Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.03 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> BÀI BỒI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THÁNG 11</b>
<b>ĐIỂM</b> <b>LỜI NHẬN XÉT</b>
Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được triển khai trên tồn quốc từ 2002 đến nay. Dù có
nhiều ưu điểm, nhưng trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước sự phát triển
nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục cũng như những địi hỏi hội nhập
quốc tế, chương trình và sách giáo khoa hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai
đoạn mới.
Bên cạnh đó, xu thế phát triển chương trình và sách giáo khoa của thế giới thay đổi rất nhanh, có
nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời. Đầu thế kỷ 21 nhiều nước
có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ coi trọng nội dung giáo dục sang phát triển năng lực
người học. Chương trình giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Có 2 cơ sở khoa học chính của việc đổi mới, đó là kết quả tổng kết đánh giá chương trình, sách
giáo khoa hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết 40 và Nghị quyết 29 nhằm rút ra những ưu
điểm và hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, từ đó xác định những gì cần kế
thừa, những gì cần đổi mới. Cơ sở thứ hai là kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quản lý phát
triển chương trình, biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục… nhằm tiếp thu, học
tập sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Đối chiếu với yêu cầu của Nghị quyết 40 và Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành trung ương khoá
11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì chương trình hiện hành chú trọng việc
truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng
về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.
Quan điểm tích hợp và phân hố chưa được qn triệt đầy đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu
theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm. Một số nội dung
mơn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh.
Nhìn chung, chương trình hiện nay cịn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết
thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu
- Kế thừa là một nguyên tắc và cũng là một trong các cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế chương
trình giáo dục phổ thơng mới. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục mục tiêu giáo
dục phát triển con người tồn diện “đức, trí, thể, mỹ”; hài hịa về thể chất và tinh thần; chú trọng các
yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội…
Nhìn chung hệ thống các lĩnh vực giáo dục và hệ thống môn học của chương trình hiện hành được
kế thừa từ tên gọi đến nội dung những mạch kiến thức lớn, thời lượng cho từng môn học. Kiến thức
cơ bản của tất cả môn học ở bậc phổ thông, nhất là một số mơn truyền thống của Việt Nam có thế
mạnh, có chất lượng và hiệu quả (được chứng tỏ qua các kỳ đánh giá quốc gia và quốc tế) đều
được kế thừa, chỉ bớt đi kiến thức quá chuyên sâu, chưa hoặc không phù hợp với yêu cầu học vấn
phổ thông và tâm sinh lý lứa tuổi, không phục vụ nhiều cho việc phát triển phẩm chất và năng lực.
Nội dung hoạt động giáo dục của chương trình hiện hành cũng được kế thừa trong hoạt động trải
nghiệm sáng tạo của chương trình mới như chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động đoàn đội, hoạt động
ngoài giờ lên lớp... Việc kiểm tra đánh giá vẫn được thực hiện như kiểm tra miệng, viết, câu hỏi trắc
nghiệm, tự luận, đề theo hướng mở, kiểm tra thường xuyên, định kỳ…
<i>- Dự thảo đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng lần này đã tiếp cận xu thế quốc tế như thế nào?</i>
- Trên thế giới, nhiều nước thường kéo dài thời gian học phổ thông là 12 năm và chia làm 2 giai
đoạn: giáo dục bắt buộc bao gồm cấp tiểu học và THCS, kéo dài 9 hoặc 10 năm; giáo dục sau
THCS thường kéo dài 3 năm. Việc thực hiện phân luồng thường ngay sau khi học xong THCS.
Các nước trên thế giới cũng thống nhất giữa dạy học tích hợp với dạy học phân hố theo hướng
tích hợp cao ở lớp/cấp học dưới, phân hoá sâu ở lớp/cấp học trên. Phân hóa là xu thế được nhiều
nước chú ý từ lâu, nhưng cách thức phân hóa thì khác nhau. Phân hố ở tiểu học và THCS bằng
các mơn/chun đề/hoạt động tự chọn. Ở THPT có hai hình thức phân hố là phân ban và tự chọn,
trong đó tự chọn đang được nhiều nước áp dụng.
Cách thức tổ chức của hình thức tự chọn có thể khác nhau trong chương trình các nước, tuy nhiên
có một số điểm chung là học sinh học một số môn bắt buộc và chọn học một số môn khác theo
năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của cá nhân. Số môn học bắt buộc có thể khác
nhau, song 3 mơn Tiếng mẹ đẻ, Ngoại ngữ, Toán được hầu hết các nước quy định là môn bắt buộc.
Các xu thế quốc tế nêu trên đã được vận dụng trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ
thông của Việt Nam theo nguyên tắc: Học tập một cách sáng tạo và có hệ thống, khơng dập khn
máy móc, đáp ứng u cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế; vừa có bản sắc dân tộc và phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
Chương trình mới đã tiếp thu và lựa chọn kinh nghiệm thế giới ở một số điểm như: Xác định hệ
thống giáo dục phổ thông 12 năm với 2 giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề
nghiệp; xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực với tất cả thành tố như mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tích hợp mạnh ở tiểu học và THCS, chú ý đến
việc hình thành các mơn học tích hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các chủ đề liên môn.
Việc xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình một cách thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt
(có thời lượng dành cho giáo dục địa phương; nhà trường được tự chủ trong việc xây dựng kế
hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể); thực hiện chủ trương một chương
trình nhiều sách giáo khoa, đa dạng hóa tài liệu giáo dục cũng được áp dụng.
<b> BÀI BỒI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THÁNG 12</b>
<b>ĐIỂM</b> <b>LỜI NHẬN XÉT</b>
<i><b>Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong mơn ngữ văn</b></i>
<i><b>khơng có sự hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) mà ngược lại GV chính là người</b></i>
<i><b>tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học. </b></i>
<i><b>Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá</b></i>
<i><b>trình thuyết giảng của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và</b></i>
<i><b>trò, giữa học sinh và HS giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm</b></i>
<i><b>hiểu bài học của mình. </b></i>
<b>Dạy tích cực - Học tích cực </b>
Trước hết GV phải biết thiết kế tổ chức HS thực hiện các hoạt động học tập ngữ
văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết,
năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động
học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ
động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song
đó, GV phải biết sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ dùng và ứng
dụng CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi
cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ động,
hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
nghe - nói - đọc - viết mà HS đã có.
ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của CNTT để học tập bộ mơn ngữ
văn có hiệu quả.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học ngữ văn thì sự vận dụng các PPDH phải
thực sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới cách dạy không có nghĩa là GV phải từ bỏ
phương pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy
móc những PPDH từ các nước khác. Cũng không thể hiểu một cách chung chung
về đổi mới PPDH là thầy giảng một nửa còn một nửa HS tự làm lấy. Sự vận dụng
các PPDH phải đi từ cái HS đã có đến cái HS cần có, từ thực tiễn cuộc sống của
HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống. So với cách dạy
truyền thống, sự vận dụng PPDH trong giờ ngữ văn đã có sự thay đổi cơ bản về
<b>Phương pháp dạy học đặc thù</b>
Các văn bản trong chương trình ngữ văn THCS đều được chọn lọc rất kỹ và là
những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp HS nhận thức cuộc sống,
đưa đến những bài học, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn
và tình cảm con người. Những điều này lại phụ thuộc vào bề dày vốn sống, tri thức
kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Do vậy tiếp nhận văn bản là một hệ thống mở
và kết quả tiếp nhận ở mỗi HS có thể khác nhau, thậm chí có nhiều mới lạ chưa
hẳn trùng khớp với dự kiến của GV. Dạy văn thực chất là giúp cho HS biến tác
phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình. Chính vì thế đổi mới PPDH cịn có
nghĩa là tơn trọng và đề cao những tìm tịi, khám phá, cảm thụ phân tích văn bản
tích cực của HS. Đây cũng là một biểu hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo trong
tiếp nhận văn bản.
- Phương pháp đọc sáng tạo: Đây là phương pháp rất quan trọng đối với hoạt động
tiếp nhận văn bản bao gồm cả đọc, hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không
chỉ là đọc thuần túy mà bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn HS đọc có vận động kết
hợp tư duy logic với tư duy hình tượng, giọng đọc và điệu bộ.
- Phương pháp dùng lời có nghệ thuật (cịn gọi là phương pháp diễn giảng, bình
giảng, truyền thụ): Là cách dạy học truyền thống theo mơ hình truyền thơng tin
một chiều, được sử dụng trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương hay cung cấp
kiến thức mới.
- Phương pháp vấn đáp gợi tìm: Là phương pháp được hình thành trên cơ sở của
quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua việc GV và HS đặt ra những câu hỏi
và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định
<b>1. Vai trò của bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học</b>
Bản đồ tư duy ( BĐTD) là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD- một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có
thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình hoạ giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh,
màu sắc, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp
con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
liên hệ với nhau, vì vậy có thể sử dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới,
củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi
chương…
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Thực tế ở trường phổ thơng cho thấy, một số học sinh có xu hướng khơng thích
học mơn Ngữ văn hoặc ngại học mơn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải
ghi chép nhiều, khó nhớ. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích họch tập
chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ
với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không
biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. Do đó, việc sử dụng thành
thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính
độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD gíp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc HS vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các
em được tự do chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt,
thẳng, cong..), các em tự “ sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu,
cách trình bày kiến thức của từng học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên các
em sẽ yêu quý, trân trọng “ tác phẩm” của mình.
BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người
thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thơng tin cần
thiết nhất và lơgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi
chép hiệu quả.
BĐTD có thẻ sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các
trương hiện nay. Có thể thít kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể
thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với những trường có điều kiện cơng nghệ
thơng tin tốt, có thể cài đặt phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách
vào trang wed gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về miễn phí
ConceptDraw MINMAD 5 professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản.
<b>2. Một số hình thức ứng dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học</b>
2.1. Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:
a. Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức
của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em
để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khố đó và hồn thiện BĐTD. Qua BĐTD
đó HS sẽ nắm được kiến thức bài học một cáhc dễ dàng.
các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiế lĩnh
kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích
hứng thú học tập của học sinh.
<i><b>Bản đồ tư duy bài “So sánh” - Ngữ Văn 6</b></i>
b. Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau
mỗi chương, phần…: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự
hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD.
Ví dụ:
Khi dạy phần từ loại Tiếng Việt, cho học sinh vẽ BĐTD sau mỗi bài học để mỗi
em có 1 tập BĐTD về các từ loại Tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại
từ, quan hẹ tự, trợ từ, thán từ…. Lên đến lớp 9, trong bài “ Tổng Kết ngữ pháp”,
học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức về từ loại Tiếng Việt bằng BĐTD dựa
vào tập BĐTD đã có. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong
BĐTD sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung … Có thể cho học
sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận
chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các em.
2.2. Học sinh học tập độc lập, sử dụng BĐTD để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy
lơgic.
- Học sinh tự có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước bài
mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa… hoặc để tư duy
một vấn đề mới. qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến
thức, kĩ năng ghi chép.
<b>3. Một số biện pháp ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học</b>
<b>môn Ngữ văn ở trường THCS </b>
3.1. Nâng cao nhận thức của GV và HS về vai trò của BĐTD trong đổi mới
phương pháp dạy học
Nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tuyên truyền, giới thiệu
- Qn triệt quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học;
- Nắm vững cấu trúc chương trình, SGK mới;
- Nắm vững nội dung đổi mới phương phápdạy học;
- Tích cức dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm với đòng nghiệp;
- Tham dự sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ đầy đủ, hiệu quả.
3.3. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng BĐTD cho giáo viên
Người giáo viên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học. Do đó muốn ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp hiệu quả thì
người giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng sử dụng BĐT tốt.
Vì vậy, ngay từ ban đầu nhà trường đã rất coi trọng việc tập huấn chuyên môn cho
giáo viên. Cử cán bộ cốt cán có năng lực chun mơn vững, có kiến thức về công
nghệ thông tin đi dự hội thảo, học hỏi kiến thức, kĩ năng về ứng dụng BĐTD để về
hướng dẫn cho giáo viên trong trường.
<b>4. Kết quả ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường</b>
<b>THCS </b>
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn nói riêng ở trường THCS Xương
Lâm đã bước đầu có những kết quả khả quan. Giáo viên đã nhận thức được vai trị
tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều
giáo viên đã biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng
- Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi
chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học Tiếng Việt.
- Đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, trình độ và đề xuất khen thưởng kịp
thời những giáo viên tích cực trong đổi mới PPDH.