Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CHỦ đề 1 văn 7 (2021 2022)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.96 KB, 17 trang )

Ngày soạn: 12/09/2021

Ngày dạy: ................................./09/2021 - Lớp 7...
Ngày dạy: ................................../09/2021 - Lớp 7...

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(Tiết 9,10,11,12,13,14,15)
Bước 1: Vấn đề cần giải quyết
- Lí do: Đảm bảo tính tích hợp các nội dung về văn bản nhật dụng và tính
kiên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản
- Giúp HS đọc hiểu ba văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi;
Cuộc chai tay của những con búp bê.
Bước 2: Xác định chủ đề
Tên chủ đề: Văn bản nhật dụng (7 tiết)
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Liên kết trong văn bản.
- Bố cục trong văn bản.
- Mạch lạc trong văn bản.
Bước 3. Xác định mục tiêu
Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:
* Đọc: biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng, cụ thể:
- Hiểu được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của các văn bản “Cổng
trường mở ra, Mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê”, giải thích được ý
nghĩa nhan đề văn bản, cảm nhận và hiểu được những tình cảm sâu sắc của cha
mẹ đối với con cái, tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn
bản nhật dụng.
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và
phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, …) dùng để biểu đạt thông tin trong VB


- Nhận biết được bố cục của VB, đặc điểm về liên kết, mạch lạc trong VB.
* Viết: Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các
đoạn văn, bài văn có bố cục rõ ràng có tính liên kết chặt chẽ và mạch lạc trong
làm văn.
* Nói – Nghe
- Trình bày miệng bố cục các văn bản biểu cảm đã học có sử dụng các sơ
đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được
những hạn chế (nếu có) của bài liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản.


Bước 4: Bảng mô tả
Nội dung
Nhận biết

1. Cổng
trường mở
ra.

2. Mẹ tôi

3. Cuộc chia
tay của
những con
búp bê

4. Liên kết
trong văn
bản.
5. Bố cục


Thông hiểu

- HS nhận
biết, được
xuất xứ của
văn bản, bố
cục và vấn đề
chính được đề
cập trong văn
bản

- Phân tích một
số chi tiết tiêu
biểu diễn tả tâm
trạng của người
mẹ trong đêm
chuẩn bị cho
ngày khai
trường đầu tiên
của con.
- HS nhận
Hiểu một văn
biết, nhớ được bản viết dưới
tên tác giả và hình thức một
xuất xứ, bố
bức thư.
cục của văn
- Phân tích một
bản

số chi tiết liên
qua đến hình
ảnh người cha
(tác giả của bức
thư ) và người
mẹ nhắc đến
trong bức thư
HS nhận biết, Học sinh hiểu
nhớ được tên được hồn cảnh
tác giả và
éo le, tình cảm
hồn cảnh ra
anh em ruột thịt
đời, bố cục
thắm thiết sâu
của các tác
nặng và nỗi đau
phẩm.
khổ của những
- Kể và tóm
đứa trẻ khơng
tắt truyện.
may rơi vào h/c
bố mẹ li dị.
Phân tích tính
- Nhận biết
liên kết của
tính liên kết
một VB cụ thể
của văn bản

- Nhận biết,

Phân tích bố

Vận dụng
Vận dụng
Vận dụng
thấp
cao
Viết đoạn nêu
suy nghĩ, cảm
nhận của em
về nhân vật,
sự việc trong
truyện

Viết được
một đoạn văn
nêu cảm nhận
về tình mẫu
tử.

- HS viết
được đoạn
văn ngắn về
tình cảm gia
đình.

- Vận dụng


Viết các đoạn
văn, bài văn
có tính liên
kết
- Xây dựng


trong văn
bản.

bố cục trong
văn bản.

6. Mạch lạc
trong văn
bản.

cục trong văn
bản.

kiến thức về
bố cục trong
việc đọc-hiểu
văn bản.

- Nhận biết
được mạch lạc
trong văn bản

Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập.

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu

1. Cổng
trường
mở ra.

2. Mẹ tôi

3. Cuộc
chia tay
của
những
con búp


- Nêu xuất xứ,
bố cục của văn
bản ?
- Vấn đề chính
được đề cập
trong văn bản là
gì ?
Nêu vài nét tiêu
biểu về tác giả
và xuất xứ và
bố cục của văn
bản ?
- Văn bản được

viết dưới hình
thức nào?
Nêu vài nét
tiêu biểu về tác
giả và hồn cảnh
ra đời của tác
phẩm? Tìm bố
cục của các tác
phẩm ?
- Nêu các sự
việc chính (kể và
tóm tắt truyện) ?

- Tìm một số chi
tiết tiêu biểu diễn tả
tâm trạng của người
mẹ trong đêm chuẩn
bị cho ngày khai
trường đầu tiên của
con ?
- Tìm và phân tích
một số chi tiết liên
qua đến hình ảnh
người cha ( tác giả
của bức thư ) và
người mẹ nhắc đến
trong bức thư ?
Hồn cảnh éo le,
tình cảm anh em
ruột thịt thắm thiết

sâu nặng và nỗi đau
khổ của những đứa
trẻ không may rơi
vào h/c bố mẹ li dị
biểu hiện ntn?

bố cục cho
một văn bản
nói(viết) cụ
thể
- Viết 1 đoạn
văn theo yêu
cầu đảm bảo
tính liên kết,
mạch lạc và
bố cục rõ
ràng

Vận dụng
Vận dụng
Vận dụng
thấp
cao
Viết đoạn nêu
suy nghĩ, cảm
nhận của em
về nhân vật,
sự việc trong
truyện ?
Viết một

đoạn văn nêu
cảm nhận về
tình mẫu tử ?

- Viết đoạn
văn ngắn về
tình cảm gia
đình?


4. Liên
kết trong
văn bản.
5. Bố cục
trong văn
bản.

6. Mạch
lạc trong
văn bản.

- Nhận biết tính
liên kết của văn
bản
- Nhận biết, bố
cục trong văn
bản.

- Nhận biết được
mạch lạc trong

văn bản

Phân tích tính liên
kết của một văn bản
cụ thể
Phân tích bố cục
trong văn bản.

Viết các đoạn
văn,bài văn có
tính liên kết
- Vận
dụng kiến
thức về bố
cục trong
việc đọchiểu VB

- Xây dựng bố
cục cho một
văn bản
nói(viết) cụ
thể
- Viết 1 đoạn
văn theo yêu
cầu đảm bảo
tính liên kết,
mạch lạc và
bố cục rõ ràng

Bước 6. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành:
Giáo viên nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở
Học sinh làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút.
Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số bức tranh: Bức tranh đó gợi cho em
liên tưởng tới những Vb nào? Những Vb đó được xếp vào kiểu Vb gì? Tại sao?
HS : Trình bày
GV dẫn vào bài mới:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Cách tiến hành:
? Em hãy nhắc lại khái niệm về văn bản nhật dụng?
- Là những văn bản đề cập đến những vấn đề có tính cập nhật và vấn đề
cơ bản của con người và cộng đồng.
- Không phải là khái niệm thể loại.
- Không chỉ kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của
nội dụng.
Nội dung 1: Đặc điểm của văn bản nhật dụng
HĐCN: Hãy kể tên 1 vài vb nhật dụng mà em đã học trong CT Ngữ văn
6 và cho biết văn bản nhật dụng là gì?
Nội dung
Đề cập đến những vấn đề có tính cập nhật và vấn đề gần gũi bức thiết
trong cuộc sống của con người và cộng đồng.


Hình thức
Ví dụ

Có thể được viết bằng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thể loại

khác nhau:
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Bút kí (tự sự, miêu tả, biểu
cảm); Động Phong Nha – (thuyết minh, miêu tả),; Bức thư của thủ
lĩnh da đỏ - Thư từ (thuyết minh, nghị luận và biểu cảm).

GVKL: văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng
không chỉ kiểu văn bản mà chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của
nội dung.
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra
I. Tìm hiểu chung (10’)
1. Vài nét về tác giả- tác phẩm
HĐCN: Hoàn thiện các thơng tin về tác giả, tác phẩm?
- TG Lí Lan
- VB: Đăng trên báo “Yêu trẻ”, số 166, thành phố HCM, ngày 01/9/2000.
2. Đọc, tìm bố cục
GV nêu y/c đọc: Giọng nhẹ nhàng, sâu lắng thể hiện tâm trạng của người
mẹ trong đêm trước khi con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
HS: Đọc, tìm hiểu chú thích 1 số từ khó.
GV: Nhận xét, sửa cách đọc cho HS
HĐCĐ: Nhớ lại khái niệm về VB nhật dụng đã học ở lớp 6, cho biết VB
Cổng trường...có được coi là VBND không? Xác định thể loại của VB?
- Thể loại: kí, văn bản nhật dụng
à Vì VB đề cập đến quyền trẻ em (được đi học, được gia đình, xã hội che
chở, đùm bọc)
GVMR: Giới thiệu nội dung văn bản nhật dụng được học ở lớp 7: là
những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, giáo dục.
- Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng
tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên
nhiên (nội dung trong truyện khơng hồn tồn giống hệt như trong thực tế); có
nhân vật, cốt truyện và lời kể.

- Kí: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống,
cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ
những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường
khơng có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi khơng có cả nhân vật.
HĐCĐ:Dựa vào trình tự mạch cảm xúc của người mẹ trong văn bản, em
hãy tìm bố cục của VB?


* Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu -> mẹ vừa bước vào: Tâm trạng của mẹ, con trong đêm trước
ngày khai trường.
- P2: Còn lại: vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tâm trạng của con và mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
HĐN: 1. Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của mẹ và
con khác nhau ntn?
2. Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của mẹ?
3. Nêu suy nghĩ về người mẹ?
HS: thảo luận, báo cáo kết quả
Đối tượng
Chi tiết miêu tả
Ý nghĩa
Con
+ Háo hức, vô tư, thanh thản, nhẹ vô tư, hồn nhiên…
nhàng đi vào giấc ngủ.
+ Khơng có mối bận tâm nào khác
ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho
kịp giờ.
Mẹ
thao thức, ko ngủ, suy nghĩ triền miên, Mẹ hết lòng yêu thương

nhớ lại kỉ niệm xưa.
con, luôn quan tâm, chăm
+ chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, sóc chu đáo nhất
cặp sách mới...
+ đắp mền, bng mùng, ém góc cho
con...
+ Ngắm nhìn con ngủ
HĐCN: Theo em, lí do nào khiến mẹ khơng ngủ được?
=> Người mẹ khơng ngủ được là vì mẹ nhớ lại kí ức năm xưa, khi mẹ
vào lớp 1, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên khắc sâu vào lòng con cái
ấn tượng đẹp đẽ ngày đầu vào lớp 1.
HĐCN: Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con
khơng? Người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ khơng trực tiếp nói với con hoặc với ai cả, người mẹ nhìn con
ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang ơn
lại kỷ niệm của riêng mình.
- Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu
thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
→ Tác giả đã hoá thân vào n/v và để cho n/v tự giãi bày cảm xúc và suy
tư của mình.
2. Vai trị của nhà trường đối với thế hệ trẻ.


HĐCN: Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết: Trong đêm không ngủ
được người mẹ đã nghĩ về điều gì?
+ Về ngày hội khai trường.
+ Về ảnh hưởng của GD đối với trẻ em.
→ Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật “là ngày lễ của XH”. Qua
đó thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một
nền GD tiến bộ nhất, trẻ em được chăm sóc, GD bằng tất cả tình yêu thương của

XH và đất nước.
HĐCN: Em có suy nghĩ ntn về ngày hội khai trường của nước mình?
...........................
HĐCĐ: 1. Em hiểu ntn về h/a “thế giới kì diệu” trong câu nói của mẹ:
“Đi đi con... thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
?. Từ VB trên, em thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi
con người ntn?
- Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ. Ở đây, tuổi thơ được học
hành, được chăm sóc GD hàng ngày sẽ mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân
cách, học vấn, dẫn bước vào đời. Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng
trong thế giới kì diệu đó.
=> Khẳng định vai trị to lớn của nhà trường đối với con người. Tin
tưởng ở sự nghiệp GD vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước.
III. Tổng kết
HĐCN: Khái quát lại nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
1. Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dịng nhật kí của người mẹ với
con.
- SD ngôn ngữ biểu cảm.
2. Ý nghĩa văn bản
VB thể hiện tấm lịng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu
lên vai trò to lớn của nhà trường đối với c/s của mỗi con người.
(Dự kiến hết tiết 1)
Nội dung 3: Văn bản “Mẹ tơi”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
HĐCN: N/C chú thích SGK, ghi lại ngắn gọn vài nét về cuộc đời, sự
nghiệp tác giả, xuất xứ của VB?
- Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
- “Mẹ tơi” trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” (1886)

GVBS: Cuộc đời và sự nghiệp của A – mi – xi sống trọn với tình u và
niềm tin vào hịa bình, vào quyền lợi đối với những người lao động cực khổ.


Những sáng tác của ơng đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học của
thế giới.
- Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng
tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc,
trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên, truyện được viết bằng một giọng
văn hồn nhiên trong sáng.
2. Đọc
Văn bản được viết dưới hình thức nào? ?ND của văn bản đề cập vấn đề
gì? Cho biết phương thức biểu đạt và kiểu loại Vb?
- Hình thức: lá thư
- Nội dung: Tình yêu thương và quý trọng cha mẹ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự
- Là văn bản nhật dụng viết về tình cảm, vai trị của gia đình
?Vì sao đây là bức thư của bố viết cho con trai mà lại đặt nhan đề là
“Mẹ tôi”?
- Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích. Tuy người mẹ không xuất
hiện trực tiếp trong câu chuyện, nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi
tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ
HĐCĐ: Xác định bố cục của VB? Tóm tắt?
- Bố cục:
+ P1: Mở đầu trang nhật kí của En ri cơ (Từ đầu àvơ cùng)
+ P2: Bức thư của người cha viết cho En- ri- cơ.
- Tóm tắt: En-ri-cơ ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho
En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư bố nói về tình yêu, sự
hi sinh to lớn của mẹ dành cho En-ri-cô. Trước cách ứng xử vừa khéo léo, vừa tế
nhị nhưng kiên quyết, gay gắt của bố, em đã vô cùng hối hận.

II. Đọc – hiểu văn bản (26’)
1. Hồn cảnh người bố viết thư
HĐCN: Điểm nhìn về người mẹ xuất phát từ n/vật nào?
HS: Xuất phát từ chỗ người bố. Qua cái nhìn của người bố mà thấy phẩm
chất của mẹ, chính điểm nhìn này làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối
tượng ngừơi mẹ được kể, mặt khác thể hiện thái độ tình cảm của người mẹ.
? Người bố viết thư cho En-ri-cơ trong hồn cảnh nào? MĐ bố viết thư?
Kết quả?
HS: Bộc lộ.
- En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cơ giáo đến nhà.
- Mục đích: để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm.
- Kết quả: Tơi xúc động vơ cùng  hối hận vì hành vi của mình.
2. Nội dung bức thư của người cha viết cho En- ri- cô.


u cầu học sinh tìm chi tiết hồn thiệu phiếu học tập
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ... , quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc
nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con 1
Hình ảnh người
giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để ni con, có thể hi
mẹ
sinh tính mạng để cứu sống con
 Liệt kê, so sánh,từ láy, điệp từ
=> Hết lịng u thương con, sẵn sàng qn mình vì con.
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy;
+ Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+ Thà rằng bố khơng có con, cịn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
=> Buồn bã, đau đớn và tức giận khi En-ri-cô vô lễ với mẹ.
+ con hãy nhớ ..tình u thương kính trọng cha mẹ..là thiêng

Lời nói và thái độ liêng, cao cả
của bố
+ Ko được tái phạm
+ Ko được nói nặng với mẹ
+ Phải xin lỗi mẹ
+ Đừng hôn bố...
=> Câu cầu khiến -> Rất yêu con nhưng cũng kiên quyết,
nghiêm khắc khi GD con
III. Tổng kết.
HĐCN: Tại sao bố ko nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?Học xong
Vb em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Đây là cách dạy con rất tế nhị, nghiêm khắc => chứng tỏ ông là người có
nhận thức, có trí tuệ.
- Thư thường là để tâm sự riêng cho một người. Trong trường hợp này
người bố vừa muốn tơn trọng lịng tự trọng của con, vừa muốn mình như một
người bạn thực sự của con => hiểu con. GD con như vậy sẽ có hiệu quả cao ->
rút ra bài học giáo dục, ứng xử của người lớn trong gia đình, nhà trường, xã hội
với những đứa trẻ khi mắc lỗi.
=> Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Thật đáng xấu hổ nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình u thương đó.
Nội dung 4: văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
I. Tìm hiểu chung
HĐCN: Hoàn thiện vào vào vở: tên tác giả? Xuất xứ của VB? Kiểu VB?
- TG: Khánh Hồi.
- TP: Trích trong “Tuyển tập thơ – văn được giải thưởng trong cuộc thi
viết về quyền trẻ em” – 1992.


- Kiểu VB nhật dụng viết về quyền trẻ em.
HĐCN- Yêu cầu đọc?

àGiọng nhẹ nhàng, xúc động, chú ý đoạn đối thoại.
HS: Đọc 1 đoạn mà em thích nhất
HĐCĐ: Tại sao truyện có tên “Cuộc chia tay của những con búp bê”
( Những con búp bê gợi cho em suy nghĩa gì? Trong truyện chúng có chia tay
thật ko? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay?...)
à Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi thơ, trẻ con, thường gợi lên
thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, thơ ngây, vô tội. Những con búp
bê trong truyện cũng anh em Thành, Thủy, trong sáng vơ tư, ko có tội lỗi gì...,
thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra 1 t/huống buộc người đọc
phải theo dõi và góp phần thể hiện đc ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể
hiện.
HĐCN: Kể tóm tắt truyện (5,7 câu)
Thành và Thủy là 2 anh em hết mực thương yêu nhau nhưng lại phải chia
tay nhau vì bố mẹ họ li dị. Trước khi chia tay 2 anh em chia đồ chơi cho nhau.
Thành nhường hết đồ chơi cho em. Hai anh em cịn đến trường để Thủy chia tay
với cơ giáo, bạn bè. Cô giáo tặng Thủy 1 quyển sổ và 1 chiếc bút máy nắp vàng
nhưng em ko dám nhận vì “mẹ đã bảo sắm cho em 1 thúng hoa quả để ra chợ
ngồi bán”.
HĐCN: Tìm bố cục?
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu -> “hiếu thảo như vậy”→ Tình cảm của anh em Thành và Thuỷ.
+ Tiếp -> “tôi đi”→ Cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và lớp học.
+ Phần còn lại.→ Những giây phút cuối cùng trong cuộc chia tay giữa hai
anh em.
II. Đọc - hiểu văn bản
HĐCĐ- Truyện có những n/v nào? Ai là n/v chính? Chi tiết nào trong
truyện khiến em xúc động nhất? Nêu ý nghĩa của truyện?
HS trao đổià thống nhất
- N/v chính: Thành, Thủy
- Truyện viết về cuộc chia tay đầy nước mắt, đau xót, buồn tủi của 2 anh

em. Thơng qua đó tg muốn khẳng định và ca ngợi những t/c tốt đẹp và trong
sáng của tuổi thơ.
1. Nhân vật Thủy
* Khi ở nhà:
HĐCN: Tìm những chi tiết nói về tình cảm của 2 anh em Thành và Thủy?
Điều đó đã làm nổi bật những p/c nào của Thủy?
+ Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.


+ Thành giúp em học bài
+ Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trị
chuyện
→ Chu đáo, gần gũi, thương u, ln quan tâm tới anh.
(Hết tiết 3)
* Khi chia đồ chơi:
HĐCN: Khi chia đồ chơi lời nói, hành động của Thủy có gì mâu thuẫn?
Chứng tỏ tâm trạng của Thủy lúc này ra sao?
+ Lúc đầu: Bảo anh cứ chia ra → Mắt ráo hoảnh, nhìn vào khoảng khơng
→ chẳng quan tâm
+ Khi thấy Thành đặt đặt 2 con búp bê sang 2 bên → Tru tréo, giận dữ →
Sao anh ác thế?
+ Khi Thành nhường cho mình tất cả đồ chơi → Ai gác đêm cho anh →
Băn khoăn, lo lắng.
→ Mâu thuẫn, đau khổ, tuyệt vọng
HĐCĐ: Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết ntn? Chi tiết
này gợi lên trong em những suy nghĩ và t/c gì?
+ Để con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ sĩ lại với anh để chúng ko bao giờ
xa nhau.
=> Thuỷ rất thương anh, luôn quan tâm, lo lắng cho anh → Khẳng
định thương yêu sâu sắc, sự gắn bó máu thịt khơng thể chia lìa của tình anh

em.
à Gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đối với Thủy, thương
cảm 1 em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh, vừa thương cả những con búp bê
thà mình chịu chia lìa chứ ko để búp bê phải chia tay, thà mình chịu thiệt thịi để
anh ln có con vệ sĩ gác cho ngủ đêm đêm.
HĐCN: Theo em có cách nào giải quyết đc mâu thuẫn ấy ko?
- Có lẽ cách tốt nhất là gđ Thành, Thủy – phải đoàn tụ, 2 anh em ko phải
chia tay à2 con búp bê cũng mãi đc ở bên nhau
* Khi đến lớp
HĐNN: Có ý kiến cho rằng: khi Thủy đến lớp tình cảm cơ trị, bạn bè thật
cảm động. Ý kiến của em?
Tình cảm cơ trị, bạn bè thật cảm động
- Cơ giáo:
+ Ôm chặt lấy em
+ Chuẩn bị quyển sổ, bút tặng Thủy
+ Tái mặt và giàn giụa nước mắt khi biết mẹ sắm cho em 1 thúng hoa quả
để ra chợ ngồi bánà ko đc đi học nữa


- Bạn bè:
+ Khóc thút thít
+ Nắm chặt táy Thủy
à Thủy là cơ bé đáng thương, phải chịu thiệt thịi, nỗi đau lên đến tột
cùng
2. Một số nhân vật khác
- Thành: Yêu thương, luôn quan tâm và nhường nhịn em.
- Cô giáo: Yêu thương, đồng cảm với Thủy
HĐCĐ: Hãy giải thích tại sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng
Thành lại” kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng
ươm trùm lên cảnh vật”?

- Khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường, cảnh vật đều rất đẹp, cuộc đời
vẫn bình yên...ấy thế mà Thành, Thủy lại phải chịu đựng sự mất mát và đỗ vỡ
quá lớn.
GV: Em ngạc nhiên vì trong tâm hồn của mình đang nổi dơng bão khi sắp
phải chia tay với em gái nhỏ, thân thiết, cả trời đất như đang sụp đổ trong tâm
hồn, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái bình thườngà Đây
là 1 diễn biến tâm lí đc tg miêu tả rất chính xác. Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu
thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của n/v trong truyện.
III. Tổng kết
HĐN: Qua câu chuyện, tg đã đề cập đến những nội dung gì thuộc về
quyền trẻ em?Và tg muốn nhắn giử đến mọi người điều gì?
à - Quyền sống cịn: được quan tâm ni dưỡng của cha, mẹ.
- Quyền bảo vệ: trẻ em phải đc bảo vệ của cả cha mẹ ( Thủy, Thành
thiếu tình thương của cha, mẹ...)
- Quyền phát triển; Thủy ko được vui chơi, học tập, tham gia các hoạt
động văn hóa, TDTT...như các trẻ khác.
- Quyền tham gia: 2 anh em ko đc bày tỏ, tham gia ý kiến với bố mẹ
trong cuộc li dị này...
Nội dung 5: Liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
* Ví dụ 1: (SGK –TR 17)
HS: đọc ví dụ.
? Theo em nếu bố của En-ri-cơ chỉ viết có mấy câu trên thì En-ri-cơ có thể
hiểu điều bố muốn nói với mình khơng? Vì sao?
- Khơng, vì nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên còn rời rạc, chưa có
sự kết nối với nhau, chưa thật sự lơ gíc, khơng gắn bó với nhau. -> Khơng hiểu
rõ được nội dung.


Như vậy có thể thấy liên kết có vai trị như thế nào trong văn bản?

=> Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,
làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.
* Ví dụ 2: (sgk –tr18) HS: đọc ví dụ.
? Em hãy chỉ ra sự thiếu liên kết của đoạn văn trên?
+ Câu 1-2: Khơng có cụm từ “cịn bây giờ” -> chưa liên kết.
+ Câu 2-3: Dùng từ chỉ đối tượng miêu tả không thống nhất ( “con” – câu
2, “đứa trẻ” – câu 3)
Từ hai ví dụ trên, hãy cho biết một văn bản được liên kết phải đảm bảo
những điều kiện gì? Cần sử dụng những phương tiện nào để đảm bảo u
cầu đó?
=> Muốn văn bản có tính liên kết, người nói, người viết phải làm cho nội
dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. (Liên kết
về nội dung, ý nghĩa) Đồng thời phải kết nối các câu, các đoạn bằng những
phương tiện ngơn ngữ (từ, câu..) thích hợp. (liên kết về mặt hình thức)
2. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
a) Bố cục của văn bản:
GV VB không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng.
Sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn trong văn bản theo một trật tự hợp lí.gọi
là bố cục.
Em hãy cho biết vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tam tới bố
cục?
-> Bố cục rõ ràng sẽ làm cho bài viết trở nên rành mạch và hợp lí.
b) Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
* Ví dụ: (sgk- tr 29)
HS: Đọc ví dụ.
HĐN:
? Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Vì sao?
? Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
? Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên ntn?
- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục khơng hợp lí. Các sự việc

được kể khơng theo trình tự, khơng thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười
- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo
cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngồi giếng.
+ Câu chuyện khơng liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà
nông”


- Câu chuyện (2) khơng làm rõ được tính cách của hai người:
+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, khơng thèm chú ý đến người
khác
+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh
lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi
c ) Các phần của bố cục:
Ở chương trình Tiểu học, các em đã làm quen với kiểu văn miêu tả và
tự sự (kể chuyện) thường có bố cục máy phần, sđó là những phần nào:
- Bố cục ba phần: Mở bài – than bài – Kết bài.
Em hãy nêu bố cục của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”?
+ Mở bài Từ đầu… vì khóc nhiều
+ Thân bài: Tiếp… khn đồ đạc lên xe
+ Kết bài: phần còn lại:
? Hãy nhắc lại bố cục của một VB tự sự? Nêu rõ nhiệm vụ của từng phần
trong bố cục đó?
3. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
a. Mạch lạc của văn bản
Em hiểu mạch lạc là gì?
- Đơng y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể.
Nếu ví VB như một cơ thể thì để cho cơ thể ấy hồn chỉnh, thống nhất có
cần có các mạch máu nối kết các phần, các đoạn trong VB lại với nhau khơng.
Ta có thể gọi đó là mạch lạc trong VB
Gạch chân câu thể hiện đáp án đúng cho câu hỏi sau:

Tính chất mạch lạc của VB là ?
+ Trơi chảy thành dịng, thành mạch;
+ Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
+ Thơng suốt, liên tục, khơng đứt đoạn.
+ Cả ba tính chất trên.
? Qua tìm hiểu trên, em hiểu mạch lạc trong VB nghĩa là gì?
=> Trong VB, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các đoạn, các ý, theo
một trình tự hợp lí.
b. Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc .


* Ví dụ:VB: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
? VB “Cuộc chia tay của những con búp bê” có nội dung chính (chủ đề)
là gì? Chủ đề có được thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB khơng?
- Chủ đề: Do sự tan vỡ của gia đình, hai anh em Thành và thuỷ phải chia
tay. Cuộc chia tay đầy đau xót. Nhưng tình anh em thì khơng thể tách rời.
-> Thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB. (Từ cảnh chia đồ chơi ... cảnh
Thuỷ chia tay với lớp học.... cảnh hai anh em phải chia tay nhau... ->Không một
bộ phận nào trong truyện lại không liên quan đến nỗi niềm xót xa và tình anh em
sâu sắc khi họ phải chia tay.)
GV: Có khi mạch kể trong hiện tại lại quay về quá khứ, có khi mạch tự
sự lại xen miêu tả, có khi lại cho xuất hiện một nhân vật khơng có mặt (người
cha), có khi từ cuộc chia tay trong gia đình lại qua một cuộc chia tay ngồi gia
đình.
? Nhưng tại sao mạch chủ đề của VB vẫn được giữ vững?
-> Các phần trong VB đều tập trung vào chủ đề của VB (tình cảm khơng
thể chia cắt của hai anh em) và kết nối với nhau bởi mối liên hệ thời gian, khơng
gian, tâm lí
(Dự kiến hết tiết 5)
C. Hoạt động luyện tập.

I. Bài: Cổng trường mở ra:
HĐCN:
1. Nêu những tình cảm dịu ngọt mà người mẹ dành cho con?
2.Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được thể hiện như thế
nào ?
II. Bài “Mẹ tôi”.
HĐCN:
1. Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cơ có nội dung thể hiện vai
trị vơ cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.
2. Hãy kể lại một việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền.
II. Bài cuộc chia tay của những con búp bê
HĐN:
? Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ gợi cho em nhớ đến những câu
ca dao nào nói về tình cảm anh em của nhân dân ta?
III. Bài Liên kết trong văn bản.
1. Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn theo một thứ tự hợp lí để tạo thành 1
đoạn văn có tính chặt chẽ?
HĐCĐ:
- Thứ tự từ câu 1 ->4 ->2 ->5 ->3
2. Bài tập 2: Các câu văn đã liên kết chưa? Vì sao?


- Chưa. Vì khơng nói cùng về 1 nội dung, mặc dù về hình thức có vẻ rất
liên kết
3. 4. Bài tập 4
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận, giải thích.
-> Hai câu văn nếu tách khỏi các câu khác thì có vẻ như rời rạc. câu
trước chỉ nói về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng ĐV khơng chỉ có hai câu đó
mà cịn có câu thứ 3 đứng tiếp theo để nối kết 2 câu trên thành 1 thể thống nhất,

làm cho đoạn văn trở nên chặt chẽ: “Mẹ sẽ đưa con...”. Do đó 2 câu văn trên vẫn
liên kết với nhau và không cần sửa chữa.
4. Bài tập 5
HĐCN:
Câu chuyện về anh nông dân nghèo trong truyện “Cây tre trăm đốt” giúp
em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trị của liên kết trong VB?
->Liên kết là sự nối liền nội dung và hình thức các câu văn, các đoạn văn
trong VB tạo thành một thể thống nhất, lơ gíc, mạch lạc.
( Dự kiến hết tiết 6)
IV. Bài bố cục trong văn bản
1. Bài tập 1.
HĐCĐ: HS tự bộc lộ, chia sẻ
2. Bài tập 3
- Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch, hợp lí. Các điểm 2, 2, 3, ở
TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt.
Điểm 4 lại chưa phải nói về học tập.
- Để bố cục được rành mạch, hợp lí thì nên sắp xếp như sau:
+ Chào mừng hội nghị...
+ Giới thiệu về bản thân.
+ Nêu kinh nghiệm học tập...và kết quả học tập.
+ Nói lên nguyện vọng muốn được Hội nghị trao đổi, đóng góp ý kiến
cho bản báo cáo và chúc hội nghị thành cơng.
- Để bố cục được hợp lí phải chú ý đến sắp xếp các kinh nghiệm theo một
trật tự.
VD: + Những kinh nghiệm các bạn thấy dễ thực hiện (chú ý nghe giảngc, làm
bài tập đầy đủ...)
+ Những kinh nghiệm như tham khảo tài liệu, hay tìm tịi sáng tạo... nên
nói sau.
V. Mạch lạc trong văn bản.
1. Bài tập 1:



HĐN:
- VB1: “Lão nông và các con”:
-> Chủ đề của VB (Lao động là vàng) được thể hiện xuyên suốt tồn bài
thơ của La Phơng Ten:
+ Hai câu mở bài: nêu chủ đề.
+ Đoạn giữa: Lời dặn các con của lão nông (kho vàng chôn dưới đất...
Sức lao động của con người làm nên lúa tốt – vàng)
+ Bốn câu kết: nhấn mạnh thêm chủ đề để khắc sâu.
- VB2: ý chủ đề của VB (Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa
đông, giữa ngày mùa) được dẫn dắt theo một dịng chảy hợp lí, phù hợp với cảm
nhận của người đọc:
+ Câu đầu: Giới thiệu khái quát về sắc vàng trong thới gian (mùa đông,
giữa ngày mùa) và không gian (làng quê)
+ Các câu tiếp: Miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng.
+ Hai câu cuối: Nhận xét, cảm xúc về sắc vàng đó.
-> Trình tự 3 phần nhất quán và rõ ràng đã làm cho mạch văn thông suốt
và bố cục trở nên mạch lạc
2. Bài tập 2
HĐCN:
- Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ
và hai con búp bê. Vì vậy nếu thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia
tay của hai người lớn có thể làm cho ý chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được
sự thống nhất. Do đó làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện.
D. Vận dụng
Bài 1. Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu đảm bảo tính liên kết với chủ đề “
Mẹ tôi”
Bài 2. Câu chuyện Cuộc chia tay... đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em
chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế

cuộc sống về tình cảm sâu nặng này?
E. Tìm tịi mở rộng
Bài 1. Tìm đọc và chép lại 1 đoạn thơ/ bài thơ hoặc 1 đoạn văn hay nói về
ngày khai trường
Bài 2. Tìm đọc những thơng tin nói về quyền trẻ em. Bình luận với người
thân/ bạn bè và ghi lại nội dung chính của những bình luận đó về việc thực hiện
quyền trẻ em ở địa phương mình.



×