Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.62 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VŨ BẢN

THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
NHU CẦU QUẢN LÝ BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐẠP
THANH, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VŨ BẢN

THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
NHU CẦU QUẢN LÝ BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐẠP
THANH, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

KHÓA: QH.2015.Y
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. LÊ ANH TUẤN
THS. NGUYỄN THÀNH TRUNG


HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Y Dược Cộng đồng và Y dự
phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trạm y tế và toàn
thể người dân xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cơ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa
luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu,
hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chun ngành y đa khoa.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới:
ThS. Lê Anh Tuấn, người thầy kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ,
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ThS. Nguyễn Thành Trung, thầy đã ln quan tâm, hết lịng giúp đỡ,
chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Vũ Bản

i



LỜI CAM ĐOAN
Em là Nguyễn Vũ Bản, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành Y đa khoa,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng

dẫn của Ths. Lê Anh Tuấn và ThS. Nguyễn Thành Trung.
2.

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3.

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Vũ Bản

ii


CSSKBĐ

WHO
ĐTNC
THCS
BKLN
TYT
YTTB
CSSK
YTCS

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................ iii
MỤC LỤC........................................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm chăm sóc sức khỏe..................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm sức khỏe.......................................................................................................... 3
1.1.2. Một số chỉ số sức khỏe cơ bản................................................................................... 3
1.1.3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe.................................................................................... 4
1.2. Quan điểm chăm sóc sức khỏe................................................................................... 7
1.2.1. Quan điểm chăm sóc sức khỏe trên thế giới....................................................... 7
1.2.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam...................................................... 12
1.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến chăm sóc sức khỏe và nhu cầu
quản lý bệnh tật tại nơi có điều kiện thấp...................................................................... 14

1.3.1. Trên Thế giới.................................................................................................................... 14
1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................................................... 16
1.4. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu.............................................................. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................21
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................ 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu....................................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu...................................................... 21
iv


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................... 21
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................ 21
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu................................................................................................. 22
2.2.4. Các biến số nghiên cứu................................................................................................... 22
2.3. Xử lý số liệu......................................................................................................................... 24
2.4. Đạo đức nghiên cứu......................................................................................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ................................................................................................................... 26
3.1. Mô tả thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân tại

xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019................................. 26
3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.................................................................. 26
3.1.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe............................................................. 28
3.2. Mơ tả nhu cầu quản lý một số bệnh của người dân tại xã Đạp Thanh,
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019.................................................................. 34
Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................................... 39
4.1. Mô tả thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe tại xã Đạp Thanh,

huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019.................................................................. 39

4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu:................................................................. 39
4.1.2. Đặc điểm bệnh mạn tính của đối tượng nhiên cứu.......................................... 41
4.1.3. Nhân viên y tế địa phương............................................................................................ 45
4.1.4. Các yếu tố liên quan giữa các thơng điệp và yếu tố nguy cơ có liên quan đến các

bệnh mạn tính................................................................................................................................... 46
4.2. Mơ tả nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ,

tỉnh Quảng Ninh năm 2019................................................................................................... 49
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 54

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=151)..............................27
Bảng 3.2: Tiền sử của đối tượng nghiên cứu (n=151)................................................. 28
Bảng 3.3: Tiếp xúc với các thông điệp về các yếu tố nguy cơ các bệnh mạn
tính của người dân trong 30 ngày qua (n=151).............................................................. 29
Bảng 3.4: Số lần khám sức khỏe của cán bộ y tế thôn bản (n=70).......................30
Bảng 3.5: Hoạt động của y tế thôn bản (n=70)................................................................ 31
Bảng 3.6: Số hoạt động người dân nhận được của y tế thôn bản (n=70)...........31
Bảng 3.7: Các yếu tố liên quan giữa các thông điệp và yếu tố nguy cơ có liên
quan đến các bệnh mãn tính (n=151).................................................................................... 32
Bảng 3.8: Các mong muốn quản lý bệnh và chi phí quản lý của người dân
(n=56) 35
Bảng 3.9: Mơ hình tổng quan bệnh tật của người dân (n=151).............................. 38

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của người dân (n=151)................................................................. 26
Biểu đồ 3.2: Nhận định của sự xuất hiện cán bộ y tế thôn bản của người dân
(n=151)................................................................................................................................................. 30
Biểu đồ 3.3: Mong muốn quản lý bệnh mãn tính (n=70)........................................... 34
Biểu đồ 3.4: Các lý do khám bệnh của người dân (n=151)...................................... 36
Biểu đồ 3.5: Tình hình sức khỏe của người dân (n=151)........................................... 37

vii


MỞ ĐẦU
Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân là mối quan tâm hàng đầu
của xã hội hiện nay. Tồn Đảng tồn dân ta ln quan tâm chú ý đến vấn đề
này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết Trung Ương khóa XII “Sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ
thống chính trị và tồn xã hội,…”[1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã
từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh
khỏe là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước mới thịnh”. Trong Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là
nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ
và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của
bản thân xã hội”. Được sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng, Nhà nước,
chính quyền địa phương, trên thực tế rất nhiều xã miền núi đã có trạm y tế
(TYT) với đội ngũ cán bộ y tế dần đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về khám
chữa bệnh của người dân. Lòng tin của người dân, của đồng bào dân tộc vào

cán bộ y tế đã ngày càng tăng lên. Có thể thấy hệ thống y tế nhà nước ở các cơ
sở đã có nỗ lực khơng ngừng để thu hút người dân đến khám và chữa bệnh cụ
thể như các đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh…[2].
Quảng Ninh là một trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt
Nam, đã được đầu tư nâng cấp về mọi mặt, trong đó có y tế nhưng hoạt động y tế
cơ sở vùng miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người dân mắc bệnh chưa
được phát hiện còn cao, chưa được quản lý các bệnh mạn tính, các vấn đề sức
khỏe thai sản… Một trong những nguyên nhân là trình độ học vấn của người dân
cịn thấp, tình trạng kinh tế xã hội, thiếu hụt nhân viên y tế, chun mơn, nghiệp
vụ cịn thấp, hạn chế trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe do rào cản địa lý

1


và hạn chế về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe [3]. Chăm sóc sức khỏe
ban đầu (CSSKBĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu gánh nặng
bệnh tật của người dân. CSSKBĐ ước tính có thể giảm tới 70% gánh nặng
bệnh tật tồn cầu [4].
Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng một
số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người
dân xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019” với 02
mục tiêu như sau:
1.

Mô tả thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe của

người dân tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm
2019
2.


Mô tả nhu cầu quản lý một số bệnh của người dân tại xã Đạp

Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Một số khái niệm chăm sóc sức khỏe

1.1.1. Khái niệm sức khỏe
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm: “Sức khỏe là một
trạng thái hoàn toàn thoải mái của con người về thể chất, tâm thần và xã hội
chứ không phải chỉ là bệnh tật. Việc chăm sóc sức khỏe khơng những mang
lại hạnh phúc cho mỗi người mà cịn vì sự hưng thịnh của một xã hội. Do đó
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trước hết là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi
gia đình và cũng là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng” [5].
Như vậy, sức khỏe là tài sản riêng của mỗi cá thể đồng thời cũng là tài
sản quý giá chung của cả cộng đồng. Tất cả mọi người trên trái đất đều có
mong muốn sống mạnh khỏe để cống hiến tối đa cho bản thân, gia đình và xã
hội. Bảo vệ sức khỏe là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người, mọi ngành
trong toàn xã hội.
1.1.2. Một số chỉ số sức khỏe cơ bản
1.1.2.1. Tăng huyết áp.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được đánh giá hai lần, và kết
quả cuối cùng là giá trị trung bình của hai lần đánh giá. Mọi người được phân
loại là bị tăng huyết áp nếu họ có mức huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc

mức huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg (Theo hội tim mạch học Việt Nam) [6].
1.1.2.2. Đái tháo đường
Chỉ số đường huyết được đánh giá bằng cách sử dụng máy đo đường
máu mao mạch với bộ kit nhanh, Kết quả định lượng glucose mao mạch của
người dân lúc đói ≥ 7,5 mmol/L hoặc có sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường
được xác định là bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Theo AHA – Hội đái tháo
đường Hoa Kỳ)[7].
3


1.1.2.3. Chỉ số khối cơ thể
Người tham gia được đo chiều cao và cân nặng. Sau đó các thơng số được
áp dụng theo cơng thức tính chỉ số khổi cơ thể - BMI (Boss mass index). Kết quả
cho ra sẽ xác định người tham gia nghiên cứu là người bình thường (18,5-22,9
2

2

2

kg/m ); nhẹ cân (<18,5 kg/m ) hay thừa cân/béo phì (≥23 kg/m ) [8].

1.1.3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe
Theo tác giả Hồng Đình Cầu đã nêu: “Chăm sóc sức khỏe là việc làm
thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui
chơi giải trí….), để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội
của mỗi thành viên trong xã hội” [9].
Theo định nghĩa của WHO: “Chăm sóc sức khỏe là sự chăm sóc thiết yếu
được phổ biến đến mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng với những biện pháp
mà cộng đồng có thể chấp nhận, với phí tổn cộng đồng chấp nhận được, phù hợp

với ngân sách địa phưng, những biện pháp mà cộng đồng có thể chấp nhận phải
có cơ sở khoa học, đơn giản dễ thực hiện, ít tốn kém, hiệu quả cao và thiết thực”
[10]. CSSK gồm các yếu tố thiết yếu: kỹ thuật thực hiện, khoa học, được xã hội
chấp nhận; phổ biến đến tận cá nhân và gia đình; tự lực, tự quyết; tham gia tích
cực; phí tổn vừa phải; gần gũi nơi người dân sống và lao động; nằm trong sự
phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương [10].

1.1.3.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Năm 1978, Hội nghị quốc tế của 134 nước và 67 tổ chức quốc tế ở Alma
– Alta đưa ra định nghĩa như sau: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm
sóc thiết yếu, xây dựng trên những phưng pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở
khoa học và chấp nhận về mặt xã hội. Có thể phổ biến rộng rãi cho cá nhân và
gia đình của cộng đồng xã hội ở nước đó có thể chịu đựng được ở mỗi giai đoạn

4


phát triển của họ và theo một tinh thần tự nguyện, tự giác” [11]. Theo tun
ngơn đó, CSSKBĐ có 8 nội dung sau:
-

Giáo dục sức khỏe

-

Dinh dưỡng hợp lý

-

Cung cấp nước sạch và thanh khiết mơi trường


-

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em – kế hoạch hóa gia đình

-

Phịng và chống các dịch bệnh đang lưu hành ở địa phưng

-

Tiêm chủng mở rộng (chủ yếu 6 bệnh lây nhiễm ở trẻ em)

-

Điều trị bệnh thơng thường và thương tích tại nhà

-

Đảm bảo thuốc thiết yếu và trang bị chủ yếu

Khác biệt giữa chăm sóc ban đầu (Primary Care) với chăm sóc sức khỏe
ban đầu (Primary Health Care): Chăm sóc ban đầu là chăm sóc y tế (Medical
Care) ngay khi đau ốm, bệnh tật, cấp cứu, chấn thưng… do nhân viên y tế
thực hiện, chủ yếu tại phòng khám bệnh trong hệ thống y tế, có thể kết hợp
với các chuyên khoa sâu khi cần. Người thực hiện chăm sóc ban đầu là các
bác sĩ tổng quát, bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, và tùy nơi, có thể là dược sĩ,
là y sĩ hay điều dưỡng, nhân viên y tế nói chung... Tùy tình trạng bệnh, có thể
chăm sóc ban đầu là các bệnh mạn tính thường gặp như tăng huyết áp, đái
tháo đường, hen, viêm phổi tắc nghẽn mãn tĩnh, trầm cảm, lo âu, …(Theo

Phân loại quốc tế về chăm sóc ban đầu: International Classification of Primary
Care-ICPC) [12]. Như vậy, chăm sóc ban đầu là một phần quan trọng của
CSSKBĐ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân – một cách cơng
bằng và bình đẳng với sự hỗ trợ của tuyến trên.
1.1.3.2. Các hoạt động cơ bản trong chăm sóc sức khỏe
CSSK là nền tảng triết lý và chính sách y tế của WHO, nhằm xây dựng
một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng

5


về mơ hình bệnh tất, về dân số, kinh tế - xã hội [11]. Có thể thấy chăm sóc sức
khỏe thường tập trung vào 3 lĩnh vực như sau:
Chăm sóc sức khỏe thể chất : Trước tiên một yêu cầu chung và vô cùng
quan trọng đặt ra cho mỗi cá nhân là cần phải chăm sóc sức khỏe của mình một
cách tích cực chủ động, thay vì đợi bị bệnh và đi chữa bệnh. Để có sức khỏe
thể chất tốt cần phải khám sức khỏe tổng quát; không nên hút thuốc lá; uống
rượu bia có chừng mực; cần phải chú ý đến cân nặng của cơ thể; cần chú ý đến
lượng cholesteron trong máu; chú ý đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể;
cần sắp xếp một chương trình vận động cho cơ thể (thời khóa biểu); phải ln
lượng khả năng và giới hạn sức khỏe của bản thân.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Để có được sức khỏe tinh thần tốt
nhất có các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá thể đó là học cách tự đánh giá bản
thân một cách lành mạnh; biết cho và nhận; tạo dựng mối quan hệ gia đình
tích cực; biết đề ra những ưu tiên cho bản thân mình phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh; cần dành thời gian để nghỉ ngơi và đi du lịch tham quan; cần
phải trang bị cho bản thân những cách quản lý và đối phó với stress hiệu
quả nhất; phải luôn luôn sống lạc quan, yêu đời; hãy học cách ứng phó với
những thay đổi có thể ảnh hưởng đến bản thân (tăng cường khả năng thích

ứng) biết cách điều chỉnh và ứng phó cảm xúc của bản thân, đặc biệt là
những xúc cảm tiêu cực, hướng vào bản thân.
Quan hệ xã hội: Đây cũng là một lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của mỗi cá thể, mỗi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã
hội thể dục thể thao, văn hóa, tham gia các tổ chức, đồn thể xã hội, tạo lập
và duy trì các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp.

6


1.2.

Quan điểm chăm sóc sức khỏe

1.2.1. Quan điểm chăm sóc sức khỏe trên thế giới
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, phương pháp chăm sóc sức
khỏe theo chiều dọc được sử dụng trong chương trình thanh tốn sốt rét và
đậu mùa bị chỉ trích dữ dội [13], phương pháp tiếp cận từ trên xuống bị gạt bỏ
nhường đường cho việc hình thành nên một quan điểm mới về phát triển và
chăm sóc y tế. Khái niệm mới này gọi là phát triển con người hướng đến việc
xây dựng sức khỏe con người thông qua việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết
yếu, cơ bản theo hướng từ dưới lên trên [14]. Với công thức mới này, các nhà
quản lý y tế công cộng đề xuất khái niệm CSSK, địi hỏi sự cải tổ tình trạng
kinh tế xã hội, phân bổ lại nguồn lực, tập trung phát triển hệ thống y tế và chú
trọng đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Xuất phát từ những thực tế
và động lực kể trên, nhiều quốc gia công nghiệp hóa thời điểm đó ủng hộ cho
việc xây dựng chương trình CSSK trên tồn thế giới [14].
1.2.1.1. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới
Tại hội nghị của WHO năm 1978 tại Alma Ata, Kazakhstan đã thống nhất
Tuyên ngôn Alma-Ata tuyên bố sức khỏe là một quyền của con người và quy

định trách nhiệm của quốc gia là phải duy trì sức khỏe và nâng cao sức khỏe tốt
của cộng đồng dân cư trong quốc gia đó. Tun ngơn này cũng lập lại quan
điểm: để đạt được sức khỏe không chỉ cần hành động trong lĩnh vực y tế mà cịn
cần phải có sự tham gia của chính phủ trong việc xây dựng chính sách quốc gia
phát triển cơ sở hạ tầng dành cho CSSK. Đồng thời xây d các nội dung chính của
CSSKBĐ là: nội dung 1 (ND1) giáo dục sức khỏe, (ND2) cung cấp thực phẩm
và dinh dưỡng thích hợp, (ND3) cung cấp nước sạch và thanh khiết mơi trường,
(ND4) chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, (ND5) tiêm
chủng mở rộng, (ND6) khống chế các bệnh dịch lưu hành ở địa

7


phương, (ND7) chữa các bệnh, vết thương thông thường, (ND8) cung cấp
thuốc thiết yếu [11].
1.2.1.2. Các lợi ích của chăm sóc sức khỏe
Tuyên bố này là một bước ngoặt trong lịch sử y tế toàn cầu, tiền thân
của Chiến lược tồn cầu vì sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000 được
WHO cùng các đối tác theo đuổi trong suốt phần còn lại của thế kỷ 20 và Phát
triển bền vững. Nhờ đó mà đến nay thế giới đã đạt được những tiến bộ tuyệt
vời về sức khỏe toàn cầu, với những thay đổi lớn đến mức tuổi thọ hiện nay
tăng lên khoảng 10 năm so với năm 1978, nguy cơ tử vong trước 5 tuổi đã
giảm khoảng hai phần ba [15].
Năm 2018, WHO đã biết tiến bộ đáng kể đã được thể hiện trong việc
cải thiện sức khỏe và đời sống hơn 40 năm kể từ sau tuyên bố Alma-ata, với
sự giảm đáng kể các trường hợp tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, tử
vong từ các nguyên nhân như HIV/AIDS, sốt rét, bệnh lao và các bệnh có thể
phịng ngừa bằng vắc xin. CSSKBĐ đã đóng góp cho những tiến bộ này, hiện
nay có rất nhiều bằng chứng về hiệu quả của CSSKBĐ, đặc biệt liên quan đến
một số nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tỷ lệ tử vong [10].

1.2.1.3. Các khó khăn, thách thức của chăm sóc sức khỏe
Năm 2008, WHO và Ủy ban các yếu tố xã hội quyết định của sức khỏe đã
tổ chức đánh giá sau 30 năm thực hiện tuyên ngôn Alma-Ata và nhận định về
những thay đổi của thế giới. Báo cáo đặt ra vấn đề chăm sóc sức khỏe trong bối
cảnh của tồn cầu hóa, có nhiều thay đổi trong các yếu tố xã hội, đặc biệt là sự
xuất hiện của các bệnh mới như (SARS), MERS Co–V, Vi rút Ebola, Dịch cúm
A(H7N9), cúm A(H5N6), H1N1, H5N1 có tiềm năng gây dịch lớn, một số bệnh
tuy có vắc xin nhưng do yếu kém trong truyền thơng và an tồn tiêm chủng nên
vẫn để xảy ra dịch bệnh [15]. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh không lây
nhiễm (BKLN) ngày càng phổ biến đặc biệt là nhưng thói quen thiếu

8


khoa học (chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia, thiếu vận động
thể lực…) làm cho BKLN trở thành một gánh nặng y tế không chỉ ở các nước
phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển. Nguy cơ và tai nạn thương
tích cũng gia tăng mạnh như tai nạn lao động, giao thông, hỏa hoạn, đuối
nước… Bên cạnh đó bạo lực gia đình, xung đột vũ trang hiện nay cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho gánh nặng bệnh tật toàn cầu thêm trầm
trọng. Khoa học kỹ thuật phát triển trong đó có sự phát triển vượt bậc của nền
y học thế giới, làm cho sức khỏe và tuổi thọ trung bình của dân số toàn cầu
ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với sự già hóa dân số cũng diễn ra mạnh mẽ
tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Khoảng cách giàu nghèo giữa
các nhóm người trong cùng một quốc gia cũng ngày càng nới rộng, sự phân
bố bệnh tật không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các nhóm dễ tổn thương
trong xã hội như người nghèo, người già, trẻ em và phụ nữ có thai [15].
Tháng 10 năm 2018, WHO đã tổ chức kỷ niệm 40 năm tuyên bố Alma-Ata
tại Astana, Kazakhstan để tiếp tục đánh giá về những thay đổi của thế giới, bên
cạnh yếu tố tích cực cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực như: phổ bệnh hiện

nay rất khác so với 40 năm trước, do sự chuyển đổi nhân khẩu học và dịch tễ học
đã xảy ra, các bệnh không truyền nhiễm, mạn tính, tai nạn thương tích thay thế
nhiễm trùng cấp tính là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong
[10]. Một số yếu tố và xu hướng đã làm cho thế giới trở nên rất khác biệt giữa
năm 2018 và năm 1978, thay đổi trong phân bố dân cư (đô thị nhiều hơn, cũ
hơn). Thế giới đang trải qua sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, cơng nghệ,
mơi trường và nhân khẩu học thay đổi, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời
sống. Những tác động này khơng phải lúc nào cũng có lợi, xu hướng đặt ra
những thách thức đáng kể. Tăng trưởng kinh tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe,
đời sống được cải thiện, tuy nhiên lại không đồng đều trên thế giới. Bất bình
đẳng trong nước đã gia tăng ở nhiều quốc gia và một loạt cú sốc kinh tế và khủng
hoảng đã xảy ra ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực, tác động tiêu cực đến

9


sức khỏe và đời sống. Hơn nữa, một số quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi xung đột,
chiến tranh, hòa bình, ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với tình trạng sức khỏe
của cả quần thể. Ước tính 68,5 triệu người đã bị buộc phải di dời khỏi nhà của
họ, mức cao nhất được ghi nhận [10]. Hàng trăm triệu người đã di cư đến thành
thị kết quả là hơn 55% dân số thế giới hiện đang sống ở các thành phố, ảnh
hưởng của điều này đối với sức khỏe và đời sống có thể là tích cực hoặc tiêu cực
[10]. Biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người sống trong tình trạng
cực kỳ nghèo khổ, được coi là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất của thế kỷ
21 [10]. CSSK cho phép xã hội và các hệ thống y tế đáp ứng với những thách
thức này. Một loạt các bên liên quan đã rút kinh nghiệm ở cấp quốc gia hoặc địa
phương để kiểm tra và đưa ra các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, kinh
tế, môi trường, sức khỏe. Đối xử với mọi người và cộng đồng như những tác
nhân chính trong việc bảo đảm sức khỏe, đời sống của chính họ là rất quan trọng
để hiểu và đáp ứng với bối cảnh của những thay đổi phức tạp.


1.2.1.4. Chăm sóc sức khỏe tại Singapore
Dân số của Singapore chỉ có 5,4 triệu người nhưng hệ thống CSSK
được đầu tư phát triển trên các nguyên tắc cơ bản của WHO và hệ thống này
còn quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và quản lý các bệnh
mạn tính khơng lây nhiễm. tại Singapore hiện nay nhà nước chỉ tham gia
CSSK với vai trò khoảng 20%, 80% còn lại đến từ tư nhân với hệ thống cung
cấp dịch vụ phổ cập là các TYT địa phương và trung tâm chăm sóc sức khỏe
cộng đồng cùng với trên 2000 phòng khám tư nhân tham gia trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Đối mặt với tình trạng già hóa dân số, Singapore cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến từng gia đình thơng qua hệ thống Bác
sĩ gia đình được tập trung trong lĩnh vực tư nhân. Tại Singapore, nơi cung cấp
dịch vụ CSSK không lựa chọn người tiếp cận, mà người dân lựa chọn điểm,
nơi cung cấp dịch vụ đến để thực hiện chương trình CSSK. Nên được đánh
giá là một trong 191 quốc gia trên thế giới có hệ thống CSSK tốt nhất [16].
10


1.2.1.5. Chăm sóc sức khỏe tại Lào
Tại Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào với mức dân số khoảng 6,77 triệu
người, tuy nhiên hệ thống chăm sóc sức khỏe của người dân chưa phát triển đồng
bộ. Số lượng nhân viên y tế chủ yếu tập trung ở khu vực thủ đơ Vientiane, nơi có
tỷ lệ bác sĩ/dân số đạt 1/1.4000 dân cao hơn gấp 10 lần so với trung bình cả nước
(2,6 BS/10.000 người). Điều kiện của nhân viên y tế cịn thấp: nhân viên y tế
nơng thơn và tỉnh làm việc trong điều kiện mức lương rất thấp và trang thiết bị,
vật tư y tế cần thiết khơng có sẵn. Thầy thuốc, nhân viên y tế là những người biết
sử dụng cây thuốc để điều trị các bệnh phổ biến. Bên cạnh đó, các nhà thuốc
khơng có sự kiểm soát, quản lý của cơ quan chức năng, thuốc được xem như là
hàng hóa thơng thường, tại khu vực nơng thông mua các loại thuốc điều trị bệnh
cảm cúm, ho thường là kháng sinh, giảm đau hạ sốt, thuốc ho được mua một

cách dễ dàng, nơi nào cũng có bán [17].

Các chương trình liên quan đến CSSK như phịng chống tiêu chảy, suy
sinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an tồn thực phẩm, nước sạch, cịn
rất hạn chế, nên các mục tiêu CSSK đã được đưa vào chiến lược phát triển
năm 2010 – 2015 – 2020 của Lào [17].
1.2.1.6. Chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan [18].
Với mức dân số khoảng 67,23 triệu người, hệ thống CSSK tại Thái Lan
từ những năm 2000 đã có nhiều cải tiến. Hưởng ứng theo tun ngơn AlmaAta, Thái Lan có những mục tiêu chăm sóc sức khỏe như: thực hiện CSSK
miễn phí hoàn toàn từ sơ sinh đến 12 tuổi và trên 60 tuổi, để mọi người dân
được tiếp cận với bất cứ dịch vu y tế khi có nhu cầu, triển khai thực hiện bảo
hiểm y tế cho người dân không nằm trong độ tuổi được miễn phí, được thực
hiện từ TYT địa phương, bệnh viện, trung tâm.
Bắt đầu từ năm 2001, Thái Lan thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe
toàn dân: Vào giai đoạn này, chiến lược đầu tiên về chăm sóc sức khỏe tồn
dân chủ yếu tập trung vào triển khai các dịch vụ CSSK nhằm mục tiêu về tiếp
11


cận cơng bằng, bình đẳng, nâng cao hiệu suất của hệ thống cung cấp dịch vụ y
tế, tăng cường sức khỏe và phịng chống bệnh tật. Hệ thống có sự chuyển biến
mạnh từ “chữa bệnh” sang “tăng cường sức khỏe”: chẩn đốn, điều trị trong –
ngồi Bệnh viện, tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật, phục hồi
chức năng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Đơn vị thực thi CSSK là Trung tâm y tế (tương đương các TYT xã ở Việt
Nam). Mỗi Trung tâm y tế có quy mơ phục vụ 10.000 dân, trong bán kính khu
vực dưới 30 phút đi xe ô tô. Mỗi một khu vực gồm 8 người (1 người/1250 dân)
thời luợng làm việc ít nhất 56 giờ/tuần. Nhân lực trong trung tâm y tế bao gồm 1
bác sỹ, 1 nha sĩ, 2 y tá có đăng ký chun mơn, 4 nhân viên y tế. Dịch vụ y tế
cung cấp bao gồm: Chăm sóc y tế, chẩn đốn, điều trị, chăm sóc bệnh mạn tính,

dịch vụ nha khoa, phục hồi chức năng, cấp cứu 24 giờ; tăng cuờng sức khỏe và
phòng chống bệnh tật; chủ động trong các hoạt động với cộng đồng, ví dụ: chăm
sóc gia đình, thăm khám bệnh nhân tại nhà, chiến dịch CSSK.

1.2.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam [19].
Là thành viên của hội đồng Alma-Ata, Việt Nam hồn tồn nhất trí với
bản tun ngơn Alma-Ata và hưởng ứng nội dung CSSK của WHO vì: tun
ngơn Alma-Ata phù hợp với quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước
trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài 8 nội dung CSSKBĐ
được nêu trong Tuyên ngôn, trên cơ sở điều kiện thực tế đất nước, Việt Nam
bổ sung thêm 2 nội dung 9 (ND9) “quản lý sức khỏe” và nội dung 10 (ND10)
“kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở”, thành 10 nội dung CSSKBĐ [20].
Những năm gần đây YTCS đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
Năm 2011, Bộ Y Tế có quyết định 3447QĐ-BYT ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về y tế xã bao gồm 10 tiêu chí và 50 chỉ tiêu [21]. Năm 2013, “Chiến lược Quốc
gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020” được
phê duyệt, điều này thể hiện nỗ lực của Đảng và Nhà nước, ngành y tế và toàn xã
hội trong việc tiếp tục cải thiện sức khỏe của nhân dân. Mục tiêu của

12


chiến lược là đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, mở
rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Một điểm nổi bật đó
là đổi mới CSSKBĐ bằng nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia,
phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động CSSKBĐ; thực hiện lồng
ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền-giáo
dục sức khỏe tại cộng đồng [19]. Năm 2014, Bộ Y Tế ban hành quyết định
4667/QĐ-BYT ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã bao gồm 10 tiêu chí

và 46 chỉ tiêu [22].
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW về tăng cường cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển màng lưới y tế cơ sở trong tình
hình mới vào tháng 12 năm 2016 với các chỉ tiêu cụ thể là [1]:

-

Đến năm 2020: ít nhất 90% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám,

chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ
thuật của tuyến xã; 95% trung tâm y tế huyện thực hiện được tối thiểu 80%
danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện; 70% xã đạt Tiêu chí quốc gia về
y tế xã; phấn đấu 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe; hoàn thành
việc đầu tư trạm y tế ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn.
-

Đến năm 2025: 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa

bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức
khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của
tuyến xã; 100% trung tâm y tế huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục
dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện; 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã;
100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.
13


Từ ngày 20 đến 28/5/2019 Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Y

tế nước ta tham dự kỳ họp thứ 72 Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA72) tại
Geneva Thụy Sỹ, đã có bài phát biểu “Việt Nam ưu tiên trong việc tăng cường hệ
thống y tế cơ sở” và nêu rõ “Không để ai bị bỏ lại phía sau” là một nguyên tắc
cốt lõi của bao phủ CSSK tồn dân, trong đó mọi người dân, bất kể họ là ai, sống
ở đâu, hoặc có điều kiện kinh tế hay khơng đều có thể tiếp cận được các dịch vụ
y tế có chất lượng khi cần. Các mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân và phát triển
bền vững chỉ có thể đạt được thơng qua việc thực hiện CSSKBĐ [23]. Việt Nam
ưu tiên trong việc tăng cường hệ thống YTCS để cung cấp dịch vụ CSSKBĐ tốt
hơn cho người dân, xây dựng kế hoạch hành động tổng thể với cam kết cao về
mặt chính trị để nâng cao năng lực cho khoảng 11.400 TYT xã. Trong đó chú
trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phương thức hoạt
động theo nguyên lý y học gia đình và những nội dung đổi mới CSSKBĐ hướng
tới bao phủ sức khỏe toàn dân [23].

Cho đến nay Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe
thiết yếu cho 73% dân số, tỷ lệ này là cao so với các quốc gia khác trong khu
vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, người Việt Nam cũng gặp phải khá
nhiều khó khăn về mặt tài chính do chi phí y tế. Đây là nội dung chính trong
hồ sơ quốc gia về bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân được ban hành vào
ngày sức khỏe thế giới [24].
1.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến chăm sóc sức khỏe và nhu cầu
quản lý bệnh tật tại nơi có điều kiện thấp.
1.3.1. Trên Thế giới
-

Năm 2012, Yoshiki Ishikawa và CS đã thực hiện nghiên cứu: “Tình

trạng kinh tế xã hội và khác biệt trong truyền thông sức khỏe ở Nhật Bản:
Khảo sát cắt ngang toàn quốc” [25]. Nghiên cứu này đã xác định việc tìm
kiếm thơng tin sức khỏe và sự hiệu quả của tìm kiếm được định hình bởi trình

14


độ học vấn và thu nhập. Những người thất nghiệp thường cho thấy khả năng tìm
kiếm thơng tin về sức khỏe kém hơn, mặc dù khơng tìm thấy mối liên hệ tuyến
tính giữa tình trạng việc làm và tìm kiếm thơng tin sức khỏe hoặc sự hiệu quả
của tìm kiếm thơng tin. Ở Nhật Bản, số người khơng có việc làm thường xuyên
hoặc thất nghiệp đang gia tăng trong thập kỷ qua, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Sự thay
đổi nhanh chóng này trong việc phân bổ tình trạng việc làm sẽ có tác động đến
sức khỏe trong tương lai gần. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự tin tưởng vào
thông tin y tế từ các bản tin cộng đồng cao hơn so với các phương tiện thông tin
đại chúng hoặc các phương tiện truyền thông cá nhân. Trong thời đại thông tin
này khi thông tin sức khỏe từ nhiều phương tiện truyền thơng đang cạnh tranh
với nhau, thì sự tin tưởng vào nguồn thông tin là một vấn đề quan trọng cần được
xem xét. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các bản tin cộng đồng do chính quyền địa
phương phát hành sẽ trở thành một phần của các chiến lược truyền thơng có ảnh
hưởng nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Hiện tại, chỉ có 18,2%
người tham gia thực sự xem thơng tin sức khỏe từ các bản tin cộng đồng, nên có
nhiều khả năng được khai thác từ nguồn thông tin này. Mỗi đơ thị ở Nhật Bản
đều có trung tâm y tế công cộng riêng để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa
bệnh tật cho cộng đồng của mình. Nếu mỗi trung tâm y tế cơng cộng có thể cung
cấp hiệu quả thông tin sức khỏe thông qua các bản tin cộng đồng bằng cách sử
dụng phương pháp truyền thông công đồng, thì điều đó có thể mang lại hiệu quả
lớn cho sức khỏe của cộng đồng.
-

Năm 2013, Man Ping Wang và CS đã thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố

xã hội ảnh hưởng đến tìm kiếm thơng tin sức khỏe ở người trưởng thành tại
Hồng Kông, Trung Quốc” [26]. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố có liên quan

đến việc tìm kiếm thông tin sức khỏe thường xuyên bao gồm: giới tính nữ, độ
tuổi càng lớn, khơng sử dụng thuốc lá và hoạt động thể chất. Các yếu tố không
liên quan đến việc tìm kiếm thơng tin là sử dụng rượu và các bệnh mạn tính.

15


Nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi có nhiều khả năng tìm kiếm thơng
tin sức khỏe từ báo/tạp chí và đài phát thanh. Việc tìm kiếm thơng tin sức
khỏe không thường xuyên cũng được quan sát thấy ở những người hút thuốc
và những đối tượng không hoạt động thể chất. Điều này phù hợp với các
nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tìm kiếm thơng tin sức khỏe có lối
sống lành mạnh hơn những người khơng tìm kiếm [25]. Nghiên cứu này đã
cung cấp bằng chứng ban đầu về sự bất bình đẳng thơng tin y tế trongmột
nhóm dân số đối với các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Sự bất
bình đẳng về kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thơng tin y tế
do đó cần bổ sung thêm nguồn lực là cần thiết để cải thiện truyền thông giáo
dục sức khỏe ở các nhóm dễ bị ảnh hưởng.
1.3.2. Tại Việt Nam
-

Năm 2015, Bộ Y Tế đã thực hiện “Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ

bệnh không lây nhiễm năm 2015” [27]. Kết quả điều tra cho thấy xu hướng
sử dụng rượu bia tăng lên theo thời gian, trong đó 44,2% nam giới uống bia ở
mức nguy hại và khoảng 45% người sử dụng rượu bia đã điều khiển phương
tiện cơ giới sau khi uống. Về chế độ dinh dưỡng, có khoảng 57,2% dân số
trưởng thành ăn thiếu rau quả so với khuyến cáo của WHO (400g/ngày) và tỷ
lệ này tuy có cải thiện so với năm 2010 nhưng vẫn còn ở mức cao. Về hoạt
động thể lực, gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của

WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần hoặc
tương đương). Bên cạnh đó, 15,6% số người dân Việt Nam hiện đang bị thừa
cân béo phì và tỷ lệ này lại đang có xu hướng tăng nhanh theo thời gian. Tình
hình phát hiện và quản lý người mắc BKLN hiện nay còn là một bài tốn khó
đối với ngành y tế. Chỉ có 43,1% số người bị tăng huyết áp và 31,1% số người
tăng đường huyết từng được phát hiện bệnh; 13,6% số người bị tăng huyết áp
và 28,9% số người tăng đường huyết được quản lý tại các cơ sở y tế. Từ kết
16


×