Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

boi duong thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.54 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD&ĐT Huyện ĐăkrLấp Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nhân cơ, ngày 2 tháng 8 năm 2014. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN NĂM HỌC 2014 – 2015 A. KẾ HOẠCH CHUNG I. THÔNG TIN CÁ NHÂN. 1. Họ và tên: Đặng Vũ Thao. Giới tính: Nam. 2. Ngày tháng năm sinh:1/1/1985. Năm vào ngành giáo dục: 26/1/2007. 3. Trình độ học vấn: 12/12 4. Trình độ chuyên môn: CĐSP Tin 5. Chức vụ: Giáo viên 6. Nhiệm vụ được phân công: - Giảng dạy : Tin 6,7,8,9. - kiêm nhiệm: Phổ cập GD, bí thư đoàn trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH. Căn cứ vào thông tư số 31/2011TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT “Về ban hành chương trình BDTX cho giáo viên THCS”; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên”; Căn cứ vào kế hoạch của Sở GD& ĐT tỉnh ĐăkNông “Về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014 – 2015”. Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD & ĐT Huyện ĐăkrLấp “Về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THCS năm học 2014 – 2015”. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể năm học 2014 – 2015; Căn cứ vào kế hoạch BDTX của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tổ Hóa - Sinh - Địa - Nhạc - Mỹ thuật năm học 2014 – 2015. Cá nhân tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014 2015. Cụ thể như sau: B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp uỷ chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm của ngành giáo dục, các ban ngành đoàn thể về cơ sở vật chất cho nhà trường, bên cạnh đó BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho cán bộ giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nhìn chung các em học sinh ở các khối lớp phần lớn đều có ý thức học tập, có tư tưởng đạo đức tốt . Bản thân tôi qua các năm công tác đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy bộ môn. 2. Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi trên còn nhiều khó khăn như: vấn đề xã hội hoá giáo dục ở địa phương còn yếu, bên cạnh đó nhà trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu phòng học bộ môn, đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu thốn.Trong quá trình giảng dạy bộ môn việc thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên về chuyên môn nhiều khi còn thiếu sót, bên cạnh đó trong quá trình công tác bản thân tôi cũng chưa thực sự phát huy được năng lực một phần là do chưa được tập huấn kịp thời. - Nhiều phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con, một số kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình, một bộ phận học sinh còn chưa có mục tiêu học tập rõ ràng, đạo đức kém, chưa có ý thức trong học tập. C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. I. Mục đích bồi dưỡng thường xuyên: - Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. II. Nội dung bồi dưỡng: II.1/ Khối kiến thức bắt buộc: 1. Nội dung bồi dưỡng 1:Bồi dưỡng yêu cầu nhiệm vụ năm học( 30 tiết) Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm học 2014-2015 bản thân tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng với các nội dung sau: - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Làm công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân": (10 tiết) - Tiếp tục học tập các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học tích cực - Chuyên đề chuẩn kiến thức kỹ năng, chuyên đề giảm tải. (5tiết) - Học tập chính trị theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT năm học 2014 - 2015. (15 tiết) 2.Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện : (30 tiết) Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm học 2014-2015 bản thân tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng với các nội dung sau: - Đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học ở trường Trung học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (5 tiết) - Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (10 tiết) - Tăng cường về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy học.(10 tiết) - Phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. (5 tiết) II.2/ Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3:Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (60 tiết) Căn cứ chương trình BDTX của bậc học, cấp học (ban hành kèm theo các Thông tư số 30, 31, 32, 33 ngày 08/8/2011 và Thông tư số 36 /2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ GD&ĐT) và căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, tôi chọn 4 mô đun sau để bồi dưỡng trong năm học : 1. Mô đun 35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS (15 tiết) 2. Mô đun 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS (15 tiết). 3. Mô đun 25: Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS (15 tiết) 4. Mô đun 26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS (15 tiết). Xây dựng theo khung sau: Nội dung 1. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục (30 tiết) Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng. Mã mô đun THCS. 35. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Tên và nội dung mô đun. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS 1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục. Mục tiêu bồi dưỡng. Thời Thời gian học gian tập trung (tiết) tự học Lý Thực (tiết) thuyết hành. Có kĩ năng tổ 15 chức giáo dục kỹ năng sống qua các môn học và hoạt động giáo dục. 0. 0.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng. Mã mô đun. Tên và nội dung mô đun. Mục tiêu bồi dưỡng. Thời Thời gian học gian tập trung (tiết) tự học Lý Thực (tiết) thuyết hành. Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS Có kĩ năng tổ 1. Quan niệm về giá trị sống và chức giáo phân loại giá trị sống dục giá trị 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục sống cho học THCS giá trị sống cho học sinh trong sinh qua các 10 36 môn học và giáo dục phổ thông động 3. Nội dung giáo dục giá trị sống hoạt giáo dục cho học sinh 4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục Nội dung 2: Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học (30 tiết) Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng. Mã mô đun. Tên và nội dung mô đun. Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS 1. Vai trò của tổng kết kinh THCS nghiệm và SKKN trong dạy học, 25 giáo dục Tăng 2. Xác định đề tài, nội dung và cường phương pháp viết SKKN năng lực nghiên 3. Thực hiện viết SKKN cứu khoa Nghiên cứu khoa học sư phạm học ứng dụng trong trường THCS 1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư THCS phạm ứng dụng 26 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Mục tiêu bồi dưỡng. 2. 3. Thời Thời gian học tập trung gian (tiết) tự học Lý Thực (tiết) thuyết hành. Viết được một sáng kiến kinh 10 nghiệm trong dạy học, giáo dục. Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng 10 dụng.. 2. 3. 2. 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Thời lượng BDTX: Mỗi năm học là 120 tiết (nội dung 1: 30 tiết, nội dung 2: 30 tiết, nội dung 3: 60 tiết). IV. Hình thức BDTX: + Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung và chương trình BDTX theo đúng quy định của bộ GD - ĐT . + Lập kế hoạch BDTX cho cá nhân theo kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời tự học nghiêm túc để nâng cao trình độ . + Hình thức học tập BDTX chủ yếu là việc tự học tự bồi dưỡng. + Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức + Kết hợp bồi dưỡng trong hè với tự bồi dưỡng trong năm học . + Bồi dưỡng theo kế hoạch của cụm chuyên môn. + Bồi dưỡng thông qua kiểm tra đánh giá chất lượng của người học. + Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. + Sử dụng các hình thức hỗ trợ: xem hướng dẫn, nghe đài, báo, tivi, khai thác Internet. + Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). + Thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận. + Thông qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá của BGH nhà trường. V. Tài liệu: 1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 3. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án. 5. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. VI. Biện pháp thực hiện BDTX: - Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. - Tham gia đầy đủ các chuyên đề các buổi dạy thể nghiệm do trường, cụm hay Phòng tổ chức. - Tích cực tham gia Hội giảng, thao giảng; dự giờ đồng nghiệp; qua tự làm ĐDDH phục vụ giảng dạy, dự thi các cấp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp, ưu tiên hàng đầu dự giờ đúng chuyên môn đào tạo. - Đăng ký các môđun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập. - Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi môđun thực hiện. - Mỗi nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX năm học là 120 tiết. VII. Thời gian thực hiện và kế hoạch cụ thể hàng tháng: Thời gian. Tháng 8+9. Nội dung công việc 1. Kế hoạch: - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tiếp tục học tập các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học tích cực - Chuyên đề chuẩn kiến thức kỹ năng, chuyên đề giảm tải. - Học tập chính trị theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT năm học 2014 - 2015. 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Học tập trung, tự học 1. Kế hoạch: - Đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học ở trường Trung học.. - Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng Tháng 10 lực học sinh. - Tăng cường về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy học - Phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.. Tháng 11+12. Tháng 1. 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Tự học: 25 tiêt; học tập trung:2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành 1. Kế hoạch: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS 1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Tự học: 15 tiêt 1. Kế hoạch:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tháng 2+3. Tháng 4+5. Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS 1. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông 3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh 4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Tự học: 10 tiêt; học tập trung:2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành 1. Kế hoạch: Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS 1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN 3. Thực hiện viết SKKN 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Tự học: 10 tiêt; học tập trung:2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành 1.Kế hoạch: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS 1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2. Biện pháp thực hiện cụ thể: -Tự học: 10 tiêt; học tập trung:2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành. VIII. Hồ sơ: Cá nhân: - Sổ học tập BDTX; - Kế hoạch cá nhân; Các văn bản chỉ đạo - Tài liệu theo từng nội dung quy định; - Giấy chứng nhận kết quả BDTX (nội dung đã hoàn thành). TỔ CHUYÊN MÔN Nhân Cơ, ngày 2 tháng 08 năm 2014 Người lập kế hoạch Tạ Thị Thanh Thảo PHÊ DUYỆT CỦA BGH.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×