Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 99 trang )

tai lieu, document1 of 66.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________________

Nguyễn Thu Giang

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA DÂN TỘC
Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TẠI PHỦ CHỦ TỊCH THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội, 2020
luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________________

Nguyễn Thu Giang

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA DÂN TỘC
Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TẠI PHỦ CHỦ TỊCH THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Chuyên Ngành: Hồ Chí Minh Học
Mã Số: 60 31 02 04



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Phúc An

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÊT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Phạm Quốc Thành

TS. Trần Thị Phúc An

Hà Nội, 2020

luan van, khoa luan 2 of 66.

2


tai lieu, document3 of 66.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực tế của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Phúc An.
Trong luận văn, những thơng tin tham khảo từ những cơng trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn
này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi
xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Giang

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 14
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 14
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 15
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 15
CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA DÂN TỘC ....................................... 16
1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................. 16
1.1.1. Văn hóa ........................................................................................... 16
1.1.2. Di sản văn hóa ................................................................................ 18
1.1.3. Di tích lịch sử văn hóa.................................................................... 19
1.1.4. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc................................... 19
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản

văn hóa dân tộc ............................................................................................ 21
1.2.1. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa tinh thần của dân tộc ............ 21
1.2.2. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc ......... 32
1.2.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại ................................................................................................... 35
1.3. Những quan điểm mang tính định hướng của Hồ Chí Minh về giữ gìn
và phát huy di sản văn hóa dân tộc .............................................................. 42
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 52

luan van, khoa luan 4 of 66.

1


tai lieu, document5 of 66.

CHƢƠNG 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA
HỒ CHÍ MINH Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TẠI PHỦ CHỦ TỊCH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ....................... 53
2.1. Một số nét khái quát về Khu Di tích .................................................... 53
2.2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh
tại Khu Di tích ............................................................................................. 56
2.2.1. Thành tựu........................................................................................ 56
2.2.2. Khó khăn, hạn chế .......................................................................... 68
2.2.3. Nguyên nhân ................................................................................... 72
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa
ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng
Hồ Chí Minh ................................................................................................ 76
2.3.1. Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong
việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ............................. 76

2.3.2. Cần tiến hành tìm kiếm, bổ sung các di sản văn hóa Hồ Chí
Minh ở Khu Di tích. .................................................................................. 78
2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất ...... 80
2.3.4. Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích ................. 82
2.3.5. Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa Hồ Chí Minh ...................................................................... 85
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90

luan van, khoa luan 5 of 66.

2


tai lieu, document6 of 66.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đi từ một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến, Hồ Chí Minh đã có
điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Trên nền tảng lý luận
Mác-Lênin, Người đã tích lũy, thâu thái và liên kết nhiều sắc thái văn hóa. Vì
vậy, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh, tổ chức UNESCO đã ghi nhận Hồ
Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt
Nam”[77]. Những sáng tạo, đóng góp của Người về văn hóa là chủ trương
làm khởi sắc và tăng cường truyền thống văn hóa Việt Nam được gắn với các
nền văn hóa khác trên thế giới. Trong hệ thống di sản văn hóa của Hồ Chí
Minh, quan điểm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa to
lớn, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam có được cơ sở lý luận quan trọng để đề ra
đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hồ Chí

Minh vừa chú trọng giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc, vừa quan tâm phát
huy giá trị những di sản văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc và xây dựng xã hội mới, đồng thời coi trọng việc tiếp thu, chắt lọc những
tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đang phải đối diện với
nhiều nguy cơ, thử thách trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả vấn đề bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Di sản là báu vật mà thiên
nhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ
đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Cái gì cũng có thể xây được, sản
xuất được, sáng tác được nhưng di sản thì khơng thể tạo ra được. Vì vậy, việc
bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong
công cuộc kiến thiết nước nhà. Nhận thức được vai trị và giá trị của những di
sản văn hóa dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SLvề bảo

luan van, khoa luan 6 of 66.

3


tai lieu, document7 of 66.

tồn cổ tích trong tồn cõi Việt Nam, trong đó xác định bảo tồn cổ tích là việc
rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam. Tại Điều 4 của Sắc lệnh nêu
rõ: “Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cung
điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia
ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tơn giáo nhưng
có ích cho lịch sử”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII năm 1998 đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm

vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội
dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá
trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng,
bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.” Điều đó tiếp tục được cụ thể hóa
trong Luật Di sản văn hố được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khố X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã
khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ:
“Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản
lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng” [9,
tr.208]. Nối tiếp những thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ, nhiều giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, của từng vùng, miền được kế thừa; nhiều di sản văn
hóa được bảo tồn, tơn tạo. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở
rộng… làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng
hơn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy

luan van, khoa luan 7 of 66.

4


tai lieu, document8 of 66.

nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Vì
thế, Đại hội xác định: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn,

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trị
văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản
văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội” [11, tr.129]. Với ý nghĩa đó, việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo nên những
đặc trưng về văn hóa. Đó là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến
đấu và giao lưu của con người Việt Nam. Những giá trị bền vững của văn hóa
chỉ thực sự hấp dẫn và trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo nếu biết phát huy
những giá trị, những thế mạnh mà không bị lôi vào xu thế thương mại hóa
đơn thuần. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích đặc
biệt giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh cũng chính là giữ gìn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đây là nơi lưu giữ tài liệu hiện vật cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng của Người (từ năm 1954 đến năm 1969). Khu Di tích
hằng ngày phục vụ đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan,
học tập về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực tế hiện nay, trong quá trình bảo tồn và phát huy các di tích, các tài liệu
hiện vật vẫn còn tồn tại những bất cập như vật dụng đang trưng bày chưa
phản ánh đúng số lượng hiện vật vốn có ban đầu, phần lớn tài liệu hiện vật
gốc vốn có hiện đang được Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và bảo quản. Một
số tài liệu hiện vật đã được sưu tầm nhưng chưa được trưng bày bổ sung vào
các nhà di tích để giới thiệu tới khách thăm quan nên việc khai thác chiều sâu
các di tích, các tài liệu hiện vật, gắn các hiện vật với bối cảnh lịch sử còn

luan van, khoa luan 8 of 66.

5



tai lieu, document9 of 66.

nhiều hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác
các hiện vật còn dừng lại ở một mức độ nhất định, chưa tạo được bước đột
phá. Đồng thời, công tác quảng bá các giá trị của di sản văn hóa dân tộc ở
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn thụ động, chủ yếu diễn ra trong
các ngày lễ lớn, chưa mang tính phổ quát trong đại đa số quần chúng nhân
dân. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là cần phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc để vận dụng vào việc bảo
tồn, phát huy những di sản của Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Giữ gìn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ tịch theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính
trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng những tư
tưởng của Người trong thực tiễn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của
nhiều học giả trong và ngồi nước. Vì vậy, có thể nhìn nhận lịch sử vấn đề
nghiên cứu thành các nhóm sau:
2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh và
tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc
“Giữ gìn và phát huy những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp
phần xây dựng con người mới Việt Nam” năm 2000. Đây là Hội thảo khoa
học của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Các bài viết đã
tập trung phân tích Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc; kết tinh văn hóa ĐơngTây; di sản văn hóa Hồ Chí Minh; đổi mới các hoạt động bảo vệ và phát huy
những di tích, di vật của Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng con người mới.
Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa

của dân tộc và xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

luan van, khoa luan 9 of 66.

6


tai lieu, document10 of 66.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc” nhà xuất bản Quân
đội nhân dân năm 2000 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên. Đây là cơng
trình tập hợp một số sản phẩm nghiên cứu khoa học trong Chương trình khoa
học cơng nghệ cấp Nhà nước như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam; tư tưởng về giải phóng dân tộc; chiến lược đại đồn kết Hồ
Chí Minh; tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh. Qua đó thấy
được những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc trong việc khẳng
định bản sắc văn hóa dân tộc.
“Giữ gìn và phát huy giá trị những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
nhà xuất bản Văn hóa thơng tin năm 2004 của Trần Viết Hoàn. Tác giả đã kể
và sưu tầm một số lời kể của nhân chứng về những kỷ niệm cảm động trong
ngày sinh nhật của Người; những bài thơ chúc Tết của Người; nơi ở và làm
việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch. Qua đó làm rõ
giá trị của những di sản mà Hồ Chí Minh để lại.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, năm 2005 của GS. Đặng Xuân Kỳ. Cuốn sách đã làm
nổi bật tầm nhìn xa trơng rộng của Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người Việt Nam từ đó đề xuất những kiến nghị về xây dựng, phát triển văn
hóa và con người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“35 năm thực hiện Di chúc và phát huy các giá trị di sản tư tưởng, văn
hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Văn hóa thơng tin năm 2005.

Hội thảo của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đi sâu
khai thác nghiên cứu những tư tưởng lớn, những giá trị văn hóa tinh thần của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc.
“Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc và quốc tế” của Phiêng Xixulat, Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và thể thao Lào. Bài viết được trích trong quyển “Hồ Chí
Minh - Sự hội tụ tinh hoa, tư tưởng đạo đức nhân loại”, Nxb Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội, 2007. Tác giả đã bàn về những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí

luan van, khoa luan 10 of 66.

7


tai lieu, document11 of 66.

Minh trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật và cho rằng, Hồ Chí Minh
là người ln giữ gìn bản sắc dân tộc trong đời sống, trong mối quan hệ tiếp
xúc với bạn bè quốc tế và là người am hiểu rất rộng và sâu sắc vốn văn hóa
văn nghệ thế giới.
“Văn hóa và đạo đức Hồ Chí Minh” của Alfred Almasi Nguyên Đại sứ
Hunggary tại Việt Nam. Trong bài viết của mình, ơng đã kể về những lần gặp
gỡ với Hồ Chí Minh. Tinh thần Hồ Chí Minh, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh đã để lại cho ơng những ấn tượng khó quên và ông khẳng định: “Trong
thế giới hỗn loạn ngày nay, rất nhiều nhà lãnh đạo và những chính trị gia đã
học tập tấm gương của Người” [20, tr.715].
“Nội dung đạo đức xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Một đóng góp
vĩ đại của triết học Hồ Chí Minh đối với sự phát triển xã hội và văn hóa Việt
Nam)” của TS. Mukhtasar Syamsuddin, khoa Triết học, trường Đại học
Gadjah, Inđơnêxia. Trích trong “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ

Chí Minh” do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ
chức. Tác giả bài viết đã khẳng định, Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức và là
biểu tượng của đạo đức cách mạng; thái độ của Hồ Chí Minh đối với triết học
phương Tây và các giá trị văn hóa phương Đơng; Nội dung đạo đức xã hội
của Hồ Chí Minh và đóng góp của Người trong việc phát triển xã hội và văn
hóa Việt Nam.
“Hồ Chí Minh: Văn hóa và đạo lý của một dân tộc” của GS. Mauro
Garcia Triana, Nguyên Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Việt Nam. Trích trong
“Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Bài viết tập trung
phân tích nền tảng của văn hóa Hồ Chí Minh đã được ni dưỡng từ những
đóng góp của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa, lịch sử Trung Quốc

luan van, khoa luan 11 of 66.

8


tai lieu, document12 of 66.

từ thời cổ đại và của cả Ấn Độ cũng như của châu Âu và châu Mỹ cũng như
ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhân
dân Việt Nam. Từ đó, tác giả đi đến nhận định, Hồ Chí Minh chính là một vị
lãnh tụ hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của
nhân dân mình.
“Một phần di sản q báu của văn hóa phương Đơng - Tìm hiểu thơ chữ
Hán Hồ Chí Minh” của Hồng Tranh, ngun phó viện trưởng, Viện Khoa học
Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc. Trích trong “Di sản Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Bài viết đã khảo sát và đánh giá sơ bộ về số lượng các
bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ, những nội dung tư tưởng
và đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định,
thơ chữ Hán Hồ Chí Minh chính là một phần di sản văn hóa Người để lại cho
nhân dân thế giới. Những đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong thơ giúp
chúng ta có thêm tri thức về văn hóa phương Đơng, nâng cao hiểu biết về mối
quan hệ văn hóa mật thiết trong lịch sử hai nước Trung - Việt.
“Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất” do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2010 của GS. Song Thành. Tác giả tập trung phân
tích truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc và sự vận dụng phương
pháp luận Mác-Lênin của Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa, tạo cho văn
hóa Việt Nam có một cách nhìn mới, một quan niệm mới.
“Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Văn hóa thơng tin năm
2010 của Cao Thị Hải Yến. Tác giả đã đi sâu vào một số nội dung cơ bản
trong văn hóa ứng xử và phát huy giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trong
việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
“Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Hà Nội năm 2013 của
GS Hồng Chí Bảo. Cuốn sách giới thiệu 5 chuyên đề nghiên cứu tư tưởng
đạo đức của Hồ Chí Minh nhằm giúp bạn đọc nhận thức sâu sắc những nội

luan van, khoa luan 12 of 66.

9


tai lieu, document13 of 66.

dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để từ đó
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
“Phong cách Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2014

của Đỗ Hồng Linh và Vũ Thị Kim Yến. Cơng trình đã hệ thống phong cách
Hồ Chí Minh qua những câu chuyện minh họa giản dị, đời thường và gần gũi
nhưng lại vô cùng xúc động làm cho người đọc hiểu rõ hơn về Hồ Chí Minh.
“Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức” nhà xuất bản Thông tin
truyền thông, năm 2015 của GS.TS.NGND Trần Văn Bính. Bằng việc phân
tích hai nội dung Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa và Di sản Hồ Chí Minh về
đạo đức, lối sống, tác giả khẳng định, những giá trị tư tưởng và đạo đức của
Người có ý nghĩa vơ cùng to lớn, sâu sắc trong việc hoàn thiện, phát triển
nhân cách của bản thân mỗi con người và của cả dân tộc.
“Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh” nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2018 của GS. Đinh Xuân Lâm và
PGS.TS. Bùi Đình Phong. Đây là cơng trình tập hợp các bài viết của hai tác
giả đã được cơng bố trên các tạp chí có liên quan đến danh nhân văn hóa Hồ
Chí Minh, đến tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ; về văn hóa dùng
người; về văn hóa lãnh đạo, quản lý; từ di sản văn hóa dân tộc đến di sản văn
hóa Hồ Chí Minh…
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về di
sản Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh như: Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS. Song Thành
(2005), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội;
Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ
đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS. Trần Nhâm (2011),

luan van, khoa luan 13 of 66.

10



tai lieu, document14 of 66.

Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội;
Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh - Ngơi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội... Các cơng trình trên đã giúp tác giả
hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu được
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Những cống hiến
sáng tạo về tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
và ý nghĩa của nó đối với thời đại hiện nay. Đồng thời, các cơng trình trên đã
đi sâu vào một số nội dung lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như tư
tưởng về giải phóng dân tộc, về xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng, tư tưởng
triết học, tư tưởng kinh tế, chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, đạo
đức và con người, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Trong những
nội dung đó có tư tưởng về văn hóa, về vị trí, vai trị của văn hóa, về xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam và về phong cách, lối sống có văn hóa của Hồ Chí
Minh… Điều đó đã giúp tác giả rất nhiều trong q trình hồn thành luận văn
của mình.
Nhìn chung, đây là nhóm tư liệu có nội dung phong phú cả ở phương
diện lý luận và thực tiễn, được các nhà khoa học nghiên cứu khá công phu ở
Việt Nam và nước ngồi. Rất nhiều cơng trình đã giúp tác giả có được cái
nhìn tổng qt về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa, giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc nói riêng.
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu viết về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ chủ tịch
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích gắn liền
với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 15 năm cuối đời
(từ năm 1954 đến năm 1969), nơi đây còn thể hiện đậm nét nhất về cuộc sống
sinh hoạt đời thường cùng với những chỉ bảo ân cần và lời dạy thiết thực của
Người. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thu hút rất nhiều nhà khoa học quan tâm.


luan van, khoa luan 14 of 66.

11


tai lieu, document15 of 66.

Trước hết là các cơng trình viết về Hồ Chí Minh với Khu Di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ
Chủ tịch 1954-1969”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1995
đã tiến hành xác minh, tập hợp theo biên niên sự kiện những hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 15 năm Người sống và làm việc tại Khu Phủ
Chủ tịch, Hà Nội; “Di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa mới” nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm
2004. Kỷ yếu tập hợp các bài viết góp phần xây dựng con người mới, nền
văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; “Nghiên cứu, chỉnh lý hệ
thống hóa những tư liệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12
năm 1954 đến tháng 12 năm 1958” (năm 2018) Bên cạnh những sự kiện lịch
sử, đề tài đã sưu tầm, chỉnh lý, hệ thống hóa, tuyển chọn và bổ sung được
các ảnh tư liệu cũng như các câu chuyện, hồi ký của những người đã từng
tiếp xúc trực tiếp với Chủ tịch Hồ Chí Minh; “Nghiên cứu, chỉnh lý, hệ
thống hóa tư liệu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng
01/1959 đến tháng 12/1964”(năm 2018) đề tài đã nghiên cứu, sưu tầm,
tuyển chọn hệ thống ảnh tư liệu cũng như các câu chuyện về Người, các hồi
ký của nhân chứng đã từng được gặp và phục vụ Hồ Chí Minh vào các sự
kiện lịch sử tương ứng.
Tiếp theo là các cơng trình nghiên cứu về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch:“Nghiên cứu thực trạng mơi trường sinh thái Khu Di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” (năm 2011) đề tài đã nghiên

cứu, lập danh mục, lấy mẫu phân tích, xây dựng hồ sơ khoa học, đánh giá
thực trạng vườn cây, vườn quả, cây cảnh, ao cá di tích và tìm ra các giải pháp
để xây dựng thành bộ quy chuẩn về bảo tồn, tu bổ, tu bổ hệ thống cảnh quan
mơi trường Khu Di tích; “45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2014) nhà xuất bản Thanh Niên
năm 2014. Kỷ yếu gồm những bài viết về những công tác bảo quản cũng như

luan van, khoa luan 15 of 66.

12


tai lieu, document16 of 66.

các công tác trưng bày, kiểm kê, bảo vệ và tuyên truyền giáo dục ở Khu Di
tích;“50 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Phủ Chủ tịch (1969-2019)” nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2019.
Kỷ yếu đã giới thiệu về nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh; sự hình thành
Khu Di tích và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học
của Khu Di tích từ năm 1992 đến nay.
Nhìn chung các cơng trình trên đã đề cập đến hoạt động khai thác, bảo
quản, quảng bá các giá trị di sản trong Khu Di tích và thể hiện được sự nỗ
lực, cố gắng của Khu Di tích trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Hồ Chí Minh.
Có thể nói, các cơng trình trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như những vấn đề về giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời, cung cấp nhiều gợi ý quan
trọng và những tư liệu cần thiết để tiếp tục đi sâu nghiên cứu mảng đề tài này.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập đến việc giữ gìn và phát huy di sản

văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học, các
cơng trình nghiên cứu trước đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, về việc giữ gìn và phát huy di
sản văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Đó
là làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc; những quan điểm mang tính định hướng của Hồ
Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; thực trạng của việc
giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích và đưa ra
những giải pháp thiết thực nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa lịch sử của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.

luan van, khoa luan 16 of 66.

13


tai lieu, document17 of 66.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ
gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn
chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy di sản văn
hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
- Việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ những quan điểm của Hồ Chí
Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; thực trạng và giải pháp
giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại phủ Chủ tịch.
- Về khơng gian: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những chủ trương, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.

luan van, khoa luan 17 of 66.

14


tai lieu, document18 of 66.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc sử dụng phương pháp phổ biến, áp dụng cho tất cả các
ngành khoa học là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật

lịch sử. Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: Phương
pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp quan sát và miêu tả…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Đồng thời, đưa ra
những giải pháp thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ
Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cho Khu
Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hệ thống những giải pháp để
có thể gìn giữ và bảo quản tốt hơn những di sản văn hóa của Hồ Chí Minh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên
cứu, giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học và Chính trị học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
Chương 2: Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Thực trạng và giải pháp.

luan van, khoa luan 18 of 66.

15


tai lieu, document19 of 66.

Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA DÂN TỘC
1.1. Một số khái niệm có liên quan

1.1.1. Văn hóa
Hiện nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong đó,
UNESCO quan niệm văn hóa, “Tổng thể những tính chất tinh thần, vật chất,
trí tuệ và cảm xúc đặc biệt, đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội.
Văn hóa bao gồm khơng chỉ nghệ thuật và văn học, mà còn bao gồm cả các
phương thức sống, các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, các
truyền thống và tín ngưỡng” [86, tr.173]. Theo từ điển Triết học: “Văn hóa là
tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử
phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật
chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần
(khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…). Văn hóa là
một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh
tế xã hội” [88, tr.1329-1330]. GS. Song Thành định nghĩa: “Văn hóa hiểu
theo nghĩa rộng là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do một cộng
đồng người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển trong
quá trình lịch sử. Trên ý nghĩa đó, văn hóa phản ánh mức độ phát triển của
toàn cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân về trình độ sản xuất - kinh tế, khoa
học - kỹ thuật, triết học - tôn giáo, văn học - nghệ thuật, nếp sống - đạo đức,
phong tục- tập quán” [84, tr.7]. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho
rằng: “Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [87, tr.56].
Trên nền tảng văn hố tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa văn hoá
nhân loại, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm có một

luan van, khoa luan 19 of 66.

16



tai lieu, document20 of 66.

nhận thức đúng đắn về văn hố. Tháng 8-1943, khi cịn ở trong nhà tù của
Tưởng Giới Thạch, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hố là tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn” [64, tr.458].
Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một bối cảnh
thời gian và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang
tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy
nhất của Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng. Văn hóa là hoạt động sáng tạo của
con người, mà nguồn gốc là do nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là
chủ thể của sự sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Văn hóa bao gồm hai lĩnh vực
là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần tương ứng với hai hình thức sản xuất
của xã hội lồi người là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Văn hóa vật
chất biểu hiện lĩnh vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt động
này như: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sống
hàng ngày như: ăn, mặc, đi lại, thơng tin… Văn hóa tinh thần được phản ánh
trong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần cùng với tồn bộ kết quả
của nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, văn học, phong tục tập
qn, tơn giáo, tín ngưỡng… Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có
bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng,
là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là trình độ học vấn của con người.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa
phản ánh một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng đều cho thấy văn
hóa là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng. Văn hóa có mặt trong tồn bộ đời

sống của con người, trong hoạt động sáng tạo của con người, đồng thời cũng

luan van, khoa luan 20 of 66.

17


tai lieu, document21 of 66.

là thước đo trình độ phát triển và sự hồn thiện của con người. Vì vậy, văn
hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy
trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên,
xã hội và bản thân. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời
sống con người và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính nhờ văn
hóa mà con người tự thể hiện các giá trị chân, thiện, mỹ và trở thành nền tảng,
sức mạnh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.
1.1.2. Di sản văn hóa
Di sản theo nghĩa Hán Việt: di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển
lại; sản là tài sản, là những gì q giá, có giá trị. Theo Đại từ điển Tiếng
Việt “Di sản là giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc
gia một dân tộc để lại” [90, tr.533].
Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khẳng định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có
vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.” [22,
tr.591].
Di sản văn hóa là tài sản của các thế hệ trước để lại và được xác định
là bộ phận quan trọng cấu thành mơi trường sống của con người, góp phần
phát triển kinh tế, xã hội bền vững, xây dựng mơi trường xã hội Việt Nam
lành mạnh, có văn hóa. Di sản văn hóa được tơn tạo theo đúng chuẩn mực

khoa học sẽ trở thành tài nguyên du lịch, cung cấp loại hình dịch vụ văn hóa
có sức hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, một ngành kinh
tế của đất nước. Bởi lẽ, đây là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không
thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh
(khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, q trình khai thác khơng có sự kiểm
sốt chặt chẽ, việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp không theo đúng
những chuẩn mực khoa học.

luan van, khoa luan 21 of 66.

18


tai lieu, document22 of 66.

Tóm lại, di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau,
gồm có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa được hun đúc
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của
lịch sử. Di sản văn hóa khơng chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam
phong phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế,
xã hội. Do đó, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiết
thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
1.1.3. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là dấu tích, vết tích lịch sử văn hóa của các thời
đại trước cịn lại. Di tích lịch sử văn hóa được tạo nên do con người (cá nhân,
tập thể) hoạt động sáng tạo lịch sử, con người hoạt động văn hóa mà hình
thành nên. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Di tích lịch sử văn hóa là tổng thể
những cơng trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử

hay giá trị văn hóa được lưu lại” [90, tr.533].
Như vậy, có thể hiểu di tích lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử văn hóa phải bảo đảm được một
trong các tiêu chí sau đây: Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cơng trình xây dựng, địa
điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất
nước. Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
1.1.4. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống, đó là tổng hợp những
hiện tượng văn hóa, xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khn mẫu
văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các nghi thức, thiết chế

luan van, khoa luan 22 of 66.

19


tai lieu, document23 of 66.

xã hội… được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt động
sống của mỗi con người, cũng như của toàn xã hội, được chuyển giao từ thế
hệ này qua thế hệ khác. Theo Ðảng Cộng sản Việt Nam: “Bản sắc dân tộc bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Ðó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo
trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...”[8, tr.56].

Giữ gìn văn hóa địi hỏi phải bảo vệ ngun vẹn, đầy đủ, khơng được
bóp méo hay xuyên tạc giá trị văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc phù
hợp với hồn cảnh mới trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Giữ gìn là “Bảo quản, giữ cho nguyên
vẹn” [90, tr.754]. Vậy giữ gìn tức là giữ cho nguyên vẹn, giữ cho được lâu
không làm tổn hại và bị mất mát. Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt, đĩnh
nghĩa phát huy là: “Làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy
tiếp tục nảy nở nhiều hơn” [90, tr.1321]. Như vậy, phát huy là làm cho cái hay
cái tốt được lan tỏa tác dụng và tiếp tục phát triển thêm. Phát huy là hành
động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội coi đó như là mọi nguồn
nội lực của các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại
nhiều lợi ích vật chất và tinh thần cho con người được thể hiện ở mục tiêu của
văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc khơng chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần
cho đồng bào dân tộc mà cịn thúc đẩy du lịch, kinh tế, xã hội phát triển.
Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đều xây dựng cho
mình một nền văn hóa riêng. Vì thế, khi nói tới dân tộc là nói tới văn hóa và
ngược lại. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với dân tộc, có nguồn gốc từ dân
tộc và cũng là diện mạo của dân tộc đó. Nó được tạo dựng qua bao biến cố và

luan van, khoa luan 23 of 66.

20


tai lieu, document24 of 66.

thăng trầm của lịch sử, là sự biểu hiện trường tồn của giống nòi, là cầu nối
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc, là vấn đề sống còn của mỗi
quốc gia. Như vậy, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là bảo vệ những giá

trị văn hóa của dân tộc và làm cho những vấn đề căn cốt nhất, nền tảng nhất
mang đặc trưng của văn hóa dân tộc được phát triển.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là
một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, là việc giữ gìn “cốt cách”,
“đặc tính”, “bản sắc” của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc,
tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn
hóa dân tộc
1.2.1. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
Ở mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt, độc
đáo việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thể
hiện tính đồn kết cộng đồng, sự gắn bó, hài hịa giữa con người với các yếu
tố tự nhiên đã dần trở thành món ăn tinh thần độc đáo của dân tộc. Hồ Chí
Minh đã ra đi tìm đường cứu nước để học hỏi, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất
của các nền văn hóa trên thế giới, từ đó Người đã chọn lọc để làm phong phú
thêm cho giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc như sau:
Một là, giữ gìn và phát huy truyền thống u nước, nhân nghĩa, đồn
kết của dân tộc.
Văn hóa dân tộc Việt Nam chứa đựng giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng
đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và được nhìn nhận qua hai lớp
quan hệ. Về nội dung, đó là lịng u nước, thương nịi, tinh thần độc lập, tự
cường, tự tơn dân tộc… Về hình thức, đó là cốt cách văn hóa dân tộc được
biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, cách cảm và nghĩ…. Nó
phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc. Trong buổi gặp gỡ nhà văn
Đức, Irênê Phabe (người dịch Truyện Kiều), Hồ Chí Minh có nói: “Những

luan van, khoa luan 24 of 66.

21



tai lieu, document25 of 66.

người cộng sản chúng ta rất q trọng cổ điển. Có nhiều dịng suối tiến bộ
chảy từ những ngọn núi cổ điển đó” [78, tr.420]. Vì vậy, trách nhiệm của con
người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát huy
những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của
từng giai đoạn lịch sử.
Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử
dựng nước và giữ nước tạo nên một nền văn hóa riêng, với những giá trị
truyền thống tốt đẹp và cao quý. Ngay từ buổi đầu lập nước, người Việt Nam
đã tự ý thức về cộng đồng dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự hào, tự
tơn của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giở sử nước ta ra mà xem, mi sẽ thấy
tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tơn” [62,
tr.97]. Lịng tự hào, tự tôn dân tộc luôn là nền tảng tinh thần để mỗi người
Việt Nam có trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc mình. Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến lịch sử dân tộc và tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc. Để
giáo dục lịng u nước, kêu gọi đoàn kết cứu nước và khẳng định ở triều đại
nào cũng có người anh hùng mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước, Người viết bài “Lịch sử
nước ta” (tháng 2 năm 1942), trong đó có đoạn:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hịa” [64, tr.259]
Lịng u nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của người dân
Việt Nam, đã đúc kết thành truyền thống yêu nước và được nâng lên thành
chủ nghĩa yêu nước. Chính tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước là động
lực vĩ đại giúp nhân dân Việt Nam, đứng lên đấu tranh giành và giữ độc lập
dân tộc trước kẻ thù xâm lược. Tổng kết về phong trào yêu nước Việt Nam,

trong bài Nên học sử ta, Hồ Chí Minh khái quát: “Đời nào cũng có người anh
hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước.

luan van, khoa luan 25 of 66.

22


×