Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN VÀ CÁCH THỨC VIỆT HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.3 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
CÁC YẾU TỐ HÁN VIỆT
TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI:

NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN
VÀ CÁCH THỨC VIỆT HÓA
GVHD : Thầy Đặng Duy Luận
SVTH : Lê Thị Thảo

MSSV : K40.601.122

Võ Nguyệt Quế

K40.601.112

Nguyễn Thị Hằng

K40.601.031

Nguyễn Thị Dung

K40.601.018

Nguyễn Thị Thuý Ngọc


K40.601.092

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
MỤC LỤC


Contents
CHƯƠNG 1: NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN...........................................................................................................2
1.1 Ngữ cố định..................................................................................................................................................2
1.2 Các loại chuyên xưng gốc Hán....................................................................................................................2
1.2.1. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Hán....................................................................3
1.2.2 Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Việt.....................................................................4
1.3. Thành ngữ gốc Hán.....................................................................................................................................5
1.3.1. Thành ngữ.............................................................................................................................................5
1.3.2 Tiêu chí nhận diện thành ngữ................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH THÀNH NGỮ GỐC HÁN.......................................................................................10
2.1 Loại thành ngữ ít xuất hiện........................................................................................................................10
2.2 Loại thành ngữ có tần số xuất hiện cao.....................................................................................................10
CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC VIỆT HÓA NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN.............................................................12
3.1 Phân loại thành ngữ gốc Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm..........................................................................12
3.1.1 Thành ngữ Hán Việt............................................................................................................................12
3.1.2 Thành ngữ cải biên..............................................................................................................................12
3.1.3 Thành ngữ sao phỏng..........................................................................................................................14
3.2 Cách thức Việt hóa dựa vào nghĩa của thành ngữ gốc Hán......................................................................15
3.2.1 Loại A..................................................................................................................................................16
3.2.2 Loại B..................................................................................................................................................18
3. 3 Về vấn đề cấu trúc nội bộ và phương diện ngữ pháp của thành ngữ gốc Hán........................................22
3.3.1 Về vấn đề cấu trúc nội bộ của thành ngữ gốc Hán.............................................................................22
3.3.2 Thành ngữ gốc Hán xét về phương diện ngữ pháp............................................................................23



MỞ ĐẦU
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ truyền
thống lâu đời. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bản sắc văn hóa của mỗi
nước đều được lưu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sự giao lưu văn hóa
giữa hai nước ln ln được thể hiện trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Những
năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hán và số lượng người Trung Quốc
học tiếng Việt ngày càng nhiều.
Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng Hán và tiếng Việt càng nhận được sự
quan tâm của nhiều người. Nghiên cứu tiếng Hán, cụ thể là nghiên cứu ngữ cố định
tiếng Hán ở một khía cạnh nhất định có thể hỗ trợ công việc đối chiếu hai ngôn ngữ
Hán - Việt và góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa của Việt Nam và Trung
Quốc, củng cố thêm kiến thức tiếng Hán, đặc biệt là những tri thức về ngữ cố định;
Thử nghiệm ứng dụng trong dạy học, phiên dịch, giao tiếp, nghiên cứu tiếng Hán và
văn hóa Trung Quốc.

1


CHƯƠNG 1: NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN
1.1 Ngữ cố định
Trong nói viết hằng ngày, bên cạnh đơn vị cơ bản là từ, người ta còn dùng ngữ
(hay cụm từ) cố định.
Ngữ cố định là một loại đơn vị từ vựng được hình thành do sự ghép lại của
một số từ, có đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định, tồn tại với tư cách một đơn vị
mang tính sẵn có như từ.
Ví dụ: Tiếng Việt: anh hùng rơm, ni ong tay áo, vắt chanh bỏ vỏ...
Tiếng Anh: to have on, to join battle, to get wind of...
Những đơn vị ấy tuy do nhiều từ ghép lại nhưng lại có những đặc điểm giống
như từ. Chúng là những đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ, hình thành trong q trình giao

tiếp từ rất lâu đời, có tính xã hội, mang tính cố định, bắt buộc và được coi là đơn vị
tương đương với từ. Khi cần sử dụng trong giao tiếp, người ta chỉ việc lựa chọn và tái
sử dụng chứ không phải lâm thời ghép các âm lại theo cách riêng của cá nhân.
1.2 Các loại chuyên xưng gốc Hán
Có thể hiểu nơm na, chun xưng là loại cụm từ chuyên dùng để gọi tên một
quốc gia, một tổ chức đoàn thể xã hội, một trường học, nhà máy, cơ quan… Kết cấu,
tổ chức của nó chặt chẽ và có tính cố định, khơng thể tùy tiện thay đổi trật tự hoặc
thêm bớt các thành tố.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, có thể chia thành hai loại:
+ Loại tổ chức các thành tố theo trật tự cú pháp tiếng Hán
+ Loại tổ chức các thành tố theo trật tự cú pháp tiếng Việt

2


1.2.1. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Hán
Ví dụ:
Đơng Dương Cộng sản Đảng:

An Nam Cộng sản Đảng:

東東東東東

東東東東東

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân:

東東東東東東東

Loại chuyên xưng này chỉ xuất hiện vào thời kì đầu của cuộc cách mạng vô sản

ở Việt Nam trong thời gian ngắn. Đây là dấu ấn sự ảnh hưởng nặng nề của Cộng sản
Trung Quốc đối với Cộng sản Việt Nam ở thời kì trước. Sau này xu hướng Việt hóa về
ngữ pháp đã có phần thắng thế nên rất ít gặp trong tiếng Việt. Tại miền Nam Việt Nam
trước 1975, rải rác vẫn cịn những chun xưng như:
Việt Nam cơng thương ngân hàng:

Y khoa đại học đường:

東東東東東東

東東東東東

Cịn bây giờ đâu đó ở các góc phố vẫn thấy những tấm biển như:
Trường sơn quán:

東東東

Lâm viên đại tửu lầu:

東東東東東

Thiên đường trà quán:

東東東東
3


Những trường hợp này tuy lẻ tẻ, không phổ biến, nhưng nó đã phản ánh sự tiếp
diễn của hiện tượng giao thoa giữa ngữ pháp tiếng Hán và ngữ pháp tiếng Việt. Điều
này ta còn thấy trong một số trường hợp không phải gốc Hán, như Vina giày (là

chuyên xưng của công ty Giày Việt Nam).
1.2.2 Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Việt
Ví dụ:
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam:

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

東 東東東東東東

東東東東東東東

Bộ lao động thương binh xã hội:

東東東東東東東

Loại chuyên xưng này chiếm ưu thế trong tiếng Việt hiện đại. Tuy toàn bộ các
yếu tố đều là tiếng hoặc từ Hán Việt, nhưng nhờ sắp xếp theo trật tự thuận của cú
pháp tiếng Việt nên ý nghĩa vẫn tương đối rõ ràng. Trật tự sắp xếp này như một
nguyên tắc có tính bắt buộc khi có một chun xưng mới xuất hiện trong tiếng Việt,
chẳng hạn: Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (danh từ trung tâm đứng trước,
định ngữ đứng sau).
Có nhiều chuyên xưng huy động số tiếng tham gia cấu tạo rất lớn. Có một điều
khiến nhiều người băn khoăn là những chuyên xưng dài không có qui định về cách
nói hoặc viết rút gọn. Như thế sẽ tạo trở ngại trong vận dụng, vi phạm qui luật tiết
kiệm trong ngơn ngữ. Hoặc có những dạng nói hoặc viết tắt nhưng lại khơng phù hợp.
Trường đại học dân lập ngoại ngữ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (14 tiếng) viết
tắt là Huflit. Ở đây, dạng đầy đủ chuyên xưng bằng tiếng Việt nhưng dạng rút gọn lại
bằng tiếng Anh (Ho Chi Minh City University of Foreign Languages Information
4



Technology). Hoặc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có dạng viết và nói tắt
là BIDV.
1.3. Thành ngữ gốc Hán
1.3.1. Thành ngữ
Từ điển “Giải thích thuật ngữ ngơn ngữ” học đã giải thích thành ngữ là “cụm
từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định
danh có ý nghĩa chung, khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là
khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu”
Trong “Hiện đại Hán ngữ từ điển”, thành ngữ là những từ tổ hoặc đoản cú đã
định hình, có tổ chức gọn và rõ ràng, có ý nghĩa sâu sắc, và đã được mọi người sử
dụng quen trong thời gian dài.
Thành ngữ tiếng Hán hầu hết được cấu tạo bằng bốn chữ, nói chung đều có
xuất xứ. Có một số thành ngữ có thể hiểu được qua mặt chữ:
Tiểu đề đại tố:

東東東東

(bé xé ra to), chuyện không đáng kể nhưng lại làm thành to,

thành nghiêm trọng
Thượng lộ bình an:

東東東東

(lên đường bình yên), thường dùng trong lời chúc những

người đi xa
Có một số thành ngữ thì phải biết nguồn gốc hoặc điển cố mới hiểu được ý nghĩa:
Triêu tam mộ tứ:


東東東東

(sáng ba chiều bốn), chỉ những kẻ khơng kiên định, khơng

có chính kiến, khơng suy nghĩ kĩ, thường thay đổi chủ ý, hoặc cũng có thể chỉ người
đang lừa gạt người khác.
Xuất xứ :

5


Nghe kể rằng vào thời Chiến Quốc, có một ơng già rất thích khỉ, ơng đã ni
cả một bầy khỉ. Do hàng ngày ông tiếp xúc với khỉ, cho nên ơng có thể hiểu được tính
tình của khỉ, những con khỉ cũng hiểu được lời nói của ơng. Những con khỉ mỗi ngày
đều phải ăn rất nhiều thức ăn. Thời gian lâu dần, ông lão đã nuôi không nổi những
con khỉ này nữa, ông phải giảm đi số lương thực của khỉ, nhưng mà lại sợ khỉ khơng
vui. Ơng nghĩ đi nghĩ lại, đã nghĩ ra được một cách hay. Một hơm, ơng nói với những
con khỉ: “Ta rất thích các ngươi, nhưng các ngươi đã ăn quá nhiều, tuổi của ta cũng
đã lớn, khơng có cách kiếm tiền, cho nên bắt đầu từ hôm nay, ta phải giảm bớt lương
thực của các ngươi rồi. Mỗi buổi sáng chỉ có thể cho các ngươi bốn hạt dẻ, buổi tối
cho các ngươi ba hạt dẻ”. Bầy khỉ vừa nghe ông lão địi giả bớt lương thực, thì rất
khơng vui, nhảy loạn cả lên. Ơng lão nhanh chóng nói: “Thơi được, thơi được như
vậy đi, buổi sáng ta cho các ngươi ba cái, buổi tối cho các ngươi bốn cái như thế thì
được rồi chứ ?”. Bầy khỉ vừa nghe buổi tối cho chúng thêm một cái thì đều rất vui mà
nhảy cả lên.
Bơi cung xà ảnh:

東東東東


để nói về người sợ những thứ do mình tự tưởng tượng ra.

Xuất xứ:
Thời Tây Tấn, có một người tên là Nhạc Quảng. Anh ta giỏi ăn nói, thích nói
dóc, cho dù ai có hỏi anh ta khó đến đâu anh ta cũng chỉ dùng mấy câu đơn giản để
cho họ một câu trả lời vừa ý. Tuy nhiên những điều ơng ta khơng biết thì khơng bao
giờ nói bừa. Lúc đó thái úy Vương Diễn, Quang Lộc đại phu Bùi Gia cũng rất giỏi
tán gẫu, họ đã từng mời Nhạc Quảng nói chuyện thâu đêm, nhưng cũng phải thừa
nhận mình khơng bằng Nhạc Quảng. Vương Diễn thường nói với người khác: “Trước
đây ta tưởng rằng mình ăn nói đã rất rõ ràng, ngắn gọn. Hơm nay gặp được Nhạc
Quảng mới biết thế nào là ngắn gọn rõ ràng. Trước mặt anh ta chúng tôi đều cảm
thấy mình nói rất lơi thơi..”

6


Lúc đó một nhà thư pháp nổi tiếng, những năm đầu Hàm Ninh thời Tấn Vũ Đế được
phong làm thượng thư lệnh. Một hôm nhà thư pháp thấy Nhạc Quảng đang tranh
luận với thái uý Vương Diễn và mọi người, lời lẽ sâu sắc, sinh động, hài hước, cảm
thấy vô cùng lạ nói: “Từ khi rất nhiều danh sĩ từ trần trở lại đây, ta cứ sợ rằng những
lời lẽ tuyệt diệu sẽ khơng có người kế thừa, khơng ngờ hôm nay lại được nghe thấy ở
đây”. Một hôm ông có người bạn từ nơi xa đến q ơng, Nhạc Quảng mời vị khách về
nhà mình.Trời vừa tối, Nhạc Quảng bày ra bữa ăn thịnh soạn ở phòng khách hiếm khi
sử dụng. Người xưa có câu, “tửu phùng tri kỷ ngàn chén chưa say.” Khi đã uống tới
đầu óc quay cuồng, vị khách đứng dậy định cạn chén thì bỗng nhìn thấy một con rắn
nhỏ đang lay động trong chén. Anh ta cảm thấy rất buồn nôn, nhưng rượu đã đến
miệng thì phải uống. Để giữ thể diện chủ nhà, ông xin phép chủ nhà về nghỉ trước.Về
phòng khách, ông cảm thấy buồn nơn vì nghĩ trong bụng có một con rắn. Không lâu
sau ông ngã bệnh. Nhạc Quảng nghe thấy bạn mắc bệnh, và nguyên nhân của bệnh
thì rất buồn, băn khoăn: “Trong rượu thì làm sao có rắn được ?”

Thế là ơng tìm người đầu bếp đến đó hỏi, rồi lại đến phòng khách quan sát kỹ, phát
hiện thấy một cây cung sơn đầu đã cũ được treo trên xà nhà. Nhạc Quảng lập tức
mang chén trà đi rót nước vào, đặt ở nơi hơm trước vị khách đặt, lúc đó bóng của cây
cung vừa chiếu lên cốc rượu, lắc la lắc lư quả thật rất giống một con rắn. Sau khi đã
hiểu rõ nguyên nhân, ông vui mừng chạy đến chỗ người bạn mời anh ta uống rượu.
Khi vị khách vừa cầm chén rượu lên thì lại thấy hình một con rắn ở trong cốc lay
động. Mặt ông ta tái xanh lạ , hai tay run run, đến chén rượu cũng khơng dám ném
đi. Lúc đó Nhạc Quảng chỉ cây cung treo ở trên tường, cười nói với bạn: “Lão
huynh !làm gì có rắn ! Anh xem chẳng qua đó chỉ là hình cây cung thơi.” Nói xong
ơng bỏ cây cung xuống thì trong cốc khơng cịn hình con rắn nữa. Người bạn hiểu ra
nguyên nhân, từ đó khơng cịn lo sợ, bệnh quả nhiên khơng cịn.

7


Từ điển tiếng Việt giải thích: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà
nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo
nên nó.
Kể chuyện thành ngữ tục ngữ viết “…thành ngữ là loại đơn vị định danh bậc hai
của ngôn ngữ”
Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại cho rằng “thành ngữ là một cụm cố định mà các từ
trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một
khối vững chắc, hồn chỉnh. Nghĩa của chúng khơng phải do nghĩa của từng thành tố
tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể khơng có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ
ngun học.”
1.3.2 Tiêu chí nhận diện thành ngữ
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể xác định một số đặc trưng cơ bản của
thành ngữ, để dựa vào đó có thể phân biệt với các đơn vị khác trong khi nghiên cứu:
(1) Thành ngữ là tổ hợp gồm hai từ trở lên luôn ln tồn tại trong đầu óc người sử

dụng dưới dạng có sẵn khi cần đến là có ngay.
Ví dụ: Thượng lộ bình an: Khi có ai đó chuẩn bị đi xa thì chúng ta chỉ cần lấy ngay
câu thành ngữ có sẵn này, dùng để chúc người đi xa lên đường bình n.
(2) Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng, ẩn dụ, quy ước, có tính võ đốn, khơng phải
chỉ là phép cộng của nghĩa các thành tố cấu tạo nên nó. Đó là đặc điểm khác nhau cơ
bản giữa thành ngữ với những tổ hợp từ tự do.
Ví dụ: Tâm hoa nộ phóng (trong lịng hoa đua nở) chỉ trạng thái hết sức hân hoan,
vui sướng trong lòng

8


(3) Thành ngữ có cấu trúc cố định, nói chung khơng thể đảo lộn vị trí các thành tố,
khơng thể tùy tiện thay đổi các thành tố, cũng không thể chêm xen các yếu tố khác
vào giữa các thành tố.
Ví dụ: Thập tử nhất sinh (mười phần chết, một phần sống): ý nói rất nguy kịch.
Chúng ta có thể nói: “Ơng ấy ốm thập tử nhất sinh” chứ khơng ai nói “Ơng ấy ốm
nhất tử thập sinh”, hay “Ơng ấy ốm sinh tử nhất thập”...
(4) Thành ngữ ln có tính thống nhất về từ vựng- ngữ pháp. Một thành ngữ khơng
thể có quy mơ cấu trúc tương đương từ hay câu, trên tổng thể nhất định phải thuộc về
một từ loại, khi hoạt động trong câu có chức năng cú pháp nhất định.
Tiêu chí nhận diện thành ngữ trong từng ngơn ngữ cụ thể bao giờ cũng có
những nét riêng. Chẳng hạn tiếng Hán xem trọng tiêu chí (1) và (3). Ngày cả cách đặt
tên thuật ngữ cũng đã bao hàm nghĩa ấy: thành là làm xong, ngữ là tập hợp từ, tổ hợp
từ. Trong khi đó tiếng Việt lại coi trọng tiêu chí số (2).

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH THÀNH NGỮ GỐC HÁN
Trong số gần 4000 thành ngữ Hán có khoảng 2500 thành ngữ có mặt trong
tiếng Việt, hoạt động trong một diện rộng , từ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày đến các
văn bản, thư tịch viết từ xưa cho đến nay.

2.1 Loại thành ngữ ít xuất hiện
Có những thành ngữ Hán chỉ xuất hiện vài lần, thậm chí chỉ một lần duy nhất
trong văn bản cổ của tiếng Việt. Vì vậy chúng rất xa lạ , rất khó lãnh hội đối với người
Việt. Nhất là những thành ngữ được ghi lại theo dạng phiên âm của tiếng Việt thì mức
độ khó hiểu càng tăng lên.
9


Ví dụ :
Bì oa chữ nhục 東東東東 – ( Nồi da nấu thịt)
A hành ác nghiệt 東東東東 – ( hùa theo người khác làm điều ác)
Cổ thân chích ảnh 東東東東 – ( Một hình một bóng)
Vạn cổ lưu phương ( thành ngữ hán - việt ít sử dụng) - Vạn cổ lưu.
Tác uy tác phúc ( thành ngữ hán – việt ít sử dụng) - Tác oai tác quái.
Loại thành ngữ ít xuất hiện này , có số lượng ít , lại hầu như mất khả năng hoạt
động trong tiếng Việt hiện đại.
2.2 Loại thành ngữ có tần số xuất hiện cao
Một số thành ngữ Hán thực sự hòa vào trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt,
được sử dụng song song với thành ngữ thuần Việt. Một là giữ nguyên cấu trúc hình
thức lẫn ngữ nghĩa và theo âm đọc Hán Việt. Hai là có cải biên theo xu hướng Việt
hóa ở các mức độ khác nhau .
Những thành ngữ gốc hán này ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng
khơng thể thiếu được trong mọi hình thức hoạt động ngơn ngữ của người Việt. Ví dụ
như các câu thành ngữ Hán Việt sau được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi
từ xưa cho đến nay:
Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo ( Làm ác gặp ác , ở hiền gặp lành)
Ngọc bất trác , bất thành khí ( Ngọc khơng mài giũa, khơng sang đẹp)
Thiên duyên tiền định ( Tình duyên là do trời định)
Thiên la địa võng ( Lưới trời lồng lộng . câu này chỉ làm ác sẽ có ngày gặp hậu
quả. Khơng bị người phạt thì cũng bị trời phạt).

An cư lập nghiệp ( Có chỗ ở n ổn thì việc làm mới ổn định)
Bách niên giai lão ( tram năm hạnh phúc, đầu bạc rang long)
Hay nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay
một chữ hán khác cho phù hợp vời tiếng Việt hơn chẳng hạn:
10


Nhất lộ bình an ( thành ngữ hán) - Thượng lộ bình an ( thành ngữ Hán – Việt)
Mã đáo công thành ( thành ngữ hán) - Mã đáo thành công ( thành ngữ Hán –
Việt).
An phận thủ kỹ ( thành ngữ Hán) - An phận thủ thường ( thành ngữ Hán - Việt).
Bên cạnh đó Một số hình thức vay mượn thành ngữ Hán như:
Tàn binh bại tướng – ( Binh tàn tướng bại) Đảo trật tự các thành tố
Binh cường tướng dung - ( binh hùng tướng mạnh)  thay thành tố đồng nghĩa
(Hán – Việt)
Loại thành ngữ có yếu tố xuất hiện cao này có số lượng lớn , có vai trị nhất định
trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung, và trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt
nói riêng.

CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC VIỆT HĨA NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN
3.1 Phân loại thành ngữ gốc Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm
Trong kho thành ngữ phong phú đa dạng của tiếng Việt, có một số từ mượn của
ngôn ngữ ngoại quốc. Trong số thành ngữ ngoại lai đó, thành ngữ gốc Hán chiếm số
lượng lớn nhất, trên 90%. Trong tiếng Việt, dựa vào tiêu chuẩn ngữ âm, cụ thể là dựa
vào âm đọc Hán Việt, chia thành ngữ gốc Hán làm ba loại chính:
 Thành ngữ Hán Việt
 Thành ngữ cải biên
 Thành ngữ sao phỏng

11



3.1.1 Thành ngữ Hán Việt
Đây là loại thành ngữ dễ nhận diện nhất, vì chúng vào tiếng Việt với tư thế giữ
nguyên hình thái – ngữ nghĩa và đọc theo âm Hán Việt. Hầu hết các thành ngữ này
thường đến bằng con đường văn tự.
Ví dụ: an cư lạc nghiệp
Hào hoa phong nhã
Phàm phu tục tử
Quyết chiến quyết thắng
3.1.2 Thành ngữ cải biên
Đây là loại thành ngữ được Việt hóa cục bộ về ngữ âm và từ pháp. Do một số
thành tố không đọc theo âm Hán Việt mà đọc theo âm thuần Việt, tiền Hán Việt, hoặc
hậu Hán Việt.

Ví dụ:
Thành ngữ cải biên
Giá áo túi cơm
Nghiêng nước nghiêng thành
Rồng bay phượng múa
Mặt người dạ thú
Trời cao đất dày

Thành ngữ Hán
Y giá phạn nang
Khuynh nước khuynh thành
Long phi phượng vũ
Nhân diện thú tâm
Thiên cao địa hậu


Ở thành ngữ cải biên mức độ Việt hóa về ngữ âm cao hơn, được thể hiện qua:
- Nhiều thành tố Việt đã vào thay vị trí thành tố Hán
12


- Những thành tố thay thế có thành tố thuần Việt, nhưng cũng có những thành tố
Hán đã Việt hóa cao độ. Ví dụ: áo trong thành ngữ “giá áo túi cơm” nguyên là
một yếu tố Hán nhưng đã Việt hóa về ngữ nghĩa, nên nó được dùng để thay thế
cho y trong các thành ngữ Hán.
- Số thành tố thay thế càng nhiều thì nghĩa của thành ngữ càng rõ, càng dễ hiểu,
càng có khả năng đi sâu vào quần chúng nhân dân Việt Nam.
Ví dụ trong thành ngữ: “nghiêng nước nghiêng thành”: nước thay cho quốc
Ví dụ: “rồng bay phượng múa” rồng thay cho long, bay thay cho phi, múa thay cho
vũ.
- Trong các đơn vị đồng nghĩa trên “nước/quốc”, “rồng/long”… đơn vị đứng
trước là từ đơn trong tiếng Việt, đơn vị đứng sau hầu hết là từ đơn trong tiếng
Hán nhưng vào tiếng Vieeth chúng chỉ là các từ tố, khơng có khả năng hoạt
động độc lập và nghĩa đã mờ đi.
Cùng với sự thay đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa, nhiều thành ngữ Hán đã thay đổi cả
cấu trúc cục bộ hoặc cấu trúc tổng thể. Ví dụ trong thành ngữ: “y giá phạn nang”, khi
vào tiếng Việt đã xảy ra sự thay đổi cấu trúc cục bộ như sau: y giá  giá áo, phạn nang
 túi cơm.
Nguyên nhân sự thay đổi trên là về quan hệ ngữ pháp. Trong tiếng Hán định tố
danh từ đứng trước từ trung tâm, còn trong tiếng Việt ngược lại. Vì vậy việc thay đổi
cấu trúc cũng khơng nằm ngồi muc đích ngữ nghĩa. Y giá và phạn nang trong thành
ngữ có quan hệ liên hợp. Loại quan hệ này dù tỏng tiếng Hán hay trong tiếng Việt,nói
chung đều có thể thay đổi trật tự như y giá phạn nang trong tiếng Hán có thể vào tiếng
Việt với hai cấu trúc tổng thể: túi áo giá cơm, giá cơm túi áo. Tuy nhiên, việc thay đổi
cấu trúc tổng thể này ít xảy ra, vì nó hầu như ít chịu sức ép ngữ nghĩa so với kiểu cấu
trúc cục bộ.


13


3.1.3 Thành ngữ sao phỏng
Đó là những thành ngữ được Việt hóa một cách triệt để nhất, đến mức, nếu đặt
chúng cạnh những thành ngữ thuần Việt thì cũng khó phân biệt.
Thành ngữ Việt loại sao phỏng
ếch ngồi đáy giếng
Chim sa cá lặn
Bịt mắt bắt chim
Ngạm máu phun người
Thuốc đắng giả tật
Anh lùn xem hội

Thành ngữ Hán
Tỉnh để chi oa
Trầm ngư lạc nhạn
Yểm mục bổ tước
Hâm huyết phún nhân
Lương dược khổ khẩu
Nụy nhân khán trường

Nhận xét:
Về mặt ngữ âm:
Hầu hết các thành tố tạo nên ngữ ngữ đều không theo âm đọc Hán Việt. Nếu có
thành tố nào đó đọc theo aam Hán Việt kiểu như hội trong anh lùn xem hội thì trong
thực tế hoạt động ngơn ngữ, nó có đủ phẩm chất của một từ thuần Việt, do đó khơng
cịn khả năng cản trở việc lãnh hội và biểu thị ý nghĩa.
Về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp:

Cách thức Việt hóa diễn ra theo một số trường hợp sau: sửa đổi trật tự cú pháp
tổng thể và cục bộ. Ví dụ thành ngữ Hán: tỉnh để chi oa là một danh ngữ, oa là trung
tậm ngữ, tỉnh là định tố, chi là trợ từ. Định tố đứng trước, trung tâm ngữ đứng sau.
Trật tự ấy phải đỏa lại theo “ngữ pháp thuận” để có ếch ngồi đáy giếng trong tiếng
Việt, với ếch là trung tâm đứng trước, ngồi đáy giếng là định tố đứng sau. Trong tiếng
Việt có thành ngữ mò kim đáy bể, hành động đứng trước địa điểm đứng sau.
Có khi trong thành ngữ xảy ra hiện tượng sửa đổi trật tự cú pháp cục bộ, ví dụ
bì oa đổi thành nổi da, hài để đổi thành đáy bể.

14


3.2 Cách thức Việt hóa dựa vào nghĩa của thành ngữ gốc Hán
Nghĩa của thành ngữ là một vấn đề chưa rõ ràng do tiêu chí xác định thành ngữ
chưa thống nhất. Các nhà nghiên cứu theo quan niệm rộng coi trọng về mặt cấu trúc,
tức là tính có sẵn của thành ngữ . Vì vậy phân biệt thành ngữ và quán ngữ không phải
bằng nghĩa mà bằng mức độ cấu kết chặt chẽ hay không chặt chẽ giữa các yếu tố tạo
nên tổ hợp.
Một số quan niệm hẹp cho rằng ngồi tiêu chí về mặt cấu trúc ra thì tính ẩn dụ,
nghĩa bóng cũng rất cần thiết để phân biệt thành ngữ và quán ngữ, vốn đều là tổ hợp
cố định
Phân biệt thành ngữ với quán ngữ do chúng đều là những cụm từ cố định,
không thể sử dụng tục ngữ vì tục ngữ là một câu hồn chỉnh. Quán ngữ : Là tổ hợp từ
cố định được dùng lâu thành quen, nghĩa có thể được suy ra từ nghĩa của các yếu tố
hợp thành. Ví dụ : "lên lớp","lên mặt", "lên tiếng",...Thành ngữ trong tiếng Hán được
xác định theo quan niệm rộng nên khi du nhập vào tiếng Việt đã góp phần mở rộng
nghĩa của thành ngữ Việt. Căn cứ vào nghĩa của từng thành tố và của cả thành ngữ có
thể tạm chia như sau:
3.2.1 Loại A
Các thành ngữ mà nghĩa của cả tổ hợp được tạo thành trực tiếp từ nghĩa các

thành viên. Do vậy khi đã biết nghĩa của tổ hợp thì cũng biết nghĩa của các thành viên
và ngược lại từ nghĩa của các thành viên có thể hiểu được nghĩa tổ hợp.
Nghĩa của loại thành ngữ này là nghĩa đen, dễ hiểu, dễ sử dụng nên khi du nhập
vào hệ thống tiếng Việt đã trở thành một điều không thể thiếu trong lời ăn tiếng nói
của người Việt
Người ta tìm nghĩa thành ngữ qua việc tìm nghĩa từng thành tố. Ví dụ thượng
lộ bình an: “thượng” là lên (đi), “lộ”: đường, “bình”: yên ổn, “an”: an tồn -> lên
đường bình an. Thao tác phân tích này đã gợi ý về việc thay thế những bộ phận có thể
15


thay thế được trong thành ngữ Hán khiến chúng gần gũi và dễ hiểu hơn với người
Việt. Có thể tạm chia thành 4 kiểu sau
Kiểu A1: Thay thế 1 thành tố
Lễ bạc tâm thành -> Lễ bạc lịng thành
Sinh vơ gia cư -> Sống vô gia cư
Tử vô địa táng -> Chết vơ địa táng
Đó là những thành tố đồng nghĩa 1-1 giữa tiếng Hán và tiếng Việt như tâm = lòng,
sinh = sống, tử = chết
Kiểu A2: Thay thế 2 thành tố
Thượng lộ bình an-> Lên đường bình an
Mại quốc cầu vinh -> Bán nước cầu vinh
Thiên phương bách kế-> Trăm phương ngàn kế
Các thành tố thay thế hầu hết là đối ứng 1-1 cả về nghĩa lẫn số lượng âm tiết
như thượng = lên, lộ = đường, mại = bán, quốc = nước, thiên = trăm, bách = ngàn.
Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có trường hợp khơng hồn toàn đối ứng về mặt ngữ âm
như ưu = áy náy
Kiểu A3: Thay thế 3 hoặc 4 thành tố
Nhất bán vạn lợi -> Một vốn bốn lời
Bán tín bán nghi -> Nửa tin nửa ngờ

Nhân diện thú tâm -> Mặt người da thú

16


Trong số những thành tố thay thế ấy, ngoài những từ thuần Việt ra cịn có những từ
gốc Hán bị Việt hóa. Ví dụ như lợi > lời, tín > tin, tham > ham
Kiểu A4: Thay thế toàn bộ
Tri nhân tri kỉ -> Biết người biết ta
Phong y túc thực -> Ăn no mặc đẹp
Đồng tâm hiệp lực -> Chung sức chung lịng
Ngịai việc thay thế tồn bộ thành tố cịn có sự thay đổi trật tự các nhóm thành
tố, thường là các nhóm có quan hệ liên hợp (Liên hợp : có quan hệ thống nhất hữu cơ
với nhau giữa những khâu, những bộ phận vốn tương đối độc lập nhưng đã được liên
kết lại với nhau). Chẳng hạn như trong thành ngữ “Phong y túc thực” “phong y”
đứng trước, “túc thực” đứng sau, sang tiếng Việt thì ngược lại.
Trong bốn trường hợp trên thì đây là trường hợp Việt hóa thành ngữ Hán ở mức độ
cao nhất, triệt để nhất, ít ra về mặt ngữ nghĩa
3.2.2 Loại B
Các thành ngữ mà nghĩa của tổ hợp có được do liên tưởng,đó là loại nghĩa bóng
được thể hiện bằng phương thức so sánh và so sánh ngầm.
Kiểu B1: Loại thành ngữ mà muốn hiểu được nghĩa của chúng phải trải qua một
quá trình so sánh ngầm.
Một hiện tượng trong giới tự nhiên, ví dụ như “Đại ngư cật tiểu ngư”Cũng là
loài cá mà con cá lớn nuốt con cá bé để sống. Câu này lấy cá làm
thí dụ để ngụ ý nói: cùng là lồi người mà người mạnh ăn hiếp kẻ
yếu, người khôn lường gạt người ngu, than phiền cho nhân tình thế
thái.
17



Mô tả một hiện tượng để suy ra bản chất, ví dụ như “Tứ cố vơ thân”  đơn
độc,“Khơng đội trời chung” (Bất cộng đái thiên)  thâm thù
Kiểu B2: Loại các thành ngữ có nguồn gốc từ các truyện ngụ ngôn, các truyền
thuyết , chuyện lịch sử, thơ văn cổ đại.
Hầu hết các câu thành ngữ là tựa đề của các câu chuyện vì vậy muốn hiểu sâu
sắc được nghĩa của thành ngữ buộc phải hiểu nội dung của câu chuyện đó. Thơng qua
câu chuyện để rút ra kết luận, ấy là ý nghĩa của thành ngữ.


“Bạt miêu trợ trưởng”  (nhấc mạ lên giúp lúa mau lớn). Chuyện xưa ở
nước Tống có người thấy lúa quá chậm lớn, bèn lấy tay nhấc cho mạ cao lên hơn.
Về nhà khoe rằng hôm nay đã giúp cho thân mạ lớn lên. Đứa con nghe vậy, chạy
ra ruộng xem thì mạ đã khơ héo cả. Ở đây chỉ sự nóng vội làm hỏng việc



“Thiết xử ma thành châm”      : (mài chày sắt thành kim). Theo truyện
xưa, Lý Bạch hồi nhỏ rất lười học, ham chơi. Một buổi đi chơi thấy một bà lão
suốt ngày ngồi cặm cụi cầm chiếc chày sắt mài đi mài lại. Lý hỏi làm thế để làm
gì, bà lão trả lời rằng, mài cho thành chiếc kim khâu. Nhân đó, Lý Bạch tỉnh ngộ
và chăm chỉ học hành, về sau trở thành nhà thơ lớn của Trung Quốc cổ đại. Ở đây
chỉ sự kiên trì mới thành cơng



Các thành ngữ khác như “Triêu tam mộ tứ”, “Bói cung xà ảnh”...thì có mức độ
ẩn dụ cao hơn. Trong tiếng Hán, chúng được ghép vào loại khó hiểu, khơng thơng
dụng nên khi vào tiếng Việt, chúng rất ít được sử dụng, mà nếu có thì cũng chỉ
trong văn bản viết, nhưng cũng với tần suất thấp. Nguyên nhân chính là vấn đề

nghĩa. Chẳng hạn như “Triêu tam mộ tứ” là câu chuyện về những con khỉ và
người chủ ni như sau: Khỉ rất thích ăn hạt dẻ, ăn bao nhiêu cũng không đủ, mỗi
lần cho ăn thì chúng đều giành xé ầm ĩ. Để đỡ tốn, người chủ nghĩ ra cách chia
phần cho chúng, mỗi con một ngày được bảy hạt dẻ. Ơng nói với chúng buổi sáng
18


3 hạt (triêu tam), buổi chiều 4 hạt (mộ tứ) , chúng phản đối. Nên ông đổi lại chúng
buổi sáng 4 hạt (triêu tứ), buổi chiều 3 hạt (mộ tam), chúng đồng ý ngay và rất
thích thú. Nghĩa của câu chuyện như sau:
 Thủ đoạn, lừa đảo
 Bản chất không đổi, dùng thủ pháp thay đổi danh mục để người khác mắc
lừa
 Người thơng minh thì khéo dùng thủ đoạn, người ngu dốt thì khơng phân
biệt thiệt hơn
 Trong tiếng Hán hiện đại người ta dùng thành ngữ này để chỉ những người
tráo trở, lật lọng còn Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán thì giải thích là
kém cỏi, khơng có khả năng xem xét nên dễ tin theo trá thuật, dễ bị người
khác đánh lừa. Rõ ràng cùng một sự kiện có thể đưa ra những nhận xét khác
nhau, những bài học khác nhau tùy theo góc độ quan sát cộng thêm cảm
hứng chủ quan.
Kiểu B3 : Những thành ngữ so sánh, dùng hiện tượng cụ thể giải thích các khái
niệm trừu tượng
A : khái niệm trừu tượng
B : hiện tượng cụ thể
Nghĩa của câu thành ngữ được rút ra từ thuộc tính của B

A như B
nam thực
Tâm


hổ
đao cát

Hổ thực (hổ ăn) : ăn nhanh, ăn nhiều (khỏe)
19


Đao cát (dao cắt) : rất đau
(A) như B
...
...
...

hổ thiêm dực
ảnh tùy hình
đao phá thạch

Hổ thiêm dực (hổ thêm cánh) : mạnh mẽ hơn, hung dữ hơn
Ảnh tùy hình (hình với bóng) : gần gũi khơng rời
Đao phá thạch (dao chém đá) : đanh chắc, dứt khoát
A (như) B
phù vân
tam thu

phú quý
nhất nhật

“Phú quý phù vân”:“phù vân” (mây trôi nổi) cái không lâu bền, vừa nổi lên đã tan
ngay trước một trận gió; “phú quý” (giàu có và sang trọng) cũng giống như đám mây

trơi nổi, vừa có được lại mất ngay
“Nhất nhật tam thu” : “tam thu” (3 mùa thu, 3 năm) lâu, thời gian dài; “nhất nhật”
(1 ngày). Ở đây phản ánh cảm giác và tâm lý của con người về thời gian. Cho nên
trong Truyện Kiều, nỗi nhớ của Kim Trọng được ví “ Sầu đong càng lúc càng đầy –
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
Loại hình kiểu B3 có thể có từ so sánh “như” hoặc khơng. Gần giống như thành ngữ
Việt có cấu trúc theo mơ hình tương tự “xấu như ma”, “đẹp như tiên”, “nhanh như
sóc”...

20


Thành ngữ loại A thuộc nghĩa đen, dễ hiểu, dễ sử dụng chiếm số lượng lớn so
với các loại khác, nên khi du nhập vào hệ thống tiếng Việt đã trở thành một điều
không thể thiếu trong lời ăn tiếng nói của người Việt.
Các kiểu thành ngữ so sánh Hán Việt có số lượng ít hơn so với các loại khác
(chiếm khoảng 8-10% tổng số) song về mặt nghĩa đây là loại phức tạp nhất do khơng
phải nhìn chữ để biết nghĩa mà phải suy luận nên khó hiểu hoặc dễ bị hiểu lầm. Tuy
nhiên theo quan niệm hẹp thì đây lại là loại đặc trưng của thành ngữ vì cách diễn đạt
của chúng vừa sinh động, vừa bóng bẩy lại vừa súc tích.
Hầu hết các thành ngữ Hán Việt loại B đều có dạng cải biên, tức Việt hóa về
mặt hình thức, ví dụ như “bất cộng đái thiên” -> “khơng đội trời chung”. Thành ngữ
kiểu B có hình thức rõ ràng nhưng nếu không suy luận cũng không dễ gì nắm được ý
nghĩa của chúng.
3. 3 Về vấn đề cấu trúc nội bộ và phương diện ngữ pháp của thành ngữ gốc Hán
3.3.1 Về vấn đề cấu trúc nội bộ của thành ngữ gốc Hán
Cấu trúc là một sự sắp xếp và tổ chức các yếu tố bên trong một vật hay hệ
thống, đối tượng nào đó. Nội bộ là tình hình bên trong một tổ chức, hệ thống, đối
tượng nào đó. Trong nội dung này “cấu trúc nội bộ” được hiểu là sự sắp xếp, tổ chức
bên trong của thành ngữ gốc Hán.

Thành ngữ gốc Hán có nguồn gốc phức tạp và đa dạng tuy nhiên trên tổng thể
người ta vẫn có thể nhận thấy một số nét cơ bản rút ra từ những góc độ khác nhau. Ví
dụ như số thành ngữ gốc Hán có cấu tạo bốn tiếng chiếm 75-80% và ngồi ra cịn có
thành ngữ gốc Hán cấu tạo từ bốn, năm tiếng (Bất tri giả bất tội – Khơng biết khơng
có tội; Đại ngư cật tiếu ngư – Cá lớn nuốt cá bé…) hoặc bảy, tám tiếng (Tri kỉ tri bỉ
bách biến bất đãi – Biết địch biết ta, tram trận trăm thắng; Giang sơn dị cải bản tính
nan di – Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời...)
21


Về quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các thành tố trong nội bộ thành
ngữ cũng có thể rút ra một số đặc điểm như sau.
3.3.1.1 Đối và điệp
Đối là đối lập nhằm mục đích bổ nghĩa, phản biện, so sánh, nhấn mạnh, diễn
đạt...Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt như ngữ âm, từ, câu…
 Điệp
ác giả ác báo: điệp ác
bách phát bách trúng: điệp bách
đa ngôn đa quá: điệp đa
tri kỉ tri bỉ: điệp tri
 Đối
đồng sang dị mộng: đối đồng/ dị
khai thiên lập địa: đối thiên/ địa
 Vừa điệp vừa đối
bán tín bán nghi: điệp: bán, đối: tín/nghi
nhất triêu nhất tịch: điệp nhất, đối triêu/tịch
 Cũng có thể phân tích thành ngữ theo cụm thành viên, mỗi cụm thành
một vế, thành ngữ sẽ được đọc theo nhịp hai:
mưu ma/chước quỷ: Hai vế điệp ngĩa
hiếu trọng/tình thâm: Hai vế điệp nghĩa

nam tơn/nữ ti: Hai vế đối nghĩa
hữu danh/vô thực: Hai vế đối nghĩa
3.3.1.2 So sánh như 東
Có một loại thành ngữ mà hai vế được nối với nhau bằng từ công cụ so sánh đó
là như , theo cơng thức A như B:
Theo kiểu so sánh đúng chuẩn: lương y như từ mẫu; cứu bệnh như cứu hỏa…
Theo kiểu so sánh nghĩa của A được suy ra từ B: đa nghi như Tào Tháo; dụng
binh như thần…

22


3.3.2 Thành ngữ gốc Hán xét về phương diện ngữ pháp
Ngữ pháp của một ngôn ngữ tồn tại một cách khách quan trong ngơn ngữ đó, là
tồn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt bao gồm:
hình vị, từ, cụm từ, câu.
Trong thành ngữ gốc Hán, căn cứ vào các mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành
tố, giữa các vế trong thành ngữ, có thể tìm hiểu phương diện ngữ pháp của thành ngữ
gốc Hán dựa theo các hướng sau.
3.3.2.1 Thành ngữ có quan hệ hạn định, chi phối
 Thành ngữ có cấu trúc tương đương cụm động từ
dương dương tự đắc -  : Động từ trung tâm là tự đắc
cưỡi trên lưng cọp

-  : Động từ trung tâm là cưỡi

an phận thủ thường -  : Động từ trung tâm là thủ thường
 Thành ngữ có cấu trúc tương đương với cụm tính từ, hoặc mang tính chất củ
tính từ
Loạn xi bát nháo - : Tính từ trung tâm là loạn xi

Lo bò trắng răng - : Tính từ trung tâm là lo
 Thành ngữ có cấu trúc tương đương cụm danh từ
Tuyệt sắc giai nhân -  : danh từ trung tâm là giai nhân
Bạch diện thư sinh - : danh từ trung tâm là thư sinh
Tỉnh đế chi oa

- : Danh từ trung tâm là tỉnh

3.3.2.2 Thành ngữ có quan hệ đẳng lập
Đây là loại thành ngữ mà các yếu tố tạo thành nó độc lập, bình đẳng, khơng lệ
thuộc vào nhau, vị trí của các thành tố tương đối tự do.
 Ở cấp độ từ đơn
Cơng dung ngơn hạnh – 
Cầm kì thi họa – 
23


×