Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tai sao bac si che chuc bi buoc thoi viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TẠI SAO BÁC SĨ “CHÊ” ChỨC bị buộc thôi việc???</b>


<b>TT - Được điều động giữ chức vụ trưởng khoa mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, BS Sâm </b>
<b>tự nhận mình chưa đủ năng lực để nhận, sau đó Sở Y tế tỉnh ban hành quyết định buộc thôi </b>
<b>việc đối với BS Sâm.</b>


Ngày 15-11, bác sĩ Phan Vũ Nhân - giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên - cho biết vừa ký ban hành
quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ThS.BS Nguyễn Thị Băng Sâm (35 tuổi), trưởng khoa mắt
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.


Lý do là BS Sâm không chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo Sở Y tế, tự ý nghỉ việc từ
ngày 17-8 đến ngày 4-11-2015 khi chưa được sự đồng ý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Sở Y tế
tỉnh Phú Yên.


Bà Sâm nguyên là phó khoa chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Mắt Phú Yên. Ngày 30-7-2015, giám
đốc Sở Y tế Phú Yên có quyết định điều động BS Sâm đến nhận công tác và giữ chức vụ trưởng
khoa mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ ngày 17-8-2015.


Bà Sâm trình bày nguyện vọng muốn ở lại đơn vị cũ công tác, tự nhận mình chưa đủ năng lực trình
độ để nhận chức vụ cao hơn ở đơn vị mới nên hai lần gửi đơn xin từ chối quyết định bổ nhiệm và
không đồng ý đến công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.


Tuy nhiên, Sở Y tế tỉnh Phú Yên trả lời, yêu cầu bà phải chấp hành nghiêm quyết định điều động.
Ngày 22-9, bà Sâm gửi đơn xin thôi việc đến Sở Y tế nhưng sở không đồng ý “do yêu cầu công tác
và chưa bố trí được người thay thế”.


Ngày 4-11, Sở Y tế tỉnh Phú Yên họp hội đồng kỷ luật và ngày 5-11, giám đốc sở ban hành quyết
định buộc thôi việc đối với BS Sâm.


Trao đổi với Tuổi Trẻ, BS Sâm cho biết: “Ngay từ đầu tôi đã không đồng ý việc điều động để nhận
công tác ở đơn vị mới và nhiều lần bày tỏ nguyện vọng của mình. Khi tơi có đơn xin từ chối điều


động và bổ nhiệm là sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật đến mức cảnh cáo theo luật định, nhưng Sở Y tế
không kỷ luật mà cứ ép tôi phải nhận nhiệm vụ mới.


Tôi làm đơn xin thôi việc và mong được sở giải quyết ngay, nhưng sở không làm mà kéo dài thời
gian để có cớ cho rằng tơi tự ý nghỉ việc vượt quá thời gian quy định để kỷ luật buộc thơi việc tơi”.
Giải thích kỹ hơn lý do từ chối nhận chức vụ cao hơn, bà Sâm nói rằng bà thích làm chun mơn,
khơng có nguyện vọng cũng như tự thấy khơng có năng lực làm cơng tác quản lý.


Tuy nhiên, BS Phan Vũ Nhân nói: “Trước khi ra quyết định một tháng, thường vụ Đảng ủy Sở Y tế
đã chỉ đạo Đảng ủy, ban giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Yên trao đổi, động viên BS Sâm nhận
nhiệm vụ mới. Trường hợp BS Sâm, sau khi bà có đơn từ chối điều động, Sở Y tế cũng có một lần
làm việc với BS Sâm để động viên, giải thích rồi”.


Ơng Nhân nói bà Sâm tự ý nghỉ việc trước, sau đó mới làm đơn xin thôi việc gửi đến sở là khơng
đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phú n dù có thiếu bác sĩ nhưng không thể chấp nhận những bác sĩ coi thường tổ chức cấp trên
được” - ông Nhân khẳng định.


Còn BS Huỳnh Phúc Nhĩ - giám đốc Bệnh viện Mắt Phú Yên - cho hay: “Quan điểm tôi là không
đồng ý cho BS Sâm đi, bởi vậy nên tôi không làm công tác tư tưởng được. Bệnh viện chúng tôi
thiếu bác sĩ trầm trọng, trong khi BS Sâm chúng tôi đào tạo 7 - 8 năm trời nay mới làm việc được thì
chuyển đi, rất khó nói.


Tơi khơng có vận động gì hết, tơi chỉ nói với Sâm là quyết định của sở điều em đi, em không đi là bị
kỷ luật. Tôi nghĩ BS Sâm khơng chấp hành lệnh điều động vì nhiều lý do, trong đó mơi trường làm
việc cũng là một lý do”.


Còn một lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên cho hay đã nghe thông tin vụ việc và sắp tới sở sẽ có văn
bản đề nghị Sở Y tế Phú Yên báo cáo vụ việc.



“Nguyên tắc trước khi điều động cán bộ thì lãnh đạo sở hoặc bộ phận tổ chức của sở đó phải đến
làm việc với lãnh đạo, tổ chức nơi có cán bộ phải điều động đi và cả cá nhân người được điều động
nữa. Trường hợp người được điều động cịn có tâm tư, bày tỏ nguyện vọng này khác thì phải động
viên, đả thông tư tưởng để tạo sự đồng thuận, để khi ban hành quyết định thì mới có tính khả thi
cao” - vị này nói.


</div>

<!--links-->

×