Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Vi phạm pháp luật hành chính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.57 KB, 61 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh
Khoa luật
-------***-------

Vi phạm pháp luật hành chính
của trẻ vị thành niên trên địa bàn
thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.
Thực trạng và giải pháp

khóa luận tốt nghiệp đại học
ngành cử nhân luật

Giảng viên h-ớng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
MSSV
:

ThS. Đinh Ngọc Thắng
Nguyễn Thị Giang
49B1 Luật
0855031513

Nghệ An - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đinh Ngọc Thắng.


Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của thầy đã
dành cho tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học Luật, các thầy
giáo, cô giáo trong tổ bộ mơn Luật Hành chính – Nhà nước, các cán bộ ở
Công an nhân dân thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An, người thân, bạn bè đã
nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành tốt
khố luận này!

Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Giang


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 3

4.


Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3

5.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ........................................................... 3

6.

Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 4

7.

Kết cấu của đề tài .................................................................................. 5

B. NỘI DUNG ................................................................................................... 6
Chương 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẺ VỊ THÀNH
NIÊN VI PHẠM LUẬT HÀNH CHÍNH ....................................... 6

1.1.

Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 6

1.1.1. Trẻ vị thành niên ................................................................................... 6
1.1.2. Vi phạm pháp luật hành chính .............................................................. 9
1.2.

Những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối

với trẻ vị thành niên............................................................................. 16

1.2.1.

Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật hành chính đối với trẻ vị
thành niên ............................................................................................ 16

1.2.2. Các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật hành chính đối với trẻ
vị thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành .......................... 18
Chương 2.

THỰC TRẠNG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP
LUẬT HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH - TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM QUA
VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ........................................... 23

1


2.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Vinh
- tỉnh Nghệ An ..................................................................................... 23

2


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 23
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ................................................................................. 24
2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội................................................................... 25

2.2.

Thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính trên địa
bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011 .......... 26

2.2.1. Diễn biến tình hình trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành
chính trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An từ năm 2007
đến năm 2011 ...................................................................................... 26
2.2.2. Đặc điểm của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính
trên địa bàn thành phố vinh thời gian qua ........................................... 31
2.3.

Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật hành chính trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An ........ 36

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 36
2.3.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 36
2.4.

Một số giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật hành
chính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay ...................................................... 42

2.4.1. Dự báo về tình hình vi phạm pháp luật hành chính của trẻ vị
thành niên trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới ......................................................................................... 42
2.4.2. Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ vị thành
niên vi phạm pháp luật hành chính ..................................................... 43
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 53



QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT CỦA KHOÁ LUẬN

CSND

:

Cảnh sát nhân dân

DSGĐ&TE

:

Dân số gia đình và trẻ em

GDĐT

:

Giáo dục đào tạo

KH

:

Kế hoạch

LHPN


:

Liên hiệp phụ nữ

Nxb

:

Nhà xuất bản

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

TTATXH

:

Trật tự an tồn xã hội

TTXH


:

Trật tự xã hội

VPHC

:

Vi phạm hành chính


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước đang trong q trính cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự
phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sự phát triển của giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên, tình trạng
trẻ em vi phạm pháp luật đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Vì vậy, việc
đề ra những chính sách cũng như các biện pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật
ở trẻ vị thành niên hiện đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và tồn xã hội
quan tâm.
Phịng ngừa, ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật nói chung,
vi phạm pháp luật hành chính nói riêng là một vấn đề vừa mang tính nhân
văn, vừa mang tính pháp lý. Điều 36 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
15/6/2004 quy định: “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến
bộ”; “Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục,
giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tơn trọng pháp luật, tơn trọng quy tắc
của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội”
[8,Khoản 1 Điều 58].

Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương có tình
trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật phức tạp, đặc biệt là vi phạm pháp
luật hành chính. Tính từ năm 2007 đến năm 2011, toàn thành phố Vinh xảy ra
558 vụ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính với tổng số 592 đối
tượng. Đáng chú ý là số vụ, số đối tượng là người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hành chính hằng năm có xu hướng gia tăng; thành phần đối tượng,
lĩnh vực vi phạm ngày càng đa dạng hơn; tính chất hành vi vi phạm, phương
thức thủ đoạn ngày càng nguy hiểm và ảnh hưởng tới trật tự xã hội. Các hành
1


vi vi phạm như trộm cắp tài sản, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng và hành
vi vi phạm về ma túy do người chưa thành niên gây ra ở thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An đang ngày càng phổ biến.
Công an thành phố Vinh đã lập ra các chương trình và đề án để phịng
chống vi phạm pháp luật hành chính ở mọi lứa tuổi chưa thành niên. Mặc dù
đã có nhiều nỗ lực nhưng trên thực tế cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật hành chính khơng những khơng giảm mà cịn có xu hướng gia tăng
vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để góp phần cùng với địa
phương hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật hành chính ở trẻ vị thành niên
trên địa bàn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vi phạm pháp luật hành
chính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.
Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là vấn đề được rất nhiều người
quan tâm, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu
vấn đề này ở nước ta đã có một số cơng trình của các nhà khoa học như: Giáo
trình “Cảnh sát nhân dân làm việc với trẻ em làm trái pháp luật” của trường
Đại học CSND (nay là Học viện CSND) xuất bản năm 2000; “Đặc điểm tâm
lý của người chưa thành niên và ảnh hưởng của nó tới hành vi làm trái pháp

luật của các em” của Đặng Thanh Xuân; cuốn sách “Phòng ngừa thanh, thiếu
niên phạm tội - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội” do GS.TS
Nguyễn Xuân Yêm chủ biên (Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2004)...
Các cơng trình khoa học đó đã đề cập đến những vấn đề chung về lý luận
hoặc thống kê trên phạm vi quốc gia về trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
nói chung vi phạm hành chính nói riêng. Về hành vi vi phạm hành chính do
trẻ vị thành niên gây ra hiện nay cũng là một khía cạnh được nhắc tới nhiều
nhưng vẫn chưa có một cơng trình khoa học cụ thể nào nghiên cứu sâu về vấn
đề này.
2


Đối với thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, ngoài các báo cáo tổng kết,
báo cáo chuyên đề của Công an thành phố về tình trạng trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật hành chính và một số báo cáo của các Sở, Ban, Ngành về
những vấn đề liên quan thì chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu
một cách tồn diện về tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành
chính, đánh giá nguyên nhân của tình trạng đó từ nhiều khía cạnh làm cơ sở
đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn trong giai đoạn hiện nay và thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của triết học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp thống kê, tổng kết;
+ Phương pháp điều tra, khảo sát;
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp...
5. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu làm rõ tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
hành chính trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, tìm ra nguyên nhân
3


của tình trạng đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn trong thời gian tới.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, tình hình vi
phạm pháp luật hành chính và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An từ năm 2007 đến 2011.
+ Làm rõ tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính trên
địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.
+ Làm rõ ngun nhân, điều kiện của tình trạng đó.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn trẻ vị thành
niên vi phạm pháp luật hành chính của Cơng an và các chủ thể có liên quan
của thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến 2011.
+ Dự báo tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính
và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả phịng ngừa, ngăn
chặn tình trạng đó trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An trong những
năm tới.
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài góp phần tạo nên những cái nhìn rõ hơn về

bức tranh thực trạng vi phạm pháp luật hành chính của trẻ vị thành niên.
Từ đó, nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
hành chính trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An nói riêng và trên
cả nước nói chung.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể đựơc dùng làm tài liệu phục
vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy và có thể làm tài liệu tham
khảo cho những người muốn tìm hiểu về vấn đề này.
4


7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trẻ vị thành niên và quy định của
pháp luật về trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính.
Chương 2: Thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính
trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An trong những năm qua và các giải
pháp khắc phục.

5


B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
VI PHẠM LUẬT HÀNH CHÍNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Trẻ vị thành niên

1.1.1.1. Khái niệm trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên (người chưa thành niên) là những người chưa hoàn
toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đủ quyền lợi và nghĩa vụ của
một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của trẻ vị
thành niên.
Tại điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng liên
hợp quốc thơng qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này,
trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối
với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Bộ luật hình sự năm 1999
sửa đổi bổ sung năm 2009, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật lao động
năm 1994 sửa đổi bổ sung 2002, 2006, 2007, Bộ luật dân sự 2005 và một số
văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy
định tuổi của người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và quy định riêng
những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ
thể (ví dụ: Điều 18, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên
là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”).
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003, tại chương XXXII, thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên cũng đề cập tới 2 nhóm: “từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”.
6


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Trong pháp luật hình sự và dân sự,
vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi.
Khái niệm trẻ vị thành niên (người chưa thành niên) được xây dựng
dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được
cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc
gia. Theo đó, người ta quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa

thành niên.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm trẻ vị thành niên: Trẻ vị thành niên
(người chưa thành niên) là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về
mặt thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyên và nghĩa vụ pháp lý như
người đã thành niên.
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên
Tâm lý của con người luôn vận động và phát triển. Mỗi lứa tuổi có
những đặc điểm tâm lý đặc trưng. Khi chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang
giai đoạn lứa tuổi khác, bao giờ cũng gắn với sự xuất hiện những cấu tạo tâm
lý mới về chất.
Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động
của người chưa thành niên, căn cứ vào những cấu trúc tâm lý và sự trưởng
thành cơ thể của các em, người ta chỉ ra một số giai đoạn phát triển tâm lý của
người chưa thành niên:
- Giai đoạn trước tuổi học sinh: từ 6 đến 18 tuổi, trong đó:
+ Thời kì từ 6 tuổi đến 11 tuổi: học sinh tiểu học.
+ Thời kì từ 11 tuổi đến 14, 15 tuổi: học sinh trung học cơ sở.
+ Thời kì từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: học sinh trung học phổ thơng.
Nhìn chung, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về
thể chất cũng như tâm sinh lý và họ còn đang trong giai đoạn “phát triển”
hình thành nhân cách, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế,
thiếu điều kiện và bản lĩnh tự làm chủ mình, khả năng tự kiềm chế còn thấp,
7


thích chơi trội, muốn tự khẳng định mình, được đánh giá, được tôn trọng, dễ
tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, thiếu hoài bão, thiếu thực tế, dễ bị kích
động, bị dụ dỗ, bị lơi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn
thương, dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn. Ví dụ: trong thực tế có những em
muốn tự khẳng định mình trước bạn bè đã thực hiện việc đua xe trái phép gây

hậu quả là tai nạn chết người.
Đặc biệt, ở độ tuổi thiếu niên (11 đến 14, 15 tuổi), có những biến động
nhanh, mạnh, đột ngột, có những thay đổi cơ bản về sinh lý dẫn đến sự thay
đổi về tâm lý. Do đó, dễ có những suy nghĩ về hành vi theo hướng “bùng nổ”
dễ đi đến “cực đoan”, “quá trớn”. Ở lứa tuổi này có tổ chức “quá độ”, khơng
cịn là trẻ con nữa, nhưng chưa phải là người lớn, các em nghĩ rằng mình đã là
người lớn và địi hỏi mọi người đối xử với mình như người lớn. Các em ln
muốn tự khẳng định mình, thích được tự lập, dễ tự ái, thậm chí nhiều khi thái
quá. Ví dụ, khi giao cho các em việc gì, nếu chúng ta nửa chừng can thiệp
vào, các em thường phản ứng và cố làm bằng được. Vì vậy các em ghét người
lớn “sai vặt”, can thiệp thô bạo vào việc làm của mình, hoặc soi mó, chê bai
các em... Trong những trường hợp đó, các em thường cãi lại. Vì lịng tự ái và
tự trọng phát triển, có khi đến mức quá trớn nên các em thường có những
phản ứng quyết liệt đối với người lớn, kể cả thầy cô giáo hay bố mẹ, do vơ
tình hay cố ý có những lời nói mà các em cho là xúc phạm đến danh dự của
mình. Từ đó gây nên tâm trạng bực tức và chống đối mãnh liệt ở các em.
Phản ứng này có thể bộc lộ ra, nhưng cũng có thể ngấm ngầm và tích lũy lại
để một lúc nào đó “bùng nổ” đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Các em
có xu hướng nắm lấy những biểu hiện bề ngồi mà khơng nắm bản chất của
sự vật, hiện tượng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến q trình nhận thức và hành
vi của các em, nhiều khi để bắt chước một người lớn nào đó, các em rập
khn máy móc, bắt chước cả những hành vi tiêu cực của họ (hút thuốc, nói

8


tục, gây gổ...). Do đó, trong nhiều trường hợp, các em bị các phần tử xấu lôi
kéo, dụ dỗ, mua chuộc vì trong mắt các em họ là những người anh hùng.
Khác với quá trình nhận thức của lứa tuổi thiếu niên, các em ở lứa tuổi
đầu thanh niên (15 - 18 tuổi) quá trình nhận thức đã đi vào bản chất của hiện

tượng: phân biệt được tính bảo thủ kiên trì, liều mạng với can đảm, dũng cảm.
Ở lứa tuổi này, sự tự trọng của các em rất cao, khát vọng được tự lập khơng
thích người lớn quan tâm tới mình, khơng thích bị áp đặt (ăn mặc, đầu tóc), vì
vậy chỉ cần thiếu tế nhị một chút của người lớn cũng khiến thế giới nội tâm
của các em khép kín lại trước cha mẹ; nhu cầu giao tiếp của các em phát triển
cao, thường “thần tượng hóa” người để lại ấn tượng cho mình; nhu cầu về
tình bạn phát triển, muốn được chia sẻ, đặc biệt là bạn khác giới, một số em
có nhu cầu về tình u, tình cảm thầm kín,...
1.1.2. Vi phạm pháp luật hành chính
1.1.2.1. Vi phạm pháp luật
* Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Từ định nghĩa trên về vi phạm pháp luật, chúng ta có thể thấy những
dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: là hành vi của con người thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động; là hành vi của con người mà hành vi
đó trái pháp luật; là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể; là
hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách hiệm pháp lý.
* Cấu thành vi phạm pháp luật
Là một sự kiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố:
mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.
+ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện ra bên
ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho
9


xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại
cho xã hội.
Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật cịn có các yếu

tố khác như thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm,...
+ Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện tâm lý bên
trong của chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ, mục đích của chủ
thể vi phạm pháp luật.
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình
và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi được chia lỗi ra thành lỗi cố ý trực tiếp,
lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vơ ý vì q tự tin, lỗi vơ ý do cẩu thả. Lỗi cố ý trực tiếp:
chủ thể nhìn thấy trước hậu quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình và
mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể nhìn thấy trước hậu
quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình tuy khơng mong hậu quả xấu đó
xảy ra nhưng để mặc cho nó xảy ra. Lỗi vơ ý vì q tự tin: chủ thể vi phạm
nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra
nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được. Lỗi vơ ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể
hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.
- Động cơ phạm tội: động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ
thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: đánh người để trả thù…
- Mục đích vi phạm: mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ
của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật. Ví dụ: A đánh B nhằm mục đích gây thương tích cho B…
+ Chủ thể vi phạm pháp luật: chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc
tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
+ Khách thể vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội
10


khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và
tầm quan trọng của khách thể cũng là yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm

của hành vi vi phạm pháp luật.
* Phân loại vi phạm pháp luật
Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, do đó cũng có
rất nhiều cách phân loại nó.
+ Căn cứ vào các loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bi xâm hại có
thể phân loại vi phạm pháp luật thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm
pháp luật về lao động, vi phạm pháp luật về đất đai,...
+ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có thể phân
loại vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
+ Thông thường, vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ
bản: tội phạm, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật nhà
nước.
Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách
nhiệm pháp lý.
1.1.2.2. Vi phạm hành chính
* Định nghĩa vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội
phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của tồn thể cộng đồng, là ngun nhân dẫn đến tình trạng phạm tội
nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn
và xử lý kịp thời.
Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989. Điều 1 Pháp lệnh này đã chỉ rõ:
“Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
11


hoặc vơ ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà khơng phải là tội phạm

hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra
định nghĩa về vi phạm hành chính mà định nghĩa vi phạm hành chính một
cách gián tiếp, theo đó “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính” [15, khoản 2 Điều 1].
Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, vi
phạm hành chính cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm
hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về vi phạm hành
chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu
bản chất của loại vi phạm pháp luật này. Trên cơ sở những nội dung đã được
nêu ra trong hai văn bản pháp luật nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về vi
phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với
lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà
nước mà khơng phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử
phạt hành chính.
* Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
+ Mặt khách quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là
hành vi vi phạm hành chính. Nói cách khác, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực

12



hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và đã bị pháp luật
hành chính ngăn cấm.
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt
khách quan có tính chất phức tạp, khơng đơn thuần chỉ có mộ dấu hiệu nội
dung trái pháp luật trong hành vi mà cịn có thể có sự kết hợp với những yếu
tố khác. Thơng thường, những yếu tố này có thể là:
- Thời gian thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi “gây tiếng động lớn, huyên náo trong giờ nghỉ đêm của nhân dân
chỉ bị coi là “hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung” [9, Điều 8] khi
thực hiện trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.
- Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Người say rượu chỉ bị coi
là “hành vi vi phạm quy định về sản xuất, mua bán, sử dụng rượu, bia” theo
quy định của của Điều 7, Điều 26 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐCP ngày 12/12/2005 khi thực hiện ở công sở, nơi làm việc, trong các khách
sạn, nhà hàng, quán ăn và những nơi công cộng [23, tr302].
- Công cụ phương tiện vi phạm. Ví dụ: Hành vi quảng cáo trên màn
hình điện tử đặt ngồi trời chỉ bị coi là “vi phạm các quy định về hình thức
quảng cáo” khi có sử dụng âm thanh [11, Điều 49].
- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nhìn chung hậu quả của vi phạm
hành chính khơng nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính chỉ khi hành vi
đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Ví dụ: Hành vi làm rơi gỗ, đá
hoặc các vật phẩm khác được coi là hành vi xâm phạm cơng trình giao thơng
đường sắt theo quy định của khoản 5 Điều 32 Nghị định của Chính phủ số
44/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 khi nó “gây tai nạn cho đoàn tàu chạy qua
hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự”.Trong trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm
13



nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
chính hành vi của mình gây ra [23, tr303].
+ Mặt chủ quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu
hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này
phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình nhưng đã vơ tình, thiếu thận trọng mà khơng nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng
vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện
hành vi trong tình trạng khơng có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi,
chúng ta có thể kết luận rằng đã khơng có vi phạm hành chính xảy ra.
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm
hành chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục
đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính. Chính vì thế,
khi xử phạt cá nhân, tổ chức về loại vi phạm hành chính này cần phải xác
định rõ ràng hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay khơng,
ngồi việc xem xét các dấu hiệu khác. Ví dụ: Hành vi trốn trên các phương
tiện xuất cảnh, nhập cảnh được coi là hành vi vi phạm các quy định về xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật [9, khoản 3 Điều 22].
+ Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá
nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật
hành chính.
- Theo quy định của pháp luật hành chính hiện hành cá nhân là chủ thể
của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
14



- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành
chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính
trong mọi trường hợp.
- Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Khách thể của vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận
biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự
quản lí hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp
luật về quản lí nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như
quy định về an tồn giao thơng, quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội...
Điều đó đã được quy định trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
1.1.2.3. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là một khái niệm dùng để chỉ tất cả
các hành vi vi phạm pháp luật như: hành chính, dân sự, lao động, kinh tế, hình
sự,... do người chưa thành niên thực hiện.
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính được quy định tại Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó,
trẻ vị thành niên vi phạm hành chính có thể là:

15



+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi
phạm hành chính do cố ý;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi
hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Như vậy, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hành chính là hành vi
do người chưa thành niên gây ra trong lĩnh vực hành chính.
1.2. Những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với
trẻ vị thành niên
1.2.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật hành chính đối với trẻ vị thành niên
Trước hết, việc xây dựng các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên phải xuất phát từ:
- Đặc điểm về tâm sinh lý của người chưa thành niên: là người chưa
phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách, người chưa
thành niên là những người không phải trẻ con nhưng cũng chưa phải là người
lớn. Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế, thiếu
hiểu biết về pháp luật; thiếu điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm
chế chưa cao, dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu,
mạo hiểm. Họ thường chưa làm chủ được hành vi của mình, ln hướng tới
sự ham thích mới lạ, hiếu động, bồng bột, nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống, dễ
va vấp. Chính vì vậy, họ khơng ý thức được hậu quả của những hành vi vi
phạm pháp luật của mình.
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em, theo đó
việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính chủ yếu nhằm
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng
dân có ích cho xã hội.
- Ngun nhân của tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên, điều kiện thực tiễn của đất nước và yêu cầu của việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật (tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm

16


pháp luật gia tăng; tính chất vi phạm có chiều hướng ngày một nghiêm trọng,
thậm chí đáng báo động. Khuynh hướng sử dụng bạo lực và hung khí để vi
phạm pháp luật, xu hướng trẻ hóa và tập hợp thành băng, nhóm hoạt động…)
- Các yêu cầu của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc
biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Khi áp dụng hình thức xử lý hành chính đối với trẻ vị thành niên, phải
tiến hành theo nguyên tắc quy định của pháp luật [16, Điều 7]. Bên cạnh đó
cũng phải dựa trên cơ sở của các văn bản luật đã ban hành nhằm đảm bảo lợi
ích của trẻ vị thành niên mà quan trọng nhất là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004.
Trên thực tế chúng ta đang xây dựng “Dự thảo Luật xử lý vi phạm hành
chính”. Dự thảo này đã quy định việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành
chính của người chưa thành niên thành một phần riêng (tương tự Bộ luật Hình
sự). Trong đó có nhấn mạnh đến 6 ngun tắc xử lý vi phạm với người chưa
thành niên như việc xử lý chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội, cần quan
tâm hàng đầu đến lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên; việc xử lý hành
chính với người chưa thành niên được thực hiện chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ và tính chất của hành vi vi phạm, đặc điểm về nhân thân,
khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm; bí mật riêng tư của
người chưa thành niên phải được tơn trọng và bảo vệ trong q trình xem xét
áp dụng biện pháp nhằm tránh những tổn hại có thể gây ra đối với người chưa
thành niên… Trong dự thảo đã nêu rõ 6 nguyên tắc về việc xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc “Khi xem xét xử lý người chưa thành niên vi
phạm hành chính, lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên cần được quan

tâm hàng đầu”.
17


Thứ hai, nguyên tắc “Việc xử lý hành chính người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hành chính được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và
phải căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm, đặc điểm về nhân thân, khả
năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm”.
Thứ ba, nguyên tắc “Khi áp dụng các hình thức xử phạt đối với người
chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần ưu tiên áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo”.
Thứ tư, nguyên tắc “Khi áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho người chưa thành niên vi
phạm được hưởng thời hạn ngắn nhất có thể”.
Thứ năm, nguyên tắc “Bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải
được tơn trọng và bảo vệ trong q trình xem xét áp dụng biện pháp nhằm
tránh những tổn hại có thể gây ra đối với người chưa thành niên.”
Thứ sáu, nguyên tắc “Khi xem xét xử lý, nếu thấy không cần thiết phải
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
thì người có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp thay thế quy định
tại Chương II của Phần này”.
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên mặc dù chỉ mới nằm trong dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng
trong tương lai khi dự thảo đi vào thực thi nhất định sẽ có nhiều nguyên tắc
được áp dụng trên thực tế.
1.2.2. Các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật hành chính đối với trẻ vị
thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành
Việc áp dụng các biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm hành chính
đối với trẻ vị thành niên phải tuân thủ các nguyên tắc đã định của pháp luật;

dựa theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi,
bổ sung năm 2007 và năm 2008. Theo đó, có các biện pháp xử phạt sau:
1.2.2.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
18


* Phạt cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Khi
xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản.
Như vậy, hình thức cảnh cáo quy định rõ ràng độ tuổi mà người chưa
thành niên phải chịu và đối với tất cả mọi hành vi vi phạm mà nằm trong độ
tuổi đó gây ra. Đó là áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Còn các trường hợp người chưa thành niên khác
không nằm trong độ tuổi quy định này thì khơng áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo. Việc xử phạt với hình thức này bằng các văn bản.
Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ
nghiêm khắc của chế tài. Người bị tịa án tun hình phạt cảnh cáo theo thủ
tục tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp. Trong
khi đó hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính
giáo dục đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo khơng được coi là có án tích và khơng bị ghi vào
lí lịch tư pháp [23,tr317].
* Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định quy định chung tại
khoản 1 Điều 12 và quy định cụ thể tại điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002. Các cá nhân, các tổ chức nếu không thuộc trường hợp bị xử
phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Tại pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt hành chính

là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm mà quy định mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính.
Về việc lựa chọn, áp dụng mức phạt tiền trong xử lý người chưa thành
niên vi phạm hành chính có những nét đặc thù riêng biệt đã đựoc pháp luật quy
định. Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định
19


×