩnh vực thứ hai
này là thuộc về phạm trù cuộc sống.
Sống là một quá trình làm nảy sinh nhu cầu và thỏa mãn các nhu cầu cá
nhân trong quan hệ với cộng đồng. Sống cũng là quá trình xác lập giá trị sống
và kỹ năng sống. Nhưng mức độ thỏa mãn về lượng và vê chất là khác nhau.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Chất lượng cuộc sống là thước đo về
phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước
(chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế. Thuật ngữ chất lượng cuộc sống
được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc
tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị.
Chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống,
mà tiêu chí là chủ yếu dựa vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất
lượng của cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm,
mà cịn là mơi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh
thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư.
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng cuộc sống,
một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người. Ngoài ra chất lượng
cuộc sống thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừu tượng và đậm màu
sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Ngồi ra nó cũng liên
quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ
quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được
và khơng nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải
mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất1.
Và có người cho rằng: Chất lượng sống (CLS) và Chất lượng cuộc sống
(CLCS) là khác nhau. Chất lượng sống là vấn đề hồn tồn mang tính chủ
quan. Theo đó, mỗi người có quyền lựa chọn một thái độ sống phù hợp nhất với
bản thân mình. CLS khơng có mẫu số chung bởi mỗi cá nhân sẽ tự điều tiết,
nhưng CLCS là vấn đề khách quan, theo tôi hiểu là CLCS quốc gia. CLCS là
một khái niệm khá mênh mông, vừa là chuyện tổ chức xã hội - phạm trù chung
nhưng vẫn rất riêng bởi tính chất cá nhân chi phối. Nhưng lại nói: CLCS được
định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối
cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên2.
Thực ra theo chúng tôi, theo nghĩa rộng, chất lượng sống hay chất lượng
cuộc sống theo chúng tơi, mà một, đó là hai cách nói chứ khơng phải là hai như
có người quan niệm. CLS, hay CLCS dung chỉ cho cả cá nhân và cũng là cho cà
cuộc đồng/ quốc gia (tổng hợp chủa CLS cá nhân, tầng lớp). CLS hay CLCS
đều vừa có tính khách quan và vừa có tính chứ quan tùy theo góc độ xem xét.
Và CLS cá nhân cũng không tách rời các quyền của con người, các quan hệ xã
hội mà phải bao hàm nó. CLS khơng nên hiểu theo nghĩa quá hẹp “chỉ về các
chỉ số sức khỏe của con người”.
Bởi vì, ngay chính Bách khoa tồn thư mở Wikipedia cũng thừa nhận:
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất
về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn
xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lịng (well-being) hồn
tồn về thể chất, tâm thần và xã hội3.
Về tiêu chí: Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người
tùy thuộc vào mức thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính. Nhưng vấn
đề là điều kiện sống có thoải mái hay khơng? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe,
vào mơi trường xã hội, vào kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn
1
/>91ng
2
3
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, />
/>91ng
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
hóa, vào thời gian để giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân,
đong, đo, đếm bằng tiền bạc. Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng
cuộc sống như: HDI, GDP (GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số
nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay
nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục), Chỉ số
tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ
sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình qn đầu
người - phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử
dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy,
nước ngầm, nước giếng...) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều
kiện về nhà ở, chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà
ở), ngồi ra cịn các cơng trình cơng cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ
sinh công cộng, nhà ở xã hội.... và các cơng trình phúc lợi công cộng khác phục
vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo Liên Hiệp Quốc: Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến
nhất để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI),
với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để
nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI được
sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát
triển con người của Liên Hiệp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất
lượng cuộc sống.
Trong khi đó, WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of
life-100), mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí
với ba nhóm là: 1) mức độ sảng khoái về thể chất gồm: Sức khỏe, tinh thần, ăn
uống, ngủ, nghỉ, đi lại (giao thông, vận tải), thuốc men (y tế, chăm sóc sức
khỏe); 2) mức độ sảng khối về tâm thần: yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín
ngưỡng, tơn giáo); 3) mức độ sảng khối về xã hội gồm: các mối quan hệ xã hội
kể cả quan hệ tình dục, mơi trường sống (bao gồm cả mơi trường xã hội: an
tồn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và mơi trường thiên nhiên).4
Một cuộc sống có chất luợng, ngồi sự an nhiên khơng âu lo, cịn là cảm
nhận u thương, khơng sân hận ốn thù hay bất mãn, không khát khao chiếm
hữu bất cứ một điều gì, và ln hiểu rằng khơng có điều gì là bất biến cũng như
tất cả đều tái sinh. Cuộc sống đầy rẫy những đam mê không bao giờ đem lại cho
ta sự an lành. Nhưng cái tâm từ bi, lòng bao dung, sự tha thứ và ước muốn đem
lại niềm vui cho người khác lại chính là những hạt mầm hạnh phúc trong tâm
hồn chúng ta. Đừng bao giờ u chính bản thân mình nhiều hơn u những
4
/>91ng
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
người thân quanh mình, khi ấy sẽ nhận ra mình đang sống những ngày sống thật
sự có chất luợng!5
II. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CHẤT
LƯỢNG SỐNG
Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống. Ngoài những nhân
tố chung như trình độ phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông và kinh tế xã
hội của đất nước trong từng thời điểm nhất định, thể chế kinh tế xã hội, trình
động, năng lực quản trị, quản lý quốc gia của chính phủ và các cấp chính quyền,
là trình độ kinh tế xã hội và năng lực tạo lập cuộc sống của từng lớp dân cư,
tầng gia đình, như nhân tố trực tiếp.
Những nhân tố chung tác động đến chất lượng cuộc sống thể hiện ra một
hệ thống các nhân tố cụ thể, có thể quan sát được. Theo chúng tơi, đó là 1) Việc
làm, năng suất lao động, thu nhập;2) Phương tiện đi lại, hạ tầng giao thông, thái
độ ý thức của người vận hành phương tiện giao thông; 3) Sức khỏe, dịch vụ
chữa bệnh, nơi nằm chữa bệnh, thuốc men, thái độ của bệnh viện, khả năng tự
chăm sóc của bệnh nhân, giá đình; 4) Dịch vụ học tập, phương tiện học hành,
thái độ và văn hóa học đường, năng lực quản lý học đường; 5) Nơi ăn chốn ở
như nhà cửa, phương tiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ sinh; bữa ăn đảm bản
năng lượng .cơ thể đã tiêu hao, mức độ ngon miệng, an tồn thực phảm; 6)
Quan hệ tình cảm trong gia đình, quan hệ vợ chồng (tình dục và tình cảm), con
cái, mức độ tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, tôn trọng, yêu thương nhau; 7)
Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp; 8) Khơng gian vui chơi giải trí văn hóa văn nghệ,
sinh thái, du lịch, mơi trường sống như khơng khí, ánh sáng, mâ thanh; 9) Thể
chế, mơi trường xã hội và năng lực thực hiện tự do cá nhân, thực hiện quyền
bình đẳng, quyền dân chủ (quyền thông tin, phát biểu ý kiến, sự tôn trọng khác
biệt) trong gia đình, cộng đồng; 10) Đảm bảo an tồn thân thể và an ninh trong
cuộc sống; 11) Văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý tưởng, nhu cầu,
tính tự chủ, ý chí vươn lên, kỷ năng sống,.).
Nhưng những nhân tố và cuộc sống nói trên trong hồn cảnh xã hội và gia
đình ở mức thịnh trị, bình thường khác với khi khó khăn bất trắc, khủng hoảng,
như sự suy thối kinh tế tồn cầu và của nền kinh tế nước nhà hiện nay. Hơn
nữa ở một nước đã phát triển cao lại khác với một nước đang phát triển, hoặc
một nước mà xã hội đang ổn định về thể chế; và một nước đang chuyển đổi, cải
cách thì các nhân tố ấy cùng cuộc sống của người dân cũng khác nhau nhiều.
Nước ta nói chung và TPHCM nói riêng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về
kinh tế xã hội, gây nên những xáo trộn trong cuộc sống và bức xúc trong tâm lý
5
/>
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
của nhân dân, mặc dù nhà nước ta và các tầng lớp nhân dân đã và đang nổ lực
vượt qua…
III. MỘT SỐ MẶT CỦA CUỘC SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG XUỐNG CẤP NHIỀU NHẤT VÀ CƯ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG
NHẤT
Sau đây là một số tình hình qua phản ánh của báo chí.
1) Về việc làm và thu nhập: Từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế và suy thái tồn cầu cũng như những khó khăn trong nước, ở nước
ta vấn đề thiếu việc làm và thu nhập sút giảm đã mang tính cấp bách. Theo Chủ
tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng nhận định, tình hình cuối năm 2008 và
những tháng đầu năm 2009, do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế thế giới
và những yếu kém nội tại, hàng ngàn doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp
sản xuất, thậm chí phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, làm hàng chục ngàn lao
động bị mất việc làm. Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải về nước
trước hạn trên 7.000 người; trong khi lao động người nước ngồi tại Việt Nam
có chiều hướng gia tăng với số lượng trên 50.000 người; xu hướng mất việc làm
của công nhân lao động năm 2009 còn diễn biến phức tạp. Việc làm, thu nhập,
đời sống của công nhân viên chức - lao động vẫn là những vấn đề bức xúc. Từ
đầu năm 2009 đến nay đã xuất hiện một số DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ bỏ
trốn, để lại những khoản nợ lớn, trong đó có tiền lương, BHXH, trợ cấp cho
người lao động. Hàng vạn người lao động phải nghỉ chờ việc hưởng 70% lương
cơ bản, thậm chí có doanh nghiệp cho tạm ứng không quá 20% tiền lương mỗi
tháng, thu nhập không đủ khả năng chi trả cho những sinh hoạt tối thiểu hàng
ngày như thuê nhà, xăng xe đi lại… Tình trạng nợ đọng, chây ỳ, trốn đóng
BHXH, BHYT cho người lao động của các công ty, DN đang Có chiều hướng
gia tăng, tập trung chủ yếu ở các DN ngoài Nhà nước6. Số thanh niên thất
nghiệp năm 2008 là 4,2% thì năm 2010 là 5, 2%. Ở các KCN,KCX ở Hà Nội và
TPHCM, hiện chỉ có 29% duy trì được việc làm như cũ, cịn lại bị cắt giảm
hoặc thiếu việc làm, hoặc nhận lương không đúng kỳ....7
Theo ông Bùi Sĩ Lợi khó khăn kinh tế hiện nay (2012-2013) đang khiến
người lao động chịu nhiều sức ép về việc làm, thu nhập, đời sống. Chỉ tính riêng
chín tháng đầu năm đã có khoảng 40.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt
động, kèm theo đó là khoảng 400.000 lao động mất việc làm. Nhìn vào bức
tranh đình cơng, tranh chấp lao động giảm nhiều trong thời gian qua không hẳn
nhờ vào những giải pháp tích cực, mà đơn giản là do doanh nghiệp đình đốn quá
6
/>7
/>
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
nên người lao động khơng muốn đình cơng, nếu đình cơng thì nguy cơ mất việc
làm càng lớn hơn. Số lượng người mất việc làm nhiều như vậy nhưng chưa tạo
nên sức ép quá lớn lên xã hội, nhờ có một tỉ lệ đáng kể người mất việc về quê
nương náu. Chính khu vực nơng thơn đang là "bà đỡ" giải quyết vấn nạn thất
nghiệp cho các khu vực khác, mất việc trong cơng nghiệp, đơ thị thì quay về
nơng thơn và phần nào đó ổn định được cuộc sống. Vấn đề đặt ra là tác động
của Nhà nước cho đào tạo nghề khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra.
Mặc dù "đẻ" ra rất nhiều trường cao đẳng, trung tâm, cơ sở dạy nghề,
nhưng thực chất quy mô đào tạo với số lượng, chất lượng đào tạo khu vực nơng
nghiệp, nơng thơn thì khơng tương xứng. Đó là chưa kể đến việc chương trình
đào tạo cho lao động khu vực nông thôn, với mục tiêu phấn đấu mỗi năm 1 triệu
lao động, lại đang triển khai dàn trải, không tập trung, thiếu hiệu quả. Đã đến
lúc Nhà nước cần tổng kết chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn để
sớm khắc phục những bất cập lâu nay. Đây cũng là một trong những "chìa
khóa" để giải quyết vấn đề lao động, việc làm một cách bền vững nhất. Bên
cạnh đó, chúng ta cũng nên thay thế chỉ tiêu giải quyết việc làm hằng năm
(khoảng 1,6 triệu lao động), vì đó là con số hồn tồn khơng có căn cứ khoa học
và thực tế những năm gần đây cho thấy là con số ảo. Đây là số lượt việc làm
mới chứ không phải số người được giải quyết việc làm mới. Nên thay chỉ tiêu
tạo việc làm mới bằng chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp thì thiết thực hơn. Một vấn
đề khác đang ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người lao động, nhất là những người
làm cơng ăn lương, đó là Chính phủ nói rằng ngân sách năm 2013 gặp khó khăn
nên chưa cân đối được nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho năm 2013.
Việc này khơng những gây khó khăn thêm cho đời sống người lao động, mà còn
tạo nên sự dồn ép lên các năm sau trong lộ trình cải cách tiền lương. Đọc lại kết
luận Hội nghị trung ương 5 vừa qua về "một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm
xã hội, trợ cấp ưu đãi người có cơng và định hướng cải cách đến năm 2020"
thấy có nêu "Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, trong năm 2012
và 2013 tiếp tục thực hiện kết luận của Hội nghị trung ương 6 (khóa X), khẩn
trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm
sớm khắc phục các bất hợp lý trong chính sách tiền lương hiện hành như tiếp
tục điều chỉnh mức lương tối thiểu...". Chúng tơi cho rằng Chính phủ cần quyết
liệt đi đúng lộ trình hoặc ít nhất đi nửa lộ trình, tìm thời điểm thích hợp để điều
chỉnh tiền lương trong năm 2013. Về lương hưu, theo tính tốn, dự kiến đến
năm 2029 khả năng thanh toán quỹ bảo hiểm xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vì sao? Vì mức đóng thấp mà mức hưởng cao. Tuổi thọ bình quân người Việt
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Nam hiện nay là hơn 73 tuổi, cịn tuổi bình qn của người về hưu là hơn 53
tuổi. Trong khi thiết kế tiền lương hưu của ta chỉ có 14 năm, như vậy làm sao để
cân đối sáu năm còn lại? Lời giải có thể là nâng mức đóng bảo hiểm xã hội, kéo
dài thời gian làm việc của một số đối tượng phù hợp, ví dụ như cán bộ nữ có
trình độ chun mơn kỹ thuật cao... Đây là câu chuyện về lâu dài nhưng cần bắt
tay ngay từ bây giờ để tránh nguy cơ vỡ quỹ trong tương lai8.
2) Về bữa ăn của công nhân lao động và an tồn thực phẩm. Bữa ăn từng
gia đình người lao động và nhất là người nghèo, công nhân lao động đã xuống
thấp và khơng an tồn. Qua khảo sát mới đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia
cho thấy, khẩu phần ăn hay bữa ăn của công nhân không chỉ thiếu chất, không
đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể người lao động phục hồi năng lượng làm
việc, mà còn tồn dư khơng ít loại hóa chất độc hại và nguy hiểm.1) PGS-TS Lê
Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, qua khảo sát tại một số
nhà máy, khu cơng nghiệp thì khẩu phần ăn cả ngày của cơng nhân chỉ đáp ứng
khoảng 90% nhu cầu dinh dưỡng cho lao động nam, đạt 70% so với nhu cầu
năng lượng cần thiết của lao động nữ. Bữa ăn công nhân không chỉ nghèo về giá
trị dinh dưỡng mà chất lượng cũng khá thấp. Trong thành phần bữa ăn chỉ có
12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% đến từ các chất bột đường như gạo,
khoai... 2) Đặc biệt, việc sử dụng khơng ít thực phẩm khơng rõ nguồn gốc, chưa
qua chế biến, cịn nhiều dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cũng là một vấn đề
đáng báo động. Kết quả test nhanh nguồn thực phẩm đầu vào của Viện Dinh
dưỡng quốc gia cho thấy, có đến 20%-25% thực phẩm tồn dư lượng chất bảo
quản thực phẩm, hàn the gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Theo
đánh giá của Cục An tồn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), tình hình ngộ độc thực
phẩm ở các khu cơng nghiệp, khu chế xuất diễn biến phức tạp, vượt tầm kiểm
soát và tiếp tục có chiều hướng gia tăng khiến người lao động lo lắng. Thống kê
của cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2011, trên toàn quốc đã
xảy ra gần 100 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, khu
chế xuất, làm gần 8.500 người mắc với gần 6.600 công nhân phải nhập viện
điều trị vì ngộ độc thực phẩm. Cịn chỉ riêng trong quý 3-2012, cả nước đã xảy
ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.300 người mắc bệnh, hơn 2.200 người
phải đi viện và 15 người chết. Trong đó, có 16 vụ ngộ độc lớn trên 30 người chủ
yếu xảy ra tại các bếp ăn tập thể 9.
3) Về đi lại, y tế, giáo dục: Đây là lĩnh vực mà đại đa số người lao động
cũng có nhiều khó khăn nhất. Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao
đẳng cũng diễn ra ngày 14.2 tại Hà Nội, Bộ GD ĐT thừa nhận thiếu sót về chất
lượng giáo dục. Chuyện này cũng cũ như quá tải bệnh viện và bao năm qua
8
Bùi Sĩ Lợi (phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hộicủa QH), Võ Văn Thành ghi, />
9
/>
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
không cải thiện được. Trường đại học Việt Nam đua nhau mọc lên như nấm sau
mưa, địa phương nào cũng vài trường mới, tuyển sinh không cần chất lượng đầu
vào, đào tạo không cần chất lượng đầu ra. Đến thời buổi này mà cịn giảng dạy
những giáo trình lỗi thời, lạc hậu, nói khơng ai tin….Vì q mất niềm tin vào
chất lượng y tế, giáo dục của nước mình, nên ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm
ra nưước ngồi điều trị, nhiều gia đình tích góp cho con du học. Ngoại tệ đổ ra
cho việc đi mua “chất lượng sống” ở nước ngồi mỗi năm lên đến vài tỉ USD.
Nước mình nghèo lại càng nghèo hơn là vì vậy. Cịn nữa, chất lượng sống là gì
khi cả nhà khổ sở vật lộn với nạn kẹt xe, tắc đường. Trẻ con, người lớn nháo
nhào vì thay đổi giờ học, giờ làm. Chất lượng sống ở đâu khi môi trường ô
nhiễm nghiêm trọng, thực phẩm mất an toàn vệ sinh và tai nạn giao thơng rình
rập người dân người trên từng mét đường?10.
Về chữa bệnh: Tại hội thảo về vấn đề quá tải bệnh viện ở TPHCM ngày
14.2. 2012 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt vấn đề rằng,
giải pháp nào để các bệnh viện thoát cảnh 2- 3 bệnh nhân nằm chung giường?
Một câu hỏi quá cũ nhưng đến nay chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, nói 2 - 3 bệnh
nhân chung giường là cịn “biên tập” bớt đi vài “nhân vật”. Ở nước mình, 4 -5
bệnh nhân một giường cũng không phải chuyện lạ.Và cho dù “biên chế” quá
đông người trên một giường nên bệnh nhân phải nằm hành lang nhưng cũng
phải đóng tiền giường11
Với giá cả tăng lên vùn vụt thì những người làm cơng ăn lương, nhất là
những người có vị thế bình thường thì cuộc sống rất sa sút. Chẳng hạn, chín
năm qua, lương của giáo viên đã tăng cơ học gấp 4 lần nhưng thu nhập thực tế
lại không tăng, nếu khơng muốn nói chi tiêu cịn khó hơn trước. 9 năm trước,
giá xăng chỉ hơn 4.000 đồng/lít, bây giờ đã 23.000 đồng (tức gần 6 lần), mà
xăng tăng một thì có nghĩa giá cả tăng bằng một, cộng với giá tâm lý “té giá
theo xăng”12.
4) Về quan hệ gia đình. Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, mặt
trái kinh tế truyền thống, mặt trái thể chế kinh tế xã hội hiện hành và năng lực
làm chủ bản thân, làm chủ giá đình, nên một bộ phận gia đình, cá nhân đã đã có
nhiều ảnh hưởng xấu và suy thối, như nạn bạo lực gia đình, nạn ly hôn, nghiện
ngập gia tăng ảnh hưởng xấu dến chất lượng cuộc sống gia đình (vợ chồng, con
cái, anh em, họ hàng và cả cộng đồng), Chẳng hạn, về ly hôn: Theo thống kê
của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hơn, tăng
hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly
hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hơn trong
giới trẻ đang ở mức báo động. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm
Tư vấn gia đình và ly hơn FDC, thuộc Hội Kế hoạch hố gia đình Việt Nam
chia sẻ: “Nhiều thơng tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP HCM đang
10
/> />12
/>11
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
gia tăng là sự thật. Theo cơng trình nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa,
trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở thành
phố là 31,4%. Con số này cho thấy, gần 3 đơi kết hơn thì có một đơi ly hơn. Ly
hơn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là
hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm
kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy
rất rõ…”13.
Cịn về việc bn bán và nghiện ma túy. Theo báo cáo của Cơ quan cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.HCM (ngày 27-9-2012 ) cho thấy
số lượng vụ án ma túy bị phát hiện, khởi tố từ đầu năm đến nay tăng cao, có sự
chuyển hướng tội phạm ma túy từ bn bán heroin sang các loại ma túy tổng
hợp với nhiều phương thức sản xuất, sử dụng tinh vi hơn. Nhiều vụ án mua bán,
vận chuyển ma túy bằng đường hàng không có liên quan đến các đối tượng
người nước ngồi cấu kết với các đối tượng trong nước đã bị phát hiện… Hiện
TPHCM đang quản lý hơn 11.000 người nghiện ma túy tại các trung tâm, trung
bình mỗi năm có 3.000 người ra trại thì cũng khoảng 3.000 người vào lại. Nếu
giảm được “cầu” sử dụng ma túy thì cũng có thể giảm được “cung”, tức giảm
các tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy14. Ngay cả khi người nghiện ma túy
có giảm, nhưng tình hình nghiện ngập vẫn phức tạp. Theo báo cáo của Ủy ban
quốc gia phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm (ngày 7-1-2011 tại Hà
Nội), từ năm 2007 tới nay, số người nghiện ma túy có chiều hướng giảm (cả
nước cịn khoảng 146.000 người sử dụng ma túy), chủ yếu là người không nghề
nghiệp, văn hóa thấp. Tình hình bn bán, nghiện ma túy ở nước ta vẫn rất phức
tạp. Đáng lo ngại số người nghiện có chiều hướng trẻ hóa: nếu như năm 2001,
người nghiện ma túy dưới 30 tuổi chiếm 57,7% nay đã tăng lên hơn 68%.
Người nghiện ma túy bằng đường tiêm chích cũng gia tăng từ 46,4% lên 85%
làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV. Hơn nữa, thời gian gần đây đã xuất hiện một
số loại ma túy mới như ma túy tổng hợp dạng tinh thể chưa có trong danh mục
các chất ma túy tổng hợp ở Việt Nam, gây khó khăn cho lực lượng chức năng
trong việc phát hiện và phòng chống15.
Chúng ta cũng biết, bạo hành gia đình gây ra những hậu quả xấu về sức
khoẻ như: gây thương tật, tàn tật vĩnh viễn; đặc biệt bạo hành gia đình gây ảnh
hưởng nặng nề tới sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ như: các bệnh viêm
nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, nạo thai khơng an tồn,
các biến chứng do nạo thai, xảy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân…Ngoài ảnh hưởng về
thể chất, bạo hành gia đình cịn gây ra nhiều hậu quả xấu về sức khoẻ tâm thần
cho người phụ nữ như: stress sau chấn thương, trầm cảm, lo lắng, rối
13
/> />15
/>14
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
loạn/hoảng loạn, mất trí nhớ…, và bạo hành gia đình dù với bất kỳ hình thức
nào cũng đều là nỗi đe doạ ghê gớm đối với xúc cảm của người phụ nữ. Mức độ
tác động và phạm vi ảnh hưởng của bạo lực gia đình lớn hơn tất cả các nguyên
nhân tạo ra các tổn thương khác đối với phụ nữ. 28% phụ nữ bị ngược đãi đã
từng tới phòng cấp cứu tại một thành phố lớn yêu cầu được nhập viện vì các tổn
thương, và 13% đề nghị điều trị y khoa nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là tình
trạng bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, “song hành” cùng xã hội văn
minh hiện đại. Trẻ em làm nhân chứng hoặc là nạn nhân của bạo lực sẽ có thể đi
đến niềm tin rằng, bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa
con người với nhau. Các cậu bé trai học hỏi rằng, phụ nữ khơng có giá trị hoặc
đáng tơn trọng gì, và chúng thấy bạo lực hướng trực tiếp vào phụ nữ thì càng dễ
lạm dụng phụ nữ khi lớn lên. Các bé gái làm nhân chứng bạo lực gia đình ở
trong chính nhà mình thì về sau dễ trở thành nạn nhân của chồng. Theo thống kê
của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em thì có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm
dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức, phần lớn tình trạng này do người chồng
gây ra. Cịn theo thống kê của Tồ án nhân dân tối cao thì trung bình một năm
trên cả nước có 8000 vụ ly hôn mà nguyên nhân là do bạo lực gia đình. Theo bà
Trương Thị Mai – Chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thì để
chống lại nạn bạo hành gia đình cần sự lên tiếng của nạn nhân. Nạn nhân phải
dũng cảm tố cáo kẻ vũ phu với chính quyền, đồn thể. Lâu nay chúng ta điều
chỉnh vấn đề này bằng đạo đức xã hội, dư luận xã hội. Song có những điều mà
đạo đức, dư luận xã hội không thể điều chỉnh được cần phải có sự can thiệp của
luật pháp… Xưa nay, người phụ nữ Việt Nam vẫn quen thói chịu đựng, quen lệ
thuộc, truyền thống văn hố Việt Nam là “đóng cửa bảo nhau”, tuy nhiên có
những việc khơng giải quyết được trong nội bộ gia đình thì cần phải cơng bố
cho cả cộng đồng biết để giúp sức giải quyết. Như vậy người phụ nữ cũng cần
thay đổi nhận thức của mình, đừng e dè, sợ sệt mà dũng cảm tố cáo những hành
động vũ phu của chồng để các cơ quan bảo vệ giúp đỡ mình. Hiện ngày càng có
nhiều vụ bạo hành gia đình được giải quyết trước tịa. Các trung tâm tư vấn gia
đình thống kê rằng trong các vụ bạo hành, 20% phụ nữ bị chồng đánh đập và
đốt xăng, 21% bị chồng tạt axít. Bạo hành, ngồi tổn hại về thể xác, cịn làm
ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý. Người bị bạo hành ln lo âu bồn chồn, sợ
sệt. Có nhiều trường hợp người vợ do chịu đựng quá sức đã phát bệnh tâm
thần16.
IV. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SỐNG
TRONG BỐI CẢNH KHÓ KHĂN
16
Xem bài “Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thu tại Hội thảo “Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà
trường hiện nay – thực trạng và giải pháp” – do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
với Trung tâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại TPHCM)
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Dân gian có câu nói là “cái khó bó cái khơn”, nhưng cũng có câu là “cái
khó ló cái khơn”. Trong khó khăn, thách thức, hoặc là kêu ca, chùn bước, hoặc
là tìm cách vượt lên. Vậy, khắc phục khó khăn, vượt lên bằng cách nào? Có thể
là sống tiết kiệm hơn. Nhưng tiết kiệm không phải đơn giảm là bớt đi mà là thay
đổi phương thức của nó. Đó mới là tết kiệm bền vững, cơ sở cho việc nâng cao
dần cuộc sống bền vững.
Về mặt vĩ mô, mới đây nhân kỳ họp thứ tư QH khóa XIII, theo Báo cáo
của UBNTW Mặt trạn TQVN, cử tri và nhân dân phản ánh, lo ngại về tình hình
sản xuất, kinh doanh hiện nay gặp nhiều khó khăn, thách thức, sức mua giảm
sút, hàng hóa tồn kho lớn… Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nhiệp nhỏ
và vừa khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng; hàng ngàn doanh nghiệp, nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải giải thể, bị phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp
sản xuất. Tình hình nợ xấu của ngân hàng hiện nay, trong đó có phần nợ xấu
thuộc về các doanh nhiệp nhà nước đang tiềm ẩn nguy cơ không chỉ đối với hệ
thống ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế của đất nước. Cử tri
và nhân dân cho rằng, các tập đồn kinh tế nhà nước, tổng cơng ty nhà nước
được đầu tư lớn về vốn, đất đai, nguồn lực và nhiều ưu đãi khác nhưng kết quả
hoạt động chưa tương xứng. Nhiều tập đoàn đầu tư ngoài ngành, hiệu quả thấp,
lâm vào tình trạng khó khăn, khó thu hồi vốn, thậm chí có tập đồn, tổng cơng
ty làm ăn thua lỗ để lại nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng như: Vinashin,
Vinalines… Tình trạng đầu tư cơng dàn trải, hiệu quả thấp; việc cắt giảm đầu tư
công một cách bình qn ở một số nơi dẫn tới nhiều cơng trình bỏ dở, nhất là
các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông, xây dựng, các dự án khu cơng
nghiệp, khu đơ thị… gây lãng phí chưa từng có. Tình trạng chất lượng của một
số cơng trình xây dựng kém, trong đó có một số cơng trình thủy điện, hồ đập
chứa nước không đảm bảo… gây lo lắng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của
nhân dân.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo và
sớm có những giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng trên. Hiện nay, đời sống của
nhân dân, nhất là người lao động, người hưởng chính sách, đồng bào ở vùng
sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao;
nhiều người lao động mất việc làm; công nhân lao động trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước, nhất là trong một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có
mức lương thấp không đủ tái tạo sức lao động, thiếu chỗ ở, nơi sinh hoạt văn
hóa… Tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn
ra tràn lan ở nhiều nơi; bệnh viện và trường học chưa đáp ứng được nhu cầu
chữa bệnh và học tập của nhân dân… Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội,
Chính phủ có các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để giải quyết những tình trạng
trên nhằm phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo đời sống nhân dân, nhất là
công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp17. Ở TPHCM thì những vấn
17
/>
Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
đề tương tự cũng đặt cần giải quyết, như nạn tắc đường, ngập úng do triều
cường, ô nhiễm môi trường nước, khơng khi; lãng phí, tham nhũng; việc làm,
thu nhập, nghiện ma túy…với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt… mà gần
đây cử tri cũng đã đặt thẳng thắn với Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố.
Vấn đề là Chính phủ và các cấp cần thật sự lắng nghe và cương quyết sữa
chữa khuyết điễm chủ quan, tránh tình trạng bình thản trước yếu kém và khó
khăn hiện nay. Chúng ta cần suy ngẫm về lời phát biểu của ĐBQH (Phó Chủ
nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, tại kỳ họp thư 4, khóa XIII) khi thảo
luận về tình hình kinh tế và đời sống nhân dân hiện nay, như sau: “Tôi băn
khoăn chúng ta thảo luận, huy động trí tuệ của ĐBQH, cùng với Chính phủ cơ
quan hữu quan góp sức, hiến kế, tìm ra ngun nhân, giải pháp, xong cứ như
vào khơng khí vậy, chả ai lắng nghe, chả ai muốn sửa chữa cả. Điều này tôi thấy
bức xúc, phải chăng ĐBQH quá bé nên chả ai buồn nghe? Nguyên nhân, yếu
kém, tồn tại ngày hôm nay, chúng ta nói quá nhiều nguyên nhân khách quan
nhưng chưa phân tích ngun nhân chủ quan. Thứ 1, trình độ năng lực của đội
ngũ cán bộ kém trên nhiều phương diện từ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát,
thực hiện. Phải có giải pháp ngay về nguồn lực, con người. Thứ 2, phẩm chất,
đạo đức suy thoái xuống cấp. Thứ 3, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong cả tổ
chức hoạch định và thực hiện chính sách. Thứ 4, nạn chạy chức chạy quyền
không chỉ làm phá nát đất nước, mà cịn làm cho người có nhân cách, năng lực
quá mệt mỏi. Rồi bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, trách nhiệm khơng rõ trong
cơng vụ.”18
Trên bình diện gia đình, và cá nhân, việc đảm bảo chất lượng cuọc sống
trong phạm vi có thể với hồn cảnh khó khăn, suy thối kinh tế hiện nay, khơng
những tiết kiệm tiêu dùng những nhu cầu chưa thật cần thiết, không mua sắm
phương tiện đắt tiền, mà quan trọng nữa là tìm kiếm thêm việc làm, thay đổi
cách thức tiêu dùng, tìm cách thức, phương tiện tiết kiệm năng lượng. Mặt khác,
quan tâm hơn bản thân, con cái, các thành viên trong giá đình. Chú ý nhu cầu
tinh thần, tạo mơi trường sống thân thiện, phòng tránh ma túy, bạo lực. Ý chí,
nghị lực, tính chủ động sáng tạo, năng lực vượt lên hoàn cảnh, nghịch cảnh của
các cấp và cua cá nhân, cộng đồng là có ý nghĩa quyết định.
Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch điều tra xã hội học về cuộc sống của
một số cư dân, nhóm yếu thế và lĩnh vực nổi cộm ở TPHCM để các cấp chính
quyền thành phố tiếp tục có quyết sách, giải pháp thích hợp nhằm ổn định, nâng
dân đời sống vật chất, tinh thần của họ (như một số sáng kiến đã có), tránh thả
nổi, khốn trắng, hoặc thiếu quan tâm thật sự để họ tự lo là hết sức khó khăn.
18
/>